Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần an bình – chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.77 KB, 30 trang )

Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
***
BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHOÁ
ĐỀ TÀI:
Hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại
cổ phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Khánh Hà
Lớp : A3 – Tài chính ngân hàng A
Khoá : 45
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Phương
Hà Nội 08/2009
1
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Với bất kỳ nền kinh tế nào, tài chính ngân hàng luôn là một ngành khá nhạy cảm với
những biến động liên quan đến kinh tế, tài chính hay thậm chí cả chính trị, xã hội. Vì vậy,
trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 vừa qua, tài chính ngân hàng được đánh giá là
bị tổn thương nặng nề nhất. Một loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ bị phá sản cùng với hàng
trăm doanh nghiệp trên thế giới bị lao đao. Ở Việt Nam, tuy mức độ ảnh hưởng không
lớn như ở Mỹ, song các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng phải đối mặt với khá
nhiều khó khăn 2
Chương I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH 4
1. Một vài nét về ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) An Bình (ABBank) 5
1.1. Sự ra đời và phát triển của ABBank 5
1.1.1. Các mốc lịch sử 5


1.1.2. Quy mô phát triển 7
1.2. Các loại hình sản phẩm 11
2. Một vài nét về phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: 13
Chương II: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH
– CHI NHÁNH HÀ NỘI 15
1. Quy trình tín dụng chung 16
2. Sản phẩm cho vay mua nhà/đất có bảo hiểm người vay 19
2.1. Lí do nghiên cứu sản phẩm này 19
2.2. Đặc tính của sản phẩm 20
Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI & MỘT SỐ ĐỀ
XUẤT 24
1. Mục tiêu hoạt động trong năm 2009: 24
2. Chủ đề hoạt động của ABBANK trong năm 2009: 24
3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cá nhân nói chung và độ an toàn
cho sản phẩm YOU HOUSE plus nói riêng 25
4. Một số đề xuất 25
Kết luận 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Lời mở đầu
Với bất kỳ nền kinh tế nào, tài chính ngân hàng luôn là một ngành khá nhạy
cảm với những biến động liên quan đến kinh tế, tài chính hay thậm chí cả
2
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
chính trị, xã hội. Vì vậy, trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 vừa qua,
tài chính ngân hàng được đánh giá là bị tổn thương nặng nề nhất. Một loạt
các ngân hàng lớn ở Mỹ bị phá sản cùng với hàng trăm doanh nghiệp trên
thế giới bị lao đao. Ở Việt Nam, tuy mức độ ảnh hưởng không lớn như ở
Mỹ, song các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng phải đối mặt với khá

nhiều khó khăn.
Là một sinh viên ngành tài chính ngân hàng, em luôn mong muốn được tiếp
xúc nhiều với thực tế, được học hỏi những kiến thức từ thực tiễn để củng cố
thêm kiến thức đã học trong 3 năm qua tại trường. Vì thế, được sự tạo điều
kiện của nhà trường cho sinh viên năm thứ 3 được cọ xát với thực tế, em đã
thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội
trong một tháng qua để tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại Phòng Quan hệ
khách hàng cá nhân.
Bài báo cáo được chia thành 3 phần chính:
Chương I: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
(NHTMCP An Bình)
Chương II: Hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTMCP An Bình – Chi
nhánh Hà Nội
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cá nhân
tại NHTMCP An Bình– Chi nhánh Hà Nội & Một số đề xuất.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo
Nguyễn Thị Thanh Phương và sự giúp đỡ của các anh chị chuyên viên
phòng Quan hệ khách hàng cá nhân – Ngân hàng thương mại cổ phần An
Bình – Chi nhánh Hà Nội để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.
3
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
Chương I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN AN BÌNH
4
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
1. Một vài nét về ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) An Bình
(ABBank)
1.1. Sự ra đời và phát triển của ABBank

