Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

sự hình thành và phát triển của các bộ phái Phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.16 KB, 42 trang )

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ
1 : Sự hình thành và phát triển các bộ phái Phật giáo :
Phật giáo Nguyên thủy được thành lập từ khi đức Phật cịn tại thế và chỉ có một Kinh tạng và
một Luật tạng. Sau khi đức Phật nhập diệt, đạo Phật bắt đầu chia thành hai phái: một là Thượng
tọa bộ gồm những người lớn tuổi và chứng đắc A la hán và một là Đại Chúng bộ gồm đa số cịn
lại, có khuynh hướng phát triển, tiến bộ. Dần theo thời gian, các bộ phái lại tiếp tục chia ra thành
18 bộ phái khác nữa, có lúc lên đến trên 25 bộ phái và mỗi bộ pháp có Kinh tạng, Luật
tạng và Luận tạng riêng giải thích theo tư tưởng, sự hiểu biết riêng của bộ phái mình. Vì vậy Phật
giáo bộ phái khơng cịn giống như Phật giáo Nguyên thủy nữa
Phật giáo Nguyên thủy → Phật giáo Bộ phái
→ Phật giáo Đại thừa.
“ Tóm lại, sự phân ly của Cộng đồng Tăng già thành nhiều bộ phái đã xuất phát từ
nhiều nguyên nhân khác nhau và phức tạp, mà chúng ta không thể nhận biết được
cách rõ ràng, và chúng thay đổi theo thời gian.”
1.1 : Tam tạng của các bộ phái Phật giáo :
1.1.1 : Thượng Tọa bộ :
Kinh : Panca Nikaya : Ngũ bộ :
Trường Bộ kinh = Trường A Hàm : Pháp Tạng bộ
Trung Bộ kinh = Trung A Hàm:Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ
Tăng Chi Bộ kinh = Tăng Nhất : Đại Chúng bộ
Tương Ưng Bộ kinh=Tạp A Hàm:Thuyết Nhứt ThiếtHữu bộ
\Tiểu Bộ kinh
Luật : Vinaya Pitaka
Luận :
1) Dhammasangani : Pháp Tập luận
2) Vibhanga : Phân Biệt luận
3) Dhatukatha : Giới luận
4) Puggala Pannatti : Nhân Thi Thiết luận
5) Kathavatthu : Luận Sự
6) Yamaka : Song Luận
7) Patthana : Phát Thú luận


2.tổng quát


Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập : tập I, gồm
50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh, theo nguyên bản Pàli của Hội Pàli
Text Society để phiên dịch và dùng ba bản dịch làm tài liệu. Tài liệu thứ nhất là những ghi chú
bằng tiếng Anh và chữ Hán, tơi đã tự mình ghi vào bản Pàli, từng chữ, từng hàng, từng trang một,
khi tôi theo học bản Pàli này, từ năm 1952 đến năm 1955 tại Hội Dharmaduta Vidhyalaya ở
Colombo, Tích Lan, do Ngài Pannananda diễn giảng. Bản tài liệu thứ hai là bản dịch "The Middle
Length Sayings" của Cô L. B. Horner, hội Pàli Text Society, một cơng trình dịch thuật rất chu
toàn; và bản thứ ba là bản dịch ra tiếng Nhật của bộ Nam truyền Đại Tạng Kinh.

Chương 2: tổng quan về giáo lý nghiệp báo
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT Ý NGHĨA CỦA NGHIỆP BÁO
2.1.Nghiệp: Tiếng Pàli gọi là Kamma, tiếng phạn Karma có ý nghĩa là hành vi hay hành động.
Dịch nghĩa cùng tột của nghiệp là tác ý (Citana). Tư tưởng, lời nói, việc làm thường do ý muốn
làm động cơ phát khởi. Phật giáo gọi ý chí hay ý muốn ấy là tác ý. Tất cả hànhh động có tác ý dù
biểu hiện ở thân, khẩu, ý đều tạo nghiệp. Những hành động không cố ý, không chủ tâm mặc dù
đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm đều không tạo nghiệp. Tác ý là yếu tố quan trọng để tạo
nghiệp như Đức Phật dạy:
“Này các Tỳ kheo, Như Lai xác nhận rằng chính tác ý là nghiệp, có ý muốn làm mới có hành
động bằng thân, khẩu hoặc ý.”
(Angutta Nikaya III, 415 the Expositor Phần 1 tr. 117)
2.1.1.Báo : Trả lại, đáp lại.
Nghiệp báo là sự thọ nhận được đem lại từ những hành động có tác ý.
II. NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT CỦA NGHIỆP BÁO
1.

1.


Sự liên hệ giữa nghiệp nhân và nghiệp quả

Phật giáo cho rằng sự biến hoá của vũ trụ, sự lưu chuyển của nhân sinh mạng đều do nghiệp lực
của chúng sanh tạo thành. Nghiệp lực (sức mạnh của nghiệp) chính là những hàng vi thiện hay ác
của chúng sanh. Chúng giống như màu sắc một cách liên tục không ngắt đoạn huân nhiễm tâm
thức của chúng sinh, là chủ tể của sinh mệnh rồi lại từ ở trong tâm thức theo ngoại duyên (điều
kiện bên ngoài) mà hiện hành bộc lộ cũng giống như hạt giống gieo xuống đất nhờ các ngoại
dun là ánh sáng, độ ẩm, khơng khí... mà sanh trưởng. Đó là hiện hành của nghiệp mà hiện hành
của nghiệp chính là kết quả tạo tác của nghiệp nên nói :
“Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” Nghĩa là: Thiện ác cuối cùng đều có quả báo. Qua đó ta thấy
nhân có mặt thì quả có mặt đã có nhân tức tạo thành quả dầu sớm hay muộn, mà quả có mặt cũng
tức là nhân có mặt. Cả hai thống nhất biện chứng và sự ly khai hay phủ định của cái này sẽ kéo
theo sự ly khai hay phủ định của cái kia. Vì thế khơng một nghiệp nhân nào không đưa đến quả
và không một nghiệp quả nào không làm nhân cho nghiệp quả khác. Nhơn quả tương đãi đắp đổi


cho nhau và tiếp nối mãi khơng ngừng. Do đó, trong cuộc sống nếu chúng ta gieo hạt giống bất
thiện thì sự gặt hái những quả khổ đau sẽ đưa đến trong tương lai và ngược lại những hành động
thiện sẽ sản sinh ra những nghiệp quả lạc thú, hạnh phúc như lời Đức Chúa Jêsu đã dạy: “Con
người gieo cái gì thì gặt cái đó.”
Hay Kinh Tạp A Hàm có ghi:
“Đã gieo giống nào,
Thì sẽ gặt hái quả ấy.
Hành thiện sẽ thâu gặt quả lành,
Hành ác sẽ thâu gặt quả dữ.”
Như vậy những gì do nghiệp khởi sinh trong hiện tại rất quan trọng: Vì hạnh phúc hay thống khổ
của chúng ta trong tương lai phần lớn tuỳ thuộc vào hiện tại của chúng ta. Cũng như những hành
động quá khứ ảnh hưởng (duyên sinh) nhiều hay ít đến tính tình và hồn cảnh hiện tại vì thế Đức
Phật dạy:
“Dục tri tiền thế nhân

Kim sinh thọ giả thị.
Dục tri lai thế quả,
Kim sanh tác giả thị.”
(Muốn biết đời trước tạo nhân gì thì hãy xem đời nay chịu quả như thế nào; Muốn biết đời sau sẽ
chịu quả gì thì hãy xem đời nay tạo những nhân gì.)
Bài kệ nhân quả trên nói lên một cách minh xác về tác dụng của nghiệp qua sự liên hệ nhân quả
trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Định luật nhân quả trong lãnh vực tinh thần đạo đức
là “nghiệp Báo” nên người viết xin đi sâu vào ác loại nghiệp và tác dụng của nó để làm sáng tỏ
về sự sai biệt, bất bình đẳng ở con người.
1.

2.

Các loại nghiệp và tác dụng của nghiệp

Trong Phật giáo có hơn 60 danh từ nói về nghiệp, ở đây người viết chỉ trình bày một số
nghiệp căn bổn.
1.

a.

Phân loại theo thân, khẩu, ý.

Nghiệp gồm:
Thân nghiệp: Thân biểu nghiệp, thân vô biểu nghiệp
Ngữ nghiệp: Ngữ biểu nghiệp, ngữ vô biểu nghiệp.


Ý nghiệp: Gồm mọi ý nghĩ có tạo nghiệp.
Thân biểu nghiệp: Sự tính tốn cố ý phát động ra nơi thân với những nét biểu lộ rõ rệt trông thấy

được.
Thân vô biểu nghiệp: Khi đang khởi lên thân biểu nghiệp bên trong nội tâm vẫn có một năng lực
vơ hình khơng biểu lộ rõ rệt, nó cứ theo luật nhân quả thúc đẩy thân hoạt động hay đừng hoạt
động. Năng lực này tiềm ẩn khó trơng thấy được.
Ngữ biểu nghiệp và ngữ vô biểu nghiệp tương tợ như vậy.
1.

b.

Phân loại theo thiện, ác, vơ ký

Thiện nghiệp:
Thân thiện nghiệp: Xa lìa sát, đạo, dâm.
Ngữ thiện nghiệp: Xa lìa nói dối, xa lìa nói hai lưỡi, xa lìa nói lời thơ ác, xa lìa nói thêu dệt.
Ý thiện nghiệp: Khơng tham, khơng sân, chánh kiến.
Ác nghiệp:
Thân ác nghiệp: Sát, đạo, dâm.
Ngữ ác nghiệp: Nói ác, nói lời vơ ích, nói dối, nói ly gián chia rẽ.
Ý ác nghiệp: Tham, sân, tà kiến.
Vô ký nghiệp: Không thiện, không ác. Do sức nghiệp yếu cho nên không sinh ra quả.
Theo Luận Tỳ Sa 51 thì: “Pháp hay chiêu cảm quả báo khả ái, lạc thọ thì gọi là hiện, cịn nếu
khơng cảm quả khơng khả ái, khổ thọ thì gọi là ác, nếu khác với cả hai cái trên thì gọi là vơ ký.”
Luận Câu Xá 15 cũng cho rằng: “Nghiệp an ổn hay chiêu cảm được quả báo khả ái và Niết bàn
tạm thời và vĩnh viễn xa lìa thống khổ gọi là thiện, nghiệp không an ổn hay chiêu cảm quả báo
bất khả ái gọi là ác. Còn nghiệp trái với hai tánh trên gọi là vô ký.”
Tất cả việc lành dữ phát động ở thân, khẩu, ý đều trải qua ba giai đoạn là gia hạnh, căn bản, hậu
khởi. Gia hạnh là tiền phương tiện; căn bản là ngay lúc sự việc hoàn thành; hậu khởi là những
hành động kế tiếp sau đó chỉ phần căn bản mới là nghiệp đạo, chứ không phải phần gia hạnh hay
hậu khởi như Luận Câu Xá 16 có nói:
“Về bất thiện, thân ác nghiệp đoạn trừ một phần của thân ác, hành động không kể vào đó là các

thân nghiệp ác thuộc gia hạnh và hậu khởi và các việc như uống rượu, đánh trói…. Vì những
việc này khơng thơ bạo rõ rệt bằng những thân ác hạnh làm kẻ khác mất mạng, mất của…. Như
Đức Phật dạy đặc biệt phải xa lánh. Chỉ mấy việc ác chính như làm kẻ khác mất mạng, mất
của…. Mới gọi là nghiệp đạo. Ngữ ác nghiệp đạo không kể những ác hạnh thuộc gia hạnh, hậu


khởi, khinh vi. Ý ác nghiệp đạo không kể những ác hạnh thuộc tư duy ác và lòng tham nhẹ… Về
thiện, thân thiện nghiệp thuộc gia hạnh, hậu khởi và các việc khác như bố thí, cúng dường, lìa
uống rượu… Ngữ thiện nghiệp đoạn trừ một phần của ngữ diệu hạnh như ái ngữ, thật ngữ…
Không kể vào, ý thiện nghiệp đoạn trừ một phần của ý diệu hạnh như các tư duy thiện không kể
vào.”
1.

c.

