Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

HỆ THỐNG đề ôn GIAI ĐOẠN 3 CHO HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.98 KB, 28 trang )

HỆ THỐNG ĐỀ ÔN GIAI ĐOẠN 3
ĐỀ 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích
"... Năm nay tơi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cử bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nng chiều
Cũng khơng nói u thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng khơng nói ghét thành u
Tơi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá."
(Lời mẹ dặn - Phùng Quán)
Thực hiện các yêu cầu:
1/Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
2/ Anh/ chị hiểu thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ: "Đường mật công danh không làm ngọt
được lưỡi tôi / Sét nổ trên đầu không xơ tơi ngã"?
3/ Giải thích ngun nhân quan niệm của nhà thơ: "Người làm xiếc di dây rất khó! Nhưng
chưa khó bằng làm nhà văn / Đi trọn đời trên con đường chân thật"?
4/ Cuộc sống luôn buộc chúng ta phải trả giá cho sự lựa chọn của mình, Từ đoạn thơ của


Phùng Quán, hãy nói về cái giá anh/ chị sẽ chấp nhận trả cho cách sống chân thật đã hoặc sẽ
lựa chọn?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích bài thơ Lời mẹ dặn của Phùng Quán trong
phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của
việc “làm người chân thật”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng
ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra,
câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải ln ln được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”
Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được.
(Trích Tun nơn độc lập, Hồ Chí Minh)


Phân tích cơ sở pháp lí của bản tun ngơn qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về
phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản “Tuyên ngôn độc lập”.
ĐỀ 2
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
SƯ THẦY VÀ BÉ CON
Một vị sư già lên rừng hái củi. Trên đường về gặp một cậu bé đang chơi đùa, hái hoa bắt
bướm. Vị sư tới gần hỏi:
- Trên tay con cầm gì thế?

Cậu bé láu cá:
- Đố thầy biết. Nhưng nếu nói sai, thầy phải mất cho con bó củi.
- Một con bướm đã chết, đúng khơng?
- Thầy nói sai rồi! Con bướm cịn sống! – nói rồi cậu bé tung con bướm bay lên trời.
Vị sư già cười nói: Đây, củi của con đây, hãy mang về đi.
Cậu bé đắc thắng, hí hửng mang bó củi về khoe với bố và kể lại câu chuyện. Ông bố
nghe xong, tái mặt, mắng con trai:
- Đem ngay bó củi này lên chùa trả rồi xin lỗi thấy chùa.
Cậu bé vừa đi vừa làu bàu: Nhưng con thắng mà!
Đến chùa, hai bố con chắp tay xin lỗi, vị sư già chỉ mỉm cười, gật đầu. Trên đường về,
cậu bé vẫn hậm hực.
Người bố nhẹ nhàng nói với con:
- Nếu sư thấy nói con bướm cịn sống thì con ngay lập tức sẽ bóp cho nó chết, đúng
khơng? Từ đầu ngài đã định đem bó củi để đổi lấy một mạng sống đó.
Cậu bé lặng lẽ cúi đầu, nó đã hiểu!
(Nguồn Internet)
Thực hiện các yêu cầu:
1/ Câu chuyện cho thấy vị sư già đã làm cách nào để có thể cứu được sinh mạng của con
bướm?
2/ Trong truyện, có hai lần vị sư già mỉm cười, anh/ chị hãy giải thích lý do của nụ cười đó.
3/ Theo giao hẹn của cậu bé trong câu chuyện, sư thầy đã đoán sai nên mất bó củi. Anh/ chị có
nghĩ là sư thầy thua cuộc hay khơng? Vì sao?
4/ Câu kết truyện là: “Cậu bé lặng lẽ cúi đầu, nó đã hiểu!”, anh/ chị hãy điền tiếp vào câu kết,
chỉ rõ cậu bé hiểu điều gì?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung câu chuyện Sư thầy và bé con trong phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết đoạn
văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về hậu quả của tính hiếu thắng.
Câu 2 (5,0 điểm)
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ


Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa.
(Trích, Tây Tiến - Quang Dũng)
Anh/chị hãy phân tích khổ thơ trên để làm rõ nhận định: Thơ Quang Dũng vừa hồn
nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khống, đậm chất lãng mạn.
ĐỀ 3
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
BỨC TRANH TUYỆT VỜI
Một hoạ sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ
để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: "Tơi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin,
vì niềm tin nâng cao giá trị con người".
Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: "Tình yêu là điều đẹp nhất
trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc
than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu khơng có
tình u".
Cuối cùng hoạ sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả
lời: "Hồ bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hồ bình ở đó có cái đẹp". Và hoạ sĩ tự hỏi
mình: "Làm sao tơi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hồ bình và tình yêu?".
... Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình u trong cái hơn của
người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ơng tràn ngập hạnh phúc và bình an. Hoạ sĩ đã
hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hồn thành tác phẩm, ơng đặt tên cho nó là:
"Gia đình".
(Nguồn Internet)

Thực hiện các yêu cầu:
1/ Họa sĩ đã nhận được những câu trả lời như thế nào khi đi tìm điều đẹp nhất trần gian?
2/ Theo anh/ chị, vì sao họa sĩ nhận được những câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi?
3/ Câu hỏi của hoạ sĩ "Làm sao tơi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hồ bình và tình u" cho thấy
con người ln khao khát hướng tới một cuộc sống như thế nào?
4/ Ý nghĩa sâu sắc nhất mà anh/ chị nhận được từ câu chuyện này là gì!
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ngữ liệu trong phân Đọc hiểu, anh / chị hãy viết đoạn văn
(khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về vai trị của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người
Câu 2 (5,0 điểm)
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu anh vế đất
Sơng Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích, Tây Tiến - Quang Dũng)
Phân tích bức chân dung của người lính qua đoạn trên trên. Từ đó, nhận xét về tinh thần
bi tráng được thể hiện qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.


ĐỀ 4
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau đây:
BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ơng và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long. Cụ ông rất
giỏi trồng dưa cải, cụ bà thì rất mát tay muối dưa. Năm nào ơng cũng trồng rất nhiều dưa để
vợ mang về muối. Vì là vùng nơng thơn, ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình

