Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Giáo trình Vẽ AutoCad - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 31 trang )

`

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP
KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH
MĐ: VẼ AUTOCAD

LƢU HÀNH NỘI BỘ

1


MỤC LỤC
BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ AUTOCAD ................................................................... 4
1. Hƣớng dẫn cài đặt phần mềm autocad .............................................................. 4
2. Giới thiệu về Autocad ....................................................................................... 5
3. Hệ thống truy bắt điểm trong Autocad.............................................................. 6
BÀI 2: HỆ TRỤC TỌA ĐỘ VÀ MỘT SỐ LỆNH CƠ BẢN CỦA AUTOCAD ..... 8
2. Một số lệnh cơ bản của Autocad ....................................................................... 9
BÀI 3: QUẢN LÝ MÀU SẮC, ĐƢỜNG NÉT BẰNG LAYER ........................... 18
1. Khái niệm về layers (lớp): ............................................................................... 18
2. Tạo lớp và hiệu chỉnh lớp: .............................................................................. 18
3. Một số lệnh về Layer:...................................................................................... 20
4. Một số thao tác cần biết về Layers: ................................................................ 20
BÀI 4: HIỆU CHỈNH BẢN VẼ VÀ GHI KÍCH THƢỚC .................................... 21
1. Thiết lập Dimension Style: ............................................................................. 21
2. Các lệnh về Dimesion style ............................................................................. 26
BÀI 5: XUẤT BẢN VẼ VÀ IN ẤN ..................................................................... 27
1. Những lƣu ý trƣớc khi xuất bản vẽ: .............................................................. 27
2. Tạo khung bản vẽ và thiết lập các thông số in ................................................ 27



2


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN
Tên mơn học/mơ đun: VẼ AUTOCAD
Mã mơn học/mơ đun: MĐ16
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Vị trí: Đƣợc bố trí sau khi hồn thành các mơn cơ sở nhƣ Vẽ Kỹ Thuật, Tin
Học Căn Bản
- Tính chất: Thuộc mơ đun chuyên môn nghề tự chọn
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Kiến thức:

Sử dụng thành thạo phần mềm Autocad
- Kỹ năng:

Trình bày bản vẽ Xây dựng bằng phần mềm AutoCad
Xuất bản vẽ ra giấy, file ảnh, file PDF,...
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Rèn luyện tính kiên trì, tập trung nhằm phát triền các kỹ năng về vẽ và sử dụng
máy tính

3


Nội dung của môn học/mô đun:
BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ AUTOCAD
Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này ngƣời học có khả năng:
- Cài đặt đƣợc phần mềm AutoCad 2007 trên máy vi tính
- Hiểu đƣợc chức năng chủ yếu của phần mềm AutoCad
- Tạo mới, lƣu và mở 1 File AutoCad
- Hiểu đƣợc các phím chức năng trong AutoCad
- Nhận thức và hiểu đƣợc tầm quan trọng của vấn đề truy bắt điểm trong
Autocad
Nội dung chính:
1. Hƣớng dẫn cài đặt phần mềm autocad
- Đĩa phần mềm (hoặc file phần mềm)
- Chạy file setup.exe
- Các bƣớc cài đặt
- Crack phần mềm
- Bắt đầu sử dụng
Sinh viên xem hƣớng dẫn trực tiếp trên máy tính, sau đó ghi chép thêm nếu có
những điểm cần lƣu ý
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

4


2. Giới thiệu về Autocad
2.1. Chức năng của phần mềm AutoCad:
Chức năng của Phần mềm AutoCad là vẽ và xuất bản vẽ ra giấy, file ảnh,
file PDF
- Giới thiệu
- Giao diện
- Làm quen với thanh Cơng cụ
- Dịng Command
2.2. Lưu, mở và tạo 1 file mới
- Cách tạo một file mới: Nhấn Ctrl + N→Chọn File acadiso→Open
- Cách lƣu 1 file đang thực hành: Nhấn Ctrl+S→Chọn đường dẫn
nơi lưu File→Đặt tên File→Save
- Cách mở 1 file đã có sẵn: Nhấn Ctrl + O→Duyệt đường dẫn đến
File cần mở→ Chọn và Open
* Ví dụ:
- Thực hiện mở 1 File Autocad mới, lƣu tên file tại Ổ đĩa D với tên là
“Bài Tập 1”. Sau đó tắt phần mềm Autocad. Mở lại file “Bài Tập 1”
vừa lƣu
2.3. Giới thiệu các phím chức năng trong AutoCad
Phím chức
năng