1.1.1. Các mốc lịch sử
4/1993: Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập vào tháng 4 năm 1993
với số vốn điều lệ 1 tỷ đồng và trụ sở đặt tại 138 Hùng Vương thị trấn An
Lạc huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh.
11/2006: Phát hành thành công 1000 tỷ trái phiếu của EVN cùng với ngân
hàng Deustch Bank và quỹ đầu tư Vina Capital
12/2006: Ký hợp đồng triển khai Core Banking Solutions với Temenos và
khai trương Trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội
Cuối năm 2006: Vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ đồng vào đầu năm 2006 lên
1131 tỷ đồng.
01/2007: Tạp chí Asia Money bình chọn ABBANK là “Nhà phát hành trái
phiếu công ty bản tệ tốt nhất châu Á”
03/2007: ABBank ký hợp đồng liên kết chiến lược với Agribank.
04/2007: Trở thành thành viên của mạng thanh toán PayNet
05/2007: Được Ban tổ chức hội chợ Tài chính – Ngân hàng - Bảo hiểm
Banking Expo 2007 trao giải thưởng Quả cầu vàng – The best Banker cho
ngân hàng “phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao”
07/2007: ABBANK khai trương thêm 4 điểm giao dịch mới, nâng tổng số
các điểm giao dịch trên toàn quốc lên tới 41 điểm trên 14 tỉnh thành trên
toàn quốc
02/2008: Chính thức đưa hệ thống Phần mền Ngân hàng Lõi – Core banking
đi vào hoạt động độc lập trên toàn hệ thống.
5
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
04/2008: ABBANK nhận Danh hiệu “Nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia” lần III
năm 2008” do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức, Cục Sở hữu trí tuệ Việt
Nam, Mạng Nhãn hiệu Việt bảo trợ. Và ABBANK được Ngân hàng
Wachovia – Mỹ trao giải thưởng “Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc
năm”

09/2008: Ngân hàng Maybank đã hoàn thành các thủ tục thanh toán để trở
thành Cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK. Tổng số cổ phần
Maybank sở hữu là 40.588.235 cổ phần tương đương 15% vốn điều lệ của
ABBANK.
10/2008: ABBANK chính thức nâng vốn điều lệ từ 2.300.000.000.000 đồng
lên 2.705.882.350.000 đồng.
10/2008: ABBANK được Hiệp hội các nhà Bán lẻ Việt Nam phối hợp với
Ủy Ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế trao tặng Cúp vàng và trở thành
một trong những Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam
9/12/2008: Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản số 10736/NHNN-CNH
cho phép ABBANK được cung ứng dịch vụ ngoại hối, đó là các giao dịch
hối đoái giao ngay, ký hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai ;
huy động vốn cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ; phát hành đại lý phát hành
thẻ quốc tế; cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán trong nước và
quốc tế; nhận và chi trả ngoại tệ và chiết khấu tái chiết khấu giấy tờ có giá
bằng ngoại tệ
03/2009: ABBANK và Deutsche Bank ký kết Thỏa thuận cung cấp dịch vụ
chi trả và thu hộ, theo đó ABBANK sẽ cung cấp cho Deutsche Bank các
dịch vụ như: thu hộ, chi trả và dịch vụ thanh toán/chi trả tiền lương.
6
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
24/4/2009: Công ty tài chính quốc tế IFC đã ký hợp đồng bảo lãnh cam kết
thanh toán cho ABBank: L/C nhập khẩu, bảo lãnh (các loại), bảo lãnh đối
ứng.
6/2009: lần thứ 2 ABBank nhận được giải thưởng “Nhãn hiệu nổi tiếng
quốc gia” năm 2009.
1.1.2. Quy mô phát triển
Hiện nay, ngân hàng An Bình là một trong các ngân hàng cổ phần bán lẻ
hàng đầu và là một trong mười ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam:

trên 2.700 tỉ đồng. Như vậy, sau hơn 15 năm phát triển và trưởng thành từ
năm 1993, ABBANK đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong 3 năm gần đây, với
sự liên kết từ những tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong và ngoài nước như:
- Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) - cổ đông chiến lược của ABBANK
với tỉ lệ góp vốn điều lệ khoảng 27%
- Maybank, ngân hàng lớn nhất Malaysia - cổ đông chiến lược nước
ngoài, hiện đang sở hữu 15% cổ phần của ABBANK.
Ngân hàng An Bình hiện nay trực thuộc Nhóm An Bình cùng với 3 công ty
khác là : Công ty chứng khoán An Bình ABS, Công ty bất động sản An Bình
ABLand, Công ty quản lý quỹ An Bình ABF.
Với mạng lưới gần 70 điểm giao dịch tại 20 tỉnh thành trên toàn quốc vào
cuối năm 2008, ABBANK đang phục vụ hàng ngàn khách hàng doanh
nghiệp và hàng vạn khách hàng cá nhân.
7
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
Nguồn trích: Báo cáo BKS2008(16-03-09)
Tuy nhiên, tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế của ABBANK có sự sụt
giảm do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu năm 2008. Lợi nhuận trước thuế
của năm 2006 là 80.760 tỷ đồng, năm 2007 là 230.767 tỷ đồng, còn năm
2008 là khoảng 65.413 tỷ đồng. Song, sang đến năm 2009, lợi nhuận trước
thuế của ABBank đã có sự cải thiện đáng kể khi mới tính trong 3 tháng đầu
năm, lợi nhuận đã là 35.433 tỷ đồng. Điều này báo hiệu một sự hồi phục ấn
tượng của ABBank trong năm 2009 này. Dưới đây là biều đồ thể hiện tình
hình tổng tài sản của ngân hàng An Bình từ năm 2006 đến 2008:
8
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
Nguồn trích: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của ABBank năm 2006
Báo cáo tài chính đã kiểm toán của ABBank năm 2007

