MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC BẢNG
MỤC LỤC ẢNH
MỤC LỤC BẢN ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu .
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP CƯ
1.1. Khái quát chung về nhập cư.
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Lực đẩy và lực hút trong quá trình quyết định di cư đến TP HCM
1.2. Những tác động của quá trình nhập cư
1.2.1. Tích cực
1.2.2. Những thách thức đối với sự phát triển bền vững.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬP CƯ VÀO TPHCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY.
2.1. Tình hình nhập cư và biến động dân số trên địa bàn thành phố HCM.
2.2. Đặc điểm của dân nhập cư.
2.2.1. Nguồn gốc.
2.2.2. Giới tính và độ tuổi.
1
2.2.3. Trình độ.
2.2.3. Vấn đề việc làm .
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI CỦA
SINGAPORE VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.1. Dự báo về tính hình nhập cư và những vấn đề đặt ra.
3.1.1. Dự báo về tình hình nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.2. Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết các vấn đề.
Nhà ở cho người nhập cư :
Giao thông đô thị :
Cung cấp điện và cấp thoát nước :
Ô nhiễm môi trường đô thị :
Các vấn đề xã hội :
3.2. Những khoảng trống chính sách
3.3. Các kiến nghị của nhóm.
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết dân số là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội
của một địa phương, một đất nước. Dân số vừa có tư cách như một chủ thể làm ra của cải
xã hội, vừa có tư cách như một đối tượng thụ hưởng của cải vật chất và dịch vụ xã hội.
2
Chỉ tiêu quy mô dân số, cơ cấu dân số là những chỉ tiêu cơ bản làm nền tảng tính toán xây
dựng các phương án quy hoạch và kế hoạch kinh tế xã hội trung dài hạn.
Thực tiễn từ thành phố Hồ Chí Minh thấy sự phát triển của thành phố nhất là từ sau khi có
chính sách đổi mới có thể coi là một ví dụ điển hình về sự phát triển kinh tế xã hội- đô thị
lớn mạnh nhờ nguồn lực di dân.Và dễ hiểu rằng di dân là một việc tất yếu của quá trình
đô thị hóa. Hiện nay hai thách thức nổi bật của việc phát triển đô thị ở thành phố Hồ Chí
Minh là quy mô dân số quá lớn (khoảng 7,2 triệu người theo kết quả điều tra năm 2009)
và ngày càng có khả năng tăng nhanh do tình trạng nhập cư vào thành phố ngày càng gia
tăng trong những năm gần đây.Tỷ lệ tăng có học vượt lên trên tỷ lệ tăng tự nhiên.Nếu đối
với cả nước mức sinh là vấn đề quan tâm hàng đầu trong vấn đề phát triển dân số thì ở
thành phố Hồ Chí Minh vấn đề nhập cư được đặt lên ưu tiên. Chính vì vậy nhóm chúng
tôi làm đề tài “Nhập cư với phát triển kinh tế-xã hội TP.HCM trong giai đoạn hiện
nay” để tìm hiểu sâu và kỹ hơn hiện trạng nhập cư , những ảnh hưởng của nó đối với quá
trình phát triển kinh tế-xã hội ở thành phố này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Cùng chủ đề nghiên cứu di dân nói chung, di dân từ nông thôn vào đô thị, quá trình
đô thị hóa và giảm nghèo tại Tp. HCM nói riêng – đặc biệt là sau giai đoạn đổi mới
(1986), đã có nhiều bài viết, công trình, đề tài, dự án nghiên cứu liên quan được triển
khai, nhiều hội thảo trong nước và quốc tế được tổ chức. Trong phạm vi tìm kiếm, tập
hợp và tiếp cận các tài liệu của chúng tôi, cũng có nhiều tác giả đã quan tâm đến vấn đề di
dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn – thành thị:
Khi đề cập đến vấn đề“Đi làm ăn xa – phương thức tăng thu nhập gia đình”,
Nguyễn Thị Diễm và Nguyễn Thị Minh Châu đã tìm hiểu về tác động của di cư đến kinh
tế hộ gia đình theo hai hướng chính đó là: những đặc trưng chủ yếu của những người đi
làm ăn xa như: tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng gia đình… và mức
độ tác động đến kinh tế hộ gia đình từ việc đi làm ăn xa.
Một nghiên cứu gần đây của Lê Văn Thành “Dân nhập cư với vấn đề phát triển
kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh” . Tác giả khẳng định thực tế ở Tp. HCM có
3
hai thách thức nổi bật là quy mô dân số quá lớn, ngày càng tăng nhanh và dân nhập cư
tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây làm nảy sinh rất nhiều vấn đề đối với sự phát
triển của thành phố. Với một lượng dân nhập cư có trình độ thấp, nguy cơ thất nghiệp cao
cũng như dễ nảy sinh các tệ nạn cho thành phố ở hiện tại cũng như trong tương lai. Chính
vì thế mà Nhà nước cần có những bài toán quản lý phù hợp đối với dân nhập cư ở các đô
thị nói chung và Tp. HCM nói riêng.
Không thể bỏ qua một công trình nghiên cứu quan trọng có liên quan đến người
nhập cư của Phạm Quỳnh Hương “Người nhập cư đô thị và an sinh xã hội” . Di dân là
sinh kế của đa số người nhập cư nhưng bảo trợ xã hội lại chưa đến được với họ hoặc chưa
được tiếp cận một cách rõ ràng.