Phân loại theo thời gian

Hiện nghiệp: Là nghiệp nhân gây ra trog đời này và được trổ quả ngay trong kiếp hiện tại như
những kẻ giết người thì bị tử hình… nên trong tục ngữ có câu:
“Đời xưa quả báo thì chầy,
Đời nay quả báo một giây nhãn tiền.”
Sinh nghiệp: Nhân gieo trong kiếp này nhưng trả quả ở kiếp kế cận.
Nói về hai nghiệp này Đức Phật dạy:
“Có hai loại nghiệp này các Tỳ kheo, thế nào là hai? Tội có kết quả ngay trong hiện tại và tội có
kết quả ngay trong đời sau. Thế nào là tội có kết quả ngay trong hiện tại? Ở đây này các Tỳ kheo
có người thấy vua chúa bắt được người ăn trộm, kẻ vô loại đều áp dụng nhiều hình phạt sai
khác. Chúng đánh bằng roi… bằng gậy… bằng côn… chúng chặt tay… chặt chân… Này các Tỳ
kheo đấy gọi là tội có kết quả ngay trong hiện tại. Và này các Tỳ kheo thế nào là tội có kết quả
ngay trong đời sau?... Quả dị thục của miệng làm ác trong đời sau là ác và khổ. Quả dị thục của
ý làm ác trong đời sau là ác và khổ. Nếu thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác… Sau khi từ bỏ

thân làm ác, tu tập thân làm thiện, từ bỏ miệng nói ác tu tập miệng nói thiện và cư xử tự ngã
hoàn toàn thanh tịnh, này các Tỳ kheo đây là có tội kết quả trong đời sau.”
(Tăng Chi Bộ Kinh, chương 2 Pháp, HT. Thích Minh Châu TCCPHVN, 1988)
Nghiệp vô hạn định (Hậu nghiệp): Nếu chưa trổ quả trong kiếp này hay kiếp kế cận thì nghiệp
đó sẽ phát hiện trong bất cứ kiếp sau này khi chúng hội đủ điều kiện nên kệ Pháp Cú có câu:
“Giả sử trăm ngàn kiếp,
Nghiệp đã tạo không mất.
Khi nhân duyên hội ngộ,
Quả báo tự mình mang.”
Nghiệp vơ hiệu lực: Đó là những nghiệp đáng lẽ có kết quả trong kiếp này, kiếp sau nhưng
không đủ yếu tố để phát khởi nên chúng nằm yên tại chỗ, không trổ quả cho đến khi người tu
hành chứng đắc quả A La Hán hay vơ dư y Niết bàn thì nghiệp đó chấm dứt khơng cịn trổ quả
nữa. Hoặc nếu chưa nhập vơ dư Niết bàn mà nghiệp đời trước còn nhiều phải trả thì trong nhiều
đời dồn lại một và trả nghiệp một lần. Nghiệp báo đến lúc sẽ khơng cịn hiệu lực nữa khi người tu
đã chứng quả vị giải thoát và giải trừ các chướng nghiệp.


1.

d.

Phân loại theo cảnh giới

Nghiệp cũng chia làm 4 loại theo cảnh giới.
Nghiệp bất thiện: Là 10 loại nghiệp gây ra bởi thân, khẩu, ý đưa đến bốn đường ác: địa ngục,
ngạ quỉ, súc sanh, A tu la.
Nghiệp thiện ở cõi sắc: Được hưởng an nhàn ở 6 cõi trời.


Tứ thiên vương.




Đao lợi thiên hay Tam thập tam thiên.



Dạ ma thiên.



Hố lạc thiên.



Tha hố tự tại thiên.
Do làm những việc từ thiện pháp lành như: bố thí, phóng sanh, chân thật giữ tiết hạnh, nói lời hữu
ích, hồ nhã, khơng tham, khơng sân và có chánh kiến. Nơi những tầng trời này chư Thiên
thường hưởng ngũ dục lạc.
Nghiệp thiện ở cõi sắc: Là kết quả của thiền định khi đắc được bốn bậc thiền và tái sanh vào các
cõi sắc giới. chư thiên khơng cịn dâm dục, khơng cịn muốn ăn nhưng cịn ở trong vật chất, cịn
mang hình thể sắc giới cao hơn dục giới hai bậc, hình thể của chư thiên tốt tươi, cung điện rực rỡ.
Nơi sắc giới chúng sanh sống an tịnh, khơng có tham, sân, si.
Thiện nghiệp ở cõi vô sắc: Cũng do kết quả của sự tu tập và chứng đắc các bậc thiền, sự chứng
đắc các bậc thiền ở cõi vô sanh này lại cao hơn cõi sắc. Chư thiên ở cõi trời vơ sắc này có đời
sống rất lâu dài, thanh tịnh, an lạc nhưng khi quả báo hiệu lực, phước báu đã hết thì cũng sinh trở
về dục giới và chịu những quả vui hay khổ đã tạo ra từ trước.
e. Phân loại theo công tác
Về phương diện ảnh hưởng chi phối sự an vui hay khổ đau của chúng sanh cũng có 4 loại nghiệp.
Sinh nghiệp: Là nghiệp lực chi phối sự tái sanh. Thức tái sanh tuỳ thuộc vào sinh nghiệp này.

Trì nghiệp: là nghiệp lực duy trì sự sinh tồn của chúng sanh từ lúc mới ra đời cho đến lúc lâm
chung. Con người có hạnh phúc hay khơng, làm việc có thành tựu hay khơng tuỳ thuộc ở trì
nghiệp này. Nếu nó duy trì đường học vấn thì sẽ đưa đến vinh quang trong sự đỗ đạt. Nếu trì
nghiệp hướng về nẻo ác, ưa thích làm việc ác thì chắc chắn sẽ khổ sở như khơng bỏ nghề ăn
cướp….
Chướng nghiệp: là nghiệp lực làm trở ngại sinh nghiệp. Như trước chúng ta hiểu sinh nghiệp là
nghiệp lực chi phối làm tái sanh cũng có nghĩa là làm thành sự sống. Nếu sinh nghiệp là thiện thì
nó làm thành sự sống vui, nếu sinh nghiệp là ác thì nó làm thành sự sống khổ. Ở đây chướng


nghiệp ngăn trở sự khổ vui của sinh nghiệp. Nếu đang vui mà bị ngăn trở thành ra sầu khổ đó là
chướng nghiệp ngược lại đang sầu khổ mà trở thành vui đó là chướng nghiệp thiện.
Đoạn nghiệp: là nghiệp cắt đứt dòng sinh mệnh. Như đang sống mà bị tai nạn chết bất đắc kỳ tử
hay chán đời rồi tự tử. Sự kiện này không do số phận hay định mệnh cũng khơng phải do oan
uổng mà chính vì đoạn nghiệp của một người quá mạnh, họ muốn tự tử lúc nào cũng được khiến
cho đời sống bị cắt đứt giữa chừng.
f. Phân loại theo tính chất nặng nhẹ
Cực trọng nghiệp: là nghiệp rất mạnh, rất trọng đủ sức lơi cuốn các nghiệp khác theo nó về thiện
cũng như về ác nên nó có thể bao hàm bốn tính chất năng sanh, năng trì, năng tiêu và năng huỷ.
Cận tử nghiệp: là nghiệp được tạo tác trong khi sắp chết có tính chất quyết định cho sự thọ sanh
đời sau. Do đó, chúng ta phải thường xuyên nhắc nhở những người sắp lìa trần nên nghĩ đến
những hành vi tốt đẹp trong đời hay khuyến khích giúp đỡ họ tạo nghiệp lành trước giờ lâm
chung như niệm Phật, đọc kinh, quán tưởng đến thế giới cực lạc, tịnh độ.... Đôi khi một người
suốt đời làm ác đáng lẽ sanh vào cõi khổ nhưng may mắn lúc lâm chung được giác ngộ và làm
được việc thiện vì thế nên sanh vào cảnh giới lành nhưng quả báo ác lúc trước đã gây phải trả.
Ngược lại một người chăm làm điều lành đáng lẽ sanh vào cảnh giới an lành lại có thể thọ sanh
trong cảnh khổ vì bất thình lình trong giờ phút lâm chung lại có hành vi hay tư tưởng bất thiện
khởi lên. Tuy nhiên nhân lành trước kia không hề mất và sẽ được trổ quả lúc sau này.
Tập quán nghiệp: Nghiệp do sự tập quán liên tục về ngơn ngữ, hành động, suy tư. Nó yếu hơn
cận tử nghiệp nhưng nếu chiến thắng các nghiệp khác nó trở thành cận tử nghiệp.

Tích luỹ nghiệp: Là nghiệp tích luỹ từ vơ thuỷ mà mỗi hữu tình đều có đủ cả tồn bộ trong mình,
có thể gọi nó là con chó săn thuộc loại vơ định kỳ hiệu nghiệp. Nếu khơng có những nghiệp mới
làm thay đổi thì tích luỹ nghiệp này sẵn sàng hiện lên trong giờ sắp chết và trở thành cận tử
nghiệp. Không phải là người trí thì khó lịng nhận rõ được nó nên các nhà Tân Thượng Toạ Bộ ví
nó như một hịn đá được người ngu ném đi dù khi chưa ném hịn đá cũng vẫn ném rồi. Nghĩa là
tự nó rơi xuống, không cần được ném mới rơi.
g. Phân loại theo phạm vi tác dụng của nghiệp cá nhân hay tập thể
Biệt nghiệp: Nghiệp cảm thọ riêng từng cá nhân.
Cộng nghiệp: Thuộc nhiều người cùng tạo và cùng chịu quả báo “Đồng ưu cộng lạc.”
Trên thực tế cộng nghiệp đồng thời cũng là một dạng của biệt nghiệp. Nếu đứng trên gốc độ địa
cầu mà nói thì địa cầu và cuộc sống ở địa cầu là dạng cộng nghiệp của chúng sanh ở đây mà hình
thành nhưng nếu đem đối chiếu với chúng sanh ở cõi sống khác trên một hành tinh khác thì chính
là do bất cộng nghiệp mà có sự phân biệt giữa cuộc sống ở hành tinh đó với cuộc sống trên quả
địa cầu chúng ta. Cũng như loài người ở Châu Phi và loài người ở Châu Á có bất cộng nghiệp mà
hình thành nên vậy nhưng vì cả hai giống người đều sống trên một quả địa cầu cho nên cũng do
cộng nghiệp làm người mà sinh ra như thế. Từ đó suy ra mới hiểu được vì sao trong cùng một
quốc gia, thậm chí trong cùng một gia đình vẫn có rất nhiều khác biệt trong phẩm chất tính cách


và cảnh ngộ giữa người và người với nhau. Tất cả muôn vàn sai biệt đều do cộng nghiệp và bất
cộng nghiệp tạo thành. Xã hội học ngày nay bảo rằng: “Con người là sản phẩm cuả xã hội” hay
nói “Thời thế tạo anh hùng” và “Anh hùng tạo thời thế” cũng là muốn nói đến ảnh hưởng mật
thiết giữa cộng nghiệp và bất cộng nghiệp.
h. Phân loại theo hiệu lực đối với tái sanh
Dẫn nghiệp: Là loại nghiệp dẫn đến tái sanh ở đời sau, nó quyết định thân phận của chúng sanh
ở cõi này, cõi khác như cõi người, cõi súc sinh, cõi quỷ đói, cõi trời…. Chúng ta hiện nay có thân
phận làm người và sống ở cõi người. Điều đó có nghĩa là trong đời sống trước loại năng sanh
nghiệp của chúng ta có tác dụng dẫn chúng ta đến cõi người, cho chúng ta được thân phận làm
người.
Mãn nghiệp: Nghiệp hổ trợ do dẫn nghiệp “Nối tiếp và hình thành dẫn nghiệp” như cũng sinh ra

