BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ
NGÀNH
KINH TẾ VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA
CHUYÊN ĐỀ: TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI THỦY NỘI
ĐỊA
HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ THU THỦY
MÃ SV:
65616
LỚP:
KTT56DH
NHĨM SINH VIÊN:
HẢI PHỊNG – 2017
LỜI MỞ ĐẦU
Giao thơng vận tải giữ vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước, nhất là trong
thời kì hiện nay. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu của con người, nó
phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của một nước.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mạng lưới sơng
ngịi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Phần lớn các con sông ở nước ta
đều là do thiên nhiên tạo nên. Miền Bắc có hệ thống sơng Hồng, hệ thống sơng
Thái Bình. Miền Trung hầu hết là các sơng ngắn và đều đổ từ dãy Trường Sơn
ra biển. Miền Nam có hệ thống sông Cửu Long, hệ thống sông Đồng Nai, các
sông đào, kênh rạch tạo thành một mạng lưới giao thơng đường thủy dày đặc.
Theo thống kê nước ta có tới khoảng 2360 son sơng, kênh lớn nhỏ, có tổng
chiều dài khoảng 42000 km, cùng các hồ, đầm, phá, dọc theo bờ biển Đông kéo
dài từ 8 0 5 đến 230 5 vĩ bắc với 3260 km bờ biển và hàng nghìn km đường từ bờ ra
đảo tạo thành một hệ thống vận tải thủy nội địa thông thương giữa mọi miền đất
nước, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo, góp phần tích cực vào
việc vân chuyển hàng hóa và hành khách. So với các nước khác trên thế giới,
Việt Nam được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc
(UNESCO) xếp vào top 10 nước có mạng lưới giao thơng vận tải thủy dày đặc
nhất thế giới. Nhận thức được rõ tầm quan trọng của ngành giao thơng vận tải
nói chung và giao thơng vận tải sơng nói riêng, trong nghị quyết đại hội lần thứ
IV Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu: “Đường sông phải được sử dụng rộng rãi
phù hợp với điều kiện sông nước ta. Cố gắng cơ khí hóa nhanh vận tải đường
sơng, đẩy mạnh sản xuất nhiều loại phương tiện vận tải, chú trọng xây dựng các
cảng sơng có trình độ cơ khí hóa cao, có mức xếp dỡ lớn”.
Cùng với sự phát triển của giao thơng vận tải thủy nội địa trong thời kì
hiện nay thì địi hỏi một số lượng lớn lao động hoạt động trong ngành đặc biệt là
nguồn lao động đã qua đào tạo, để đáp ứng nhu cầu này trường đại học Hàng
Hải Việt Nam đã quyết định mở lại ngành kinh tế vận tải thủy nội địa để đào tạo
ra những cử nhân ngành Kinh tế vận tải thuỷ có phẩm chất chính trị, đạo đức, có
ý thức phục vụ nhân dân, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương
xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Với sự quan tâm của nhà trường và các thầy cô trong ngành, trường đã tổ
chức cho sinh viên đi thực tập từ ngày 1/8/2017 đến 12/8/2017. Trong quá trình
đi thực tập, em đã được đi qua một số cảng và nhà máy trong khu vực thành
phố Hải Phòng em đã học tập, nghiên cứu và thu về cho bản thân nhiều kinh
nghiệm quý báu. Trong thời gian thực tập tại Cơng ty Cổ phần cảng Vật Cách,
em có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về Cơng ty Cổ phần cảng Vật Cách cũng như các
quy trình nghiệp vụ vận tải. Trong bài báo cáo thực tập này, em xin được trình
bày một số vấn đề đã tìm hiểu được trong q trình thực tập tại Cơng ty.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý Công ty đã tạo điều kiện cho em
được tiếp xúc thực tế với ngành nghề và cung cấp tài liệu để em hoàn thành bản
báo cáo này.
Em cũng xin cảm ơn thầy Ths. Bùi Thanh Hải – Trưởng Bộ môn kinh tế
đường thủy – Khoa Kinh tế và thầy Lê Văn Thanh, cùng các thầy cơ trong Bộ
mơn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập.
Trong q trình thực tập, có đơi lúc em cịn mắc những sai làm thiếu sót
trong cơng ty, nhưng cũng từ những sai lầm đó mà em rút ra được nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu cho bản thân em. Em tin những điều học hỏi được hôm
nay sẽ là hành trang theo em suốt những chặng đường còn lại.
Cuối cùng, em xin kính chúc q thầy, cơ dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 17 tháng 8 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Thủy
Lê Thị Thu Thủy
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................
Chương I:...............................................................................................................1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÀNH VẬN TẢI THỦY Ở VIỆT NAM.............1
1. Giới thiệu sơ lược về ngành vận tải thủy nội địa ở Việt Nam.....................1
2. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Hàng Hải Việt Nam.............5
3. Giao thông vận tải đường thủy nội địa ở Hải Phòng...................................6
Chương II:.............................................................................................................8
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH...........8
1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần cảng Vật Cách..................................8
2. Lịch sử hình thành cơng ty cổ phần cảng Vật Cách....................................9
3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty..........................................................10
4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty CP cảng Vật cách.............................12
5. Lực lượng lao động....................................................................................18
6. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty................................................19
Chương III:..........................................................................................................19
Container và các thiết bị xếp dỡ container trong cảng........................................19
1. Container....................................................................................................19
2. Các thiết bị xếp dỡ container trong cảng...................................................23
3. Cơ sở vật chất của Công ty cổ phần cảng Vật Cách....................................28
KẾT LUẬN.........................................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................37
Chương I:
TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÀNH VẬN TẢI THỦY Ở VIỆT NAM
1. Giới thiệu sơ lược về ngành vận tải thủy nội địa ở Việt Nam
1.1 Khái niệm
Vận tải đường thủy nội địa (ĐTNĐ) là một hoạt dộng dịch vụ trong đó
người cung cấp dịch vụ (hay người vận chuyển) thực hiện vận chuyển các hàng
hóa từ nơi này đến nơi khác trong vùng nước mà điểm đầu và điểm cuối của q
trình chun chở khơng đi ra ngồi lãnh thổ của một quốc gia.