Tên tiếng Anh

F1


Help

F2

History

F3

Osnap On/Off

F4
F5

Iso Plane

F6
F7

Dynamic UCS
Grid On/Off

F8

Ortho On/Off

F9

Snap On/Off


F10

Polar On/Off

Tác dụng
Giúp đỡ của Autocad,
bao gồm tất cả các vấn
đề về Autocad
Ghi chép lại tất cả các
thao tác của bản vẽ kể
từ khi mở File

Ghi chú
Toàn tiếng Anh

Thƣờng mở chế độ
Bật/Tắt truy bắt điểm này. Bật tắt bằng
trong Autocad
cách nhấn lần lƣợt
phím F3
Ít sử dụng
Sử dụng khi vẽ
Chuyển hệ trục tọa độ
Isometric
Bật tắt tọa độ con chạy
Bật tắt lƣới
Bật tắt định vị con
Thƣờng mở chế độ
trỏ cố định theo 4
này trong quá trình

hƣớng
vẽ
Vẽ theo bƣớc nhảy con Thƣờng tắt chế độ này
trỏ
khi vẽ
Thƣờng dùng bên
Autocad 3d

5


3. Hệ thống truy bắt điểm trong Autocad
- Vấn đề truy bắt điểm là vấn đề đặc biệt quan trọng trong Autocad. Địi hỏi
phải bắt điểm tuyệt đối chính xác để các đƣờng nét đƣợc vẽ liên tục, tránh đứt
quãng.
- Một số các truy bắt điểm thƣờng gặp trong AutoCad
 Mở giao diện truy bắt điểm Osnap Setting:
Chuột phải vào Osnap→Chọn Settings

Hình 1: Cài đặt truy bắt điểm
Kinh nghiệm cho thấy chỉ để chế độ mở cho các bắt điểm sau: Endpoint,
MidPoint, Center Point, Quadrant, Intersection, Perpendicular.

6


 Giải thích ý nghĩa:
Tên Tiếng Anh
Endpoint
Quadrant

Perpendicular
Midpoint

Ý nghĩa

Bắt điểm đầu và điểm cuối của đƣờng
thẳng, cung tròn,…
Bắt 4 điểm đặc biệt của đƣờng trịn
Bắt vng góc với đƣờng thẳng
Bắt trung điểm của đƣờng thẳng, cung
tròn
Bắt điểm giao nhau của 2 đối tƣợng
Bắt tiếp tuyến của đƣờng tròn
Bắt tâm đƣờng tròn, cung tròn
Bắt điểm nối dài của đƣờng thẳng
Bắt điểm gần nhất của đối tƣợng
Bắt điểm
Bắt điểm song song

Intersection
Tangent
Center
Extension
Nearest
Node
Parallel
 Một số điểm cần lưu ý:
- Trong q trình vẽ, thơng thƣờng F3 (Osnap), F8 (Ortho) là để chế độ “ON”;
F9, F10 là phải để chế độ “OFF” (muốn thực hiện ON hay OFF thì lần lƣợt nhấn
phím đó đến khi nào đạt chế độ On/Off nhƣ yêu cầu). Trong 1 số thao tác sẽ tắt F3

(để tránh bắt điểm sai hay không cần bắt điểm) và tắt F8 (thƣờng là trong trƣờng
hợp copy hoặc move)
- Trong lúc truy bắt điểm, có thể dùng menu nhanh để bắt điểm bằng cách ấn
Shift+ Chuột phải để mở menu nhanh.

Hình 2: Menu nhanh Shift + chuột phải
7


BÀI 2: HỆ TRỤC TỌA ĐỘ VÀ MỘT SỐ LỆNH CƠ BẢN CỦA AUTOCAD
Mục tiêu:
- Hiểu rõ về khái niệm hệ trục tọa độ tƣơng đối và tuyệt đối của phần mềm
Autocad
- Biết cách sử dụng các lệnh trong Autocad
- Rèn luyện cẩn thận, tỉ mỉ
Nội dung chính:
1. Hệ trục toạn độ của Autocad
1.1. Hệ tọa độ tuyệt đối:
Để đơn giản, chúng ta hiểu hệ tọa độ tuyệt đối là hệ tọa độ khi vẽ bất cứ
điểm nào thì cũng tính từ điểm chuẩn là Gốc tọa độ O (0,0). Có nghĩa là tất cả các
điểm đều có chung một gốc tọa độ
1.2. Hệ tọa độ tƣơng đối
Là hệ trục khi vẽ sẽ khơng tính từ điểm Gốc tọa độ O (0,0) mà tính từ điểm
chúng ta vừa vẽ trƣớc đó.
Điểm khác nhau giữa 2 cách nhập của 2 hệ tọa độ này là hệ tọa độ tƣơng đối
có thêm dấu “@” trƣớc khi nhập tọa độ
Tuy nhiên đối với Autocad 2007, tọa độ của điểm nhập đầu tiên sẽ tính từ
gốc tọa độ O(0,0), các điểm vẽ tiếp theo Cad mặc định là chúng ta nhập theo tọa
độ tƣơng đối, nghĩa là lấy gốc tọa độ là điểm trƣớc đó.