làm người (cộng nghiệp) nhưng có người mạnh, yếu, sống lâu, chết yểu, giàu nghèo…. Đó là loại
nghiệp dẫn tới quả báo riêng biệt của mọi người gọi là biệt báo.
Năng tiêu nghiệp: Là loại nghiệp ngăn trở, làm giảm yếu năng sanh nghiệp, đã dẫn chúng sanh
tới cõi sống hiện tại.
Năng huỷ nghiệp: Là loại nghiệp có tác dụng lớn, huỷ diệt hoặc là bản thân một loại nghiệp hiện
hữu hay là kết quả của loại năng sanh nghiệp đó.
Năng huỷ nghiệp có hai trường hợp:
Một trường hợp dễ hiểu mà chúng ta có thể chứng kiến như trường hợp xe cộ chết nhiều người
hay là các cuộc ngộ sát hoặc cố sát. Trong những trường hợp này nghiệp lực của năng sanh
nghiệp làm người vẫn cịn nhưng có một năng huỷ nghiệp mạnh được tạo ra từ trước bây giờ tới
độ chín mùi, đến huỷ diệt nghiệp lực còn tồn tại của năng sanh nghiệp (làm người) tạo ra sự cố
mà người việt nam gọi là đột tử hay là bất đắc kỳ tử. Trường hợp thứ hai của năng huỷ nghiệp
khó hiểu hơn nhưng lại có khả năng lớn giúp chúng ta cải tạo nghiệp hay là chuyển nghiệp như
Tăng Nhất A Hàm dạy:
“Này các Tỳ kheo nếu có người nào đó nói một người phải chịu quả báo theo đúng hành vi của
anh ta thì trong trường hợp đó này các Tỳ kheo, sẽ khơng có đời sống Tơn Giáo, sẽ khơng có cơ
may để đoạn trừ, toàn bộ khổ não. Nhưng này các Tỳ kheo nếu có người nào đó nói rằng quả
báo mà một người lãnh thọ tương xứng với hành vi mà anh ta đã làm, thì trong trường hợp đó
này các Tỳ kheo, có đời sống tơn giáo, có cơ may để đoạn trừ tồn bộ khổ não…”
Qua đó cho chúng ta thấy thuyết nghiệp của Phật giáo là bất định không phải là cố định. Khi
chúng ta lãnh thọ một quả báo thì có thể khẳng định là quả báo được lãnh thọ như vậy hoàn toàn
tương xứng với nghiệp nhân đã được tạo ra. Nhưng khi chúng tạo ra một nghiệp nhân thì khơng
thể nói quyết đốn là chúng ta tương lai phải lãnh thọ quả báo tương xứng. Đó là do khả năng cải
tạo nghiệp hay là chuyển nghiệp của những loại nghiệp đủ sức mạnh để cải tạo hay chuyển
nghiệp quá khứ.


Trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ đã từng có trường hợp của Angulimala một tướng cướp đã từng
giết nhiều người về sau gặp Phật được phép xuất gia làm tăng và cuối cùng chứng quả A La Hán.
Hoặc Ambapali một kỷ nữ tài sắc và giàu có, quá nửa đời đam mê dục lạc cũng được duyên may

gặp Phật được giác ngộ, về sau cũng xuất gia và chứng quả A La Hán… Có thể nói thuyết bất
định nghiệp và chuyển nghiệp của Đạo Phật trang bị cho tất cả Phật Tử chúng ta cái bí quyết
khơng những để hạn chế, triệt tiêu nghiệp ác quá khứ mà còn làm cho Phật Tử chúng ta ở mọi
hành động nơi thân, khẩu, ý đều phát huy hiệu lực tối đa, tốt đẹp nhất đối với tương lai của bản
thân chúng ta và xã hội.
Nghiệp có nhiều loại nhưng khơng ngồi ba thứ thân, khẩu, ý hoặc thiện hoặc ác hoặc trung dung
thuộc hữu lậu hoặc thuộc vô lậu. Nghiệp thiện hữu lậu tánh nó ít nhiều mùi vị bất lương, vị ngã
trong đó. Cịn thiện vơ lậu trái lại hồn tồn thanh tịnh thốt hẳn mùi vị bất lương, vị ngã vượt ra
ngồi vịng sanh tử ln hồi. Đó là diệu thiện. Nay đây nói ngun nhân của mê khơng những chỉ
ba nghiệp ác mà cũng gồm luôn cả ba nghiệp thiện hữu lậu vì nó là ngun nhân chiêu cảm quả
báo tốt lành trong cõi người, cõi trời. Nhưng đồng thời nó cũng là trợ duyên tiến lên thiền vô lậu,
mở đường cho sự giác ngộ nên không thể xem thường được.
1.

3.

Vai trò tác ý của người tạo nghiệp

Định nghĩa và tác dụng của nghiệp cho ta thấy rằng trong cuộc sống số phận mà mọi người đang
nhận lãnh và tất cả những gì đang gánh chịu đều là kết quả của chính họ đã làm nên dù an lạc
hạnh phúc hay đau khổ bất hạnh thì con người vẫn luôn luôn là kẻ thừa tự nghiệp, hưởng những
quả mà chính họ gây ra như trong kinh Tăng Chi II Đức Phật dạy: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là
kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm
nghiệp nào đã làm thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp đó.”
(Tăng Chi II, tr. 77. HT. Thích Minh Châu dịch, 1988)
Hay kệ Pháp Cú 155:
“Tự mình điều ác làm,
Tự mình làm nhiễm ơ.
Tự mình ác khơng làm,
Tự mình làm thanh tịnh.

Tịnh khơng tịnh tự mình,
Khơng ai thanh tịnh ai.”
Nghiệp luận của Phật giáo không phải là quyết định luận, mạng luận, vận luận, càng không phải
là túc mạng luận. Đấy là lý do vì sao người ác thậm chí cực ác, nếu biết hối lỗi bỏ ác làm thiện
cũng có thể trở thành bậc Thánh. Trái lại người thiện lành nếu sống bng lỏng giao du bạn xấu,
khơng biết gìn giữ săn sóc ý nghĩ, lời nói và hành vi của mình cũng có thể biến thành người ác,
người xấu, khả năng chuyển thiện thành ác yêu cầu chúng ta phải thường xuyên cảnh giác và nổ


lực. Khả năng chuyển ác thành thiện cũng động viên mọi người bỏ ác, sống thiện. Nói cách khác,
người là chủ nhân của nghiệp nhưng vẫn giữ thế chủ động đối với nghiệp. Người tuy là kẻ thừa
tự của nghiệp nhưng quyết không phải là nô lệ của nghiệp mà hồn tồn có thể, với nổ lực tối đa
và đúng hướng của mình trong hiện tại, triệt tiêu hay là chuyển hướng nghiệp nhân của mình
trong quá khứ. Nhưng vấn đề khó khăn ở đây là nhân quả khác thời, từ khi tạo nhân cho đến khi
sinh quả phải trải qua một thời gian nhất định. Nếu quả báo thuộc đời này gọi là hiện báo, thuộc
đời sau gọi là sinh báo, thuộc đời sau nữa gọi là hậu báo. Nhưng dù là hiện báo, sinh báo hay hậu
báo con người cũng khơng tránh được quả báo do nhân mình tạo ra. Vì vậy thi hào Nguyễn Du đã
viết:
“Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa.”
Con người tự chủ hành vi của mình và chịu trách nhiệm đối với cuộc sống hiện tại và tương lai
của mình, khơng quy trách nhiệm cho thần thánh hay bất cứ một lực lượng siêu nhiên nào. Ta làm
ta hưởng, ta tạo ta chịu đừng ỷ lại không ai có quyền thưởng phạt ta bằng ta. Tinh thần ấy biểu lộ
qua câu ca dao:
“Có vất vã mới thanh nhàn,
Khơng dưng ai dễ cầm tàng che cho.”
Do đó, chúng ta là vị kiến trúc sư xây đắp số phận của chúng ta tạo thiên đường hay địa ngục
cũng chính ta, những gì mà ta nghĩ, nói, làm là của ta. Chính tư tưởng, lời nói và hành động là
nghiệp và chính nghiệp đưa ta lên hay xuống từ kiếp này sang kiếp khác mãi mãi trong dòng luân
hồi nên Đức Phật dạy:

“Phước báu và tội lỗi mà con người tạo ra là tất cả những gì mà con người làm chủ, là những gì
đưa con người đi từ nơi nầy....
Là những gì ln ln chạy theo bén gót con người như bóng theo hình.
Vậy từ đây con người hãy tích trữ cái tốt để đem đi nơi khác trong tương lai.
Hãy tạo một nền tảng vững chắc cho thế gian ngày mai.”
(Tương Ưng Bộ Kinh phần 1, tr 98 HT. Thích Minh Châu, dịch 1988)
Do đó, điểm đặc sắc về nghiệp trong đạo Phật là vấn đề chuyển nghiệp. Nghiệp có thể chuyển
hố tuỳ theo ý muốn của người tạo tác ra nó. Nhưng điều này chỉ làm được khi nó cịn ở giai
đoạn hình thành nghiệp nhân. Khi nhân đã thuần thục và sự thọ báo đã đến kỳ thì nó trở thành
một sức mạnh ngồi ý muốn bây giờ muốn thay đổi liền kết quả nó cũng khơng được. Ví như một
người học trị làm biếng học suốt năm đến giờ vào thi muốn thay đổi kết quả thi hỏng ra thi đậu
cũng khó mà thay đổi cho kịp. Cho nên người có trí, bậc Thánh đệ tử thường ngăn chặn ngay khi
nghiệp nhân đang hình thành. Chánh niệm tỉnh giác trong mọi hành động, biết sợ hãi đối với
những lỗi nhỏ vì một mồi lửa có thể đốt cháy cả cánh đồng; một con sâu nếu sinh sơi nảy nở có


thể phá trụi cả một rừng hoa quả; một hạt thóc gieo xuống đất, ruộng trở thành cây lúa với nhiều
bơng. Vì thế người trí vừa tránh lỗi lầm nhỏ nhặt, vừa siêng năng làm việc thiện trong mọi trường
hợp. Nếu một mồi lửa nhỏ có thể đốt cháy cả cánh đồng thời một việc thiện dù nhỏ được làm với
tâm hồn trong sáng vô tư, vô ngã, không vị kỷ cũng có thể đem lại phước báu vơ lượng vì:
“Mọi hành động từ thiện là nấc thang dẫn đến thiên đường.”
(Henry Ward Beecher)
Cịn phàm phu chúng ta thì mặc sức gây tạo nhân xấu khi quả đau khổ xảy đến thì than trời trách
đất rồi đâm ra chán nản với cuộc sống như nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã than:
“Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.”
Hồ Thượng Thích Minh Châu đã từng nhắc nhở chúng ta về nội dung cơ bản của kinh Đại Bát
Niết bàn. Hoà Thượng viết: “…Giáo dục của Đạo Phật nhằm thay đổi một quan điểm sai lầm
bằng một quan điểm đúng đắn, thay hiểu lầm (vô minh) bằng trí tuệ… theo Đức Phật có 4 điên
đảo:



Sự vật vơ thường xem đó là thường.



Sự vật khổ xem là lạc.



Sự vật vơ ngã xem đó là ngã.