Những nghiên cứu nói trên cùng với các dữ liệu thứ cấp là cơ sở khoa học quan
trọng, hữu ích cho việc triển khai đề tài này. Tuy vậy, những nghiên cứu này hoặc là đề
cập đến những vấn đề di dân nói chung, hoặc là chỉ ra hiện tượng di dân tự do từ các vùng
nông thôn vào các đô thị trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, đặc biệt là ở Tp. HCM. Với
đề tài “Giải pháp việc làm cho những người nhập cư bán hàng rong trên địa bàn Thành
phố Hố Chí Minh” chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu sâu hơn ở một nhóm đối tượng đặc thù
trong cộng đồng người nhập cư – đó là những người nhập cư làm nghề bán hàng rong. Đó
cũng là lý do cho thấy tính mới mẻ và sự cần thiết phải tiến hành đề tài nghiên cứu này.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng tình hình nhập cư tại Tp.
HCM thông qua một số nghiên cứu trước đó. Thông qua đó đưa ra những nhận định, các
giải pháp làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách phù hợp và
khả thi nhằm phát huy các yếu tố tích cực và hài hòa, hạn chế tối đa các yếu tố tiêu cực
của hiện tượng xã hội này.
Để đạt mục tiêu nghiên cứu tổng quát như trên, đề tài này tập trung thực hiện các
mục tiêu cụ thể như sau:
4
Xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu bao gồm việc nghiên cứu các tài liệu, công
trình nghiên cứu đi trước, ứng dụng các cách tiếp cận liên ngành và cách tiếp cận riêng
trong nghiên cứu xã hội học để xây dựng mô hình khung phân tích.
Phân tích, làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, cụ thể: tìm hiểu đặc điểm của
người nhập cư ở các khía cạnh như: độ tuổi, trình độ, giới tính
Cuối cùng, đề tài phân tích Chính sách quản lý lao động nước ngoài của Singapore và từ
đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam bản nhằm đảm bảo vai trò và vị trí
của những người nhập cư vào Tp.HCM hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin
4.1. Phương pháp định lượng
- Thống kê, tổng hợp, phân tích các dữ kiện sơ cấp từ nguồn Tổng cục thống kê
thành phố về điều tra dân số năm 1999 và 2009, phân tích các dữ liệu thứ cấp từ
các nghiên cứu có trước.
4.2. Phương pháp định tính
Phương pháp thu thập thông tin sẵn có
Từ sách, các công trình nghiên cứu khoa học từ trước được xuất bản hoặc đăng tải
trên các tạp chí, báo, internet và các tài liệu liên quan đến đề tài. Thu thập từ các báo cáo
tổng kết của quận, phường. Các thông tin này được phân tích và ứng dụng vào thực tiễn
của đề tài nghiên cứu.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Kết quả từ nghiên cứu này chúng tôi hy vọng góp phần làm công
cụ tham khảo cho những đề tài nghiên cứu có liên quan về sau.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ cung cấp một cách hệ
thống, toàn diện hơn về thực trạng cuộc sống của những người dân nhập cư nói
chung và người BHR nói riêng. Làm cơ sở cho các cơ quan quản lý có các chính
sách hỗ trợ đồng thời phát huy các yếu tố tích cực đối với người BHR trên địa bàn
thành phố.
5
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP CƯ
1.1. Khái quát chung về nhập cư.
1.1.1. Khái niệm.
Biến động dân số nói chung được chia thành hai bộ phận chủ yếu tương đối riêng
biệt: biến động tự nhiên và biến động cơ học. Biến động tự nhiên mô tả sự thay đổi dân số
gắn liền với sự ra đời, tồn tại và mất đi của con người theo thời gian. Quá trình này trong
dân số học chủ yếu thông qua các hiện tượng sinh và chết. Khác với biến động tự nhiên,
biến động cơ học biểu thị sự thay đổi dân số về mặt không gian, lãnh thổ. Trong cuộc
sống con người di dời bởi nhiều nguyên nhân, với nhiều mục đích khác nhau, với khoảng
cách xa gần khác nhau và vào những thời điểm khác nhau. Quá trình này chịu tác động
bởi nhiều những nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội do vậy nó mang bản chất kinh tế, chính
trị, xã hội sâu sắc. Đây chính là đặc điểm mấu chốt phân biệt hai bộ phận biến đông dân
số nêu trên.
Có rất nhiều định nghĩa về di dân, mỗi định nghĩa xuất phát từ những mục đích
nghiên cứu khác nhau, do đó rất khó tổng hợp thành một định nghĩa thống nhất bởi tính
phức tạp và đa dạng của hiện tượng. Tuy nhiên hiện nay người ta tạm thống nhất với nhau
khái niệm về di dân nhằm đảm bảo sự thống nhất về khảo sát, điều tra, can thiệp vào hiện
tượng này như sau:
“Di cư sự di chuyển của một người hay một nhóm người, kể cả qua một biên giới
quốc tế hay trong một quốc gia. Là một sự di chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di
chuyển nào của con người, bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân; nó bao gồm di cư
của người tị nạn, người lánh nạn, người di cư kinh tế và những người di chuyển vì những
mục đích khác, trong đó có đoàn tụ gia đình.” (Theo định nghĩa của Luật Di cư Quốc tế)
Hiểu về di dân như vậy là dựa vào một số đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, con
người di chuyển khỏi một địa dư nào đó. Nơi đi và nơi đến phải được xác định. Có thể là
một vũng lãnh thổ hay là một đơn vị hành chính. Thứ hai, con người di chuyển bao giờ
7
cũng có mục đích, tính chất cư trú là tiêu thức để xác định di dân. Thứ ba, khoảng thời
gian ở lại bao lâu ở nơi mới để xác định sự di chuyển nào đó có phải là di dân hay không.
