Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu các loài lưỡng cư trên hệ sinh thái đồng ruộng xã quang phong huyện quế phong tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

QUANG THỊ HỒNG

NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ
TRÊN HỆ SINH THÁI ĐỒNG RUỘNG XÃ QUANG PHONG
HUYỆN QUẾ PHONG - TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

QUANG THỊ HỒNG

NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI LƯỠNG CƯ
TRÊN HỆ SINH THÁI ĐỒNG RUỘNG XÃ QUANG PHONG
HUYỆN QUẾ PHONG – TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60.42.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. CAO TIẾN TRUNG
2. PGS.TS. HOÀNG XUÂN QUANG


NGHỆ AN - 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh q trình học tập và nghiên cứu
của bản thân, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ
chức và các cá nhân. Nhân dịp này, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc tới Ban lãnh đạo Trường Đại học Vinh, Khoa Sinh học, Lãnh đạo Phịng
Đào tạo Sau đại học, Bộ mơn Động vật đã tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật
chất, điều kiện nghiên cứu trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy - Cô giáo trong Khoa Sinh học, Phòng
Đào tạo Sau đại học đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn về phương pháp luận
giúp chúng tơi hồn thành đề tài này.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - PGS.TS. Cao
Tiến Trung và PGS.TS. Hoàng Xuân Quang, những người đã trực tiếp hướng
dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn bạn bè và người thân trong gia đình đã động viên,
ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Nghệ An, tháng 8 năm 2016.
Tác giả

Quang Thị Hồng


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................... 4
1.1.1.Cơ sở khoa học ................................................................................. 4
1.1.2.Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 9
1.2. Lược sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 9
1.2.1. Khái quát lược sử nghiên cứu ếch nhái, bò sát ở Việt Nam ........... 9
1.2.2. Nghiên cứu sinh học, sinh thái học lưỡng cư ở Việt Nam và ở khu
vực nghiên cứu ........................................................................................ 11
1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 12
1.3.1. Đặc điểm địa hình và khí hậu Nghệ An ........................................ 12
1.3.2.Đặc điểm địa hình và khí hậu khu vực Quế Phong ...................... 14
................................................................................................................. 14
1.3.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên xã Quang Phong ............................. 17
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 18
2.1.Đối tượng, địa điểm, thời gian và tư liệu nghiên cứu ............................ 18
2.1.1. Địa điểm, thời gian ....................................................................... 18
2.1.2.Đối tượng ....................................................................................... 18
2.1.3.Tư liệu nghiên cứu ......................................................................... 18


iii
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 18
2.2.1.Xác định sinh cảnh nghiên cứu:..................................................... 18

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa...................................... 19
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm. ...................... 20
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu. ........................................................... 21
2.3. Dụng cụ nghiên cứu .............................................................................. 22
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 23
3.1. Thành phần loài lưỡng cư trên đồng ruộng KVNC .............................. 23
3.2. Đặc điểm hình thái ếch nhái ở đồng ruộng ở khu vực nghiên cứu ....... 24
3.2.1- Đặc điểm hình thái quần thể Ngoé ............................................... 24
3.2.2. Đặc điểm hình thái quần thể Cóc nhà. ......................................... 26
3.2.3. Đặc điểm hình thái quần thể Nhái bầu hoa ở khu vực nghiên cứu
................................................................................................................. 29
3.2.4. Đặc điểm hình thái quần thể Nhái bầu vân ở KVNC .................... 30
3.2.5. Đặc điểm hình thái quần thể Cóc nước sần ở khu vực nghiên cứu
................................................................................................................. 32
3.3. Môi trường sống và sự phân bố các loài ếch nhái khu vực nghiên cứu 34
3.3.1. Sinh cảnh sống .............................................................................. 34
3.3.2.Sự phân bố ếch nhái ở các vi sinh cảnh sống ................................ 36
3.4. Một số đặc trưng quần thể lưỡng cư trên đồng ruộng ở khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................ 37
3.4.1. Mật độ các loài lưỡng cư trên đồng ruộng khu vực nghiên cứu .. 37
3.4.2.Thành phần tuổi và giới tính của quần thể một số loài lưỡng cư khu
vực nghiên cứu ................................................................................................ 40
3.5. Thành phần thức ăn của một số loài lưỡng cư trên đồng ruộng xã
Quang Phong – huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An ..................................... 41
3.5.1. Thành phần thức ăn của Ngóe ...................................................... 41
3.5.2. Thành phần thức ăn của Cóc nhà ở khu vực nghiên cứu ............. 45
3.5.3. Thành phần thức ăn của Nhái bầu hoa ở khu vực nghiên cứu ..... 46