Để làm rõ vấn đề, ta xem hình trên:
Hệ trục tọa độ Oxy là hệ Tọa độ tuyệt đối
Hệ tọa độ O’x’y’ là hệ tọa độ tƣơng đối
Để vẽ đƣờng thẳng AB có tọa độ A (1,2) và B(4,4) ta làm nhƣ sau:
Nhấn L→Enter→Nhấn “1,2” { nhập A}→Enter→Nhấn “3,2” {hặc
“@3,2” đều được, để nhập B}→ Enter
Điều này chứng tỏ, không có sự khác nhau giữa nhập tọa độ có “@”
và khơng có “@” trong AutoCad 2007 kể từ điểm thứ 2 trở đi
Ghi chú bài học:
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
8


2. Một số lệnh cơ bản của Autocad
2.1. Một số lƣu ý trƣớc khi vẽ:
- Phím Spacebar (phím dài) có tác dụng nhƣ phím Enter nên tốt nhất ta hãy sử
dụng phím Space bar thay cho phím Enter. Và từ đây, trong tài liệu sẽ dùng từ
“Enter” chung cho cả 2 phím nói trên
- Cần phân biệt rõ khi nào Click chuột, khi nào Enter:
 Click chuột: Khi nghe các từ bắt điểm, chọn đối tƣợng, chọn điểm tựa,
quét, click…
 Enter: Khi nhập lệnh, nhập con số, kết thúc lệnh,…
- Con chuột giữa có tác dụng: Zoom vào (nếu lăn tới trƣớc); Zoom ra (nếu lăn
về sau); Pan (di chuyển vùng nhìn) khi Click + giữ chuột
- Để thấy tồn bộ vùng vẽ: Nhấn Z enter→A enter
- Trong quá trình vẽ, nếu có thao tác sai, ấn Ctrl + Z sẽ quay ngƣợc lại thao
tác trƣớc đó (lệnh Undo)

- Trong q trình vẽ, nên thƣờng xun dùng phím tắt Ctrl + S để lƣu nhanh
công tác đang làm tránh các rủi ro nhƣ cúp điện hay tắt nhầm
- Con chuột đang trong trạng thái rãnh, nếu ấn Enter, Autocad sẽ hiểu lại là
lệnh vừa thực hiện trƣớc đó
- Hƣớng dẫn dƣới đây chủ yếu dùng phím tắt để tạo tiền đề cho các bạn có thể
vẽ nhanh sau này, tránh sử dụng lệnh trực tiếp trên thanh công cụ sẽ làm tốn thời
gian và choáng chỗ
- Thao tác đúng khi vẽ: Bàn tay trái dùng để gõ lệnh, tay phải dùng để cầm
chuột, không nên dùng bàn tay phải để gõ lệnh (hoặc chỉ dùng để gõ số bên bàn
phím số). Tránh trƣờng hợp dùng tay phải để gõ phím Enter (thay bằng bàn tay trái
gõ phím Spacebar) hay nhấn phím Delete (dùng tay trái nhấn E→Enter)
- Khi mở 1 bản vẽ mới, hãy mở Options lên và chuyển sang đơn vị thƣờng
dùng Milimet
- Nhấn Op→Enter

9


Hình 3: Chỉnh sửa đơn vị bản vẽ
Ngồi ra, ở mục Options này còn rất nhiều tùy chọn khác để thiết lập cho
Cad nhƣ: màu sắc của Model và Layout; độ lớn con trõ,… các bạn có thể tự
tìm hiểu thêm
* Ví dụ: Thực hiện vẽ 1 đoạn thẳng dài 20 m. Thực hiện các lệnh zoom, pan
để di chuyển và thấy đƣợc toàn bộ đƣờng thẳng
2.2. Các lệnh vẽ cơ bản và cách sử dụng:
2.2.1 Lệnh vẽ đường thẳng: L
Đây là lệnh sử dụng phổ biến nhất trong AutoCad, dùng để vẽ đƣờng
thẳng
a. Vẽ đường thẳng nối 2 điểm:
Ấn L→Enter→Click bắt điểm 1→ click bắt điểm 2→Enter kết thúc lệnh

