Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích vấn đề quản lý cây GMO trên đồng ruộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.27 KB, 2 trang )

Phân tích vấn đề quản lý cây trồng chuyển gen trên đồng ruộng
Cây trồng biến đổi gen (GMO) đang được trồng chủ yếu tại các nước phát triển, đặc biệt
là Mỹ với 73.1 triệu ha đất nông nghiệp tại đây trồng cây GMO. Trong đó, các cây trồng
GMO như đậu tương, bông, ngô và cây cải dầu được canh tác rộng rãi. Ở Việt Nam, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp phép 2 cây ngô và đậu tương GMO đủ điều
kiện sử dụng làm thực vật cho thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Nhằm quản lý đảm bảo về
an toàn sinh học, các cây trồng chuyển gen phải trải qua nhiều giai đoạn kiểm duyệt qua
các cơ quan do Chính Phủ điều hành. Dưới đây là sơ đồ quản lý an toàn sinh học đối với
cây trồng chuyển gen:
Sơ đồ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn an toàn sinh học đối với
cây trồng chuyển gen

Cây trồng chuyển gen cần trải qua nhiều lần thẩm định của các cơ quan chức năng thuộc
các Bộ Nghiên cứu khoa học, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên
môi trường và Bộ Y tế đánh giá rủi ro, cấp phép. Sau khi thẩm định được thông qua cây
trồng sẽ được đem ra đồng ruộng trồng. Trồng cây GMO trên đồng ruộng cần thiết lập sự
quản lý để kiểm soát việc phát tán gen, tác động của giống cây trồng biến đổi gen đối với
da dạng sinh học của quần thể côn trùng ở các vùng sinh thái mà cây chuyển gen được
trồng, cần có rào chắn xung quanh khu vực trồng cây để tránh sự tiếp xúc của động vật cỡ
lớn và người không liên quan tới cây trồng, dán nhãn GMO đối với các loại cây trồng
được lựa chọn làm thực phẩm cho con người.
Tác động của giống cây trồng biến đổi gen đối với da dạng sinh học của quần thể côn
trùng ở các vùng sinh thái mà cây chuyển gen được trồng: Một nghiên cứu năm 1999,
một công bố cho thấy phấn hoa của ngô Bt vốn để ngăn ngừa sâu cắn là lại làm tăng tỷ lệ
tử vong của lồi bướm Danaus plexippus, nhóm nghiên cứu quan sát thấy rằng tỷ lệ chết
của loài bướm này trên đồng ruộng không chuyển gen thấp hơn nhiều so với cây trồng


chuyển gen nên họ đưa ra giả định rằng phấn hoa của giống ngơ Bt gây ngộ độc cho lồi
bướm này.
Cần có rào chắn xung quanh khu vực trồng cây để tránh sự tiếp xúc của động vật cỡ lớn


và người không liên quan tới cây trồng: việc này rất quan trọng vì những người khơng
liên quan có thể phát tán giống cây trồng tới nơi khác gây ra những hậu quả không lường
trước được nếu giống cây trồng GMO lai tạo với một giống cây không chuyển gen.
Người dân khơng hài lịng với việc cây trồng biến đổi gen: Với các cây mùa vụ, cây trồng
biến đổi gen có khả năng kháng sâu bệnh hạn chế người dân sử dụng thuốc trừ sâu.
Nhưng vấn đề phát sinh, giống cây trồng mỗi mùa vụ đều phải đến công ty cung cấp
giống để mua do cây GMO khơng có khả năng thụ phấn cho ra cây mới ở mùa vụ tiếp
theo. Điều này có khả năng chi phí mua cây giống trồng trọt của họ sẽ cao hơn cả chi phí
mua thuồc trừ sâu. Vì vậy ở Việt Nam, nơng dân hay vì lợi ích trước mắt sẽ khó lịng
chấp nhận việc trồng cây GMO.



×