đều có dưa cải. Đến khi ơng già yếu, lúc lâm chung, ông gọi người con trai duy nhất đến trăng
trối: "Cha có điều này, tuy khơng to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe, cả đời cha ghét nhất
trồng dưa cải, nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng cho mẹ vui lịng.
Cha kể cho con hiểu lịng cha, đừng nói lại mẹ buồn. Ở đời phải biết sống vì nhau”! Sau đó,
ơng mất. Một năm sau, bà vợ cũng hấp hối, câu cuối cùng bà dặn con trai là: "Cả đời mẹ ghét
nhất là phải muối dưa, nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui. Ở đời phải biết
sống vì nhau"! Người con trai lúc này mới hét lên: “Trời ơi, cả đời con ghét nhất là phải ăn
dưa cải muối"!
(Nguồn Internet)
Thực hiện các yêu cầu:
1/ Ba thành viên của gia đình trong câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ
là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
2/ Thực tế, họ đều đã sai lầm như thế nào?
3/ Câu chuyện giúp anh/ chị hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả cho
quan niệm: “Ở đời phải biết sống vì nhau"?
4/ Từ câu chuyện trên, anh/ chị có cho rằng quan niệm: “Ở đời phải biết sống vì nhau” là sai
lầm hay khơng? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Dựa vào nội dung câu chuyện trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn
văn khoảng 200 chữ trả lời câu hỏi: Làm thế nào để tình u thương của ta khơng làm khổ
người ta yêu thương?
Câu 2 (5,0 điểm)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngịi Thia, sơng Đáy, suối Lê vơi đầy...
...Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng
Án sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân cơng đỏ đuốc từng đồn
Bước chân nát đá, mn tàn lửa bay.
( Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ
Tố Hữu.
ĐỀ 5
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích:
Ở một vương quốc nọ, đức vua mở một cuộc thi vẽ tranh với chủ để bình yên. Rất nhiều
họa sĩ danh tiếng đã tham dự cuộc thi ấy, nhưng cuối cùng chi có hai bức tranh được chọn vào
chung kết.
Bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước trong veo, phẳng lặng. Mặt hồ như chiếc gương lung
linh, huyền ảo, soi bóng những ngọn núi xanh tươi, bạt ngàn. Bầu trời trong vắt, không một
gợn mây. Mọi người ai cũng trầm trồ: Thật là một tuyệt phẩm cho chủ đề bình n.
Cịn bức tranh thứ hai vẽ một tổ chim nằm trong hốc đá trên một vách núi cheo leo. Bên
ngồi, trời đang giơng bão. Cây cối đang oằn mình trong gió mưa. Ở đây, chim mẹ vẫn ung
dung mớm mồi cho con. Dưới đôi cảnh chở che của chim mẹ, hai chú chim con vẫn khô ráo và
bình yên.
Nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai. Ngài nói, ở nơi tưởng chừng chỉ có bão tổ ấy lại tràn
ngập tình u thương và sự sống sinh sơi thì đấy đích thực là bình n. Trong cuộc sống,
chúng ta có thể đi tìm cho mình sự bình n trong tĩnh lặng, nhưng càng quý hơn khi tìm được
sự tĩnh lặng, bình yên trong bão tố.
(Nguồn Internet)
Thực hiện các yêu cầu:
1/ Chủ để “bình yên" đã được thể hiện như thể nào trong hai bức tranh khác nhau?
2/ Nhà vua đã giải thích như thế nào về việc ơng chọn giải cao nhất cho bức tranh thứ hai?

3/ Anh chị có đồng tình với cách chọn giải của nhà vua hay khơng? Vì sao?
4/ Từ nội dung câu chuyện, anh/ chị hãy đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm “bình yên".
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung ngữ liệu trong phần Đọc hiểu anh / chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ),
trả lời câu hỏi: Làm thế nào để có được sự bình n?
Câu 2 (5,0 điểm)
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lịng son
Mình về, cịn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở cịn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?


- Ta với mình, mình với ta
Lịng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
(Việt Bắc – Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12, tập Một)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tình cảm quân dân trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về
tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu.

ĐỀ 6

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Một cô bé đi học về nói với ba:
- Hơm nay con dẫn một bà cụ già qua đường ba ạ
- Con gái ba thật giỏi, ba thưởng cho con hôm nay.
Ngày hôm sau cô bé đi học về cùng một cơ bạn nữa và nói:
- Hôm nay con và bạn Tania cùng dẫn một bà cụ già qua đường ba ạ
- Hai con rất ngoan, ba thưởng cho cả hai nhé
Ngày thứ ba cô bé trở về với năm người bạn và kể với ba:
- Hơm nay cả nhóm tụi con dẫn bà cụ già qua đường ba ơi.
- Các con rất ngoan, ba lại thưởng cho cả nhóm nhé. Mà sao phải cần nhiều người thế
để dẫn cụ già hả con?
- Ba không biết đâu, bà cụ chống cự khoẻ lắm, sáu đứa tụi con mới lôi được cụ qua
đường đấy ạ!
(Nguồn Internet)
Thực hiện các yêu cầu:
1/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
2 Trong ba ngày liền, cô bé trong câu chuyện đã làm việc gì để về nhà khoe ba?
3/ Lời giải thích của cơ bé với ba: “Ba khơng biết đâu, bà cụ chống cự khoẻ lắm, sáu đứa tụi
con mới lôi được cụ qua đường đấy ạ” giúp anh chị nhận ra mục đích việc làm của cơ bé là gì?
4/ Ý nghĩa lớn nhất anh chị rút ra từ câu chuyện là gì?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung câu chuyện trong phần Đọc hiểu anh / chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của những hoạt động từ thiện nhằm mục đích vụ lợi, cầu
danh.
Câu 2 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu
tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn ln dễ đi vào lịng người”
Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).

- Mình về mình có nhớ ta


Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, Tr 109)
ĐỀ 7
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Chuyện kể rằng
Có quả trứng đại bàng
Rơi vào ổ gà đang ấp
Khi nở ra cùng với bầy gà
Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp
Nhảy bay loạng choạng sân nhà.
Khơng ai nói với đại bàng về những chân trời xa
Về những đại ngàn bí mật
Nên nó vẫn hồn nhiên bới đất
Chỉ có khát vọng mơ hồ
Lâu lâu lại cồn cào trong ngực...
Làm sao mà ai biết
Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây
Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...
(Khát vọng, Đặng Hồng Thiệp, Thơ Sông Lam, NXB Hội Nhà văn, 2017)
Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh “đại bàng” trong văn bản?
Câu 3: Theo anh/chị, các hình ảnh “những chân trời xa”, “những đại ngàn bí mật” có ý nghĩa
gì?
Câu 4: Anh/chị hãy rút ra thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ trên.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ văn bản trên, anh/chị hãy trình bày quan điểm cá nhân trong một đoạn văn khoảng
200 chữ để trả lời cho câu hỏi “Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”), Nguyễn Khoa Điềm
viết:
Trong anh và em hơm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa


Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.119-120)
Cảm nhận của anh/chị về những lời tâm tình, nhắn nhủ của tác giả thể hiện trong đoạn
thơ trên.

ĐỀ 8
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
Vào một đêm nọ, lúc 11:30 , một người phụ nữ Mĩ đang đứng run rẩy bên lề đường cao tốc
Alabama, cố gắng chống lại những cơn gió lạnh buốt xương của cơn bão ngay gần đó. Tồn
thân ướt sũng, chiếc xe thì bị tắt máy giữa đường, người phụ nữ thì đang có chuyện gì rất gấp
gáp nên vẻ mặt trơng rất tuyệt vọng. Thình lình một chiếc xe đỗ trước mặt cơ và một người đàn
ông đã niềm nở mời cô lên xe- một hành động được xem là hiếm có vào lúc đó- thập niên 60
khi nước Mĩ đang chìm sâu vào chiến tranh và thù hằn sâu sắc. Người đàn ơng ấy đã đưa cơ
đến nơi an tồn, tìm người giúp đỡ cô và kêu một chiếc taxi đưa cô đến địa điểm cô cần đến.
Dù người phụ nữ ấy rất xúc động nhưng vì đang vội vã nên chỉ kịp ghi đia chỉ nhà của người
đàn ông tốt bụng, cảm ơn anh và vội vã bước lên xe.
Bảy ngày trôi qua và người đàn ông bất ngờ nhận được một bưu phẩm "khủng"- một chiếc tivi
màn hình phẳng khổ lớn đã được chuyển tới nhà anh. Trên chiếc tivi là một tờ giấy note với
dòng chữ : "Cảm ơn anh rất nhiều vì đã giúp đỡ tơi vào đêm mưa bão ấy. Lúc ấy không chỉ
quần áo tôi ướt sũng mà trái tim tôi thực sự tan nát . Và ngay lúc ấy anh đã xuất hiện và giúp
đỡ tơi vơ điều kiện. Nhờ có anh, tơi đã có mặt kịp thời bên cạnh chồng tôi trên giường bệnh
trước khi anh ấy trút hơi thở cuối cùng. Mong Chúa sẽ ln phù hộ anh vì điều kì diệu anh đã
mang đến cho một người xa lạ đang gặp khó khăn"
Theo OHAY.TV
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ ?
Câu 2. Người đàn ông đã làm gì? Trong hồn cảnh như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong đoạn“Cảm ơn anh rất nhiều vì đã giúp đỡ tơi
vào đêm mưa bão ấy. Lúc ấy không chỉ quần áo tôi ướt sũng mà trái tim tôi thực sự tan nát . Và
ngay lúc ấy anh đã xuất hiện và giúp đỡ tôi vô điều kiện”.
Câu 4. Bài học mà anh chị rút ra từ câu chuyện là gì? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày những suy nghĩ của mình về tình người trong cuộc sống hơm nay.

Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hịn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ơng móng nước biển khơi"


Thời gian đằng đẵng
Không gian mệnh mông
Đất Nước là nơi dân mình đồn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
ĐỀ 9
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trước kia, tơi ln cho rằng, cách tốt nhất để quan tâm một ai đó là lo chung nỗi lo của
họ. Bởi vậy, mỗi khi người thân gặp khó khăn, tôi thường không ngại ngần can dự vào, cứ như
thể khó khăn của họ cũng là rắc rối của riêng tôi. Những việc làm ấy không chỉ khiến cuộc
sống của tơi bất ổn, mà nhiều khi cịn khiến vấn đề thêm rắc rối.
Thật vậy, có nhiều cách để giúp đỡ người khác mà không nhất thiết phải biến gánh nặng
của họ thành gánh nặng trên vai mình. Chẳng hạn, ta có thể lắng nghe chia sẻ, gợi mở cho
họ những hướng giải quyết mới... Và quan trọng hơn , ta nên để họ có những suy nghĩ và
cảm nhận độc lập về vấn để mình đang mắc phải. Việc để họ tự chịu trách nhiệm với những sai
lầm mà họ gây ra có thể mang lại cho họ sự thanh thản, đồng thời tái sinh nguồn năng lượng

mới giúp họ hồn thiện những thiếu sót của bản thân.
Khi lắng nghe tâm sự của người nào đó, hãy tự như rằng mỗi người đều có là năng tự
giải quyết vấn đề của mình và thay vì làm mọi chuyện rối tung lên bởi những phản ứng ngốc
nghếch, hãy truyền cho họ sức mạnh bằng tình cảm chân thành.
Ta khơng phải là chiếc chìa khóa có thể tháo gỡ mọi khúc mắc, cũng khơng thể có mặt
mọi lúc mọi nơi khi người khác gặp rắc rối. Bởi thế, sẽ là sai lầm nêu đặt gánh nặng của
người khác lên vai mình và coi đó là nhiệm vụ của bản thân
(Trích Qn hôm qua sống cho ngày mai, Tian Dayton, PhD, NXB Tơng hợp Thành phố Hồ
Khí Minh. 2010, tr. 28-29)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Trước khi thay đổi quan điểm, tác giả đã cho rằng cách tốt nhất để quan tâm một
ai đó là gì?
Câu 2. Theo tác giả, khi lắng nghe tâm sự của người nào đó, chúng ta nên có cách ứng xử
như thế nào để phù hợp nhất
Câu 3. Anh/chị có tán thành quan điểm “có nhiều cách để giúp đỡ người khác mà không
nhất thiết phải biến gánh nặng của họ thành gánh nặng trên vai mình” khơng? Vì sao?
Câu 4. Theo anh chị, thế nào là quan tâm đúng mực?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề thế nào là thái độ quan tâm đúng mực.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ được
Lịng em nhớ đến anh
Cả trong mơ cịn thức



Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục
Việt Nam)
Từ đó, hãy bình luận quan niệm về tình u của nhà thơ Xuân Quỳnh.
ĐỀ 10
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích:
Trước kia, đã có lúc tơi cảm thấy một nỗi mất mát vơ cũng lớn khi tên mình khơng hề
được nhắc đến trong di chúc của người chú giàu có vừa mới qua đời. Nhưng điều đó cuối
cùng lại trở thành một trong số rất nhiều những may mắn đến với tơi sau mỗi lần bị thất bại.
Chính nhờ khơng nhận được bất kỳ phần di chúc nào để lại mà tơi đã phải tự kiếm sống, và từ
đó, đã may mắn tìm ra con đường dẫn đến thành cơng
Sự tấn công của bệnh tật đôi khi khiến người ta chuyển sự chú ý của mình từ nỗi đau
của cơ thể sang nỗi đau tinh thần, và từ đó cho ta thấy chủ nhân đích thực của cơ thể - đó chính
là ý chí của con người.
Thất bại thường tác động đến con người theo hai cách: Thứ nhất, thất bại có thể là một
thử thách buộc ta phải nỗ lực hơn nữa. Thứ hai, thất bại hạ gục và làm ta nản chí.
Điều đáng buồn là đa số mọi người thường nhanh chóng từ bỏ hi vọng và rất lui ngay
khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự thất bại, thậm chí ngay cả trước khi thất bại đến.
Và rất nhiều người mới chỉ gặp thất bại một lần thôi đã sẵn sàng từ bỏ mục tiêu của mình, cho
dù đó chỉ là một thất bại cỏn con nào đó. Một người lãnh đạo có tiềm năng là người không bao
giờ chịu khuất phục trước thất bại mà ngược lại càng vì thế mà cố gắng.
Đánh giá từ cách xử lí tình huống của một người trước thất bại mà ta có thể biết được
rằng anh ta có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo giải hay khơng. Nếu bạn vẫn có thể đứng
dậy được sau ba lần thất bại của một công việc nhất định nào đó, bạn có thể tự xem mình là
ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo trong cơng ti bạn. Nếu như sau 12 lần thất bại vẫn

không thấy nản lòng, hãy tự tin là hạt giống thiên tài đang sinh sôi nảy nở trong bạn. Bạn hãy
nuôi dưỡng hạt giống này bằng những tia nắng của hi vọng và niềm tin, đồng thời chứng kiến
nó trưởng thành từng ngày cho đến khi đơm hoa kết trái.
(Trích Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill, Napoleon Hill, NXB Trẻ 2008, tr. 159.160)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo đoạn trích, thất bại tác động đến con người như thế nào?
Câu 2. Theo tác giả, đứng trước thất bại, đa số mọi người thường chọn cách ứng phó như thế
nào? Vi sao?
Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Một người lãnh đạo có tiềm năng là người khơng
bao giờ chịu khuất phục trước thất bại mà ngược lại càng vì thế mà cố gắng”?
Câu 4: Theo anh/chị, bài học ý nghĩa rút ra từ câu chuyện của tác giả là gì?
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của bản thân về mặt tích cực của thất bại.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận hai đoạn thơ sau, từ đó làm nổi bật sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- “ Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sơng khơng hiểu nổi mình


Sóng tìm ra tận bể
Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ…”
- “… Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u