Báo cáo tổng kết của ABBank năm 2008
Biều đồ trên cũng cho ta thấy sự giảm sút của tổng tài sản vào năm 2008,
nhưng điều này là không thể tránh khỏi khi ngành tài chính ngân hàng là một
trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc suy thoái kinh tế
toàn cầu, hơn nữa đất nước ta đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế
thế giới chúng ta được hưởng những ảnh hưởng tích cực cũng như sẽ phải
chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ sự toàn cầu hoá này.
Nhắc đến ngân hàng, chúng ta không thể không nhắc tới mảng Quản lý rủi
ro tín dụng- một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng. Nhìn
vào cơ cấu nợ của ngân hàng, ta có thể đánh giá được phần nào độ an toàn
của ngân hàng đó
9
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
Nguồn trích: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của ABBank năm 2006
Báo cáo tài chính đã kiểm toán của ABBank năm 2008
Tình hình phân lọai nợ theo quy định 493/QĐ-NHNN của phòng Quản lý rủi
ro năm 2008
Đồ thị trên cho ta thấy, độ an toàn của ABBank đang ở mức khá cao khi
loại nợ đủ tiêu chuẩn qua 3 năm gần đây đều ở mức trên 90% và nợ có khả
năng mất vốn chỉ chiếm khoảng 1%
10
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
1.2. Các loại hình sản phẩm
Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm
khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng
đầu tư.
Đối với khách hàng Doanh nghiệp: ABBANK cung ứng sản phẩm – dịch
vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh

toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài
khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế
Đối với các khách hàng cá nhân: ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy
đủ chuỗi sản phẩm tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt
như sản phẩm: “Tiết kiệm bậc thang USD” được triển khai vào tháng
5/2008; “Tiết kiệm kỳ hạn một ngày” được bắt đầu áp dụng vào tháng
7/2008; sản phẩm “Tiết kiệm đúng nghĩa- Bảo hiểm trọn đời” với chế độ bảo
hiểm toàn diện của ABBank- đã được triển khai hồi cuối năm 2008 cùng với
sản phẩm “Tiết kiệm cho khách hàng tuổi 50 trở lên”; sản phẩm tiết kiệm
trung và dài hạn “Tiết kiệm tích luỹ tương lai” vừa được triển khai vào tháng
5/2009, “Tiết kiệm Tỷ phú”, “Tiết kiệm Phú quý” với lãi suất hấp dẫn lên
đến 9,99%/năm- đã được triển khai vào đầu tháng 6/2009. Cùng với đó là
các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước Các sản phẩm tín
dụng bao gồm:
• Cho vay tín chấp (YOU MONEY)
• Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp (YOU SHOP)
11
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
• Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh, dịch vụ (YOU
SHOP plus)
• Cho vay mua xe ôtô (YOU CAR)
• Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết để kinh doanh chứng khoán (YOU
STOCK)
• Tín chấp cán bộ công nhân viên An Bình (YOU ABB)
• Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm / Số dư tài khoản (YOU DEPOSIT)
• Cho vay mua nhà/đất, xây, sửa chữa, nâng cấp nhà (YOU HOUSE)
• Cho cán bộ công nhân viên EVN mua cổ phần
• Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
• Cho vay cầm cố cổ phiếu chưa niêm yết OTC (YOU OTC)

