Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phát triển nuôi tôm theo mô hình hợp tác xã liên kết theo chuỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.72 KB, 16 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

PHÁT TRIỂN NUÔI TƠM THEO MƠ HÌNH HỢP TÁC XÃ LIÊN KẾT
THEO CHUỖI
Đồn Văn Bảy1*, Phan Thanh Lâm1, Nguyễn Văn Phụng1, Đinh Trang Điểm1,
Đinh Xn Lập2, Nguyễn Thế Diễn2

TĨM TẮT
Hồn thiện quy trình nuôi tôm sú bán thâm canh (BTC) được thực hiện tại 02 hợp tác xã (HTX) ở
Bạc Liêu và Sóc Trăng. Tại mỗi HTX, 07 hộ thực hiện mơ hình ni kiểm chứng quy trình (ao KC)
trên tổng diện tích là 2 ha theo quy trình được đề xuất và 03 hộ đối chứng ni trên diện tích 0,9
ha trong vụ nuôi 2020. Các mối liên kết ngang và liên kết dọc của 02 HTX được hỗ trợ củng cố từ
năm 2018-2020 và được đánh giá bằng phân tích ma trận SWOT. Kết quả cho thấy, sau thời gian
nuôi 104-113 ngày, với mật độ thả 16-18 con/m2 tại những ao KC tỷ lệ sống đạt 78-80%, cỡ tôm
đạt 42-44 con/kg, FCR trong khoảng 1,29-1,35 và năng suất là 3,34-4,10 tấn/ha/vụ. Giá thành sản
xuất trung bình của ao KC trong khoảng 98.000-100.000 đồng/kg tơm, lợi nhuận đạt 251,97-357,53
triệu đồng/ha/vụ. Qua đó quy trình ni tơm sú BTC cần hồn thiện các kỹ thuật về thiết kế lại cơng
trình ao ni, áp dụng hình thức ni hai giai đoạn và tích hợp các giải pháp kỹ thuật quản lý môi
trường. Sơ đồ chuỗi giá trị tôm và kênh tiêu thụ sản lượng tôm nuôi của 02 HTX được mô tả. Số
lượng thành viên tăng lên gấp 2-3 lần so với khi mới thành lập, cùng nhau mua con giống tăng từ 5
lần lên 12 lần, thức ăn, hóa chất và vi sinh tăng từ 3 lần lên 8 lần, cùng thuê máy móc sửa chữa ao
tăng từ 1 lần lên 5 lần, mỗi năm có từ 3-4 lớp tập huấn được thực hiện. Mối liên kết dọc cũng không
ngừng phát triển, các HTX đã thực hiện ký các hợp tác liên kết với các Công ty cung cấp con giống,
thức ăn và thuốc hoá chất với nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, có chất lượng. Mơ hình liên kết
trong dài hạn đã được đề xuất với chủ thể chính là HTX.
Từ khố: hợp tác xã, liên kết chuỗi, ni tơm sú bán thâm canh.

I. GIỚI THIỆU
Việc hình thành chuỗi giá trị (CGT) tôm và
mô hình liên kết chuỗi trong nuôi tôm đang là
hướng đi bền vững đưa con tôm Việt Nam ra thị


trường thế giới (SUSV, 2018). CGT tôm nước lợ
đều qua 5 khâu truyền thống (đầu vào, sản xuất,
thu gom và sơ chế, chế biến và thương mại, tiêu
dùng). Xuất khẩu vẫn là kênh phân phối chính
(bình qn 90%). Tại đó, thương lái là tác nhân
quan trọng của chuỗi do phần lớn tôm nước lợ
được sản xuất từ người nuôi được bán cho tác
nhân này (75%), trong khi đó lượng bán trực
tiếp cho các Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu

thủy sản cịn hạn chế (16%) (Nguyễn Phú Son
2021). Người ni tôm, khâu quan trọng trong
chuỗi liên kết là người dễ chịu tổn thương và
gặp nhiều rủi ro nhất khi dịch bệnh và biến động
thị trường xảy ra. Mặt khác, người nuôi phải
chia sẻ lợi nhuận cho các tác nhân trung gian
khác nếu như họ không thể tiếp cận tiêu thụ trực
tiếp cho nhà máy. Chính vì vậy, cần phải xây
dựng hệ thống chuỗi cung ứng hợp lý và chặt
chẽ, trong đó các tác nhân sẽ chia sẻ lợi nhuận
và giám sát lẫn nhau thì sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả cho cả người sản xuất và người kinh
doanh, đồng thời người tiêu dùng có nhiều sản

Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản II
Trung tâm hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản bền vững, Hội nghề cá Việt Nam
* Email:

1
2


88

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

phẩm an tồn để lựa chọn (Lam Thanh Phan,
2014).
Như vậy, để phát triển bền vững thì cần
có các “liên kết ngang” và “liên kết dọc” hình
thành và cần được hỗ trợ thực hiện. Các hộ dân
nhỏ lẻ cần hoạt động theo hình thức tổ, nhóm,
tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) và thơng qua đó
việc liên kết với các mắt xích khác trong CGT
cũng dễ dàng hơn, công tác hỗ trợ kỹ thuật và
hỗ trợ chính sách sẽ hiệu quả hơn. Trong khi các
tác nhân khác trong chuỗi cũng sẽ thuận lợi hơn
trong việc chủ động nguồn nguyên liệu và nguồn
khách hàng (Lam Thanh Phan, 2014; Tran et al.,
2013). Việc thành lập HTX thu mua nguyên liệu
sẽ tạo thuận lợi trong việc thực hiện liên kết dọc
giữa người nuôi và nhà máy chế biến (Nguyễn
Phú Son, 2016). Lợi ích thấy rõ khi liên kết lại
các hộ ni trong HTX sẽ có điều kiện để tiếp
nhận và chia sẻ kỹ thuật nuôi, cách quản lý ni,
các chính sách hỗ trợ mang lại hiệu quả trong
sản xuất và tiêu thụ tơm; trong khi đó, doanh
nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu (CBTSXK)

có được nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo
chất lượng (Nguyen và Phan, 2009; Lam Thanh
Phan, 2014).
Mối liên kết dọc giữa các tác nhân tham gia
CGT cịn lỏng lẻo, thiếu tính bền vững, đặc biệt
là mối liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thiếu cơ
chế liên kết theo hướng cả hai cùng có lợi. Tình
trạng bội tín thường xảy ra do người ni tạo
ra nguồn tôm nguyên liệu không đáp ứng được
yêu cầu về chất lượng của người mua. Trong khi
đó, phía doanh nghiệp chưa định hướng được
đầu ra ổn định cho người nuôi (CBI, 2012; Tran
và ctv., 2013). Hầu hết các giải pháp nâng cấp
CGT tôm của các nghiên cứu trước đây đều tập
trung vào 4 nhóm giải pháp chính, gồm: cải tiến
hoặc đổi mới sản phẩm; đầu tư và tạo việc làm;
cải thiện hệ thống phân phối và cắt giảm chi phí
sản xuất (Nguyễn Phú Son, 2016).
HTX có sự thay đổi mới về bản chất so với

các HTX kiểu cũ về phương thức thành lập và
hoạt động trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Như vậy, nghiên cứu phát triển mơ hình HTX
gắn với liên kết chuỗi là rất cần thiết do CGT
tôm hiện nay còn bộc lộ khá nhiều lỗ hổng cần
được cải thiện. Bài báo này trình bày kết quả
thực hiện “Phát triển ni tơm theo mơ hình
hợp tác xã liên kết theo chuỗi”, với mục tiêu
chính là để đánh giá kết quả thực hiện mơ hình