1.2 Vị trí, vai trị và đặc điểm của ngành vận tải ĐTNĐ
Trong phát triển kinh tế biển nói chung, hoạt động giao thương hàng hải
nói riêng, hệ thống cảng biển đóng vai trị quan trọng, quyết định sự vươn ra
toàn cầu của mọi quốc gia có biển. Đối với Việt Nam - quốc gia có vùng biển
rộng, bờ biển dài, với nhiều eo, vũng, vịnh sâu nằm gần các đô thị lớn, trung tâm
du lịch biển, đảo và các khu vực sản xuất hàng hóa,… lại án ngữ con đường
hàng hải nhộn nhịp bậc nhất trên thế giới, thì phát triển hệ thống cảng biển càng
có ý nghĩa quan trọng. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta đã tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới nhiều hải cảng quy mô
quốc gia và quốc tế trên phạm vi cả nước, tạo chuyển biến tích cực trong phát
triển kinh tế biển cũng như kinh tế thủy nội địa.
Với vị trí nằm ở khu vực cửa ngõ Đơng Nam, trên con đường giao thông
quốc tế trên biển, cộng với đường bờ biển rất dài dọc theo đất nước, Việt Nam là
nước có vị trí địa lý rất thuận lợi và giàu tiềm năng phát triển ngành hàng hải.
Cũng như hầu hết các quốc gia có biển khác, Việt Nam xác định rõ vị trí, vai trị
đặc biệt quan trọng của cảng biển: là cơ sở hạ tầng trọng yếu của nền kinh tế
quốc dân, là một trong những nền tảng phát triển bền vững của nền kinh tế quốc
dân. Vì vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam đã chú trọng
không ngừng trong việc xây dựng một hệ thống cảng biển để khai thác hiệu quả
1
dịch vụ cảng biển, đồng thời đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa,
phục vụ đắc lực cho cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
1.2.1
Vị trí, vai trị
Giao thơng vận tải ĐTNĐ có vai trị quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phịng và góp phần giao thương với một
số quốc gia lân cận, đồng thời là ngành có tính chất xã hội hóa cao, nhiều thành
phần kinh tế đều tham gia kinh doanh vận tải thủy nội địa. Vận tải ĐTNĐ giữ tỷ
trọng khoảng trên 19% tính đến giữa năm 2016.
Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác Quý III, triển khai nhiệm vụ
công tác Quý IV năm 2016 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam 9 tháng đầu
năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm Quý IV năm 2016 cho biết: trong 9 tháng
năm 2016, đường thủy đã vận chuyển được 123,97 triệu lượt khách, tăng 5,6%
so với cùng kỳ năm trước, vận chuyển 160,25 triệu tấn hàng hóa, tăng 6,2%. Sự
tăng trưởng còn thể hiện qua việc chuyển dịch từ đội tàu trên dưới 500 tấn trước
kia lên trọng tải 1.000 - 3.000 tấn như hiện nay. Điển hình là tuyến vận tải ven
biển Quảng Ninh - Kiên Giang dành cho tàu sông pha biển (tàu SB).
Các cảng vụ đường thủy nội địa đã làm thủ tục cho 12.557 lượt phương
tiện VR-SB vào, rời cảng, bến thuỷ nội địa với 11.822.039 tấn hàng hố thơng
qua. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2015 tăng 7358 lượt, tăng 6.819.971 tấn hàng
hố.
Về cơng tác quản lý cảng, bến thuỷ nội địa, tính đến tháng 9 năm 2016,
trên cả nước hiện có 255 cảng được cơng bố hoạt động, 8.506 bến, trong đó có
2.125 bến khơng phép chiếm 24%; đã cấp 247.222 giấy chứng nhận đăng ký
phương tiện thủy nội địa, đạt 52,5%. Trong đó, riêng tháng 9.2016 đã cấp được
135 giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa. Hiện nay, đã cập nhật
được 83.850 phương tiện thủy nội địa vào phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu về
đăng ký phương tiện thủy nội địa.
2
Qua đó ta có thể thấy ngành vận tải ĐTNĐ ở Việt Nam đang không
ngừng từng bước phát triển, ngày càng khẳng định vi trí và vai trị to lớn, quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân.
ĐTNĐ có vai trị phục vụ cho công nghiệp điện, vận chuyển than cho
các nhà máy, vận chuyển hàng rời, hàng container, LASH đến các vùng sâu,
vùng sa. Vận tải hàng nội và liên vùng thay thế vận chuyển bằng đường bộ hoặc
cùng vận tải đường bộ làm các nhiệm vụ vận tải nội vùng.
