Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở đại học y hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học (klv02556)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.92 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục thể chất trong nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc giáo
dục tồn diện. GDTC là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khỏe
sinh viên, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng vận động cơ
bản, là con đường, là phương tiện hiệu quả để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện và phát triển hài hịa, cân đối thể hình, nâng cao năng lực thể chất và các tố
chất thể lực cho sinh viên.
Trường Đại học Y Hà Nội trong nhiều năm qua, công tác GDTC cho sinh
viên của trường luôn thực hiện theo đúng chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục
& Đào tạo quy định, đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Thể chất của sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được các cơ sở sử dụng lao động
đánh giá cao. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể thì kết quả dạy học mơn GDTC hiện
nay của các trường chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đề ra. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến thực trạng này: Nguyên nhân chính là do cơng tác quản lý HĐDH
của nhà trường còn chưa coi trọng sự đổi mới, sự tiếp cận với đổi mới GD còn
rất hạn chế, việc đổi mới chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, việc ứng dụng chưa
được nhiều. Việc quản lý hoạt động dạy học mơn GDTC ở trường cịn mang
nặng tính hình thức và chưa đồng bộ về các biện pháp. Thực trạng nói trên đặt
ra một yêu cầu cấp bách là phải đẩy mạnh việc quản lý hoạt động dạy học trong
nhà trường.
Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện, giải quyết các vấn đề
thực trạng, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục
thể chất ở Đại học Y Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học” làm
đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn góp phần tìm ra các biện pháp
quản lý hoạt động dạy học mơn Giáo dục thể chất hiệu quả.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng về quản lý hoạt động dạy học
môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học y Hà Nội, đề tài đề xuất một số biện


pháp quản lý hoạt động dạy học bộ môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục ở trường trường Đại học y Hà Nội, giúp rèn luyện sức khỏe và
góp phần giáo dục toàn diện cho sinh viên.


2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học y Hà Nội đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường Đại
học y Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, công tác quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở Đại học y Hà Nội còn hạn chế; bất cập ảnh
hưởng đến kết quả dạy học, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý dạy học môn Giáo dục thể chất hiệu
quả, đồng bộ, sát với thực tiễn thì chất lượng học tập mơn này sẽ được nâng
cao, góp phần cải thiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên của trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy môn giáo dục
thể chất ở các trường đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học
môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học y Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục đại học.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể
chất ở trường Đại học y Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.
6. Giới hạn nghiên cứu

6.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục
thể chất đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học của trường Đại học y Hà Nội.
6.2. Giới hạn khách thể điều tra
Cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, sinh viên đang theo học và sinh viên
đã tốt nghiệp đang theo học nội trú để tìm hiểu thực trạng dạy học và quản lý
hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất của trường Đại học y Hà Nội đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.


3

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, sơ đồ hóa những tài liệu lý luận về
quản lý nhà trường đại học, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục thể chất, đổi
mới giáo dục, đổi mới hoạt động dạy học… làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
7.2.2. Phương pháp quan sát
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ
7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ
Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu nghiên cứu thực trạng
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể
chất ở trường đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất
ở trường Đại học y Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở
trường Đại học Y Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học


4

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để để điều chỉnh, liên kết các
yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt
động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong
điều kiện biến động của môi trường.
1.2.2. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là một q trình tồn vẹn có sự thống nhất giữa hai
mặt của các chức năng hoạt động dạy và hoạt động học, là sự tương tác giữa
thầy và trò được thực hiện theo một phương pháp sư phạm đặc biệt do nhà
trường tổ chức, giáo viên thực hiện nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức
khoa học và hình thành hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ
năng hoạt động, nâng cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hồn thiện nhân
cách, phẩm chất.

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là những tác động của chủ thể quản lý vào quá
trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ
đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển tồn
diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
1.2.4. Khái niệm Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất (hay còn gọi tắt là thể dục, hiểu theo nghĩa rộng của từ)
là một quá trình giáo dục tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp


5

và phương tiện nhằm phát triển các năng lực của con người để đáp ứng các yêu
cầu của một xã hội nhất định.
1.3. Lý luận về hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường
Đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.3.1. Hoạt động dạy học ở trường đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.3.1.1. Trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Cơ sở giáo dục đại học là một trong những cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại
học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Trường đại học là
cơ sở giáo dục đại học, đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức
theo quy định (Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018).[27]
1.3.1.2. Hoạt động dạy học ở trường đại học
Hoạt động dạy học ở trường đại học là quá trình tương tác và thống nhất
giữa hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên, qua đó nhiệm vụ dạy
học được thực hiện.
1.3.1.3. Dạy học ở trường đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Dạy học ở trường đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới chính là chú trọng đến

việc đổi mới quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, điều kiện
bảo đảm cho hoạt động dạy học.
1.3.2. Vị trí, vai trị và hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở
trường đại học
1.3.2.1. Vị trí, vai trị của Giáo dục thể chất trong trường đại học
GDTC là một lĩnh vực thể dục thể thao xã hội với nhiệm vụ là “phát triển
toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất,
bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khỏe, hình thành theo hệ thống và
tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho
cuộc sống”. Đồng thời, chương trình giáo dục thể chất trong các trường đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó
là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên”.
Bên cạnh đó, GDTC trong trường học làm cho học sinh, sinh viên năng động
hơn, hứng thú hơn trong việc học tập. Những giờ học giáo dục thể chất thực sự