“Nhập cư là quá trình những người không phải công dân của quốc gia tiếp nhận di
chuyển tới quốc gia đó với mục đích định cư”. (Theo Luật Di cư Quốc tế)
Và ta cũng có một sô khái nệm liên quan đến vấn đề di dân này:
Người di cư nông thôn – thành thị là Những người di cư trong nước từ khu vực nông
thôn đến khu vực đô thị, thường là do nghèo đói, thu nhập thấp, năng suất thấp, tăng dân
số, thiếu thốn, phân bổ đất đai không công bằng, manh mún, môi trường xuống cấp, và
thiếu các cơ hội phát triển kinh tế tại vùng nông thôn
Người di cư là vẫn chưa có một định nghĩa được chấp nhận chung nào trên cấp độ
quốc tế về “người di Cư”. Thuật ngữ “người di cư” thường được hiểu bao hàm mọi
trường hợp di cư do cá nhân tự quyết định vì lý do “tiện ích cá nhân” mà không có sự can
thiệp của nhân tố bắt buộc bên ngoài. Nó cũng được áp dụng đối với những người, và
thành viên gia đình, di chuyển tới một nước hoặc vùng lãnh thổ khác để cải thiện điều
kiện xã hội và vật chất của họ và mở tương lai cho họ và gia đình. Liên hợp quốc định
nghĩa người di cư là một cá nhân đã cư trú tại một nước hơn một năm, bất kể người đó di
cư tự nguyện hay không, hay theo cách được phép hay trái phép. Với một định nghĩa như
vậy, những người đi lại với thời gian ngắn hơn như khách du lịch, thương nhân không
được coi là người di cư. Tuy nhiên cách sử dụng chung bao gồm cả những nhóm nhất
định chỉ những người di cư ngắn hạn, như người lao động nông nghiệp theo thời vụ,
những người đi lại trong những thời gian ngắn để trồng trọt và thu hoạch sản phẩm nông
nghiệp.
Di cư lao động là sự di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác, hoặc trong
phạm vi quốc gia cư trú của họ, với mục đích làm việc. Phần lớn các quốc gia đều quy
định vấn đề di cư lao động trong luật di cư. Ngoài ra, một số quốc gia còn đóng vai trò
tích cực trong việc điều tiết di cư lao động ra nước ngoài và tìm kiếm cơ hội việc làm cho
công dân họ ở nước ngoài.
1.1.2. Lực đẩy và lực hút trong quá trình quyết định di cư
8
Việc di cư ở các vùng nông thôn Việt Nam phần lớn được các thành viên lớn đã
trưởng thành trong gia đình cùng quyết định. Số liệu từ cuộc điều tra MIS cung cấp một
bức tranh tổng quát về những lý do chính giúp thúc đẩy các hộ gia đình gửi người lên
thành phố.
Như ta có thể thấy ở Hình 1, hơn một nửa số người di cư rời quê hương lên thành
phố do họ không hài lòng với công việc và mức thu nhập ở quê và hy vọng sẽ có nhiều cơ
hội việc làm tốt hơn ở thành phố. Cứ bốn người di cư thì có một người đi do gia đình
thiếu đất canh tác và/hoặc thiếu việc làm hay thất nghiệp lâu năm. Kết hợp các lý do này
lại thì ta có thể thấy nguyên nhân kinh tế giải thích cho 80% việc di cư, do đó cần được
xem xét như là động lực chính hay là mục đích chính của việc di cư.
Xếp thứ hai ngay sau là do kinh tế là giáo dục, với 13,3% tổng số người di cư ra
thành phố để học tập. Rõ ràng giáo dục không chỉ là một yếu tố của chọn lọc di cư như
đước nêu ở trên mà còn là nguyên nhân trực tiếp của di cư. Thực tế thì nhiều người di cư
sau khi học xong được quyết định ở lại để sống và làm việc ở thành phố chứ không trở lại
quê hương, khi khoảng cách về cơ hội và điều kiện sống giữa các khu vực thành thị và
nông thôn ngày càng gia tăng. Các lý do di cư khác chiếm tỷ lệ không đáng kể, bao gồm
các vấn đề gia đình (hôn nhân, đoàn tụ gia đình, sống với người thân) chiếm 3,5%. Một số
ít người (gần 3%) di cư do bị thu hút bởi lối sống đô thị.
9
Theo Tổng Cục Thống Kê, 2011
Ngày 18/11/2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 20-NQ/TW về phương
hướng, nhiệm vụ xây dựng thành phố đến năm 2010 đã nhấn mạnh: “Thành phố Hồ Chí
Minh là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công
nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước…”. Với vai
trò và vị trí vô cùng quan trọng như vậy nên thành phố Hồ Chí Minh có một sức hút rất
lơn đối với các nguồn lao động trên khắp mọi miền đất nước.
1.2. Những tác động của quá trình nhập cư
1.2.1. Tích cực
Quá trình di nhân – nhập cư vào thành phố với tốc độ tăng trưởng nhanh khoong
phải hoàn toàn là tiêu cực. Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận nhập cư đã đóng góp cho
thành phố khoảng 30% GDP mỗi năm (năm 2009). Điều này cho thấy họ cũng có những
đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của thành phố.
