Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Tiểu luận logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.9 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

Bài thi hết môn:

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS & QUẢN LÝ
CHUỖI CUNG ỨNG
(Học kỳ III nhóm 3 năm học 2021 – 2022)

Đề bài: Phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu
gạo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh
của sản phẩm gạo Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Số điện thoại:
Email:

Người chấm 1

Người chấm 2

HÀ NỘI – 2022


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Áo dài, nón lá, và hình ảnh về cây lúa từ lâu đã trở thành những biểu tượng,
những nét riêng của người dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Nước ta là đất
nước nhiều năm đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo trong nhiều năm và có những lợi thế đặc
biệt trong sản xuất lúa gạo.
Hiện nay, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội
của Việt Nam. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích lúa
chiếm 82% diện tích đất canh tác ở Việt Nam. Hiện nay có hơn 15 triệu hộ dân tham
gia vào sản xuất lúa gạo trên toàn nước ta.
Hàng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng
gạo xuất khẩu tồn thế giới. Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ
thậm chí là cả ở những thị trường khó tính. Hơn thế, với hai vùng đồng bằng châu thổ
màu mỡ, ngành lúa gạo Việt Nam đã cho ra đời giống gạo ST25 từng được mệnh danh
là loại gạo ngon nhất thế giới, chuyển dần cơ cấu xuất khẩu gạo sang các loại gạo
thơm và gạo cao cấp.
Mặc dù có nhiều lợi thế về xuất khẩu gạo, nước ta vẫn vướng nhiều mặt khó
khăn và còn cách xa so với Ấn Độ rất nhiều. Việc kiếm kế sinh nhai qua trồng lúa chưa
thực sự đem lại nhiều lợi nhuận cho nông dân khi mà hiện nay giá thuốc trừ sâu và
phân bón đang tăng cao. Thiên tai, hạn hán gây thiệt hại khơng ít đến mùa màng của
những người nông dân. Xâm nhập mặn của nước biển khiến diện tích đất canh tác của
nước ta ngày càng thu hẹp lại cũng là một vấn đề lớn đang được quan tâm.
Không chỉ thế, doanh nghiệp gạo cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc vận
chuyển trong nước nhất là qua hệ thống sơng ngịi chằng chịt ở miền nam và xuất khẩu
qua nước ngoài. Nhiều vùng nơng nghiệp trên nước ta vẫn cịn sử dụng những cơng
nghệ máy móc lạc hậu khiến cho thành phẩm khơng giữ ngun được sản lượng và
chất lượng vốn có của nó.
Chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của nước ta vẫn cịn gặp nhiều bất cập. Nhiều lơ
hàng của Việt Nam khi xuất khẩu qua nước ngoài bị trả về vì khơng đạt tiêu chuẩn



hoặc do q trình khơng đảm bảo ảnh hưởng đến hàng hóa. Đây là vấn đề khơng chỉ
ngành gạo của riêng ngành gạo mà còn là vấn đề của bất kì ngành nơng nghiệp nào ở
Việt Nam.
Biến đổi khí hậu là vấn đề nan giải mà cả thế giới đang phải chịu, và chúng ta
cũng khơng thể thay đổi nó trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, chúng ta hoàn tồn có
thể thơng qua việc nâng cao hoạt động logistic để thay đổi và nâng cao giá trị hạt gạo
Việt Nam nhất là khi ngành gạo nước ta đã không còn nhiều lợi thế giá trị như những
năm về trước.
Ngày nay nước ta đã chú trọng và đầu tư hơn cho logistic và chuỗi cung ứng
xuất khẩu gạo nhưng những hoạt động trong chuỗi chưa có nhiều hiệu quả cũng như
thiếu sự chuyên nghiệp. Vì vậy việc cải thiện chất lượng logistic của chuỗi cung ứng
cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh của gạo Việt Nam là vấn đề bức thiết mà doanh
nghiệp cần quan tâm và giải quyết để có thể tối đa hóa lợi nhuận, phát triển ngành gạo
nước nhà.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và lợi thế cạnh tranh.
Phân tích chuỗi cung ứng gạo, tác động của các hoạt động của Logistic đến lợi
thế cạnh tranh sản phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam.
Đưa ra các giải pháp khuyến nghị cải thiện cho chuỗi cung ứng gạo nước ta.


PHẦN 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LỢI THẾ CẠNH
TRANH

1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics
1.1.1. Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một hệ thống tổ chức, con người, các nguồn lực, thông tin, các

hoạt động… liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay
nhà sản xuất đến nhà tiêu dùng.
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là điều chỉnh thượng nguồn (những nhà cung
cấp) và hạ lưu (những khách hàng) để phân phối những giá trị tốt với chi phí thấp nhất
cho khách hàng.
1.1.1.2 Các bộ phận cấu thành và thành viên của chuỗi cung ứng
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung
cấp và khách hàng của cơng ty đó. Trong chuỗi cung ứng có sự kết hợp của một số
công ty thực hiện những chức năng khác nhau. Những cơng ty đó là nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức.
Những cơng ty thứ cấp này sẽ có nhiều cơng ty khác nhau cung cấp hàng loạt những
dịch vụ cần thiết.
− Nhà cung ứng: là một bên (có thể là một tổ chức hay cá nhân) cung cấp
hàng hóa hay dịch vụ, các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp, như cung cấp
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, cung cấp vốn, các dịch vụ tài chính,
cung ứng lao động...
− Nhà sản xuất: là các tổ chức hay doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm. Nhà
sản xuất bao gồm những công ty sản xuất vật liệu và công ty sản xuất thành
phầm, sau đó, phân phối (cung cấp) sản phẩm đến Nhà phân phối, đại lý,
người mua sỉ,…
− Nhà phân phối: là đơn vị trung gian giúp kết nối các sản phẩm của công ty
đến đại lý và người tiêu dùng. Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng
5


