Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.84 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài: Quan điểm biện chứng duy vật
về mối quan hệ biện chứng giữa bản
chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc
nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên
cứu, học tập của sinh viên.
Họ và tên : Nguyễn Thúy Quỳnh
Mã số sinh viên: 11215106 (STT: 42)
Lớp tín chỉ: Triết học Mác – Lênin (221)_14
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng

0

0


Hà Nội, tháng 5 năm 2022

Đề tài: Quan điểm biện chứng duy vật
về mối quan
hệ biện chứng giữa
bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của
việc nghiên cứu quan điểm đó trong
nghiên cứu, học tập của sinh viên.

0


0


MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU……………………………………………………………………..3
PHẦN A: Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan
hệ biện chứng giữa bản chất và hiện
tượng……………………………………………………….3
I. Định nghĩa bản chất và hiện
tượng………………………………………3
1. Khái
niệm…………………………………………………………………..3
2. Phân biệt bản chất của cái chung với cái quy
luật………………………....4
II. Mối liên hệ biện chứng giữa bản chất và hiện
tượng………………….5
1. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan
trong mối liên hệ hữu cơ, cái này không thể tồn tại thiếu cái
kia……………………………….5
2. Bản chất và hiện tượng về cơ bản có xu hướng phù hợp với
nhau, thống nhất với nhau, “Bản chất được ánh lên nhờ hiện
tượng”- Hêghen…………..6
3. Sự đối lập của bản chất và hiện
tượng…………………………………….7
III. Ý nghĩa phương pháp
luận…………………………………………….8

0


0


PHẦN B: Vận dụng ý nghĩa của việc nghiên cứu quan
điểm trên trong nghiên cứu, học tập của sinh
viên………………………………………….9
KẾT LUẬN…………………………………………………………………
12

MỞ ĐẦU
Thực tế trong cuộc sống, chúng ta thấy rằng khi xem xét bất
kỳ sự vật, hiện tượng nào xảy ra trong tự nhiên và xã hội đều
có những khía cạnh bên ngồi mà giác quan con người có thể
nhận thức và đánh giá chính xác được. Nhưng bên cạnh đó
cũng có những khía cạnh, những mối liên hệ bên trong bị ẩn
đi đằng sau sự vật mà chỉ có thể dùng nhận thức lý tính hay
cịn gọi là tư duy trừu tượng để phân tích thật kĩ mới có thể
kết luận chính xác được.
Các khía cạnh xuất hiện bên ngồi được gọi là hiện tượng, và
những khía cạnh bên trong được gọi là bản chất. Trên thực tế,
mọi sự vật và mọi q trình ln tồn tại hai khía cạnh này và
chúng luôn vận động và phát triển cùng nhau. Vì vậy, khi xem
xét các sự vật, quá trình trong tự nhiên và xã hội, chúng ta

0

0


cần phân biệt được đâu là bản chất, đâu là hiện tượng để

tránh nhầm lẫn dẫn đến nhìn nhận sai về sự vật và q trình
đó. Q trình từ bản chất đến hiện tượng giúp con người rút ra
những kết luận đúng đắn nhất. Vì vậy muốn nhận thức một
cánh chính xác về đối tượng thì khơng nên dừng lại ở vài hiện
tượng đơn lẻ mà cần phải phân tích, tổng hợp nhiều hiện
tượng một cách chặt chẽ để tìm ra bản chất thực sự của nó.
Và khi đã hiểu được định nghĩa về bản chất và hiện tượng,
chúng ta lại đặt ra một câu hỏi: Nó có ý nghĩa như thế nào khi
vận dụng vào thực tế ? Đó là lí do của đề tài sau: “Quan điểm
biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất
và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó
trong nghiên cứu, học tập của sinh viên”.