Qua trình di cư có thể góp phần làm giảm nghèo thông qua vòng tuần hoàn chu
chuyển giữa thành thị và nông thôn, giữa nơi đi và nơi đến. Di cư đã trở thành chiến lược
của nhiều hộ gia đình vì nó giúp họ thoát nghèo hoặc không bị lún sâu vào tình trạng đói
nghèo dai dẳng. Mặt khác, tình trạng di cư cũng làm gia tăng nhu cầu địa phương về dịch
vụ, hàng hóa, y tế tạo việc làm và thu nhập cho người không di cư. Tuy nhiên, chưa có
thống kê chính xác bao nhiêu gia đình ở nông thôn có nhà xây kiên cố được tạo ra từ
những đồng tiền của di dân lao động đến thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, cung cấp nguồn lao động cho thành phố phát triển kinh tế. Góp phần hình
thành thị trường lao động phù hợp đối với một số ngành nghề phù hợp đặc thù và ngày
càng đòi hỏi nguồn lao động có chất lượng tay nghề ngày càng cao trong quá trình hiện
đại hóa ngày nay.
Thứ ba là, góp phần thúc đầy sự trao đổi về kinh tế, văn hóa, kỹ thuật giữa vùng đô
thị (nơi đến) và nông thôn (nơi đi) thúc đầy hình thành các khu đô thị mới.
10
1.2.2. Những thách thức đối với sự phát triển bền vững.
Theo Cục Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh, vào năm 2010, số thành phố gần 8
triệu người, chẳng bao lâu nữa thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một siêu đô thị, kéo
theo đó là hàng loạt vấn đề nảy sinh:
Thứ nhất, là việc gia tăng sức ép việc làm cho thành phố. Khi nhấp cư vào thành phố
ai cũng mong có một việc làm phù hợp với mức lương thoáng để ổn định cuộc sống
nhưng không phải dễ dàng gì để có được một công việc. Tình trạng thiếu việc làm, thất
nghiệp ở TP. HCM thực tế đã tồn tại nay bổ sung thêm tình trạng di dân ngoại thành vào
thành phố, điều này còn làm tình trạng này ngày càng gia tăng. Đồng thời, đây cũng là
nguyên nhận dẫn tới những mặt tiêu cực khác phát sinh, tạo ra gánh nặng về kinh tế và xã
hội cho thành phố.
Thứ hai, là tình trạng nhập cư ảnh hưởn ít nhiều đến tình trạng xã hội, an ninh trật tự
và mỹ quan đô thị. Việc di cư ngày càng tăng dẫn đến hhinfh thành các khu ổ chuột, các
khu nhà tạm bợ lụp xụp xung quanh khu vực đô thị; và các người lang thang không nhà
cửa; hình thành các tụ điểm chợ lao động gây mất trật tự và mỹ quan đô thị. Vì vậy, họ rất
dễ tham gia vào các tệ nạn xã hội gây khó khăn các nhà quan lý.
Thứ ba là, quá tải về sự dụng các công trình hạ tầng cơ sở: mặc dù thành phố đã
được Nhà nước đầu tư về cơ sở hạ tầng, về điều kiện làm việc nhà ở nhưng vẫn thiếu và
không đồng bộ. Việc di cư quá nhanh làm cho cơ sở hạ tầng ở thành phố không “theo”
kịp dẫn đến quá tải; tình tràn kẹt xe kéo dài ở thành phố là một vi dụ điển hình.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬP CƯ VÀO TPHCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY.
2.1. Quy mô và cơ cấu dân nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số HCM ngày càng tăng, quy mô dân số lớn, nhất là dân nhập cư tạo sức ép không
nhỏ cho thành phố. Theo số liệu thống kê gần đây, tổng dân số của Tp. HCM tính đến
ngày 1/4/ 2009 là 7.123.340 người, tăng 2.086.185 người, tăng 41,4% so thời điểm này
năm 1999.Trong 10 năm, tốc độ tăng dân số bình quân của TP là 3,5%/năm.
11
Biểu đồ 4: Dân số Tp.HCM năm 1979- 2009
Mức tăng dân số TP trong thời kỳ 1999 - 2009 bằng 2 lần mức tăng dân số thời kỳ 1989 -
1999 và bằng 3,7 lần mức tăng dân số thời kỳ 1979 - 1989. Bình quân một năm TPHCM
tăng 208.000 người, gần bằng dân số của 1 quận trung bình tại TPHCM (bảng 1 )
Bảng 1: Tỷ lệ tăng dân số Tp.HCM qua các giai đoạn.
12
1979 - 1989 1989 - 1999 1999 – 2009
Tỷ lệ tăng dân số chung ( % ) 1.63 2.36 3.5
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1.61 1.52 1.27
Tỷ lệ tăng cơ học (%) 0.02 0.84 2.23
Nếu như thời kỳ 1979 - 1989 và 1989 - 1999 dân số tăng chủ yếu do yếu tố tăng tự
nhiên (tỷ lệ tăng của 2 thời kỳ này lần lượt là 1,61% và 1,52%) thì giai đoạn 1999 - 2009
dân số Tp.HCM tăng chủ yếu do tăng cơ học, tỷ lệ di cư thuần bằng 2/3 tỷ lệ dân số hàng
năm của Tp.
Bảng 2: Số lượng dân nhập cư từ các tỉnh vào Tp HCM năm 2009.