Vận tải hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là việc tiếp nhận vận chuyển
container như một khâu quan trọng trong dây chuyền vận tải đa phương thức,
bao gồm việc rút hàng từ cảng nội địa ra tàu biển, cảng biển và lấy hàng từ tàu
biển vào các cảng nội địa.
Vận tải hàng hóa Bắc Nam cực kì quan trọng do sự ra đời của một loạt
các khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp có như cầu lưu thơng hàng hóa cao.
Vận tải từ bờ ra các đảo và giữa các đảo.
Vận tải liên vận sang Trung Quốc, Camphuchia, Lào sẽ tạo cầu nối cho
việc phát triển hợp tác knh tế giữa Việt Nam với các nước.
Trong công tác bảo vệ an ninh và củng cơ quốc phịng giao thơng vận tải
ĐTNĐ cũng đóng vai trị quan trọng trong việc điều động quân đội, vân chuyển
vũ khí nhằm bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân.
Ngành vận tải ĐTNĐ cịn góp phần giải phóng cho tình trạng nóng của
giao thơng đường bộ nan giải như: tai nạn, kẹt đường, ô nhiễm môi trường,...
của nước ta hiện nay.
1.2.2
Đặc điểm
1.2.2.1
So sánh ngành vận tải TNĐ với các ngành vận tải khác
Ngành vận tải TNĐ là một ngành ra đời sớm nhất và đảm nhận một khối
lượng vận chuyển hàng hóa rất lớn trong cả nước.
3
1.2.2.2
Ưu điểm
- Khả năng thông qua lớn: Cho phép nhiều tàu, đoàn tàu đi cùng chiều hoặc
ngược chiều trong cùng một lúc, tàu thuyền có khả năng đi lại cả ngày lẫn
đêm, quanh năm.
- Vốn đầu tư thấp: Chi phí cho xây dựng, cải tạo, nạo vét ĐTNĐ ít hơn chi
phí xây dựng của các ngành khác.
- Chi phí nhiên liệu tính bình qn cho 1T.Km cũng thấp, nó chỉ bằng 1/16
so với ngành vận tải đường sắt, 1/6 so với ngành vận tải ô tô và bằng 1/20
so với ngành vận tải hàng khơng. Nó chỉ cao hơn ngành vận tải đường
ống.
- Chi phí kim loại để đóng 1 tấn phương tiện là thấp nhất.
- Năng suất lao động của ngành vận tải thủy nội địa cao hơn nhiều so với
một số ngành khác. So sánh về năng suất lao động ta thấy: năng suất lao
động của ngành vận tải thủy nội địa > vận tải sắt > vận tải ô tô > vận tải
hàng không và chỉ thấp hơn ngành vận tải biển.
- Giá thành vận tải rẻ hơn nhiều so với một số ngành khác nhưng hiện nay
cịn tương đối cao vì năng st xếp dỡ ở các đầu bến còn thấp và khan
hiếm nguồn hàng v.v...
1.2.2.3
Nhược điểm
- Tốc độ trung bình của ngành vận tải thủy nội địa thấp nhất và được thống
kê qua bảng sau:
Vận tải sắt
25 ÷ 50 km/h
Vận tải ơ tơ
30 ÷ 60 km/h
Vận tải thủy nội địa
-Tàu đẩy: 9 ÷ 12 km/h
-Tàu khách: 15 ÷ 18
km/h
4
- Do các con sơng là thiên nhiên, nên nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
như: khí hậu, thời tiết, thủy văn, thủy triều... do vậy không tận dụng được
khả năng sử dụng phương tiện.
- Việc tổ chức vận chuyển chưa khoa học, kỹ thuật khi khai thác vận
chuyển cịn thơ sơ, hàng hóa ít,thường chạy một chiều.
- Việc cải tạo luồng lạch chưa xúc tiến mạnh, việc tổ chức xếp dỡ hàng ở
bến chưa được cơ giới hóa cao, do đó năng suất cịn thấp , khả năng thơng
qua của các cầu tàu cịn nhỏ cho nên phương tiện chưa giải phóng nhanh
làm cho các đồn tàu vận tải quay vòng chậm, năng suất vận tải bị hạn
chế và chi phí cho tàu chờ đợi là khá lớn.
2. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Hàng Hải Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có 3 mặt tiếp giáp với biển là một đầu mối
giao thông đường biển quan trọng tới các nước khác. Vì vậy, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống Cảng biển cơ bản
đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho công cuộc phát
triển đất nước.
Hiện hệ thống cảng biển Việt Nam có tổng số 266 cầu cảng hoạt động
với tổng chiều dài >35000m, hàng triệu m2kho, bãi chứa hàng. Những năm gần
đây, lượng hàng hố thơng qua cảng biển nước ta tăng trưởng với tốc độ
10%/năm. Cụ thể năm 2007 lượng hàng hố thơng qua Cảng là 127.7 triệu tấn,
năm 2008 là 140.47 triệu tấn, năm 2009 là 154.517 triệu tấn.
Đến nay, đã có 160 bến cảng đưa vào sử dụng, được phân bố trên từng
khu vực, địa bàn cả nước, với năng lực thơng quan hàng hóa ngày càng tăng.
Năm 2015, sản lượng thơng quan hàng hóa của toàn hệ thống cảng biển Việt
Nam ước đạt trên 600 triệu tấn. Trong đó, riêng ngành Hàng hải đang quản lý,
khai thác 35 luồng vào các cảng quốc gia, hàng chục luồng vào các cảng chuyên
dụng và trên 330 cầu bến,… với tổng chiều dài lên tới 39.950 m, tăng gấp hai
lần so với năm 1999, góp phần đưa năng suất xếp dỡ, thơng quan hàng hóa các
loại của hệ thống cảng biển Việt Nam lên ngang hàng các nước trong khu vực.