PHẦN A: Quan điểm biện chứng duy vật về mối
quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

I. Định nghĩa bản chất và hiện tượng
1. Khái niệm
Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan,
tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động,
phát triển của đối tượng và được thể hiện qua các hiện tượng
tương ứng của đối tượng.
Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, các
mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên ngồi; là mặt
dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện bản chất của đối
tượng.
Ví dụ: a) Bản chất của 1 sinh viên A là chăm chỉ và siêng năng
thì có thể biểu hiện ra bên ngồi những hiện tượng như: luôn

0


0


đi học đầy đủ, luôn chăm chú tiếp thu kiến thức và đóng góp
xây dựng bài giảng cùng giáo viên hay luôn đến thư viện học
tập chăm chỉ nỗ lực.
b) Bản chất của trao đổi khí ở phổi là sự khuếch tán
của oxi từ khơng khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu
vào khơng khí phế nang. Hiện tượng biểu hiện bên ngồi của
trao đổi khí ở phổi là hoạt động hô hấp của con người.
c) Bản chất của gió là sự chuyển động của khơng khí từ
nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Bản chất của gió được biểu
hiện qua những hiện tượng như: sóng trên biển, lá cây đung
đưa theo gió, chúng ta thấy mát khi có luồng gió mát mẻ thổi
qua.
2. Phân biệt bản chất của cái chung với cái quy luật
Bản chất gắn bó chặt chẽ với cái phổ biến (là 1 trong số
những mối liên hệ cơ bản nhất tạo thành cơ sở cho sự thống
nhất về 1 hệ thống chỉnh thể tất cả các cái riêng, là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt, xâu chuỗi tất cả chúng về 1 mối), phản ánh cái
chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và phát triển
của sự vật hiện tượng. Phạm trù bản chất gắn liền với phạm
trù cái chung, nhưng khơng đồng nhất với cái chung. Có cái
chung là bản chất, nhưng có cái chung khơng phải là bản
chất.
Ví dụ như: Nhiều đất nước trên thế giới đều có trung tâm
chính trị, kinh tế như ở Việt Nam đó là thủ đơ Hà Nội hay ở Mỹ
đó là thủ đơ New York hay ở Anh đó là thủ đơ London… Việc
nhiều quốc gia có trung tâm kinh tế, chính trị là điểm chung

của các đất nước nhưng không phải bản chất của nhà nước.
Bản chất của nhà nước là tính xã hội và tính giai cấp. Vậy tính
giai cấp và tính xã hội vừa là điểm chung vừa là bản chất của
các nhà nước hiện nay.

0

0


Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại, hay
cùng một bậc. Bản chất cũng là tính quy luật, bởi nói đến bản
chất là nói đến tổng số các quy luật quyết định sự vận động
và phát triển của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên bản chất và
quy luật không đồng nhất với nhau. Mỗi quy luật thường chỉ
biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất.
Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật. Vì vậy phạm trù bản
chất rộng hơn và phong phú hơn quy luật.
Ví dụ như: Quy luật cung cầu là lý thuyết giải thích sự tương
tác giữa người bán tài nguyên và người mua tài nguyên
đó.Quy luật cung cầu thể hiện 1 mặt bản chất của nền kinh tế
thị trường.
II. Mối liên hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
1. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan
trong mối liên hệ hữu cơ, cái này không thể tồn tại thiếu cái
kia
Theo chủ nghĩa Mác – Lenin thì quan điểm duy tâm khơng
thừa nhận hoặc không hiểu đúng sự tồn tại khách quan của
bản chất và hiện tượng, họ cho rằng, bản chất không tồn tại
thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng do con người bịa

đặt ra, cịn hiện tượng dù có tồn tại nhưng đó chỉ là tổng hợp
những cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan con
người. Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy
thừa nhận sự tồn tại thực sự của bản chất nhưng đó khơng
phải là của bản thân sự vật mà theo họ đó chỉ là những thực
thể tinh thần.
Cịn chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác – Lenin
cho rằng cả hai phạm trù bản chất và hiện tượng đều có thực,
tồn tại khách quan, tự có, tự phát bất kể con người chúng ta
có nhận thức được chúng hay khơng. Lí do là vì bất kì sự vật

0

0


nào cũng đều được tạo nên từ những yếu tố xác định. Các yếu
tố này tham gia vào những mối quan hệ qua lại khách quan,
đan xen chằng chịt và gắn bó với nhau. Trong đó có những
mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định. Những mối liên hệ tất
nhiên này tạo nên bản chất của sự vật. Vậy, bản chất là cái
tồn tại khách quan gắn liền với sự vật. Cịn hiện tượng là biểu
hiện ra bên ngồi của bản chất để con người chúng ta nhận
thức, cũng là cái khách quan và không phải cái do cảm giác
chủ quan của con người có thể quyết định.
Ví dụ như: a) Bản chất của tiền tệ là vật trung gian mơi giới
trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, là phương tiện giúp cho quá
trình trao đổi của co người được thực hiện dễ dàng hơn. Vì
vậy, tiền tệ là phạm trù kinh tế tồn tại khách quan, tiền tệ ra
đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền

kinh tế hàng hóa.
b) Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh
sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước
mưa. Vì thế, cầu vồng là hiện tượng biểu hiện ra bên ngồi
của sự tán sắc nói trên để con người nhận thức và tồn tại
khách quan theo quy luật của tự nhiên.
2. Bản chất và hiện tượng về cơ bản có xu hướng phù hợp với
nhau, thống nhất với nhau “Bản chất được ánh lên nhờ hiện
tượng”- Hêghen
Mọi sự vật đều là một thể thống nhất giữa bản chất và hiện
tượng. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan, giữa chúng
có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, chằng chịt, đan xen nhau,
khơng thể tách rời. Khơng có bản chất nào tồn tại thuần tuý
tách rời hiện tượng, ngược lại khơng có hiện tượng nào lại
khơng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.
“Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất” — V.I.Lenin

0

0


Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng biểu hiện ở những
điểm sau đây:
Thứ nhất, bản chất luôn được bộc lộ ra thơng qua hiện tượng,
cịn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất.
“Bản chất “được ánh lên” nhờ hiện tượng” — G.V.P Hêghen
Thứ hai, bản chất và hiện tượng có xu hướng phù hợp với
nhau. Bất kỳ bản chất nào cũng được biểu hiện thông qua
nhiều hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự

biểu hiện của bản chất ở một mức độ nhất định, hoặc nhiều
hoặc ít. Bản chất nào thì sẽ thể hiện ra qua hiện tượng ấy. Bản
chất khác nhau sẽ bộc lộ ra qua các hiện tượng khác nhau.
Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng sẽ thay đổi theo. Khi bản
chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó sẽ mất đi theo. Và,
nếu có một bản chất mới xuất hiện thì cũng sẽ xuất hiện
những hiện tượng mới phản ánh bản chất mới.
Ví dụ như: Bản chất của một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ
và lạc hậu sẽ được biểu hiện qua những hiện tượng như:
những người nông dân sẽ gieo mạ, cấy lúa, phun thuốc trừ
sâu, nhổ cỏ, gặt lúa, thu hoạch bằng các phương pháp thủ
cơng truyền thống dùng hồn tồn bằng sức lực của những
người nông dân. Những hiện tượng nêu trên sẽ luôn là biểu
hiện của bản chất một nền nồng nghiệp sản xuất nhỏ và lạc
hậu. Và nếu như một khi nền nông nghiệp sản xuất nhỏ và lạc
hậu này thay đổi hoặc mất đi thì những hiện tượng của nó
cũng sẽ thay đổi hoặc mất đi vì bản chất và hiện tượng ln
gắn bó và thống nhất với nhau. Ví dụ như ở đây nền nông
nghiệp sản xuất nhỏ và lạc hậu phát triển lên một nền nông
nghiệp sản xuất lớn và tiên tiến, hiện đại thì những hiện tượng
trên cũng sẽ được thay thế bằng những hiện tượng mới như:
những người nông dân sẽ sử dụng máy gieo mạ, máy cày,
máy cấy, máy gặt lúa… có

0

0


quy mô lớn hiện đại và tối tân để sản xuất nông nghiệp trên

quy mô lớn để tăng năng suất cũng như sản xuất hiệu quả
hơn.
3. Sự đối lập của bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự
thống nhất biện chứng, nghĩa là chúng vừa thống nhất vừa
mâu thuẫn. Nói cách khác, không phải bản chất và hiện tượng
phù hợp nhau hồn tồn mà cịn bao hàm cả sự mâu thuẫn
lẫn nhau.
“Nếu hiện tượng và bản chất của sự vật là nhất trí với nhau
thì tất thảy khoa học sẽ trở nên thừa” — Các Mác
Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện
tượng thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, bản chất là cái ẩn dấu sâu kín ở bên trong hiện thực
khách quan, còn hiện tượng là cái bộc lộ ra bên ngoài của
hiện thực ấy. Chúng thống nhất với nhau ở chỗ bản chất chỉ
có thể bộc lộ ra thông qua hiện tượng và hiện tượng là biểu
hiện của một bản chất nhất định. Về cơ bản chúng phù hợp
với nhau, tuy nhiên, không bao giờ phù hợp hoàn toàn.
Thứ hai, bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu quyết định
sự tồn tại và phát triển của sự vật, cịn hiện tượng chỉ phản
ánh một khía cạnh cá biệt. Vậy nên bản chất khơng biểu hiện
hồn toàn ở một hiện tượng nhất định mà biểu hiện thông qua
nhiều hiện tượng khác nhau. Ngược lại, mỗi hiện tượng chỉ
phản ánh một khía cạnh của bản chất trong một trường hợp
xác định. Nhiều khi hiện tượng phản ánh không đúng hoặc
xuyên tạc bản chất thực sự ban đầu. Thứ ba, bản chất là cái
tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường
xuyên biến đổi. Bởi vì những nội dung mà hiện tượng phản
ánh khơng chỉ được quyết định bởi bản chất mà còn được


