Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

3 bước xây dựng kế hoạch sự nghiệp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.84 KB, 3 trang )

3 bước xây dựng kế hoạch sự nghiệp
Một nhân viên không xác định được mình muốn làm gì, mình muốn đạt tới vị trí
nào sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội, mất phương hướng trong sự nghiệp và khó kiểm soát
cuộc đời mình.

Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc xác định kế hoạch sự nghiệp. Nó không
phải là nhiệm vụ quá khó khăn. Các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên dưới
đây giúp bạn xây dựng hướng đi cho sự nghiệp của mình:

Tự đánh giá bản thân

Hãy bắt đầu xây dựng con đường sự nghiệp bằng cách đánh giá trung thực về bản
thân mình. Aricia LaFrance, một chuyên gia nghề nghiệp và người thành lập trang
web marketyourway.com, chia sẻ câu chuyện của mình: “Tôi đã tư vấn nghề
nghiệp cho nhiều người trong hơn 20 năm và tôi nhận thấy có nhiều đặc điểm theo
suốt cuộc đời chúng ta. Và đó cũng chính là bản chất sự nghiệp. Chẳng hạn, bạn
thích các con số hoặc luôn muốn giúp đỡ người khác. Biết được những đặc điểm
này, bạn sẽ tạo ra một con đường sự nghiệp khiến mình thỏa mãn nhất. Lời
khuyên của tôi là hãy nghĩ tới niềm đam mê lâu dài của mình khi lập kế hoạch cho
sự nghiệp”.

Còn Joel Garfinkle, người thành lập trang dreamcoaching.com, gợi ý bạn nên đánh
giá một cách toàn diện tất cả những gì đã đạt được trong sự nghiệp của mình. Ông
nói: “ Hãy tập trung vào những kinh nghiệm đã dạy bạn những bài học giá trị và
giúp bạn học hỏi các kĩ năng mới. Hãy đọc sơ yếu lý lịch của bạn cũng như những
đánh giá, nhận xét của người khác về bạn. Sau đó, xác định những gì bạn học
được. Rút ra những thông tin khiến bạn nổi bật. Khi đã phân tích quá khứ, xác
định và định rõ tình trạng sự nghiệp hiện tại, bạn sẽ xây dựng một con đường sự
nghiệp hoàn chỉnh cho mình”.

Sara LaForest và Tony Kubica – những nhà sáng lập công ty tư vấn quản trị


Kubica LaForest, khuyên bạn nên sử dụng các bản đánh giá tính cách công việc và
tiểu sử làm việc để xác định điều bạn làm tốt, điều bạn không thích và những điều
kiện có thể gây ra stress cũng như hạn chế thành công của mình. Họ cũng gợi ý
bạn nên nói chuyện với những người chuyên nghiệp hiểu rõ con người bạn và xin
lời khuyên.

Lập kế hoạch

“Một kế hoạch chuẩn bị kĩ lưỡng cho sự nghiệp tương lai sẽ giúp bạn tập trung
vào mục tiêu phía trước. Các mục tiêu thể hiện tham vọng và điểm đến của bạn.
Nếu mục tiêu không rõ ràng, sự phát triển nghề nghiệp của bạn sẽ thiếu tính thống
nhất và dựa nhiều vào may - rủi”, Garfinkle nói.

Ông cũng khuyên bạn nên trả lời những câu hỏi dưới đây để xác định mục tiêu của
mình:

- Bạn muốn tham gia những dự án như thế nào?

- Bạn muốn đạt được thành tích gì trong phòng ban/ công ty mình?

- Bạn muốn làm việc cho công ty như thế nào? ( Văn hóa, quy mô, danh
tiếng… công ty ra sao? )

- Bạn muốn sự nghiệp giải quyết những lo lắng nào của mình?

- Bạn muốn làm việc trong môi trường ra sao?

- Mức lương, điều kiện làm việc mong muốn của bạn?

- Bạn muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng như thế nào?


LaFrance nói thêm: “Khi thiết lập mục tiêu, hãy nghĩ tới kết quả cuối cùng và tiến
hành từng bước cụ thể. Mỗi mục tiêu nên chia ra thành các bước nhỏ, cụ thể giúp
bạn dễ dàng đạt tới đích hơn”

Đánh giá lại quá trình

Đừng nghĩ rằng con đường sự nghiệp là đường một chiều mà bạn không thể nào đi
lạc đường. Thay vào đó, hãy lên kế hoạch kiểm tra định kỳ con đường bạn đã đi
qua trên bản đồ bạn đã vạch ra. Đặc biệt chú ý tới những giai đoạn quan trọng
trong cuộc đời có thể ảnh hưởng tới ưu tiên của bạn.

Bản chất của công việc không phải là thực thể ổn định. LaForest và Kubica cho
biết: “ Sắp đặt sự nghiệp trong 10 – 15 năm tới là điều khó khăn và chúng có thể
nhanh chóng trở nên lỗi thời bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự nghiệp mà
không ai có thể lường trước hết được, như sự thay đổi của nền kinh tế hay tiến bộ
khoa học kĩ thuật.” Do vậy, hãy chú ý tới bức tranh toàn cảnh hơn khi đặt ra mục
tiêu cho mình.

×