Các
tỉnh
Số
người
Các
tỉnh
Số
người
Các
tỉnh
Số
người
Các
tỉnh
Số
người
Hà Nội 9458 Thái
Bình
6515 Bình
Phước
5569 Phú Thọ 2142
Hà
Giang
94 Hà
Nam
3479 Tây
Ninh
10600 Vĩnh
Phúc
3079
Cao
Bằng
156 Nam
Định
9566 Bình
Dương
7055 Bắc
Ninh
4353
Bắc
Cạn
211 Ninh
Bình
4005 Đồng
Nai
22383 Hải
Dương
3591
13
Tuyên
Quang
493 Thanh
Hóa
4062 Bà Rịa
– Vũng
Tàu
9823 Hải
Phòng
2456
Lào Cai 26 Nghệ
An
15062 Long
An
21130 Hưng
Yên
2293
Điện
Biên
162 Hà
Tĩnh
8064 Tiền
Giang
28379 Khánh
Hòa
7362
Lai
Châu
39 Quảng
Bình
4299 Bến Tre 25422 Ninh
Thuận
5695
Sơn La 360 Quảng
Trị
4328 Trà
Vinh
16830 Bình
Thuận
10679
Yên Bái 479 Thừa
Thiên
Huế
10558 Vĩnh
Long
16804 KonTum 1048
Hòa
Bình
777 Đà
Nẵng
4247 Đồng
Tháp
17524 Gia Lai 4302
Thái
Nguyên
1547 Quảng
Nam
11859 An
Giang
14938 Đắk Lắk 8875
Lạng
Sơn
470 Quảng
Ngãi
17830 Kiên
Giang
10190 Sóc
Trăng
13130
Quảng
Ninh
825 Bình
Định
18221 Cần
Thơ
10444 Bạc
Liêu
7540
Bắc
Giang
3404 Phú
Yên
5923 Hậu
Giang
4869 Cà Mau 10129
14
Đắk
Nông
1201 Lâm
Đồng
10335 Tổng 483689
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: số lượng người nhập cư vào thành phố HCM
đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó nhiều nhất là các tỉnh từ Thừa Thiên
Huế - Bình Định và đặc biệt là các tỉnh khu vực phía Nam xung quanh thành phố chiếm
số lượng lớn như: Tiền Giang (28379 dân nhập cư), Bến Tre (25422 dân nhập cư)….
Theo số liệu thống kê năm 1998, số người không có hộ khẩu thường trú là 12,9 % trên
toàn địa bàn thành phố. Tỷ lệ này tăng dần theo thời gian, năm 2000 chiếm 15,2 %
(730.878 người). Kết quả cuộc điều tra dân số giữa kỳ năm 2004 (01/10/2004) ở TP.HCM
cho thấy, toàn thành phố có 1.844.548 người diện KT3 và KT42 đến từ các tỉnh, thành
phố trong cả nước chiếm 30,1% dân số toàn thành phố (6.117.251 người). Thực tế cuộc
điều tra chuyên biệt gần đây nhất về Nghèo đô thị cũng cho thấy tỷ lệ người nhập cư trên
20% (không tính một số đối tượng như sinh viên,…). Mặc dù có thể có những sai số nhất
định, thực tế cũng cho thấy rõ ràng trong 5 năm trở lại đây số người không có hộ khẩu
thường trú đã tăng đáng kể, ít nhất là từ 700.000 đến 1 triệu người.
Tỷ lệ tăng cơ học của TP.HCM cũng gia tăng rõ rệt, nếu thời kỳ 1979-1989 là 0,02%, thì
thời kỳ 1989-1999 là 0,84% và thời kỳ 1999-2004 là 2,33%. Sự gia tăng này đã kéo theo
sự gia tăng về tỷ lệ tăng chung của thành phố tương ứng với 3 thời kỳ trên là 1,63%,
2,36% và 3,6%. Điều đó càng làm cho vai trò tăng cơ học rõ nét hơn nếu gắn nó trong
tình hình tỷ lệ tăng tự nhiên của thành phố liên tục giảm tương ứng với 3 thời kỳ vừa nêu
là 1,61%, 1,52% và 1,27%. Hoặc nói cách khác, thời kỳ 1999-2004 có tốc độ tăng dân số
cao hơn hẳn tốc độ dân số của các thời kỳ trước và chủ yếu là do tăng cơ học nhanh vượt
bậc. Từ 2004-2009, tốc độ dân nhập cư không giảm dù có nhiều địa phương khác như
Bình Dương đón nhận khá nhiều dân nhập cư. Theo tính toán sơ bộ xu thế gia tăng của
dân nhập cư qua các thời kỳ như sau:
- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1984-1989 là: 27.154 người. - Số người
15
nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1994-1999 là: 86.753 người
- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1999-2004 là: 126.200 người
- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 2009-2010 cũng xấp xỉ con số
này, không hề có suy giảm.
Biểu đồ 5:
Có thể nói chung lại là bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm khoảng
200.000 người dân, trong đó có hơn 130.000 dân nhập cư. Nhìn về tương lai, quy hoạch
chung xây dựng TP.HCM đã dự báo dân số đến năm 2025 là khoảng 10 triệu dân (không
kể khách vãng lai) là một dự báo dựa trên cơ sở là dân nhập cư có giảm bớt một ít so với
tình hình hiện nay. Dự báo này có nhiều tính khả thi. Dự án Nghiên cứu về TP.HCM Thế
kỷ 21, cũng dự báo là đến năm 2050 thì dân số thành phố có thể lên đến 15 triệu dân.