với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng.
Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ. Nhà phân phối có vai trị cực
kỳ quan trọng thậm chí có quyền lực cực lớn ví dụ như những nhà phân
phối cấp 1.
− Nhà bán lẻ: Là những cá nhân tổ chức kinh doanh cung cấp dịch vụ, sản

phẩm đến tay khách hàng. Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách
hàng với số lượng nhỏ hơn so với nhà phân phối. Trong khi bán hàng, nhà
bán lẻ cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết. Do nỗ lực
chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm minh bán, nhà bán lẻ
thường quảng cáo và sử dung một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn
và sự tiện dụng của sản phẩm.
− Khách hàng: khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức
nào mua và sử dụng sản phẩm. Họ là người trực tiếp tham gia vào giao dịch
mua hàng, hưởng dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng là tổ chức có thể
mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách
hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng.
− Nhà cung cấp dịch vụ: là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có
những chun mơn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong
chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu
quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chinh các nhà sản xuất, nhà phân
phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này.
+ Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp
dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho
hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần. Một số nhà cung
cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ
kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn pháp lý…
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được
chia ra thanh một hay nhiều loại. Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn
định theo thời gian. Các thành viên trong chuỗi là một hệ thống liên quan, kết nối và
6


có liên hệ chặt chẽ với nhau. Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trị của các
đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ.

1.1.1.3 Mơ hình chuỗi cung ứng

Hình 1.1 Mơ hình chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng gồm 3 bộ phận:
+ Thượng nguồn (upstream supply chain): bao gồm các hoạt động giữa nhà
sản xuất và các nhà cung cấp của họ và cả những nhà cung cấp của các nhà
cung cấp. Trong phần thượng lưu của chuỗi, hoạt động chủ yếu là mua sắm.
+ Trung lưu (internal supply chain): bao gồm tất cả các hoạt động trong công
ty để chuyển qua các đầu vào thành các đầu ra, các hoạt động chủ yếu là
quản lý thu mua, sản xuất và quản lý hàng lưu kho.
+ Hạ lưu (downstream supply chain): bao gồm tất cả các hoạt động nhằm
phân phối sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng.
Điểm nhấn trong chuỗi cung ứng là tính tương tác và sự kết nối giữa các chủ thể
trong chuỗi thơng qua 3 dịng liên kết:
− Dịng thơng tin: dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi q trình
dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận.
− Dòng sản phẩm: con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà
cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng.
− Dịng tài chính: chỉ đồng tiền bạc và chứng từ thanh toán giữa các khách
hàng và nhà cung cấp, thể hiện hiệu quả kinh doanh.

7


1.1.2. Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics
1.1.2.1 Khái niệm hoạt động logistics và quản lý hoạt động logistics
Nói đến logistics là nói đến lập kế hoạch, các kế hoạch đơn lẻ của dịng chảy sản
phẩm, thơng tin liên quan… từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ, nơi sử dụng cuối
cùng.
Hội đồng chuyên gia chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management

Professionals) định nghĩa Quản lý logistics như sau: “Quản lý logistics là một phần
của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận
chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa.”
Quản lý logistics là một kế hoạch kinh doanh thay thế cho các kế hoạch rời rạc,
riêng biệt thông thường của mua sắm, sản xuất, marketing, phân phối trong doanh
nghiệp. Đây là quan điểm mới của quản lý logistics.
Các hoạt động logistics như dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, vận chuyển và
bảo quản hàng hóa… được liên kết với nhau để thực hiện các mục tiêu trong chuỗi
cung ứng. Các hoạt động này giữ vai trò then chốt để phát triển chuỗi cung ứng.

Hình 1.2 Các thành phần và hoạt động cơ bản của hệ thống Logistics
Hình này cho thấy logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi
các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau bao trùm mọi
yếu tố tạo nên sản phẩm từ các nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản
8


phẩm cuối cùng. Các nguồn tài nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn, vật tư, nhân
lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thơng tin, bí quyết và cơng nghệ. Các hoạt động này
cũng được phối hợp trong một chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp từ
tầm hoạch định đến thực thi, tổ chức và triển khai đồng bộ từ mua, dự trữ, tồn kho, bảo
quản, vận chuyển đến thơng tin, bao bì, đóng gói… Và chính nhờ vào sự kết hợp này
mà các hoạt động kinh doanh được hỗ trợ một cách tối ưu, nhịp nhàng và hiệu quả, tạo
ra được sự thỏa mãn khách hàng ở mức độ cao nhất hay mang lại cho họ những giá trị
gia tăng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh.
1.1.2.2 Vai trị của hoạt động logistics
Ngành logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và
có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toan cầu. Phần giá trị
gia tăng do nhanh logistics tạo ra ngày căng lớn và tác động của nó thể hiện rõ dưới
những khía cạnh dưới đây:

− Logistics là cơng cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và
toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở
rộng thị trường.
− Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào
đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
− Tiết kiệm và giảm chi phí trong lưu thông phân phối.
− Mở rộng thị trường trong bn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hồn
thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán
và vận tải quốc tế.
− Logistics ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi suất,
năng suất, chi phí, chất lượng và hiệu quả, cũng như các khía cạnh khác của
nền kinh tế.
− Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản trong q trình
sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
− Tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm (just in time)
9


− Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả
đến khách hàng.
− Logistics có vai trị hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoat
động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp.
1.2. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh
1.2.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí
Lợi thế cạnh tranh tồn tại khi một cơng ty có thể mang lại những lợi ích tương tự
như các đối thủ của mình nhưng ở mức chi phí thấp hơn. (Khách hàng mua hàng vì giá
sản phẩm của doan nghiệp thấp hơn đối thủ).
Để giảm chi phí, ta có thể tăng khối lượng sản phẩm, hàng hóa bán ra, tăng thị
phần… nhưng không thể cứu tăng lên tùy tiện. Logistics và chuỗi cung ứng có thể tăng
hiệu suất và năng suất sản xuất góp phần giảm giá thành sản phẩm đơn vị.