b. Vẽ đường thẳng với chiều dài nhất định
Ấn L→Enter→Click bắt điểm đầu→ Đưa chuột về hướng muốn phát triển
đường thẳng→ Nhập con số kích thước→Enter→Enter kết thúc lệnh
c. Vẽ đường thẳng hợp với phương ngang 1 góc nhất định:
Ví dụ: Vẽ đường thẳng hợp với phương ngang 1 góc 300 và có chiều dài
200mm
Nhập L enter=> Chọn điểm bất kỳ=>Nhập:”@200<30” Enter kết thúc lệnh
 Kỹ năng: Khi click bắt điểm đầu, con chuột đƣa về hƣớng nào thì
khi nhập chiều dài, đƣờng thẳng sẽ phát triển về hƣớng đó. Trong các bản vẽ,
thông thƣờng các đƣờng thẳng đều nằm ngang hoặc thẳng đứng, dó đó chế độ F8
là cần thiết để ON.
 Ví dụ: Làm theo các bài tập Giáo viên chỉ định ở trang 16-17
2.2.2 Lệnh xóa đối tượng: E
Chọn đối tượng cần xóa→ấn E → Enter
 Kỹ năng: Để tránh thói quen khơng hay, chúng ta khơng nên dùng
phím Delete trên bàn phím để xóa đối tƣợng
2.2.3 Lệnh vẽ đường trịn: C
a. Vẽ bằng bán kính:
Ấn C→Enter→Click 1 điểm để làm tâm→ Nhập bán kính→Enter kết thúc
lệnh
b.Vẽ bằng đường kính:
Ấn C→Enter→Click 1 điểm để làm tâm→Ấn D→Enter→ Nhập đường
kính→Enter kết thúc lệnh
 Kỹ năng: Vẽ đƣờng trịn có nhiều rất nhiều trƣờng hợp, để tham
khảo thêm, từ thanh Menu chính chọn Draw + Circle→ chọn trƣờng hợp cần vẽ
(tan tan tan; tan tan radius,…)
2.2.4 Lệnh Copy : CO (hoặc CP)
Tạo thêm một đối tƣợng từ đối tƣợng gốc
Chọn đối tượng cần copy →Enter→Ấn CO→Ấn Enter→Click chọn điểm
tựa→ Click thả điểm tựa vào điểm cần Copy đến→Enter kết thúc lệnh

 Kỹ năng:
10


- Điểm tựa thông thƣờng là các điểm trong truy bắt điểm
- Nếu copy đối tƣợng cách đối tƣợng cần Copy 1 khoảng cách nào đó thì
sau khi chọn điểm tựa (điểm tựa này chọn bất kỳ)→ đưa chuột sang hướng cần
Copy→nhập khoảng cách cần copy→Enter→ Enter kết thúc lệnh
2.2.5 Lệnh di chuyển (Move): M
Di chuyển một đối tƣợng đến vị trí khác
Tƣơng tự lệnh Copy, chỉ có khác ở chỗ. Sau khi thực hiện lệnh, đối tƣợng
copy vẫn còn. Cịn lệnh Move, đối tƣợng đã Move sẽ mất
- Ví dụ: Vẽ đƣờng tròn tâm (O, 500) và vẽ đƣờng thẳng dài 1m. Hãy di
chuyển sao cho tâm đƣờng tròn trùng với trung điểm của đoạn thẳng vừa vẽ
2.2.6 Lệnh Viết chữ (Text): T
Dùng để viết chữ trong AutoCad
Ấn T→Enter→Dùng chuột quét 1 hình chữ nhật(Click 2 điểm chéo
nhau)→Chỉnh chiều cao, Font chữ→ Nhập chữ→ Click OK kết thúc lệnh
 Kỹ năng:
- Có thể Click ra ngồi giao diện của lệnh Text để kết thúc lệnh
- Để chỉnh sửa 1 Text, Double click vào Text và chỉnh sửa (hoặc dùng lệnh
ED enter)
- Khi ta nhấn %%C sẽ ra ký hiệu Ø, nếu ta nhấn %%D ta sẽ đƣợc ký hiệu °
(ký hiệu độ)
+ Ví dụ: Hãy viết chữ “ KHƠNG LÀM VIỆC RIÊNG TRONG GIỜ
HỌC” với chiều cao chữ 125, Font Times New Roman
+ Ví dụ: Hãy copy dịng chữ trên và sửa thành dòng chữ: “ ĐI HỌC
ĐÚNG GIỜ”
2.2.7 Lệnh Quay một đối tượng: RO
Khi một đối tƣợng có chiều quay không đúng với nhu cầu, ta sẽ dùng lệnh

