Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Lịch sử ngoại giao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 24 trang )

BÁO CÁO THỰC TẾ MÔN
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM



MỤC LỤC

I. Mở đầu......................................................................................1
II. Hành trình chuyến đi .............................................................1
1. Làng Hoàng Trù ......................................................................1
2. Làng Sen ...................................................................................5
3. Khu mộ bà Hoàng Thị Loan ...................................................8
4. Khu di tích đại thi hào Nguyễn Du..........................................11
5. Ngã ba Đồng Lộc.......................................................................13
6. Đền thờ Bà Triệu.......................................................................15
7. Cố đô Hoa Lư............................................................................17
III. Đánh giá...................................................................................20


LỜI MỞ ĐẦU
Môn Lịch sử ngoại giao Việt Nam kết thúc, khoa Quan Hệ Quốc
Tế đã tổ chức một chuyến đi thực tế cho sinh viên kéo dài 3 ngày 2
đêm tới các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Và
trong học tập thì việc vận dụng giữa những kiến thức đã học vào
thực tế lại càng quan trọng hơn, đặc biệt là trong học tập và giảng
dạy môn Lịch sử. Với đặc thù bộ môn Lịch sử là học những sự kiện,
hiện tượng, nhân vật đã xảy ra trong quá khứ nên việc tiếp thu kiến
thức trong sách vở và sau đó được đi thực tế, thăm các di tích lịch
sử, các hiện vật thì sẽ giúp cho việc học tập có hiệu quả hơn, và việc
tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn.Chuyến đi
này không chỉ là một cơ hội cho các sinh viên K37 khoa Quan Hệ


Quốc Tế được khám phá các những vùng miền tổ quốc khác nhau,
học hỏi những kiến thức văn hóa, lịch sử, ngoại giao ở mỗi một địa
danh, mà còn là dịp để thầy và trò trong khoa được sinh hoạt, giao
lưu với nhau nhằm làm tăng tình đồn kếtvà hiểu nhau hơn. Qua
chuyến đi thực tế này, bản thân tôi đã được giới thiệu và tiếp thu
khá nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử, văn hóa và ngoại giao khi đi
qua mỗi vùng đất, địa danh, ngoài ra, chuyến đi này đã giúp tơi có
thêm được nhiều tình cảm với mảnh đất và con người miền Trung,
nơi mà con người ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, cũng như
tình thần bất khuất vượt qua gian khó, hy sinh cả cuộc đời vì quê
hương, vì đất nước trải qua bao cuộc chiến tranh dựng nước và giữ
nước. Cũng tại đây đã sản sinh ra những nhà danh nhân văn hóa tiêu
biểu như Đại thi hào Nguyễn Du hay Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ là
4


những đại diện tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa khơng chỉ của mảnh
đất Nghệ Tĩnh mà cịn là của đất nước Việt Nam, với những tác
phẩm văn hóa đã đóng góp rất lớn vào nền văn hóa nước nhà. Báo
cáo này sẽ tóm tắt lại hành trình “về nguồn” của tơi, thơng qua góc
nhìn cá nhân để diễn đạt lại những hiểu biết của bản thân về những
gì đã được nghe, được trải nghiệm trong chuyến đi.

5


I.

Ngày thứ nhất (từ Hà Nội đi Nghệ An)


Sáng ngày 27/9, cả đoàn tập trung tại cổng trước của Học viện
Báo chí và Tun truyền đúng 5 giờ, sau đó 30’, đồn bắt đầu xuất
phát xi về phía Nam Thủ đơ Hà Nội. Khoảng 7 giờ, đồn có mặt
tại Hà Nam dùng bữa sáng với món phở bị.
Sau đó đồn tiếp tục khởi hành và đến Nghệ An lúc 11h30 và dùng
cơm trưa tại đây.
Địa điểm đầu tiên tôi được ghé thăm là quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại làng Hoàng Trù, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, tại đây,
tôi được chứng kiến ngôi nhà nơi Bác sinh ra, được nghe những lời
thuyết minh ngọt ngào, trầm ấm bằng giọng xứ Nghệ, nghe kể về
thuở ấu thơ cơ cực của Người, về câu chuyện cảm động của bà
Hoàng Thị Loan quanh chiếc khung cửi trong ngôi nhà lá đơn sơ.
Làng Hồng Trù là nơi đã ni dưỡng người con ưu tú của đất nước,
nơi Bác đã gắn bó thời thơ ấu từ khi cất tiếng khóc chào đời đến
năm 5 tuổi. Cụm di tích Hồng Trù, nằm gọn trong khuôn viên rộng
khoảng 3500 m2, bao gồm: Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hồng
Xn, ngơi nhà cụ Hồng Đường (ơng ngoại Bác), ngôi nhà của cụ
Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan.