5
Trong thành tựu của hệ thống cảng biển có sự đóng góp của các Cảng
truyền thống như: Cảng Hải Phịng, Cảng Đà Nẵng, Cảng Quy Nhơn, các Cảng
thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngành cảng biển Việt Nam đang
đứng trước những thách thức lớn, đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch phát triển
lâu dài, nhất qn và có tầm nhìn rộng.Những năm gần đây, đầu tư xây dựng
tăng 40% , trong khi đó lượng hàng hố tăng hơn 300%. Như vậy tốc độ tăng
của hàng hoá qua cảng biển nhanh hơn nhiều so với tốc độ đầu tư xây dựng.
Phần lớn cảng biển Việt Nam hiện nhỏ bé, phân tán, năng lực và trình độ chun
mơn hạn chế, thị trường vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương, trừ một số
cảng lớn nh¬ư Hải Phịng, Sài Gịn, Đà Nẵng. Việt Nam trở thành thành viên
WTO không những mang lại cho ngành cảng biển những cơ hội lớn mà cũng
nhiều những thách thức vô cùng lớn. Trước những đối thủ cạnh tranh nước
ngồi giàu tiềm lực, cơng nghệ hiện đại, cảng biển Việt Nam đang thực sự yếu
thế về vốn, nhân lực, công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Do hạn chế về sâu của luồng tàu có trọng tải trên 10000 DWT đầy tải
không thể vào Cảng nên hiện nay tồn tại nhiều điểm chuyền tải trên vịnh Hạ
Long để thực hiện công tác bốc xếp bằng phương thức sang mạn. Hầu hết các
cảng lớn của Việt Nam đều nằm sâu trong nội địa nên luồng lạch bị hạn chế,
vùng hậu phương cảng chưa được đầu tư để đón nhận các loại phương tiện vận
tải khác nhau trừ một số cảng mới được nâng cấp,còn lại hầu hết các cảng có
phương tiện lạc hậu.
3. Giao thơng vận tải đường thủy nội địa ở Hải Phịng
Hải Phịng là thành phố cơng nghiệp cảng biển, cảng sông và đầu mối
vận tải lớn của cả miền Bắc nhờ hệ thống sơng ngịi đa dạng bao gồm 11 con
sông phục vụ vận tải thủy nội địa đi các tỉnh Đồng bằng sông Hồng với tổng
chiều dài 211,6km.
Hải Phịng có vị trí địa lý thuận lợi, có cảng biển lâu đời, hội tụ đủ các
loại hình giao thơng là đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
6
Lợi thế đó đưa Hải Phịng trở thành đầu mối giao thơng quan trọng, cửa ngõ
chính của cả miền Bắc, kết nối với các tỉnh ven biển duyên hải Bắc Bộ và thủ đô
Hà Nội, đặc biệt là đầu mối của các tuyến giao thông hàng hải quốc tế luôn nhộn
nhịp hoạt động vận tải và xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực phía Bắc.
Tính đến hết tháng 7/2014, trên địa bàn Hải Phịng có 2.075 phương tiện
vận tải thủy nội địa được đăng ký với tổng trọng tải là 617.974 tấn và 11 phương
tiện vận tải có tổng trọng tải 29.210 tấn chạy tuyến vận tải ven biển mới được
Bộ Giao thông vận tải công bố. Thành phố có 129 cảng, bến thủy do trung ương
quản lý nhưng đa phần là các cảng, bến có quy mơ nhỏ, chỉ có khoảng 10% số
cảng, bến có diện tích sử dụng mặt đất, mặt nước trước bến từ 10.000 –
30.000m2.
Hải Phịng có duy nhất 2 bến cảng tổng hợp được trang bị cẩu đế, xe cẩu
bánh lốp, và hiện không có cảng chuyên dùng để phục vụ bốc xếp container.
Trong khi đó, năm 2013, sản lượng vận tải thơng qua hệ thống cảng biển đạt
55,3 triệu tấn hàng hóa, tăng từ 20 – 22%. Lưu lượng vận tải hàng hóa đường
thủy nội địa qua địa bàn thành phố hàng năm tăng trên 10% và ước đạt 16 triệu
tấn trong năm 2013. Trong đó, lượng hàng hóa đường thủy nội địa thơng qua các
cảng biển Hải Phịng đạt trên 7,6 triệu tấn.
Trong nhiều năm qua, được sự giúp đỡ của Trung ương và các tổ chức
quốc tế, nhất là nỗ lực của thành phố, hạ tầng giao thơng Hải Phịng có sự
chuyển biến mạnh mẽ. Từ cảng biển, đường thủy nội địa, giao thơng kết nối sau
cảng, đều có sự đổi thay vượt bậc. Có thể kể đến các dự án lớn như: cảng Lạch
Huyện, dự án phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ, dự án
cầu Bạch Đằng và nút giao cuối tuyến,... góp phần thay đổi lớn diện mạo của
thành phố Cảng.
Và đặc biệt trong năm vào tháng 5 năm 2017 vừa qua Hải Phòng đã xây
dựng xong cây cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện dài 5,44 km thuộc dự án
đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện. Đây là một trong những cây cầu vượt biển
7
lớn nhất Đông Nam Á. Đây là một trong hai hợp phần chính của Dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện. Trong tương lai, nơi này
sẽ là cảng chung chuyển quốc tế đầu tiên của miền Bắc.