iv

3.5.4. Thành phần thức ăn của Cóc nước sần ở khu vực nghiên cứu ..... 48
3.5.5. Tổng hợp thành phần thức ăn của các loại ếch nhái trên đồng
ruộng khu vực nghiên cứu ....................................................................... 49
3.6. Biến động mật độ lưỡng cư và sâu hại chính theo giai đoạn phát triển
cây lúa trên đồng ruộng khu vực nghiên cứu ............................................... 50
3.6.1. Tương quan số lượng giữa tổng số lưỡng cư và tổng sâu hại theo
giai đoạn phát triển cây lúa trên đồng ruộng khu vực nghiên cứu vụ hè
thu 2015 và đông xuân 2016 ................................................................... 50
3.6.2. Tương quan số lượng giữa Ngóe và sâu hại theo giai đoạn phát
triển cây lúa trên đồng ruộng KVNC vụ hè thu 2015 và đông xuân 2016
................................................................................................................. 53
3.6.3. Tương quan số lượng giữa Nhái bầu hoa và sâu hại theo giai đoạn
phát triển cây lúa trên đồng ruộng KVNC vụ hè thu 2015 và vụ đông
xuân 2016 ................................................................................................ 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................................ 59
I. KẾT LUẬN: ................................................................................................ 59
II. ĐỀ XUẤT ................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thành phần lồi và vị trí thu mẫu lưỡng cư trên hệ sinh thái nông
nghiệp KVNC.................................................................................................. 24
Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái của ngóe Fejervarya limnocharis ở Quang
Phong, Quế Phong, Nghệ An .......................................................................... 25
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái của quần thể Cóc nhà ở KVNC ...................... 28
Bảng 3.4: Đặc điểm hình thái của quần thể Nhái bầu hoa tại KVNC ............ 29
Bảng 3.5: Đặc điểm hình thái của quần thể Nhái bầu vân tại KVNC ............ 31
Bảng 3.6: Đặc điểm hình thái của quần thể Cóc nước sần ở vi sinh cảnh BRN

ở KVNC .......................................................................................................... 33
Bảng 3.7: Thành phần loài và sự phân bố các lồi lưỡng cư trên hệ sinh thái
nơng nghiệp KVNC......................................................................................... 37
Bảng 3.8: Mật độ các loài lưỡng cư ở các sinh cảnh đồng ruộng KVNC vụ hè
thu 2015 (đơn vị: cá thể/m2)............................................................................ 38
Bảng 3.9: Mật độ các loài lưỡng cư ở các vi sinh cảnh đồng ruộng KVNC vụ
đông xuân 2016 (Đơn vị: cá thể/m2). .............................................................. 40
Bảng 3.10.Thành phần tuổi và giới tính ở Ngóe và Nhái bầu hoa trên đồng
ruộng KVNC từ tháng 06/2015 đến tháng 05/2016 ........................................ 41
Bảng 3.11: Thành phần thức ăn của Ngóe ở Quang Phong, Quế Phong, Nghệ
An. ................................................................................................................... 42
Bảng 3.12: So sánh thành phần thức ăn của Ngoé với các khu vực khác ...... 44
Bảng 3.13: Thành phần thức ăn của Cóc nhà tại Quang Phong, Quế Phong,
Nghệ An .......................................................................................................... 45
Bảng 3.14: Thành phần thức ăn của Nhái bầu hoa ở khu vực nghiên cứu ..... 47
Bảng 3.15: Thành phần thức ăn của Cóc nước sần ở khu vực nghiên cứu ..... 48
Bảng 3.16. Tổng hợp thành phần thức ăn của 3 loại ếch nhái trên đồng ruộng
khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 49


vi
Bảng 3.17: Biến động mật độ lưỡng cư và sâu hại chính trên đồng ruộng
KVNC theo giai đoạn phát triển cây lúa vụ hè thu năm 2015 ........................ 50
Bảng 3.18: Biến động mật độ tổng lưỡng cư và tổng sâu hại chính trên đồng
ruộng KVNC theo giai đoạn phát triển cây lúa vụ đông xuân 2016. .............. 52
Bảng 3.19. Biến động mật độ Ngóe và sâu hại trên đồng ruộng KVNC theo
giai đoạn phát triển cây lúa vụ hè thu 2015 .................................................... 53
Bảng 3.20. Biến động mật độ Ngóe và sâu hại trên đồng ruộng KVNC theo
giai đoạn phát triển cây lúa đông xuân 2016 .................................................. 54
Bảng 3.21: Tương quan số lượng giữa Nhái bầu hoa và sâu hại theo giai đoạn

phát triển cây lúa trên đồng ruộng KVNC, vụ hè thu 2015. ........................... 57
Bảng 3.22: Tương quan số lượng giữa Nhái bầu hoa và sâu hại theo giai đoạn
phát triển cây lúa trên đồng ruộng KVNC, vụ đông xuân 2016 ..................... 58


vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ tỉnh Nghệ An ..................................................................... 13
Hình 1.2: Bản đồ huyện Quế Phong và khu vực nghiên cứu .......................... 14
Hình 3.1: Suối cạn ........................................................................................... 34
Hình 3.2: Bờ ruộng nhỏ................................................................................... 35
Hình 3.3: Bờ ruộng lớn ................................................................................... 35
Hình 3.4: Ven đường ....................................................................................... 36
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện thành phần thức ăn của Ngóe ở Quang Phong, Quế
Phong, Nghệ An .............................................................................................. 43
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện thành phần thức ăn của Cóc nhà ở Quang Phong,
Quế Phong, Nghệ An ...................................................................................... 46
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện thành phần thức ăn của Nhái bầu hoa ở khu vực
nghiên cứu.......................................................................................................47
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện thành phần thức ăn của Cóc nước sần ở khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 48
Hình 3.9:Biểu đồ thể hiện biến động mật độ tổng lưỡng cư và tổng sâu hại
trên đồng ruộng KVNC theo giai đoạn phát triển của cây lúa hè thu 2015 ... 51
Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện biến động mật độ lưỡng cư và sâu hại trên đồng
ruộng KVNC theo giai đoạn phát triển cây lúa vụ đơng xn 2016............... 52
Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện biến động mật độ Ngóe và sâu hại trên đồng
ruộng KVNC theo GĐPTCL vụ hè thu 2015................................................. 53
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện biến động mật Ngóe và sâu hại trên đồng ruộng
KVNC theo giai đoạn phát triển cây lúa vụ đông xuân 2016 ......................... 55
Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện tương quan số lượng giữa Nhái bầu hoa và sâu