6


7


Hình ảnh chiếc võng và khung cửi đơn sơ gắn với tuổi thơ gian khó
của Bác, hình ảnh chiếc khung cửi của bà Hoàng Thị Loan là biểu
tượng cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo, một nắng hai sương vì
chồng vì con.
Rời làng Hồng Trù, đồn chúng tơi tiếp tục tới thăm quê nội của

Bác – làng Sen cách làng Hồng Trù chừng 1km.
Đó là một ngơi nhà gỗ 5 gian, lợp mái tranh, nhỏ bé, mộc mạc, giản
dị dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Cho tới ngày
nay, ngôi nhà vẫn mang dáng dấp như cách đây 1 thế kỷ với hàng
rào dâm bụt, con đường đất mộc mạc, những khu vườn xanh mướt
bao quanh. Đây là nơi ở chính của cả gia đình, kế bên là nhà ngang
sử dụng làm nhà bếp.

8


Hai gian nhà phía ngồi là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp
khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh - chị cả của Bác Hồ.
Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình.
Ở gian thứ tư có kê bộ phản gần cửa sổ là nơi cụ Phó bảng thường
nằm đọc sách.
Gian thứ năm kê bộ phản là nơi nghỉ của hai anh em Nguyễn Sinh
Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (tức Bác Hồ).
Tiếp tục hành trình, đồn di chuyển về xe và tới thị xã Cửa Lò lúc 5
giờ chiều, tại đây đoàn nghỉ chân một đêm, kết thúc cuộc hành trình
ngày thứ nhất.
Lắng nghe giọng nói truyển cảm của thuyết minh viên, đứng tại nơi
Bác Hồ kinh u sinh ra, đồn chúng tơi như đang sống trong những

9


ngày tháng ấy, tưởng chừng như thước phim về thời niên thiếu của
Người đang chầm chậm lướt qua từng góc sân khoảng trời.


Sau khi tham quan quê Bác vào buổi sáng, cả đoàn ăn trưa rồi tiếp
tục chuyến đi tới thăm mộ bà Hoàng Thị Loan – mẹ của chủ tịch Hồ
Chí Minh. Khu mộ nằm trên núi Động Tranh, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An được xây vào năm 1985.

10


II.

Ngày thứ hai (Cửa Lò đi Hà Tĩnh): Khu lưu niệm
Nguyễn Du – Ngã ba Đồng Lộc – Cửa Lò

Kết thúc ngày đầu tiên, chúng tôi lại tiếp tục đến với những địa
điểm trong chuyến hành trình. 7h sáng chúng tôi rời Khách sạn đi
tới Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du.

11


Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du được xây dựng để các nho sỹ, văn sỹ
và du khách trong và ngoài nước yêu thích Truyện Kiều, ngưỡng mộ
cụ Nguyễn Du - một Đại thi hào dân tộc, một Danh nhân văn hóa
thế giới; đến thắp hương tưởng niệm. Đây là khu di tích văn hóa
nằm trong quần thể di tích dịng họ Nguyễn Tiên Điền. Quần thể di
tích này là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích: đền thờ Đại Vương
tiến sĩ Nguyễn Huệ; đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng; đàn tế
Nguyễn Quỳnh; 2 ngôi nhà Tư văn; khu mộ đại thi hào Nguyễn Du,
bảo tàng Nguyễn Du và nhà thờ Nguyễn Du.


12


Khu lưu niệm Nguyễn Du hiện nay có tổng diện tích khoảng
28.562m2, thuộc địa bàn thơn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi
Xuân, gồm các hạng mục chính sau:
Nhà tư văn: do Quận công Nguyễn Nghiễm dựng tại khu vườn của
ông tổ họ Nguyễn năm 1785, được tu sửa vào các năm Tự Đức thứ
3 (1850) và Tự Đức thứ 13 (1860). Ban đầu, đây là địa điểm tụ hợp
bình thơ, bình văn của các nhà khoa bảng trong vùng.
Nhà thờ Nguyễn Du: dựng năm 1820, tại khu vực vườn nhà Nguyễn
Du, thuộc xóm Tiền, thơn Lương Năng.
Đàn tế và bia đá Nguyễn Quỳnh: do Nguyễn Nghiễm cùng người
em là Nguyễn Trọng dựng năm 1762, để báo hiếu công ơn sinh
thành của cha mẹ.