Cơ hội cạnh tranh thông qua chi phí logistics dựa vào 3 tiêu chuẩn sau:
− Sử dụng hết cơng suất máy móc
− Sử dụng tốt vịng quay tài sản
− Thực hiện chuỗi cung ứng đồng bộ
1.2.2. Lợi thế cạnh tranh về giá trị
Cơng ty có thể mang lại những lợi ích vượt xa các sản phẩm cạnh tranh. (Sản
phẩm của doanh nghiệp có sự khác biệt mà khách hàng đánh giá cao.)
Giá trị gia tăng nằm trong vật liệu, công nghệ áp dụng để sản xuất, tay nghề của
nhà sản xuất… Các giá trị gia tăng quan trọng nữa đó là dịch vụ: Đúng giờ, đúng lúc,
đúng địa điểm, đúng số lượng, đúng giá cả… và rất nhiều dịch vụ khác sau bán hàng.
Nếu lợi thế cạnh tranh về chi phí giúp doanh nghiệp có thể sản suất sản phẩm với
giá thành thấp hơn thì lợi thế cạnh tranh về giá trị tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, từ
đó nâng cao vị thế sản phẩm, đạt được lợi nhuận cao hơn. Có ba yếu tố chủ yếu trong
cạnh tranh giá trị, đó là : dịch vụ tốt, độ tin cậy cao và việc đáp ứng nhanh chóng nhu
cầu của khách hàng.
10


Một số doanh nghiệp hiện nay cho rằng ‘khách hàng mua lợi ích chứ khơng phải
mua hàng hóa’. Những dịch vụ đem lại tiện ích trước bán hàng, trong bán hàng và sau
bán hàng, những quyết định về hệ thống phân phối, gia tăng chất lượng qua nguồn
nguyên vật liệu và máy móc hiện đại cùng độ uy tín của doanh nghiệp… đều góp phần
nâng cao giá trị sản phẩm. Và trong thị trường mà các sản sản phẩm thay thế khơng có
nhiều sự khác biệt, khách hàng ngày càng khó tính và chú trọng vào dịch vụ thì dịch
vụ sẽ là yếu tố giúp tăng tỉ lệ người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp
nhiều hơn.
Ngoài ra, sự khác biệt cũng là một yếu tố đem lại quyết định lựa chọn tuyệt đối
cho sản phẩm. Tuy nhiên, việc tìm kiếm những điều khác biệt và mới mẻ là không hề
dễ dàng. Hơn nữa, với môi trường luôn biến động, việc các đối thủ cạnh tranh nhanh
chóng tung ra những sản phẩm thay thế cạnh tranh là không tránh khỏi. Nếu nâng cao

về dịch vụ nhắm tới duy trì khách hàng lâu dài thì sự khách biệt về sản phẩm như một
làn sóng dữ đánh vào bờ rồi tan biến, do đó doanh nghiệp cần ln ln đổi mới chính
mình để có thể duy trì sự khác biệt và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong
tương lai.
Cơ hội cạnh tranh thông qua giá trị logistics dựa vào 3 tiêu chuẩn sau:
− Dịch vụ tốt
− Độ tin cậy cao
− Đáp ứng nhanh chóng
1.3. Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt động
logistics
Logistic luôn là mối quan tâm hàng đầu và nó chiếm một vai trị quan trọng trong
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hoạt động logistic
cũng đồng nghĩa với giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh về nhiều mặt như
giảm lead time, giảm chi phí lưu kho… Chuỗi cung ứng đồng bộ giúp cho hàng hóa
ln được lưu thơng, đảm bảo khối lượng nguồn cung đầy đủ để phục vụ sản suất với
cơng suất tối đa, cũng tránh việc hàng hóa bị ứ đọng gây phát sinh chi phí lưu kho.
Đồng thời đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng đúng thời điểm, hạn chế việc hết
11


hàng, nâng cao trải nghiệm và gia tăng uy tín doanh nghiệp qua nhiều lần đặt hàng đều
có chất lượng, lead time bằng hoặc tốt hơn trước.
Hơn nữa, đối với những sản phẩm ngành hàng nơng sản, chúng ta có thể thấy rõ
tầm quan trọng của logistic. Những loại hàng này thường khơng có hạn sử dụng lâu
dài, việc kéo dài lead time chắc chắn sẽ khiến cho chất lượng bị sụt giảm hoặc tệ hơn
là hỏng. Ngoài ra nếu việc vận chuyển không đáp ứng được những tiêu chuẩn đề ra có
thể khiến hàng hóa bị dập, móp, méo gây tổn thất chi phí cho doanh nghiệp.

12



PHẦN 2.

