Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Lịch sử ngoại giao Viêt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.51 KB, 40 trang )

CHƯƠNG 2: NGOẠI GIAO VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA (1945 – 1991)
1. Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô (1945 – 1991)
1.1. Ngoại giao Việt Nam – Liên Xô trong giai đoạn (1945 – 1954)
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tình hình thế giới hoàn toàn thay đổi
với nhịp độ ngày càng nhanh chóng. Các nước lớn trong phe Đồng minh điều
chỉnh chiến lược đối ngoại. Quan hệ giữa các nước lớn Đồng minh, trước hết là
giữa Liên Xô với Mỹ, chuyển từ hợp tác trong chiến tranh sang đấu tranh ngày
càng gay gắt trong hòa bình. Trật tự thế giới mới bắt đầu hình thành, chuyển dần
sang thế hai cực.
Liên Xô có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Tuy
nhiên về đối ngoại, những năm đầu sau chiến tranh, Liên Xô đã tập trung ưu tiên
củng cố vành đai an ninh tại vùng giáp biên cương của mình, duy trì hòa hoãn với
các nước lớn để giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, ưu tiên củng cố khu
vực ảnh hưởng ở phía tây, giúp đỡ cách mạng Đông Âu.
Năm 1945, khi nhân dân Việt Nam giành được chính quyền, mặc dù có đại
diện ở Hà Nội, đại diện của Liên Xô chỉ đến thảo luận với Việt Nam về những
công dân Liên Xô mà không có cuộc gặp gỡ ngoại giao chính thức nào, kể cả khi
chủ tịch Hồ Chí Minh đã có điện gửi Stalin…
Cũng phải đề cập tới, là trong những năm 40 của thế kỉ trước, Liên Xô còn
bị ràng buộc bởi “Hiệp ước Xô – Pháp” có thời hạn 20 năm kí kết vào tháng 12
năm 1944, trong đó “hai bên cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau”, không tham gia một liên minh nào chống lại nước kia (điều 5) nên, nếu
Liên Xô chính thức công nhận ủng hộ Việt Nam là vi phạm hiệp định.
Năm 1948, Nam Tư có công hàm chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt
Nam, nhưng Việt Nam biết cách ứng xử, “giữ ý” với Liên Xô, nên đã không mở
được cửa sang phía Tây.
Không làm gì quá để Liên Xô có thể “mất lòng” , “chỉ trích” trong chủ
trương hạn chế Việt Nam giao lưu, hào nhập quốc tế, Việt Nam cũng đã khéo léo
mở ra những cánh cửa để thoát khỏi “vòng vây” từ nhiều phía.
Năm 1949, trả lời nhà báo Thái Lan Naiut Thorn Phokul, Hồ Chí Minh nói:


“Việt Nam sẽ hợp tác với mọi nước vui lòng hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt
Nam.
Sau tuyên bố của Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc
sẳn sang thiết lập quan hệ ngoại giao với với các nước trên thế giới ngày
14/1/1950, vào ngày 30/1/1950, Liên Xô là một những nước đầu tiền trên thế giới
tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt
Nam, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai
nước sau này. sau Liên bang Xô viết, một loạt các nước XHCN Đông Âu cũng đã
công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sự kiện vô cùng quan
trọng này đã tạo điều kiện để nước Việt Nam đang chiến đấu chống thực dân xâm
lược nối liền với hậu phương lớn các nước XHCN anh em và tiếp nhận được sự
giúp đỡ to lớn về tinh thần và vật chất từ bầu bạn quốc tế. . Ngay từ những ngày
đầu lập nước, việc phát triển quan hệ với Liên Xô luôn là một trọng tâm hàng đầu
trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Việc thiết
lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên Xô là sự kiện trọng đại trong lịch sử
của tình hữu nghị Việt – Xô.
Ngày 3/2/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Liên Xô, hội đàm với các
nhà lạnh đạo Liên Xô, với Stalin, chính phủ Liên Xô hứa sẽ tích cực viện trợ cho
cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Stalin khẳng định “Liên Xô sẵn sàng
giúp đỡ Việt Nam tất cả những gì có thể”, “Liên Xô đồng tình với đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ cùng với các nước Xã hội Chủ nghĩa công nhận Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và tích cực viện trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến
và đào tạo cán bộ cho xây dựng hòa bình, Liên Xô sẽ phối hợp vớ Trung Quốc về
vấn đề viện trợ” .
Ngay sau khi đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, chính phủ Liên Xô đã
triển khai hoạt động nhiều mặt nhằm hỗ trợ cho cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc
của nhân dân Việt Nam. Liên Xô đẩy mạnh tuyên truyền cho Việt Nam từng bước
nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Năm 1950, hội nghị Hữu nghị Việt – Xô được thành lập. Thông qua đại sứ
quán Việt Nam, quan hệ giữa các cấp bộ, ngành và các giới,…của Việt Nam và

