Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tiểu luận: Lý luận ma trận SWOT thu hút đầu tư tại TP.Hồ Chí Minh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 31 trang )







Tiểu luận



Lý luận ma trận SWOT thu hút
đầu tư tại TP.Hồ Chí Minh


Page i



MỤC LỤC
Danh Sách Nhóm & Phân Chia Công Việc iii
PHẦN MỞ ĐẦU iv
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1.1 Tìm hiểu chung về ma trận SWOT 1
1.1.1 Khái niệm ma trận SWOT 1
1.1.2 Nguồn gốc của ma trận SWOT 2
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa 4
1.2 Năng lực cạnh tranh 5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh 5
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH 2012 7


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH
CỦA TPHCM TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ 9
3.1 Điểm mạnh (Strengths) 9
3.1.1 TPHCM nằm trong vùng kinh tế năng động của cả nước 9
3.1.2 Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế về thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn
nhân lực có chất lượng cao so với cả nước 11
3.1.3 Cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện 11


Page ii



3.2 Điểm yếu (Weaknesses) 12
12
13
14
3.3 Cơ hội (Opportunities) 15
3.3.1 Thành phố đang ngày càng có tiếng tăm, được nhà đầu tư trong và ngoài nước
quan tâm, đánh giá cao 15
3.3.2 Thành phố đang nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ 16
3.4 Thách thức (Challenges) 16
3.4.1 Các thành phố láng giềng (trong và ngoài nước) ngày càng ý thức sâu sắc hơn
tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư 16
3.4.2 Thách thức về vấn đề môi trường 17
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC KHẢ THI ĐỂ HUY
ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO TPHCM ĐẾN 2020 19
4.1 Ma trận SWOT 19
4.2 Phân tích các phương án chiến lược cụ thể 20
4.2.1 Các phương án chiến lược từ phối hợp S-O 20

4.2.2 Các phương án chiến lược từ phối hợp S-T 21


Page
iii



4.2.3 Các phương án chiến lược từ phối hợp W-O 21
4.2.4 Các phương án chiến lược từ phối hợp W-T 22
Danh mục tài liệu tham khảo 24

DANH SÁCH NHÓM & PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
Tên & MSSV
Nhiệm vụ
Mức độ
tham gia
Trần Thị Hồng Diễm
K09.401.0009
Làm Chương 1, tham gia 5/5 buổi họp, đi in, thuyết
trình Chương 1.
10/10
Nguyễn Quốc Hưng
K09.401.0047
Làm Điểm mạnh của Chương 3, tham gia 4/5 buổi
họp, thuyết trình Chương 4, làm Phần Mở Đầu, làm
phối hợp S-O.
9,5/10
Bùi Lê Bảo Khanh
K09.401.0051

Làm Cơ hội của Chương 3, tham gia 5/5 buổi họp,
làm phối hợp W-T.
10/10
Đồng Quang Nhật
K09.401.0073
Nhóm trưởng, tổng hợp Word và làm Slide, tham
gia 5/5 buổi họp, làm Phần Mở Đầu, làm phối hợp
S-T và W-O.
10/10
Bùi Thị Bích Thảo
K09.401.0093
Làm Điểm yếu của Chương 3, tham gia 4/5 buổi
họp, làm Phần Mở Đầu.
9,5/10
Phạm Thị Huyền Trâm
K09.401.0110
Làm Thách thức của Chương 3, tham gia 4/5 buổi
họp, thuyết trình Chương 3.
9,5/10
Dương Minh Triết
K09.401.0113
Làm Chương 2, tham gia 3/5 buổi họp, thuyết trình
Chương 2.
9/10


Page
iv




PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài
ố Hồ ột trong những đô thị
lớn nhất nước, có vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công
nghệ của cả nước và là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố Hồ
Chí Minh là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản
xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, chế tạo thiết bị công nghệ, điện tử và các ngành
công nghệ cao khác vừa theo chiều rộng, vừa theo chiều sâu, tạo tốc độ tăng giá trị sản
ượng.
Thành phố ốn đầu tư nước ngoài mạnh so với cả nước, kể từ
khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng
số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của
thành phố vẫn không ngừng tang.
Đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh sẽ hưởng được các lợi thế sẵn có như: nguồn
lao động, cơ sở vật chất, dịch vụ phát triển và thị trường tiêu thụ rộng lớn, … Hơn thế
nữa, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong Vùng kinh tế trong điểm phía Nam là nơi có
nhiều lợi thế trên nhiều mặt so với các vùng khác của Việt nam. Trong Vùng kinh tế
trong điểm phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò trung tâm rất quan trọng về
nhiều mặt. Các địa phương trong Vùng kinh tế trong điểm phía Nam có vai trò hỗ trợ,
bổ sung lẫn nhau để phát triển.
Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt, vui chơi giải trí,
Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai vẫn là nơi hấp dẫn nhất các nhà đầu tư nước