• Cho vay tiêu dùng có thế chấp (YOU SPEND)
• Cho vay du học (YOU STUDY)
• Cho vay mua nhà/đất có bảo hiểm người vay (YOU HOUSE plus):
Đây là sản phẩm chiến lược của ABBank dành cho khối khách hàng
cá nhân. Sản phẩm được ABBANK kết hợp với Cty Bảo hiểm nhân
thọ Prevoir tại Việt Nam xây dựng. Sản phẩm này tạo sự an tâm cho
khách hàng, vì khi sử dụng sản phẩm này, người sử dụng không
những có thể mua một căn hộ như mong muốn mà còn được bảo hiểm
nhân thọ và không phải đóng phí bảo hiểm. Khi khách hàng sử dụng
12
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
sản phẩm này, nếu xảy ra rủi ro, căn hộ mua trả góp hoặc tài sản bảo
đảm sẽ được bảo toàn và duy trì cho người thân của khách hàng; toàn
bộ khoản nợ với ngân hàng sẽ được Cty bảo hiểm tất toán.
Với các khách hàng đầu tư: ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư
vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân. Riêng với các khách
hàng công ty, ABBANK cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư
vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt
phát hành trái phiếu. Định vị và sự khác biệt của ABBANK với các ngân
hàng khác là việc cung ứng các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an
toàn với dịch vụ thân thiện, lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là
trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức, bảo đảm chất
lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn, và
sự chuyên nghiệp của nhân viên.
2. Một vài nét về phòng Quan hệ khách hàng cá nhân:
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Quan hệ khách hàng cá nhân:
Đảm trách nghiệp vụ cho vay đối với các khách hàng là cá nhân bằng
việc triển khai 14 gói sản phẩm nêu trên.
2.2. Vị trí của phòng Quan hệ khách hàng cá nhân:

Phòng Quan hệ khách hàng ngày càng có vai trò quan trọng. Tính đến
ngày 31-5-2007, dư nợ tín dụng của ABBANK đã tăng hơn 190% so với
hồi kết thúc năm ngoái, riêng dư nợ tín dụng cá nhân gia tăng 280%
tương ứng. Năm 2006, cho vay cá nhân của ngân hàng An Bình mới chỉ
là 0%, nhưng sang đến năm 2007, con số này đã vọt lên 38.6% quả thật
đáng kinh ngạc. Lí giải cho điều này, ta có thể thấy khi đời sống người
dân đang ngày một nâng cao, dẫn tới nhu cầu cho việc tiêu dùng mua
sắm nhà cửa, ôtô hay đồ đạc, gửi tiền tiết kiệm tăng cao, nhu cầu chuyển
13
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
khoản thay vì sử dụng tiền mặt cũng dần được ưa chuộng nên trong
tương lai tới ta có thể chắc chắn mảng tín dụng dành cho khối khách hàng
cá nhân sẽ tăng trưởng nhanh và vững chắc.
2.3. Đặc điểm phòng Quan hệ khách hàng cá nhân- Chi nhánh Hà
Nội:
Phòng Quan hệ khách hàng- Chi nhánh Hà Nội có tất cả 9 chuyên viên
tín dụng trong đó có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng. Họ đều là những
nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, ham học hỏi. Tất cả đều có thể phân
tích tín dụng cho tất cả 14 sản phẩm, không phân biệt lĩnh vực cho vay
nào. Điều này tạo nên sự linh hoạt trong cách thức xử lý công việc khi
mọi người có thể hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt khi một vài loại sản phẩm tín
dụng được đặc biệt ưa chuộng. Trong tất cả 14 sản phẩm, cho vay mua
nhà/đất có bảo hiểm người vay (YOU HOUSE plus) chiếm tỉ trọng khá
lớn, khoảng 60-70% dư nợ tín dụng của tất cả các sản phẩm.
14
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
Chương II: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI

15
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
1. Quy trình tín dụng chung
:
Chuyên viên
QHKH
(1)
hướng
dẫn khách hàng
lập hồ sơ
Chuyên viên QHKH làm
tờ trình thẩm định khách
hàng, báo cáo cấp phê
duyệt có thẩm quyền
Cấp có thẩm quyền
phê duyệt cho vay hay
không, báo chuyên
viên QHKH thông báo
tới khách hàng.
Nhân viên
QLTD
(2)
thực
hiện các bước
chuẩn bị công
chứng, đăng ký
GDĐB
(3)
Gửi văn bản từ

chối cho vay tới
khách hàng
QLTD lập và
công chứng
HĐTD
(4)
,
HĐTC
(5)
theo
quy chế.
GDV
(6)
giải ngân,
theo dõi nợ theo
tiến độ thanh
toán.
GDV thu nợ,
QHKH và QLTD
gia hạn, điều
chỉnh kỳ hạn nợ,
thu nợ trước hạn.
16
Khách hàng có
nhu cầu vay vốn
đến ABBank
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
(1): Quan hệ khách hàng (2): Quản lý tín dụng (3): Giao dịch đảm bảo
(4): Hợp đồng tín dụng (5): Hợp đồng thế chấp (6): Giao dịch viên

 Bước 1 : Khách hàng có nhu cầu vay vốn tới ABBank. Trong bước
này, chuyên viên sẽ phỏng vấn trực tiếp khách hàng để có những
thông tin cơ bản nhất về nghề nghiệp, tính chất ổn định của thu nhập,
gia đình, tài sản đảm bảo (giai đoạn đầu thu thập dữ liệu trong phân
tích 5C: Capital, Collateral, Capacity, Character, Condition).
 Bước 2 : Chuyên viên QHKH hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ. Danh
mục hồ sơ vay vốn gồm:
 Tài liệu pháp lý: Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh;
CMND; Hộ khẩu thường trú; Giấy đăng ký kết hôn/ Xác nhận
độc thân.
 Tài liệu sử dụng vốn vay: Giấy đề nghị vay và phụ lục kinh
doanh (theo mẫu của ABBank); Giấy phép kinh doanh; Hợp
đồng xây dựng, Dự toán chi phí xây dựng/Hợp đồng mua bán
xe/Biên nhận/Biên lai nộp tiền.
 Tài liệu tài chính và thu nhập: Báo cáo tài chính với doanh
nghiệp tư nhân; Tờ khai VAT; Sổ theo dõi doanh thu, phải thu,
phải trả, hàng tồn kho; Hợp đồng mua bán đầu vào, đầu ra; Hoá
đơn mua bán; Biên lai thuế; Hợp đồng cho thuê nhà/xe, giấy tờ
sở hữu nhà/xe; Hợp đồng lao động; Xác nhận lương/thu nhập
 Tài liệu tài sản đảm bảo:
17
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
• Bất động sản: Chứng từ quyền sử dụng đất; chứng từ quyền
sở hữu nhà; Hợp đồng mua bán nhà; Tờ khai trước bạ; Bản
vẽ.
• Động sản: chứng tờ sở hữu động sản.
Ở bước này, chuyên viên tiếp tục cập nhật những thông tin về khách hàng để
hoàn thiện dữ liệu cho phân tích 5C
 Bước 3 : Chuyên viên QHKH làm tờ trình thẩm định khách hàng, báo

cáo , đề xuất của mình có nên cho vay hay không lên cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Những món vay nhỏ khoảng 200-300 triệu đồng
hoặc cầm cố sổ tiết kiệm/số dư tài khoản để vay tối đa 500 triệu đồng
thuộc thẩm quyền xét duyệt của trưởng phòng tín dụng, nếu vay tối đa
1,5 tỷ đồng thì thuộc thẩm quyền xét duyệt của Phó Tổng Giám đốc
và nếu hơn 1,5 tỷ đồng thì phải đưa ra Hội đồng tín dụng để được xét
duyệt.
 Bước 4 : Cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay hay không, báo chuyên
viên QHKH thông báo tới khách hàng
 Bước 5 : Nếu đồng ý cho vay: Nhân viên QLTD thực hiện các bước
chuẩn bị công chứng, đăng ký GDĐB
Nếu không đồng ý cho vay: Gửi văn bản từ chối cho vay tới khách
hàng
 Bước 6 : QLTD lập và công chứng HĐTD, HĐTC theo quy chế.
 Bước 7 : GDV giải ngân, theo dõi nợ theo tiến độ thanh toán.
 Bước 8 : GDV thu nợ, QHKH và QLTD gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ,
thu nợ trước hạn.
* Lãi suất cho vay: áp dụng theo biểu lãi suất cho vay do Tổng Giám đốc
ABBank ban hành theo từng thời kỳ và theo từng loại sản phẩm.
18
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
2. Sản phẩm cho vay mua nhà/đất có bảo hiểm người vay
2.1. Lí do nghiên cứu sản phẩm này
2.1.1. Nguyên nhân khách quan:
Thị trường bất động sản hiện nay đang ấm dần lên, các khu
chung cư, đô thị liên tiếp mọc lên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của dân cư. Song, không phải ai cũng có đủ tiền để mua những căn hộ
cao cấp đó khi hầu hết những người có nhu cầu mua nhà là những cặp
vợ chồng trẻ mới đi làm, chưa tích luỹ được nguồn tài chính đủ để chi