Sự vật bất tịnh xem đó là tịnh.
(Bài thái độ và phương pháp của HT. Thích Minh Châu đăng tạp chí tư tưởng số 5 -1971).
Đó là con đường giải thốt thường, lạc, ngã, tịnh của Niết Bàn khẳng định khả năng « chuyển
nghiệp » của con người trong cuộc sống thiên nhiên và xã hội. Nói cụ thể hơn đó là nguyên lý
khẳng định năng động tính chủ quan của con người có thể tạo ra « Bốn sự đảo lộn, » bốn biến đổi
lớn. Tư tưởng Phật Giáo cho rằng trong quá trình tạo nghiệp qua thân, khẩu, ý con người chẳng
những có khả năng hiểu biết và nắm được thực chất của thế giới hiện hữu và của cuộc sống bản
thân mà cịn có khả năng cải tạo thế giới, cải tạo bản thân (khả năng phá pháp chấp và khả năng
phá ngã chấp) để làm chủ khách quan và làm chủ cá nhân mình, khơng để cho con người nơ lệ
trước những sức mạnh của lực lượng thiên nhiên và lực lượng xã hội, nơ lệ trong sự trói buộc của
những dục vọng bản năng thấp hèn, của những quyền lợi ích kỷ và của những kiến hoặc ngoại
đạo. Sự khẳng định này có một ý nghĩa thật lớn lao đối với con người và cuộc đời, mở ra một
chân trời bao la đầy hứa hẹn, ước mơ và tươi đẹp tạo cho con người có niềm tin và ý chí vương
lên trong cuộc sống. Thực tế cho thấy những nhà bác học phần đông phải trải qua những thất bại
khổ đau thậm chí cịn ln gặp những số phận tối tăm nhưng họ không cam tâm chịu như một số
phận an bài mà đã vươn lên đạt đến đỉnh cao của vinh quang trong cuộc sống và hiện nay biết bao

tấm gương sáng vượt lên trên số phận của mình đạt đến sự thành cơng xuất hiện trên báo chí.
Nhưng bên cạnh đó cũng khơng ít người đã gục ngã trước những thất bại đắng cay nên dẫn đến


những cái chết bi thương đúng như lời nói một triết gia đã nói: “ Cảnh khổ là nấc thang cho
những người anh tài, là kho tàng cho những người khôn khéo, nhưng cũng là hố thẳm cho những
kẻ yếu hèn. ”
Về các nghiệp do thân làm ra hay do miệng nói ra thường có ý niệm sai khiến. Có những người
làm những thân nghiệp ác, khẩu nghiệp ác với ý niệm thiện như sát hại bạo chúa để cứu mạng
người. Ngược lại cũng có nhiều người làm những thân nghiệp thiện, khẩu nghiệp thiện với ý
niệm ác như giả làm nhân nghĩa để lừa gạt người khác, kiếm lợi cho mình hoặc tổ chức những
nhà ni trẻ mồ cơi với mục đích vụ lợi.... nên một nhà văn hào Pháp có nói:
Kẻ ác là kẻ chỉ biết làm tốt cho chính mình.
(Le mschant est celui qui n’est bon que pour soi.)
Vì thế điều cốt yếu phải nhận định thiện ác nơi ý niệm chớ không phải nơi việc làm bề ngồi. Do
đó, chúng ta phải ln ln để ý xem tâm ta, theo dõi những vấn đề thiện ác để tránh những nhân
xấu. Đức Phật dùng một hình ảnh tuyệt đẹp để diễn tả sự sai khác giữa pháp của bậc thiện và của
kẻ ác :
“Thật là xa, thật xa khoảng cách giữa mặt đất và bầu trời. Thật là xa thật xa khoảng cách giữa
mặt trời mọc và chỗ mặt trời lặn nhưng còn các xa, cách xa hơn nữa là khoảng cách giữa pháp
của bậc thiện và pháp của bậc ác. ”
(Tăng Chi Bộ kinh, HT. Thích Minh Châu dịch, 1988.)
Cho nên trong cuộc sống nếu chúng ta khơng tịnh hố ác nghiệp nhờ bốn năng lực của sám hối và
chế ngự thì ác nghiệp khơng bng tha chúng ta dù đời cuối cùng chúng ta là Bồ Tát như Ngài
Mục Kiền Liên, đệ nhứt thần thông bị ngoại đánh bằng cây tích trượng của họ. Tồn thân thể của
Ngài trông như ngọn cỏ chỉ: Thịt xương Ngài bị đòn nhừ tử thành một đống bột nhão. Xá Lợi
Phất hỏi tại sao Ngài không thi triển thần thông. Ngài đáp: “Khi nghiệp đến một chữ thần không
nhớ lấy gì nhớ chữ thơng.” Kinh Hiền Ngu, kinh Một Trăm Bài Kệ, Một Trăm Mẫu Truyện
Thừa, Truyền Thừa Tạng Luật…. điều nói sau khi bạn tích luỹ tội hay phước thì kết quả khơng
mất, khơng thể nào nghiệp trở thành phi hữu, con người không thể trốn tránh kết quả của nghiệp

nên kệ 127 kinh Pháp Cú viết:
“Không trên trời giữa biển,
Không lánh vào đồng núi.
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp.”
Hoặc:
“Điều ác tự mình làm,
Tự mình sinh mình tạo.


Nghiền nát kẻ ngu si,
Như kim cương ngọc quý.”
(Pháp cú kệ 161)
Do đó, chúng ta phải thường xuyên tỉnh táo cảnh giác trong mọi ý nghĩ, lời nói và hành vi dù là
nhỏ cũng phải thiện lành quang minh, chánh đại hợp với chánh đạo, chúng ta phải biết luôn ln
tự chế ngự mình, khơng những khơng nói lời bất thiện, khơng có hành vi bất thiện, một tư tưởng
bất thiện, một cảm xúc bất thiện. Chúng ta phải thay đổi lối hành xử ngay ở cấp độ tinh tế nhất,
để cuộc sống và giá trị của cuộc sống có một ý nghĩa đúng đắn và một giá trị thẩm mỹ tích cực.
John Ruskin, một nhà canh tân giáo dục xã hội Anh đã phát biểu rằng:
“Chỉ có đời sống là thứ của cải giá trị nhất. đời sống bao gồm các giá trị của yêu thương, của
vui tươi và nhận thức. Nơi nào nuôi dưỡng được nhiều nhất những tâm hồn cao quý và sung mãn
thì nơi ấy giàu mạnh nhất.”
Cho nên trong cuộc sống mọi ý nghĩ, hành động, lời nói của chúng ta phải được trang bị bằng
tình thương bao la, rộng lớn và trí tuệ sáng suốt.
1.

4.

Ảnh hưởng lịng từ và trí tuệ đối với người tạo nghiệp


Lịng từ là tình thương bao la, đồng đều đối với mọi người, mọi loài, cố gắng giúp đỡ kẻ khác
được an vui. Người có lịng từ sẽ đoạn trừ được tận gốc sân hận, thù hằn, hiếu sát, hiếu chiến.
Nhờ có lịng từ mà cõi Ta Bà bớt tiếng khóc than bể sâu vơi nước mắt, nụ cười nở trên môi. Cho
nên từ tâm là nền tảng của đạo đức Phật giáo. Khơng có tình thương vị tha triệt để này thì khơng
có sự hy sinh bản thân mình để đem lại hạnh phúc cho dân tộc hay nhân loại. Những tấm gương
hy sinh cao cả đều xuất phát từ lòng từ. Lòng từ là một động lực thúc đẩy con người làm mọi điều
tốt lành cho nên nó được ví như suối mát để mọi người tắm gội khi phiền não nóng bức. Lịng từ
cũng ví như bình nước cam lồ mát mẻ ngọt ngào cứu nguy cho những người khi bị lửa sân, si
thiêu đốt cháy cổ như trong kinh Maha Dhammapala Jataka số 385 miêu tả tâm từ rằng: có một vị
Bồ Tát trẻ tuổi khi bị mang án tử hình trong giây phút cuối cùng của cuộc đời, tư tưởng sau đây
đã đến với Ngài: “Đứng trước đây là cha ta, còn mẹ ta thì đang than khóc thảm thiết, kia là
người đao phủ đang chuẩn bị hành quyết ta và ta là một con người sắp sửa bị hành quyết. Dù
sắp sửa chết nhưng ta phải ban rãi tình thương cho mọi người. Ta cầu nguyện cho cha ta - Ta
cầu nguyện cho mẹ ta - Ta cầu nguyện cho người đao phủ và ta cầu nguyện cho ta. Ta cầu
nguyện cho tất cả bốn người đều được an vui và hạnh phúc.”
Qua đoạn kinh vắn tắt này, chúng ta thấy rõ tâm từ là tình thương u đối với mn lồi vạn vật
nên chúng ta mới có một mãnh lực mãnh liệt nhất để tái hiện cuộc sống như thực hành một nghệ
thuật cao cả của cái đẹp trong cuộc sống nên nói: “Chỉ có lịng từ bi rộng lớn mới là giá trị chân
tuyệt đối.” (Mục đích Phật Giáo Viên Âm số 86, tr. 9)
Nếu hằng ngày chúng ta trau dồi và thực hiện tâm từ bằng lời nói và hành động tự nhiên bức màn
ngăn chặn cách che giữa “ta” và “người” tan rã. Sự phân biệt giữa người và ta lần lần biến mất
và cái “ta” sẽ đồng nhất với tồn thể, khơng cịn ta nữa. Ta sẽ đồng hoá tất cả. Một người Phật
Tử chơn chánh phải hành pháp từ đối với chúng sanh và phải tự mình đồng hố hết thảy khơng


phân biệt giai cấp, tôn giáo, chủng tộc, nam nữ sẽ có tác dụng q báu thiết thực ích lợi cho cuộc
đời, ảnh hưởng tốt đẹp cho cuộc sống. Lòng từ làm cho con người trở nên huyền diệu, rộng rãi
thông cảm với đồng loại với muôn vật, với cỏ cây, biết tôn trọng sự sống tất cả và không có lý do
gì sát hại lẫn nhau. Cho nên chúng ta đều tôn sùng bậc:
“Đại từ, Đại bi mẫn chúng sanh,

Đại hỷ, Đại xả tế hàm thức.”
Tâm từ đại đồng của Phật Giáo căn cứ trên sự sáng suốt. từ bi mà khơng có trí tuệ sẽ tác hại như
một bà mẹ thương con không đúng cách, nuông chiều theo mọi sở thích của nó chỉ làm hại nó. Trí
tuệ khơng có từ bi thì cũng tác hại ví như nhờ trí huệ mà các tiến bộ khoa học kỹ thuật hình
thành, nếu khơng từ bi mà sử dụng các tiến bộ khoa học thì sức tàn phá sẽ vượt ngoài sức tưởng
tượng của chúng ta như khi sử dụng năng lượng hạt nhân nếu việc sử dụng này dưới sự chỉ đạo
của lịng từ thì lợi ích vơ cùng ngược lại sử dụng dưới sự chỉ đạo của ác tâm thì tai hoạ cũng
khơng lường được. Do đó, từ bi khơng có trí tuệ cũng như người có tim mà khơng có óc; trí tuệ
thiếu từ bi cũng như người có óc mà khơng có tim cho nên từ bi và trí tuệ ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động con người vì tuỳ theo tâm thức của người tạo tác và quả báo khác nhau. Tăng Chi Bộ
kinh Phẩm Phân Biệt Hạt Muối, Đức Phật giải thích: một người dân đen ăn trộm một con dê của
nhà giàu có, thế lực. Do tội lỗi đó, người dân nghèo có thể bị hành hạ hay bị nhốt tù cho đến xử
tử nhưng nếu việc đó được thực hiện bởi ơng quan lớn của triều đình thì hậu quả có thể khơng là
gì cả giống như nắm muối đó vào trong tơ nước hay ghè nước thì rõ ràng nồng độ mặn đáng kể.
Cũng thế, cùng phạm một tội với người tâm tư bỏn xẻn không tu tập giới, định, tuệ khơng có lịng
từ thì quả báo của nó có thể rơi vào địa ngục. Nhưng đối với người tu tập giới, định, tuệ từ tâm
rộng rãi thì xem như kết quả khơng có hay có rất ít. Có như thế thì sự tu tập để chuyển đổi
nghiệp, để đoạn trừ phiền não đạt được an lạc giải thốt mới có thể xảy ra. Đối với bậc giác ngộ
thì những hành động, lời nói, ý nghĩa của các Ngài ln ln mang tính chất từ bi và trí tuệ để
làm lợi ích cho chúng sanh. Cho nên bậc Thánh đã chứng quả Phật và A La Hán sẽ khơng cịn tạo
nghiệp nữa. Mọi hành động của bậc Thánh đều không bắt nguồn từ tham, sân, si nên không đem
lại quả lành hay quả dữ. Hành động của bậc Thánh là siêu việt cả thiện và ác, siêu việt mọi phân
biệt đối đãi cả trên bình diện đạo đức:
“Cũng như hoa sen đẹp khơng dính nước, bậc Thánh khơng chấp vào thiện ác... Một người siêu
việt thiện và ác, sống thanh tịnh, đi qua đời với sự hiểu biết người đó xứng đáng được gọi là Tỳ
Kheo.”
(Tương Ưng Bộ Kinh - HT. Thích Minh Châu dịch 1988, tr. 547.)
Do đó, chúng ta cần thấy và học tập ở các Ngài những giáo pháp thậm thâm, những trí tuệ siêu
việt, những thứ mà các Ngài đã khổ công tu tập khám phá để giúp cho chúng ta đoạn tận sanh tử,
khổ đau mới thật sự là đúng đắn và cần thiết. Đạo Phật đã vạch rõ căn cứ trên luật nhân quả