RO để quay lại cho đúng
Ấn RO→Enter→Chọn đối tượng cần quay→Enter→Click chọn tâm
quay→Nhập góc cần quay→Enter kết thúc lệnh
 Kỹ năng: Nếu cần quay các đối tƣợng có góc đặc biệt là 90, 180,
270 hãy để F8 chế độ ON, ta sẽ dùng chuột để đƣa đối tƣợng theo chiều cần quay
rồi Enter để kết thúc lệnh
2.2.8 Lệnh đối xứng: MI
Khi cần tạo thêm một đối tƣợng đối xứng với đối tƣợng đã có qua 1
trục ta dùng lệnh MI. Để dùng đƣợc lệnh này, cần phải biết đƣợc đối tƣợng cần lấy
đối xứng và xác định đƣợc trục đối xứng
Nhập MI→Enter→Chọn đối tượng cần đối xứng→Enter→Định nghĩa trục
đối xứng bằng cách click 2 điểm→Ấn Enter kết thúc lệnh
 Kỹ năng: Trƣớc khi ấn Enter để kết thúc lệnh, AutoCad có hỏi là
bạn có giữ lại đối tƣợng đã chọn đối xứng hay không, nếu bạn ấn “Y+ Enter”, đối
tƣợng sẽ mất, nếu chỉ ấn Enter, đối tƣợng sẽ đƣợc giữ lại
2.2.9 Lệnh Offset:O
Dùng để tạo thêm 1 đối tƣợng cách đối tƣợng đã có một khoảng cách nào đó
11


Ấn O→Enter→ Nhập khoảng cách cần Offset Enter→Chọn đối tượng cần
Offset→Click về hướng cần Offset kết thúc lệnh
2.2.10 Lệnh cắt bớt đối tượng (Trim):Tr
Dùng để cắt xén một đối tƣợng dƣ thừa
Ấn Tr→Enter→Enter→Click chọn đối tượng dư thừa (có thể chọn nhiều đối
tượng)
 Kỹ năng: Để dùng được lệnh này, cần thiết phải có ít nhất là 2 đối
tượng giao nhau để CAD mới có thể hiểu là đối tượng dư thừa tính từ điểm Click
để xóa đến điểm giao nhau
2.2.11 Lệnh kéo giãn, kéo dài:

a. Lệnh Stretch: S
Để kéo giãn thêm hoặc bớt chiều dài của một đối tƣợng hay một nhóm đối
tƣợng. Thƣờng sử dụng khi một hay một nhóm đối tƣợng đã vẽ bị thiếu hoặc thừa
kích thƣớc
Ấn S→Enter→Quét chọn 1 hoặc 1 số đối tượng cần kéo dãn → Enter →
Click chọn điểm tựa→Đưa chuột về hướng muốn kéo dãn (hoặc thu ngắn) nhập
kích thước cần kéo dãn→ Enter kết thúc lệnh
 Kỹ năng:
- Khi quét chọn 1 hoặc 1 số đối tƣợng, chúng ta phải quét theo hƣớng từ
dưới lên trên, từ phải qua trái tạo thành 1 khung chữ nhật và phải có 1 cạnh cắt
ngang đoạn cần kéo giãn thì lệnh mới sử dụng được
- Khi đã click chọn điểm tựa thì trƣớc khi nhập kích thƣớc, con chuột đƣa
về hƣớng nào thì lệnh sẽ phát triển về hƣớc đó
b. Lệnh Extend: Ex
Sử dụng để làm dài thêm đối tƣợng
Ấn Ex→ Enter→Enter→Click vào đối tượng cần kéo giãn
 Kỹ năng: Chỉ sử dụng được đối với đối tượng là Line, Circle, Arc
và phải có mốc giới hạn ở phía trước của đối tượng cần kéo giãn
2.2.12 Lệnh tạo nhiều đối tượng từ 1 đối tượng (Explode= Nổ): X
Muốn phá 1 đối tƣợng để sử dụng một số đối tƣợng nhỏ của đối tƣợng đã
phá, ta dùng lệnh X
Ấn X→Chọn đối tượng cần phá→Enter kết thúc lệnh
2.2.13 Lệnh phóng to, thu nhỏ đối tượng: Scale
Muốn phóng to hay thu nhỏ một đối tƣợng ta dùng lệnh Scale
Nhập Sc→Enter→Chọn đối tượng cần scale→Click chọn điểm tựa→nhập
con số cần scale (ví dụ: nhập 2 nghĩa là phóng to lên 2 lần; nhập 0.25 nghĩa là
thu nhỏ 4 lần)
2.2.14 Lệnh bo tròn 2 đối tượng giao nhau Fillet: F
Dùng 1 cung tròn để bo 2 đối tƣợng giao nhau
Nhập F→Enter→Ấn R →Ấn Enter→Nhập con số bán kính→ Enter→ Click