Page v




ngoài cũng như các tầng lớp dân cư VKTTĐPN và cả nước đến sinh sống, mua sắm và
vui chơi.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua phân tích điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với
hoạt động thu hút vốn đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh để lập nên tổ hợp các phương
án đưa ra nhằm khai thác thế mạnh và tận dụng thời cơ để thu hút nguồn vốn đầu tư
cho phát triển thành phố.
Bên cạnh đó, qua phân tích ta còn thấy được điểm yếu và thách thức đối với hoạt
động thu hút đầu tư. Từ đó, đưa ra được các phương án dự phòng rủi ro cũng như hạn
chế tối đa điểm yếu để khắc phục thách thức đối với việc thu hút vốn đầu tư của thành
phố Hồ Chí Minh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích SWOT:
Sử dụng phân tích SWOT để liệt kê ra từng điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội
(O) và thách thức (T). Từ đó lập nên tổ hợp các phương án từ những đặc điểm nêu trên.
Trong đó:
+ Phối hợp S-O là sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội.
+ Phối hợp O-W là sử dụng cơ hội để hạn chế điểm yếu.
+ Phối hợp S-T là sử dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức.
+ Phối hợp W-T là khắc phục điểm yếu để tránh rủi ro.



Page
vi



Phương pháp luận:
Dựa trên các lý thuyết về lợi thế cạnh tranh để lập luận và đánh giá lợi thế cạnh tranh

của TPHCM trong thu hút đầu tư.
Phương pháp tham khảo tài liệu:
Tham khảo nguồn tài liệu từ sách báo, tạp chí, Internet để bổ sung kiến thức và số liệu
cho đề tài nghiên cứu.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nhắm đến việc phân tích năng lực cạnh tranh của
thành phố Hồ Chí Minh so sánh với các tỉnh thành khác trong nước, giai đoạn 2012
đến 2020.
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh
5. Tổng quan và tình hình nghiên cứu
Trong khả năng tìm hiểu của nhóm, chúng tôi chứ tìm thấy được đề tài nghiên
cứu nào nghiên cứu về Phân tích SWOT lợi thế cạnh tranh của TPHCM, nội văn cả
ngoại văn.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của lợi thế cạnh tranh của
TPHCM so với các tỉnh thành khác trong nước là gì?
- Qua phân tích SWOT, chúng ta có những phối hợp nào để xây dựng chiến lược thu
hút vốn đầu tư cho TPHCM đến năm 2020.

1


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tìm hiểu chung về ma trận SWOT
1.1.1 Khái niệm ma trận SWOT
SWOT là một thuật ngữ tiếng Anh được viết tắt của các từ Strengh (điểm
mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threat (thách thức). SWOT
là phương pháp tiếp cận phân tích chiến lược vốn được sử dụng ban đầu cho việc
phân tích chiến lược kinh doanh. Cách tiếp cận này được giảng viên của trường Đại

học Harvard – Hoa Kỳ sáng lập và đưa vào áp dụng từ năm 1920
Hai cấu thành chính của SWOT là các phát hiện từ bên trong (S, W) và các
phát hiện từ bên ngoài (O, T)
Ma trận SWOT:

Cơ hội
O1:
O2:
O3:

Thách thức
T1:
T2:
T3:

Điểm mạnh
S1:
S2:
S3:

Chiến lược S/ O
- L ập luận
- Các lĩnh v ực
chính
- Cơ hội / rủi ro
Chiến lược S/ T
- L ập luận
- Các lĩnh v ực
chính
- Cơ hội / rủi ro

Điểm yếu
W1:
W2:
W3:

Chiến lược W/ O
- L ập luận
- Các lĩnh v ực
chính
- Cơ hội / rủi ro
Chiến lược W/ T
- L ập luận
- Các lĩnh v ực
chính
- Cơ hội / rủi ro

Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết
định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách hình
ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các

2


chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân
tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của
doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh
doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát
triển sản phẩm và cà trong các báo cáo nghiên cứu đang ngày càng được nhiều
doanh nghiệp lựa chọn.
1.1.2 Nguồn gốc của ma trận SWOT

Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty
có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện
Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì
sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có
Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và BirgerLie.
Việc Du Pont lập kế hoạch kinh doanh dài hạn vào năm 1949 đã khơi mào
cho một phong trào “tạo dựng kế hoạch” tại các công ty. Cho tới năm 1960, toàn bộ
500 công ty được tạp chí Fortune bình chọn đều có “Giám đốc kế hoạch” và các
“Hiệp hội các nhà xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp”, hoạt động ở cả
Anh quốc và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tất cả các công ty trên đều thừa nhận rằng các kế hoạch dài hạn
này không xứng đáng để đầu tư công sức bởi không có tính khả thi, chưa kể đây là
một khoản đầu tư tốn kém và có phần phù phiếm.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đang thiếu một mắt xích quan trọng: làm thế
nào để ban lãnh đạo nhất trí và cam kết thực hiện một tập hợp các chương trình
hành động mang tính toàn diện mà không lệ thuộc vào tầm cỡ doanh nghiệp hay tài
năng của các chuyên gia thiết lập kế hoạch dài hạn.
Để tạo ra mắt xích này, năm 1960, Robert F. Stewart thuộc Viện Nghiên cứu
Standford, Menlo Park, California, đã tổ chức một nhóm nghiên cứu với mục đích
tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp giúp các
nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, điều mà ngay nay
chúng ta gọi là “thay đổi cung cách quản lý”.

3


Công trình nghiên cứu kéo dài 9 năm, từ 1960 đến 1969 với hơn 5000 nhân
viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực
hiện trên 1100 công ty, tổ chức.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, không thể thay đổi giá trị của

nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ
nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty. Nhà kinh
doanh nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt” và
“xấu” cho hiện tại và tương lai. Những điều “tốt” ở hiện tại là “Những điều hài
lòng” (Satisfactory), và những điều “tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội”
(Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại là “Sai lầm” (Fault) và những điều
“xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Công việc này được gọi là phân tích
SOFT. Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại
Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F
thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.
Sau đó, SWOT được Urick và Orr quảng bá tại Anh quốc như một dạng bài
tập cho tất cả mọi người. Những điều cần phải làm trong khi lập kế hoạch chỉ là
phân loại các vấn đề theo một số danh mục được yêu cầu.
Bước thứ hai được điều chỉnh thành “Nhóm sẽ làm gì?” với từng phần trong
danh mục. Quá trình lập kế hoạch này sau đó được thiết kế thông qua phương pháp
“Thử và sai” mà kết quả là một quá trình gồm 17 bước, bằt đầu bằng SOFT/SWOT
với mỗi mục ghi riêng vào từng trang.
Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và xuất bản năm 1966 dựa trên hoạt
động của công ty Erie Technological Corp. ở Erie Pa. Năm 1970, phiên bản này
được chuyển tới Anh dưới sự tài trợ của công ty W.H.Smith & Sons PLC và được
hoàn thiện năm 1973. Phương pháp phân tích này cũng đã được sử dụng khi sáp
nhập các cơ sở xay xát và nướng bánh của CWS vào J.W.Frenhch Ltd.
Kể từ đó, quá trình này đã được sử dụng thành công rất nhiều lần ở nhiều
doanh nghiệp và tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Và tới năm 2004, hệ thống
này đã được phát triển đầy đủ, đã chứng minh được khả năng giải quyết hàng loạt

4


các vấn đề hiện nay trong việc xác lập và nhất trí các mục tiêu mang tính thực tiễn

hàng năm của doanh nghiệp mà không cần dựa vào các cố vấn bên ngoài.
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa
1.1.3.1 Vai trò
SWOT là một trong những kỹ năng hữu ích nhất. Nhờ công cụ này, nhà lãnh
đạo làm việc hiệu quả, giảm thiểu stress, cải tiến khả năng quyết định, tối đa hóa
hiệu quả cá nhân và còn nhiều hơn nữa.
Phân tích SWOT (SWOT Analysis) là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong
việc xác định Điểm mạnh và Điểm yếu để từ đó tìm ra được Cơ hội và Nguy cơ.
Sử dụng trong ngữ cảnh kinh doanh,nó giúp bạn hoạch định được thị trường một
cách vững chắc.
1.1.3.2 Ý nghĩa
Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng là một cơ chế rất quan trọng để dánh
giá Điểm mạnh yếu cũng như phân tích Cơ hội, nguy cơ mà bạn phải đối mặt. Nó
là một sự đánh giá khả năng trong nhận xét và phán đoán bản thân cũng như các
nhân tố bên ngoài của chính bạn.Vận dụng thành công sẽ giúp bạn có một trong
những kỹ năng phân tích và đánh giá tình huống tốt.
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và
ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào.SWOT
cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng
của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và
phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng
chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ…
Điều gì làm cho Phân tích SWOT trở nên có sức mạnh như vậy, đơn giản mà nghĩ,
nó có thể giúp bạn xem xét tất cả các cơ hội mà bạn có thể tận dụng được. Và bằng
cách hiểu được điểm yếu của bạn trong kinh doanh, bạn sẽ có thể quản lý và xóa bỏ
các rủi ro mà bạn chưa nhận thức hết.