hại vụ hè thu 2015 ........................................................................................... 57


viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BRL

: Bờ ruộng lớn

BRN

: Bờ ruộng nhỏ

GĐPTCL

: Giai đoạn phát triển cây lúa

KBTTN

: Khu bảo tồn thiên nhiên

Kc

: Khoảng cách

KVNC

: Khu vực nghiên cứu


Nxb

: Nhà xuất bản

SC

: Suối cạn

TB

: Trung bình



: Ven đường


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nơng nghiệp có nền văn minh lúa nước từ lâu đời.
cây lúa là cây lương thực hàng đầu nó có vai trị và vị trí đặc biệt trong đời
sống, kinh tế của người dân Việt Nam. Từ một nước thiếu lương thực trầm
trọng cây lúa đã đưa Việt Nam từ nước đói kém sau chiến tranh trở thành một
quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Để đạt được kết quả trên là
sự tận tâm chăm sóc của con người với việc áp dụng khoa học và kĩ thuật,
ngồi ra khơng thể khơng kể đến sự góp phần quan trọng của lực lượng hùng
hậu đó chính là ếch nhái bị sát.
Ếch nhái bị sát là nhóm động vật khơng chỉ hữu ích cho con người mà
chúng cịn là một mắt xích quan trọng trong tự nhiên, chúng là một thành

phần lưu trữ những vốn gen không thể thiếu, góp phần duy trì đa dạng sinh
học. Các quần thể ếch nhái bị sát góp phần làm tăng số lồi trong quần xã,
chúng sống và thích nghi ở các sinh cảnh khác nhau, chúng sử dụng các lồi
có hại làm thức ăn.
Sự phát triển của hệ sinh thái đồng ruộng trong những năm gần đây đã
đem lại những thành quả đáng kể, bên cạnh đó kéo theo sự phát triển của các
loài sâu hại. Đặc biệt cùng với sự biến đổi khí hậu trên tồn cầu cũng là điều
kiện thuận lợi cho các loài thứ yếu bùng phát như rầy nâu, sâu đục thân, sâu
cuốn lá,...trở thành nỗi lo lắng cho người nông dân. Một hiện tượng gần như
có tính quy luật là con người càng thâm canh, càng sử dụng nhiều thuốc trừ
sâu bao nhiêu thì càng kéo theo sự phát triển sâu hại nhiều lên bấy nhiêu
(Phạm Bình Quyền, 1991).
Ếch nhái bị sát là nhóm có lợi cho con người trong phòng trừ sâu hại,
cùng với các lồi thiên địch cơn trùng chúng góp phần khống chế sự phát
triển của sâu hại đảm bảo sự cân bằng sinh học, duy trì và phát triển bền vững
đa dạng sinh học.


2
Thực tế hiện nay, con người càng thâm canh, càng sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật nhiều thì mơi trường càng ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến sự sống,
giảm số lượng các thể của sinh vật, trong đó có ếch nhái. Ở nơng thơn do đời
sống cịn khó khăn nên việc khai thác ếch nhái làm thức ăn cho con người và
gia súc cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành phần loài ếch nhái trên hệ sinh thái
đồng ruộng.
Nghiên cứu các loài lưỡng cư trên hệ sinh thái đồng ruộng được tiến
hành nhiều ở các vùng đồng bằng và trung du. Đặc biệt ở vùng núi các tác giả
mới chỉ nghiên cứu đa dạng về thành phần lồi, ít nghiên cứu về hệ sinh thái
đồng ruộng. Hơn nữa ở vùng Quang Phong, phần lớn là bà con người Thái có
tập tục chủ yếu sử dụng ếch nhái làm thực phẩm.

Để thấy được vai trò của ếch nhái đối với con người và trên hệ sinh thái
đồng ruộng ở miền núi, chúng tơi tiến hành đề tài: Nghiên cứu các lồi
lưỡng cư trên hệ sinh thái đồng ruộng tại xã Quang Phong – huyện Quế
Phong – tỉnh Nghệ An.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu thấy được vai trị của ếch nhái đối với con
người, hệ sinh thái đồng ruộng, chức năng của chúng trong việc hạn chế số
lượng sâu hại trên hệ sinh thái đồng ruộng tại xã Quang Phong – huyện Quế
Phong – Nghệ An nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học, bổ sung hoàn
thiện hệ thống các đối tượng thiên địch và có biện pháp phịng trừ sâu hại,
đồng thời có các giải pháp phục hồi, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài
nguyên này.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đa dạng thành phần lồi lưỡng cư trên hệ sinh thái nơng nghiệp ở
KVNC.
- Đặc điểm hình thái các quần thể lưỡng cư trên hệ sinh thái nông
nghiệp ở KVNC.
- Một số đặc trưng của quần thể lưỡng cư chính: mật độ, giới tính.