nguyên nhân của đau khổ là “Vô minh” là mê mờ không sáng suốt, không nhận chân sự thật,
sống không phù hợp với đạo lý vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh. Con đường tốt đẹp nhất để
xây dựng một cuộc sống an lạc là phải trau dồi khối óc với con tim theo một lẽ sống thuận tình và
hợp lý trong vòng nhân sinh, theo một nếp sống mà Phật Giáo gọi là chánh nghiệp. Chánh nghiệp
là đạo lộ nhầm hướng dẫn những hành vi, tạo tác của con người về thân, khẩu, ý theo đúng


hướng, nhằm phát sinh những hành vi đạo đức, khả kính, hồ nhã. Đó là thực hành đúng theo 5
cấm giới hay thiện nghiệp.


Về thân: Khơng sát sanh, khơng trộm, khơng tà dâm.



Về Lời: Khơng nói dối, khơng nói hai lưỡi, khơng nói lời độc ác, khơng nói lời phù phiếm.



Về ý: Khơng tham lam, khơng sân hận, khơng si mê.
Thực tế, đây phải là q trình rèn luyện khơng ngừng nâng cao trí tuệ và trao dồi đạo hạnh để đạt
đến giác ngộ giải thốt. Phải có trí tuệ tạo ra khả năng thấu triệt và thể nhập chơn lý vũ trụ và
cuộc sống cộng đồng nhân sinh, phân biệt thiện ác, chánh tà chơn giả. Phải có lịng từ bi tơn trọng
sự sống mở rộng tình thương từ cha mẹ, ông bà đến đồng bào đất nước. Xa hơn chúng ta phải
quan tâm đến cuộc sống của cả bản nhân loại luôn nghĩ đến những việc làm đem lại nguồn vui và
hạnh phúc cho mọi người trên tinh thần “Vô ngã vị tha.” Do do, đuốc tuệ và từ bi như đôi cánh
chim nương vào nhau tạo nguồn sức mạnh đưa con người đến những tầng cao hơn.
1.

5.


Sự liên hệ giữa giáo lý nghiệp báo và giáo lý vô ngã trong đạo Phật

Như chúng ta biết nghiệp do hành động tạo tác của con người mà con người là do sự kết hợp của
năm yếu tố: sắc, thọ, tưởng, hành, thức tạo thành.


Sắc uẩn: Là thân thể vật chất.



Thọ uẩn: Lạc khổ, khơng khổ, khơng lạc.



Tưởng uẩn: Là sự nhận biết sự vật qua các giác quan và ký ức.



Hành uẩn: Là các hành động ý chí.



Thức uẩn: Là sự nhận thức nhờ vào nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý
thức.
(Thiền Luận Quyển Trung, Daiseizteitaro Suzuki, 1992, tr. 405.)
Tác động của nghiệp hoàn tồn vơ ngã và khơng dính dáng gì đến người làm thiện hay ác. Khơng
có tác giả của những tác nghiệp hay hành vi, khơng có thọ giả hay người hưởng quả chỉ là do các
uẩn chuyển biến đó là sự nhận xét đúng với chân đế. Có nghiệp, có quả cũng giống như sự tuần
hoàn của cây và trái cây (nghiệp và quả). Mỗi mỗi làm nhân cho nhau mà chuyển biến khơng ai

có thể nói được đâu là đầu mối hay chung cục của nó. Sự biến hố trên đây là sự nối tiếp vô thuỷ,
vô chung tức là luân hồi vô hạn. Điểm này Kinh Di Lan Đà và Trí độ Luận II trang 80 thí dụ như
một ngọn đèn này lan sang ngọn đèn khác để nói rõ ý nghĩa liên tục bất đoạn cũng như con tằm
hố hình con nhộng, con nhộng biến thành con Ngài biến thái như nhau và liên tục. Đại Đức
Buddhaghosa dạy rằng: Khi những thành phần vật chất phối hợp lại cấu thành cái gọi là cây, một
ngày nào và ở một điểm nào trổ ra trái thì ta gọi: “cây sanh trái” hay “cây trổ trái.” Cũng giống
như thế năm uẩn (sắc, thọ tưởng hành, thức) phối hợp lại cấu thành cái gọi là Trời hay Người và
một ngày nào đó “quả lành” hay “quả dữ” trổ sanh ta nói rằng vị Trời hay Người ấy có phước


hay vô phước. Về điểm này Phật cũng đồng quan điểm với giáo sư William James khi Giáo Sư
bác bỏ luận cứ của Descartess và chủ trương rằng: “Chính tư tưởng là người tư tưởng.”
Nếu khơng nghiệp, khơng có người tạo nghiệp, làm thế nào có quả sanh ra từ nghiệp? Nếu khơng
có quả báo làm sao có người thọ quả báo?
“Tác nghiệp hiện hữu ngoài cảm quả,
Và cảm quả ở ngồi tác nghiệp.
Nhưng chính do tác nghiệp,
Mà cảm quả xuất hiện.”
(Nguyên Thuỷ PGTTL, HT. Thích Quảng Độ dịch, 1971.)
Tác ý hay ý muốn làm động cơ phát khởi hành động (bằng thân, khẩu, ý) là kẻ tạo nghiệp. Thọ,
cảm giác là kẻ gặt quả. Ngoài hai tâm sở “Tác ý” và “thọ” khơng có người chủ tác nghiệp, cũng
khơng có người gặt quả. Dù khơng có người chủ tác nghiệp, cũng khơng có người gặt quả. Dù
khơng có người chủ tác ở hậu trường cảm nhận thực sự giá trị của nghiệp nhưng khơng hẳn
khơng lý đến tính cách của hành vi đang được tạo tác và tính cách của hậu quả phát xuất. Nếu
không hiểu tường tận về “Giáo lý nghiệp báo” con người dễ ngộ nhận thân này là vô ngã, mọi
hành động tạo tác là hư dối, khơng thật nên mặc sức tung hồnh tạo nghiệp đến khi quả thuần
thục dễ dẫn đến bi quan yếm thế trong cuộc sống, chớ biết đâu:
“Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không, vị liễu ưng tu hườn túc trái.”
(Liễu ngộ tức nghiệp chướng xưa nay không, chưa liễu ngộ cần phải đền nợ trước.)
(Chứng Đạo Ca- NXB Lá Bối.)

Cho nên có Thiền Khách hỏi Thiền Sư Cảnh Sầm ở Trường Sa: “Tổ Sư Tử Liễu chưa mà bị vua
nước Kế Tân chặt đầu.”
Thiền Sư đáp: “Đại Đức chưa liễu nghĩa nghiệp chướng bổn lai không.”
Sau khi liễu ngộ Tổ thấy các pháp duyên hợp lại hư dối, thân năm uẩn cũng thế nên hành động
tạo tác từ thân lại càng hư dối hơn. Hành động đã hư dối thì nghiệp do hành động tạo thành làm
sao thiệt được. Bởi thấy nghiệp không thật nên xem thường không quan trọng có đến cũng như
trị chơi có gì phải hoảng sợ kinh hãi. Cho nên Vua Kế Tân muốn hại Tổ Sư Tử cầm dao đến
trước Tổ hỏi: “Ngài thấy năm uẩn đều khơng phải chăng?”
Tổ đáp: “Phải.”
Vua nói: “Ngài cho tôi cái đầu được không?”
Tổ đáp: “Năm uẩn không xá gì cái đầu.”


Vua chặt đầu Ngài.
Qua mắt chúng ta thấy đó là trả nghiệp đáng sợ. Song với Tổ đã thấy không thật nói gì là trả. Thật
sự nghiệp đã vay thì phải trả chỉ khác ở chỗ mê thì thấy thật, ngộ thì thấy khơng thật, đã khơng
thật thì trả cũng như khơng trả. Vì thế nói: “Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không.” Cứu cánh
thấy nghiệp báo không thật quả là thấu tột bản chất của nghiệp báo. Tuy không thật nên chẳng
mất đây là bí yếu của Đạo Phật. Do đó, nghiệp là năng lực cá biệt được chuyển từ kiếp này sang
kiếp khác. Nghiệp thủ một vai trò quan trọng trong việc cấu tạo tâm tánh con người. Nghiệp giải
thích hiện tượng kỳ diệu mà ta gọi là vĩ nhân, thiên tài, thần đồng… Một sự hiểu biết rành mạch
về định luật nghiệp báo là điều kiện chính yếu khả dĩ tạo an vui hạnh phúc cho thế gian.
III. GIÁO LÝ NGHIỆP BÁO LÀ NỀN TẢNG CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
Đạo đức là những phép tắc, những chuẩn mực qui định quan hệ giữa người với người, giữa cá
nhân và xã hội trong một thời đại nhất định. Đạo đức được biểu hiện là “những điều nên làm” và
“những điều khơng nên làm” cho cá nhân, gia đình và xứ sở. Nó vốn là sản phẩm tư duy của con
người. Do đó, đạo đức rất cần thiết cho mọi người. Sự suy sụp về mặt đạo đức sẽ là tai hoạ lớn
lao cho con người và cuộc đời nếu con người khơng sáng suốt áp dụng nó trong mọi trường hợp
có khác nào “Một ân nghĩa ban bố ra sẽ làm mất vẻ đẹp của nó.”
Aristotle cũng đã nói: “Một hành vi đạo đức khơng làm thành đạo đức, cũng như một con én

khơng làm nổi mùa xn.”
Tình hình suy thối đạo đức hiện nay bình tĩnh khách quan mà nhận xét phải nói là nghiêm trọng
đến mức có người cho rằng vơ phương cứu chữa. Về mặt chính trị những vụ đàn áp, bức hại cán
bộ và nhân dân vẫn xảy ra khơng ít, nạn ơ dù tham nhũng rất phổ biến. Về an ninh thì nạn chụp
giật, trộm cướp, gây án mạng, các vụ phạm pháp của thanh thiếu niên khá nhiều những kẻ phạm
tội vẫn ung dung sống ngoài sự trừng phạt trị của pháp luật, có người kết án tù vẫn sống phè phỡn
tự do như thách thức đối với tất cả mọi người. Về kinh tế thì lường gạt chia chác, phung phí tài
sản nhà nước, thu gom bất chính chiếm đoạt tài sản của nhân dân cứ ngang nhiên diễn ra. Về văn
hố thì nạn mãi dâm, cờ bạc, rượu chè tràn lan…. Khơng kể xiết. Tình hình ấy địi hỏi mọi người
phải có tinh thần trách nhiệm cá nhân cao. Do đó, giáo lý nghiệp báo quả thật hữu dụng và có giá
trị thiết thực để lập lại một trật tự đạo đức mới cho con người và xã hội hiện đại. Giáo lý ấy răn
con người hãy lãnh lấy trách nhiệm về những hành động có ý thức của mình “đã gieo giống nào
sẽ gặt quả nấy, hành thiện gặt quả lành, hành ác gặt quả dữ” nên Đức Phật dạy chúng ta hãy
thận trọng từ trong ý nghĩ, luôn luôn chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm là ý nghĩ chơn chánh,
không nghĩ xấu, nghĩ ác. Tỉnh giác là tỉnh táo theo dõi mọi ý nghĩ, ý niệm, đảm bảo mọi ý nghĩ, ý
niệm trong tâm ta đều chơn chánh thiện lành không để cho xen vào bất cứ niệm bất thiện nào.
Chúng ta phải luôn luôn thường xuyên tỉnh táo đề phòng khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi
ngửi hương, thân xúc chạm không để cho tâm mống khởi một ý niệm ác nào, nếu có phải lập tức
tìm ra nguyên nhân và đoạn trừ. Chúng ta làm thiện thì khơng những tự thân chúng ta được hạnh
phúc an lạc mà ngay cả những người khác cũng được hạnh phúc an lạc nhờ ảnh hưởng bởi nếp
sống hạnh lành của chúng ta nên dân gian có câu:
“Nhất nhơn tác phước thiên nhơn hưởng,
Độc thọ khai hoa vạn thọ hương.”