và đề xuất các giải pháp hồn thiện mơ hình.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Thực hiện mơ hình thử nghiệm ni
ni tơm sú bán thâm canh (BTC)
HTX Dịch vụ Nuôi trồng Thủy sản 30/4
(HTX 30/4) tại ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Hậu,
huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu và HTX Thủy
sản Toàn Thắng (HTX Toàn Thắng) tại ấp Kinh
Mới, xã Vĩnh Hiệp, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc
Trăng được chọn thực hiện. Thời gian thực hiện
mơ hình từ tháng 9-12/2020, ương vèo từ 25-30
ngày trước khi chuyển sang ao ni.
HTX 30/4 thực hiện mơ hình với 10 hộ tham
gia, trong đó: 07 hộ thực hiện mơ hình trên 08
ao ni áp dụng quy trình đề xuất, với diện tích
mặt nước tổng cộng là 2 ha, trung bình là 2.500
m2/ao; và 03 hộ khác được lựa chọn để theo dõi
03 ao nuôi không áp dụng quy trình đề xuất, với
tổng diện tích là 0,9 ha, trung bình 3.000 m2/ao/
hộ. Thả giống với mật độ 16 con/m2.
Tại HTX Toàn Thắng đã tiến hành chọn
được 10 hộ để triển khai, trong đó: 07 hộ thực
hiện mơ hình trên 07 ao ni áp dụng quy trình
đề xuất, với diện tích mặt nước tổng cộng là 1,5
ha, trung bình là 2.200 m2/ao; và 03 hộ khác
được lựa chọn để theo dõi 03 ao ni khơng áp
dụng quy trình đề xuất, với tổng diện tích là 0,9
ha, trung bình 3.000 m2/ao/hộ. Thả giống với
mật độ 18 con/m2.
2.2. Hỗ trợ xây dựng mơ hình hợp tác xã

gắn với liên kết chuỗi
Thực hiện cách tiếp cận kế thừa, nghiên cứu
này chỉ tiến hành thu thập số liệu và thơng tin

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

89


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

liên quan từ dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. Kết quả thực hiện mơ hình kiểm
xuất tôm bền vững – công bằng tại Việt Nam
(SUSV)” (giai đoạn 2018-2020) do Liên Minh chứng nuôi tôm sú BTC
3.3.1. Đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật thực
Châu Âu tài trợ, triển khai bởi Tổ chức Oxfam
tại Việt Nam và Hội nghề cá Việt Nam thực hiện. hiện mô hình kiểm chứng ni tơm sú BTC
Thực hiện kiểm chứng quy trình kỹ thuật
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số
nuôi tôm sú BTC tại hai HTX với tổng cộng
liệu
- Đối với “Thực hiện mơ hình kiểm chứng 15 ao ni mơ hình kiểm chứng (Ao KC: ao
quy trình nuôi tôm sú BTC tại HTX”: Các số nuôi áp dụng quy trình đề xuất) và 6 ao ni
liệu của các ao nuôi kiểm chứng được lưu trữ khác của người dân trong HTX (Ao không kiểm
chứng (Ao KKC): ao nuôi không áp dụng quy
bằng sổ nhật ký của ao nuôi.
- Đối với nội dung “Hỗ trợ xây dựng mô trình đề xuất). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống
hình HTX gắn với liên kết chuỗi và đề xuất giải kê (p<0,05) giữa ao mơ hình KC và ao KKC
pháp hồn thiện mơ hình”: Thu thập tất cả các về mật độ thả và năng suất tôm nuôi, ao KKC

thông tin liên quan đến hoạt động hỗ trợ HTX thả với mật độ thấp hơn (14-15 con/m2) và năng
và hoạt động HTX từ năm 2018 đến năm 2020. suất đạt 1,32-1,57 tấn/ha. Trong khi đó ao ni
- Sử dụng phân tích ma trận SWOT (Điểm theo mơ hình KC năng suất tôm nuôi đạt 3,34mạnh-Điểm yếu-Cơ hội-Thách thức) được 4,10 tấn/ha/vụ. Ao ni áp dụng quy trình đề
sử dụng để xác định các vấn đề liên quan đến xuất áp dụng các kỹ thuật quản lý và chăm sóc
nâng cấp chuỗi và liên kết chuỗi (Nikolaou and chặt chẽ hơn nên có kết quả tốt hơn. Các đóng
Evangelinos, 2010; Paliwal, 2006). Phân tích góp về kỹ thuật thơng qua các hội thảo chuyên
này cho phép đánh giá tổng hợp các vấn đề về gia và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khác đã
các lỗ hổng cần được cải thiện của CGT tơm, từ được tổng hợp nhằm hồn thiện quy trình ni
tơm sú BTC.
đó đưa ra các giải pháp cải thiện.
Bảng 1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của mơ hình kiểm chứng ni tơm sú BTC.
HTX Dịch vụ NTTS 30/4
HTX TS Toàn Thắng
Ao KC
Ao KCC
Ao KC
Ao KKC
Chỉ tiêu*
(n=8)
(n=3)
(n=8)
(n=3)
Mật độ (con/m2)

15,88±0,35a

14,67±0,58b

18,00±0,00a


14,67±0,58b

104,25±27,41a

66,67±46,58a

113,43±35,59a

86,67±45,37a

43,50±17,56a

330±280,54b

41,57±22,1a

244,67±
325,49a

Tỷ lệ sống (%)
FCR

79,25±4,33a
1,27±0,14a

87,00±3,61b
1,12±0,13a

77,86±2,12a
1,35±0,15a


81,00±4,58a
1,28±0,17a

Sản lượng (kg/
ao)

908,59±652,45a

394,73±521,39a

837,37±274,81a

450,61±
346,60a

Năng suất (kg/
ha)

3.339,27±
1.249,17a

1.315,76±
1.737,98a

4.058,29±
1.565,19a

1.568,03±
1.331,53b


Thời gian ni
(ngày)
Kích cỡ tơm
(con/kg)

Ghi chú: (*) giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; trong cùng một HTX, các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái
khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

90

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.3.2. Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế thực
hiện mơ hình kiểm chứng nuôi tôm sú BTC
Kết quả thực hiện đã ghi nhận các chỉ tiêu
kinh tế đạt được của ao KC so với ao KKC thể
hiện chi tiết ở Bảng 2. Giá thành sản xuất trung
bình của ao KC trong khoảng 98.000-100.000
đồng/kg tôm và lợi nhuận đạt 251,97-357,53
triệu đồng/ha/vụ. Ở các ao KKC do có 03 ao bị
thiệt hại, vì thế tính trung bình lợi nhuận thì bị
lỗ vốn, nguyên nhân dẫn đến thua lỗ là do tôm
bị bệnh và tăng trưởng tôm chậm buộc người
nuôi phải thu hoạch sớm với giá bán thấp. Các
tác động kỹ thuật từ khâu quản lý và kỹ thuật
nuôi được người quản lý ao KC kiểm sốt tốt


hơn và duy trì thời gian ni dài hơn, dẫn đến
lợi nhuận tốt hơn so với ao KKC.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
giữa ao KC và ao KKC liên quan chính đến
khoản chi phí khấu hao và giá bán, ao KKC có
mức chi phí thấp hơn và chi phí cho đầu tư cơ
sở vật chất cũng thấp hơn so với ao KC. Với quy
trình kỹ thuật đề xuất áp dụng thì yêu cầu người
dân phải đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất để đáp
ứng, đồng thời với các yêu cầu trong quy trình
canh tác thì cũng địi hỏi người dân tốn kém chi
phí hơn (như chi phí đo đạc mơi trường, sử dụng
CPSH quản lý nước, …) so với chi phí cho ao
KKC.

Bảng 2. Các chỉ tiêu kinh tế của mơ hình kiểm chứng ni tơm sú BTC.
HTX Dịch vụ NTTS 30/4
HTX TS Tồn Thắng
Ao
KC
Ao
KKC
Ao
KC
Ao KKC
Chỉ tiêu
(n=8)
(n=3)
(n=8)

(n=3)
a
a
a
Tổng chi (triệu đồng/ha)
180,16±108,22 407,10±157,80 191,27±112,10a
316,94±84,42
- Thức ăn (%/TC)
48,17a
31,20a
48,85a
39,33a
a
a
a
- Tôm giống (%/TC)
7,57
9,82
6,63
9,20b
- HC, thuốc, CPSH,
16,92a
11,35a
13,55a
11,71a
chất DD (%/TC)
- Nhiên liệu (%/TC)
6,66a
6,41b
7,18a

7,66a
- Lao động (%/TC)
20,47a
27,94a
21,05a
23,16a
- Khấu hao (%/TC)
4,34a
6,48b
3,65a
5,62b
- Chi khác (%/TC)
1,08a
1,23a
1,29a
1,49a
Tổng thu (triệu đồng/ha)
568,91±360,17a 157,57±260,33a 764,71±455,6a 179,71±201,13b
Giá bán (ngàn đồng/kg)
156,13±44,26a
61,00±66,73b 171,29±52,86a
80,67±60,01b
Giá thành (ngàn đồng/kg)
98,71±13,53a 285,52±171,62a
100,28±2,60a 222,25±198,34a
Lợi nhuận (triệu đồng/ha)
-11,56±89,88b
251,97±289,98a -22,59±164,74a 357,53±301,23a
TSLN (%)
66,56±72,66a

-44,46±86,07a
70,90±52,95a
-29,98±62,50b
Ghi chú: (*) giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; trong cùng một HTX, các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái
khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05; TC: tổng chi; TSLN: tỉ suất lợi nhuận).