5



Hơn thế nữa, bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT giữa bạn
và đối thủ cạnh tranh, bạn có thể phác thảo một chiến lược mà giúp bạn phân biệt
bạn với đối thủ cạnh tranh, vì thế mà giúp bạn cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.
1.2 Năng lực cạnh tranh
1.2.1 Khái niệm
Cạnh tranh là khả năng của một quốc gia duy trì được hiệu quả kinh tế so với
một quốc gia khác. Nếu ở giác độ doanh nghiệp thì mục tiêu chủ yếu của cạnh tranh
là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận, còn đối với quốc gia thì mục tiêu cao nhất là phát
triển và tăng trư ng bền vững, không ngừng nâng cao sức sống của nhân dân.
Theo tiến sĩ Michael Fairbank, nhà kinh tế người Mỹ thì “ Cạnh tranh là khả
năng sử dụng tài s ản vật chất, nguồn lợi tự nhiên, nguồn lợi tài chính và hệ thống tư
tưởng của mình để sản xu ất ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên
của dân chúng - người sẵn sàng trả ti ền để mua những thứ mà quốc gia có, sau đó
quốc gia dùng đồng tiền đó để phân phối cho lao động của mình dưới hình thức trả
lương cao và được huấn luyện tốt hơn”
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh
Tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh
tranh với gần 200 chỉ số và chia ra thành 8 nhóm chỉ tiêu chính:
Nhóm 1: Mức độ mở cửa của quốc gia, bao gồm các chì số như thuế quan, phí thuế
quan, tỷ giá hối đoái.
Nhóm 2: Sự can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế thông qua chính
sách kinh tế vĩ mô: hệ thống thuế, lãi suất, tín dụng…
Nhóm 3: Các yếu tố về tài chính bao gồm các chỉ số về khả năng thực hiện các hoạt
động trung gian về tài chính, rủi ro tài chính, đầu tư và tiết kiệm.

6


Nhóm 4: Sự ổn định của các biến số vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số
lạm phát, cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp…

Nhóm 5: Cơ sở hạ tầng như: đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng, thông tin liên
lạc…
Nhóm 6: Các nhân tố về lao động bao gồm trình độ tay nghề, mức sống, sự phát
triển của thị trường lao động, năng suất lao động…
Nhóm 7: Các yếu tố liên quan đến công nghệ như năng lực phát triển công nghệ
trong nước, khả năng khai thác và ứng dụng công nghệ của nước ngoài
Nhóm 8: Các yếu tố về thể chế bao gồm luật lệ, văn bản pháp quy.










7


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH 2012
Tình hình chung, đến nay trên địa bàn thành phố có 4.177 dự án đăng ký với
tổng vốn đầu tư đăng ký là 31,657 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện là 14,39 tỷ
USD (đạt 40%).
TP. Hồ Chí Minh hiện đang ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có
hàm lượng công nghệ và khoa học cao, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, sử
dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chú trọng nâng cao hàm lượng giá trị
trong mỗi sản phẩm sản xuất ra để từ đó nâng cao đời sống, thu nhập người dân…
Tập trung phát triển kinh tế theo hướng từ chiều rộng sang chiều sâu, đảm bảo chất

lượng, hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh khu vực dịch vụ trong GDP trong đó chú
trọng đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, dịch vụ viễn thông,
công nghệ thông tin, y tế, giáo dục đào tạo… Đồng thời, giảm dần tỷ trọng công
nghiệp và xây dựng, ổn định khu vực nông nghiệp (đến năm 2015, trong cơ cấu
GDP của thành phố dịch vụ chiếm 57%, công nghiệp 42%, nông nghiệp 1%).
Về hình thức đầu tư, các doanh nghiệp có thể chọn hình thức đầu tư phù
hợp: theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp tác liên doanh với
doanh nghiệp trong nước, góp vốn hoặc đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư
(PPP).
Về thu hút vốn FDI, theo số liệu của Cục Thống kê TP HCM, 25 năm qua,
tính tới tháng 9/2012, TP HCM đã thu hút 4.402 dự án FDI với tổng số vốn gần
31,7 tỉ USD. Riêng 9 tháng đầu năm, đã có 278 dự án FDI được cấp mới và 85 dự
án được điều chỉnh tăng vốn, nâng tổng số vốn FDI lên hơn 1,07 tỉ USD. Trong đó
chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo, tiếp đến là ngành dịch vụ và nông
lâm ngư nghiệp.
Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý về thu hút vốn FDI:

8


Kết quả đầu tư FDI không như mong muốn. Đầu tư vào khâu chế biến, sản
xuất nông lâm thủy sản đang giảm mạnh do chính sách khuyến khích đầu tư chưa
đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư. Còn trong công nghiệp chế tạo, TP HCM mong muốn
thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp ôtô và công nghiệp phụ trợ nhưng sau 25
năm, kết quả vẫn chỉ là nhập khẩu các thiết bị máy móc lắp ráp trong nước.
Vốn FDI đăng ký khá nhiều, hơn 37 tỉ USD, nhưng tiến độ giải ngân chậm,
mới đạt trên 50%. Các dự án FDI chưa đạt trình độ công nghệ cao.
Xu hướng FDI vào TP.HCM dịch chuyển dần sang lĩnh vực dịch vụ. Theo
số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, lĩnh vực dịch vụ chiếm hơn 50% tổng
vốn FDI, Điều này được thể hiện rõ qua tỷ lệ thu hút vốn FDI của các ngành tại

TP.HCM. Cụ thể, lĩnh vực y tế, hoạt động trợ giúp xã hội chiếm 33,8%; công
nghiệp chế biến - chế tạo chiếm 32%; bán buôn - bán lẻ, dịch vụ sửa chữa ô tô - mô
tô… chiếm 18,6%.
Một điểm nhấn nữa là vốn tăng thêm của các dự án FDI đạt mức rất cao,
trong bối cảnh vốn đầu tư của dự án cấp mới giảm mạnh. Theo số liệu của Sở Kế
hoạch và Đầu tư TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư các dự án cấp
mới chỉ đạt 248 triệu USD (bằng 14,42% so với cùng kỳ năm 2011), nhưng lại có
50 dự án FDI đăng ký tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm hơn 495 triệu USD (tăng
127% so với cùng kỳ năm 2011).





9


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH
TRANH CỦA TPHCM TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ
3.1 Điểm mạnh (Strengths)
3.1.1 TPHCM nằm trong vùng kinh tế năng động của cả nước
Cơ cấu các khu vực kinh tế trong GDP của TPHCM, VKTTĐPN và cả nước
Khu vực kinh
tế
1995
2000

TPHCM
VKTTĐPN
Cả

nước
TPHCM
VKTTĐPN
Cả
nước
Khu vực I
(Nông lâm ngư
nghiệp)
3,3%
5,9%
27,2%
2,3%
5,3%
25,4%
Khu vực II
(Công nghiệp
– Xây dựng)
38,9%
49,7%
28,8%
41,1%
55,5%
34,5%
Khu vực III
(Dịch vụ)
57,8%
44,4%
44,1%
54,6%
39,2%

40,1%


10


Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò trung tâm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía nam. Giá trị sản lượng công nghiệp Thành phố năm 2000 là 76,66 ngàn tỷ
đồng, gấp 2,2 lần Bà Rịa – Vũng Tàu, 3,7 lần Hà Nội và 4 lần Đồng Nai.
Tốc độ tăng trưởng GDP, công nghiệp và dịch vụ của TPHCM, VKTTĐPN và
cả nước giai đoạn 2001 - 2010

2001-2005
2006-2010

TPHCM
VKTTĐPN
Cả
nước
TPHCM
VKTTĐPN
Cả
nước
1. Tốc độ
tăng GDP
11%
12%
7%
13%


8%
2. Tốc độ
tăng trưởng
công nghiệp
13%
15%
10%
12,7%
14%
11%
3. Tốc độ
tăng dịch vụ
9,6%
10%

13,5%
15%


Dựa vào Quy hoạch phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Thành
phố Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ là vai trò trung tâm, đồng thời là Trung tâm lớn
của cả nước.
Trong giai đoạn 2001 – 2010, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vị trí quan
trọng trong Vùng Kinh tế Trọng điểm Phía Nam.