6

là những giây phút làm giải tỏa những áp lực của sinh viên trong suốt quá trình
học tập lý thuyết và thực hành.
1.3.2.2. Hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường đại học
Giáo dục thể chất được thực hiện trong hệ thống nhà trường góp phần đào
tạo những cơng dân phát triển tồn diện. GDTC là bộ phận hữu cơ của mục tiêu
giáo dục và đào tạo nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Thể chất – sức khỏe
tốt là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường Đại
học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học
1.4.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình giảng dạy
1.4.2. Quản lý phân công giảng dạy

1.4.3. Quản lý công tác chuẩn bị kế hoạch giảng dạy
1.4.4. Quản lý thực hiện kế hoạch giảng dạy
1.4.5. Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng phương tiện
giảng dạy của giảng viên
1.4.6. Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV
1.4.7. Quản lý kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Giáo
dục thể chất ở trường Đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học
1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế trong giáo dục
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
- Nhận thức, tâm lý của phụ huynh và xã hội về hoạt động dạy học theo
định hướng phát triển năng lực
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Nhận thức, tâm lý, năng lực dạy học của đội ngũ giảng viên
- Năng lực quản lý hoạt động dạy học của Cán bộ quản lý
- Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, luận văn đã tổng quan các tài liệu, bài báo, đề tài nghiên
cứu trong và ngoài nước về quản lý hoạt động dạy học ở trường đại học. Từ đó


7

xây dựng nên hệ thống lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể
chất ở trường Đại học.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học thì quản lý hoạt động dạy
học mơn Giáo dục thể chất cần chú trọng thực hiện tốt các nội dung sau: Quản
lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình giảng dạy; quản lý phân cơng giảng
dạy; quản lý công tác chuẩn bị kế hoạch giảng dạy; quản lý thực hiện kế hoạch

giảng dạy; quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng phương tiện giảng
dạy của giảng viên; quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV; quản lý kiếm
tra, đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV.
Nội dung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn
Giáo dục thể chất ở trường Đại học mà tác giả trình bày trong chương này có
vai trị quan trọng làm cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất giải
pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
2.1. Khái quát chung về Trường Đại học Y Hà Nội và Bộ môn Giáo
dục thể chất trường Đại học Y Hà Nội
2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Y Hà Nội
2.1.2. Bộ môn Giáo dục thể chất của trường Đại học Y Hà Nội
a. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay bộ mơn có tất cả 10 cán bộ giảng dạy, trong đó có 02 Phó
Trưởng bộ mơn (01 Phó phụ trách chung).
b. Chức năng nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của bộ mơn giảng dạy thực hành TDTT và y học TDTT
cho sinh viên để đảm bảo sức khỏe, tinh thần cho sinh viên. Hiện nay, bộ môn
đang thực hiện giảng thực hành các môn TDTT cho sinh viên khối Y1 và Y2, Y
học TDTT cho sinh viên khối Y3.


8

c. Đội ngũ giảng viên
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp số lượng cán bộ giảng dạy của bộ môn (từ
năm 2015 đến nay)

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng số

12

12

11

11

10

10

Nam


10

10

10

10

9

9

Nữ

02

02

1

01

1

1

Thạc sỹ

3


4

4

5

7

7

Cử nhân

7

6

5

4

2

2

Bác sỹ

02

2


2

2

1

1

Trình
độ

Hiện nay, số lượng cán bộ giảng dạy bộ môn GDTC khá đông và ổn định.
Trong đó, số lượng nam giới chiếm đa số (9/10 đồng chí). Giảng viên đang
giảng dạy tại bộ mơn phần lớn tốt nghiệp tại trường Đại học Thế dục thể thao
Từ Sơn và có bằng Cử nhân thể dục thể thao.
Bảng 2.2. Thống kê độ tuổi của cán bộ giảng dạy bộ môn GDTC (từ
năm 2015 đến nay)
Tuổi đời
Năm

Tổng
số

Dưới 30 tuổi
Số
lượng

%

30-35 tuổi

Số
lượng

%

36-50 tuổi
Số
lượng

%

Trên 50 tuổi
Số
lượng

%

2015

12

4

33.3

2

16.6

3


25

3

25

2016

12

4

33.3

2

16.6

3

25

3

25

2017

11


3

27.2

3

27.2

3

27.2

2

18.1

2018

11

3

27.2

1

9

5


45.4

2

18.1

2019

10

2

20

2

20

5

50

1

10

2020

10


0

0

4

40

5

50

1

10

Hiện nay, số lượng giảng viên trẻ (từ 30-35 tuổi) chiếm gần một nửa số
giảng viên. Thế hệ tiếp nối có độ tuổi từ 36-50 tuổi chiếm 50% là sự phát triển
nhân lực hợp lý. Số cán bộ trên 50 tuổi chiếm 10%, đây là những cán bộ có
kinh nghiệm dày dặn trong cơng tác.