3
- Tìm hiểu vai trị thiên địch của lưỡng cư đối với hệ sinh thái đồng
ruộng đặc biệt là đối với cây lúa như là: xác định thành phần thức ăn của
lưỡng cư và mối quan hệ giữa lưỡng cư và các loài sâu hại ở các giai đoạn
phát triển cây lúa
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Trên cơ sở một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể lưỡng cư
góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho các biện pháp khôi phục, bảo vệ và
phát triển bền vững loài động vật này. Đồng thời bổ sung thêm tư liệu cho
nghiên cứu về lưỡng cư đồng ruộng ở Việt Nam.



4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1.1.Cơ sở khoa học
Tính đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học là thuật ngữ nói lên mức độ phong phú của sinh vật ở
3 cấp độ: đa dạng di truyền (đa dạng gen), đa dạng lồi và đa dạng sinh thái.
Trong đó đa dạng sinh thái là chỉ sự phong phú về nơi sống của các loài và
phong phú về các mối quan hệ của sinh vật sống với nhau. K.Walt (1976) cho
rằng: Lý thuyết quản lý nguồn lợi xuất phát từ những nguyên lý sinh thái học.
Đó là năng suất tối đa của quần thể và hình thức đấu tranh chống lại các lồi
có hại đảm bảo tính bền vững cố định. Quần xã sinh vật được thiết lập dựa
trên các nhóm yếu tố: Hệ thống các quan hệ của quần xã, sự phân bố hợp lý
theo khơng gian của các nhóm quần xã, sự đa dạng thành phần loài trong
quần xã sinh vật. Đối với hệ sinh thái ruộng lúa, tính đa dạng của ếch nhái thể
hiện ở các góc độ trên theo hệ thống quan hệ với các nhóm động vật khác.
Ngồi ra sự chiếm cứ khơng gian của các nhóm khác nhau: các nhóm ếch
nhái thường tím thấy ở hang hốc, cóc nhà ở ven khu dân cư và ven đường. Sự
phân bố này tương đồng với sự phân bố của thức ăn tương ứng.
Quan hệ vật ăn thịt - con mồi:
Mỗi lồi sinh vật sống trong mơi trường ln có sự tác động qua lại
giữa sinh vật với nhau và giữa sinh vật với các yếu tố của mơi trường tạo nên
một thể thống nhất - đó là hệ sinh thái. Như vậy có thể nói hệ sinh thái là một
hệ thống tự nhiên có cấu trúc tương đối hoàn chỉnh bao gồm quần xã sinh vật
và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh).Trong hệ thống tự nhiên đó quần xã
sinh vật và khu vực sống tương tác với nhau như một thể thống nhất thường
xuyên diễn ra q trình chuyển hố dịng năng lượng từ mặt trời qua các bậc
dinh dưỡng từ đó tạo nên chu trình tuần hồn vật chất và năng lượng trong tự

nhiên.


5
Trong quần xã lại bao gồm nhiều quần thể, các quần thể luôn tương tác
lẫn nhau thông qua các bậc dinh dưỡng thể hiện trong chuỗi thức ăn và lưới
thức ăn. Và trong quần xã ln có cơ chế điều hoà sự cân bằng số lượng giữa
thiên địch và sâu hại: có sự cân bằng tự nhiên giữa vật ăn thịt và con mồi
(hoặc vật ký sinh vật chủ), trong mối quan hệ này mật độ vật ăn thịt phụ thuộc
chặt chẽ vào mật độ con mồi. Sự gia tăng số lượng con mồi kéo theo sự gia
tăng số của các loài ăn thịt, sự gia tăng này, đến mức độ nhất định sẽ kìm hãm
số lượng và làm suy giảm mật độ con mồi. Số lượng cá thể của bất kỳ một
lồi nào đều khơng ổn định mà có sự thay đổi theo mùa, theo năm, phụ thuộc
vào yếu tố nội tại của quần thể và điều kiện môi trường (Trần Kiên, 1976)[11]
Số lượng cá thể của bất cứ lồi nào cũng khơng giảm tới mức biến mất và
cũng không tăng đến mức vô tận, khuynh hướng này được hình thành nhờ q
trình điều hồ tự nhiên trong một môi trường không bị phá vỡ.
Trong quan hệ ăn thịt, con mồi có vai trị lớn đối với hệ sinh thái nơng
nghiệp góp phần ổn định năng suất và giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra
(Phạm Văn Lầm, 1995)[15]. Trong hệ sinh thái nơng nghiệp, các nhóm ếch
nhái rất phổ biến, chúng sử dụng các loài động vật nhỏ hơn làm thức ăn trong
đó có các nhóm sâu hại (Trần Kiên, 1977) [10], các nhóm ếch nhái thích ứng
với các sinh cảnh khác nhau, hoạt động theo các giờ khác nhau góp phần
khống chế các nhóm cơn trùng.
Giữa các cá thể trong quần thể cũng ln ln có mối quan hệ hỗ trợ
hoặc cách ly với nhau.Sự hình thành mối quan hệ nào lại phụ thuộc chặt chẽ
vào nhiều yếu tố như: tuỳ lồi, tuỳ vào mơi trường sống...Trong quần thể
cũng ln có sự điều chỉnh số lượng theo cơ chế điều hoà mật độ: là sự điều
chỉnh mối tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỉ lệ tử của quần thể từ đó điều chỉnh
tốc độ sinh trưởng của quần thể.