Cảng Hải Phòng được xây dựng năm 1876, cơ bản hồn thành vào năm
1904. Cảng Hải Phịng bao gồm 4 khu: Vật Cách, Hoàng Diệu, Đoạn Xá, Chùa
Vẽ. Do hạn chế về sâu của luồng, tàu có trọng tải trên 10.000 DWT đầy tải
không thể vào cảng nên hiện nay tồn tại các điểm chuyền tải trên vịnh Hạ Long
để thực hiện công tác bốc xếp bằng phương thức sang mạn. Năm 2005 cảng Hải
phịng thơng qua 11.25 triệu tấn hàng, năm 2007 là 16,5 triệu tấn. Sự phát triển
của cảng Hải Phòng nằm trong xu thế chung của cảng biển Việt Nam và thế
giới.
8
Chương II:
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH
1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần cảng Vật Cách
Tên Việt Nam: Công ty Cổ phần cảng Vật Cách
Tên nước ngoài: VAT CACH PORT JOINT-STOCK COMPANY
Tên giao dịch: VATCACH PORT
Trực thuộc: Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam
Trong vùng quản lý hàng hải Cảng vụ: Hải Phòng
Vị trí của cảng: 20 ° 53'16 "N - 106 ° 36'48" E
Điểm đón trả hoa tiêu: 20 ° 40 'N - 106 ° 51' E
Địa chỉ: Km 9 đường 5, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành
phố Hải Phòng
Mã số thuế: 0200472257
Số TK: 02001010024480 / 3410539
Giấy phép kinh doanh: 0200472257 – ngày cấp: 29/08/2002
Ngày hoạt động: 13/08/2002
Điện thoại: 0313850018 - Fax: 0313850319
Giám đốc: Trần Duy Phúc
Người đại diện: Nguyễn Thị Phượng
Email:
2. Lịch sử hình thành cơng ty cổ phần cảng Vật Cách
Cơng ty cổ phần Cảng Vật cách có trụ sở tại Km 9 - đường 5 – Quán
toan – Hồng Bàng – Hải phịng. Vị trí bãi Cảng nằm ở hữu ngạn Sơng Cấm,
cách Hải Phịng về phía thợng lưu 12 Km, có chế độ thuỷ triều là Nhật triều với
mức nước cao nhất là 4 m, đặc biệt cao 4,23 m, mực nước thuỷ triều thấp nhất là
0,48 m, đặc biệt thấp nhất là 0,23 m, với cỡ tàu lớn nhất có thể tiếp nhận được là
5.000 DWT. Cảng nằm cách xa trung tâm thành phố, luồng lạch ra vào còn
9
nhiều hạn chế do độ bồi đắp phù sa lớn, do vậy hàng năm Cảng phải thường
xuyên nạo vét khơi thơng dịng chảy đế đảm bảo cho tàu ra vào được thuận lợi.
Xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách bắt đầu được xây dựng từ năm 1965, ban đầu
chỉ là những bến cảng thuộc dạng mố cầu có điện tích mặt bến ( 8m x 8m ). Xí
nghiệp có 5 mố cầu bằng, bố trí cần trục ơtơ để bốc than và một số loại hàng
khác từ sà lan có trọng tải từ 100 đến 200 tấn, lúc đầu chỉ có một lượng phương
tiện rất thô sơ và lạc hậu, lao động thủ công đánh than, làm các loại hàng rời là
chủ yếu. Do tình hình của đất nước ngày càng có nhu cầu cao hơn về xếp dỡ các
mặt hàng tại Xí nghiệp, Xí nghiệp đã cơ cấu lại tổ chức và có biện pháp đổi mới
mua sắm thêm các thiết bị đế đáp ứng với yêu cầu của chủ hàng và phục vụ đất
nước. Trong công cuộc đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc (Năm 1968- 1975) Xí
nghiệp cũng là nơi trung chuyển vũ khí chiến lược, lương thực phục vụ chi viện
giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc và góp phần xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
Xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách là một thành viên của Cảng Hải phịng, nằm
cách xa trung tâm Cảng, vì vậy trong cơng việc đơi lúc cịn gặp rất nhiều khó
khăn, phương tiện kỹ thuật lạc hậu. Song với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và
tồn thể cán bộ cơng viên trong tồn xí nghiệp, Xí nghiệp đã ngày càng được đổi
mới. Xí nghiệp đã đầu tư mua thêm nhiều thiết bị nâng có tính năng tác dụng rất
cao trong khâu xếp dỡ hàng hố. Từ đó đáp ứng được nhu cầu của thị trường,
chủ hàng, nâng cao đời sống cho cán bộ cơng nhân viên trong tồn Xí nghiệp.
Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước ngày một cao hơn . Thực hiện chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế thị trường theo
định hướng của Nhà nước. Cảng Hải phòng đã thực hiện đúng chủ trương đó, tách
Xí nghiệp xếp dỡ Vật cách ra khỏi Cảng Hải phòng. Ngày 03 tháng 07 năm 2002
theo quyết định số 2080/2002/QĐBGTVT, Xí nghiệp xếp dỡ Vật cách được
chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách. Công ty được thành lập với
nguồn vốn điều lệ là 12 tỷ đồng Việt Nam (trong đó có 30% vốn của Cảng Hải
10
phịng, cịn lại 70% vốn do các cổ đơng trong Cơng ty đóng góp ). Kể từ ngày 01
tháng 09 năm 2002 Cơng ty chính thức đi vào hoạt động.