9

Số lượng cán bộ giảng dạy có thời gian cơng tác trên 10 năm chiếm 60%.
Số lượng giảng viên dạy từ 5 đến 10 năm cũng chiếm khá đông (40%).
d. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cho môn GDTC
Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo GDTC hiện nay bao gồm: 01 nhà thi
đấu đa năng, 02 sân bóng rổ ngồi trời, 01 sân bóng đá mini và các trang thiết

bị, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy các mơn học (điền kinh, bóng rổ, thể dục
nhịp điệu, cầu lông…).
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.2.1. Phương pháp quan sát
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
2.2.3. Phương pháp điều tra viết
2.3. Thực trạng dạy học môn Giáo dục thể chất
2.3.1. Nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên về vai trò của GDTC
Cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy mơn GDTC có nhận thức đúng
đắn về vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất cho sinh viên. Đa số
các em sinh viên cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn GDTC
(13% cho rằng rất quan trọng; 75% cho rằng quan trọng). Tuy nhiên vẫn còn
12% số sinh viên cho rằng môn GDTC không quan trọng, điều này là hạn chế,
là rào cản để nâng cao chất lượng GDTC và công tác quản lý hoạt động dạy học
GDTC ở trường Đại học Y Hà Nội cần quan tâm.
2.3.2. Quan điểm của giáo viên và sinh viên về chương trình đào tạo
Quan điểm của giáo viên về chương trình giảng dạy và đào tạo mơn
GDTC là chương trình học cần phải xây dựng dựa trên tình hình sức khỏe, thể
trạng và điều kiện học tập của sinh viên trong nhà trường. Sinh viên trường Đại
học Y Hà Nội phần lớn là những sinh viên có sức vóc nhỏ nhắn, tần số các buổi
học lý thuyết, thực hành và thực tập ở bệnh viện nhiều. Vì vậy, các mơn học thể
thao trong nhà trường chú trọng đến mục tiêu tăng cường sức khỏe tốt và nâng
cao tinh thần tập thể (thể lực và trí lực). Đồng thời, khơng u cầu tham gia học
các mơn thể thao khó như: nhảy cao, nhảy xa…
Phần lớn sinh viên cho rằng chương trình đào tạo mơn GDTC là vừa sức
với tình trạng thể lực của mình, khơng q khó; nội dung các mơn học đa dạng,


10


phù hợp với lứa tuổi, tạo hứng thú cho người học; việc bố trí xen kẽ giữa các
buổi học lý thuyết và học thực hành là khá hợp lý.
2.3.3. Các phương pháp giáo dục thể chất cho sinh viên
Qua việc theo dõi, quan sát các giờ học lý thuyết và thực hành của sinh
viên, thấy rằng: phương pháp giảng dạy của giảng viên chủ yếu là trực tiếp
giảng dạy, hướng dẫn nội dung, các kỹ năng, kỹ thuật của môn học và theo sát
việc thực hành của sinh viên để kịp thời uốn nắn, giảng giải, chỉ bảo. Ngoài ra,
giảng viên cịn hướng dẫn, khuyến khích sinh viên tự rèn luyện thể thao ngoài
giờ bằng việc tổ chức các giải bóng rổ, bóng đá, cờ vua, cầu lơng… cho sinh
viên trong kí túc xá và trong tồn trường.
2.3.4. Kết quả học tập của sinh viên
Bảng 2.7. Kết quả học tập của sinh viên năm học 2019-2020
Các nội dung
giảng dạy

Kết quả học tập (%)
Khơng đạt

Đạt

Khá

Giỏi

Các nội dung bắt
buộc
Điền kinh

3


52

30

15

Bóng rổ cơ bản (nam)

5

50

30

15

Cầu lơng cơ bản (nữ)

5

50

30

15

Y học TDTT

0


60

15

25

Bóng rổ nâng cao

3

57

30

10

Bóng đá

0

50

40

10

Bóng bàn

1


55

39

5

Bóng chuyền

0

55

40

5

Taekwondo

0

50

45

5

Cầu lơng

1


59

30

10

TDTM

0

50

30

20

Các nội dung tự chọn


11

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở
Đại học Y Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình giảng dạy
Cán bộ quản lý đã coi trọng việc xây dựng chương trình GDTC theo định
hướng lấy người học làm trung tâm, phù hợp với nhu cầu, thể lực người học; đã
chú trọng việc chỉ đạo đa dạng các hình thức, phương pháp dạy học. Tuy nhiên
công tác này chưa được thực hiện tốt. Nhiều cán bộ quản lý cho rằng khâu phát
triển chương trình chưa quan tâm đến nhu cầu người học.
2.4.2. Thực trạng quản lý phân công giảng dạy