Để ngàn năm cịn vỗ.”
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2015, tr.155 và tr.156).
ĐỀ 11
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bạn hãy thử tưởng tượng nếu mọi chuyện trong cuộc sống đều diễn ra một cách êm
đềm, bình lặng, liệu có q nhàm chán hay khơng? Khi ấy, nhiệt huyết và tinh thần phấn đấu
của con người tất sẽ giảm xuống, nghị lực vượt khó sẽ trở nên vơ nghĩa. Khó khăn tồn tại như
một điều tất yếu, cũng là yếu tố rèn giũa con người trưởng thành. Mỗi người cần phải đối mặt
với những vấn đề của mình và vượt qua chúng một cách dũng cảm. Với tôi, một bí quyết giúp
tơi khơng gục ngã đó là, mỗi lần đối mặt với khó khăn, tơi ln nhìn nhận nó như cơ hội để
mình thay đổi.
Nếu ai đó nói rằng "Bạn đang gặp vấn đề đấy" hãy mạnh dạn trả lời “Vâng, nhưng sẽ ổn
thơi". Nếu ai đó lại hỏi "Vấn đề tài chính của bạn hình như khơng sn sẻ" bạn có thể đáp
"Vâng, nhưng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp”. Nếu người ta bảo "Cuộc hôn nhân của bạn có vẻ
khơng hạnh phúc" hãy trả lời “Đúng nhưng chúng tơi đang từng bước cải thiện”…
Khi nhìn vấn để theo hướng động, bạn sẽ có thêm niềm tin giống như người trong
đường hầm thấy ánh sáng le lói cuối con đường. Đó cũng là một biểu hiện cho thấy bạn đang
chiến đấu và trưởng thành.
Ngược lại, nếu một người nói "Bạn đang gặp vấn đề về tài chính rồi đấy” và bạn trả lời
“Vâng, đúng vậy, tôi luôn kẹt tiền. Tiền bạc ln khiển tơi đau đầu”. Vơ hình trung cách nghĩ
ấy sẽ trở thành thỏi nam châm hút bạn chìm sâu vào nỗi buồn và sự tuyệt vọng. Nó làm mất
dần khả năng sáng tạo ở bạn, khiến bạn trở nên xơ cứng và ngày càng lún sâu vào vấn đề của
chính mình.
Có q nhiều vấn đề phức tạp buộc bạn phải đối mặt, nhưng đừng vì thế mà
căng thẳng quá mức. Hãy bình tĩnh, cố gắng tìm hướng giải quyết từng vấn đề một, mọi
chuyện rồi sẽ tốt đẹp trở lại. Hãy tự hình thành một thái độ sống mới - nhìn nhận vấn đề một
cách tích cực, đi tìm câu trả lời và khơng bao giờ bị khuất phục trước chúng. Con người
thường dễ gục ngã vào những lúc mềm yếu nhất nhưng đừng bao giờ để bản thân rơi vào thái
độ buông xuôi, tuyệt vọng mà hãy đứng lên

Thất bại không phải là khi bạn gục ngã, thất bại là khi bạn khơng tìm cách để đứng dậy
và vượt qua khó khăn. Đừng tự giam mình trong nỗi chán nản và thất vọng Hãy kiên cường
đối mặt và tìm cách vượt qua mọi thử thách.
(Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, 2019, tr. 46-48)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả đoạn trích, chúng ta nên hình thành một thái độ sống như thế nào?
Câu 3. Tác giả trong đoạn trích đã sử dụng cách nào để đổi diện mỗi khi gặp khó khăn?


Câu 4. Theo anh/chị, khi phải đối diện với một sự việc, một hồn cảnh khó khăn, chúng ta phải
làm gì?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của bản thân về việc cần nhận thức đúng, sẵn sàng đối diện với khó khăn để vươn
lên trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
…“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong
mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt
nương xn. ...Mùa xn dịng sơng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh
canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người
bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.
… Cảnh ven sơng ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, qng sơng này cũng
lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên máy lá ngô non đầu mùa.
Mà tịnh khơng bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu thơ ngộ
cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông
hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”
( Trích Người lái đị Sơng Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập

một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 187-188).
Phân tích hình tượng con sơng Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về phong
cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Tuân.
ĐỀ 12
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
[…] Giàu nhà q khơng bằng ngồi lê thành phố. Người ta coi câu nói đó như một lời đùa vui,
cịn tơi coi đó như nỗi buồn của một lớp người nhập cư thành phố. Cuộc sống của những năm
2019 khơng cịn nhiều sự kì thị từ người thành thị với người ngoại tỉnh, đó là điều may mắn
cho những người như tơi. Nhưng hóa ra, chính những người nơi vùng quê nghèo và bản thân
chúng tôi mới đang tự tạo những rào cản, trách cứ và khinh miệt chính mình.
[…] Ai cũng muốn ngóc đầu lên thành phố dù khơng biết có việc hay khơng; thành phố được
người ta gửi gắm những ước mơ đổi đời, rằng cuộc sống văn minh hơn vùng quê yên ả. Chúng
tơi của 10 năm trước, cuộc sống bó hẹp sau những con sông cánh đồng, cũng mơ được lên
thành phố để đổi đời. Giờ bỏ lại thành phố là bỏ lại ước mơ của một thời trẻ, bỏ lại nhiều năm
cố gắng nỗ lực bám trụ, bỏ lại cả những “nền tảng” đã xây dựng ở thành phố này. Dù tơi biết,
đến giờ mình vẫn tay trắng, thứ “nền tảng” có được chắc là cuộc sống bám víu vào thành phố,
chấp nhận “ngồi lê” qua ngày để không phải về quê.
[…] Trong vô vàn thứ áp lực của tuổi trẻ, áp lực vươn mình ra thành thị khiến nhiều người
thấy bế tắc. Nếu khơng vươn mình được ra biển lớn, hãy cứ làm một dịng sơng nhỏ âm thầm
chảy không được sao? Những người bạn giỏi giang, họ sống kiên cường trên mọi mảnh đất họ mở homestay, xây trang trại, phát triển trung tâm tiếng Anh ở quê, làm việc freelancer…
Tất cả đều đang có một cuộc sống tốt đẹp, không phải quệt nước mắt giữa đêm rồi tự hỏi: Hay
là bỏ tất cả thơi?
Nếu cuộc sống khó khăn quá, bạn có thể chọn cách đứng dậy nỗ lực thêm một lần nữa. Và bạn
cũng có thể chọn một con đường khác - về quê không phải từ bỏ khi con đường tới hạnh phúc
đâu có phải xa lộ cắt ngang thành phố. Chúng ta chỉ đang chọn một lối đi phù hợp hơn cho
cuộc đời này mà thơi.
(Trích Giàu nhà q khơng bằng ngồi lê thành phố: Một thế hệ gạt nước mắt giữa phố thị,
chênh vênh ở hay về, theo Trí thức trẻ, kênh14.vn, 21/4/2019)



Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo tác giả, trong vơ vàn áp lực của tuổi trẻ, có áp lực nào khiến nhiều người thấy bế
tắc (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn sau: Giờ bỏ lại thành phố là bỏ lại ước mơ của
một thời trẻ, bỏ lại nhiều năm cố gắng nỗ lực bám trụ, bỏ lại cả những “nền tảng” đã xây
dựng ở thành phố này ? (0,5 điểm)
Câu 3. Anh/chị có đồng ý với câu nói: Giàu nhà q khơng bằng ngồi lê thành phố khơng ?
Vì sao? (1.0 điểm)
Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về câu: Nếu khơng vươn mình được ra biển lớn, hãy cứ làm một
dịng sơng nhỏ âm thầm chảy không được sao? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ phần đọc hiểu hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về việc chọn một lối đi phù hợp cho bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về đoạn văn sau:
“Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó cịn là những cảnh đá bờ sông, dựng
vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lịng Sơng
Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con
nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa
hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một
khung cửa sổ nào trên tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh
Hát Lng, dài hàng cây số nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè
suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đị Sơng Đà nào tóm được qua quãng
đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 186).
Từ đó nhận xét thật ngắn gọn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
ĐỀ 13
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:
Ngày ta chập chững lị dị tập đi, ta được học nói. Gọi mẹ, gọi cha, địi ăn, địi chơi,…
ta đặt câu hỏi, ta giãi bày lịng mình, ta chia sẻ học thức. Nhưng rồi, cái miệng cũng bắt đầu
biết bng lời nói dối, lời cay đắng, lời nóng giận để biến mỗi lời thành lưỡi dao nhọn. Nhà
văn, tác giả tiểu thuyết Nhà Giả Kim nói: “Những thứ vào miệng không độc, những thứ từ
miệng tuôn ra mới độc”. Tại sao lại như thế? Chúng ta ăn cơm lành, canh ngọt, ăn quả chín,
rau xanh, tại sao những lời chúng ta nói lại có thể như thuốc độc?
Chúng ta đã học nói, phải chăng đến lúc chúng ta cũng phải học cách lặng im. Chúng
ta lặng im để không làm tổn thương người khác, không gây nghi kị lẫn nhau; để khơng phàn
nàn, khơng phán xét, khơng chì chiết; để khơng nói ra những lời giả dối, sáo rỗng; để không
khiến người ta nổi giận; để không mang những tiếng xấu gieo rắc trong đời. Cuộc đời đã là bể
khổ với đủ rối ren rồi, chúng ta học im lặng, đừng bới móc rác rưởi nữa để học cách ngắm
hoa nở xinh tươi.(…)
Học lắng nghe để đừng rơi vào ảo tưởng của hoa mỹ giả dối, để đừng giận ghét người
có tâm, để cúi đầu học hỏi được điều hay, để tránh được cạm bẫy như viên đạn bọc đường, để
lưỡi không liếm lên lưỡi dao sắc nhọn quết đầy mật ngọt. Học lắng nghe để nghe thấy tâm
mình đang sơi sục, lương tâm đang day dứt, lý trí đang vẫy vùng. Học lắng nghe để nói ít hơn,
để thấu hiểu, để cảm thơng.
Ta đã học nói xong từ năm 3 tuổi rồi, đến lúc học im lặng và học cách lắng nghe thôi,
kẻo muộn mất!


(Trích Học cách im lặng, Hàn Băng Vũ, giacngoonline.com, 1/11/2015)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo tác giả im lặng có những tác dụng cụ thể nào?
Câu 2. Theo anh/ chị, “Ta đã học nói xong từ năm 3 tuổi rồi, đến lúc học im lặng và học cách
lắng nghe thơi” có nghĩa như thế nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Những thứ vào miệng không độc, những thứ từ
miệng tuôn ra mới độc”?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Học lắng nghe để nói ít hơn, để thấu hiểu, để

cảm thơng.”? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về giá trị của sự im lặng và lắng nghe trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong “Người lái đị Sơng Đà” ( Ngữ văn 12 tập 1), nhà văn Nguyễn Tuân khắc họa rõ nét hình
tượng dịng sơng Đà với những đặc điểm khác nhau. Ban đầu, nó được hiện với cảnh:
“ Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên cái mặt hút xốy tít đáy, cũng đang
quay lừ lừ những cánh quạ đàn…những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sơi vào.
Nhiều bè gỗ rừng đi lại nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lơi tuột xuống…
thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lịng sơng đến mươi
phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sơng dưới”
Sau đó, tác giả lại có những cảm nhận khi:
“ Thuyền tơi trơi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ...Thuyền tôi trôi qua một nương
ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh khơng một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang
ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm...Chao ôi, thấy
thèm được giật mình về một tiếng cịi xúp lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú
Thọ - n Bái- Lai Châu”
Hãy cảm nhận hình ảnh dịng sơng Đà trong hai vị trí trên, từ đó làm nổi bật phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân.
ĐỀ 14
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“ – Mấy mẹ con em rồi sẽ đi khỏi đây, anh nghe thấy không?
- Em sao thế? Anh biết làm sao nếu người ta không chết nữa! Anh chỉ là phu đào huyệt… Anh
đâu có thể tóm cổ mọi người đi chơn sống!
- Trong nhà mình khơng cịn một mẩu bánh!
- Đừng khóc, vợ hiền của anh, mắt anh đang trào lệ đây. Anh cũng khơng hiểu chuyện gì đang
xảy ra nữa. Sao khơng có ai chết là thế nào! Thế giới bên kia hết chỗ rồi sao? Đừng khóc nữa

em, anh xin em! Lúc nào em cũng bảo anh: làm đi, làm đi. Nhưng anh là phu đào huyệt, anh
khơng thể tự mình sống được! Muốn người ta trả tiền cho anh thì phải có người chết. Em ráng
chờ đi, khơng lẽ hạnh phúc không mỉm cưới với chúng ta, rồi em sẽ thấy!”
(Những người thích đùa - Azit Nexin- Nxb VHTT, tr. 266)
Thực hiện các yêu cầu:
1/ Hãy chỉ ra nỗi khổ sở, bế tắc của hai nhân vật trong đoạn hội thoại trên?
2/ Lời than của người chồng: "anh không thể tự mình sống được" đã cho thấy vấn đề gì trong
thực tế của cuộc sống con người?


3/Anh/ chị hiểu “hạnh phúc” trong lời hứa của người chồng với vợ “ Em ráng chờ đi, không lẽ
hạnh phúc không mỉm cưới với chúng ta, rồi em sẽ thấy!” đồng nghĩa với điều gì? Lời hứa ấy
đưa tới cho anh chị sự thương cảm hay trách giận? Vì sao?
4/ Anh /chị suy nghĩ như thế nào về cái giá của hạnh phục trong cuộc sống
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung phần đọc hiểu, anh /chị hãy viết đoạn văn 200 chữ nêu những giải pháp để giảm
thiểu sự nghịch lí của hạnh phúc
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong tùy bút “Người lái đị sơng Đà”, Nguyễn Tuân đã miêu tả về cuộc chiến giữa người
lái đị và con sơng Đà:
“ Sóng thác đã đánh đến miếng địn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vơ sở bất chí ấy cứ bóp
chặt lấy hạ bộ người lái đị (…) Nhưng ơng đị cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy
cuống lái…”
Hay đoạn khác, Nguyễn Tuân lại viết
“…Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vịng thứ nhất. Khơng một phút nghỉ tay nghỉ mắt,
phải phá ln vịng vây thứ hai và đổi ln chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của
thần sơng, thần đá. Ơng đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này.”
(Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2013, tr189)
Phân tích hình tượng người lái đị sơng Đà trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm bật nổi

“thứ vàng mười đã qua thử lửa” của người lao động Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm
kiếm.
ĐỀ 15
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
MUA GIÀY
Một người ở nước Trịnh định đi mua cho mình một đơi giày. Trước khi đi, anh ta đo vẽ kích
thước chân mình, rồi để bản vẽ mẫu lên bản. Khi lên đến chợ, vào tiệm chọn giày, anh tìm
trong túi khơng thấy tấm giấy vẽ mẫu đâu, biết mình để quên ở nhà, anh ta nói với chủ tiệm
- Tiếc q, tơi để quên cái mẫu đo ở nhà, để tôi chạy về lấy mẫu đến mới mua được.
Rồi anh ta vội vàng chạy một mạch về nhà, lấy cái mẫu chân anh ta vẽ trước đó, khi quay lại
chợ thì chợ đã tan rồi. Rốt cuộc anh khơng mua được giày.
Có người hỏi anh:
- Vì sao khi đó anh khơng lấy ngay chân của anh mà thử giày, vừa thì mua ln có phải tốt
khơng?
Anh ta trả lời:
- Phải tin vào mẫu chứ!
(Nguồn Internet)
Thực hiện các yêu cầu:
1/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2/ Theo lời nhân vật trong truyện, tại sao anh ta lại phải chạy về nhà lấy bản vẽ mẫu chân thay
vì lấy ngay chân anh ta để thử giày?