(Một người làm người ngàn người được hưởng,
Một cây trổ hoa muôn cây được thơm lây.)
Một người sống làm thiện, một gia đình được hạnh phúc an lạc. Một gia đình sống làm lành, một
khu phố bình yên, một xã hội mong đợi các thành phố bình yên nhưng tất cả đều tuỳ thuộc vào
nếp sống làm lành của chúng ta. Ví như bơng hoa tươi đẹp vừa có sắc lại vừa có hương khiến mọi

người khi ngắm vào đều cảm thấy hân hoan, thích thú như Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú kệ
52:
“Như bơng hoa tươi đẹp,
Có sắc lại thêm hương.
Cũng vậy lời nói khéo,
Có làm có kết quả.”
Bông hoa tươi đẹp dự báo một hương sắc tinh khiết đối với người trồng hoa cần mẫn. Cũng vậy
Phật tử tin vào thuyết nghiệp báo tránh đi những điều ác, thực hành những điều thiện sẽ đưa đến
một nếp sống an lạc hạnh phúc. Mọi khả năng nằm sẵn trong bàn tay của chúng ta, trông chờ sự
quyết tâm nổ lực của chúng ta. Đã qua rồi thời đi tìm giải đáp cho câu hỏi hạnh phúc là gì và đạo
đức là gì? Ngày nay khơng cịn gì nữa chúng ta đã hiểu rõ hạnh phúc không thể trông chờ từ
người khác và đạo đức không chỉ là sự cỗ vũ và đề cao các giá trị nhân bản trên sách báo hay
trong các bài diễn văn mang tính chuyên đề. Cuộc sống hiện đại trông đợi những biểu hiện của
đạo đức và hạnh phúc nơi mỗi người, mỗi gia đình và xã hội. cho nên đạo đức Phật giáo là đạo
đức luôn luôn nhắc nhở con người thấu hiểu lý nghiệp báo như một lẽ công bằng một qui luật
khách quan và khuyến thiện triệt để từ trong ý nghĩ, lời nói, việc làm có thể nói đó là nền đạo đức
hoàn chỉnh tại gia, xuất gia đều làm được. Trên thế giới cũng thành lập năm nguyên lý của một
nền trật tự đạo đức mới toàn cầu vì thế giới đang đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh
hạt nhân, tận diệt loài người, tận diệt cả nền văn minh nhân loại. Chúng ta thấy rằng cả thế giới
chẳng ai muốn chết cả, nhất là hết trong một cuộc tận thế của “Mùa đông hạt nhân.” Trong tất cả
các nước ngày càng phát triển rộng rãi và mạnh mẽ các phong trào đấu tranh cho hoà bình. Coi
việc ngăn chặn thảm hoạ hạt nhân là vấn đề sống còn của 5 tỷ người trên hành tinh của chúng ta.
Thế giới đang đặt ra mục tiêu phấn đấu cho “Một thế kỷ 21 yên lành.” Đó là con đường phải loại
bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân trước năm 2.000. Với niềm tin, nhân loại đã đặt ra những vấn đề
khi đã có khả năng giải quyết:


Cống hiến cuộc sống của mình cho hạnh phúc của tất cả chúng sanh và cho sự nghiệp hồ
bình, cho giải trừ qn sự và tình huynh đệ quốc tế.




Sống nếp sống đạm bạc, lành mạnh biết đủ để dành nhiều thời giờ và sức lực hơn cho sự
nghiệp hồ bình và hạnh phúc của tất cả chúng sanh.



Khơng tham gia bất cứ hành động nào dẫn đến xung đột và chiến tranh. Thực hiện mọi
hoạt động dẫn tới hồ bình, hài hồ và sự cảm thơng quốc tế.




Tơn trọng sự sống của mọi lồi hữu tình, vì sự sống cịn của hành tinh, vì sự trong sạch của
mơi trường.



Chung sống hồ bình và cùng nhau hợp tác trong tinh thần hoà hài quốc tế và hữu nghị anh
em.
Chúng ta đừng cho rằng đấy là những mơ ước viễn vơng mà là những nguyện vọng đầy tính hiện
thực. Nhưng cái quả đẹp đẽ của tương lai an lành đó phải bắt nguồn từ cái “Nhân” tạo dựng từ
hơm nay: “Dục tri lai thế quả - Kim sanh tác giả thị.” Chiến lược cho một thế kỷ 21 yên lành sẽ
tạo ra một bước tiến nhảy vọt trong cuộc sống xã hội trên tồn thế giới địi hỏi bàn tay và khối óc
ủa con người. Do đó, con người là kẻ tự cứu mình và là ánh sáng soi đường cho mình. Muốn
được giải thốt, con người phải có một tự ngã, vơ ngã, một cái ngã có đạo hạnh và trí tuệ.
C.KẾT LUẬN
Tiểu luận này nói về “Nghiệp Báo” nhưng trọng tâm nói về con người. Con người là tất cả, con
người là trung tâm của xã hội quyết định tổ chức và vận mệnh của xã hội. Mọi tư tưởng tiến bộ
và phát triển phải từ con người là chính. Nhà đạo học khiêm tư tưởng gia Ấn Độ Swami

Vivekenanda từng nói: “Con người cao cả hơn các loài vật, các vị thiên thần. Ngay các vị thiên
thần cịn phải giáng sinh làm người mới hồn tồn giác ngộ.” Cho nên việc thành Phật Thánh,
phi con người ắt hẳn khó thành. Đức Khổng Tử cũng dạy “Nhân vi vạn vật chi linh.” Ý này đồng
nghĩa với câu: “Nhân vi tối thắng, năng sinh nhất thiết chư thiện pháp cố.” (Kinh Hoa Nghiêm).
Thực tế đã chứng minh rằng trải qua hai thế kỷ phát triển công nghiệp con người trở thành một
sức mạnh vô địch trong sự biến cải bộ mặt trái đất. Những phương tiện cơ giới và kỹ thuật luôn
luôn được cải thiện và hiện đại hoá nhằm phát triển kinh tế và nâng cao mức sống khiến con
người không ngừng nghỉ trong việc chế tạo ra ngày càng nhanh, càng nhiều những mặt hàng lợi
nhuận cao. Do đó, con người khơng từ một hành động nào dù là thiện hay bất thiện đưa đến hệ
quả nhân loại đang sống trong cảnh lo âu, sợ hãi một cuộc chiến tranh huỷ diệt lồi người bằng
vũ khí hạt nhân. Nếu trước kia con người lo sợ thần linh giáng hoạ lên mình thì ngày nay nhân
loại khơng còn sợ thần linh bằng sợ con người đầy ác tâm, hiếu sát, say mê theo quyền hành và
lợi lộc mà nhẫn tâm trút hết tai hoạ lên nhân loại bằng vũ khí tối tân. Do đó, giáo lý “Nghiệp
Báo” là hồi chuông giống lên đánh vào tâm thức cảnh tỉnh mọi người phải biết phân biệt rõ ràng
thiện ác, cần phải từ bỏ việc ác, cần phải thành tựu hạnh lành. Chỉ có hành động thiện mới tơn
trọng bảo vệ sự sống cho mình và cho người. Điều lành là những việc làm khơng hại người, hại
mình, hại cả hai và được người trí tán thán sẽ đem lại an lạc hạnh phúc lâu dài. Trong kinh Tăng
Chi II trang 130 Đức Phật dạy có bốn hạng người trên thế gian này:



Hạng thứ nhất: Chun làm khổ mình.



Hạng thứ hai: Chuyên làm khổ người.



Hạng thứ ba: Chuyên làm khổ mình và người.




Hạng thứ tư: Khơng làm khổ mình, khơng làm khổ người.
Bốn hạng trên tựu trung khơng ngồi hai hạng: Hạng người biết phục thiện và hạng người không
biết phục thiện. Hạng người biết phục thiện là đôi lúc vấp phải lỗi lầm, bởi không hay quên làm


chủ được tam nghiệp sau đó liền hối cải ăn năn. Hạng người này trước lúc hành động thường
nghĩ đến hậu quả, xã hội rất quý chuộng. Hạng người bất phục thiện là những gì ngược lại, xã hội
rất đố kỵ, bị vất bỏ như đồ vơ dụng ví như chiếc bình vỡ bị quăng vào xơ rác. Vậy mỗi người
phải xem mình là hạng người nào. Nếu chúng ta thuộc hạng bất phục thiện thì chúng ta phải điều
chỉnh lại trong mọi hành động lời nói, ý niệm của mình gột rửa tâm trí ta cho sạch hết những bụi
bậm mà dục vọng đã tạo ra… loại trừ những phiền não như tham lam, sân hận, si mê. Đây là q
trình thử thách gay go nhưng chỉ qua đó mới chứng được hạnh tu hành, có đạo đức trong sáng.
Đức Phật xác nhận con người là trung điểm của xã hội và muốn cải tạo xã hội phải bắt đầu bằng
việc cải tạo con người và chính con người phải chịu lấy nhiệm vụ gột rửa thân tâm mình. Thâm
hiểu đạo lý Nghiệp chúng ta khơng cịn hồi nghi trước những hiện tượng biến thiên tong cuộc
sống và mọi hiện tượng chênh lệch trong xã hội vì:
“Thế biệt do nghiệp sanh.”
(Câu Xá Luận, HT. Thích Thiện Siêu, 1992).
Giá trị muôn đời và nhân bản hơn nữa là giáo lý nghiệp báo nhằm thổi vào thế giới loài người
một luồng gió tươi mát, tin yêu hy vọng với thành ý xua tan mọi bóng tối mà con người mãi đeo
mang. Điều tối quan trọng là khơng ai ngồi ta cứu vớt mình ra khỏi ơ uế tội lỗi cả và mọi việc
trong đời sống, bốn bề ta tự gánh vác bằng tâm lý, hành động thánh thiện của mình. Ta thành
Thánh ngay chỗ ta biết việc làm của rmình vì: “Chúng ta là chủ nhân của Nghiệp, là thừa tự của
nghiệp nhưng không phải là nô lệ của nghiệp.”
Nghĩa là những gì mình đang cảm nhận ở đây hơm nay là do chính mình tạo ra, khơng có một thế
lực nào khác ngồi chúng ta tham dự vào mang tính quyết định. Chúng ta đã tạo ra con đường đi
cho chính mình thì khơng thể, khơng được phép khóc than, oán giận bất cứ ai ngược lại phải bình