2.2. Đặc điểm của dân nhập cư.
2.2.1. Nguồn gốc.
Người nhập cư trên địa bàn TP.HCM đến từ mọi miền đất nước, trong đó ĐBSCL và
đồng bằng sông Hồng là hai vùng có số dân xuất cư lớn, Đông nam bộ cũng là vùng có số
dân xuất cư đáng kể như được chỉ rõ qua hai biểu đồ sau :
16
Biểu đồ 1: Nơi xuất cư của những người nhập cư đến TP.HCM qua các thời kỳ.
Đơn vị %
Nguồn: Tổng Cục thống kê Tp.HCM.
Từ hai cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và 1999, nhìn chung người nhập cư đến TP
HCM từ mọi vùng đất nước. Điều đáng quan tâm là các tỉnh phía Bắc cũng đóng góp một
tỷ lệ không nhỏ vào dòng người nhập cư vào TP. Nếu thời kỳ 1984-1989, cả 3 vùng
17
Trung Du Miền núi, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ chiếm 19,3% thì đến thời kỳ
1994-1999 đã tăng lên 27,4%.
Tính đa dạng về nguồn gốc của những người nhập cư góp phần tô điểm cho văn hóa
TP.HCM. Người nhập cư xuất thân từ những quê hương khác nhau, lên đến thành phố thì
họ vẫn giữ những lối sống, phong tục, tập quán quê hương họ, rồi hòa vào nền văn hóa có
sẵn của thành phố, và đây là một yếu tố tích cực góp phần phát triển và đang các loại hình
văn hóa thành phố. Tại TP.HCM dễ dàng tìm thấy các món ăn đặc sản vùng ĐBSCL cũng
như Miền Trung, Miền Bắc
2.2.2. Giới tính và độ tuổi.
Đại bộ phận dân nhập cư đều ở tuổi trẻ và ngày càng trẻ, có tới 19,5% số lao động nhập
cư ở TP.HCM ở độ tuổi dưới 20, độ tuổi từ 20 – 30 là nhiều nhất chiếm 56%, còn ở độ
tuổi 30 - 40 ít hơn chiếm 17,4%, ít nhất là ở độ tuổi lớn hơn 40 tuổi như trong biểu đồ
sau:
Biểu đồ 2: Độ tuổi lao động nhập cư Tp.Hồ Chí Minh.
18
Nguồn: Tổng Cục thống kê Tp.HCM.
Lao động nhập cư tại TP.HCM chiếm số lượng lớn ở độ tuổi dưới 30, trên 30 tuổi thì số
lượng này giảm. Điều này có thể giải thích là công việc tại TP.HCM chuộng người lao
động trẻ, vì họ năng động, sáng tạo, không kén việc, cần cù, chịu khó và có năng lực lao
động.
Ngày nay, lao động trẻ nhập cư vào TP.HCM có xu hướng đi một mình, độ tuổi từ 15 –
39 chiếm khoảng 90%, còn những người ngoài 40 và nhỏ hơn 10 tuổi là rất ít, chủ yếu là
đi theo lao động chính (Lê Văn Thành, 2005).
Tỷ lệ nữ giới nhập cư cao cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ trẻ từ các tỉnh ĐBSCL, họ
thích hợp với công việc ở các xí nghiệp may mặc, giày da, chế biến thực phẩm, giúp việc
gia đình (Lê Xuân Bá và ctv, 2006).
2.2.3. Trình độ.
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của lao động nhập cư vào TP.HCM có sự suy
giảm nhất định, trước đây người nhập cư vào TP.HCM được chọn lọc kỹ hơn về điều
động công tác, chuyển công tác để nhập hộ khẩu, ngày nay việc nhập cư thì tự do hơn,
số người nhiều hơn và ít được chọn lọc hơn (Lê Văn Thành, 2005).
Lao động nhập cư đến TP.HCM chủ yếu là lao động có trình độ trung học cơ sở, chiếm tỷ
lệ 56% (Lê Xuân Bá và ctv, 2006), tỷ lệ có trình độ chuyên môn chỉ chiếm hơn 20%, còn
lại là lao động chân tay (Hoài Nam và Phạm Trường, 2004).
Biểu đồ 3:
19
Lao động trong các khu công nghiệp chiếm 70% lao động nhập cư, lao động phổ thông
làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy xí nghiệp, lực lượng này đóng
vai trò rất quan trọng trong phát triển sản xuất ở hầu hết các khu vực này, họ rất tích cực,
năng động và linh hoạt trong công việc, có thể chấp nhận các công việc nặng nhọc, mức
lương thấp, thậm chí các công việc độc hại mà người dân TP.HCM không muốn làm (Lê
Văn Thành, 2005).
Trong số dân nhập cư vào TP.HCM, có một bộ phận là sinh viên sau khi tốt nghiệp có xu
hướng tìm việc làm tại thành phố, lý giải cho điều này là: thứ nhất là việc làm tương ứng
với trình độ của họ và dễ tìm ở thành phố hơn là về quê; thứ hai họ có nhiều cơ hội thăng
tiến về chuyên môn hơn; thứ ba cuộc sống ở thành phố hấp dẫn cho giới trẻ. Và đây là
một bộ phận nhập cư thường xuyên, là nguồn bổ trợ hàng năm cho TP.HCM (Lê Văn
Thành, 2005).