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO XUẤT
KHẨU VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng gạo
2.1.1. Một số nét chính về xuất khẩu gạo của Việt Nam
Lúa gạo có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Sản xuất lúa gạo hỗ trợ cuộc sống của hàng triệu gia đình nơng dân nhỏ. Từ năm 1986,
với chính sách đổi mới, sản lượng lúa gạo ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Việt Nam
đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới, đảm bảo rằng quốc gia
của họ có an ninh lương thực và đưa giá gạo xuất khẩu của họ cao hơn. Philippines là
thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam ở châu Á và châu Phi. Việt Nam được
đánh giá là có lợi thế rất cao so với các nước về sản xuất lúa gạo. Trong vài năm qua,
lợi thế sản xuất gạo của Việt Nam đã giảm đi. Hiện nó thấp hơn so với các nước xuất
khẩu gạo lớn khác như Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan. Nhiều giải pháp cần được thực
hiện tại Việt Nam để nâng cao chất lượng gạo của họ trên thị trường toàn cầu.
a. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
Trước năm 1986, Việt Nam, phải nhập khẩu gạo do sản xuất trong nước không
đáp ứng được nhu cầu nội địa. Lượng gạo Việt Nam nhập khẩu vào cuối những năm
1960 và trong năm 1976 còn vượt quá 1 triệu tấn/năm.
Chính sách đổi mới năm 1986 đã mở đầu cho quá trình Việt Nam hội nhập vào
nền kinh tế thế giới và triển khai những chính sách quan trọng trong phát triển nơng
nghiệp, nhờ đó sản xuất lúa gạo của Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Năm 1989, Việt
Nam lần đầu tiên xuất khẩu gạo, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo và chuyển sang xuất khẩu.
Trải qua hơn 30 năm (1989-2021), đến nay, hạt gạo Việt Nam đã có mặt ở hơn 172
nước/vùng lãnh thổ. Xuất khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng tăng lên cả về sản
lượng và kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 1,37 triệu tấn gạo, trị

giá 310 triệu đôla vào năm 1989. Sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên 2 triệu tấn vào năm
1995, 3 triệu tấn vào năm 1996, 4 triệu tấn vào năm 1999, 5 triệu tấn vào năm 2005, 6
triệu tấn vào năm 2009 và 7 triệu tấn vào năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu gạo của
Việt Nam đã để lại những dấu ấn khi đạt mốc 1 tỷ đôla vào năm 1998, 2 tỷ đôla vào
13


năm 2008 và 3 tỷ đôla vào năm 2010. Gạo hiện là một trong những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam.
Tính từ đầu năm đến 15/2, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 647.763 tấn, tăng

Hình 2.3 Sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam
36,2% so với cùng kỳ năm trước với giá trị kim ngạch gần 314 triệu USD, tăng 19,6%.
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Philippines, số lượng xuất khẩu đạt
234.050 tấn, kim ngạch 110 triệu USD. Tiếp theo là thị trường Bờ Biển Ngà với
59.675 tấn, kim ngạch 23,4 triệu USD. Thị trường đứng thứ 3 là Trung Quốc với
37.000 tấn, kim ngạch gần 19 triệu USD; Malaysia: 34.925 tấn, kim ngạch 16 triệu
USD…
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong quý I/2022, Việt Nam đã xuất
khẩu được hơn 1,5 triệu tấn gạo, với kim ngạch đạt hơn 730,7 triệu USD, tăng 26,3%
về lượng và 12,9% về giá trị so với cùng kỳ. Riêng trong tháng 3/2022, xuất khẩu gạo
đạt 531.000 tấn, kim ngạch đạt gần 263 triệu USD, tương ứng tăng 13,3% và 17,7% so
với tháng 2/2022.
Lượng xuất khẩu trong tháng 5/2022 đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2021 trở lại
đây. Lượng xuất khẩu gạo trong tháng đạt hơn 710 nghìn tấn với trị giá là 347 triệu
USD, tăng 27,8% về lượng và tăng 25,8% về trị giá so với tháng trước. Tính trong 5
tháng/2022, lượng xuất khẩu gạo đạt 2,77 triệu tấn với trị giá là 1,35 tỷ USD, tăng
6,9% về lượng và giảm 3,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chủ yếu
xuất sang thị trường Philippin với 1,27 triệu tấn, tăng 34,8%; sang Trung Quốc với 389
nghìn tấn; giảm 19,5%; Bờ Biển Ngà với 273 nghìn tấn, tăng 37%...

14


Hình 2.4 Giá trị và lượng gạo xuất khẩu trong giai đoạn 2021-2022
Trong 6 tháng năm 2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước ước đạt 3,520 triệu
tấn, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021 thu về khoảng 1,72 tỷ USD. Gạo là một
trong 28 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 6 tháng năm
2022.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam và của Trung tâm Thương mại
quốc tế (ITC), xét theo kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam hiện là 1 trong số 3 nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới kể từ năm 2001. Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu
6.249,114 nghìn tấn gạo với kim ngạch xuất khẩu đạt 3.120,163 triệu đôla, chiếm
12,75% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan
(15,1%)
Gạo là một trong 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam, nhưng xét về hiệu quả đóng góp của ngành này cho nền kinh tế thì vẫn cịn
nhiều hạn chế.
b. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 79 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Châu Á và châu Phi là 2 khu vực xuất khẩu gạo chính, lần lượt chiếm 67,68% và
21,59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019. Trung Quốc là
15


thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong suốt giai đoạn 2012-2018. Tuy
nhiên, đến năm 2019, vị trí này của Trung Quốc đã thuộc về Philippines chiếm 36,49%
kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống
khác của Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Ghana, có thị phần
dao động trong khoảng 8,74-10,38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt
Nam.