Liên Xô cũng dần được xác lập và củng cố. Những kết quả đó đã khẳng định sự
trưởng thành của quan hệ hai nước, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sau với
thế giới, nhân dân tiến bộ thế giới biết hơn, hiểu hơn về cuộc chiến tranh cứu nước
ở Việt Nam.
Từ năm 1950, sau chuyến thăm không chính thức của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Chính phủ Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác đã viện trợ cho Việt
Nam 20% tổng số vật chất mà bộ đội chủ lực Việt Nam sử dụng ở chiến trường
chính Bắc Bộ từ những năm 1950 – 1954. Trong số những mặt hàng quân sự mà
Liên Xô viện trợ cho Việt Nam hầu hết là những mặt hàng chiến lược co tính dã
chiến, tiến công cao, uy lực mạnh như xe tải Môlôtôva, tiểu liên K50, pháo cao xạ
37 ly, hỏa tiễn H6, tạo nên khả năng tiến công nhanh, cơ động mạnh cho bộ đội
Việt Nam. Cũng vì lẽ đó, Việt Nam có điều kiện mở liên tiếp các chiến dịch tiến
công trên chiến trường chính Bắc Bộ, đi tới giành thắng lợi quyết định cho cuộc
kháng chiến – thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Những năm 1953 – 1954, để tạo bầu không khí thuận lợi cho phát triển kinh
tế, chống âm mưu dây chiến của Mỹ, Liên Xô đã đưa ra sang kiến giải quyết các
tranh chấp bằng biện pháp thương lượng. “Sáng kiến” này được thực hiện ở Triều
Tiên và sau đó, theo đề nghị của Liên Xô sẽ triệu tập Hội nghị Quốc tế để bàn về
việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
Ngày 8/5/1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương chính thức được khai
mạc, Liên Xô là nước đã đưa ra sáng kiến triệu tập hội nghị. Hội nghị Giơnevơ gắn
liền với vai trò tổ chức và điều hành với tư cách là một đồng chủ tịch của Liên Xô.
Liên Xô đóng vai trò là nhân tố tích cực đưa hội nghị thoát khỏi bế tắc, thúc đẩy
việc kí kết hòa bình ở Giơnevơ. Trên cơ sở kiên định lập trường có tính nguyên tắc
là ủng hộ quan điểm của Việt Nam Dân chủ Công hòa về việc chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, ủng hộ các quyền dân tộc cơ bản của Việt
Nam.
Một thực tế không thể phủ nhận, hiệp định Giơnevơ là một thắng lợi hạn
chế, chưa phản ánh đúng những thắng lợi có trên chiến trường, là “sự phản ánh
tương quan lực lượng đối sách của các bên tham chiến trên chiến trường ở Đông