trả cho chi phí mua nhà. Vì thế tiềm năng phát triển của sản phẩm cho
vay mua nhà là rất lớn. Hơn nữa, sản phẩm cho vay mua nhà của
ABBank lại tạo được nét riêng biệt cho mình nhờ đặc điểm khi người
vay sử dụng sản phẩm này, họ được ABBank mua bảo hiểm tử kỳ, khi
có “sự kiện bảo hiểm” xảy ra, công ty bảo hiểm Nhân thọ Prevoir sẽ
gánh thay trách nhiệm trả nợ ngân hàng cho người thân của khách
hàng. Điều này đã hấp dẫn được rất nhiều khách hàng đến sử dụng sản
phẩm.
2.1.2. Nguyên nhân chủ quan:
Đây là sản phẩm chiến lược của ABBank nên nó rất được chú
trọng, bổ sung những tính năng mới tạo nên sự hoàn thiện cho sản
phẩm (sản phẩm được triển khai vào khoảng nửa cuối năm 2007 và
vào ngày 21/4/2009, ABBank thông báo khách hàng vay tiền mua nhà
có thể được đáp ứng tối đa 90% nhu cầu vốn và 80% giá trị tài sản
đảm bảo thay vì 70% nhu cầu và 75% giá trị tài sản đảm bảo, thời hạn
vay có thể lên đến 30 năm thay cho 20 năm như trước đây)
19
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
2.2. Đặc tính của sản phẩm
- Mục đích vay vốn: vay mua nhà đất, xây sửa/ nâng cấp nhà
- Thời hạn vay: lên đến 360 tháng (30 năm).
- Mức cho vay: tối đa 90% tổng nhu cầu vốn nhưng không vượt quá 80% giá
trị tài sản đảm bảo
- Lãi suất: áp dụng lãi suất theo biểu lãi suất của từng thời kỳ do Tổng Giám
đốc ABBank ban hành. Hiện nay, biểu lãi suất như sau
Thời hạn cho vay Kỳ thứ 1 Kỳ thứ 2 trở đi
Đến 1 năm 1,1%/tháng Không áp dụng
1-5 năm 1,1%/tháng LSTK 12 tháng
LCK+0,3%

Trên 5-10 năm 1,1%/tháng LSTK 12 tháng
LCK+0,32%
Trên 10-15 năm 1,1%/tháng LSTK 12 tháng
LCK+0,34%
Trên 15-20 năm 1,1%/tháng LSTK 12 tháng
LCK+0,35%
Trên 20-25 năm 1,1%/tháng LSTK 12 tháng
LCK+0,37%
Trên 25-30 năm 1,1%/tháng LSTK 12 tháng
LCK+0,4%
Như vậy, lãi suất cho vay của kỳ thứ 1 là 13,2%/năm và với lãi suất tiết kiệm
12 tháng lãi cuối kỳ được áp dụng từ ngày 2/7/2009 là 8,8%/ năm thì lãi suất
cho vay từ kỳ thứ 2 trở đi trên dao động trên dưới 9%/năm - mức lãi suất
không phải là quá cao hiện nay.
- Tài sản đảm bảo: là bất động sản thuộc sở hữu của người vay hoặc là bất
động sản dự kiến mua hoặc tài sản bảo lãnh của người thân (cha, mẹ; anh chị
em ruột hoặc người hôn phối).
20
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
- Phương thức trả nợ: tối đa trả nợ hàng tháng là 65% tổng thu nhập chứng
minh được.
+ Lãi trả hàng tháng đúng vào ngày nhận nợ của khoản vay.
+ Ân hạn: thời gian ân hạn trả nợ gốc tối đa là 36 tháng
+ Nợ gốc trả đều hàng tháng hoặc hàng quý
+ Ưu đãi về trả nợ gốc: Số tiền trả gốc hàng kỳ tăng dần phù hợp với kỳ
vọng và khả năng tăng thu nhập của khách hàng trong tương lai.
Trong ¼ thời gian đầu của thời hạn khoản vay, khách hàng được ưu đãi trả
nợ gốc ở mức tối thiểu 10% trị giá khoản vay.
Trong ¼ thời gian tiếp theo, khách hàng được ưu đãi trả nợ gốc ở mức tối