Năm 2002 Cảng Vật Cách được cở phần hóa (CPH) và đến 2014 thì
thối vớn 30% phần vớn của nhà nước. Sau khi thối vớn, để đảm bảo vấn đề an
sinh xã hợi, Cảng khơng giảm biên mà khắc phục khó khăn bằng cách tạo thêm
việc làm, tìm kiếm ng̀n hàng. Do đó, với 6 cầu tàu, tởng chiều dài là 604m, 9
cần trục chân đế, Cảng Vật Cách có thể tiếp nhận tất cả các loại hàng hóa (kể cả
hàng container). Sau khi CPH sản lượng hàng hóa thơng qua Cảng và doanh thu
đều tăng, năm sau cao hơn năm trước (sản lượng hàng hóa thơng qua năm 2016
là trên 2,3 triệu tấn), tổng giá trị tài sản tăng gần 20 lần (trên 160 tỷ đồng).
3.
Chức năng và nhiệm vụ của công ty
3.1 Chức năng
Xuất phát từ việc cảng thủy nội địa là một mắt xích trong dây chuyền hệ
thống vận tải quốc gia cũng như với một số quốc gia lân cận mà cảng có ý nghĩa
kinh tế vơ cùng quan trọng. Mà Hải Phòng lại là một thành phố công nghiệp
cảng biển, cảng sông và đầu mối vận tải lớn của cả miền Bắc nhờ hệ thống sơng
ngịi đa dạng bao gồm 11 con sông phục vụ vận tải thủy nội địa đi các tỉnh Đồng
bằng sông Hồng với tổng chiều dài 211,6 km. Thế nên, nhờ vị trí địa lí thuận
tiện nên hệ thống cảng biển thủy nội địa ngày càng phải đầu tư và quy hoạch để
phát huy được lợi thế, vai trò và chức năng tương xứng với tiềm năng và lợi thế
của một thành phố Đất Cảng.
Chính vì những điều đó mà Cơng ty Cổ phần Cảng Vật Cách đã có
những chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất cụ thể như: sức lao động, trình độ tay
nghề của cán bộ cơng nhân viên chức, phương tiện, công cụ xếp dỡ, kho bãi để
tiếp nhận hàng hố thơng qua cảng đáp ứng u cầu của chủ hàng và chủ
phương tiện.
Thường xuyên liên tục làm tốt công tác tiếp thị tạo điều kiện thuận lợi
cho khách hàng, nhằm thu hút được nhiều chủ hàng đến với cảng, để tạo thêm
việc làm cho công nhân, có mức thu nhập ổn định và tăng thêm nguồn doanh thu
11
cho xí nghiệp. Góp phần xây dựng thành phố Cảng, tạo ra những trung tâm công
nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch trọng điểm phía Bắc Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của Cảng Vật Cách cũng giống như
những cảng khác trong khu vực như cảng Đình Vũ, cảng Chùa Vẽ, cảng Tân
Vũ,.... thì đều có hệ thống các cơng trình được xây dựng để phương tiện thủy nội
địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngồi neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa đón trả
hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác.
Dịch vụ xếp dỡ Hàng hoá ( Chuyên làm các hàng: hàng sắt thép, hàng
bao, hàng rời, hàng thiết bị và một số loại hàng khác …): Cung cấp
phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu neo đậu, bốc dỡ hàng hoá. Cảng
phục vụ cho các chủ hàng, chủ phương tiện hay nói cách khác là các hãng
tàu xếp dỡ container, hàng hóa từ tàu vào kho bãi của cảng hoặc lên xe
của chủ hàng... và ngược lại.
Kinh doanh cho thuê Kho, bến, bãi để chứa hàng: Giao nhận và bảo quản
hàng trong kho bãi, đảm bảo an toàn tuyệt đối hàng hoá của các chủ hàng.
Dịch vụ đại lý vận tải và giao hàng hố thơng qua Cảng.
Vận tải hàng hoá đa phương thức.
Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, xăng dầu, sửa chữa cơ khí, phương
tiện cơ giới thuỷ bộ.
4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty CP cảng Vật cách
4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Cổ phần cảng Vật cách
Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và
cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chun
mơn hố và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những
cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và
phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp.
12
Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là hình thức phân cơng lao động
trong lĩnh vực quản trị, có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản
trị. Cơ cấu tổ chức quản trị, một mặt phản ánh cơ cấu sản xuất, nó có tác động
tích cực trở lại việc phát triển sản xuất.
Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,
Công ty Cổ phần cảng Vật cách ln quan tâm đến việc kiện tồn bộ máy quản
lý sao cho phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty .
Bộ máy quản lý của công ty cổ phần cảng Vật Cách được tổ chức theo
kiểu trực tuyến chức năng.
Theo cơ cấu này người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp sức của
người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra
việc thực hiện quyết định. Người lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm
về mọi mặt cơng việc và tồn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp.
Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã quy định. Nhờ đó, người lãnh đạo lợi
dụng được tài năng chun mơn của một số chun gia, có thể tiếp cận thường
xun với họ, khơng cần hình thành một cơ cấu tổ chức phức tạp của các bộ
môn thực hiện các chức năng quản lý.