Từ kết quả trên những kinh nghiệm về hồn
thiện quy trình ni tơm sú BTC cần tập trung
vào các kỹ thuật chính sau:
- Thiết kế lại cơng trình ao nuôi với quy
mô đầu tư hạ tầng phù hợp với hình thức ni
tơm sú BTC đảm bảo có 3 hạng mục cơ bản: ao
lắng, ao xử lý nước thải và khu chứa bùn thải

chiếm tỷ lệ tối thiểu 20% diện tích ao ni. Vai
trị hệ thống ao này sẽ giúp xử lý nước cấp đầu
vào và lắng thải nước đầu ra, và đặc biệt ao lắng
là nơi chứa nước dùng cho việc lắng phù sa và
chất hữu cơ, xử lý nước cấp đảm bảo chất lượng
nước trước khi đưa vào ao nuôi.
- Con giống đáp ứng theo các yêu cầu của

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

91


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

TCVN 8398:2012- Tơm sú -Tơm giống- u

cầu kỹ thuật. Áp dụng hình thức nuôi hai giai
đoạn để giảm rủi ro và rút ngắn thời gian ni.
- Tích hợp các giải pháp kỹ thuật quản lý
môi trường ao nuôi nhằm giảm thiểu tôm bị
bệnh để tăng hiệu quả sản xuất.
3.4. Kết quả thực hiện việc hỗ trợ xây
dựng mơ hình hợp tác xã gắn với liên kết
chuỗi
3.4.1. Kênh tiêu thụ sản lượng tôm của
HTX
Kênh tiêu thụ khá đa dạng ở hai HTX, cụ
thể:
i) HTX 30/4 do có mơ hình ni tơm kết
hợp rừng ngập mặn (hình thức ni tơm sú quản
canh cải tiến) và mơ hình ni tơm bán thâm

canh/thâm canh (BTC/TC) vì thế kênh tiêu thụ
đa dạng hơn, nhưng Kênh tiêu thụ chính là:
Kênh 1: Người nuôi tôm-rừng à Thương
lái à Vựa/đại lý à Nhà máy chế biến à Xuất
khẩu.
Kênh 2: Người nuôi tôm BTC/TC à Vựa/
đại lý à Nhà máy chế biến à Xuất khẩu.
ii) HTX Thủy sản Toàn Thắng do chỉ có
một loại mơ hình ni tơm BTC/TC vì thế kênh
tiêu thụ ít đa dạng hơn, nhưng Kênh tiêu thụ
chính là:
Kênh 1: Người nuôi tôm BTC/TC à Vựa/
đại lý à Nhà máy chế biến à Xuất khẩu.
Kênh 2: Người nuôi tôm BTC/TC à Nhà

máy chế biến à Xuất khẩu.

Hình 1. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản lượng tôm nuôi của HTX 30/4 và HTX Tồn Thắng.
(à: kênh chính; -->: kênh phụ; số in đậm không nghiêng: % sản lượng tôm HTX DV NTTS
30/4; số in đậm nghiêng: % sản lượng tôm HTX Thủy sản Toàn Thắng; số gạch chân: % sản lượng
luân chuyển từ nguồn tham khảo)
(Nguồn: cập nhật, cải tiến từ sơ đồ phân tích bởi (Lam Thanh Phan, 2014; Lê Xuân Sinh vả
ctv., 2011)
Hiện nay, người nông dân, thương nhân thu
mua tôm và nhà máy chế biến thủy sản đóng vai
trị quan trọng trong CGT. Tuy nhiên, nhu cầu
về số lượng và chất lượng thường được xác định
bởi các nhà chế biến, họ là “tác nhân chính”
trong CGT. Nhà máy chế biến đóng vai trị quan
trọng trong việc điều tiết sản xuất và giá thành
sản phẩm do năng lực sản xuất cao. Trong sơ đồ
kênh tiêu thụ thì nguồn cung sản phẩm chảy từ
trái sang phải (tức là trang trạiàthương nhânà
92

nhà chế biếnà khách hàng), nhưng dòng quyết
định giá sản phẩm sẽ từ phải sang trái (tức là
trang trại ß thương nhân ß nhà chế biến ß
khách hàng). Điều này cũng đã được đề cập
trong nghiên cứu trước đây về CGT tôm Việt
Nam của Tran et al., (2013).
3.4.2. Kết quả cải thiện mối liên kết ngang
3.4.2.1. Diễn biễn số lượng xã viên trong
giai đoạn 2018-2020
HTX 30/4 khi mới thành lập vào năm 2017


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.4.2.2. Sự tham gia của các xã viên trong
các hoạt động của HTX giai đoạn 2018-2020
- Đối với HTX 30/4: Hoạt động phối hợp
cùng nhau lên kế hoạch mua con giống, thức
ăn cho tơm, mua hóa chất, vi sinh, cùng th
máy móc cải tạo, sửa chữa ao nuôi và mua các
nguyên liệu đầu vào cũng được các thành viên
quan tâm tham gia. Hoạt động này tăng lên hàng
năm. Từ năm 2018 đến năm 2020, cùng nhau
lên kế hoạch mua con giống tăng từ 5 lần lên 12
lần, cùng mua thức ăn và cùng mua hóa chất,
vi sinh tăng từ 3 lần lên 8 lần, cùng thuê máy
móc sửa chữa ao tăng từ 1 lần lên 5 lần (Bảng
3). Hoạt động này giúp thành viên chọn được
nguồn giống và vật liệu đầu vào có chất lượng,
mua với số lượng lớn nên được nhận được chiếu
khấu 5%, góp phần làm giảm chi phí sản xuất.

chỉ có 17 thành viên chủ yếu ni tơm sú, đến
q I/2020 HTX đã vận động phát triển được 33
thành viên mới, nâng tổng số thành viên là 50
người nuôi tôm sú và thẻ theo hình thức BTC
(Bảng 3). HTX Tồn Thắng khi mới thành lập
vào năm 2016 có 15 xã viên, đến năm 2020

tổng số thành viên của HTX lên 56 thành viên
trong đó 53 thành viên là hộ khá trở lên (Bảng
3). Nhìn chung, các HTX từ khi mới thành lập
số lượng thành viên cịn ít từ 15 – 17 người,
trong thời gian hoạt động không quá dài chỉ từ
3 đến 4 năm số lượng thành viên đã tăng lên
gấp 3 lần cho thấy các hoạt động NTTS và kinh
doanh, các hoạt động phong trào của HTX đã
thu hút người dân tham gia vào sản xuất có tổ
chức, nâng cao tính hiệu quả và bền vững trong
sản xuất tại địa phương.