11




Năm
2005
Năm
2010

1. Giá trị
sản xuất
công
nghiệp của
Thành phố
so với
VKTTĐP
N
57,6
%
52,5
%
2. Dịch vụ
của Thành
phố so với
VKTTĐP
N
81% -
82%
80%

Những ngành kinh tế chủ lực mà Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế so sánh với
VKTTĐTP và cả nước
3.1.2 Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế về thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt
là nguồn nhân lực có chất lượng cao so với cả nước

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế năng động nhất cả nước nên là
điểm đến lý tưởng cho mọi thành phần lao động trong nền kinh tế. 37% trong số
những người đến với thành phố Hồ Chí Minh là những người có kỹ năng, nghị lực
và không bằng lòng với cuốc sống ở tại địa phương đã sinh ra. Họ đến thành phố
Hồ Chí Minh để tìm kiếm một công việc tốt hơn. Chính lực lượng này đã bổ sung
3.1.3 Cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện
Hành lang đại lộ đông tây


12


Cầu vượt cát lái:







Cầu vượt Phú Mỹ:

Đại lộ Nguyễn Văn Linh:

Những tuyến đường huyết mạch, những nút giao thông trọng điểm đã được mở
rộng, xây mới để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng của thành phố.
3.2 Điểm yếu (Weaknesses)
3.2.1

Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn tiếp tục

tăng ở tất cả các ngành nghề, nhu cầu lao động từ trung cấp đến đại học chiếm
51,02%, cụ thể Đại học (13,87%), Cao đẳng (14,38%), Trung cấp (22,77%), Công
nhân kỹ thuật – Sơ cấp nghề (5,73%), Lao động phổ thông (43,26%).

13



Theo TS. Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đố ốc gia TP.HCM:
“Điều đáng lưu ý là các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM gần như đảm nhận
100% số lượng đào tạ ọc tự nhiên, Nông - lâm - ngư, Y -
dược, Tài chính - ngân hàng, Luật, Kỹ thuật công nghệ cho cả vùng Đông Nam
bộ. Nhưng cơ cấu và quy mô đào tạo là chưa phù hợp và cân đối, chưa đáp ứng nhu
cầu nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở TP.HCM và khu vực”.
Nghịch lý là hiện nay đang thừa lao động không phù hợp với ngành nghề
trong định hướng phát triển, nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao ở những ngành
nghề cần thiết. Mỗi năm, TP.HCM cần 260.000 lao động, trong khi các cơ sở đào
tạo mỗi năm “xuất xưởng” khoảng 270.000 người, nhưng vẫn thiếu lao động! Phần
lớn sinh viên ra trường khó tìm được việc làm phù hợp và ổn định, là do chưa định
hướng đúng về nghề nghiệp - việc làm; yếu về kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp,
kiến thức ngoại ngữ; kém hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác
phong làm việc công nghiệp
3.2.2

ị định 64/CP về cấp phép xây dựng bắt đầu có
hiệu lực từ ngày 20.10.2012 nhưng hầu như các quận huyện tại TP.HCM đều không
áp dụng được. Một phần do chưa có thông tư, nhưng cái chính là do nghị định này

14



quá khắt khe với hàng loạt điều kiện, trong đó có những điều kiện người dân không
thể đáp ứng được khi nộp hồ sơ xin phép xây cất nhà.
ững thay đổi liên tục và các quyết định điều chỉnh thuế,
lệ phí. Tại hầu hết các nước phát triển, doanh nghiệp thường chỉ quyết định đầu tư
sau khi có kết quả nghiên cứu về cơ sở hạ tầng, tốc độ tăng trưởng chung, chính
sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư, hỗ trợ cho người tiêu dùng trong xã hội. Một trong
những điều quan trọng nhất là đoán trước được tính nhất quán của chính sách và thị
trường, ít nhất là cho giai đoạn 4 - 5 năm. Nhưng ở Việ
ự thay đổi lại diễn ra hàng năm, thậ
ầu tư bối rối vì không biết thị trườ ẽ
đi về đâu.
Hiện nay, theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số
thành phố vào giữa năm 2010 là 7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km
2
, chưa kể
thành phần nhập cư và lượng khách vãng lai. Với quy mô dân số ấy, diện tích xây
dựng ngày một mở rộng, diện tích cây xanh thu hẹp dần. Thêm vào đấy, công tác
quy hoạch đô thị còn nhiều yếu kém, bất cập, việc quản lý xây dựng không nghiêm
đã đẩy thành phố vào hiện trạng xây dựng tràn lan, không theo quy hoạch. Nhiều
khu vực nội thành đường xá trở nên quá chật chội, nhà cửa lô nhô, chỗ cao chỗ
thấp, hẻm dọc hẻm ngang, vỉa hè bị lấn chiếm, trên cao dây điện giăng mắc chằng
chịt gây mất mỹ quan đô thị. Hiện thành phố đang rất cần một đề án quy hoạch
tổng thể và hoàn chỉnh.
Thêm nữa, kinh phí lập quy hoạch còn thấp, nhân sự tư vấn còn thiếu và yếu
về chuyên môn… đang làm cho công tác lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch, bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP.HCM kéo dài.
3.2.3
Chính “nhờ” các tầng nấc của thủ tục hành chính, nhờ sự khuất lấp của thông
tin mà cán bộ mới có cơ hội để nhận hối lộ, tham nhũng. Bắt đầu từ việc không