Hình 2.5 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019
c. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động quanh ngưỡng 350-400$/M trong
phần lớn giai đoạn từ tháng 2/2016 đến tháng 1/2020. Tuy nhiên, từ tháng 2/2020, giá
gạo của Việt Nam đã tăng lên, đạt mức 450-520$/MT. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
tăng một phần là do chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện, chủng loại gạo
xuất khẩu cũng dần chuyển sang những loại gạo có giá trị gia tăng cao. Ngồi ra, do
ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ cuối năm 2019, việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu
gạo một thời gian, vận tải quốc tế bị gián đoạn và hiện nay là tình trạng khó th vỏ
container rỗng để vận chuyển gạo xuất khẩu đã đẩy giá gạo lên cao.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
thời gian gần đây duy trì trên mức 400 USD/tấn. Cụ thể, trong 2 tuần cuối tháng 3 và
đầu tháng 4, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã được điều chỉnh tăng 3 đợt, lên mức 415
USD/tấn, cao hơn gần 10 USD/tấn so với gạo Thái Lan (406 USD/tấn). Giá gạo 25%
tấm của gạo Việt Nam tuy vẫn thấp hơn gạo Thái Lan (404 USD/tấn) nhưng cũng đã
16


tăng lên mức 395 USD/tấn; gạo 100% tấm của Việt Nam tăng lên mức 360 USD/tấn,
trong khi gạo cùng loại của Thái Lan đạt 404 USD/tấn.
Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy, giá gạo xuất
khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2/2016 đến tháng 2/2021 luôn thấp hơn
giá gạo của Mỹ và Uruguay nhưng cao hơn giá gạo của Ấn Độ và Pakistan. Giá gạo
xuất khẩu của Việt Nam cơ bản thấp hơn của Thái Lan. Tuy nhiên, từ đầu tháng
2/2021, giá gạo của Việt Nam đã cao hơn một chút so với Thái Lan. Do nguồn cung
gạo của Thái Lan được dự báo gia tăng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi nên giá gạo
của Thái Lan có xu hướng giảm. Trong khi đó, nguồn cung của Việt Nam bị hạn chế
trong giai đoạn giao mùa và cước vận tải gia tăng do khó th container. Đây chính là
điều bất lợi với xuất khẩu gạo của Việt Nam khi một số nước bắt đầu chuyển hướng

sang nhập khẩu gạo từ các nước khác để hưởng giá gạo thấp hơn.

Hình 2.6 So sánh giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với các nước xuất khẩu gạo khác
Theo bảng giá do Hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố ngày 9/5/2022, gạo
Việt Nam bán trên thị trường tồn cầu có giá 418 USD / tấn (5% tấm), 398 USD / tấn
(25% tấm) và 360 USD / tấn. (100% bị vỡ). Giá gạo Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam
khác nhau. Gạo Việt Nam rẻ nhất với mức chênh lệch 29 USD / tấn (gạo 5% tấm), 36
USD / tấn (gạo 25% tấm) và 42 USD / tấn (gạo 100% tấm). Ngược lại, gạo Ấn Độ là
đắt nhất, với 65 đô la một tấn đối với gạo 5% tấm, hơn 75 đô la một tấn đối với gạo
25% tấm và hơn 42 đô la một tấn đối với gạo 100% tấm.
Về xu hướng, giá gạo trong nước cũng như thế giới vẫn tiếp tục tăng lên bởi hàng
loạt các lý do: Thứ nhất là do diện tích trồng lúa ở VN đang bị thu hẹp lại bởi tốc độ
17


cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đơ thị hố… Thứ hai là hiệu quả của việc trồng lúa
không cao, nên người nông dân bỏ canh tác, việc này đã diễn ra ở các vùng đồng bằng
các tỉnh phía bắc. Thứ ba là tỉ lệ tăng dân số hàng năm của mỗi quốc gia đều đang cần
nguồn lương thực, trong lúc nguồn cung không tăng. Thứ tư là yếu tố thiên tai, bão lụt
thất thường, nhất là trong tình trạng khí hậu tồn cầu đang nóng lên như hiện nay đã
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động gieo trồng lương thực và tác động lớn đến giá lương
thực. Và vấn đề thứ năm là điều rất mới, đó là trên thế giới bắt đầu xuất hiện công
nghệ chế biến cồn từ ngơ (bắp) và sắn (khoai mì) để làm nhiên liệu dùng cho động cơ.
Việc sử dụng công nghệ khoa học này dùng một lượng sắn, ngô rất lớn sẽ ảnh hưởng
đến tình hình lương thực tồn cầu. Dự báo có thể ngay trong năm tới, giá sắn lát và
ngô sẽ tăng khoảng trên 100%.
d. Đóng góp của xuất khẩu gạo trong phát triển kinh tế
Trong những năm gần đây sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã trở thành
ngành chủ lực quan trọng. Và hoạt động xuất khẩu gạo đã trở thành 1 trong 6 mặt hàng
xuất khẩu chiến lược của Việt Nam, đạt kim ngạch hàng tỉ USD và đem lại cho đất

nước nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất
khẩu gạo, vì vậy nó đóng vai trò rất lớn cho nền kinh tế nước ra bên cạnh những mặt
hàng xuất khẩu khác.
Trước hết, xuất khẩu gạo đã tạo ra khả năng nâng cao tính cạnh tranh trên thị
trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam có những lợi thế nhất định như mạng lưới
sơng ngịi khá phát triển, có hệ thống cảng biển tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển
hàng hóa xuất khẩu. Mặt khác, chi phí cho sản xuất gạo nước ta khơng cao, thuế nông
nghiệp lại được ưu đãi đã tạo điều kiện cho khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam.
Xuất khẩu gạo góp vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển. Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo còn tạo điều kiện cho các nhanh cùng có cơ hội
phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ổn định sản xuất. Hơn nữa, nó
cịn là phương tiện quan trọng tạo ra vốn, thu hút kỹ thuật công nghệ từ các nước phát
triển.
Do sản xuất tăng nhanh và ổn định, lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam chiến tỉ
trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta và đóng góp một phần khơng nhỏ
18