I

Bảng 3. Diễn biến các hoạt động liên kết ngang của HTX giai đoạn 2018-2020.
HTX DV NTTS 30/4
HTX Toàn Thắng
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2018
2019
2020
2018
2019
2020

Số xã viên (người)
17
17
50
32
50
56

1

- Số thành viên cũ

17

17

17

32

32

50

2

- Số thành viên mới

0


0

33

0

18

6

II

Góp vốn cho KD/DV
- Số thành viên góp

17

17

50

32

50

56

- Tổng số tiền (triệu đồng)

120


186

1.350

108

168,5

211

TT

III

Hoạt động SX-KD&DV

1

Cùng mua tôm giống
(số lần/số thành viên)

5/17

8/17

12/50

5/32


7/50

10/56

2

Cùng mua thức ăn
(số lần/số thành viên)

3/17

4/17

8/50

5/32

7/50

10/56

3

Cùng mua hóa chất, vi sinh
(số lần/số thành viên)

3/17

4/17


8/50

5/32

7/50

10/56

4

Cùng thuê máy móc sửa chữa ao/
đầm (số lần/số thành viên)

0/0

0/0

0/0

3/32

4/50

8/50

5

Kinh doanh vật tư khác
(số lần/số thành viên)


0/0

0/0

0/0

5/32

7/50

10/56

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

93


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

HTX DV NTTS 30/4
TT

Chỉ tiêu

HTX Tồn Thắng

IV

Năm
Năm

2018
2019
Cơng tác đào tạo nâng cao năng lực cho HTX

1

Tập huấn KT nuôi tôm (số lớp)

3

4

1

4

4

3

Số xã viên tham gia (người)

17

17

40

32


50

56

Tập huấn quản lý HTX (số lớp)

1

1

1

1

1

2

Số xã viên tham gia (người)

2

3

4

3

3


10

2

Năm
2020

Năm
2018

Năm
2019

Năm
2020

(Nguồn: (HTX Dịch vụ Nuôi trồng Thủy sản 30/4, 2020), (HTX Thủy sản Toàn Thắng, 2021), và phỏng vấn trực tiếp)

- Đối với HTX Toàn Thắng: các thành viên
có nhiều kinh nghiệm ni tơm theo tiêu chuẩn
VietGAP, ASC từ năm 2016. Định hướng sản
xuất trong những năm tiếp theo HTX vẫn duy
trì ni tơm theo tiêu chuẩn ASC nhằm cải thiện
môi trường và nâng cao chất lượng, nâng suất,
giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Nhằm
tối ưu lợi nhận và hạn chế thấp nhất các rủi ro từ
con giống kém chất lượng, các thành viên HTX
rất tích cực phối hợp mua con giống, mua hóa
chất, vi sinh số lần thực hiện tăng từ 5 lần lên
10 lần. cùng thuê máy móc sửa chữa ao tăng từ

3 lần lên 8 lần trong thời gian từ năm 2018 đến
năm 2020 (Bảng 3). Hoạt động này tăng dần
qua các năm cho thấy Ban giám đốc đã lựa chọn
và giới thiệu được những công ty cung cấp có
uy tín tạo được niềm tin cho các thành viên.
3.4.2.3. Số lượng lớp đào tạo, tập huấn và
sự tham gia của xã viên trong giai đoạn 20182020
Đối với HTX 30/4, dưới sự hỗ trợ của các tổ
chức trong năm 2018 HTX đã tổ chức được 03
lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, năm 2019 tổ
chức được 04 lớp, hầu hết các thành viên tham
gia tích cực những lớp tập huấn kỹ thuật này,
năm 2020 tuy tổ chức được 01 lớp nhưng có 40
thành viên tham gia. Các lớp tập huấn về nâng
cao năng lực cho Ban giám đốc thường được tổ
chức xa và tập huấn mở rộng cho các HTX khác
nên chỉ có Ban giám đốc tham gia. Đối với HTX
94

Toàn Thắng, năm 2018 HTX đã tổ chức được 04
lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, năm 2019 tổ
chức được 04 lớp, năm 2020 tổ chức được 03
lớp, tồn bộ thành viên tham gia tích cực những
lớp tập huấn kỹ thuật này.
Thông qua hoạt động tập huấn, đào tạo
HTX đã thu hút được sự tham gia của xã viên
trong giai đoạn 2018-2020, qua đó tập hợp được
thêm nguồn nhân lực, cũng như nguồn tài chính
nhất định đủ để đáp ứng hoạt động sản xuất,
kinh doanh dịch vụ. Thành viên HTX ln quan

tâm tham gia nhiệt tình các lớp tập huấn, hội
thảo hội, hội nghị, diễn đàn để trao đổi ý kiến,
rút kinh nghiệm để cải thiện sản xuất được hiệu
quả hơn.
3.4.3. Kết quả cải thiện mối liên kết dọc
Trong giai đoạn 2018-2020, các HTX đã
thực hiện ký các hợp liên kết với các Công ty
cung cấp con giống, thức ăn và thuốc hoá chất
nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào ổn
định, có chất lượng. Song song với tìm kiếm và
ký kết với các cơng ty cung cầp nguồn nguyên
vật liệu đầu vào, các HTX cũng thực hiện liên
kết với các Công ty thu mua tôm nguyên liệu có
nhà máy đang hoạt động gần với vùng ni của
HTX. Mỗi HTX liên kết ít nhất 02 Cơng ty theo
hướng tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận, có giá
cao hơn so với tôm thông thường. Mỗi năm các
công ty này thường hỗ trợ kinh phí cho HTX để
duy trì vùng ngun liệu đạt chứng nhận ASC.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 4. Diễn biến các hoạt động liên kết dọc trong HTX giai đoạn 2018-2020.
TT

Chỉ tiêu


I

Tiêu thụ sản phẩm tôm

1
2
3

II
1
2

- Số hợp đồng ký kết
- Sản lượng (tấn)
- Giá trị hợp đồng (triệu đồng)
- Tỉ lệ tiêu thụ so với không liên
kết (%)
KD/DV tôm giống
- Số hợp đồng ký kết
- Giá trị hợp đồng (triệu đồng)

III

KD/DV thức ăn

4

1
2


- Số hợp đồng ký kết
- Giá trị hợp đồng (triệu đồng)

IV

KD/DV hóa chất, vi sinh

1
2

- Số hợp đồng ký kết
- Giá trị hợp đồng (triệu đồng)

V

KD/DV vật tư khác

1
2

- Số hợp đồng ký kết
- Giá trị hợp đồng (triệu đồng)

HTX DV NTTS 30/4
Năm
Năm
Năm
2018
2019
2020


HTX Toàn Thắng
Năm
Năm
Năm
2018
2019
2020

3
15
2.000

5
20
3.000

5
26
3.900

2
50
5.000

1
60
5.580

1

71
6.745

20

22

3

36

60

71

5
400

7
550

10
1.000

3
900

3
1.700


4
1.900

05
800

05
950

10
1.200

2
6.105

1
6.765

1
8.250

0
0

0
0

0
0


2
755

2
1.142

4
1.410

0
0

0
0

0
0

2
50

2
70

2
90

(Nguồn: (HTX Dịch vụ Nuôi trồng Thủy sản 30/4, 2020), (HTX Thủy sản Tồn Thắng, 2021))

Nhìn chung trong giai đoạn 2018-2020,

HTX đã tận dụng sự hỗ trợ kinh phí và các hoạt
động thúc đẩy liên kết từ các dự án để xây dựng
các mối liên hệ các công ty cung cấp nguồn đầu
vào và tiêu thụ sản phẩm. Tuy số lượng và giá trị
các hợp đồng liên kết chưa tương xứng với tiềm
năng và diện tích của HTX nhưng cũng đã góp
phần hỗ trợ thành viên được cung cấp nguồn
nguyên liệu đầu vào ổn định và bán tôm với giá
cao và ổn định hơn.
3.4.4. Kết quả các hoạt động hỗ trợ nâng
cao năng lực và cơ hội hợp tác
Hoạt động nuôi tôm hiện nay tại các HTX
đang phát triển theo hướng ứng dụng cơng nghệ
cao địi hỏi năng lực quản lý của Ban giám đốc,

trình độ kỹ thuật của các thành viên phải không
ngừng nâng cao nhằm đáp ứng xu hướng này.
Trong khi đó, một trong những hạn chế của mơ
hình HTX nông nghiệp hiện nay là năng lực
quản lý của Ban giám đốc và Ban kiểm sốt.
Cơng tác kiện tồn bộ máy tổ chức và bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho họ luôn được các
HTX quan tâm. Song song hoạt động nâng
cao năng lực, hoạt động liên kết với các doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu nhằm tăng cường mối
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm
luôn được các HTX chú trọng. Dưới sự hỗ trợ
của dự án SUSV các hoạt động này ln được
HTX hưởng ứng tích cực.
Các diễn đàn kết nối giữa HTX với các nhà


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

95


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

tổ chức thu hút nhiều tổ chức tham gia. Liên
tục trong 03 năm, dự án SUSV đã tổ chức các
sự kiện như: Hội chợ Aquaculture, Diễn đàn
tôm Việt, Diễn đàn @ Nông Nghiệp, VietStock,
VietShrimp.