15


công khai tài chính, tài sản và mua sắm công, tuyển dụng công chứ
ối chứng.
Việc “giơ cao, đánh khẽ”, chưa thật kiên quyết trong xử lý, chế tài các vi
phạm khiến tình trạng trên dây dưa từ năm này sang năm khác, số tiền phạt thấp
hơn rất nhiều lần so với tổn thất mà các đơn vị vi phạm đã gây ra.
3.3 Cơ hội (Opportunities)
3.3.1 Thành phố đang ngày càng có tiếng tăm, được nhà đầu tư trong và ngoài
nước quan tâm, đánh giá cao
Việt Nam thời gian gần đây đã gia nhập WTO và ngày càng được đánh giá
cao trong khu vực và trên thế giới. Từ khi gia nhập WTO, thế giới nhìn Việt Nam
như một "miền đất hứa". Với một tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế đang tăng
trưởng, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với các hoạt động
kinh tế đối ngoại tích cực trong nhiều năm qua đã góp phần củng cố lòng tin và làm
gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta trong thời
gian tới. Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh được xem là cửa ngõ, là vùng kinh
tế sôi động và phát triển nhất trong nước, hiển nhiên, thành phố cũng ngày càng
được quan tâm và đánh giá cao. Những dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vẫn
được tăng thêm cho thành phố qua các năm, bất chấp điều kiện kinh tế thế giới vẫn
đang gặp nhiều khó khăn. Các nhà đầu tư đánh giá cao thành phố ở các lĩnh vực
như: cơ khí – tự động hóa; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin, vật liệu mới,
công nghệ chế biến.
Một cuộc khảo sát gần đây của Price Waterhouse Coopers đo lường về sức h
ấp dẫn đầu tư bất động sản ở 21 thành phố lớn trong khu vưc châu Á – Thái Bình
Dương cho thấy TP.Hồ Chí Minh được xếp hạng thứ 1 cho khách sạn, quy mô công
nghiệp, căn hộ, cũng như đứng thứ 3 về bán lẻ và thứ 4 về không gian văn phòng.


16


Điều này càng khẳng định TP. Hồ Chí Minh vẫn đang được các nhà đầu tư quan
tâm và chú ý.
1

3.3.2 Thành phố đang nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ
Chính Phủ đang nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến đầu tư như
Luật Đầu tư, Luật Bất Động Sản,… và liên tiếp ban hành những Nghị định, Thông
tư hướng dẫn việc đầu tư trong và ngoài nước, điển hình là Nghị định số 36/CP,
Nghị định 101/206/NĐ-CP, Nghị định 108/2006/NĐ-CP và các quyết định, hướng
dẫn liên quan đến thủ tục, cách thức đầu tư vào Việt Nam nói chung và đặc biệt là
thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ đã phần nào giúp cho con đường đầu tư vào
thành phố được công khai, minh bạch và thông thoáng hơn.
Bên cạnh đó, Ngân sách Nhà Nước cũng đang tích cực hỗ trợ cho thành phố
trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các công trình, dự án công, tài trợ việc cải tạo
môi trường, cảnh quan đô thị. Đặc biệt, Chính phủ còn định hướng phát triển trong
việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố.
3.4 Thách thức (Challenges)
3.4.1 Các thành phố láng giềng (trong và ngoài nước) ngày càng ý thức sâu sắc
hơn tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư
Các tỉnh thành trở thành những đối thủ cạnh tranh gay gắt với TP Hồ Chí
Minh. Với AFTA và sẽ là WTO, các doanh nghiệp sẽ không nhất thiết phải đặt ở
TP Hồ Chí Minh để khai thác thị trường Việt Nam.
Hiện nay cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các tỉnh thành đang diễn ra một
cách quyết liệt và đây là hệ quả trực tiếp từ quá trình phân cấp. Có rất nhiều “động
lực” trong cuộc cạnh tranh này vì tỉnh thành nào cũng muốn vươn lên. Điều này
được hể hiện rõ nhất qua việc các tỉnh thành cố gắng đưa ra các ưu đãi tốt nhất để