Trong công tác phân công giảng dạy, CBQL đã chú trọng phân cơng dựa
trên năng lực, trình độ chun mơn, nguyện vọng của giảng viên và đảm bảo
tính vừa sức khi lên lớp cho giảng viên.
Trong tất cả các biện pháp quản lý phân cơng giảng dạy thì nội dung
“phân cơng theo yêu cầu của sinh viên” được đánh giá thấp nhất về mức độ
hiệu quả. Như vậy, bộ môn chưa làm tốt nội dung này đặc biệt trong việc đào
tạo theo học chế độ tín chỉ như hiện nay sinh viên được lựa chọn giảng viên
giảng dạy theo ý của mình. Lí do là việc lựa chọn giảng viên để đăng ký đã làm
thay đổi số lượng giờ giảng của giảng viên, có người thì vượt giờ rất nhiều có
người lại thiếu giờ dạy hoặc thậm chí khơng có giờ dạy. Bởi vậy, nhằm cân đối
số lượng giờ giảng Trưởng bộ mơn đã chủ động bố trí giảng viên để tránh tình
trạng trên. Đây là một vấn đề mà tất cả những nhà quản lý phải nghiên cứu để
đưa ra một giải pháp hữu hiệu nhằm đào tạo theo đúng tinh thần của học chế tín chỉ.
2.4.3. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy


12

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy môn
GDTC ở trường Đại học Y Hà Nội
Mức độ thực hiện
STT

Nội dung quản lý

RQT

QT

IQT


SL

%

SL

%

SL %

KQT
SL

%

1

Phổ biến các quy định về kế
hoạch giảng dạy

34

25

92

67

12


8

0

0

2

Chỉ đạo tổ chuyên môn xác
định thống nhất hệ thống
mục tiêu, chuẩn kiến thức,
phương pháp giảng dạy từng
bài

33

24

99

72

6

4

0

0


3

Phổ biến tiêu chuẩn đánh
giá, xếp loại kế hoạch giảng
dạy

27

20

90

65

21 15

0

0

4

Kiểm tra định kỳ và đột xuất
việc lập và sử dụng hiệu quả
kế hoạch giảng dạy

12

8


34

25

78 57

14

10

2.4.4. Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV
- Các nội dung của quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV
môn GDTC ở trường Đại học Y Hà Nội được triển khai thực hiện khá hiệu quả.
Tuy nhiên, các nội dung: “Có kế hoạch dự giờ cụ thể và thông báo trước khi giờ
dạy diễn ra ít nhất 1 tuần; khi dự giờ có quan sát và ghi chép theo mẫu đã thống
nhất; sau khi dự giờ có phân tích các dữ liệu so sánh với tiêu chí và chuẩn đánh
giá bài dạy, khi góp ý về bài dạy có nêu những mặt đạt được, không được, gợi ý
những phương hướng khắc phục tồn tại, khơng có xung đột giữa GV; phổ biến
những ưu điểm, thành tích của GV qua dự giờ” khơng thực hiện thường xuyên
mà chỉ thực hiện khi có giáo viên tập sự.
- Ở nội dung “phối hợp với thanh tra đào tạo, phản hồi của sinh viên trong
quản lý thực hiện giảng dạy” cũng được thực hiện hiệu quả góp phần nâng cao
ý thức, tinh


13

2.4.5. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học
Bộ môn đã quán triệt cho GV về tầm quan trọng và xu hướng đổi mới

phương pháp dạy học có tiến hành thao giảng rút kinh nghiệm cho phương pháp
dạy học tích cực nhưng việc tổ chức nắm vững các phương pháp dạy học còn
chưa tốt. Phương pháp dạy học vẫn còn truyền thụ một chiều, sinh viên vẫn còn
thụ động trong tiếp thu kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực của SV
trong giờ lên lớp.
2.4.6. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn của GV
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn của GV
môn GDTC ở trường Đại học Y Hà Nội
STT

1
2
3

4

5

6
7
8

Nội dung quản lý
Lập quy hoạch bồi dưỡng và
phát triển đội ngũ GV phù hợp
với năng lực của từng GV
Thường xuyên tổ chức sinh hoạt
học thuật cho GV
Thường xuyên tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn cho các