cung cấp dịch vụ đầu vào; kết nối giữa HTX
với các nhà máy chế biến thủy sản/đại lý thu
mua để tìm kiếm cơ hội và xúc tiến ký hợp đồng
hợp tác bán sản phẩm tôm; diễn đàn hỗ trợ tiếp
cận nguồn tài chính để đầu tư sản xuất và kinh
doanh dịch vụ, được các dự án thường xuyên

Bảng 5. Diễn biến công tác hỗ trợ nâng cao năng lực cho HTX.
TT

1

2

3


Chỉ tiêu

HTX DV NTTS 30/4
Năm
Năm Năm
2018
2019 2020

Tạo diễn đàn và hỗ trợ kết nối giữa
HTX với các nhà cung cấp dịch vụ
đầu vào (Số diễn đàn tham gia)
- Số xã viên tham gia (người)
Tạo diễn đàn và hỗ trợ kết nối giữa
HTX với các nhà thu mua sản phẩm
tôm (Số diễn đàn tham gia)
- Số xã viên tham gia (người)
Hỗ trợ tiếp cận nguồn tài chính để
đầu tư sản xuất và kinh doanh dịch
vụ (Số nguồn đã tiếp cận)

HTX TS Tồn Thắng
Năm
Năm
Năm
2018
2019
2020

9


5

1

10

5

1

47

35

5

119

25

5

7

4

1

6


3

1

44

30

15

49

15

5

0

1

0

0

1

0

(Nguồn: (HTX Dịch vụ Ni trồng Thủy sản 30/4, 2020), (HTX Thủy sản Toàn Thắng, 2021); (Oxfam Việt Nam, 2016))


Trong 03 năm liên tục dự án SUSV đã tổ
chức các diễn đàn, các cuộc hội thảo, cuộc họp
giữa HTX và các công ty cung cấp nguồn đầu
vào, tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động hỗ trợ
này một mặt nâng cao năng lực tổ chức và ngoại
giao, mặt khác tạo cơ hội hợp tác tốt cho HTX.
Thông qua các hoạt động này, cả hai HTX từng
bước nâng cao trình độ tổ chức, quản lý trong
nội bộ và xây dựng, phát triển các mối liên kết
và tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới, phát huy
hiệu quả tích cực mơ hình HTX nông nghiệp
hướng tới một ngành sản xuất tôm sạch, phát
triển bền vững.
3.4.5. Đề xuất giải pháp hồn thiện mơ
hình tác xã gắn với liên kết chuỗi
3.4.5.1. Phân tích SWOT đối với hoạt
động HTX 30/4
Kết quả phân tích SWOT về hoạt động của
HTX 30/4 được trình bày trong Bảng 6, qua
96

phân tích này cũng đã đề xuất các giải pháp cải
thiện hoạt động HTX trong thời gian tới thông
qua các nhóm giải pháp cơng kích, nhóm giải
pháp thích ứng, nhóm giải pháp điều chỉnh, và
nhóm giải pháp khắc phục.
* Điểm mạnh: Nằm trên địa bàn có vị trí
và điều kiện tự nhiên phù hợp và đáp ứng khá
tốt cho phát triển ni thuỷ sản. Tiềm năng gia
tăng diện tích ni tôm công nghiệp trong dài

hạn là rất lớn, đặc biệt trong nuôi tôm công nghệ
cao đang phát triển mạnh. Bước đầu tìm được
đối tác cung cấp đầu vào, đầu ra. HTX được sự
quan tâm của các cấp ủy Đảng và các tổ chức
phi chính phủ, thu hút được nhiều thành viên
tham gia.
* Điểm yếu: Việc áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng thủy sản chưa
được đồng đều, cịn mang tính chủ quan, tỷ lệ
rủi ro và thiệt hại vẫn cịn cao. Cán bộ quản

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

lý, điều hành cịn những hạn chế nhất định về
trình độ chun mơn, nghiệp vụ cũng như kinh
nghiệm lãnh đạo tổ chức kinh tế tập thể, trải
nghiệm thương trường. Hoạt động kinh doanh
dịch vụ cung ứng các sản phẩm đầu vào còn hạn
chế do nguồn vốn có giới hạn. Cân đối chi trả
lương cho thành viên HĐQT còn thấp.
* Cơ hội: Nhu cầu các mặt hàng thủy sản
tiêu thụ hàng năm trên toàn cầu được dự báo
tăng cao, và Bạc Liêu được phê duyệt trở thành
“Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát
triển tôm Bạc Liêu”. Đảng và Nhà nước tiếp tục
khẳng định vai trị kinh tế tập thể, có sự thống
nhất chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương. Luật


HTX 2012, Nghị định và Thông tư hướng dẫn
đã được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng
giúp HTX ổn định và phát triển trong thời gian
tới, các tổ chức ủng hộ.
* Thách thức: Khí hậu thay đổi thất thường,
hiện tượng xâm nhập mặn xảy ra ngày càng phức
tạp. Dịch bệnh trên tơm ni là ngun nhân chính
làm ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất của thành viên
HTX. Giá tôm nguyên liệu khơng ổn định và có
xu hướng giảm, trong khi đó giá cả ngun liệu
đầu vào ln tăng cao, nhất là thức ăn cho tơm.
Tình trạng tơm trúng mùa thì bị mất giá và chi phí
sản xuất tăng cao vẫn thường diễn ra.

Bảng 6. Phân tích SWOT đối với hoạt động HTX 30/4.
Cơ hội
Thách thức
-Bạc Liêu được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt trở thành
trung tâm cơng nghiệp tơm.
-Chính sách hỗ trợ phát triển
đối với HTX nông nghiệp đang
được quan tâm.

Điểm mạnh
-Điều kiện tự nhiên phù hợp,
có tiềm năng.

-Các tổ chức ủng hộ các vấn đề

kỹ thuật và xây dựng các mối
liên kết.
Nhóm giải pháp cơng kích
-Đầu tư mạnh khu ni tơm
cơng nghệ cao trên diện tích 01
ha HTX đã th.

-Khí hậu thay đổi thất thường.
-Dịch bện trên tôm nuôi vẫn
diễn biến khá phức tạp.
-Giá tôm nguyên liệu không
ổn định, giá cả ngun liệu
đầu vào ln tăng cao qua các
năm.

Nhóm giải pháp thích ứng
-Thực hiện tốt cơng tác tun
truyền, vận động áp dụng
đúng quy trình kỹ thuật ni
để hạn chế thấp nhất rủi ro.

-Được sự ủng hộ, khuyến khích
của các cấp chính quyền, đồn -Vận động kết nạp thành viên
mới có kinh nghiệm và năng
-Củng cố và tăng cường các
thể.
lực tài chính.
mối kiên kết doanh nghiệp
-Cán bộ quản lý có nhiều kinh
cung cấp đầu và sản xuất theo

-Tăng cường công tác đào tạo,
nghiệm.
tiêu chuẩn ASC.
bồi dưỡng chuyên môn quản lý,
-Đối tác cung cấp đầu vào, đầu
kỹ thuật nuôi, công nghệ cao.
ra đã bước đầu liên kết.
-Thu hút được nhiều thành viên
tham gia.
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

97


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Điểm yếu

Nhóm giải pháp điều chỉnh

Nhóm giải pháp phịng thủ

-Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất chưa được
đồng đều.

-Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản
lý HTX.

-Thả giống theo đúng lịch

thời vụ và xác định đúng thời
điểm thu hoạch để chọn thời
gian thu hoạch có lợi nhất.

-Cán bộ quản lý cịn những
hạn chế về trình độ chun
mơn, nghiệp vụ, kinh nghiệm
lãnh đạo, trải nghiệm thương
trường.

-Tập huấn nâng cao kiến thức
cho cán bộ quản lý về Luật
HTX năm 2012 và các văn bản
có liên quan.

-Mở rộng liên kết với các HTX
trong và ngồi tỉnh, các doanh
nghiệp có tiềm lực về tài
chính và kỹ thuật.

-Nguồn vốn hoạt động cịn hạn
chế.

