Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

“Giải cứu” bất động sản: Góc nhìn từ bạn đọc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.46 KB, 3 trang )

“Giải cứu” bất động sản: Góc nhìn từ
bạn đọc
Nổi bật trong số các ý kiến phản hồi gửi về là những bình luận theo hướng
ủng hộ hoặc phản đối quan điểm "giải cứu" thị trường. Tuy nhiên, xét về
tổng thể, xu hướng phản đối lại là chủ đạo.

Bạn đọc Nguyễn Bá Phú cho rằng thắt chặt tín dụng tại thời điểm này là
hướng đi đúng của Ngân hàng Nhà nuớc. Nếu các ngân hàng cứ tiếp tục cho
vay để đầu tư bất động sản thì bóng bóng sẽ nổ, kéo theo kinh tế của cả nước
gặp khó khăn.

Cùng quan điểm này, bạn đọc Nguyễn Huy Hoàng cho rằng không nên tiếp
tục cho vay bất động sản thời điểm này; điều đó chỉ càng làm cho nền kinh
tế khó khăn hơn gấp bội phần. “Chúng ta cần phải tôn trọng đúng quy luật
thị truờng, thắt chặt tín dụng thì không nên làm nửa vời như vậy. Phải cân
bằng vốn đầu tư cho các ngành nghề sao cho hợp lý”, bạn đọc Hoàng nêu
vấn đề.

Trong khi đó, bạn đọc Nguyễn Văn Hoàng lại đặt câu hỏi: Tại sao phải giải
cứu và giải cứu ai? Theo bạn đọc này, thị trường bất động sản đang đứng
trước cơ hội giảm giá, người có thu nhập sẽ có cơ hội mua nhà. Và “Thế tại
sao không để cho nó giảm?”.

Cũng với quan điểm phản đối, một số bạn đọc tỏ ra bất bình thực sự với
quan điểm của Bộ Xây dựng. Một bạn đọc ký tên "Người xây dựng" viết:
"Thật nực cười khi “Bộ Xây dựng cho rằng, để tạo điều kiện cho thị trường
bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững, Bộ đề nghị Ngân hàng Nhà
nước nghiên cứu và có hướng dẫn các ngân hàng thương mại, tổ chức tín
dụng phân định rạch ròi các khoản vay đối với lĩnh vực bất động sản nói
chung, trên cơ sở không tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản trong tổng dư nợ
của toàn hệ thống".



“Mong muốn của Chính phủ và nhân dân là tạo điều kiện cho thị trường bất
động sản phát triển bền vững và lành mạnh và đó cũng là trách nhiệm của
Bộ Xây dựng. Tại sao Bộ Xây dựng không tư vấn cho Chính phủ và đề ra
các giải pháp hữu hiệu mà đến bây giờ mới đề nghị nọ đề nghị kia”, thư viết
tiếp.

Thậm chí, một độc giả khác là Phan Đức Hiếu còn nêu vấn đề là tại sao lại
không “giải cứu” cho nền kinh tế, giải cứu cho các doanh nghiệp kinh
doanh, sáng tạo khác, mà chỉ giải cứu cho mỗi “doanh nghiệp bất động
sản”?

Tuy nhiên, một số bạn đọc tỏ ra “thông cảm” với đề xuất của Bộ Xây dựng
cũng như với các chủ đầu tư. Bạn đọc Nguyễn Tùng Giang cho biết anh
đồng tình với cách làm của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua. Tuy
nhiên, Bộ Xây dựng cũng chỉ đề xuất một số giải pháp nhằm giảm bớt khó
khăn cho thị trường bất động sản trên cơ sở không tăng tỷ trọng dư nợ tín
dụng bất động sản trên tổng dư nợ toàn hệ thống, nghĩa là chỉ cơ cấu lại các
khoản cho vay bất động sản hợp lý hơn mà thôi.

“Hiện nay rất nhiều dự án không thể tiếp tục do thiếu vốn. Nếu cứ để những
dự án này đắp chiếu thì sẽ phát sinh nhiều chi phí cho bảo quản, hỏng hóc,
chưa kể giá nguyên vật liệu có thể tăng trong thời gian tới. Điều này dẫn đến
giá thành cao lên, gây khó khăn cho việc giảm giá bán. Hơn nữa, tôi nghĩ
nếu các dự án này được hoàn thành thì nguồn cung bất động sản sẽ tăng lên
đáng kể, làm tiền đề cho việc giảm giá bất động sản”, bạn Nguyễn Tùng
Giang đưa ra quan điểm.

Một bạn đọc có tên Nguyễn Văn Đực (trùng với tên một doanh nhân nổi
tiếng trong lĩnh vực bất động sản - PV), nói rằng cần xem việc giải cứu bất

động sản hoặc ngành nghề nào khác cũng là một điều bình thường của một
đất nước phát triển trong môi trường đầy biến động.

“Đành rằng có nhiều chủ đầu tư sau khi đạt được siêu lợi nhuận, phất lên
một cách đột biến đã có cung cách tiêu tiền quá đáng (xe xịn, máy bay, du
thuyền, biệt thự và cả… người đẹp) rồi phát ngôn ngạo nghễ, để bỗng dưng
trở thành kẻ đáng ghét dưới mắt đa số người dân trong nước còn nghèo đói.
Nhưng xin đừng nhìn các chủ đầu tư bất động sản khác qua hình ảnh của
những đại gia ngạo mạn này. Bởi vì còn có nhiều chủ đầu tư bất động sản
nặng lòng với nhu cầu ở bức thiết của đại đa số người dân”, bạn đọc này viết
và nhấn mạnh rằng “lâu lắm rồi tôi mới có dịp ủng hộ 100% đề xuất của Bộ
Xây dựng”!

×