Cùng với sự phát triển công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, ở Việt
Nam, cơng nghiệp hố nơng nghiệp cũng được đẩy mạnh, nhằm nâng cao
năng suất cây trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực và xuất khẩu. Kèm theo đó


6
là việc sử dụng thuốc hoá học trong bảo vệ thực vật quá mức đã gây ô nhiễm
môi trường, làm giảm số lượng các lồi thiên địch có ích cho hệ sinh thái
nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống con người.
Trong quan hệ ăn thịt, con mồi có vai trị lớn đối với hệ sinh thái nơng
nghiệp góp phần ổn định năng suất và giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra
(Phạm Văn Lầm, 1992) [14]. Trong hệ sinh thái nơng nghiệp, các nhóm
Lưỡng cư, Bị sát rất phổ biến, chúng sử dụng các loài động vật nhỏ hơn làm
thức ăn trong đó có các nhóm sâu hại, các nhóm Lưỡng cư, Bị sát thích ứng
với các sinh cảnh khác nhau, hoạt động theo các giờ khác nhau góp phần
khống chế các nhóm cơn trùng.
Quần thể
Trong thiên nhiên các cá thể không bao giờ tồn tại dưới dạng độc lập
đơn lẽ mà chúng theo nhóm bâỳ, đàn trong cùng lồi. Nhóm các cá thể cùng
lồi này theo Mayer [16] đó là quần thể. Như vậy quần thể là tập hợp các cá
thể cùng loài cùng sống trong một sinh cảnh nhất định. Mỗi quần thể là một
thể thống nhất giữa các cá thể với nhau và giữa sinh vật với ngoại cảnh.
Trong quần thể các cá thể giao phối tự do với nhau và được cách ly ở một
mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cũng thuộc lồi đó.
Quần thể là đơn vị tổ chức có thực, đơn vị sinh sản của lồi trong tự
nhiên và là đơn vị tiến hoá cơ sở.
+ Phân loại quần thể
Quần thể được phân chia như sau:
Dưới loài: Là nhóm sinh vật mang tính chất lãnh thổ lớn nhất, kích
thước lãnh thổ dưới lồi phụ thuộc vào độ đa dạng của cảnh quan (sự phân

hoá địa lý), khả năng vận chuyển khắc phục chướng ngại địa lý của loài và
tính chất các mối quan hệ trong nội bộ cá thể trong lồi, giữa các dưới lồi
có sự khác biệt rõ về hình thái, đặc điểm sinh lý, sinh thái.


7
Quần thể địa lý: Do đặc tính khí hậu, cảnh quan vùng phân bố dưới loài
được phân thành các quần thể địa lý. Sự khác biệt rõ nhất giữa các quần thể
địa lý là chế độ thức ăn, khả năng sinh đẻ, sự tử vong.
Quần thể sinh thái: Do quần thể địa lý phân chia thành. Quần thể
sinh thái bao gồm tập hợp những cá thể cùng loài sống trên một sinh cảnh.
Quần thể sinh thái khác với quần thể địa lý ở chỗ: Chúng chiếm trọn vẹn
một vùng địa lý giới hạn trong sinh cảnh đặc trưng của chúng thể hiện sự
thích ứng với sinh cảnh đó, giữa các quần thể sinh thái có sự trao đổi cá thể
đảm bảo sự phục hồi số lượng.
Quần thể cơ bản (do quần thể sinh thái phân chia tạo thành): Bao
gồm những cá thể cùng loài sống trong khu vực nhỏ nhất định của sinh
cảnh trong trường hợp sinh cảnh ít đồng nhất và có thể phân chia thành
nhiều khu vực (hang hốc nhỏ, nơi có nhiều ánh sáng …), giữa các quần thể
cơ bản thường chỉ có sự sai khác về đặc điểm tập tính.
+ Biến dị cá thể.
Việc nghiên cứu tính biến dị là nhiệm vụ quan trọng của các nhà phân
loại học. Từ những kiến thức về biến dị giúp cho các nhà phân loại học sắp
xếp các phenon vào các loài một cách đúng đắn theo quan điểm của các nhà
phân loại học và tiến hố luận thì phân biến dị thành hai nhóm: Biến dị cá thể
và biến dị quần thể. Trong đó: Biến dị cá thể bao gồm biến dị di truyền và
biến dị không di truyền trong đó biến dị di truyền đảm bảo tính thích nghi của
quần thể và lồi và biến dị khơng di truyền đảm bảo tính thích nghi của cá thể
(Mayr.1974.tr 138).
+ Biến dị không di truyền bao gồm thường biến (biến dị theo sinh

cảnh) và các biến dị cá thể theo thời gian sinh trưởng do hoạt động sống hay
là do các vật ký sinh đưa tới, các biến dị khơng di truyền chỉ liên quan đến
kiểu hình mà khơng thay đổi gì đến kiểu gen.
 Biến dị cá thể theo thời gian sinh trưởng: Sự sai khác giữa các giai
đoạn trong quá trình phát triển: Ấu trùng, con non, trưởng thành.