lần lượt 2 đầu đối tượng cần bo tròn kết thúc lệnh
 Kỹ năng:
12


- Một số trƣờng hợp không thể bo đƣợc là do bán kính nhập quá lớn so với
chiều dài của 2 đối tƣợng
- Có thể nhập bán kính bằng 0
2.2.15 Lệnh sao chép thuộc tính (Match Properties): MA
Đây là một trong những lệnh khá hay của AutoCAD, giúp sao chép tồn bộ
thuộc tính của đối tƣợng này sang đối tƣợng khác 1 cách nhanh chóng, các thuộc
tính bao gồm: màu sắc, loại đƣờng nét, chiều dày, layer (lớp),...
Nhập MA→ Enter → chọn đối tượng đã có thuộc tính → Chọn đối tượng
cần trao thuộc tính→ Enter kết thúc lệnh
 Kỹ năng: Thay vì ấn MA để thực hiện lệnh, có 1 cách khác nhanh
hơn nữa là chúng ta ấn Alt+M+M cũng sẽ truy xuất được lệnh
2.2.16 Lệnh tô vật liệu: HATCH
Đây là lệnh dùng để tô một số đối tƣợng bị cắt, tô vật liệu
Điều kiện để sử dụng đƣợc lệnh này là các đối tƣợng mặt vật liệu cần tơ phải
khép kín, nhập lệnh:
Ấn H→Enter→Xuất hiện bảng Hatch and Gradient {như hình bên
dưới}
1: Chọn tiết diện cần tơ vật liệu: Click vào Add Pick points, sau đó click
vào bề mặt tiết diện cần tô vật liệu
2: Chọn loại tiết diện cần tô: bê tông, cát, đá 1x2, đá 4x6,….
3: Góc quay cho vật liệu
4: Tỷ lệ lớn nhỏ của vật liệu
5: Khi thiết lập xong, trƣớc khi nhấn Ok ta nhấn Nút Preview để xe thử

2.2.17


13


STT

BẢNG TỔNG HỢP CÁC LỆNH
Hình ảnh nhận biết
Lệnh/Chức năng
Phím tắt
lệnh

1

Lệnh vẽ đƣờng thẳng

L

2

Lệnh xóa đối thƣợng

E

3

Lệnh vẽ đƣờng trịn

C


4
5

Lệnh sao chép đối
tƣợng
Lệnh di chuyển đối
tƣợng

Co, Cp
M

6

Lệnh viết chữ

T

7
8
9
10

Lệnh quay đối tƣợng
Lệnh đối xứng
Lệnh offset
Lệnh cắt bớt đối tƣợng
Lệnh kéo giãn đối
tƣợng
Lệnh nối dài đối tƣợng
Lệnh nổ đối tƣơng

Lệnh phóng to, thu
nhỏ đối tƣợng
Lệnh bo trịn 2 đối
tƣợng
Lệnh sao chép thuộc
tính

Ro
Mi
O
Tr

11
12
13
14
15
16
17

Lệnh tô vật liệu

S
Ex
X
Sc
F
Ma
H


14


15


16


17


BÀI 3: QUẢN LÝ MÀU SẮC, ĐƢỜNG NÉT BẰNG LAYER
Mục tiêu:
- Hiểu rõ về layer là gì
- Tạo mới, xóa, đổi tên, chỉnh đƣờng nét, màu sắc của 1 layer
- Thao tác đƣợc các lệnh về layer
Nội dung chính:
1. Khái niệm về layers (lớp):
- Trong một bản vẽ, thƣờng thì bao gồm rất nhiều thành phần, ví dụ, trong bản
vẽ kết cấu xây dựng, ta thƣờng có các đối tƣợng (nét vẽ): Bê tơng, Sắt chủ, sắt đai,
các đƣờng kích thƣớc, các chữ viết để giải thích, nét đậm, nhạt, nét đứt, đƣờng tâm
... Mỗi thành phần lại giữ vai trò và tác động để thể hiện bản vẽ là khác nhau. Do
đó để rõ ràng trong việc thể hiện bản vẽ và dễ dàng trong in ấn, ta phải nhờ đến
một khái niệm nữa là “Layer”
- Layer có nghĩa là “lớp”, mà trong đó có thể chỉnh đƣợc màu sắc, loại đƣờng
nét, đậm lợt, in hay không in tất cả các thành phần thuộc layer đó.
Ví dụ, chúng ta tạo 1 layer có tên là “Sắt chủ” và để tất cả các đối tƣợng là sắt
chủ vào Layer này. Sau này có muốn đổi màu, hiệu chỉnh đƣờng nét thì ta chỉ cần
chỉnh trong layer “Sắt chủ”, tất cả các đối tƣợng trong layer đó sẽ thay đổi theo

2. Tạo lớp và hiệu chỉnh lớp:
Tất cả các bản vẽ cần phải đƣợc vẽ theo các lớp để dễ quản lý sau này, dƣờng nhƣ
đó là điều bắt buộc.
Để truy cập vào Layer: Ấn LA→ Enter

