Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chính tả và một số đặc điểm của chuẩn chính tả pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.68 KB, 3 trang )

Chính tả và một số đặc điểm của chuẩn
chính tả
Chính tả là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Đó là một hệ
thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu,
lối viết hoa
Chuẩn chính tả có những đặc điểm chính sau đây.
1. Đặc điểm đầu tiên của chuẩn chính tả là tính chất bắt buộc gần như
tuyệt đối của nó. Đặc điểm này đòi hỏi người viết bao giờ cũng phải viết
đúng chính tả. Chữ viết có thể chưa hợp lí nhưng khi đã được thừa nhận là
chuẩn chính tả thì người cầm bút không được tự ý viết khác đi. Ai cũng biết
rằng viết "ghế", "ghen" không hợp lí và tiết kiệm bằng "gế", "gen" nhưng chỉ
có cách viết thứ nhất mới được coi là đúng chính tả. Vì vậy nói đến chuẩn
chính tả là nói đến tính chất pháp lệnh. Trong chính tả không có sự phân biệt
hợp lí – không hợp lí, hay – dở mà chỉ có sự phân biệt đúng – sai, không lỗi
– lỗi. Đối với chính tả, yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất, thống nhất
trong mọi văn bản, mọi người, mọi địa phương.
2. Do chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối cho nên nó ít
bị thay đổi như các chuẩn mực khác của ngôn ngữ (như chuẩn ngữ âm,
chuẩn từ vựng, chuẩn ngữ pháp). Nói cách khác, chuẩn chính tả có tính
chất ổn định, tính chất cố hữu khá rõ. Sự tồn tại nhất nhất hàng thế kỉ của nó
đã tạo nên ấn tượng về một cái gì "bất di bất dịch", một tâm lí rất bảo thủ.
Chính vì thế mặc dù biết rằng cách viết "iên ngỉ" hợp lí hơn nhưng đối với
chúng ta nó rất "gai mắt", khó chịu vì trái với cách viết từ bao đời nay. Mặt
khác, do tính chất "trường tồn" này mà chính tả thường lạc hậu so với sự
phát triển của ngữ âm. Sự mâu thuẫn giữa ngữ âm "hiện đại" và chính tả "cổ
hủ" là một trong những nguyên nhân chính làm cho chính tả trở nên rắc rối.
3. Ngữ âm phát triển, chính tả không thể giữ mãi tính chất cố hữu của
mình mà dần dần cũng có một sự biến động nhất định. Do đó, bên cạnh
chuẩn mực chính tả hiện có lại có thể xuất hiện một cách viết mới tồn tại
song song với nó, ví dụ: "phẩm zá", "anh zũng" bên cạnh "phẩm giá", "anh
dũng", "trau dồi" bên cạnh "trau giồi", "dòng nước" bên cạnh "giòng nước",


v.v tình trạng có nhiều cách viết như vậy đòi hỏi phải tiến hành chuẩn hoá
chính tả.
Vì vậy, những sự phê bình những giải pháp âm vị học một cách quá nặng
nề như cuốnNgữ âm tiếng Việt (Đoàn Thiện Thuật) là một điều rất không
nên. Âm vị học tiếng Việt mở rộng cho rằng, mỗi một giải pháp âm vị học
đã có đề có những hạt nhân chân lí của chúng, đều chứng tỏ một cách tiếp
cận của nhà âm vị học đối với thực tế tiếng Việt. Vì vậy, chúng ta nên khai
thác những điểm mạnh của giải pháp đó hơn là chúng ta phủ nhận sạch trơn
những vấn đề âm vị học mà tiền nhân đã làm. Để có thể dung nạp được tất
cả những ý tưởng đó, cần một khung lí thuyết âm vị học đủ bao dung và khai
thác được khả năng ứng dụng cho từng giải pháp. Đó chính là lí do ra đời
chuyên đề âm vị học tiếng Việt mở rộng.
Sự khác biệt giữa /ă/ và /a/ là do sự kết hợp chặt hay lỏng, căng hay lơi giữa
nguyên âm ấy với các phụ âm sau nó. Bằng chứng là, trong các âm tiết mở
(khi phụ âm cuối là /zero/) không có sự đối lập ngắn/dài ở nguyên âm. Về
mặt lí thuyết, đây là một quan điểm học thuật rất tiến bộ bởi vì từ những lí
thuyết rất tiến bộ của Jakobson (1912) đến Goldsmith (1978) thì vấn đề tiếp
hợp chỗ nối giữa hai âm đã tạo thành một đặc điểm nét khu biệt trong hệ
thống nét khu biệt của âm vị học. Nét này có tên
là laxness/tenseness(căng/lơi) hay còn gọi là nét lỏng/chặt mà các cấu âm
nguyên âm tiếng Anh có sự thể hiện rất rõ nét.

×