GV
Thường xuyên tổ chức phương
pháp dạy mới và kỹ năng lựa
chọn, sử dụng phương pháp dạy
học cho GV
Thường xuyên tổ chức bồi
dưỡng kỹ năng xây dựng giáo
trình điện tử, ứng dụng cơng
nghệ thơng tin, phương tiện,
thiết bị hiện đại cho GV
Tạo điều kiện và khuyến khích
GV học tập nâng cao trình độ
trong và ngoài nước
Kiểm tra kết quả bồi dưỡng
Động viên GV tham gia viết các
bài báo khoa học về chuyên
môn hoặc về phương pháp cho
các tạp chí chuyên ngành

Mức độ thực hiện
RQT
QT
IQT
SL % SL % SL %

KQT
SL %

30


22

96

70

12

8

0

0

41

30

90

65

7

5

0

0


48

35

87

63

3

2

0

0

24

18

76

55

35 25

3

2


16

12

48

35

62 45

12

8

55

40

76

55

7

5

0

0


7

5

20

15

83 60

28

20

62

45

69

50

7

0

0

5



14

2.4.7. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của GV đối với SV
Nhìn chung bộ môn đã làm tương đối tốt việc quản lý hoạt động kiểm tra,
đánh giá sinh viên của GV, trong nhiều khâu đều có quy định thống nhất, đều
có sự giám sát của trưởng bộ mơn và quy trình này diễn ra tương đối chặt chẽ,
phát huy tinh thần, trách nhiệm của giáo viên khi để giáo viên tự lựa chọn hình
thức kiểm tra, đánh giá chấm bài, lên điểm. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế
trong nội dung này, chẳng hạn như chưa có quy định cụ thể, thống nhất về hình
thức ra đề thi, cơng tác tổ chức thi, thời gian công bố điểm cho sinh viên còn
chậm ảnh hưởng tới quyền lợi của sinh viên.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn
GDTC của trường Đại học Y Hà Nội
2.5.1. Những điểm mạnh
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDTC ở trường được quan tâm,
chú trọng thực hiện và đạt được nhiều kết quả, đó là:
- Về quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình giảng dạy: Các kế
hoạch, chương trình giảng dạy bộ mơn GDTC được xây dựng theo chương trình
đào tạo chung của Bộ Giáo dục đồng thời có sự sáng tạo cho phù hợp với đặc
điểm của sinh viên ngành Y và điều kiện cụ thể của bộ môn GDTC Đại học Y.
- Về quản lý phân công giảng dạy: được thực hiện rất hiệu quả, đảm bảo
đúng quy định, quy trình trong quản lý phân công giảng dạy.
- Về quản lý việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy: trưởng bộ môn đã thường
xuyên phổ biến các quy định về kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy tới các
giảng viên; các giảng viên đã chủ động xây dựng các kế hoạch để phục vụ cho
cơng tác giảng dạy của mình.
- Về quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy: được thực hiện hiệu quả.
- Về quản lý đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học: Bộ môn đã

thường xuyên quán triệt cho GV nhận thức về định hướng đổi mới phương pháp
dạy học; động viên, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giảng viên
trong việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã chủ
động, tự tìm tịi, học hỏi các phương pháp dạy học mới, sáng tạo nhằm nâng cao


15

chất lượng giờ dạy. Nhà trường đã quan tâm bố trí kinh phí, cơ sở vật chất cho
việc giảng dạy và học tập bộ môn GDTC.
- Về quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn của GV: Hoạt động tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho các GV được thực hiện khá hiệu quả.
- Về quản lý kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV: Quy
trình tổ chức thi, kiểm tra và chấm điểm cơ bản được đảm bảo khách quan,
công bằng, không để xảy ra khiếu nại.
2.5.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
* Một số tồn tại:
- Về quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình giảng dạy: Nội dung
các kế hoạch, chương trình giảng dạy mơn GDTC trong các khóa học ít có sự
thay đổi, chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới về chất lượng đào tạo cũng như các
điều kiện khác phục vụ cho đào tạo. Việc đổi mới các nội dung và phương pháp
giảng dạy chưa được thực hiện tốt.
- Về quản lý phân công giảng dạy : việc thực hiện nội dung “phân công
giáo viên giảng dạy theo yêu cầu của sinh viên” tại bộ môn chưa được thực hiện
hiệu quả, chưa thực sự chú trọng đến nhu cầu của sinh viên.
- Về quản lý việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy: một số giáo viên còn
chuẩn bị kế hoạch giảng dạy một cách qua loa, chưa có sự đầu tư, sáng tạo hiệu
quả. Việc kiểm tra, đánh giá việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy còn chưa thường
xuyên, kịp thời.
- Về quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy: CBQL không thường

xuyên quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy mà chỉ thực hiện khi có giáo
viên tập sự.
- Về quản lý đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học: các phương
pháp dạy học vẫn chủ yếu là truyền thụ một chiều, sinh viên vẫn còn thụ động
trong tiếp thu kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực của SV trong giờ lên
lớp. Các phương tiện giảng dạy và học tập còn nhiều hạn chế:
- Về quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn của GV: việc tổ chức bồi dưỡng
những phương pháp dạy mới và kỹ năng lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy
học cho GV chưa được quan tâm thực hiện. Nội dung, phương pháp truyền đạt