vào việc thúc đẩy kinh tế nơng nghiệp nói riêng cũng như tăng trưởng kinh tế nói
chung trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Trong 6 tháng đầu năm 2022, gạo là
một trong 29 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD. Theo hiệp hội
Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 489,46 USD/tấn và lượng gạo
xuất khẩu của cả nước đạt 3,52 triệu tấn, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021 thu về
1,72 tỉ USD.
Xuất khẩu gạo còn giúp cải thiện đời sống và giải quyết việc làm. Do những năm
gần đây, vấn đề thiếu lương thực đã bị xóa bỏ, nhiều cây nơng sản có năng suất, chất
lượng cao đã được đem xuất khẩu và ngày càng phát triển thì nó khơng chỉ giải quyết
việc làm trực tiếp cho nông dân mà kèo theo là việc làm cho người lao động ở các
nhanh dịch vụ, sản xuất liên quan…
Ngồi ra, xuất khẩu gạo cịn tạo sự ổn định tỷ giá hối đoái, cân bằng cán cân

thanh toan nhờ việc thu ngoại tệ mang về từ việc trao đổi buôn bán giữa các nước trên
thế giới.
2.1.2. Các thành viên của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam

Hình 2.7 Sơ đồ: Chuỗi cung ứng gạo tại Việt Nam
Chuỗi cung ứng là chuỗi các hoạt động quá trình cần thiết để cung cấp sản phẩm
cho khách hàng từ nguyên liệu kho đến sản phẩm hoàn thành. Đối với lúa gạo chuỗi
19


cung ứng thường phức tạp, và khác nhau ở các nước khác nhau nhưng thường bao
gồm:
Nguồn cung cấp đầu vào: Giống, phân, thuốc,… hiện nay hầu hết các hộ trồng
lúa đã ứng dụng chương trình “một phải, năm giảm” – tức là: Phải sử dụng giống lúa
có chứng nhận và thực hiện năm giảm: Giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón,
giảm nước tưới qua kỹ thuật ngập – khơ xen kẽ, giảm số lần sử dụng thuốc trừ sâu,
giảm thất thoát sau thu hoạch. Ðây được xem là chiến lược chính để cải thiện tính bền
vững của ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam; Chương trình “ba giảm, ba tăng” – giảm
lượng giống, giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm phân bón nhưng vẫn tăng năng suất,
tăng hiệu quả kinh tế và tăng chất lượng sản phẩm.
Nông dân: Người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng lúa gạo cho
doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình tham gia
chuỗi cung ứng lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu một lượng rất ít người nơng dân có thể
cung cấp trực tiếp lúa gạo cho công ty lương mà phải qua hệ thống thương lái thu mua
và qua hệ thống xay xát, hệ thống cung ứng, chế biến và cung ứng gạo thành phẩm.
Thương lái: Hệ thống các nhà thương lái trực tiếp thu mua lúa gạo của nông dân,
cung cấp gạo xuất khẩu qua hệ thống xay xát hoặc trực tiếp cho công ty xuất khẩu
lương thực hoặc nhà bán lẻ. Thương lái sẽ là những người đến nhà các hộ nông dân
hoặc kho lưu trữ lúa gạo của nông dân, thu gom mua lại lúa đã thu hoạch, sau đó họ
vận chuyển cho các nhà máy xay xát với một mức giá thỏa thuận giữa người bán và

người mua.
Hệ thống xay xát, hệ thống cung ứng chế biến và cung ứng gạo thành phẩm: Các
nhà máy xay xát có vai trị sấy lúa, xay xát và lưu trữ tại kho của nhà máy và chờ vận
chuyển cho doanh nghiệp thương mại. Hệ thống có thể do cơng ty trực tiếp đầu tư vốn
để cung cấp gạo thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu và bán lẻ trong nước.
Doanh nghiệp thương mại: Khi lúa được mang đến doanh nghiệp thương mại sẽ
được lau bóng, tách hạt khác nhau phối trộn và đóng gói theo yêu cầu. Từ đây, phân
phối gạo sẽ được chia ra làm 2 loại:
− Loại 1: Xuất khẩu: Gạo sẽ được đem xuất khẩu theo yêu cầu đã đặt từ trước
ở các nước nhập khẩu.
20


− Loại 2: Siêu thị, nhà bán buôn: Gạo không mang đi xuất khẩu sẽ nhập cho
các siêu thị để bán cho thị trường, hoặc các nhà bán buôn sẽ đến thu mua
mang về kho lưu trữ.
+ Nhà bán lẻ: Là những đại lí nhỏ, lẻ lấy gạo ở các nhà bán buôn đem bán cho
người tiêu dùng.
Khách hàng: Là người cuối cùng tiêu dùng các sản phẩm gạo của cơng ty có thể
là cá nhân, các hộ gia đinh, doanh nghiệp, tổ chức…
2.1.3. Các hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam
Các hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo: gieo hạt, thu hoạch,
phân phối, vận chuyển…
Tổ chức hoạt động canh tác:
Những năm gần đây, diện tích đất canh tác lúa nước đã giảm bớt, tuy nhiên thì
diện tích trồng vẫn rất lớn.
Hiện nay, một năm ở Việt Nam sẽ có 3 vụ mùa lúa mùa. Quy trình kỹ thuật canh
tác lúa chung bao gồm 8 bước: làm đất, sử dụng hạt sống và làm mạ, gieo cấy bón
phân, trừ cỏ, quản lý nước, bảo vệ thực vật, thu hoạch và tách hạt.
Trong mỗi bước đều có thể áp dụng cơng nghệ từ truyền thống đến hiện đại, cơ