1
Ông Machael Modler – Giám đốc Phát triển Kinh doanh, Công ty Tư vấn Kinh doanh
Hội nhập Toàn cầu (GIBC) đã trình bày trong “Đêm bất động sản lần thứ 41” vào ngày
23/10/2012 tại Sunrise City (Quận 7)

17


có thể thu hút FDI nhanh nhất. Trong khi đó, đối với một số nhà đầu tư, họ chờ đợi
nhiều hơn ở những cải cách trong môi trường thể chế về kinh tế, đầu tư. Việc liên
tiếp đưa ra các ưu đãi cũng có thể đem lại hệ lụy là các nhà đầu tư, nhất là các nhà
đầu tư lớn và có mục tiêu dài hạn, sẽ cảm thấy không tin tưởng và họ không vào.
3.4.2 Thách thức về vấn đề môi trường
Bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển các khu, cụm công
nghiệp của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường
do nước thải, khí thải và rác thải công nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp còn ở quy
mô nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu phát sinh nhiều chất thải, thiếu vốn để đầu tư
thiết bị xử lý về môi trường Một số ít doanh nghiệp FDI vẫn chưa đảm bảo được
xử lý chất thải, ảnh hưởng đến môi trường. Rất nhiều dự án FDI đều giống nhau ở
một điểm quan trọng đó là hướng đến việc khai thác tài nguyên giá rẻ của Việt
Nam. Tài nguyên này có thể là đất, là nước, là môi trường tất cả đều với chi phí
quá thấp.
 Ô nhiễm môi trường
Cũng như các thành phố lớn khác ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường ở
thành phố Hồ Chí Minh luôn trong tình trạng báo động đỏ. Do tốc độ phát triển
nhanh, hạ tầng cơ sở lạc hậu, cùng với ý thức kém của người dân đã khiến cho môi
trường sống của thành phố ngày một huỷ hoại nghiêm trọng.
 Ô nhiễm không khí
Hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là các nút

giao thông và các khu vực có công trường xây dựng. Theo báo cáo, tất cả các lần đo
tại thành phố Hồ Chí Minh đều có nồng độ bụi trung bình một giờ vượt tiêu chuẩn,
trong đó từ năm 2005 đến nay khu vực cầu vượt An Sương thường xuyên có nồng
độ bụi cao nhất. Thống kê mới đây cho thấy, tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng
3,5 triệu chiếc xe gắn máy và 500.000 ô tô các loại. 50%-60% số mô tô, xe máy
đang lưu hành không đạt yêu cầu về khí thải và âm thanh (thống kê của Cục Đăng

18


kiểm Việt Nam 2006), ngoài tiếng ồn vượt mức giới hạn, hàng giờ lượng xe này
thải ra một lượng khí thải với 6 triệu tấn CO
2
, 61.000 tấn CO, 35.000 tấn NO
2
,
12.000 tấn SO
2
và 22.000 tấn C
m
H
n

 Ô nhiễm nguồn nước
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước của thành phố cũng hết sức nghiêm trọng, hầu
hết các con kênh, rạch trên địa bàn thành phố giờ đã thành các con kênh nước đen,
bốc mùi hôi thối do lượng rác thải sinh hoạt và công nghiệp không được xử lý thải
ra hằng ngày. Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé mỗi ngày phải hứng hàng trăm ngàn m
3


nước thải công nghiệp và hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt. Ngoài ra, các con kênh
khác như: kênh Tham Lương, kênh Đồng Đen, kênh Đôi, kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè cũng đang lâm vào tình trạng ô nhiễm độc hại.
 Ô nhiễm rác
Một điều rất dễ dàng nhận thấy là hầu hết các tuyến đường, các con kênh ở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đều có rác. Người dân thành phố thường hay có
thói quen xả rác ra đường hay xuống kênh rạch. Nhiều khu vực, kênh rạch mới vừa
tổng dọn vệ sinh, thu gom rác sạch sẽ hôm trước, vài ngày sau đã đầy rác trở lại.
Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác, một năm tiêu tốn trên 235
tỷ đồng để xử lý. Tuy nhiên, phương pháp xử lý rác hiện vẫn còn quá thô sơ, chủ
yếu là chôn lấp, nên thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là
nước rỉ rác.





×