3.4.5.2. Phân tích SWOT đối với hoạt
động HTX Tồn Thắng
Kết quả phân tích SWOT về hoạt động của
HTX Tồn Thắng được trình bày trong Bảng 7,
qua phân tích này cũng đã đề xuất các giải pháp
cải thiện hoạt động HTX trong thời gian tới
thông qua các nhóm giải pháp cơng kích, nhóm

giải pháp thích ứng, nhóm giải pháp điều chỉnh
và nhóm giải pháp khắc phục.
* Điểm mạnh: có vị trí giao thơng thuỷ, bộ
và điều kiện tự nhiên phù hợp, ni được nhiều
lồi thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như tơm,
cua, ếch, cá... Các cơ quan chuyên môn và quản
lý hỗ trợ giúp đỡ. các thành viên có tinh thần
đồn kết tương trợ giúp đỡ nhau, tích cực trao
đổi kinh nghiệm, học tập các tiến bộ khoa học
kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất. Ban giám
đốc HTX năng động, nỗ lực tìm kiếm các đối
tác cung cấp đầu vào, đầu ra. Các dịch vụ kinh
doanh của HTX cơ bản được hình thành, bước
đầu đáp ứng được yêu cầu về nguồn nguyên
liệu đầu vào.
* Điểm yếu: Chưa có trụ sở làm việc nên
các hoạt động điều hành, giao dịch với đối tác
và các hoạt động cộng đồng khác gặp nhiều khó

98

khăn. Do nguồn vốn cịn hạn chế nên thiếu sức
cạnh tranh. Trình độ năng lực của một số thành
viên còn hạn chế. Mặc dù các quy trình ni đã
được tập huấn nhưng khả năng tiếp thu tiến bộ
khoa học kỹ thuật còn chậm.
* Cơ hội: Thị trường tiêu thụ có nhiều thuận
lợi. Nguồn lao động dồi dào. Chính sách hỗ trợ
phát triển đối với HTX nông nghiệp hiện nay
đang được các cấp chính quyền quan tâm. HTX

hoạt động ổn định và phát triển. Chính sách hỗ
trợ phát triển đối với HTX nơng nghiệp hiện nay
đang được các cấp chính quyền quan tâm. Các
tổ chức luôn đồng hành và ủng hộ HTX trong
các vấn đề kỹ thuật và xây dựng các mối liên kết
giúp HTX nâng cao sản lượng tơm ni và tìm
đầu ra theo liên kết chuỗi.
* Thách thức: Giá tôm nguyên liệu khơng
ổn định và có xu hướng giảm, trong khi đó, giá
cả ngun liệu đầu vào ln tăng cao, nhất là
thức ăn cho tơm. Vẫn thường diễn ra tình trạng
khi tơm trúng mùa thì thường bị mất giá và chi
phí sản xuất tăng cao. Tình hình thời tiết, dịch
bệnh diễn ra phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình sản xuất của các thành viên HTX.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 7. Phân tích SWOT đối với hoạt động HTX Thuỷ sản Tồn Thắng.

Cơ hội

Thách thức

-Thị trường tiêu thụ trong nước
-Giá tôm nguyên liệu không
và xuất khẩu thuận lợi, nguồn lao ổn định, giá cả ngun liệu

động dồi dào.
đầu vào ln tăng cao.
-Chính sách hỗ trợ phát triển đối
với HTX nông nghiệp đang được
các cấp chính quyền quan tâm.

Điểm mạnh
-Điều kiện tự nhiên
phù hợp.
-Các ngành chuyên
môn hỗ trợ khoa học
kỹ thuật và thông tin
thời tiết, dịch bệnh.
-Ban giám đốc năng
động, nhiệt tình.

-Các tổ chức phi chính phủ, Viện
Nghiên ủng hộ các vấn đề kỹ
thuật và xây dựng các mối liên
kết.
Nhóm giải pháp cơng kích

Nhóm giải pháp thích ứng

-Mở rộng diện tích ni tơm, nuôi -Tranh thủ sự hỗ trợ của các
tôm sú cỡ lớn.
tổ chức củng cố các mối liên
kết với các công ty và nhà
-Phát triển mơ hình ni sú BTC,
máy chế biến để tìm nguồn

ni tơm thẻ chân trắng áp dụng
ngun vật liệu giá hợp lý,
công nghệ cao.
-Tập huấn nâng cao kỹ thuật nuôi, đầu ra ổn định.
nâng cao tay nghề cho thành viên. -Ghi chép nhật ký nuôi đầy
đủ, sử dụng phù hợp thuốc
thú y thuỷ sản.

-Dịch vụ kinh doanh
đáp ứng được yêu cầu
đầu vào sản xuất.
Nhóm giải pháp điều chỉnh
Điểm yếu

-Kiến nghị chính quyền hỗ trợ
kinh phí xây dựng trụ sở làm
-Nguồn vốn hoạt động việc, học tập, sinh hoạt cộng
đồng.
cịn hạn chế.
-Chưa có trụ sở làm
việc.

-Tình hình thời tiết, dịch bệnh
diễn ra phức tạp.

Nhóm giải pháp phịng thủ
-Thả giống theo đúng lịch
thời vụ.
-Củng cố bộ phận sản xuất
nhằm hỗ trợ, đơn đốc thực

hiện các phương án sản

-Trình độ năng lực của -Tăng cường các lớp tập huấn về
một số thành viên còn quản lý, điều hành nâng cao trình
độ cho Ban giám đốc.
hạn chế, tiếp thu tiến
bộ khoa học kỹ thuật
còn chậm.
3.4.5.3. Đề xuất các giải pháp cải thiện liên kết chuỗi của HTX
Với việc phân tích SWOT về hoạt động pháp này cũng đã được bao gồm trong 04 khía
của 02 HTX nêu trên đã gợi mở và đề xuất một cạnh đề cập của một khung logics về nâng cấp
số giải pháp nâng cấp CGT. Về cơ bản các giải chuỗi, cụ thể như trình bày trong Bảng 8.
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

99


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 8. Đề xuất những giải pháp nâng cấp cải thiện liên kết chuỗi của HTX.
Giải pháp từ phân tích SWOT

Giải pháp theo khung nâng cấp chuỗi

Nhóm giải pháp cơng kích (SO):
üPhát triển hướng nuôi tôm công
nghệ cao.
üTăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn quản lý, kỹ
thuật nuôi.

üVận động kết nạp thành viên mới
có kinh nghiệm và năng lực tài
chính.
Nhóm giải pháp thích ứng (ST):
üThực hiện tốt cơng tác tun
truyền, vận động áp dụng đúng quy
trình kỹ thuật để hạn chế thấp nhất
rủi ro.
üCủng cố và tăng cường các mối
kiên kết doanh nghiệp cung cấp
đầu vào sản xuất theo tiêu chuẩn
chứng nhận ASC.
üTranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức
củng cố các mối liên kết với các
công ty và nhà máy chế biến để tìm
nguồn nguyên vật liệu giá hợp lý,
đầu ra ổn định.
üGhi chép nhật ký nuôi đầy đủ, sử
dụng phù hợp thuốc thú y thuỷ sản
Nhóm giải pháp điều chỉnh (WO):
üTiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý
HTX.
üTập huấn nâng cao kiến thức cho
cán bộ quản lý về Luật HTX năm
2012 và các văn bản có liên quan.
üKiến nghị chính quyền hỗ trợ kinh
phí xây dựng trụ sở làm việc, học
tập, sinh hoạt cộng đồng.
Nhóm giải pháp phịng thủ (WT):
üThả giống theo đúng lịch thời vụ

và xác định đúng thời điểm thu
hoạch để chọn thời gian thu hoạch
có lợi nhất.
üMở rộng liên kết với các HTX
trong và ngoài tỉnh, các doanh
nghiệp có tiềm lực về tài chính và
kỹ thuật.
üCủng cố bộ phận sản xuất nhằm hỗ
trợ, đôn đốc thực hiện các phương
án sản xuất.