giới tùy vào điều kiện. Kết quả đánh giá mức độ áp dụng công nghệ hiện đại của 8
bước kỹ thuật trong sản xuất lúa của Việt Nam so với thế giới cho thấy: làm đất bằng
máy đạt 90%, làm mạ 10%, gieo cấy 15%, bón phân 2%, trừ cỏ 10%, quản lý nước
75%, bảo vệ thực vật 40%, thu hoạch và tách hạt 60%.
Đối với các khâu kỹ thuật canh tác, chăm sóc lúa bao gồm gieo cấy, quản lý
nước, bảo vệ thực vật và trừ cỏ, mục tiêu của thay đổi công nghệ là tối ưu hóa các kỹ
thuật đã được nghiên cứu nhằm giảm chi phí sản xuất, canh tác bền vững, giảm thiểu
phát thải khí nhà kính.
− Khâu gieo cấy đang chuyển sang tăng sử dụng giống xác nhận, giảm lượng
giống gieo cấy trên một đơn vị diện tích, giảm mật độ cấy, dùng mạ non,
cấy tay chuyển sang cấy máy.
21


− Khâu quản lý nước, nhờ hệ thống thủy lợi của Việt Nam được đầu tư khá tốt
so với các nước trồng lúa khác nên mục tiêu công nghệ là từ tưới tràn
chuyển sang tưới thích hợp theo mùa vụ, áp dụng tưới khô ướt xen kẽ nhằm
tiết kiệm nước tưới, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
− Đối với khâu bón phân, các cơng nghệ cần thay đổi là giảm lượng phân hóa
học, bón theo yêu cầu cây và đất, sử dụng phân vô cơ hỗn hợp nén, chậm
tan, phân hữu cơ, vi sinh, phân bón lá.
− Đối với khâu BVTV, nhu cầu thay đổi công nghệ bao gồm: Chuyển từ máy
phun bơm tay sang ứng dụng quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), áp dụng
canh tác ruộng lúa bờ hoa và dịch vụ bình phun động cơ nhằm tăng hiệu quả
thuốc BVTV, giảm lượng thuốc và an toàn cho người sản xuất.
Đối với áp dụng công nghệ trong khâu thu hoạch và tách hạt, sử dụng phụ phẩm
rơm rạ, các loại máy như gặt rải hàng, gặt đập cỡ nhỏ, gặt đập liên hợp cỡ lớn kết hợp
máy băm rơm, máy cuốn rơm. Với việc áp dụng công nghệ thu hoạch được tối ưu thì
tổn thất khâu gặt lúa đã giảm từ 5-6% xuống còn 2%. Thu hoạch bằng máy ở ĐBSH
hiện đạt 30% diện tích, ở ĐBSCL đạt 76% diện tích. Việc áp dụng cơng nghệ để khai

thác sử dụng rơm rạ, tránh đốt rơm gây ô nhiễm môi trường cũng đang được áp dụng.
Rơm rạ sử dụng cho chế biến ở ĐBSH đạt 30% diện tích, cịn ở ĐBSCL mới chỉ đạt
khoảng 15-20% diện tích.
Thực trạng canh tác nuôi trồng lúa nước hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, quy
mơ sản xuất nhỏ lẻ, diện tích lúa bị ngập mặn lớn, tuy người nông dân đã có kinh
nghiệp lâu năm trong việc trồng lúa nhưng kĩ thuật canh tác còn cổ hủ lạc hậu, chưa áp
dụng được các cơng nghệ hiện đại trong việc trồng lúa.
Tình hình khó khăn do biến đổi khí hậu khiến diện tích đất trồng lúa bị ngập mặn
tăng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long, thời tiết khô khan, hạn hán kéo dài dẫn đến
việc thiếu nước cho nông sản.
Giá tư liệu sản xuất tăng (phân bón, thuốc, giống lúa), người nơng dân chưa có
tiếng nói đủ mạnh nên thường chịu thiệt thịi và khơng bảo vệ được lợi ích của minh
do bị thương bn ép giá dẫn đến tình trạng giá lúa thấp, lâu dần khiến cho người dân
22


thiếu vốn sản xuất làm cho nhiều người bỏ nghề trồng lúa nước, chuyển sang canh tác
những nơng sản có giá trị vật chất cao hơn.
Các mơ hình liên kết nơng dân đã được thành lập gần đây như nhóm hộ, tổ hợp
tác, hợp tác xã hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, hình thức này chưa nhiều, quy mơ
nhỏ, vẫn phụ thuộc vào các tác nhân cung ứng dịch vụ, chưa hình thanh chuỗi giá trị
có hiệu quả, chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa phát huy
được tiếng nói và vị thế của người dân. Thời gian qua, nhiều chủ trương, chinh sách,
chương trinh, dự án đã ban hanh đã có sự quan tâm đáng kể đối với nhanh sản xuất lúa
nước, song đối tượng cần tập trung nhiều nhất là nông dân thì lại thiếu chính sách hợp
lý. Các cơ chế, chính sách tác động nhiều về mặt kỹ thuật nhưng ứng dụng chưa hiệu
quả, trong khi đó các chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất cho nông dân chưa phát
huy hiệu quả rõ nét.
Tổ chức hoạt động thu mua
Xu hướng tự do hóa thương mại gạo trong bối cảnh hiện nay là cơ hội để các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính thống, làm ăn đàng hồng có cơ hội đẩy mạnh
xuất khẩu vào các thị trường. Tuy nhiên điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam
phải thay đổi cách thức điều hành làm việc để phù hợp với những diễn biến mới của
thị trường. Việc tổ chức hoạt động thu mua từ trước đến nay là vấn đề chính phủ quan
tâm làm sao để cho người nông dân sản xuất có lãi tránh tình trạng người dân bị ép giá
hay phá giá.
Thị trường có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ tham gia vào sản xuất lúa gạo tạo
nên nhiều trường hợp cạnh tranh không lành mạnh gian lận thương mại… trong ngành
này. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp gạo đã liên kết chặt chẽ với nhau trực tiếp
đến tận nơi thu mua bắt tay hợp tác với người dân mà không cần qua trung gian nhằm
đảm bảo quyền lợi và lợi ích, tránh cho người dân bị ép giá, thu mua với giá thấp.
Mơ hình “bắt tay” với người nông dân của doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả
kinh tế cao, được nông dân ủng hộ và thực sự an tâm khi tham gia dự án. Theo đó các
doanh nghiệp sẽ hỗ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật và bao tiêu tồn bộ sản
phẩm cho nơng dân, Do đó người nơng dân sẽ khơng phải chịu rủi ro về giá cả thị
trường.
23