3/Dựa vào câu hỏi của người ở chợ, anh/chị hãy cho biết sai lầm của người mua giày là gì?
4/ Câu chuyện đem lại cho anh chỉ bài học gì trong cuộc sống?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung chuyện Mua giày trong phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200
chữ), trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng tự tin

Câu 2 (5,0 điểm)
Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ơm lấy đảo Cồn Hến quanh năm
mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến rạ đi giữa màu xanh của tre
trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp
nói, nó đột ngột đổi dịng, rẽ ngoặt sang hướng đơng tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc
thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngồi mười dặm
trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó,
khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người
ở đây; và để nhân cách hố nó lên, tơi gọi đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo
của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sơng Hương đã chí tình
trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn
dài, còn về, còn nhớ...”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sơng Hương thành giọng hị dân
gian; ấy là tấm long người dân nơi Châu Hoá xưa mãi mãi chung tình với q hương xứ sở.
(Trích Ai đã đặt tên cho dịng sơng – Hồng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD
2008)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sơng Hương qua đoạn trích trên.
ĐỀ 16
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“…mẹ chưa nhờ ta điều gì
kể cả giặt cái khăn
con mắc nợ mẹ không là chủ nợ
chỉ chú mèo già chứng kiến mẹ buồn thơi
những cuộc con đi giữa nóng lạnh cuộc đời
mẹ bn buốt ruột
con tung tẩy chữ
có chữ nào rơm rớm mẹ đâu?
khi thấy mẹ cô đơn
con cũng vào thì sấp bóng
vơ định rợn người cát trắng

mẹ nằm hun hút giỏ hàng dương
giờ thấm nghĩa mồ côi
con đã non sáu chục
những buổi chiều ân hận
chân trời mười mải cát bay...
(Chân trời mẹ, Tập thơ Cầm nhau mà đi, tr.55, Nxb Hội Nhà Văn, Văn Công Hùng)
Thực hiện các yêu cầu:
1/ Đọan trích trong bài thơ Chân trời mẹ được viết theo thể thơ nào?
2 Tìm những chi tiết tương phản được dùng để khắc họa hình ảnh hai nhân vật trữ tình trong
đoạn thơ.
3/Anh/ chị hiểu thế nào về nghĩa của hai câu thơ "con mắc nợ mẹ không là chủ nợ /chỉ chủ
mèo già chứng kiến mẹ buồn thôi"
4/ Đoạn thơ đem tới cho anh chị những cảm xúc, suy ngẫm gì về tình mẫu tử?


Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung ngữ liệu trong phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chu trình
bày suy nghĩ về nguyên nhân quan niệm: tình yêu của mẹ là tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ
nhất trên đời.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong tùy bút “Người lái đị sơng Đà”, Nguyễn Tn đã miêu tả về cuộc chiến giữa người
lái đò và con sơng Đà:
“ Sóng thác đã đánh đến miếng địn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vơ sở bất chí ấy cứ bóp
chặt lấy hạ bộ người lái đị (…) Nhưng ơng đị cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy
cuống lái…”
Hay đoạn khác, Nguyễn Tuân lại viết
“…Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt,
phải phá luôn vịng vây thứ hai và đổi ln chiến thuật. Ơng lái đã nắm chắc binh pháp của
thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này.”

(Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2013, tr189)
Phân tích hình tượng người lái đị sơng Đà trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm bật nổi
“thứ vàng mười đã qua thử lửa” của người lao động Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm
kiếm.
ĐỀ 17
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1) Khi cịn trẻ, hãy ra ngồi nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác "bóc hết, lột sạch”
khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ xin việc", mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột.
Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành cơng. Vì năng lực
được trui rèn trong quả trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tỉnh kỷ luật, quen tay quen
chân, quen ngáp, quen lười cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những
người làm cơng ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những
quyết định khơng theo đám đơng, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa...
rồi chết.
(2) Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn để tiêu
dùng, thì thơi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. Tiền nong cá nhân quản lý khơng được, thì
làm sao mà quản trị tài chính một cơ nghiệp lớn? Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó.
(Trích Trên đường băng, Tony Buổi Sáng, Nxb Trẻ, 2015)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
Câu 2. Em hiểu như thế nào về từ “bóc lột” trong câu “Khi cịn trẻ, hãy ra ngồi nhiều hơn ở
nhà. Hãy nhào vơ xin người khác “bóc hết, lột sạch" khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ
sơ xin việc" mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột".
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Tư duy thế nào thì nó ra số phận thể đó”?
Câu 4. Anh/chị rút ra được thơng điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):



Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của em về ý kiến: rẽ trái trong khi
mọi người rẽ phải
Câu 2 (5,0 điểm)
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Nếu khơng có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng
đến chết héo. Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy sáng Mị dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới
bắt đầu dậy ra dóm lị bung ngô, nấu cháo lợn.Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi
lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa bùng lên,
cùng lúc ấy Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy
đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng
chết đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử
chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi
như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên,
Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống
hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử
trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống
cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng
thơi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác.
Cơ chừng này chỉ đêm mai là người ta chết, chết đau, chết đối, chết rét, phải chết. Ta là thân
phận đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma rồi, chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thơi... Người
kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại
tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá
Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mịphải chết trên cái cọc ấy.
Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng khơng thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A
Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở
phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì
Mị cũng hốthoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Ði ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu

xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vung
lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy,
chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tơi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tơi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.
(Trích “Vợ chồng A Phủ” từ “Truyện Tây Bắc”, NXB Văn học Hà Nội, 1960 – Sách Ngữ văn
12, tập hai, NXB Giáo dục, 2015, trang 14,15)
Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tình
cảm của nhà văn Tơ Hồi đối với nhân dân Tây Bắc.
ĐỀ 18
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích
Sâu dưới lớp đất đá dày, các anh nghe có thấu


“Có ai khơng…” – Đồng đội gọi kiếm tìm
Dầm mưa trắng xun đêm
Thơng đường tìm thi thể.
***
Những người lính đi về phía núi, từ Rào Trăng cho đến Quảng Trị
Bên trời thác lũ nằm lại vì nhân dân
Ngừng hơi thở nhưng chẳng ngừng trái tim
Hịa núi sơng đập tình u Tổ quốc.
***