13
14
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách
Đại hội cổ đơng
Ban kiểm sốt
Chủ tịch HĐQT kiêm
Giám đốc
PGĐ Nội chính
Phịng
kế
hoạch
kinh
doanh
Phịng
tổng
hợp
PGĐ Khai thác
PGĐ Kĩ thuật
Phịng
tài
chính
kế tốn
Phịng
kĩ thuật
Phịng
cơng
trình
Phịng
điều độ
Kho
hàng
A
B
Phịng
bảo vệ
C
15
4.2 Các cấp quản lý của công ty cổ phần Cảng Vật Cách
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao
gồm các cổ đơng có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đơng họp ít nhất mỗi
năm một lần trong thời hạn khơng qúa 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài
chính hoặc họp Đại hội đồn cổ đông bất thường theo các thủ tục quy định của
Công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT - 5người): là cơ quan quản lý cao nhất của
công ty, do đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm ,miễm nhiệm. Hội đồng quản
trị có tồn qyuền nhân danh công ty trước pháp luật để quyết định mọi vấn đề
quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng.
Ban kiểm sốt (3 người): kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động
quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám
đốc, trong ghi chép sổ kế tốn và báo cáo tài chính. Kiểm sốt, giám sát Hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành trong việc chấp hành Điều lệ và nghị
quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc: là người đứng đầu công ty,
chịu trách nhiệm chiếc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam và Nhà nước về mọi
hoạt động kinh doanh của Công ty. Là người chịu trách nhiệm trước tập thể lãnh
đạo công ty về kế hoạch, mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh và điều hành,
kiểm tra các hoạt động của cơng ty
Phó giám đốc (3 người): do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm,
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc quản lý và
điều hành hoạt động của Cơng ty. Các Phó giám đốc cơng ty là người giúp việc
cho giám đốc, được giám đốc uỷ quỳên hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh
vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về phần việc
được phân công.
16
Ban lãnh đạo công ty gồm:
Chủ tịch HĐQT
Ms. Nguyễn Thị Phượng
Giám đốc
Mr. Trần Duy Phúc
Phó GĐ
Mr. Nguyễn Văn Phúc
Phó GĐ
Mr. Hồng Mạnh Hùng
4.3 Các phịng ban và các đơn vị chức năng: Có nhiệm vụ tham mưu và
giúp cho giám đốc, các phó giám đốc trong việc quản lý, đề xuất ý kiến,
tổ chức triển khai thực hịên từng mảng công tác cụ thể của công ty theo
nhiệm vụ được giao để cơng ty hồn thành được kế hoạch, nhiệm vụ đề
ra.
a) Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước
tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam và Nhà Nước về mọi hoạt động kinh
doanh của Công ty. Là người chịu trách nhiệm trước tập thể lãnh đạo
Công ty về kế hoạch, mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh và điều
hành, kiểm tra các hoạt động của Cơng ty.
b) Phó Giám đốc nội chính: Giúp Giám đốc phụ trách cơng tác nội chính,
trực tiếp phụ trách các mặt về hành chính đời sống và các chế độ chính
sách. Phụ trách cơng tác tiền lương, y tế, bảo vệ, tự vệ, công tác tuyền
truyền thi đua và hội đồng khen thưởng kỷ luật.
c) Phó giám đốc kỹ thuật : là người giúp việc cho giám đốc, có trách nhiệm
thay mặt giám đốc điều hành Cơng ty khi giám đốc đi vắng, có nhiệm vụ
tổ chức điều hành công tác kỹ thuật và sản xuất công ty, tổ chức nghiên
cứu hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật áp dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật vào trong quá trình khai thác. Giúp giám đốc trong công tác định
mức về lao động, nguyên vật liệu và động lực, cũng như trong công việc
đào ạo nguồn lực thích ứng với sự phát triển của cơng ty.
17
d) Phó giám đốc kinh doanh: giúp việc cho giám đốc, có trách nhiệm thay
mặt GĐ điều hành cơng ty khi giám đốc đi vắng, có nhiệm vụ tổ chức
điều hành công tác kinh doanh và sản xuất công ty, tổ chức nghiên cứu
hợp lý hoá sản xuất, khai thác hàng hố. Giúp giám đốc trong cơng tác
định mức về lao động.
e) Trưởng phòng kỹ thuật - vật tư: Giúp cho giám đốc về việc đầu tư thiết bị
mới, công nghệ mới, nguyên vật liệu mới, quan hệ với các bạn hàng lựa
chọn đầu tư thiết bị cong nghệ, nguyên liệu, giữ cho sản xuất cơng ty ổn
định và có hiệu quả cao. Kiểm tra theo dõi sự ổn định sản xuất của các Tổ
sửa chữa trong đội Cơ giới.
f) Trưởng phòng tổ chức lao động: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ
máy quản lý công ty, đề xuất đào tạo cán bộ trước mắt và lâu dài, quản lý
theo dõi và giao nhiệm vụ cho cán bộ trong phòng kiểm tra việc xây dựng
kế hoạch tiền lương, an toàn lao động, nâng cấp bậc cho Cán bộ công
nhân viên. Xây dựng kế hoạch nhân lực đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho
cơng ty.
g) Trưởng phịng hành chính quản trị- y tế: Thay mặt giám đốc tiếp khách
ban đầu trước khi làm việc với giám đốc. Điều hành quản lý hệ thống văn
bản, tài liệu tồn cơng ty và lưu giữ ăn bản tài liệu. Đề xuất các phương
án, trang bị các phương tiện làm việc của các phịng, phân xưởng, đội.
h) Kế tốn trưởng: Có nhiệm vụ hạch toán thống kê các hoạt động sản xuất
kinh doanh theo quy định của Nhà Nước. Tham mưu, giúp việc cho giám
đốc để thực hiện nghiêm túc các quy định tài chính của Chính phủ. Phân
tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên cung cấp tình hình
tài chính, nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vón. Lập các kế hoạch ề vốn và
tạo vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý nguồn thu chi à
tình hình sử dụng cá loại tài sản trong cơng ty, hạch toán các nguồn thu
chi, lãi lỗ. lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ.