Ngồi ra, Chính phủ cũng có những chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo cho
người nơng dân khi tình trạng giá lúa gạo bị giảm sâu.
Tổ chức quá trình sản xuất và chế biến
Quy trình chung về chế biến bảo quản lúa gạo bao gồm 7 bước kỹ thuật: Làm
kho thóc, bảo quản thóc gạo, xay (tách vỏ), xát trắng, đánh bóng, phân loại hạt, đóng
gói.
Với điều kiện đầu tư cịn phân tán nên mức độ thất thốt sau thu hoạch của Việt
Nam còn cao, chiếm khoảng 11,7%; đặc biệt khâu phơi sấy của Việt Nam thất thốt
(4,2%). Vì vậy, phơi sấy chinh là khâu cần ưu tiên khắc phục trong thời gian tới. Về
đanh giá mức độ áp dụng công nghệ và mức độ quan trọng của các khâu trong sau thu
hoạch lúa gạo của Việt Nam được thể hiện bằng hình dưới đây:


Hình 2.8 Tầm quan trọng của các khâu kĩ thuật và mức độ áp dụng công nghệ sau thu
hoạch lúa gạo của Việt Nam
− Xay xát gạo: Để tạo ra hạt ngọc trắng ngần thì cần trải qua q trình xay xát
lúa gạo vơ cùng tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Quy trình đóng gói gạo xuất khẩu được
thực hiện bởi các máy móc, cơng nghệ vô cùng hiện đại của nhà máy Vinh
Hiển. Bao gồm các bước: Bóc vỏ và sàng lọc; Xát trắng; Đánh bóng. Mỗi
quy trình đều cần một loại máy móc chun biệt và quy trình chỉnh chu.
Tùy vào nhu cầu thương mại gạo nguyên cám, gạo còn cám hay gạo trắng

24


mà chúng mình được xay xát theo những cách khác nhau. Hiện này, trình độ
cơng nghệ của các doanh nghiệp sản xuất máy cơng cụ khá cao
− Bóc vỏ và sàng lọc gạo: Trước đây vào thời xa xưa, người ta thường dùng
những mẫu đá sắc nhọn để đập lúa tách ra khỏi vỏ. Quá trình này cần rất
nhiều thời gian và mất nhiều công sức. Sau này, người ta sử dụng phương
pháp giã gạo, vật dụng dùng để giã gạo là một chiếc cối đá cỡ lớn và một
chiếc chày làm từ gỗ. Công việc này thường dành cho hai người: Một người
có sức khỏe tốt đảm nhiệm việc giã, người kia có nhiệm vụ đảo đều gạo
trong cối. Việc giã gạo sẽ kết thúc khi vỏ trấu bóc hồn tồn ra khỏi hạt gạo.
Đến này nay, khi cơng nghệ phát triển, người sản xuất chỉ cần đổ thóc vào
máy tách, máy sẽ tự động tách hết lớp trấu bên ngồi. Thành phẩm thu được
sau q trình này là gạo lứt.
− Xát trắng gạo : Bước tiếp theo trong quy trình đóng gói gạo, chúng ta sẽ tiến
đến quy trình xát trắng gạo. Trong quy trình này vẫn sẽ được thực hiện bằng
máy móc chun dụng. Vì vậy hạt gạo sẽ trắng sáng, bắt mắt nhưng vẫn giữ
được giá trị dinh dưỡng, hương vị của nó.
− Đánh bóng gạo: Bên cạnh việc trắng sáng, hạt gạo cần phải bóng đẹp. Như

vậy, người mua sẽ cảm thấy hấp dẫn hơn. Do đó người sản xuất sẽ tiếp tục
đưa gạo đi đánh bóng để tạo nên vẻ ngồi thu hút. Hơn thế nữa, việc đánh
bóng gạo sẽ giúp bảo quản gạo được lâu hơn, tránh khỏi mối mọt, côn trùng.
− Tiến hành đóng gói gạo xuất khẩu: Sau khi hồn tất quá trình xay xát, chọn
lọc, gạo sẽ được mang đi đóng gói thành khối lượng tiêu chuẩn: 1kg, 5 kg,
10 kg,.. trong các loại bao bì của nhà máy, những loại 1kg, 5kg sẽ được hút
chân không để quản lâu hơn. Khâu đóng gói được vận hành bởi hệ thống
dây chuyền khép kín hiện đại và dễ điều khiển. Cuối cùng các túi gạo sẽ
được đem bảo quản tại kho và xuất đi các đại lý phân phối gạo.
Tỷ lệ áp dụng công nghệ trong khâu phơi sấy lúa khác nhau giữa các vùng. Năm
2015, ĐBSH áp dụng máy sấy chỉ đạt 5%, chủ yếu doanh nghiệp đầu tư sấy thóc, cịn
lại nơng dân vẫn phơi nắng. Tại ĐBSCL, máy sấy chủ động đạt 46%, trong đó có 90%

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×