Xin mẹ trở vào nhà thơi, tháng mười gió lạnh
Đừng ngóng trơng trên ngõ nhỏ q nghèo
Con dế nhỏ sau hè thơi đừng nấc
Gió qua vườn lay lá rụng trời sao.
***
Lũ sẽ qua mau
Đêm bình an lại
Khi đằng đơng bình minh vừa lan tới
Có một đàn chim trắng vút bay lên…
(trích Những người lính nằm lại ở Rào Trăng – Lương Đình Khoa- 01h00, 19/10/2020. Nguồn:
/>Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2: Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích nói về sự hy sinh của những người lính ở Rào
Trăng?
Câu 3: Anh/chị hiểu nội dung các dịng thơ sau như thế nào ?
Những người lính đi về phía núi, từ Rào Trăng cho đến Quảng Trị
Bên trời thác lũ nằm lại vì nhân dân
Ngừng hơi thở nhưng chẳng ngừng trái tim
Hịa núi sơng đập tình u Tổ quốc.
Câu 4: Anh/Chị nhận xét về tình cảm của tác giả đối với những người lính đã hy sinh ở Rào
Trăng trong đoạn trích?
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu anh chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của
mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích đoạn văn sau trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi để làm nổi bật thành
công của tác giả trong việc khắc họa nội tâm nhân vật.
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ơng mỡ, sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn
cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị

quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử sắp bước ra, bỗng quay lại,
lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo.
A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị khơng nói. A Sử cũng khơng hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay
Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xỗ xuống. A Sử quấn
ln tóc lên cột, làm cho Mị khơng cúi, khơng nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt
nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như khơng biết mình đang bị trói. Hơi rượu cịn nồng nàn,
Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi "Em không yêu,


quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...". Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau
không cựa được. Mị khơng nghe tiếng sáo nữa. Chỉ cịn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách.
Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình khơng bằng con ngựa.
(Ngữ văn 12 - Tập hai, NXB Giáo dục năm 2008, trang. 8)
ĐỀ 19
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Có bao giờ chúng ta u thế gian này như u ngơi nhà có bếp lửa ấm áp của mình khơng? Có
bao giờ chúng ta u nhân loại như u một người máu thịt của mình khơng? Chúng ta đã
từng nói đến việc làm sao trở thành những cơng dân tồn cầu. Danh từ cơng dân tồn cầu rất
dễ làm cho những ai đó lầm tưởng về một siêu nhân trong khía cạnh nào đấy. Nhưng bản chất
duy nhất của một cơng dân tồn cầu là một người biết u thương thế gian này và ln tìm
cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những cơng dân kêu lên đầy bất lực: Ta chỉ là một sinh
linh nhỏ bé làm sao ta có thể yêu thương và che chở cho cả một thế gian rộng lớn nhường kia!
Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có phải là một ước mơ hay một nhân cách hão
huyền khơng? Khơng. Đó là một hiện thực và đó là một nguyên lí. Khi một con người yêu
thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng dù chỉ vừa hai bàn chân thì người đó đã
u cả trái đất này. Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì bạn yêu mọi cái cây trên thế

gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn đang yêu cả nhân loại. Và khi tất cả
những con người dù nhỏ bé đến đâu yêu thương người bên cạnh thì tình yêu thương ấy sẽ
ngập tràn thế gian này.
… Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù ích kỉ, những vô cảm và giá lạnh bằng những
hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trong thế gian này. Đấy là tiếng kêu khẩn thiết
và đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trong thế gian này.
(Trích Cần một ngày hòa giải để yêu thương, dẫn theo nvietnamnet,
ngày 7/9/2010)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. chỉ ra những phép liên kết được sử dụng?
Câu 2. Tác giả đã định nghĩa như thế nào về khái niệm cơng dân tồn cầu ?
Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Tình yêu thương nhân loại sẽ ngay lập
tức trở nên hão huyền và mang thói đạo đức giả khi chúng ta nói đến tình u thương đó mà
khơng bao giờ chúng ta yêu thương nổi một người bên cạnh?"
Câu 4. Anh/chị rút ra được thơng điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Viết đoạn văn 200 chữ với nhan đề: Giá trị của tình yêu thương.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, ở phần mở đầu truyện,nhà văn Tơ Hồi tả nhân vật
Mị: một cơ gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù
quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi
mặt, mặt buồn rười rượi . Đến cuối truyện, khi chứng kiến dòng nước mắt lấp lánh bò xuống
hai hõm má đã xám đen của A Phủ khi bị trói, Mị suy nghĩ: Trời ơi nó bắt trói đứng người ta
đến chết. Nó bắt mình chết cũng thơi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái
nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét,
phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây
thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ...
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.4 và tr.13)
Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần được miêu tả như trên, từ đó làm nổi bật

sự thay đổi của nhân vật này.


ĐỀ 20
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
"Mũi Cà Mau: Mỏm đất tươi non
Mấy năm trời lấn luôn ra biển
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn
Lắng lại; và chân người bước đến
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau
Những dịng sơng rộng hơn ngàn thước
Trùng điệp một màu xanh lá đước
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ơm đất nước!
Tổ quốc tơi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau"
(Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10 - 1960)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Văn bản trên được làm theo thể thơ nào?/ Xác định những phương thức biểu đạt được
sử dụng trong văn bản?
Câu 2. Xác định biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng trong đoạn thơ
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau
Những dịng sông rộng hơn ngàn thước
Trùng điệp một màu xanh lá đước
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý thơ: Tổ quốc tôi như một con tàu
Câu 4. Anh/ chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản/ Anh /chị nhận xét
về tình cảm của tác giả dành cho đất nước qua đoạn trích?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn 200 trình bày về vai trị và ý thức của giới trẻ trước vận mệnh
của Đất nước.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ.
Chiều hơm trước, khi biết con trai mình dắt vợ: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu
rồi. Lịng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương
cho số kiếp đứa con mình. Chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn
nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Cịn mình thì…Trong kẽ mắt kèm
nhèm của bà rỉ xuống hai dịng nước mắt…Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua
được cơn đói khát này khơng.”
Và sáng hôm sau, trong buổi cơm “Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với
con dâu. Bà lão nói tồn chuyện vui, tồn chuyện sung sướng về sau này.”
(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr28 và tr31)
Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong hai lần miêu tả trên, từ đó là nổi bật thơng điệp mà
nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này.
ĐỀ 21
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)


Đọc văn bản:
Ðốt mã- Nguyễn Ðình KiênLửa đốt
nhà lầu, xe hơi...
Lửa đốt
tiền xanh, tiền đỏ...
Lửa lem lém những huy chương vàng mã
Ở thế giới tâm hồn

Chẳng lẽ cũng công danh?
Bao hình nhân khói lửa quặn mình
Thêm lần nữa
Làm người hầu kẻ hạ
Chỉ khơng có nỗi đau hàng mã
Mẹ biết làm sao
Gửi được xuống mồ
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 2. Trong bài thơ người ta đã đốt những gì cho người đã mất? Những thứ đó biểu tượng cho
điều gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về những dịng thơ:
Chỉ khơng có nỗi đau hàng mã
Mẹ biết làm sao
Gửi được xuống mồ
Câu 4. Nhận xét của anh /chị về thái độ của tác giả đối với việc đốt mã lãng phí thiếu thành
tâm?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn 200 trình bày về những hệ lụy của việc lạm dụng đốt vàng mã
trong cuộc sống của người Việt hiện nay
Câu 2 (5,0 điểm)
“..Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra
biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta
dựng vợ gả chồng cho con lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt
sau này. Cịn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết
rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân
vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này,
người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thơi thì bổn phận là mẹ, bà đã
chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà

cũng có vợ, nó n bề nó, chẳng may ra ơng giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà
lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thơi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước
dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:


- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may
mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái
chúng mày về sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngồi. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngồi xa những dịng
sơng sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết
theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến
đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó
lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia khơng?...”
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 28,29)
Phân tích tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về tấm lịng,
tình cảm của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.
ĐỀ 22
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
"...Nhân yêu quý,
Trong 24 giờ qua khi em nằm bất tỉnh, bao mạng người đã phải nằm xuống vì COVID-19. Số
ca nhiễm tại Ấn Độ đã vượt 345.147 ca với 2.621 người chết. Trong 24 giờ qua cứ 32 giây lại
một người chết vì COVID-19.
Anh Tùng - Tổng lãnh sự Việt Nam tại Mumbay - báo cáo lên trong khu nhà 18 căn hộ của anh
đã có 6 người nhiễm và 3 người chết.
Tại Bệnh viện Ganga Ram, New Delhi, 25 bệnh nhân chết vì bị ngắt mạch máy thở ơxy, trong
khi đó 15 bệnh nhân chết tại Bệnh viện Vijay Vallabh, Mumbay do phòng hồi sức cấp cứu bị

chập điện cháy. Trước đó hai ngày, khi em còn mê man, 22 bệnh nhân COVID-19 đã bị chết tại
Bệnh viện Nassik vì rị rỉ khí ôxy.
Khi em nằm bất tỉnh, công việc chính của Đại sứ lúc này là thảo và gửi những bức thư chia
buồn cho bạn bè vì người thân của họ đã mất trong 24 giờ qua.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác xít cũng có người con trai lớn vừa chết vì COVID-19.
Ngay cả cựu Thủ tướng Momanhat Singh cũng đã bị nhiễm virus corona dù ông đã tiêm đủ 2
mũi vắc xin. Và biết bao cuộc gọi điện hỏi thăm, chia buồn khác nữa.
Nhân ơi, với tư cách là một Đại sứ Đặc mệnh tồn quyền, tơi ra lệnh cho em khơng được chết
vì dự án của chúng ta vẫn cịn dang dở. Ngơi nhà Việt thật đẹp giữa thủ đơ New Delhi đang đợi
chúng ta hồn tất. Hơn bao giờ hết ĐSQ cần có em.
Nhân ơi, xin em đừng chết vì em cịn rất trẻ và vợ con em đã gửi gắm em cho Đại sứ. Chúng ta
đã hứa sẽ cùng nhau đi qua đợt dịch này xây xong trụ sở cho ĐSQ và bình an.
Và cuối cùng em có nghe tiếng khóc của bao người đang chầu chực ở bệnh viện mà người thân
của họ đang chết vì khơng thể tiếp cận máy thở ơxy và giường bệnh. Vì thế em khơng được
phép chết để đỡ phí đi một cái giường mà nhờ nó bao nhiêu tính mạng đã có thể được cứu
sống.
Đại sứ tin em nhất định sẽ chiến thắng và trở về trong sự chờ đợi của gia đình em, trong tình
thương yêu của toàn bộ anh chị em trong ĐSQ và của cộng đồng người Việt đang sinh sống tại
Ấn Độ.
Chúc em vượt cửa tử thành công.
Đại sứ của em
Phạm Sanh Châu
PHẠM SANH CHÂU (Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ)
Thực hiện các u cầu:
1/ Phong cách ngơn ngữ của đoạn trích?/Phương thức biểu đạt chính?
2/ Tình hình về dịch COVID-19 tại Ấn Độ được thể hiện qua những thông tin nào?


3/ Anh/ chị có suy nghĩ gì về mệnh lệnh của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng
Hịa Ấn Độ Phạm Sanh Châu: "tơi ra lệnh cho em khơng được chết"

4/ Cảm nhận của anh/chị về tình cảm của đại sứ Phạm Sanh Châu dành cho Nhân?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày giải pháp an tồn cho những người Việt Nam sống xa quê ở các
quốc gia có dịch.
Câu 2 (5,0 điểm)
“Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tơi cần
phải có người đàn ơng để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp
con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi
con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống
cho con chứ khơng thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái
sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tơi bỏ nó!- Lần đầu tiên trên khn mặt xấu xí của mụ chợt ửng
sáng lên như một nụ cười- vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tơi
sống hịa thuận, vui vẻ.
- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? - Đột nhiên tôi hỏi.
- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tơi chúng nó được ăn no...”.
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12,
Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 76)
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà hàng chài qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét
về cảm hứng thế sự của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
ĐỀ 23
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc bài thơ:
Mẹ
Con về thăm mẹ chiều mưa
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên
Hạt mưa sợi thẳng sợi xiên
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời
Con đi đánh giặc một đời
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm

Tơ Hồn
(Tuyển tập thơ lục bát Việt Nam tái bản- 2000)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính? /thể thơ ?
Câu 2. Tác giả về thăm mẹ và “mới hay” được điều gì?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ
Con đi đánh giặc một đời
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm
Câu 4. Nhận xét của anh/chị về tâm trạng và tình cảm của tác giả trong bài thơ.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung của phần đọc hiểu. anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ bàn về
mối quan hệ giữa hưởng thụ và cống hiến trong cuộc sống.


Câu 2 (5,0 điểm)
Khép lại tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu viết:“Không những
trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi,
nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần
ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tơi nhìn
thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tơi cũng thấy người đàn bà ấy đang
bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thơ
kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt
trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa
lẫn trong đám đông …”.
(Sách Ngữ văn 12- tập 2, trang 78, NXB Giáo dục, năm 2011)
Hãy phân tích ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng ở đoạn văn trên để thấy quan niệm của tác
giả về nghệ thuật.
ĐỀ 24
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích
Giàu có về vật chất có giúp bạn vui vẻ hạnh phúc hơn không?
Lúc ăn cơm, một bàn tay chỉ có thể bưng một chiếc bát, cầm một đơi đũa, tuy trên bàn
có rất nhiều đồ ăn, nhưng bụng cũng chỉ có thể chứa một lượng thức ăn nhất định;
Lúc đi ngủ, một người cần một chỗ ngủ rộng đến mức nào? Ngủ trên chiếc giường rộng
6 thước có chắc sẽ ngủ ngon hơn chiếc giường rộng 3 thước?
Mỗi người một lúc có thể khốc lên mình mấy bộ quần áo là đủ? Khốc nhiều lên liệu
có khiến chúng ta dễ chịu?
Thực ra, ăn no, ngủ ngon, mặc ấm đã là những điều kiện cơ bản trong cuộc sống,
chúng ta khơng cần phải thật giàu có về vật chất mới có thể sống một cuộc sống bình n vui
vẻ.
Giàu có là cảm nhận của nội tâm, không thể dùng vật chất làm thước đo. Người biết đủ
chính là người vui vẻ hạnh phúc nhất.
( Nguồn )
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, những điều kiện cơ bản trong cuộc sống của con người là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Anh, chị hiểu quan điểm: Giàu có là cảm nhận của nội tâm, khơng thể dùng
vật chất làm thước đo là như thế nào?
Câu 4 (1,0 điểm). Anh, chị có đồng tình với quan niệm: Người biết đủ chính là người vui vẻ
hạnh phúc nhất hay không? Tại sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200
chữ trình bày suy nghĩ về những giải pháp để sống bình an trong đại dịch Covid 19 hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong cảnh VII của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã xây dựng đoạn
đối thoại đặc sắc giữa hồn Trương Ba với Đế Thích:
“Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ơng Đế Thích ạ, tơi khơng thể tiếp tục mang thân anh hàng
thịt được nữa, không thể được!

Đế Thích: Sao thế? Có gì khơng ổn đâu!


×