8
 Biến dị sinh cảnh các cá thể cùng một loài trong một địa điểm song
các sinh cảnh khác nhau thì chúng có các kiểu hình có thể rất khác nhau. Bên
cạnh đó yếu tố khí hậu, do vật chủ vật kí sinh, mật độ quần thể, hoặc do các
chấn thương cũng làm cho các cá thể biến đổi về kiểu hình.
+ Biến dị di truyền: Là những biến dị cá thể xuất hiện trong quần thể do
sự biến đổi về vật chất di truyền. Xét về bản chất có hai loaị: biến dị tổ hợp và
biến dị đột biến. Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại vốn gen của quần thể do sự
giao phối tự do giữa các cá thể trong quần thể. Đột biến là sự biến đổi kiểu
hình do sự thay đổi vật chất di truyền gây nên nguyên nhân là do tác động của
các tác nhân lý hoá.
* Biến dị tổ hợp được phân làm hai dạng:
- Biến dị tổ hợp liên quan đến giới tính: Trong các dạng biến dị di
truyền biến dị quần thể nào đó có nhiều dạng liên quan đến giới tính. Những
dạng ấy bị giới hạn bởi giới tính có mỗi kiểu nhiễm sắc thể giới tính có chứa
một gen khác biệt nên giữa các giới có kiểu hình khác nhau. Sự khác biệt giới
có thể xem xét ở các câp độ khác nhau:
 Những sai khác trong dấu hiệu sinh dục sơ cấp: Đó là sai khác về cơ
quan sinh dục khi sinh sản.
 Những sai khác trong dấu hiệu sinh dục thứ cấp: Đó là sai khác về
hình dáng bên ngồi giữa con đực và con cái. Ví dụ như: ngoé, ếch, gà, vịt...
 Xen kẽ thế hệ: Đó là sự xen kẽ giữa thế hệ sinh sản vơ tính và hữu
tính. Đây là phản ứng thích nghi của quần thể trước sự thay đổi của môi

trường và mật độ quần thể.
- Biến dị tổ hợp không liên quan đến giới tính: Trong tự nhiên hầu như
khơng có hai cá thể giống nhau tuyệt đối ngay cả hai cá thể sinh đơi cùng
trứng vẫn có những sai khác. Ngun nhân của nó là do trong q trình phát
sinh giao tử sự tổ hợp ngẫu nhiên nhiễm sắc thể không cùng cặp tương đồng
sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể dẫn đến hình thành các giao tử khác nhau và
do đó tạo nên các tổ hợp có các kiểu gen khác nhau.


9
1.1.2.Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ hiện trạng thực tế xã Quang Phong trong những năm gần
đây, việc mở mang đường sá, chặt phá các bờ bụi xung quanh khu vực canh
tác làm mất chỗ ở của các loài ếch nhái. Việc xây mương bê tông, xây tường
rào xung quanh khu dân cư thay cho bờ bụi như trước đây đã ngăn cản sự di
chuyển của ếch nhái từ khu vực này sang khu vực khác. Hiện nay việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan trên khu vực nghiên cứu đã tác động đến
môi trường sống của các loài lưỡng cư. Khai thác quá mức các quần thể ếch
nhái làm thức ăn cho con người và động vật cũng làm suy giảm số lượng của
chúng trên đồng ruộng. Bên cạnh đó sự thay đổi mùa vụ, giống lúa cũng tác
động đến mật độ của ếch nhái bò sát trên khu vực nghiên cứu.
Trước thực trạng đó, nghiên cứu các loài lưỡng cư trên hệ sinh thái
đồng ruộng là cấp thiết nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và
phát triển bền vững quần thể các loài ếch nhái trên đồng ruộng, sự cân bằng
sinh học và mối quan hệ trong quần xã hệ sinh thái nông nghiệp.
1.2. Lược sử vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái quát lược sử nghiên cứu ếch nhái, bò sát ở Việt Nam
Ở Việt Nam các cơng trình nghiên cứu về ếch nhái, bò sát được tiến
hành vào cuối thế kỷ XIX, do các tác giả nước ngoài tiến hành.
Từ năm 1954 trở về sau, các cơng trình nghiên cứu bị sát ếch nhái ở

nước ta mới tiếp tục được tiến hành và có nhiều nghiên cứu được cơng bố.
Năm 1981, Cơng trình nghiên cứu: “Kết quả điều tra cơ bản Ếch nhái,
bò sát miền Bắc Việt Nam”, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã
thống kê miền Bắc có 159 lồi bị sát thuộc 72 giống, 19 họ, 2 bộ, và 69 loài
ếch nhái thuộc 16 giống, 9 họ, 3 bộ (dẫn theo Hoàng Xuân Quang, 1993) [22].
Năm 1985, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc công bố danh
sách ếch nhái, bị sát Việt Nam gồm 260 lồi, trong đó đưa vào danh sách 6
lồi mới. [12].


10
- Năm 1993, Hoàng Xuân Quang đã thống kê danh sách Lưỡng cư, Bò
sát ở khu vực Bắc Trung Bộ gồm 128 lồi kèm theo phân tích về sự phân bố
địa hình, sinh cảnh, đặc điểm sinh học của các nhóm và quan hệ thành phần
lồi với các khu phân bố lưỡng cư, bò sát trong nước với các khu vực lân cận.
[22]
Năm 1995, Ngô Đắc Chứng, nghiên cứu thành phần lồi bị sát, ếch
nhái ở Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) gồm 19 loài ếch nhái là 30
lồi bị sát thuộc 3 bộ và 15 họ. [3].
Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, công bố danh sách Lưỡng
cư Bị sátViệt Nam gồm 256 lồi bị sát, 82 lồi lưỡng cư (chưa kể 14 lồi bị
sát và 5 loài lưỡng cư chưa xếp vào danh lục). [30].
Năm 1998, Lê Nguyên Ngật đã công bố kết quả sơ bộ thành phần lồi
Lưỡng cư, Bị sát ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn (Thanh Sơn – Phú
Thọ) gồm 16 loài lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ và 30 lồi Bị sát thuộc 11 họ, 2
bộ (dẫn theo Chu Văn Sơn, 2009). [21].
Năm 2008, Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew Grieser
Johns, Cao Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng nghiên cứu đa dạng
thành phần loài và mơ tả đặc điểm hình thái của lưỡng cư, Bị sát ở Khu bảo
tồn Thiên nhiên Pù Huống đã ghi nhận 95 lồi, 21 họ, trong đó ếch nhái 24