Nâng cấp quy trình:
üGhi chép nhật ký nuôi đầy đủ, sử dụng phù hợp thuốc
thú y thuỷ sản.
üThực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động áp dụng
đúng quy trình kỹ thuật để hạn chế thấp nhất rủi ro.
üThả giống theo đúng lịch thời vụ và xác định đúng thời
điểm thu hoạch để chọn thời gian thu hoạch có lợi nhất.
üCủng cố bộ phận sản xuất nhằm hỗ trợ, đôn đốc thực
hiện các phương án sản xuất.
> Nâng cấp quy trình cơng nghệ sản xuất để giảm giá
thành, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nâng cấp sản phẩm:
üPhát triển hướng nuôi tôm công nghệ cao.
üPhát triển sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận ASC.
> HTX cần xây dựng đội ngũ đủ năng lực nhằm mở
rộng sản xuất, dịch vụ kinh doanh sản phẩm.
Nâng cấp chức năng:
üTiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý HTX.
üVận động kết nạp thành viên mới có kinh nghiệm và

năng lực tài chính.
üTăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng chun mơn
quản lý, kỹ thuật nuôi.
üTập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý về
Luật HTX năm 2012 và các văn bản có liên quan.
üKiến nghị chính quyền hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở
làm việc, học tập, sinh hoạt cộng đồng.
> Kêu gọi thành viên góp vốn để mở rộng mảng kinh
doanh dịch vụ giúp tận dụng nguồn lực sẵn có.
Nâng cấp liên chuỗi:
üTranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức củng cố các mối liên
kết với các cơng ty và nhà máy chế biến để tìm nguồn
nguyên vật liệu giá hợp lý, đầu ra ổn định.
üCủng cố và tăng cường các mối liên kết doanh nghiệp
cung cấp đầu và sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận
ASC.
üMở rộng liên kết với các HTX trong và ngoài tỉnh, các
doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính và kỹ thuật.
> Thường xuyên gắn kết với Công ty để nắm bắt kịp
nhu cầu tiêu thụ từ cơng ty, từ đó có thể lên hoạch sản
xuất phù hợp đem lại lợi nhuận hiệu quả cao.
> Tìm và mở rộng nguồn đầu vào có chất lượng và
hiệu quả hơn để tiếp cận cơ hội hợp tác và đánh giá
được từng nguồn qua đó có biện pháp chọn lọc nguồn
đầu vào chất lượng tốt nhất.

Qua phân tích SWOT và khung chiến lược
nâng cấp CGT thì hiện nay 02 HTX vẫn cịn
phải đối mặt với một số rào cản lớn ảnh hưởng
100


đến năng lực nâng cấp hoạt động của họ và hoạt
động HTX. Các trang trại nuôi tôm của cả hai
HTX hiện sẽ phải đối mặt những rào cản với

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

mức độ ảnh hưởng cao khi thực hiện nâng cấp thể trong các liên kết không thực hiện tốt những
hoạt động như: i) nâng cấp quy trình: xã viên gì đã cam kết, nhất là chủ thể doanh nghiệp chế
đang gặp hạn chế về cải thiện kỹ thuật canh biến và người nuôi trồng (HTX). Các hình thức
tác, kiểm sốt chất lượng con giống và quản lý trên đều cho rằng việc liên kết cần thể hiện qua
dịch bệnh; ii) nâng cấp sản phẩm: các hạn chế các hợp đồng”. Như vậy, để khắc phục điểm hạn
về cải thiện việc tăng năng suất thơng qua thực chế nêu trên thì rất cần thiết có sự tham gia của
hành quản lý và hạn chế về cải thiện chất lượng các cơ quan Chính phủ để hỗ trợ và can thiệp.
sản phẩm; iii) nâng cấp chức năng: hạn chế về Chúng tôi, đề xuất mô hình trên cần được cải
năng lực quản lý điều hành của Ban giám đốc tiến và có thêm sự tham gia của các cơ quan
và HĐQT, và hạn chế trong việc ký hợp đồng Chính phủ, gồm: i) cơ quan quản lý: sẽ tham
theo chiều ngang đối với việc hình thành nhóm gia gián tiếp vào liên kết, hỗ trợ và can thiệp
lớn (liên minh với HTX khác) dẫn đến thay đổi về mặt quản lý nhà nước; ii) cơ quan nghiên
phương thức sản xuất và thương mại cung cấp cứu: cũng sẽ tham gia gián tiếp vào liên kết, hỗ
dịch vụ; và iv) nâng cấp liên chuỗi: hạn chế về trợ về kỹ thuật; và iii) Công ty/tổ chức chứng
việc mở rộng các mối liên kết dịch vụ, và kỹ nhận (Hình 2). Sự tham gia của cơng ty chứng
năng trong việc giám sát và đánh giá quy định nhận là xu hướng phải hướng tới, do người mua
quốc gia về an tồn thực phẩm để có thể chuyển tăng cường tập trung vào chất lượng, an tồn và
tính bền vững. Tiêu chuẩn chứng nhận và các
sang các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.
Với xu hướng phát triển về quản trị chuỗi chương trình chứng nhận liên quan đến sản xuất

thì mơ hình hoạt động HTX thời gian tới cũng đang trở thành những đặc điểm quan trọng của
chuyển dần từ quản trị chuỗi giá trị ‘thị trường thương mại và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy
tự do/thị trường giao ngay’ sang theo hướng sản quốc tế (Bostock và ctv., 2010; Washington
phối hợp ‘hệ thống bắt buộc’. Mô hình liên kết và Ababouch, 2011; Belton và ctv., 2011) và
trong dài hạn được đề xuất bởi Võ Thị Thanh chứng nhận cũng là công cụ phù hợp để đánh
Lộc (2009) với chủ thể chính trong liên kết là giá tính bền vững của trang trại ni thủy sản
cơ sở nuôi tôm quy mô lớn (hay HTX với nhiều (Mohan, 2013).
xã viên). HTX sẽ chủ
động ký các hợp đồng
với các cơng ty chế biến,
có thể là hợp đồng bán
sản phẩm hoặc hợp đồng
gia công, và HTX cũng là
đại diện ký kết trực tiếp
với các công ty cung cấp
đầu vào (con giống, thức
ăn, thuốc thú y thủy sản).
Tuy nhiên, Lê Văn Gia
Nhỏ và ctv. (2012) đánh
giá “Mơ hình này khá
hồn chỉnh, tuy nhiên
việc thực hiện khá phức
Hình 2. Sơ đồ tổng qt về mơ hình liên kết trong dài hạn.
tạp và dễ vỡ khi các chủ
Nguồn: cập nhật, cải tiến từ mơ hình đề xuất bởi Võ Thị Thanh Lộc (2009)
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

101



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Mặc dù việc ký kết hợp đồng theo chiều
dọc và chiều ngang là cần thiết để giảm thiểu rủi
ro và tính dễ bị tổn thương, các cơ quan Chính
phủ đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ
và can thiệp. Các chuỗi giá trị nơng sản - thực
phẩm thường có đặc điểm là quan hệ quyền lực
không đối xứng cao và các điều kiện tham gia
vào các chuỗi này ở mức độ lớn được kiểm soát
bởi các tác nhân ở hạ nguồn (chẳng hạn như
Nhà chế biến, xuất khẩu) của CGT (Bolwig
và ctv., 2010). Do vậy, vai trị của Chính phủ
là quan trọng trong việc thiết lập các chương
trình kiểm sốt theo quy định để đảm bảo chất
lượng thực phẩm. Vai trò của khu vực tư nhân là
đầu tư vào cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng, phát
triển thị trường dịch vụ và chuyển giao thông
tin kỹ thuật và thị trường cho người sản xuất
(Humphrey, 2002; Ruben và ctv., 2007). Cần
cải thiện sự phối hợp theo chiều dọc về hỗ trợ
và can thiệp của Chính phủ để làm cho các khía
cạnh của việc ký kết hợp đồng trở nên khả thi
và hiệu quả. Chính sách hỗ trợ tài chính và kỹ
thuật được sửa đổi để hỗ trợ việc ký hợp đồng
theo chiều dọc và chiều ngang, nhưng đồng thời
cần có sự can thiệp của Chính phủ để thực thi
các hợp đồng liên kết hợp pháp. Mơi trường thể
chế của Chính phủ đóng vai trò quyết định trong
việc đảm bảo khung pháp lý và xác định các quy

tắc minh bạch để giải quyết xung đột (Key và
Runsten, 1999; Ruben và ctv., 2007; Amanor,
2009). Bên cạnh đó, canh tác theo hợp đồng
mang lại kết quả tốt nhất trong điều kiện phải
được đảm bảo sự giám sát của cộng đồng (Key
và Runsten,1999).
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Từ kết quả thực hiện mơ hình kiểm chứng
đã có những điều chỉnh để hồn thiện quy trình
kỹ thuật ni tơm sú BTC, tập trung vào các
điểm chính sau: i) thay đổi hệ thống cơng trình
ao ni cho phù hợp với điều kiện mới (BĐKH,
xu hướng phát triển về công nghệ nuôi); ii) lựa
102

chọn con giống và kiểm sốt mật độ thả để giảm
rủi ro và khuyến khích việc áp dụng hình thức
ni hai giai đoạn; và iii) tích hợp các giải pháp
kỹ thuật quản lý mơi trường ao nuôi nhằm giảm
thiểu tôm bị bệnh để tăng hiệu quả sản xuất.
Dưới sự hỗ trợ của các tổ chức, các HTX
sẽ có xu hướng mở rộng mối liên kết ngang về
số xã viên và diện tích canh tác, các hoạt động
chung của HTX được mở rộng với nhiều xã viên
tham gia và qui mô hoạt động cũng rộng hơn về
số lượng và giá trị mối liên kết. Tuy nhiên cần
đánh giá thêm sự duy trì và phát triển của các
mối liên kết này khi các tổ chứa khơng cịn tiếp
tục hỗ trợ.