Dương và tất cả các nước lớn trên chiến trường quốc tế, phản ánh mối quan hệ
quốc tế cực kì phức tạp và ý đố chiến lược của các bạn đồng minh trong bước cuối
cùng của cuộc hòa đàm,”. Nhưng rõ ràng đây là một kết quả lớn nhất mà chúng ta
có thể đạt được trong bối cảnh quan hệ quốc tế lúc bấy giờ.
Nhờ vai trò tích cực của Liên Xô mà lần đầu tiên Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa được tham dự một hội nghị quốc tế lớn nhất trong lịch sử ngoại giao lúc bấy
giờ để bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, được nói lên lập trường, quan
điểm và tiếng nói chính nghĩa của mình, buộc các nước lớn tham dự hội nghị phải
cam kết thừa nhận quyền độc lập, thống nhất chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam. Cũng nhờ có vai trò của Liên Xô mà lập trường chính nghĩa của ta được thế
giới biết đến, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên
trường quốc tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của Liên Xô đối với Việt Nam tại
hội nghị Giơnevơ. Về phía Liên Xô, trong tuyên bố ngày 23/7/1954, Chính phủ
Liên Xô chỉ rõ: thắng lợi của hiệp định Giơnevơ là thắng lợi của chính sách hòa
bình hữu nghị của Liên Xô, của các lực lượng dân chủ thế giới, của cuộc đấu tranh
anh dũng của nhân dân Việt Nam. Mặc dù còn vài điểm chưa dứt khoát ở những
hiệp định kí kết tại Giơnevơ, song người ta không thể đánh giá thấp tầm quan trọng
của hiệp định. Đó là quốc tế công nhận cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và anh
dung lớn lao của các dân tộc Đông Dương trong cuộc đấu tranh này.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là thắng lợi của đường
lối độc lập tự chủ của Đảng Cộng sản Đông Dương, của kì vọng độc lập tự do và
quyết tâm chiến đấu cho độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Với thắng lợi này,
Việt Nam đã mở rộng hành lang địa - chính trị của phe Xã hội Chủ nghĩa, tạo ra
những khả năng thắng lợi của Xã hội Chủ nghĩa ở tiền đồn phía đông do Liên Xô
làm trụ cột. Sau hiệp định Giơnevơ, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới,
đồng thời cũng là giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên
Xô.
1.2. Ngoại giao Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1954 – 1964
• Đặc điểm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô từ 1954 – 1960

Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm
hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời và sẽ tiến hành tổng
tuyển cử sau 2 năm. Nhân dân miền Nam liên tiếp đấu tranh đòi thực thi hiệp định
Giơ-ne-vơ nhằm thống nhất nước nhà. Trong khi đó, miền Bắc bắt tay vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội với một nền tảng kinh tế không ổn định và bị chiến tranh tàn
phá rất nặng nề, công việc đầu tiên là phải khắc phục lại hậu quả của chiến tranh.
Vì thế việc tìm một “đồng minh” có thể giúp ta có thể khắc phục hậu quả chiến
tranh và là một điểm tựa vững chắc thì rõ ràng hơn cả là Liên Xô, thành trì của phe
Xã hội Chủ nghĩa.
Liên Xô khá ủng hộ Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ lập trường kiên định
của Liên Xô mà lần đầu tiên Việt Nam được tham gia một hội nghị quốc tế lớn, tuy
chưa được các nước Anh, Pháp, và Mỹ công nhận về mặt ngoại giao. Ngày 4 – 5 –
1954 phái đoàn Việt Nam đến hội nghị Giơ-ne-vơ với tư cách thành viên chính
thức. 8 – 5 – 1954 hội nghi Giơ-ne-vơ họp công khai. Phái đoàn chính phủ nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Phạm Văn Đồng dẫn đầu với tư thế người chiến thắng. Sau một thời gian đàm phán
và thương lượng, đêm 20 rạng ngày 21 – 7 – 1954 , hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết. Các bản hiệp định
đình chiến ở Việt Nam, Lào, CamPuChia được kí kết. Hội nghị thông qua tuyên bố
chung thừa nhận quyền độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nhân
dân Việt Nam, Lào và Campuchia, quyết định đình chỉ chiến sự trên toàn Đông
Dương, quân đội Pháp rút khỏi các nước Đông Dương, lấy vĩ tuyến 17 làm giới
tuyến quân sự tạm thời, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, sau 2 năm sẽ
tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Hội nghị Giơ-ne-vơ được kí kết “tạm thời”
thành công cũng có phần đóng góp của Liên Xô, và tất nhiên phần “đóng góp” của
Liên Xô thì không thể sánh với Trung Quốc.
Ngay sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, chính phủ Liên Xô đã gửi
điện mừng tới chủ tịch kiêm thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Hồ Chí
Minh . Trong giai đoạn này quan hệ giữa Bắc Việt Nam và Liên Xô khá tốt, các
chuyến thăm các cấp và đặc biệt là các chuyến thăm của chủ tịch Hồ Chí Minh