lồi, 6 họ, bị sát 71 lồi, 15 họ. [26].
Năm 2012, Hồng Xn Quang, Hồng Ngọc Thảo, Ngơ Đắc Chứng
nhiên cứu đa dạng ếch nhái bò sát ở Vườn Quốc gia Bạch Mã đã ghi nhận
được 108 loài, 20 họ, trong đó ếch nháo 44 lồi thuộc 6 họ, bị sát có 64 lồi
thuộc 14 họ. [28].
Hồng Ngọc Thảo và cộng sự trên cơ sở nghên cứu điều tra đã xác
định ở khu Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có 144 lồi gồm 57 lồi ếch nhái
và 87 lồi bị sát thuộc 24 họ, 5 bộ. [33].


11
1.2.2. Nghiên cứu sinh học, sinh thái học lưỡng cư ở Việt Nam và ở khu
vực nghiên cứu
Cơng trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học Ếch đồng của tác giả Đào
Văn Tiến, Lê Vũ Khôi (1965), tài liệu chuyên khảo về “Đời sống Ếch nhái”
của Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quốc Thắng (1977) [10].
Năm 1985, Trần Kiên đã nghiên cứu về sinh thái học và ý nghĩa kinh tế của
rắn hổ mang Châu Á (Naja naja Linnaeus, 1758) ở đồng bằng miền Bắc Việt
Nam (dẫn theo Hoàng Xuân Quang, 1993) [22].
Năm 1999, Nguyễn Kim Tiến đã có kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh
thái học Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus Weigmann, 1835 trong điều
kiện nuôi (theo Nguyễn Xuân Hương 2007).
Năm 2000, Cao Tiến Trung, Hoàng Xuân Quang nghiên cứu đặc điểm
sinh thái học quần thể Nhông cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) ở vùng
cát ven biển Nghệ An.
Hoàng Xuân Quang, Trần Ngọc Lân, Cao Tiến Trung và cộng sự (2002)
[25], tiến hành nghiên cứu cơ sở phục hồi và phát triển một số động vật thiên
địch nhóm Bị sát, Lưỡng cư trên hệ sinh thái đồng ruộng khu vực Quỳnh
Lưu, Vinh, thị xã Hồng Lĩnh và xã Cẩm Mỹ thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh
đã xác định được 10 loài Lưỡng cư, thuộc 5 họ, 1 bộ và 18 lồi Bị sát thuộc 6

họ, 1 bộ. Bên cạnh đó các tác giả đã nghiên cứu mối tương quan giữa mật độ
các loài thiên địch – sâu hại và đánh giá vai trò của thiên địch Lưỡng cư, Bò sát
trong việc phòng trừ tổng hợp dịch hại trên hệ sinh thái nông nghiệp, đề xuất
các biện pháp bảo vệ và phục hồi đa dạng thiên địch Lưỡng cư, Bò sát
Năm 2004, Nguyễn Thị Thanh Hà [7] tiến hành nghiên cứu thành phần
loài Lưỡng cư và mật độ của chúng ở đồng ruộng và khu dân cư của phường
Hà Huy Tập – TP Vinh – Nghệ An.
Năm 2005, Nguyễn Thị Hường tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái quần thể Ngóe Limnonectes limnocharis (Bioe, 1834) trên hệ sinh
thái đồng ruộng Đơng Sơn - Thanh Hóa [9].


12
Năm 2007, Nguyễn Xuân Hương tiến hành nghiên cứu thành phần loài
và đặc điểm sinh học, sinh thái của Lưỡng cư trên đồng ruộng Sầm Sơn Thanh Hóa [8].
Năm 2009, Chu Văn Sơn nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài
Lưỡng cư trên hệ sinh thái đồng ruộng Yên Thành - Nghệ An [21].
Năm 2013,Văn Thị Vân Anh tiến hành nghiên cứu thành phần loài và
đặc điểm sinh học, sinh thái của Lưỡng cư trên đồng ruộng Xuân Lâm –
Thanh Chương - Nghệ An [1]
*Ở khu vực nghiên cứu.
Việc nghiên cứu ếch nhái ở Quế Phong cũng đã được tiến hành ở một số
vùng thuộc KBTTN Pù Huống và KBTTN Pù Hoạt chủ yếu theo hướng đa
dạng thành phần loài. Tuy nhiên nghiên cứu ếch nhái đồng ruộng ở Quế
Phong thì chưa có tác giả nào tiến hành. Chúng tơi tiến hành nghiên cứu các
lồi lưỡng cư trên hệ sinh thái đồng ruộng tại xã Quang Phong – Quế Phong –
Nghệ An nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học, bổ sung hoàn thiên hệ
thống các đối tượng thiên địch và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại.
1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm địa hình và khí hậu Nghệ An