16

của các lớp bồi dưỡng chuyên môn chưa thực sự đổi mới, sâu rộng và hiệu quả
nên chưa thu hút được sự chú ý học hỏi của giảng viên.
- Về quản lý kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV: chưa
xây dựng được quy định cụ thể, thống nhất về hình thức ra đề thi, công tác tổ
chức thi; thời gian công bố điểm cho sinh viên đơi lúc cịn chậm.
* Ngun nhân của hạn chế:
- Do nhận thức và năng lực của các cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý
hoạt động GDTC đội còn hạn chế, chưa được đào tạo bất kỳ một lớp nghiệp vụ
quản lý nào.
- Các phương tiện, CSVC, trang thiết bị, công cụ phục vụ hoạt động
GDTC không đáp ứng yêu cầu dạy học, sử dụng không hiệu quả. Nguồn kinh
phí đầu tư cho việc mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, dụng cụ, CSVC bị hạn
chế.
- Việc tổ chức các câu lạc bộ thể thao tác, tổ chức các giải thi đấu trong
nhà trường và tham gia các giải thi đấu bên ngoài trường chưa được phổ biến
rộng rãi đến toàn bộ SV, giáo viên và các cán bộ quản lý trong trường. Kinh phí
dành cho các hoạt động ngoại khóa này cũng rất eo hẹp.

- Các biện pháp quản lý đưa ra chỉ mang tính chất quản lý hành chính mà
chưa chú trọng đến quản lý chuyên sâu về nội dung, chất lượng công việc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học bộ
môn GDTC cho SV tại trường Đại học Y Hà Nội và thực trạng quản lý hoạt
động dạy học GDTC cho SV tại trường.
Qua kết quả đánh giá, cho thấy công tác quản lý hoạt động dạy học
GDTC cho SV ở trường Đại học Y Hà Nội thời gian qua đã đạt được nhiều kết
quả đó là: nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về vai trị, tầm quan
trọng của cơng tác giảng dạy bộ môn GDTC ngày càng được nâng cao; cơ sở
vật chất đã được quan tâm, bố trí; bộ mơn đã đồn kết, nỗ lực cố gắng trong
cơng tác giảng dạy, đạt được nhiều thành tích, được nhà trường và Bộ Y tế khen
tặng. Cán bộ giảng viên của bộ mơn đều là những người có kinh nghiệm trong
cơng tác giảng dạy, có tinh thần làm việc hăng say, trách nhiệm, chủ động học


17

hỏi, tìm tịi những phương pháp giảng dạy mới để nâng cao chun mơn cho
bản thân và tăng tính hiệu quả học tập cho sinh viên. Chương trình đào tạo được
quan tâm xây dựng và triển khai thực hiện khá nghiêm túc. Công tác kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập được thực hiện đảm bảo chính xác, khách quan,
khuyến khích được tinh thần rèn luyện, học tập của sinh viên.
Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý hoạt động dạy học GDTC cho
SV ở trường Đại học Y Hà Nội vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục
như: cán bộ quản lý của bộ môn còn thiếu, năng lực quản lý còn yếu, việc lập
kế hoạch chỉ đạo hoạt động GDTC còn chưa đồng bộ, thống nhất và cụ thể.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy cịn chưa sâu sát, tích cực trong việc tiếp cận và
ứng dụng các phương pháp giáo dục mới vào giảng dạy. Chương trình giảng
dạy và việc triển khai các hoạt động GDTC cịn chưa có sự thay đổi về chất.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ phục vụ giảng dạy GDTC còn
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người học.
Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 và cơ sở thực tiễn là những kết quả
nghiên cứu ở chương 2, tác giả tiếp tục đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao
quản lý hoạt động dạy học GDTC của bộ môn và nhà trường ở chương 3.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.1.6. Nguyên tắc tính hiệu quả
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở
Đại học Y Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của GDTC cho cán bộ,
giảng viên và sinh viên


18

3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực chuyên môn cho giảng viên giảng
dạy môn GDTC
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ GDTC
cho sinh viên
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các phong trào thể dục, thể thao
trong nhà trường
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng

dạy các môn GDTC
3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
GDTC
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Từ góc độ mục đích của biện pháp ta có thể nhận thấy tất cả các biện
pháp đề xuất đều có mục tiêu chung là góp phần vào việc nâng cao chất lượng
và hiệu quả GDTC cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.
Từ góc độ tác dụng của các biện pháp đề xuất, ta thấy giữa các biện pháp
có mối quan hệ hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau.
Từ góc độ phương pháp tiến hành pháp có thể thấy giữa các biện pháp có
mối quan hệ liên kết, hợp tác để tạo ra công năng tổng thể cho công tác quản lý.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm: Nhằm kiểm chứng tính cần thiết và khả
thi của các biện pháp đã đề xuất.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động dạy học GDTC cho sinh
viên ở trường Đại học Y Hà Nội mà đề tài đưa ra.
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm dựa trên cơ sở lấy ý kiến bằng phiếu xin ý kiến
các đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy môn GDTC.
- 95 cán bộ quản lý gồm Ban Giám hiệu nhà trường, cán bộ quản lý các
khoa, phịng, bộ mơn;
- 10 giảng viên giảng dạy trực tiếp bộ môn GDTC
3.4.4. Tiến trình khảo nghiệm
- Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện tiến hành khảo nghiệm