Hình 4 : Mở bảng Layer
Giải thích ý nghĩa
Status
: trạng thái hiện thời của layer : có phải là layer đang hiện hữu hay
khơng (nếu là layer hiện hữu sẽ có dấu Stick màu xanh)
Name
: Tên của layer
On
: Mở hay đóng layer (nếu ở chế độ off/bóng đèn tối, ta sẽ khơng nhìn
thấy tồn bộ các thành phần của layer trong bản vẽ
Freeze
: Chế độ đóng băng (thƣờng dùng trong các Viewport)
Lock
: chế độ khóa hay khơng, nếu ở chế độ khóa chúng ta sẽ khơng thể
chỉnh sửa đƣợc, kể cả việc xóa
Linetype
: Kiểu đƣờng nét
18


Lineweight : Bề rộng đƣờng nét (Đậm ,nhạt)
Plot
: Hình cái máy in, nếu ở chế độ có gạch chéo, tất cả các đối tƣợng
nào thuộc layer này sẽ không đƣợc in
Trên giao diện, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy thanh công cụ layer (nếu không

thấy là do chƣa bật, cách bật : Chuột phải bất kỳ lên thanh cơng cụ, chọn Layers
sao cho có dấu tích đen ở đầu)

Hình 5 : Mở thanh cơng cụ Layer
Thanh cơng cụ layer bao gồm :
Filter applied : Tại đó thể hiện layer đang hiện hữu (thƣờng là layer 0 – layer mặc
định của AutoCad)
Layer hiện hữu là layer đƣợc nhìn thấy tên trong Filter applied, khi đó, các thao
tác vẽ thêm trong bản vẽ sẽ thuộc về layer này.
Để chọn một đối tƣợng vào layer khác : Chọn đối tượng→click Filter applied chọn
layer cần thay thế
Ngoài ra ta cần phải chú ý đến thanh công cụ Properties. Nếu đã sử dụng Layer
cho các đối tƣợng vẽ thì các mục của Properties phải là « By Layer »

Hình 6 : Mở thanh cơng cụ Properties
Color Control : Có thể thay đổi màu cục bộ cho một số đối tƣợng đặc biệt, nếu ở
chế độ By Layer, đối tƣợng tuân theo thuộc tính trong layer.
Control và Lineweight Control : tƣơng tự Color Control
Tạo layer mới và xóa layer
+ Để tạo layer mới, trong giao diện của Layer→Ấn Alt+N
Khi tạo layer mới, Cad sẽ yêu cầu đặt tên, nếu không đặt tên sẽ lấy tên
mặc định của Cad là New layer
19


+ Để xóa layer, chọn layer cần xóa, nhấn Phím Delete
3. Một số lệnh về Layer:
Trong một số trƣờng hợp, ta cần tắt bớt đi một số layer để dễ thao tác tránh nhầm
lẫn nên ta cần biết một số lệnh sau:
3.1 Layon: Dùng để hiện tất cả các layer

Ấn layon→Enter
3.2 Layoff: Chọn layer nào, tắt layer đó
Ấn Layoff→chọn các layer muốn tắt→Enter
Khi bạn chọn các layer cần tắt, nếu có xuất hiện 1 tùy chọn để hỏi Yes/No, có
nghĩa là bạn đang chọn tắt layer hiện hữu, nếu muốn tắt luôn layer hiện hữu, chọn
Yes
3.3 Layiso: Chọn layer nào, giữ layer đó, các layer khơng đƣợc chọn sẽ tắt
Ấn Layiso→Chọn các Layer cần để lại→Enter sẽ tắt các layer không được
chọn
 Lưu ý:
Chỉ sử dụng đƣợc các lệnh về layer này khi Autocad đƣợc cài Express Tools
4. Một số thao tác cần biết về Layers:
- Layer 0 là layer mặc định của Autocad, chúng ta không thể đổi tên hay xóa đi
- Ở bảng Layer, nếu chúng ta nhấp đơi và layer nào đó, lay đó sẽ là layer hiện hữu
(có dấu stick xanh ở đầu; layer hiện hữu là layer mà khi vẽ, tất cả các đối tƣợng vẽ
sẽ nằm trong layer đó)
- Muốn đổi tên Layer nào đó, chọn Layer đó và nhấn phím F2
- Muốn thay đổi màu sắc hoặc đƣờng nét của 1 layer, click thẳng vào mục màu sắc
hay đƣờng nét của Layer đó
- Muốn xóa 1 layer, trong bảng Layer hãy chọn layer đó và nhất Delete (chỉ xóa
đƣợc khi layer đó khơng chứa đối tƣợng, không phải là layer 0, không phair là
layer hiện hữu)

20


BÀI 4: HIỆU CHỈNH BẢN VẼ VÀ GHI KÍCH THƢỚC
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
- Bố trí, sắp xếp để hồn chỉnh một bản vẽ
- Ghi kích thƣớc bản vẽ