13


Nhà trưng bày: năm 1965, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của đại
thi hào Nguyễn Du, ngơi đình Chợ Trổ của xã Đức Nhân, huyện
ĐứcThọ, có niên đại cuối thế kỷ XVIII, đã được chuyển về Khu lưu
niệm, để làm nơi trưng bày một số hình ảnh, hiện vật liên quan đến
cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn (ở Tiên
Điền).

14



Khu lăng Văn Sự: nằm gần bờ sông Lam, thuộc giáp Đông, thôn
Lương Năng. Đây là mộ cụ tổ đời thứ 3 của dòng họ Nguyễn ở Tiên
Điền.
Mộ Đại thi hào Nguyễn Du: táng ở Đồng Cùng, thuộc giáp Tiền (xã
Tiên Điền), quay hướng chính Tây, có tổng diện tích khoảng
3.219m2.
Đền thờ và mộ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm: ở thôn Bảo Kệ
(nay là thôn Minh Quang, xã Tiên Điền).
Đền thờ và mộ Nguyễn Trọng: ở thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điền.
Khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du: thuộc địa phận giáp Tiền,
thôn Lương Năng, làng Tiên Điền, là nơi nghỉ dưỡng của Nguyễn
Du mỗi dịp về quê. Sau khi Nguyễn Du mất, ngôi nhà trong vườn
được cải tạo thành nhà thờ ông.
Sau khi tham quan tại Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du, đồn chúng tơi
tiếp tục hành trình tới Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

15


Về Ngã ba Đồng Lộc, ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là màu xanh
bạt ngàn trên đồi thông. Trong khung cảnh ấy, khó có thể hình dung
được 45 năm trước, nơi này lại được mệnh danh là “tọa độ chết”, là
“túi bom” mà đế quốc Mỹ thả xuống, nhằm ngăn chặn sự chi viện
cho miền Nam.

Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ TNXP Toàn quốc

16



Hố bom tại Ngã ba Đồng Lộc

Câu chuyện về 10 nữ thanh niên xung phong cùng với những người
anh hùng nơi đây chắc hẳn không ai là không biết. Dưới lời thuyết
trình đầy lơi cuốn và dẫn dắt của thuyết trình viên, tơi như được
sống lại vào ngày ấy, như được chứng kiến toàn bộ câu chuyện, như
được nghe từng lời từng lời gọi hồn chị Cúc của anh Bính, từng
tiếng từng tiếng gọi hồn rành rẽ:
Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang
Cúc ơi! Em ở đâu không về tập hợp
chín bạn quây quần đủ hết
Nhỏ, Xuân, Hà, Hường, Hợi, Rạng, Xuân, Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
Chín bỏ làm mười răng được !?

17


… Ở đâu hỡi Cúc ?
Đồng đội tìm em
Đũa găm cơm úp
Gọi em
Gào em
Khản cổ cả rồi
Cúc ơi !

Trong chuyến đi 3 ngày 2 đêm tới miền Trung, đoàn chúng tơi đều
nghỉ chân tại Khách sạn Thái Bình Dương tại thị xã Cửa Lò – nằm
bên bờ biển Cửa Lò xinh đẹp.

Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp ở Bắc Trung Bộ
Việt Nam. Bãi biển này thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.Thưa
thớt khách, hàng qn đóng cửa vì khơng trong tháng trọng điểm,
bãi biển Cửa Lị dường như là của riêng đồn chúng tơi. Thời tiết thì
18


vơ cùng ủng hộ và chúng tơi có những giây phút tuyệt vời để khám
phá bãi biển.
Buổi tối ngày thứ hai tại Cửa Lò, sau khi kết thúc bữa tối, chúng tôi
tham gia Gala dinner do công ty ASEAN tổ chức. Chúng tôi được
hát, được vui chơi, được giao lưu giữa 3 tập thể lớp, thêm gần gũi
thầy cô. Buổi tối ngày hơm đó dù cả đồn đều rất mệt vì sau một
chuyến đi dài, nhưng khơng ai ngần ngại mà bỏ lỡ.

19


III.