Theo kết quả điều tra di dân tự do vào TP.HCM của Viện nghiên cứu Kinh tế TP.HCM
cho thấy gần 2/3 số người nhập cư đã có thể tìm được việc làm đầu tiên sau khi vào TP
trong vòng 1 tháng. Liên hệ với trình độ học vấn người nhập cư đi tìm việc, thì tỷ lệ tìm
được việc trong vòng 1 tháng đối với người nhập cư có trình độ văn hoá cấp 1, 2 và 3 là
20
(tương ứng) 70%, 60% và 58%. Điều đó cho thấy nhu cầu lao động phổ thông cũng rất
lớn.
Người nhập cư khá đa dạng chẳng những về nguồn gốc, đặc điểm kinh tế-xã hội mà còn
đa dạng về tình trạng việc làm trong quá trình hội nhập vào cuộc sống ở TP. Có thể nói
với hơn 30% dân số toàn TP, người nhập cư đã đóng góp cho phát triển kinh tế TP
khoảng 30% GDP.
Bên cạnh mặt tích cực về cung cấp nguồn nhân lực lao động giản đơn cho TP, thì với một
trình độ văn hóa chuyên môn tương đối thấp, đa số xuất thân từ nông thôn, chưa quen với
lối sống trong một đô thị lớn nên có nhiều vấn đề về văn minh đô thị, chấp hành luật lệ
giao thông. Một bộ phận dân nhập cư xuất phát từ những vùng khó khăn, đến TP trở
thành những người không nhà, không nghề nghiệp, gây nên các tiêu cực cho xã hội, phát
sinh thêm nhiều khu nhà ổ chuột, các điểm tập trung tệ nạn xã hội. Tuy nhiên người nhập
cư vào TP không chỉ là những người đến tìm kiếm việc làm mà còn là những người đến
để tìm kiếm một cơ hội làm ăn.
2.2.4. Vấn đề việc làm.
Vấn đề thu nhập và việc làm là hai nhân tố chủ yếu thúc đẩy người lao động nhập cư vào
Thành phố (Tổng cục thống kê, 2004). Cho nên động lực để lao động nhập cư vào thành
phố chủ yếu là vấn đề kinh tế.
Hiện nay , có trên 70% người nhập cư là nguồn nhân lực dồi dào cung cấp cho các cơ sở
kinh doanh, các khu công nghiệp, khu chế xuất , góp một phần không nhỏ vào sự tăng
trưởng kinh tế thành phố
Bên cạnh đó, theo các nhà quản lý, có đến 50% người nhập cư chưa có việc làm, thu nhập
bấp bênh. Để kiếm sống, đội quân thất nghiệp này dễ tham gia vào các hoạt động tiêu cực
và là mầm mống phát sinh các loại tệ nạn xã hội. Qua điều tra của các cơ quan chức năng,
gái mại dâm đang hành nghề là người từ các tỉnh chiếm 54%. Trong các vụ phạm tội,
buôn bán, sử dụng ma túy, thì đối tượng liên quan là dân nhập cư chiếm tỷ lệ khá cao…
21
Ở các quận có đông dân nhập cư như Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, việc
quản lý nhân hộ khẩu cũng như quản lý đô thị gặp rất nhiều trở ngại. Không chỉ tham gia
đội quân lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán nhỏ, dân nhập cư còn xây dựng, lấn chiếm
nhà, đất trái phép khiến các cơ quan chức năng rất khó quản lý.
Tân Phú là một trong những quận có thuận lợi về vị trí địa lý, là vị trí đầu vào của nguồn
lao động nhập cư từ các tỉnh miền Tây, các quận huyện ngoại thành thành phố như Củ
Chi, Hóc Môn vào sinh sống, làm việc. Tốc độ tăng dân số cơ học tương đối cao, người
nhập cư chiếm tỷ lệ 35,61%. Lao động nhập cư đã bổ sung đáng kể vào sự thiếu hụt lao
động của quận mà lực lượng tại chỗ không đáp ứng được như ngành giày da, dệt, may
mặc, chế biến thực phẩm, xây dựng Ngành giày da, may mặc có kim ngạch xuất khẩu
cao, tỷ lệ lao động nhập cư chiếm trên 75% tổng số người làm việc trong lĩnh vực này.
Trong tổng số lao động được giải quyết việc làm của quận nhiều năm qua (bình quân
hàng năm là 8.000 người), lao động từ các tỉnh đến luôn chiếm tỷ lệ trên 45%. Một bộ
phận lao động nhập cư đã vươn lên trở thành những chủ doanh nghiệp, tạo ra nhiều việc
làm cho người lao động tạm trú khác.
Ngoài ra cũng dễ dàng nhìn thấy những gánh hàng rong xuất hiện tại TPHCM. Nhiều gia
đình đã dắt díu nhau tha hương lên thành phố chỉ mong có một cuộc sống tốt hơn. Các
khu nhà trọ bình dân ở các quận ngoại thành là chốn định cư lý tưởng mà họ có thể chọn.
Tân Phú và Thủ Đức là hai ví dụ điển hình. Tại một số tuyến đường, lòng đường được
trưng dụng làm nơi buôn bán, cơ man nào là xe đẩy với đủ loại thực phẩm. Họ là dân
nhập cư các nơi. Nơi nào buôn bán được, họ đẩy các xe đẩy đến, tạo thành một dãy dài.
Hễ có lực lượng kiểm tra thì tạm lắng, không có người lại tụ tập buôn bán. Lâu ngày nơi
đây hình thành khu buôn bán.