- Vị trí địa lí và địa hình:
Nghệ An có toạ độ địa lý từ 18058' đến 20008' vĩ độ Bắc và 108030'
kinh độ Đơng với diện tích 16.232 km2, chiếm 35 % diện tích vùng Bắc
Trung Bộ. Địa hình phức tạp, phía Đơng giáp với vịnh Bắc Bộ, phía Tây có
dãy Trường Sơn dài 419 km. Đặc điểm đặc trưng nhất là địa hình đồi núi
chiếm ưu thế (chiếm 3/4 tổng diện tích), đồi núi chạy theo hướng Tây Bắc Đơng Nam.
Địa hình có xu hướng thấp dần ra biển. Độ dốc bình qn tồn vùng là
120. Địa hình có độ cao 300 - 900 m gồm đồi đất đỏ bazan ( khu vực Phủ
Quỳ), các dãy núi đá vôi chạy từ Quỳ Hợp, Quỳ Châu đến Con Cuông, Anh
Sơn và các dãy núi thấp về hướng Đơng. Vùng đồng bằng có độ cao dới


13
150m. Bao gồm khu vực Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành và đồng bằng
châu thổ sông Cả.
Nghệ An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa đơng lạnh, mùa hè
nóng. Mặt khác do địa hình Trường Sơn Bắc là dãy núi có khả năng chắn gió
mùa đơng bắc và gió mùa Tây Nam, nên đã gây ra mưa lớn ở sườn đón gió và
hiệu ứng gió nóng, khi gió vợt qua núi làm cho Nghệ An có mưa nhiều về
mùa Đơng và khơ nóng về mùa hè. Địa hình thấp dần ra biển cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho sự thâm nhập ảnh hưởng của khí hậu gió mùa luồn sâu vào
trong đất liền, càng lên vùng núi cao thì nhiệt độ càng hạ thấp.

Hình 1.1: Bản đồ tỉnh Nghệ An


14
1.3.2.Đặc điểm địa hình và khí hậu khu vực Quế Phong

Địa điểm nghiên cứu

Hình 1.2: Bản đồ huyện Quế Phong và khu vực nghiên cứu
Quế Phong là huyện miền núi, biên giới vùng cao ở phía Tây Bắc tỉnh
Nghệ An. Diện tích tự nhiên 189.086 ha; dân số gần 68000 người, trong đó
dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 94% (chủ yếu là dân tộc Thái, trên 83%). Huyện
có 13 xã, 01 thị trấn, trong đó có 04 xã biên giới (Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh
Dịch, Thông Thụ) với hơn 73 km đường biên tiếp giáp với nước bạn Lào.
Vị trí địa lý: Huyện Quế Phong có tổng diện tích tự nhiên 189.086 ha, trong
đó có 38.984,4 ha rừng và đất rừng đặc dụng; 52.300,9 ha rừng và đất rừng
phòng hộ; 81.924,5 ha rừng và đất rừng sản xuất phân bổ trên địa bàn 13 xã
và một thị trấn.
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 19° 27' 42" đến 19° 59' 52"độ vĩ Bắc;
+ Từ 104° 37' 53" đến 105° 11' 17" kinh độ Đông.
- Ranh giới


15
+ Phía Bắc giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và các xã Xuân Lẹ,
Xuân Chinh, Xuân Liên, Vạn Xn thuộc huyện Thường Xn, tỉnh Thanh
Hóa;
+ Phía Đơng giáp xã Châu Bính, Châu Tiến, huyện Quỳ Châu;
+ Phía Nam giáp xã Yên Tĩnh huyện Tương Dương;
+ Phía Tây giáp nước Cơng hịa dân chủ nhân dân Lào và huyện Tương
Dương.
* Địa hình và thảm thực vật: Trên địa bàn huyện có 3 dạng địa hình
chính:
- Địa hình đồi núi cao:
Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao hơn
1.000m, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, hệ thống sông suối khá
dày đặc, điển hình dãy núi cao Trường Sơn từ 1.600 - 1.828m, đỉnh cao nhất

là Pù Hoạt (2.457m), núi Pả Môn (1.197m), núi Canh Cỏ (1.123m), Núi
Mong (1.071m). Địa hình có độ dốc thường trên 30o, dễ gây hiện tượng sạt lở,
trượt đất, là vùng thượng lưu của hai con sông lớn là sông Chu và sông
Hiếu.Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên có ý nghĩa lâm sinh duy trì
độ che phủ, tạo nguồn sinh thuỷ điều hịa khí hậu trong vùng.
- Địa hình đồi núi trung bình và núi thấp:
Bao gồm các dãy đồi núi có độ cao trung bình từ 250 đến 850m; là
vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của
huyện, tập trung ở các xã Quang Phong, Mường Nọc, Quế Sơn, Tiền Phong.
Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên và rừng nguyên liệu gỗ như keo
lai, cao su,...Trên địa hình này cịn diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả
năng khai thác vào sản xuất nông nghiệp như trồng cây ăn quả, làm nương
rẫy, trồng rừng theo mơ hình nơng, lâm kết hợp,....
- Địa hình bằng, thấp:
Gồm những thung lũng nằm dưới chân núi cao hoặc dải đất bằng nằm
dọc hai bên bờ suối, có những nơi diện tích rộng từ 300 đến 400 ha, phân bố


×