19

- Bước 2: Tiến hành gửi tài liệu, phiếu xin ý kiến các đối tượng điều tra

- Bước 3: Thu phiếu điều tra, thống kê số liệu và xử lý kết quả điều tra
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Để khảo nghiệm về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học GDTC cho
sinh viên mà đề tài đưa ra, tôi dựa trên các tiêu chí:
- Đánh giá tính phù hợp của các biện pháp;
- Đánh giá tính khả thi của các biện pháp;
- Đánh giá về nội dung và cách thực hiện của từng biện pháp
3.4.5.1. Khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp quản lý
Để khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp quản lý, chúng tôi
tiến hành lấy ý kiến của các đối tượng là cán bộ quản lý và giảng viên giảng dạy
môn GDTC, với câu hỏi: “Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về tính cần thiết
của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học GDTC cho sinh viên Đại học Y
Hà Nội?” ở ba mức độ: rất cần thiết, cần thiết, khơng cần thiết.
Kết quả được trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp
quản lý hoạt động dạy học GDTC cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.
Mức độ
Rất
cần thiết

Cần thiết

Khơng
cần thiêt

SL

%

SL


%

SL

%

1

Nâng cao nhận thức về vai trị
của GDTC cho cán bộ, giảng
viên và sinh viên

79

75

26

25

0

0

2

Nâng cao năng lực chuyên môn
cho giảng viên giảng dạy môn
GDTC


84

80

21

20

0

0

68

65

40

35

0

0

TT

3

Các biện pháp


Tăng cường cơ sở vật chất, sân
bãi, dụng cụ GDTC cho sinh
viên


20

Mức độ
Rất
cần thiết

Cần thiết

Không
cần thiêt

SL

%

SL

%

SL

%

4


Tăng cường tổ chức các phong
trào thể dục, thể thao trong nhà
trường

74

70

31

30

0

0

5

Đổi mới nội dung chương trình
và phương pháp giảng dạy các
mơn GDTC

89

85

16

15


0

0

6

Đổi mới cơng tác kiểm tra, đánh
giá kết quả hoạt động GDTC

75

71

25

24

5

5

TT

Các biện pháp

3.4.5.2. Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý
Để khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý, chúng tôi tiến
hành lấy ý kiến của các đối tượng là cán bộ quản lý và giảng viên giảng dạy
mơn GDTC, với câu hỏi: “Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về tính khả thi của

các biện pháp quản lý hoạt động dạy học GDTC cho sinh viên Đại học Y Hà
Nội?” ở ba mức độ: rất khả thi, khả thi, không khả thi.
Kết quả trình bày ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động dạy học GDTC cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.
Mức độ
TT

Các biện pháp

Rất
khả thi

Khả thi

Không
khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Nâng cao nhận thức về vai trò
của GDTC cho cán bộ, giảng
viên và sinh viên

74

70

27

26

4

4

2

Nâng cao năng lực chuyên
môn cho giảng viên giảng dạy
môn GDTC

79

75

23


22

3

3


21

Mức độ
TT

Các biện pháp

Rất
khả thi

Khả thi

Không
khả thi

SL

%

SL

%


SL

%

3

Tăng cường cơ sở vật chất,
sân bãi, dụng cụ GDTC cho
sinh viên

84

78

16

15

5

5

4

Tăng cường tổ chức các
phong trào thể dục, thể thao
trong nhà trường

84


80

19

18

2

2

5

Đổi mới nội dung chương
trình và phương pháp giảng
dạy các mơn GDTC

86

82

19

18

0

0

6


Đổi mới công tác kiểm tra,
đánh giá kết quả hoạt động
GDTC

78

74

22

21

5

5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Căn cứ vào nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý, vào cơ sở lý luận
về các biện pháp quản lý cũng như thực trạng quản lý hoạt động dạy học GDTC
của trường Đại học Y Hà Nội, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý hoạt động dạy học GDTC tại Đại học Y Hà Nội, cụ thể:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của GDTC cho cán bộ, giảng
viên và sinh viên
Biện pháp 2: Nâng cao năng lực chuyên môn cho giảng viên giảng dạy
môn GDTC
Biện pháp 3: Tăng cường cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ GDTC cho sinh
viên
Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các phong trào thể dục, thể thao trong
nhà trường
Biện pháp 5: Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy

các môn GDTC


22

Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
GDTC
Các biện pháp trên thông qua quá trình khảo nghiệm của các nhà quản lý
giàu kinh nghiệm được đánh giá là cần thiết, có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn
nhau và có tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
GDTC trong trường học là chế độ GDTC bắt buộc nhằm nâng cao sức
khỏe, phát triển thể chất, góp phần bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo
dục toàn diện cho người học.
Với nhận thức về ý nghĩa đó, tác giả đã nghiên cứu cơ sở luận khoa học
và cơ sở thực tiễn tại nhà trường, từ đó đề ra các biện pháp quản lý hoạt động
dạy học GDTC cho SV.
Qua khảo sát thực trạng cho thấy, bên cạnh những mặt đạt được thì vẫn
cịn một số tồn tại trong công tác quản lý hoạt động dạy học GDTC cho sinh
viên của Đại học Y Hà Nội, đó là:
- Cơng tác lập kế hoạch quản lý cịn sơ sài, thiếu các văn bản chỉ đạo, quy
định hướng dẫn, triển khai thực hiện;
- Công tác quản lý hoạt động dạy học GDTC cho sinh viên chưa chặt chẽ,
thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng, ban, bộ mơn và các tổ chức Đảng,
đồn thể khác;
- Thực trạng sử dụng các biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động GDTC
chưa đồng bộ và chưa quyết liệt;
- Thực trạng cơng tác kiểm tra, đánh giá cịn mang tính định tính nên
chưa đảm bảo khách quan, chính xác.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học GDTC trường
Đại học Y Hà Nội, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp để tăng cường quản lý hoạt
động dạy học GDTC cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội là: Nâng cao nhận
thức về vai trò của GDTC cho cán bộ, giảng viên và sinh viên; nâng cao năng
lực chuyên môn cho giảng viên giảng dạy môn GDTC, tăng cường cơ sở vật
chất, sân bãi, dụng cụ GDTC cho sinh viên, tăng cường tổ chức các phong trào


23

thể dục, thể thao trong nhà trường, đổi mới nội dung chương trình và phương
pháp giảng dạy các mơn GDTC, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả
hoạt động GDTC.
Kết quả khảo nghiệm và nghiên cứu đã cho thấy những biện pháp quản lý
hoạt động dạy học GDTC cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội mà tác giả
xây dựng có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
2. KHUYẾN NGHỊ
- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về chương trình giảng dạy, quy
chế thi, kiểm tra phù hợp với điều kiện hiện nay của các trường Đại học
+ Thường xuyên tổ chức các đồn kiểm tra về cơng tác GDTC của các
trường, về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên GDTC và chương trình dạy học
GDTC.
- Đối với Bộ Y tế
+ Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về phương pháp
giảng dạy GDTC cho sinh viên các trường thuộc ngành Y;
+ Giới thiệu các mơ hình quản lý hoạt động GDTC hiệu quả cho các
trường, các cán bộ giảng dạy GDTC
- Đối với Ban Giám hiệu Nhà trường
+ Cần thường xuyên có sự chỉ đạo, định hướng chỉ đạo đổi mới nội dung

chương trình, phương pháp GDTC và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả
GDTC qua từng năm học. Quan tâm chỉ đạo các đoàn thể, các đơn vị chức năng
làm tốt công việc phối hợp để triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản
lý hoạt động dạy học GDTC cho sinh viên trong trường.
+ Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về vai trị, tầm quan trọng
và tính cần thiết của việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học
GDTC cho sinh viên nhà trường. Xây dựng các quy chế rõ ràng quy định quyền
hạn, trách nhiệm của giảng viên làm công tác giảng dạy môn GDTC.
+ Cần có sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị và các điều
kiện cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho quá trình tổ chức hoạt động giảng
dạy GDTC cho sinh viên.


24

- Đối với giáo viên giảng dạy GDTC
Cần phải nhận thức đúng, đủ về vai trò của giáo dục thể chất trong việc
giáo dục toàn diện nhân cách sinh viên. Nghiêm túc thực hiện các quy chế, quy
định của các cấp lãnh đạo đối với cơng tác GDTC, tích cực học tập, rèn luyện,
nâng cao trình độ chun mơn, thường xuyên học hỏi, nghiên cứu, đổi mới nội
dung, phương pháp giảng dạy GDTC cho sinh viên.
- Đối với sinh viên
Cần nhận thức đầy đủ vai trị của mơn học GDTC và luyện tập thể dục thể
thao đối với sự phát triển thể chất của mình. Phải thấy được khi tham gia học
tập môn GDTC là cơ hội để rèn luyện sức khỏe và phát triển toàn diện của mỗi
cá nhân. Từ đó tự giác tích cực tham gia vào các hoạt động GDTC.




×