sang Liên Xô đã giúp cho mối quan hệ giữa hai quốc gia vẫn nồng ấm. Tuy nhiên,
trong thái độ của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam có
những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, Liên Xô giữ nguyên trạng ở miền Nam Việt Nam. Liên Xô muốn
Việt Nam phấn đấu giành thắng lợi trong xây dựng miền Bắc để vận động và thúc
đẩy đấu tranh chính trị ở miền Nam, giải quyết các vấn để ở miền Nam Việt Nam
bằng thương lượng, bằng con đường hòa bình. Các phương tiện truyền thông đại
chúng của Liên Xô cũng rất ít đưa tin về chiến tranh Việt Nam, về thắng lợi quân
sự của nhân dân miền Nam và lên án rất cầm chừng các hành động can thiệp quân
sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Trong giai đoạn này các cơ quan ngôn luận của
Liên Xô liên tục đưa tin về giải pháp Giơ-ne-vơ cho Việt Nam, thúc đẩy các nước
có liên quan giải quyết các vấn đề của Việt Nam bằng hòa bình thông qua hình
thức hiệp thương. 6 – 4 – 1956 Bộ ngoại giao Liên Xô đã gửi thư cho bộ ngoại
giao Anh về vấn đề thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ ở Việt Nam. Trong bản thông
điệp nêu rõ: “Chính phủ Liên Xô vẫn cho rằng hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt cuộc
chiến tranh đẫm máu ở Đông Dương cần phải được thi hành đầy đủ. Chính phủ
Liên Xô đặc biệt chú ý đến ý nghĩa lớn lao của việc thi hành điều khoản căn bản
trong hiệp định Giơ-ne-vơ nói về việc thống nhất nước Việt Nam bằng tổng tuyển
cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát của ủy ban quốc tế ở Việt Nam”. Lý do khiến
Liên Xô có những thái độ trên đối với Bắc Việt Nam là do sau khi Stalin mất,
Khrushev lên thay đã đi vào còn đường xét lại mà các nước sau này gọi là “chủ
nghĩa xét lại”. Năm 1956, tại Đại hội lần thứ XX, Đảng Cộng Sản Liên Xô đã đưa
ra đường lối “cùng tồn tại hòa bình”, “quá độ hòa bình”, “thi đua hòa bình” và
chương trình đầy tham vọng “đuổi kịp và vượt Mỹ” về sản phẩm tính theo đầu
người trong thời gian ngắn nhất. Vì mục tiêu và lợi ích của mình, Liên Xô chủ
trương hòa hoãn với chủ nghĩa đế quốc nhất là đế quốc Mỹ, coi đó là nhiệm vụ
chiến lược hàng đầu, nhằm tranh thủ vốn và kĩ thuật của Mỹ và Tây phương và giữ
nguyên hiên trạng của châu Âu để tạo ra điều kiện quốc tế thuận lợi cho xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Liên Xô e ngại phong trào giải phóng dân tộc sẽ như
“đốm lửa cháy rừng”, cản trở hòa hoãn, ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược của

Liên Xô.
Chính vì thế, trong thời gian này Liên Xô chủ trương hòa bình tại Việt Nam
và giải pháp Giơ-ne-vơ cho việc thống nhất hai miền Nam – Bắc. Đối với Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô khá tích cực trong việc giúp miền Bắc xây dựng
lại cơ sở kinh tế. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, miền Bắc từng bước khắc phục hậu
quả chiến tranh. Biểu hiện cụ thể là Liên Xô đã giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch
3 năm khôi phục kinh tế 1955 – 1957 và 3 năm phát triển kinh tế và văn hóa 1958
– 1960. Tháng 3 – 1959 Liên Xô cho Việt Nam vay 100 triệu Rúp để thực hiện kế
hoạch 3 năm phát triển kinh tế nói trên. Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết
Liên Xô đã cử hàng loạt các chuyên gia sang Việt Nam, giúp Việt Nam khắc phục
hậu quả của chiến tranh. Công việc đầu tiên mà cần phải khắc phục đó là trong lĩnh
vực nông nghiệp, khi mà nông nghiệp đã bị tàn phá rất nặng nề trong chiến tranh
khiến cho diện tích đất bị bỏ hoang rất lớn. Nắm bắt được tình hình đó, trong năm
1954 chính phủ Liên Xô đã cử sang Việt Nam những chuyên gia nông nghiệp giàu
kinh nghiệm giúp xây dựng giáo trình và hệ thống ngành, nghề đào tạo, đồng thời
giúp Việt Nam thành lập Trường đại học đầu tiên tại miền Bắc. Liên Xô cung cấp
toàn bộ các thiết bị và cử một số đội ngũ cán bộ giảng dạy với nhiều chuyên ngành
để đào tạo công nhân cơ khí nông nghiệp tại trường công nhân cơ khí Việt – Xô,
giúp Bắc Việt Nam xây dựng các chương trình tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong
nông nghiệp, xác định và tập trung giải quyết các vấn đề khoa học - kĩ thuật trọng
điểm của nông nghiệp Việt Nam. Chính phủ Liên Xô còn giúp Việt Nam trang bị
các phòng phân tích nông nghiệp và cử chuyên gia sang giúp Việt Nam xây dựng
bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc giúp đánh giá đúng tài nguyên đất của Việt Nam, trên
cơ sở đó đề ra những chủ trương đúng đắn trong việc xác định các phương án phát
triển nông – lâm nghiệp của Việt Nam. Sau khi giúp Bắc Việt Nam khắc phục hậu
quả chiến tranh và đào tạo cho Việt Nam hàng loạt các chuyên gia trên lĩnh vực
nông nghiệp Liên Xô còn giúp Việt Nam mở rộng và phát triển thêm trên lĩnh vực
này. Trong những năm sau đó, Liên Xô giúp Việt Nam kĩ thuật để mở rộng sản
xuất cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm, tổ chức các nông trường quốc doanh, các
trạm sửa chữa, xây dựng nhà máy chè và các xí nghiệp để bước đầu chế biến cà