Tại phường Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức) nạn buôn bán tràn lan trên các đường song hành,
các khu dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị
22
mà chủ yếu cũng từ dân nhập cư. Ở nhà thuê, không việc làm ổn định, lại nặng gánh con
đông, nhiều trụ cột gia đình lâm vào con đường nghiện ngập rượu chè, cờ bạc
Từ chỗ thiếu sự quản lý, giám sát chặt chẽ (không kê khai đăng ký kinh doanh, tạm trú
của loại hình này) đã tạo mảnh đất màu mỡ, dung túng cho không ít thành phần bất hảo
trú ngụ. Theo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội CATP, trong năm qua
trên địa bàn thành phố đã xảy ra 5.869 vụ phạm pháp hình sự với gần 5.000 đối tượng bị
bắt giữ. Trong đó, có khoảng 21% là người nhập cư đang tạm trú tại các cơ sở lưu trú
bình dân.
Với những hiện tượng nêu trên thiết nghĩ rằng ban lãnh đạo thành phố cần có những
chính sách quan tâm hơn nữa đến những người dân nhập cư tại TPHCM hiện nay để góp
phần bảo vệ an ninh trật tự cho xã hội và phát triển đất nước.
CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI CỦA
SINGAPORE VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.1. Những nét tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Singapore.
3.1.1. Những nét tương đồng.
3.1.1.1. Tư tưởng văn hóa.
Việt Nam và Singapore tìm thấy điểm chung ở văn hóa Phật giáo nên sinh hoạt và ứng xử
trong gia đình cũng có nhiều nét tương đồng. Từ đó dẫn đến một nền văn hóa khá giống
nhau.
23
3.1.1.2. Chính sách mở cửa và thu hút lao động nước ngoài.
Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài, lao động
nước ngoài có trình độ để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
giống như cách mà Chính phủ Singapore đã thực hiện từ sau khi giành được độc lập.
3.1.1.3. Lợi thế so sánh về địa lý và nguồn nhân công.
Nằm trong khu vực tăng trưởng năng động nhất của thế giới, Việt Nam và Singapore còn
có rất nhiều lợi thế về địa lý để phát triển kinh tế hướng ngoại. Việt Nam và Singapore
còn có lợi thế về nguồn nhân lực. Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công
rẻ thuộc hàng thấp nhất trên thế giới. Singapore thì có nguồn nhân lực có trình độ cao,
thích ứng nhanh với trình độ phát triển của khoa học công nghệ.
3.1.2. Những nét khác biệt cơ bản.
3.1.2.1. Thể chế chính trị xã hội
Khác với Singapore có 22 đảng phái chính trị khác nhau thì Việt Nam chỉ có một đảng
lãnh đạo duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
3.1.2.2. Quy mô thị trường và nguồn tài nguyên
Việt Nam là một thì trường rộng lớn với hơn 90 triệu dân có nhiều ưu thế về tài nguyên
thiên nhiên phong phú và đa dạng bậc nhất thế giới hơn hẳn Singapore. Việt Nam đi lên
từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất manh mún phân tán, sản phẩm xuất khẩu chủ
yếu là nông sản và nguyên liệu thô. Thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ sở vật chất,
kỹ thuật, hạ tầng thấp kém. Công nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ, nông nghiệp chiếm ưu
thế nhưng lại hết sức lạc hậu. Trình độ sản xuất thấp kém, tụt hậu nhiều năm so với các
nước trong khu vực và trên thế giới
- Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á
và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế
biến, điện tử và lắp ráp máy móc tinh vi. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn
bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân.
3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE
24
3.2.1. Quá trình xây dựng và ban hành chính sách quản lý lao động nƣớc ngoài ở
Singapore.
Đặc điểm chính của chính sách lao động Singapore là hạn chế tuyển dụng lao động nước
ngoài có
chuyên môn thấp, trong khi tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi nhằm thu hút lao động
có chuyên môn cao Singapore thi hành một chính sách quản lý lao động nước ngoài linh
hoạt, hiệu quả bằng việc quy định một hệ thống Giấy phép lao động phù hợp với từng đối
tượng lao động, ứng với ngành nghề, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và quốc
tịch. Việc quản lý lao động nhập cư tại Singapore hiện nay dựa trên những quy định về
Luật nhập cảnh dưới dạng giấy phép lao động. Có 3 loại giấy phép để quản lý cả về số
lượng và chất lượng của lao động nhập cư.
- Giấy phép lao động dành cho lao động phổ thông hoặc lao động có chuyên môn thấp
(Work Permit);
- Thẻ S dành cho lao động có chuyên môn trung bình (S Pass holder);
- Thẻ làm việc dành cho các chuyên gia và các nhà quản lý bậc trung (Employment Pass);
3.2.2. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách quản lý lao động nƣớc ngoài ở
Singapore.
Bộ Lao động Singapore thực hiện chính sách quản lý lao động nước ngoài thông qua việc
ban hành Luật tuyển dụng lao động nước ngoài (Employment of Foreign Manpower Act).
3.2.3. Quá trình giám sát kiểm tra thực hiện chính sách quản lý lao động nước ngoài
ở Singapore
3.2.3.1. Cơ quan quản lý lao động nước ngoài tại Singapore.
Hiện nay, Bộ Lao động (MOM) là cơ quan quản lý cao nhất có chức năng hoạch địch,
quản lý và phát triển nguồn nhân lực Singapore.
3.2.3.2. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách quản lý lao động nước
ngoài tại
Singapore:
Singapore tiến hành, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách quản
25