0

0


quyết định bởi điều kiện mơi trường bên ngồi nó. Điều kiện
bên ngồi biến đổi thì hiện tượng được bộc lộ ra cũng biến
đổi.
Ví dụ như: Bản chất mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai
cấp công nhân là quan hệ bóc lột. Theo điều kiện hồn cảnh
lịch sử ngày xưa thì bản chất bóc lột được biểu hiện ra là
những người ở giai cấp công nhân luôn phải làm những công
việc chân tay cực khổ dưới thời tiết khắc nghiệt và giai cấp tư
sản chỉ việc ngồi lãnh đạo một cách nhà hạ và thu về nguồn
tiền khổng lồ sống cuộc sống sung sướng. Còn tới hiện nay thì
quan hệ này đã và đang được biểu hiện ra một bình đẳng hơn.
Những người ở giai cấp cơng nhân có quyền lựa chọn làm việc
cho giai cấp tư sản thơng qua việc quyết định có ký hợp đồng
lao động hay không và khi giai cấp công nhân quyết định ký
hợp đồng lao động thì giai cấp tư sản sẽ lo về đời sống vật
chất và tinh thần cho họ. Tuy hiện tượng biểu hiện ra bên
ngồi ln thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh nhưng bản chất
của mối quan hệ này vẫn ln là mối quan hệ bóc lột thông
qua giá trị thặng dư.
Cái không bản chất, cái bề ngồi, cái trên mặt, thường biến
mất, khơng bám "chắc", không "ngồi vững" bằng "bản chất".
— V.I.Lenin
Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng chung quy là do
những gì hiện tượng bộc lộ ra khơng hồn tồn chính xác với
bản chất. Hiện tượng khơng biểu hiện ra bên ngồi dưới dạng

y nguyên như bản chất ban đầu mà đã bị tác động hoặc ít
hoặc nhiều, bị cải biến, bóp méo bởi điều kiện mơi trường, đơi
khi cịn xun tạc nội dung, sự thật của bản chất bên trong. Vì
vậy, muốn nhận thức chính xác bản chất sự vật chúng ta
khơng nên chỉ dừng lại ở một hoặc một số hiện tượng đơn lẻ

0

0


mà phải thơng qua phân tích kĩ càng, tổng hợp đầy đủ các
hiện tượng.
Ví dụ như: Bản chất của một người là xấu xa nhưng khi họ
biểu hiện ra hiện tượng bên ngồi là ln đối xử tốt bụng, hịa
nhã, rộng lượng, vị tha với những người xung quanh. Khi này
hiện tượng được thể hiện ra bên ngồi khơng phản ánh đúng
bản chất và thậm chí đã bóp méo bản chất thật của người
này. Vì thế nên muốn hiểu rõ bản chất của con người này cần
phân tích kĩ càng, tổng hợp đầy đủ các hiện tượng họ biểu
hiện từ nhỏ nhất để có thể đánh giá chính xác đâu là hiện
tượng phản ánh đúng bản chất thật để hiểu rõ được bản chất
thật sự của người này.
III. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, bản chất chỉ thể hiện mình thông qua hiện tượng và
hiện tượng lại thường biểu hiện bản chất dưới hình thức đã bị
cải biến nên trong mọi hoạt động, không thể chỉ nhận biết sự
biểu hiện bên ngoài (hiện tượng), mà cần đi sâu vào bên
trong để tìm hiểu và làm sáng tỏ bản chất thường giấu mình
sau hiện tượng; dựa vào các quy luật khách quan quy định sự

vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên
hệ tất nhiên vốn có của sự vật, hiện tượng, bản chất là địa
bàn thống lĩnh các mâu thuẫn biện chứng và chúng được giải
quyết trong quá trình phát triển dẫn đến sự biến đổi của bản
chất, tạo ra sự chuyển hóa của đối tượng từ dạng này sang
dạng khác nên các phương pháp đã được áp dụng vào hoạt
động cũ trước đây cũng phải thay đổi bằng các phương pháp
khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng.