thiểu 20% trị giá khoản vay.
Trong ¼ thời gian tiếp theo, khách hàng được ưu đãi trả nợ gốc ở mức tối
thiểu 30% trị giá khoản vay.
Trong thời gian còn lại đến khi kết thúc khoản vay, khách hàng phải trả phần
nợ gốc còn lại của khoản vay
2.2. Quy trình cho vay: Nhìn chung nó cũng giống như quy trình tín
dụng ở phần 1 trên nhưng có thêm các bước làm về bảo hiểm hợp
tác với công ty bảo hiểm nhân thọ Prevoir
21
Nhu cầu vay >2,4
tỷ đồng
Trình khối KHCN cho ý
kiến thực hiện cấp bảo
hiểm (CBTD phải hoàn thành việc
lập tờ trình trong vòng 2 ngày kể từ
khi nhận đủ hồ sơ)
Khối QLRR xem
xét phê duyệt (tối đa
1 ngày nếu trong hạn mức)
-> chuyển đến
Bước 3
Nhu cầu vay
<800 triệu đồng
800 triệu đồng<Nhu
cầu vay <2,4 tỷ đồng
Cán bộ tín dụng
hướng dẫn KH khai
báo sức khoẻ (bản 5
câu)
Cán bộ tín dụng

hướng dẫn KH khai
báo sức khoẻ (bản 20
câu)
Tất cả các
câu hỏi sức
khoẻ trả lời
“Không”
Ít
nhất 1
câu
“Có”
Ít nhất
1 câu
“Có
ABB phát
hành bảo
hiểm cho
KH
ABB fax
bản khai
báo cho
Prevoir
ABB phát
hành bảo
hiểm cho
KH
Ít nhất 1
trong các
câu còn lại
“Có”

Ít nhất 1 trong
các câu
4,5,6,13 “Có”
Tất cả các
câu hỏi sức
khoẻ trả lời
“Không”
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
Quy trình trên cho ta thấy rõ sự phối hợp chặt chẽ giữa ABBank và
Prevoir trong việc thực hiện bảo hiểm cho khách hàng. Cả ngân hàng và
Prevoir đều được quy định xử lý công việc trong 1 thời gian nhất định
khiến cho công việc được tiến triển nhanh chóng. Điều này cũng góp
phần tạo nên tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Tuy nhiên, trong bước ABBank thực hiện công chứng giao dịch đảm
bảo, đối với loại tài sản đảm bảo chưa có giấy chủ quyền thì ABBank và
khách hàng ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản, đồng thời
ABB
thẩm
định, phê
duyệt,
thực hiện
công
chứng
GDĐB
Prevoir
trả lời
ABB
trong
vòng 2

ngày.
ABB fax
khai báo
sức khoẻ
về cho
Prevoir
KH đi khám sức
khoẻ theo hướng
dẫn của Prevoir
Phát vay
khách
hàng,
theo dõi
nợ
Prevoir gửi
thư xác
nhận
(trường hợp
bảo hiểm
được chấp
nhận)
Prevoir trả lời
ABB trong
vòng 2 ngày
Prevoir gửi
thư xác nhận
(trường hợp
bảo hiểm
được chấp
nhận)