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ
Nội dung chính:
1. Thiết lập Dimension Style:
- Việc đầu tiên trong việc ghi kích thƣớc là phải xác định đƣợc đƣợc kích thƣớc
của chữ viết (text high) cho phù hợp với độ lớn của bản vẽ và lấy text high này làm
chuẩn (nghĩa là Text này sẽ đƣợc nhìn thấy rõ và có độ lớn vừa phải đối với bản
vẽ). Các chỉnh sửa trong ghi kích thƣớc sẽ theo độ lớn của text high đó.
- Yêu cầu đối với 1 bản vẽ là các con số kích thƣớc phải có Text High bằng nhau,
điều này bắt buộc và các bản vẽ phải tuân theo. Do đó, nếu trong cùng 1 bản vẽ mà
các đối tƣợng có tỷ lệ khác nhau thì ta phải tạo các Dimensions Styles khác nhau
để dùng cho từng loại tỷ lệ
- Trƣớc tiên ta cần biết 1 số định nghĩa đối với một đƣờng kích thƣớc trong
AutoCad

Hình 7 : Một kích thước tiêu biểu
: Khoảng cách từ chân đƣờng kích thƣớc đến vật

a : Offset From Origin
cần kéo kích thƣớc
b : Extend beyond dim lines
: Đƣờng kéo dài của đƣờng dóng so với đƣờng
kích thƣớc
c : Offset From dim line
: Khoảng cách từ con số kích thƣớc đến đƣờng
kích thƣớc
Các bƣớc thực hiện nhƣ sau :
Nhập D Enter→Bảng Dimension Styles Manager hiện ra

21



Hình 8 : Tạo một Dimension mới
Chọn New→đặt tên cho Dimension mới ở mục New Style Name→Continue
1.1 Chỉnh sửa ở Tab Lines :

Hình 9 : Chỉnh sửa ở Tab Lines
Chỉ chỉnh sửa :
Extend beyond dim lines (khoảng cách b của hình 7)
Nghĩa là nếu chiều cao Text là 1000 thì b=250
Offset From Origin (khoảng cách a của hình 7)
text. Nghĩa là nếu chiều cao Text là 1000 thì a=250

: bằng ¼ chiều cao text.
: cũng bằng ¼ chiều cao
22


Các mục khác để ở chế độ mặc định
1.2 Chỉnh sửa ở Tab Symbols and Arrows:

Hình 10 : Chỉnh sửa Tab Symbol and Arrow
Chỉnh Arrow size bằng khoản 0.75 chiều cao Text high, các mục khác để ở chế độ
mặc định .
Ngồi ra chúng ta có thể chỉnh sửa dấu mũi tên theo ý chúng ta ở mục Arrowheads

23


1.3 Chỉnh sửa ở Tab Text


Hình 11 : Chỉnh sửa Tab Text
1: Text Style :Chỉnh sửa Font chữ của con số kích thƣớc
2 : Text high : Chỉnh bằng với chiều cao text chuẩn của bản vẽ
3 : Vertical : Chỉnh con số kích thƣớc nằm trên đƣờng kích thƣớc, hãy chuyển từ
Centered sang Above
4 : Offset From dim line : Chính là khoảng cách c của hình 7,bằng ¼ chiều cao
text. Nghĩa là nếu chiều cao Text là 1000 thì b=250
5 : Aligned with dimension line : Chỉnh cho con số kích thƣớc ln nằm dọc theo
đƣờng kích thƣớc

24


1.4 Chỉnh sửa ở Tab Primary Units

Hình 12 : Chỉnh sửa Tab Primary Units
- 1 : Precision :Làm tròn số, hãy chuyển từ mặc định về số 0 (tức là
không để con số thập phân nào)
- 2 : Scale Factor : Chú ý đến mục này, sẽ làm toàn bộ kích thƣớc tăng
hoặc giảm theo tỷ lệ này. Đƣợc sử dụng để Dim kích thƣớc cho vật thể đƣợc Scale
lên hay xuống cho hợp với bản vẽ.
Ví dụ : Cần thể hiện chi tiết tiết diện Cột 200x200, tuy nhiên nếu để kích thƣớc
200x200 nhƣ thực tế thì q nhỏ so với bản vẽ, khi in ta sẽ không thấy rõ, do đó ta
Scale tiết diện Cột lên 2 lần. Lúc này nếu dùng 1 Dimension style nhƣ bình thƣờng
thì ta sẽ đƣợc cột tiết diện 400x400. Để cho chúng trở về 200x200, ta tạo 1
Dimension Style khác và chỉnh mục Scale Factor này là 0.5, khi đó kích thƣớc cột
sẽ trở lại đúng là 200x200

25



×