Ngày 3: Cửa Lò – Hoa Lư – Hà Nội

Ngày 29/9, đoàn sinh viên khoa Quan hệ quốc tế đã tới thăm đền
thờ Bà Triệu.
Phú Điền, Hậu Lôc là địa danh đã đi vào lịch sử cùng với nữ tướng
anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc
Ngô của Bà thế kỳ III.
Cuộc khởi nghĩa của Bà vào năm 248 là mốc son chói lọi trên chặng
đường chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Sử sách nhắc đến bà là
một nữ tướng tài ba lẫm liệt trong bộ áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài

trâm vàng, cưỡi voi trắng ra trận với câu nói đầy khí phách “Tơi
muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển
Đồng, đánh đuổi qn Ngơ, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ
không chịu khom lung làm tì thiếp người ta”.

20


Để tưởng nhớ công ơn của Bà, nhân dân đã lập đền thờ Bà tại núi
Gai, xây lăng, dựng tháp trên đỉnh núi Tùng. Đền Bà Triệu có lịch
sử lâu đời, lúc mới khởi dựng chỉ có 3 gian làm bằng gỗ, dựa lung
vào núi Gai(núi có thế voi phục).
Hiện nay, đền Bà được xây dựng theo hình thức kiến trúc truyền
thống vùng đồng bằng Bắc Trung bộ. Diện tích khu vực đền là 3,83
ha được bố cục tổng thể “nội công ngoại quốc”m đăng đối trên trục
thần đạo bao gồm từ ngồi vào trong: Cổng ngoại, hố nước hình chữ
nhật, bình phong, cổng trung, miếu, cổng nội, tả hữu mạc, tiền
đường, trung đường và hậu cung. Ba gian hậu cung, dựng trên mặt
bằng cao hơn dựa vào vách núi, trẫm tĩnh uy linh.

21


Điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình, chúng tơi dừng lại tại đền
thờ vua Đinh – vua Lê tại Cố đơ Ninh Bình. Ðền toạ lạc trên khn
viên diện tích chừng 5ha, thờ vua Đinh Tiên Hồng. Ðền được xây
dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17, theo kiểu "nội cơng, ngoại quốc".

Ðinh Phụng Lang (ngồi), Ðinh Ðế Tồn (trong) đều quay mặt về
phía bắc, là hai con thứ của vua Ðinh Tiên Hoàng. Gian bên trái thờ

tượng Ðinh Liễn quay mặt về phía nam là con trưởng của vua Ðinh
Tiên Hoàng.
Ðền Ðinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật
chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 19. Ðền vua Ðinh nằm giữa các tán cây đại thụ, các vườn cây ăn
quả, cây cảnh đan xen nhau càng tạo nên vẻ bề thế, hồnh tráng tơn
nghiêm của ngôi đền.

22


Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia thuộc
khu di tích đặc biệt cố đơ Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền thờ Vua Lê
Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga, Lê Long Đĩnh, ngồi ra cịn có
bài vị thờ cơng chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng Phạm Cự Lượng.
Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hồng 300 mét, thuộc thành
Đơngkinh đơ Hoa Lư xưa, nay là làng cổ Yên Thành, xã Trường
Yên, Ninh Bình. Đền vua Lê quy mơ nhỏ hơn đền vua Đinh nên
không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo.

KẾT LUẬN

23


Chuyến đi 3 ngày 2 đêm tới 4 tỉnh đã đi qua những địa điểm
có ý nghĩa đối với truyền thống ngoại giao của nước ta trong suốt
quá trình dựng nước và giữ nước. Đó đều là những địa danh là nơi
dân ta xây dựng và tôn tạo để tưởng nhớ công ơn những vị anh
hùng, người con ưu tú đã có cơng lao với dân tộc.
Thơng qua chuyến đi các bạn sinh viên K37 của Khoa Quan

hệ quốc tế đã có cơ hội được tiếp xúc với thực tế. Cụ thể hóa, thực
hành hóa các kiến thức, kĩ năng đã được thầy cô giáo dạy trên lớp.
Đây là cơ hội để sinh viên trong Khoa tích lũy thêm kiến thức, có
trải nghiệm thực tế để từ đó hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về những trang
sử hào hùng của dân tộc. Hơn nữa, sau chuyến đi này góp phần tăng
cường tinh thần đoàn kết, gắn kết các bạn trong khoa với nhau cũng
như khoảng cách giữa thầy cô và sinh viên trở nên gần gũi hơn.

24



×