tỉnh tìm cách giải quyết vấn đề. Chúng ta có thể hốn cải nghiệp báo hay triệt tiêu nghiệp nhân
của mình trong quá khứ vì chúng ta là chủ nhân của nghiệp chớ khơng phải là nơ lệ của nghiệp.
Do đó, chúng ta phải tự tin, dũng cảm và cang cường trong việc quyết định số phận của rmình,
trong việc chuyển đổi hoàn cảnh nghiệp báo và vun bồi một đức tánh khiêm cung từ ái đối với tất
cả vì ai cũng có thể thay đổi số phận và tiến bộ tốt đẹp. Hôm nay là kẻ xấu ác nhưng mai đây lại
trở thành người lương thiện hữu ích, làm tốt cho gia đình và xã hội. Trên cơ sở nhận thức đó
chúng ta khơng cịn khinh bạc người xấu, bao dung tha thứ đối với lỗi lầm sai trái của con người.
Từ đó trong tiềm thức sâu xa của chúng ta ln có lịng tin đối với tất cả. Tin người như tin vào
chính mình, vào thật sự trong cuộc sống khơng ai hồn tồn bị bỏ đi, khơng có giá trị sớm hay
muộn rồi tất cả những người đang hiện hữu quanh ta hiện nay đều hữu ích và thăng hoa như Đức
Phật dạy: “Các người là Phật sẽ thành.”
Khi nhìn đời và người theo chiều hướng tâm tư như vậy, chúng ta có thể cảm nhận đâu đây lịng
tin yêu chan hoà trong cõi thế và trong cả bằng hữu thân quen. Lúc đó, mỗi hành động nơi thân,
lời nói và ý nghĩa đều phát huy hiệu lực tối đa, tốt đẹp nhất đối với tương lai của bản thân chúng
ta và xã hội. Đó là nhờ ánh sáng chánh pháp soi rọi ra ân ích vơ lượng hy hữu cho một kiếp
dương trần gió bụi này. Ta chào vĩnh biệt luân hồi từ ngay tự tâm mình. Thật là:
“Lang thang mấy độ luân hồi,
Vô minh thuở trước xa khơi dặm về.


Trông ra bể ái nguồn mê,
Một phen giác ngộ trở về nguồn chơn.”
(Thiền sư Linh Hựu.)
CHƯƠNG 3: GIÁO LÝ NGHIỆP BÁO TRONG KINH TRUNG BỘ
Nghiệp báo đóng một vai trị rất quan trọng trong giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ
rằng Đức Phật thuyết minh nghiệp lý khơng phải với mục đích khuyến khích làm điều kiện để
hưởng thụ hạnh phúc trong cõi cực lạc, thiên đường, nhưng để giúp con người thốt
khỏi dịng nghiệp báo triền miên (kammakkhayya).Trong bài tiểu luận này chúng ta chỉ trình bày
một cách tổng quát về lý nghiệp báo đã được dạy trong kinh trung bộ.Trong 152 bài kinh trung bộ
do cố HT Thích Minh Châu việt dịch ,có 4 bài kinh nói đến giáo lý nghiệp báo đó là: kinh

Upali,kinh tiểu nghiệp phân biệt,kinh đại nghiệp phân biệt,kinh hạnh con chó
3.1.Kinh Upali
a.nội dung bài kinh
1. Tại rừng Pavarikamba, Nalandà, ngoại đạo sư Nigantha Dìghatapassi đến yết kiến Thế Tơn và
trao đổi quan điểm về thuyết nghiệp (Kamma). Dìghatapassi xác định chủ trương về Nghiệp
của Nigantha Nàtaputta rằng: "Có ba loại để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, tức là thân
phạt, khẩu phạt và ý phạt (khác nhau). Thân phạt là tối trọng dẫn đến ác nghiệp".
Thế tôn thì chủ trương trong ba nghiệp, thân, khẩu, ý thì ý nghiệp là tối trọng để tác thành ác ý, để
diễn tiến ác nghiệp.
2. Sau đó, Nigantha Nàtaputta cử gia chủ Upàli, thuộc Ni-kiền-tử, người thời danh, đến tranh luận
với Thế Tôn về thuyết Nghiệp với sự chuẩn bị rất chu đáo hy vọng đánh bại thuyết Nghiệp của Thế
Tôn. Nhưng sự thật thì ngược lại, sau khi Thế Tơn nêu lên sự thật căn cứ vào thực tại thì ý nghiệp là
quyết định hình thành nghiệp. Upàli quy hướng Thế Tơn với lịng đầy ngưỡng mộ.
3. Upàli vốn là người nổi danh và rất giàu có, là chỗ dựa của các Nigantha về vật chất. Thế Tôn
khuyên Upàli tiếp tục hộ trì cho Nigantha. Điều nầy khiến Upàli thêm q kính thái độ xử sự của Thế
Tơn, xin trọn đời làm đệ tử của Thế Tôn.
Thế Tôn tiếp tục nói Pháp khai ngộ Upàli, lần lượt theo trình tự các pháp: Bố thí, Giới hạnh, Cõi trời,
sự nguy hiểm, ô nhiễm của các dục và sự xuất ly chúng: tiếp đến Tứ Thánh đế. Upàli, ngay chỗ nghe
Pháp, đắt Pháp nhãn vơ trần, ly cấu; "Phàm Pháp gì khởi lên, tất cả Pháp ấy đều bị tiêu diệt".
Upàli thấy Pháp, chứng Pháp, ngộ Pháp và thể nhập Pháp.
4. Từ đó, Upàli đóng cửa khơng tiếp đón và khơng hộ trì các Nigantha nữa. Nigantha Nàtaputta, sau
đó, cùng với chúng Nigantha đến trú xứ của Upàli để biết rõ sự tình, Upàli đã là đệ tử đức Phật. Tại
đó, Upàli đã hết lời tán dương vô số đức và tuệ của Thế Tôn. Nàtaputta phẫn nộ đến thổ huyết ngay
tại chỗ.
b. Bản kinh trên để lại một số điểm suy nghĩ:


- Dưới thời đức Phật, các hoạt động của Lục sư ngoại đạo phát triển trên cùng nhiều vùng đất với
Phật giáo, hẳn là có nhiều cuộc tranh luận, trao đổi và nhiều va chạm. Hình ảnh phẫn nộ của
Nàtaputta đã gián tiếp nói lên nhiều va chạm, bất ổn khác. Việc truyền bá Chánh pháp là một Phật sự

rất khó khăn.
- Thái độ của ngoại đạo rất kiêu ngạo, thiếu hẳn sự hiểu biết.
- Đức Thế Tôn vẫn phải hứng chịu nhiều xuyên tạc, vu khống cho thái độ thù nghịch của ngoại đạo.
2. Thuyết nhân quả nghiệp báo vốn đã có mặt trong văn hố Ấn trước thời đức Phật. Cả phái Nikiền-tử cũng chủ trương về Nghiệp nhưng xây dựng trên cơ sở nhận thức sai lạc.
3. Upàli sau khi chứng ngộ Pháp, đã hết lịng tơn kính đức Thế Tơn, ca ngợi trí tuệ vơ biên, tham ái
đoạn tận... Đây là một đoạn ngắn thuật lại lời ca ngợi Thế Tơn của Upàli rất điển hình:
" Sống theo chánh đạo
Trầm tư thiền tưởng,
Nội tâm không nhiễm.
Thanh tịnh trong sạch,
Không trước không chấp,
Không nguyện không cầu
Độc cư độc tọa,
Chứng đối thượng vị,
Đã vượt qua dòng,
Giúp người vượt qua... "

3.2.Kinh hạnh con chó
a.nội dung kinh
1. Punna Koliyaputta (hạnh con bị) và lõa thể Seniya (hạnh con chó) đến yết kiến Thế Tôn ở thị trấn
Haliddavasana, thuộc dân Koliya.
Đây là câu chuyện về nghiệp, tiếp tục câu chuyện về nghiệp kinh 56, Koliyaputta xin đức Thế Tôn
cho biết cảnh giới đầu thai của Seniya; Seniya thì xin Thế Tơn cho biết cảnh giới đầu thai của
Koliyaputta.
Đức Thế Tôn hai lần từ chối câu hỏi, không trả lời, nhưng Seniya và Koliyaputta nài nỉ xin chỉ dạy.
Đức Thế Tôn dạy đại ý rằng: nếu làm hạnh con chó đúng in con chó, và làm với tâm con chó, thì sau
nầy sẽ thác sinh về với chó; tương tự đối với hạnh con bị.
Nếu có tà kiến rằng: sau nầy họ sẽ sanh về chư Thiên, thì sau khi chết sẽ sanh về địa ngục hay bàng
sanh.
Cả hai Seniya và Koliyaputta đều khóc nức nở, xin đức Thế Tơn chỉ dạy nếp sống thốt ly nghiệp

chó và nghiệp bị.


2. Đức Thế Tơn dạy có bốn loại nghiệp: Ác; Thiện; vừa Ác vừa Thiện; vượt lên Thiện, Ác dẫn đến
đoạn trừ Nghiệp.
- Nghiệp ác thì sẽ dẫn đến địa ngục, ác thú...
- Nghiệp thiện thì sanh về chư Thiên, có thể sanh về Biến Tịnh Thiên (cõi thứ ba của Sắc giới)
- Nghiệp vừa Ác vừa Thiện thì sanh vào cõi thế giới con người, một số sanh về chư Thiên, một số rơi
vào Ác thú.
- Nghiệp vượt qua Thiện Ác đưa đến sự đoạn tận nghiệp.
3. Koliya xin trọn đời làm đệ tử cư sĩ của Thế Tôn. Seniya thì xin xuất gia và được Thế Tơn nhận lời.
Seniya tinh tấn, tinh cần hành phạm hạnh, sống một mình, khơng bao lâu sau đó đắc quả A-la-hán.
b. Bản kinh trên để lại một số điểm suy nghĩ:
Qua kinh 51, 56 và 57, các du sĩ ngoại đạo dễ dàng đến yết kiến Thế Tôn và trao đổi các quan điểm
chủ thuyết. Các chủ trương của ngoại đạo thường khơng được hình thành trên căn bản chứng nghiệm
sự thật của thực tại, trên căn bản trí tuệ như thật, nên hầu hết là sai lạc, tà kiến với các hạnh sống khổ
hạnh kỳ dị, hoặc các lập luận quanh co, ngụy biện. Họ khó có thể đối thoại với Thế Tôn ngay cả câu
hỏi đầu tiên, hay vấn nạn đầu tiên mà họ nêu ra. Bàn đến thực tại của tâm thức và của các cảnh giới
thì ngoại đạo càng mờ mịt.
2. Sự kiện Seniya, hành hạnh con chó đầy tà kiến, nhưng khi rõ đạo, chỉ tinh cần thực hành Giới,
Định, Tuệ trong một thời gian ngắn liền đắc quả A-la-hán cho Phật tử và tu sĩ của thời đại ngày nay
một niềm tin lớn rằng: trong điều kiện của chính Phật tử, tu sĩ, giải thốt có thể thực hiện ngay tại đời
nầy. Điều nầy có thể cho phép ta gọi tên của niềm tin lớn nầy là niềm tin Seniya của thời đại.
3. Koliyaputta va Seniya đã khóc cho q khứ sai lầm của mình, thật là ngậm ngùi và cảm động!
Nhìn lại nếp giải thích của thời đại tin học cũng nghe có cái gì ngậm ngùi, thật ngậm ngùi đầy trăn
trở.
3.3.Kinh tiểu nghiệp phân biệt và kinh đại nghiệp phân biệt
1.Ý nghĩa kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt
Lý do đức Phật nói “Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt” là thanh niên Subha todeyyaputta hỏi Phật: “Do nhân
dun gì cùng là lồi người với nhau, nhưng có sự sai khác nhau về cuộc sống. Có người được người

khác u mến, có người khơng được người khác mến thương; người được sống lâu, người lại chết
yểu; người khoẻ mạnh, người bị nhiều bệnh hoạn; người đẹp kẻ xấu; người có chức quyền, người
khơng chức quyền; người giàu kẻ nghèo; người thông minh, kẻ ngu muội?
Ðức Phật trả lời: “Các lồi hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp; nghiệp là thai tạng.
Nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Nghiệp phân chia các loài hữu tình có liệt có ưu” .
Ðại ý câu trả lời này, đức Phật giải thích sự khác biệt nhau về cuộc sống của con người chính là sự
khác biệt về nghiệp. Nghiệp chính là chủ nhân phân chia sự sống của con người có sự sai khác. Như
vậy, nghiệp là gì ? Nghiệp tiếng Phạn là karma, có nghĩa là hành động, hành vi, hay sự tạo tác. Ở
đây, hành vi tạo tác có hai trường hợp, tạo tác có ý thức và tạo tác vơ ý thức. Theo Phật giáo, tạo tác
khơng có ý thức khơng thể gọi là nghiệp, chỉ có hành vi tạo tác có ý thức mới thành nghiệp. Như
trong Kinh Tư’ đức Phật dạy:


“Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, ta nói rằng kẻ ấy phải thọ quả báo, hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc
phải thọ vào đời sau. Nếu tạo nghiệp mà khơng cố ý, ta nói rằng người ấy chắc chắn không phải thọ
quả báo”.
Nội dung đoạn kinh vừa dẫn trên, đức Phật định nghĩa, thế nào là hành động được gọi là nghiệp và thế
nào là hành động phi nghiệp. Ở đây đức Phật định nghĩa, hành động có ý thức được gọi là nghiệp;
hành động khơng có ý thức khơng thể gọi là nghiệp. Hành động có ý thức là hành động phải chịu quả
báo, hành động khơng có ý thức khơng phải trả quả báo. Như vậy, cái quyết định thành nghiệp hay
không, không phải là hành vi mà chính là ý thức, vì ý thức giữ vai trò chỉ đạo hành động. Xuất phát từ
ý nghĩa này, tu tập cũng có nghĩa là sửa sai ý thức, khơng phải hành động, vì hành động là cái
được chỉ đạo bởi ý thức.
Nghiệp cũng có hai ý nghĩa, nghiệp thiện và nghiệp ác. Nghiệp thiện là nghiệp được chỉ đạo bởi tâm
không tham không sân và không si; Nghiệp ác là nghiệp được chỉ đạo bởi tâm có tham có sân và có si.
Nói một cách dễ hiểu là hành động nào mang một ý thức tốt đẹp, thì hành động ấy sẽ mang lại một kết
quả tốt đẹp và ngược lại. Ví như chúng ta muốn trở thành một vị bác sĩ tài giỏi, điều kiện tất yếu
là chúng ta phải nỗ lực học tập, thâu thập kinh nghiệm trong ngành y khoa, nếu làm đúng như vậy
thì chúng ta sẽ trở thành một vị bác sĩ tài giỏi. Ðó là kết quả của một hành động có ý thức đúng đắn,
được chỉ đạo bởi trí. Ngược lại, có người cũng muốn làm bác sĩ, nhưng khơng nỗ lực học tập, khơng

rút kinh nghiệm, thì người đó sẽ khơng thành bác sĩ hoặc trở thành một vị bác sĩ khơng giỏi. Ðó là kết
quả của một hành động thiếu ý thức, được chỉ đạo bởi vô minh.
Sự khác biệt nhau về con người không phải là số phận, là định mệnh , chính là do hành
nghiệp của chúng ta. Ðây là ý nghĩa chân chính mà đức Phật muốn trả lời cho vị thanh niên Subha
todeyyaputta. Thế nhưng vị thanh niên này với trình độ Phật học quá non kém, không hiểu ý nghĩa sâu
xa về mối quan hệ giữa nhân và quả dưới góc độ tâm lý, do đó ngài khơng thể trình bày giáo lý sâu
xa mà ngài đã chứng được, chỉ y cứ vào sự hiểu biết của vị thanh niên này, trình bày những gì với trí
óc non kém của họ có thể hiểu được. Sau khi quán sát biết như vậy, đức Phật khéo léo dùng phương
tiện, với suy nghĩ, làm thế nào để ngăn chặn những hành vi bất thiện từ ơng ta và xã hội, đem lại sự lợi
ích, cho nên ngài căn cứ những hiện tượng thông thường của cuộc sống, giải thích mối quan hệ nhân
quả mang tính vật lý, nhằm giúp cho những người này từ bỏ và tránh xa những hành vi phi đạo đức,
giúp cho họ có cuộc sống an vui, làm nền tảng cho sự công bằng và trật tự xã hội mà các nhà triết
học trước đây đã phá hủy, hay xây dựng một hệ thống đạo đức chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho giai
cấp Bà-la-mơn, là giai cấp thống trị tối cao của xã hội Ấn. Ðó là lý do tại sao đức Phật nói bài kinh này.
Dưới đây là sự phân tích sự khác biệt giữa con người với con người trong cùng một xã hội, cho vị
thanh niên này.
a. Sự khác biệt giữa người sống lâu và người chết yểu
Sau khi đức Phật trình quan điểm về nghiệp của mình, nhưng vị thanh niên Subha todeyyaputta vẫn
khơng hiểu ý nghĩa sâu xa về nghiệp của đức Phật, cho nên ngài căn cứ vào trình độ, khả năng hiểu
biết của vị thanh niên này, giải thích lý do tại sao giữa con người với nhau lại có người sống lâu có
người chết yểu. Như Ngài giải thích trong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt như sau:
“Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ơng hay đàn bà sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm
chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy... sau khi thân
hoại mạng chung, sanh vào cõi ác..., nếu sanh làm người... người ấy phải đoản mạng...”
Nội dung và ý nghĩa đoạn kinh vừa dẫn trên, đức Phật giải thích, lý do con người có cuộc sống ngắn
ngủi và nhiều bịnh tật: Vì người ấy sống với tâm độc ác, khơng có lịng từ bi, tàn nhẫn sát hại mạng
sống của chúng sinh... Ðây là nguyên nhân khiến cho mạng sống của họ ngắn ngủi, nhiều tật bệnh,
hoặc sau khi mạng chung, người ấy phải sanh vào cõi dữ, ác thú hay địa ngục.
Ngược lại, người sống được trường thọ và ít bệnh tật: Vì người ấy sống với tâm từ bi, thương yêu mọi
loài chúng sinh, không sanh tâm sát hại, cho nên người ấy hiện đời có cuộc sống lâu dài, ít bệnh. Sau

khi người ấy mạng chung, sinh vào cõi Người hay cõi Trời. Như đức Phật giải thích trong kinh này.
“ Ở đây, này Thanh niên ! Có người đàn ơng hay đàn bà từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng
bỏ kiếm, biết tàm q, có lịng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và lồi hữu tình.
Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới..., nếu sanh làm người...
người ấy sống trường thọ...”.


Tóm lại, nguyên nhân đưa đến đời sống ngắn ngủi là sát sanh, khơng có lịng từ bi. Ngược lại, nguyên
nhân đưa đến đời sống trường thọ là không sát sanh, có lịng thương đối với mọi lồi chúng sanh.
b.Sự khác biệt giữa người đẹp kẻ xấu
Cũng trong bài kinh này, đức Phật giải thích nguyên nhân lý do tại sao cùng là con người trong xã hội,
nhưng có sự khác nhau về người đẹp và kẻ xấu. Như đức Phật giải thích:
“ Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ông hay đàn bà tánh hay phẫn nộ, nhiều phật ý... Do nghiệp
ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ác..., nếu sanh làm người... người ấy có nhan
sắc xấu xa...”
“ Ở đây, này Thanh niên ! Có người đàn ơng hay đàn bà tánh hay phẫn nộ, nhiều phật ý... Do nghiệp
ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới..., nếu sanh làm người... người ấy
có nhan sắc đẹp đẽ”
Ðức Phật giải thích, nếu chúng sanh nào sống trong sự phẫn nộ, sân hận, bất mãn... đó là nguyên
nhân đưa đến có một thân thể không xinh đẹp, không dễ thương. Ngược lại, nếu người nào sống trong
sự bình tĩnh, khơng phẫn nộ, khơng sân hận, đó là ngun nhân khiến cho người ấy có thân hình đẹp
đẽ, dễ thương.
c. Sự khác biệt giữa người có địa vị và kẻ khơng có địa vị
Cũng trong kinh này, đức Phật giải thích lý do tại sao có sự khác biệt giữa người có quyền thế và
khơng có quyền thế như sau:
“ Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ơng hay đàn bà tánh hay tật đố đối với người khác... Do
nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ác..., nếu sanh làm người... người ấy khơng
có quyền thế...”.
“ Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ơng hay đàn bà, tánh không tật đố đối với người khác... Do
nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi lành..., nếu sanh làm người... người ấy

có quyền thế...”
Nguyên nhân người khơng có quyền thế trong xã hội, vì người ấy sống với lịng tật đố, tị hiềm, nghi
kỵ khơng tơn trọng người khác, đó là lý do khiến cho người ấy sống trong xã hội khơng có quyền thế.
Ngược lại, người nào sống với lịng khoan dung, cảm thơng, tơn trọng kẻ khác, do vậy người ấy sống
có quyền thế trong xã hội.
d.Sự khác biệt giữa người giàu và kẻ nghèo
Ðức Phật giải thích lý do tại sao, trong xã hội có người giàu có, nhưng cũng có người nghèo khổ như
sau:
“ Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ơng hay đàn bà khơng biết bố thí cúng dường cho Sa-môn, Bàla-môn... Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ác..., nếu sanh làm người...
người ấy có tài sản nhỏ...”
“ Ở đây, này Thanh niên ! Có người đàn ơng hay đàn bà biết bố thí cúng dường cho Sa-mơn, Bà-lamơn... Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi lành..., nếu sanh làm người...
người ấy có tài sản lớn...”.
Ở đây, đức Phật giải thích, lý do người có cuộc sống nghèo khổ trong xã hội, vì người ấy sống với
tâm keo kiệt, bỏn sẻn, khơng biết bố thí cúng dường cho những Sa-mơn, Bà-la-mơn, vì nhân dun ấy,
người đó có đời sống nghèo khổ, bần cùng. Ngược lại, người nào sống với tâm rộng rãi, biết bố
thí cúng dường Sa-mơn, Bà-la-mơn, đó là ngun nhân khiến cho họ có cuộc sống giàu có, sung
túc về vật chất....
Bốn trường hợp vừa nêu trên là bốn trường hợp điển hình, được đức Phật trình bày trong kinh Tiểu
Nghiệp Phân Biệt”. Ðối tượng mà ngài nói kinh này là thanh niên Subha todeyyaputta, hay nói đúng
hơn lời ngài dạy dành cho tất cả những ai có quan điểm cho rằng, sự giàu sang, sống lâu, có địa
vị, thân hình tốt đẹp là hạnh phúc, là niềm vui sướng của con người, không rõ được vai trị trí tuệ quyết
định sự hạnh phúc cho con người. Ðối với hạng người này, có lẽ khơng cịn biện pháp nào
nữa, phương pháp tối ưu là căn cứ vào những hiện tượng thông thường trong đời sống hằng ngày mà
họ thấy hiểu được, dựa vào ước mơ hạnh phúc mà họ nghĩ, phân tích những hiện tượng dị biệt trong
cuộc sống qua mối quan hệ nhân quả, nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi phi đạo đức, sự
thiếu trật tự và hỗn loạn xã hội, đó lý do tại sao đức Phật thuyết giảng nội dung và ý nghĩa bài kinh này,
mặc dù sự lý giải này, xét về mặt luận lý học (logic) không mấy thuyết phục, nhưng trên thực tế, có kết
quả rất tốt đẹp. Sự giải thích này sẽ là động cơ khuyến khích mọi người trong xã hội nỗ lực làm việc
tốt, việc lành, là chất kích thích để mọi người sống trong đạo đức và công bằng, với ước mơ đời



×