0

0


PHẦN B: Vận dụng ý nghĩa của việc nghiên cứu quan
điểm trên trong nghiên cứu, học tập của sinh viên
Về vai trò và ý nghĩa, phép biện chứng duy vật nói chung và
cặp phạm trù bản chất – hiện tượng nói riêng đã kế thừa và
phát triển phép biện chứng từ tự phát đến tự giác, tạo ra chức
năng phương pháp luận chung nhất, giúp định hướng việc đề
ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn và là một hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất
đối với khoa học, bởi chỉ có nó mới có thể đem lại phương
pháp giải thích những q trình phát triển diễn ra trong thế
giới, giải thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ
từ lĩnh vực nghiên cứu này sang lĩnh vực nghiên cứu khác.
Cụ thể ở đây, ta sẽ nói về ý nghĩa của mối quan hệ biện
chứng giữa bản chất và hiện tượng trong vấn đề nghiên cứu
và học tập của sinh viên.

Thứ nhất, quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện
chứng của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng giúp sinh
viên chúng ta định hướng nguyên tắc nghiên cứu và học tập:
Muốn nhận thức rõ được bản chất của đối tượng nghiên cứu,
học tập thì cách duy nhất phải tìm hiểu sâu, tổng hợp đầy đủ
các hiện tượng, quá trình thực tế.
Ví dụ: Trong mơn học Quản trị chiến lược, chúng ta học về
cách lên chiến lược cho 1 cơng ty, doanh nghiệp. Trước tiên,
chúng ta phải tìm hiểu về tầm nhìn, khuynh hướng phát triển
cũng như vận hành và mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp. 1
doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phức tạp từ hội đồng quản trị
đến các phòng ban như phòng nhân sự, marketing, R&D, tài
chính- kế tốn… Hay khách hàng trên thị trường cũng có vơ
số nhu cầu muốn thỏa mãn khác nhau về sản phẩm mà
doanh nghiệp cung cấp. Vậy nên muốn xác định được bản
chất của chiến lược cần đưa ra cho doanh nghiệp thì chúng ta

0

0


phải tìm hiểu sâu, tổng hợp đầy đủ các quá trình thực tế của
doanh nghiệp cũng như thị trường để có thể đưa ra phương án
chiến lược cho doanh nghiệp một cách chính xác và đúng đắn
nhất.
Thứ hai, q trình tìm hiểu bản chất của đối tượng nghiên
cứu, học tập sẽ là một q trình tư duy vơ cùng lâu dài, phức
tạp. Đó là q trình sinh viên phải tìm hiểu từ hiện tượng đến
bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc, từ bản

chất sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn,… Khi tổng hợp các
hiện tượng, sinh viên nên đặt đối tượng nghiên cứu vào các
mơi trường, điều kiện hồn cảnh khác nhau, bởi vì mơi trường
bên ngồi làm cho hiện tượng bộc lộ ra bị tác động hoặc ít
hoặc nhiều. Từ đó, sinh viên sẽ nắm được bản chất cấp I, và
như thế chưa phải là hết. Từ bản chất cấp I, sinh viên lại có
thể nghiên cứu, nghiền ngẫm thêm để tổng hợp ra bản chất II,
và từ cấp II đến cấp III, cứ như thế mãi…
Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu và học tập, sinh viên phải
xem xét đối tượng nghiên cứu dưới nhiều hiện tượng khác
nhau và nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế, các
loại nguồn lực là có hạn nên trong một phạm vi hồn cảnh và
thời gian nhất định, sinh viên khó có thể xem xét hết tồn bộ
các hiện tượng có thể xảy ra. Do vậy, sinh viên nên thu hẹp
phạm vi để xem các hiện tượng điển hình trong các hồn cảnh
điển hình. Tuy kết quả của việc xem xét này khơng thể phản
ánh đầy đủ bản chất thực sự của sự vật nhưng nó cũng đã
phản ánh bản chất đến một cấp độ nhất định. Cũng vì lẽ đó,
khi tổng kết nghiên cứu, sinh viên nên đưa ra kết luận của
mình một cách hết sức thận trọng.
Ví dụ: Khi thực hiện một dự án cải thiện mức độ hài lòng của
khách hàng với sản phẩm cũng như dịch vụ của một doanh
nghiệp A, nhóm B cần nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

