Các biện pháp nâng cao hiệu quả của truyền thông?
Để nâng cao hiệu quả truyền thông cần phải:
- Biết đối tượng truyền thông: trình độ văn hoá, đối tượng, phong tục tập quán, đặc
điểm tâm lý của đối tượng, thói quen hoạt động, lao động, biết thời gian của họ để
tác động vào đối tượng. (Từ đó cho ra đời những kênh sóng phục vụ những đối
tượng riêng biệt)
- Thông điệp phải đúng lúc: nhanh, đảm bảo tính thời sự.
- Đối tượng tự phá bỏ rào chắn
- Phân loại đối tượng như người không có khả năng nghe hoặc đọc, đối tượng đã
được biết rồi, loại tiêu cực…
Trình bày thông điệp tốt như chú ý hình thức bắt mắt, giật tít hay, hấp dẫn, tranh
ảnh đẹp; nội dung mang tính thời sự, thông tin nhân, phân tích sâu…
Chọn đúng phương tiện truyền thông theo xu hướng hiện nay. VD những người trí
thức ở thành thị, những người dân nông thôn thường có xu hướng nghe đài phát
thanh khi đi ô tô, xe buýt, hoặc đi làm đồng…
- Sử dụng các phương tiện truyền thông đặc biệt là các phương tiện nhìn thấy được
để chứng minh; giúp họ nhớ lâu hơn thông điệp ta đưa ra.
- Thường xuên kiểm tra, đánh giá kết quả của quá trình truyền thông thông qua
hòm thư góp ý, lấy ý kiến của khán giả nhằm tìm hiểu sự yêu thích, sự chú ý của
của đối tượng, hiểu đúng ý nghĩa thông điệp, người tiếp nhận chấp nhận, những
suy nghĩ, hành động và thực hiện có hiệu quả như mong muốn của người cung cấp
hay không?
- Nâng cao chất lượng, nội dung và cải tiến các phương tiện KHKT hiện đại hóa.
Biện pháp nào mang lại tính đột phá tại sao?
- Trình bày thông điệp tốt
- Chọn đúng phương tiện tuyên truyền
- Chọn đúng nội dung
- Chọn nhóm công chúng( lựa chọn nhóm đối tượng xác định)
+ Thành phố lớn: báo in, báo hình, internet
+ Nông thôn: phát thanh, Truyền thanh, truyền hình
- Sử dụng kết hợp các phương tiên truyền thông đặc biệt là những vật thấy được.
- Kiểm tra và đánh giá kết quả trong quá trình truyền thông
+ Sự chú ý của đối tượng
+ Hiểu đúng ý nghĩa của thông điệp
+ Người tiếp nhận có chấp nhận những suy nghĩ và hành động và thực hiện có kết
quả như mong muốn của người cung cấp không.
Liên hệ thực tế với những ví dụ cụ thể những biện pháp đó?
(Tự nghiên cứu và trình bày theo cách riêng của mình)
Đặc điểm của truyền thông đại chúng?
- Đối tượng tác động rộng lớn, đông đảo công chúng trong xã hội
- Vấn đề truyền thông liên quan đến nhiều người (vấn đề cá nhân mang tính đại
diện, nhiều người gặp phải, nhiều người học tập cách giải quyết vấn đề này)
- Tính gián tiếp: không tiếp xúc trong quá trình phổ cập và phát tán thông tin mà sử
dụng kỹ thuật làm lực lượng trung gian.
- Có tính chất dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ làm theo .
- Có mục đích rõ ràng nhằm mục đích nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi.
- Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân (thể hiện tính tương tác qua lại
giữa nhiều người).
- Tính phong phú đa dạng:
+ Có nhiều cách thể hiện khác nhau như hình ảnh, âm thanh, chữ viết, hoặc nhiều
người thể hiện thông điệp.
+ Hình thức thể loại linh hoạt, phong phú.
+ Đối tượng tiếp nhận đa dạng.
+ Đối tượng phản ánh ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
+ Nội dung thông điệp đáp ứng nhu cầu phát tiển của con người và XH.
+ Hệ thống tín hiệu, phương tiện, phương thức sản xuất, truyền tải thông điệp đa
dạng.
Ưu điểm & hạn chế:
* Ưu điểm:
- Đối tượng tác động rộng cùng 1 lúc lan toả thông tin rất rộng.
- Mức độ tiếp nhận thông tin sâu sắc.
- Dùng nhiều tài liệu phù hợp với nhiều đối tượng bằng các hình thức phong phú,
đa dạng , hấp dẫn tác động đến đối tượng và lưu giữ được.
- Tác động cả về lý trí và tình cảm, tìm nhiều con đường khác nhau để tác động do
vậy đạt hiệu quả cao, thuyết phục nhanh, nhiều, dễ chấp nhận.
- Tác động nhanh chóng kịp thời, nhờ vào sự phát triển của các phương tiện kỹ
thuật, thông tin đến với đông đảo công chúng đa dạng sinh động và hấp dẫn nhất.
* Hạn chế:
- Tính đối tượng và tính phổ quát rất khó giải quyết do tác động vào đám đông.
Nên gặp khó khăn trong việc chọn đề tài, ngôn ngữ như thế nào cho hấp dẫn chính
xác để thông tin.
- Nhận thông tin phản hồi chậm hoặc công phu mới nắm bắt được, đó là từ phản
hồi của công chúng khi đọc báo hoặc xem truyền hình./.