ABB thẩm
định, phê duyệt
thực hiện
Phát vay khách
hàng, theo dõi
nợ
22
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
cùng ký vào “Thoả thuận 3 bên” và chuyển đến công ty chủ đầu tư. Như
vậy, với những trường hợp khách hàng mua nhà mới từ người bán là công ty
chủ đầu tư thì những thủ tục này đã khá đầy đủ để đảm bảo quyền lợi của 3
bên đặc biệt là ngân hàng, hơn nữa công ty này đã được đảm bảo về uy tín
và dự án xây dựng này của họ đã phải thuộc danh mục những dự án bất động
sản được ABBank chấp nhận nên cho vay trong trường hợp tưởng chừng rất
rủi ro này lại có độ an toàn khá cao. Tuy nhiên, khi người bán không phải là
một công ty với một dự án xây dựng được đảm bảo như vậy mà người bán
chỉ là một cá nhân thì sao? Vấn đề khó khăn ở đây là : tài sản đảm bảo là bất
động sản người vay dự định mua thường để tránh bị đánh thuế môn bài nên
người mua và người bán thường thoả thuận với nhau sẽ không làm giấy tờ
thay đổi tên chủ sở hữu. Như vậy, nếu theo pháp luật thì căn nhà đó không
thể trở thành tài sản đảm bảo để bên mua vay tiền ngân hàng để mua căn nhà
đó được. Trên thực tế, các chuyên viên của ABBank thường chỉ linh động
với các khách hàng là khách hàng lâu năm của ngân hàng hoặc đã có những
cơ sở rõ ràng về khả năng trả nợ của người vay. Song, về lâu dài, cách làm
này chắc chắn sẽ phải được cải tiến, tìm ra một cách thức phù hợp, chặt chẽ
hơn.
23
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45

Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN
BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI & MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
1. Mục tiêu hoạt động trong năm 2009:
 Tăng trưởng toàn diện về chỉ tiêu tài chính: Tổng tài sản, huy
động, dư nợ, lợi nhuận, mạng lưới giao dịch.
 Tăng trưởng dư nợ tín dụng 50% đạt 10.500 tỷ . Huy động tăng
45% đạt 11.000 tỷ. Tổng tài sản cuối năm đạt 19.000 tỷ.
 Thu nhập thuần từ lãi: 620 tỷ (Trong đó: Nguồn vốn là 210 tỷ, 2
Khối Khách hàng CN/DN là 410 tỷ). Doanh thu từ dịch vụ 70 tỷ.
Thu nhập từ đầu tư 90 tỷ.
 Quản lý chi phí chặt chẽ, không vượt quá 318 tỷ (tăng không quá
17% với năm 2008)
 Trích đủ dự phòng rủi ro chung 0,75% trên dư nợ. Tổng số dự
phòng rủi ro phải trích thêm trong năm 2009 là 60 tỷ.
 Lợi nhuận trước thuế đạt: 400 tỷ.
 Nợ quá hạn: Không quá 7%, trong đó nợ xấu không quá 3% vào
thời điểm 31/12/2009.
 Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng Quản trị trả tạm ứng
cổ tức 2009 cho cổ đông căn cứ theo kết quả kinh doanh mỗi 6
tháng và báo cáo lại Đại hội thường niên kỳ sau.
2. Chủ đề hoạt động của ABBANK trong năm 2009:
“CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG”.
24
Báo cáo thực tập giữa khoá Lê Thị Khánh Hà
A3 – TCNH – K45
3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cá nhân nói chung
và độ an toàn cho sản phẩm YOU HOUSE plus nói riêng
3.1. Với hoạt động cho vay cá nhân
- Tiếp tục khai thác những khách hàng cá nhân trung thành lâu

năm của các sản phẩm chiến lược như YOU SHOP, YOU
SHOP plus, YOU HOUSE, YOU HOUSE plus…
- Tăng cường cải thiện, bổ sung những tính năng mới cho các sản
phẩm hứa hẹn rất phát triển trong tương lai không xa như: YOU
CAR, YOU STUDY…
- Tiếp tục kiểm soát chặt rủi ro tín dụng và thị trường
3.2. Với sản phẩm YOU HOUSE plus
Bổ sung, hoàn thiện, chuẩn hoá quy trình của sản phẩm cùng những giấy tờ
đảm bảo có giá trị pháp lý cao.
4. M t s xu tộ ố đề ấ
 Thiết lập mối quan hệ ngày càng bền chặt với khách hàng trung
thành bằng việc đưa ra những ưu đãi đặc biệt khi sử dụng sản phẩm
của ngân hàng, tặng quà có giá trị vào những dịp lễ tết, sinh nhật…
như một vé đi du lịch ngắn ngày ở một địa điểm trong nước…
 Thực hiện công tác marketing các sản phẩm tín dụng đến đúng,
trúng đối tượng, ví dụ như sản phẩm YOU STUDY thì nên tiếp cận
đối tượng là những học sinh từ cấp II đến hết đại học, YOU CAR
thì đối tượng khách hàng sẽ là những doanh nhân trẻ, thành đạt…
25

×