18
i) Đội trưởng đội Cơ giới: có nhiệm vụ triển khai và tiến hành tổ chức thực
hiện các kế hoạch sử chữa phương tiện thiết bị, làm công tác bảo dưỡng
phương tiện của công ty.
j) Đội trưởng đội bảo vệ : có nhiệm vụ chỉ đạo bao qt tồn bộcơng tac an
ninh trật tự trong tồn cơng ty.
k) Kho hàng:
Trưởng kho hàng hoá : chịu trách nhiệm trước giám đốc, trực tiếp quản lý
đội ngũ CBCNV kho hàng và diện tích kho bãi để tổ chức tiếp nhận, sắp
xếp hàng hóa đúng quy định, an tồn, chính xác. Giao đúng đủ cho chủ
hàng theo đúng nguyên tắc, thủ tục hiện hành trong phạm vi kho bãi dơn
vị mình quản lý.
Có trách nhiệm tổ chức thực hiện từng ca trong ngày, hướng dẫn tổ, đội
công nhân xếp dỡ sắp xếp hàng hố theo lơ, theo chủ hàng đúng quy trình
cơng nghệ và quy hoạch kho bãi. Tổ đội xếp dỡ nào khơng chấp hành, có
quyền nhận xét vào phiếu cơng tác hoặc báo cáo trực ban đình chỉ. Nếu
khơng kiểm tra, nhắc nhở để tổ đội nào làm tuỳ tiện thì trưởng kho phải
chịu trách nhiệm.
Chủ động đề xuất phương án bảo vệ kết hợp với lực lượng tự vệ hàng hố
có biện pháp tích cực về cơng tác phịng cháy chữa cháy, vệ sinh cơng
nghiệp, xây dựng nội quy ra vào kho bãi chặt chẽ.
Kho A+ kho B+ Kho C: có chức năng giao nhận hàng hoá, lưu trữ hàng
hoá
l) Tổ sửa chữa cơ điện + Tổ sửa chữa gia cơng: có nhiệm vụ sửa chữa, bảo
dưỡng các phương tiện thiệt bịi nâng hạ, phương tiện vận chuyển.
m) Tổ lái đế + Tổ ô tô nâng hàng cần trục: làm nhiệm vụ nâng hạ, vận
chuyển hàng hố thơng qua Cảng
n) Các tổ bốc xếp: làm nhiệm vụ bốc xếp hàng hố thơng qua cảng
5. Lực lượng lao động
Lúc đầu khi mới thành lập, xí nghiệp chỉ có 30 cán bộ cơng nhân viên. Tính
đến thời điểm hiện nay tổng số lao động hiện có của cơng ty đã lên tới khoảng
19
trên 550 người trong đó cơng nhân bốc xếp chiếm số lượng khá lớn là 2/3
khoảng 300 người.
Trong đó bao gồm những công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên trực tiếp,
các cán bộ nhân viên gián tiếp gồm cả những người có trình độ chun mơn trên
đại học, đại học, cao đẳng và công nhân kĩ thuật và lao động thủ công. Độ tuổi
lao động rất đa dạng kéo dài trong khoảng 20-60 tuổi.
6. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty
Công ty cổ phần cảng Vật Cách hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ
trợ cho vận tải.
Cảng Vật Cách là một cảng bách hóa tổng hợp chuyên kinh doanh
cho thuê kho, bến, bãi để chứa hàng.
Xếp dỡ hàng hóa ( chuyên làm các hàng: Hàng sắt thép, hàng bao rời,
hàng thiết bị và một số loại hàng khác....).
Đại lý vận tải và giao nhận hàng hóa. Vận tải đa phương thức.
Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng và xăng dầu.
Sửa chữa cơ khí, phương tiện cơ giới thủy bộ..
20
Chương III:
CONTAINER VÀ CÁC THIẾT BỊ XẾP DỠ TRONG CẢNG
1. Container
1.1 Khái niệm
Container hàng là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức sử
dụng các container theo tiêu chuẩn ISO để có thể sắp xếp trên các tàu
container, toa xe lửa hay xe tải chuyên dụng.
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hóa (freight container)
là một cơng cụ vận tải có những đặc điểm sau:
1. có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại;
2. được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận
tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường;
3. được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một
phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác;
4. được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container;
5. có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối (35,3 ft khối).
1.2 Phân loại
Các loại container đường biển được chia thành hai nhóm chính: theo tiêu
chuẩn và không theo tiêu chuẩn ISO. Loại không theo tiêu chuẩn có thể tương tự
container ISO về hình dáng kích thước, nhưng không được sử dụng rộng rãi và
nhất quán do khơng được tiêu chuẩn hóa.
Ở đây, chúng ta chỉ xem xét các loại container theo tiêu chuẩn ISO (ISO
container). Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1996), container đường biển bao gồm
một số loại chính sau:
21