Mơ hình liên kết trong dài hạn được đề xuất
với chủ thể chính trong liên kết là HTX. HTX
sẽ chủ động ký các hợp đồng với các công ty
chế biến, có thể là hợp đồng bán sản phẩm hoặc
hợp đồng gia công, và HTX cũng là đại diện
ký kết trực tiếp với các công ty cung cấp đầu
(con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản). Mơ
hình này cũng cần có thêm sự tham gia của các
cơ quan Chính phủ tham gia gián tiếp để hỗ trợ
và can thiệp về mặt quản lý nhà nước; cơ quan
nghiên cứu cũng tham gia gián tiếp để hỗ trợ về
kỹ thuật; và Công ty/tổ chức chứng nhận tham
gia để chứng nhận sản phẩm sạch do thị trường
tiêu thụ ngày càng yêu cầu khắt khe về chất
lượng, an tồn và tính bền vững của sản phẩm.
4.2. Kiến nghị
Hiện nay mơ hình HTX gắn với liên kết
chuỗi đã được hình thành; tuy nhiên chủ yếu
là các liên kết ngang giữa những người nuôi
tôm, nhưng bản chất của hợp tác chỉ dừng lại ở
chỗ chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, quản lý môi
trường nước, tránh ô nhiễm gây chết tôm hàng
loạt như trước đây và rất ít các liên kết dọc được
triển khai hiệu quả. Mơ hình liên kết trong dài
hạn được đề xuất cần được quan tâm để triển
khai thí điểm ở một số HTX đủ tiềm lực trước
khi triển khai nhân rộng.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
HTX Dịch vụ Nuôi trồng Thủy sản 30/4, 2020. Văn
kiện Đại hội thành viên thường niên năm 2019.
Bạc Liêu.
HTX Thủy sản Toàn Thắng, 2021. Báo cáo tổng kết
tình hình hoạt động năm 2020 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2021. Sóc Trăng.
Lê Văn Gia Nhỏ, Nguyễn Phú Son, Nguyễn Tấn
Khuyên, 2012. Thực trạng chuỗi giá trị ngành
hàng tôm sú ở Đồng bằng sơng Cửu Long. Tạp
chí Nơng nghiệp PTNT 21, 71–77.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Nguyễn Thanh
Toàn, Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011. Chuỗi giá
trị tôm sú (Penaneus monodon) ở Đồng bằng
sông Cửu Long. In: Hội Nghị Khoa Học Thuỷ
Sản Lần 4. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. Hà Nội,
pp. 524–536.
Nguyễn Phú Son, 2016. Phân tích chuỗi giá trị ngành
hàng tơm và xây dựng mơ hình ni tơm mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng Tây Nam Bộ.
TMĐC dự án, Chương trình Khoa học và Cơng
nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam
Bộ. Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Phú Son, 2021. Phân tích chuỗi giá trị ngành
hàng tơm và xây dựng mơ hình ni tơm mang

lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng Tây Nam Bộ.
Báo cáo tổng hợp đề tài, Chương trình Khoa học
và Cơng nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng
Tây Nam Bộ. Tp. Hồ Chí Minh.
SUSV, 2018. Chuỗi giá trị và sức bật cho con tôm
Việt. Tài liệu kỹ thuật, Dự án “Phát triển chuỗi
giá trị sản xuất tôm bền vững – công bằng tại
Việt Nam (SUSV).” NXB Thông tin và Truyền
thông, Hà Nội.
Võ Thị Thanh Lộc, 2009. Phân phối lợi ích trong
chuỗi giá trị tơm ở Đồng bằng sơng Cửu Long.
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
5/2019, 3–8.
Tài liệu tiếng Anh
Amanor, K.S., 2009. Global food chains, African
Smallholders and World Bank governance. J.
Agrar. Chang. 9, 247–262.
Belton, B., Haque, M.M., Little, D.C., Le, S.X., 2011.
Certifying catfish in Vietnam and Bangladesh:
Who will make the grade and will it matter?
Food Policy 36, 289–299.
Bolwig, S., Ponte, S., Toit, A., Halberg, N., 2010.
Integrating Poverty and Environmental Concerns
into Value-Chain Analysis: A Conceptual
Framework. Dev. Policy Rev. 28, 173–194.
Bostock, J., McAndrew, B., Richards, R., Jauncey,
K., Telfer, T., Lorenzen, K., Little, D., Ross, L.,
Handisyde, N., Gatward, I., Corner, R., 2010.
Aquaculture: global status and trends. Philos.
Trans. R. Soc. Lond. B. Biol. Sci. 365, 2897–912.

CBI, 2012. The Vietnamese seafood sector A value
chain analysis. Wageningen.

Humphrey, J., Schmitz, H., 2002. Developing
country firms in the global economy: Governance
and upgrading in global value chains. INEFReport Nr. 61. Duisburg.
Key, N., Runsten, D., 1999. Contract farming,
smallholders, and rural development in Latin
America: The organization of Agro-processing
firms and the scale of out grower production.
World Dev. 27, 381–401.
Mohan, C.V., 2013. Aquaculture Certification:
Producer Compliance Constraints. In: VIETFISH
2013: Trade Show and Conference in Vietnam,
Vietnam Association of Seafood Exporters and
Producers. Ho Chi Minh.
Nguyen, H.A., Phan, L.T., 2009. Development of
the integrated rice-shrimp farming systems in the
Mekong Delta through co-management model
- Lessons Learned in My Xuyen district, Soc
Trang province. In: Workshop on Sustainable
Development of the Integrated Rice-Shrimp
Farming Practices i. Soc Trang, pp. 74–85.
Nikolaou, I.E., Evangelinos, K.I., 2010. A SWOT
analysis of environmental management practices
in Greek Mining and Mineral Industry. Resources
Policy 35, 226–234.
Paliwal, R., 2006. EIA practice in India and its
evaluation using SWOT analysis. Environmental
Impact Assessment Review 26, 492–510.

Phan, L.T., 2014. Sustainable development: key
issues for striped catfish and shrimp industries in
Vietnam. Institute of Aquaculture, The University
of Stirling. Stirling.
Phan, Lam Thanh, 2014. Sustainable development:
key issues for striped catfish and shrimp
industries in Vietnam. Institute of Aquaculture,
The University of Stirling. Stirling.
Ruben, R., Tilburg, A.V., Trinekens, J., Boekel, M.V.,
2007. Linking market integration, supply chain
governance, quality and value added. In: Ruben,
R., Tilburg, A.V., Trinekens, J., Boekel, M.V.
(Eds.), In Tropical Food Chains: Governance
Regimes for Quality Management. Wageningen
Academic Publishers, Wageningen, pp. 13–46.
Tran, N., Bailey, C., Wilson, N., Phillips, M., 2013a.
Governance of Global Value Chains in Response
to Food Safety and Certification Standards:
The Case of Shrimp from Vietnam. World
Development 45, 325–336.
Tran, N., Bailey, C., Wilson, N., Phillips, M., 2013b.
Governance of Global Value Chains in Response
to Food Safety and Certification Standards:
The Case of Shrimp from Vietnam. World
Development 45, 325–336.
Washington, S., Ababouch, L., 2011. Private
standards and certification in fisheries and
aquaculture: current practice and emerging
issues. Food and Agriculture Organization,
Rome.

 

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

103



×