0

0


ở các độ tuổi và điều kiện sống khác nhau. Tuy nhiên, việc

khảo sát hết tồn bộ nhóm khách hàng đã trải nghiệm sản
phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp A là bất khả thi. Vậy nên,
nhóm B sẽ làm 1 biểu mẫu và xin ý kiến đánh giá từ 1 nhóm
200 khách hàng từ những người hài lịng đến những đối tượng
khơng hài lịng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp A
để thu thập ý kiến. Tuy 200 chỉ là con số nhỏ so với toàn bộ
lượng khách hàng nhưng nó đã phản ánh 1 lượng lớn thơng tin
cần thiết để nhóm B phân tích, tổng hợp để xác định những
điểm thiếu sót và hạn chế ở sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp A để đưa ra phương án cải thiện sản phẩm và dịch vụ
của doanh nghiệp A cũng như phát huy những điểm mạnh đã
và đang làm khách hàng hài lòng.
Cuối cùng, mọi đối tượng đều được tạo thành từ sự thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập, nên mọi đối tượng luôn
không ngừng phát triển. Mà bản chất là phạm trù chỉ tổng thể
các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên
trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng. Nên khi
sự vật phát triển thì bản chất cũng thay đổi để tạo ra sự
chuyển hoá của đối tượng từ dạng này sang dạng khác. Vì thế
các phương pháp đã áp dụng vào hoạt động nghiên cứu cũ
trước đây cũng cần sinh viên đổi mới, sáng tạo bằng các
phương pháp mới, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối
tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
trong học tập và cơng việc.
Ví dụ: Khi học ở cấp THPT, phương pháp học của chúng ta là
học thuộc và làm những bài tập trong khuôn khổ sách giáo
khoa, bài tập do thầy cô giao. Nhưng khi lên bậc Đại học, ta
phải thay đổi phương pháp học cho phù hợp như ln tìm
hiểu, nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan cũng như ứng dụng
bài học vào thực tế để nắm rõ bài học cũng như cách áp dụng


0

0


các bài học trong sách vào công việc và cuộc sống của chúng
ta.
KẾT LUẬN
Phép biện chứng duy vật nói chung, đặc biệt là cặp phạm trù
bản chất - hiện tượng đã định hướng và đề ra các nguyên tắc
tương ứng trong quá trình nhận thức và áp dụng thực tiễn. Và
nó là hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất trong khoa
học, bởi vì chỉ nó mới có thể cung cấp một phương pháp giải
thích cho những gì đang diễn ra trên thế giới, giải thích các
mối quan hệ phổ biến, sự quá độ từ lĩnh vực nghiên cứu này
sang lĩnh vực nghiên cứu khác.
Cùng với sự tích luỹ tri thức, cặp phạm trù bản chất và hiện
tượng vừa thống nhất, vừa đối lập nhau, nằm trong mối liên
hệ phụ thuộc qua lại lẫn nhau đã dẫn nhận thức chúng ta
vươn tới sự phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật, hiện tượng
tương ứng.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đặc
biện là giai đoạn hội nhập quốc tế này, nền kinh tế, xã hội
đang địi hỏi những lao động mới có chất lượng cao hơn, thích
ứng nhanh hơn, nhạy bén với cuộc sống. Là một sinh viên
năm nhất của trường đại học kinh tế Quốc dân, qua việc
nghiên cứu cặp phạm trù bản chất và hiện tượng, bản thân
em đã củng cố, xây dựng thêm cho mình được một nền tảng
thế giới quan vững chắc hơn để giúp em định hướng nguyên

tắc và vận dụng tư duy, chuẩn bị hành trang tương lai để áp
dụng vào trong nghiên cứu và trong cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Tái bản có sửa chữa, bổ
sung), NXB Chính trị Quốc gia.

0

0


0

0



×