phê, nước quả và quả hộp. Ngoài ra trong năm 1960 Liên Xô còn cho Việt Nam
vay dài hạn 350 triệu Rúp với điều kiện ưu đãi để chi phí về thiết bị máy móc nông
nghiệp, vật tư, công tác khảo sát thiết kế và các chi phí khác liên quan đến việc tổ
chức các nông trường quốc doanh và xây dựng những xí nghiệp do Liên Xô giúp
Việt Nam về kỹ thật.
18 – 7 – 1955 Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
do chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm Thủ tướng chính phủ dẫn đầu đi thăm Liên Xô. Tại
chuyến viếng thăm này Liên Xô quyết định giúp Việt Nam 400 triệu Rúp không
hoàn lại để năng cao sức sống của nhân dân và khôi phục kinh tế, trong đó bao
gồm cả khôi phục và xây dựng 25 xí nghiệp công nghiệp phúc lợi công cộng.
Ngoài ra chuyến thăm này còn đánh dấu một một sự kiện quan trọng trong hợp tác
thương mại – kinh tế giữa Liên Xô và Việt Nam. Chuyến thăm chính thức đầu tiên
của Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với việc kí kết
hàng loạt các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực đã đánh dấu điểm khởi đầu cho sự
hợp tác toàn diện giữa hai nước. Sau đó, vào 5 – 5 – 1956 Tại Matxcova Việt Nam
và Liên Xô đã kí hiệp định mậu dịch Việt – Xô, hiệp định trao đổi hàng hóa năm
1956, theo đó khối lượng trao đổi hàng hóa sẽ tăng gấp nhiều lần so với năm 1955.
Liên Xô sẽ cung cấp cho Việt Nam thiết bị, máy kéo, các chế phẩm dầu hỏa, dây
cáp và nhiều hàng hóa cần thiết khác cho Việt Nam. Đổi lại, Việt Nam sẽ xuất sang
Liên Xô các sản phẩm làm từ gỗ quý như: bàn, ghế, tủ, chè, các mặt hàng thủ công
nghiệp, gia vị, rau quả nhiệt đới…
Thứ hai, do trọng tâm chiến lược mới của Liên Xô là nhẳm củng cố khối Xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu mà biểu hiện rõ nhất là thành lập khối SEV và tổ chức
Varsava, đòi các nước đế quốc giữ nguyên hiện trạng châu Âu, thực hiện hòa hoãn
Đông Tây, Liên Xô tránh đối đầu căng thẳng với Mỹ và và phương Tây. Cũng cần
nói thêm rằng, yếu tố Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong mối
quan hệ Việt Nam và Liên Xô. Sau hội nghị Giơ-ne-vơ, uy tín của Trung Quốc tăng
cao trên trường quốc tế. Trung Quốc bắt đầu mở rộng ảnh hưởng, tập hợp lực
lượng châu Á và châu Phi, đặc biệt là Đông Nam Á và Nam Á. Điều đó thể hiện
trong vai trò của Trung Quốc ở hội nghị tại In-đô-nê-xi-a năm 1955, gạt bỏ ảnh

hưởng của Liên Xô. Trung Quốc tìm cách hạn chế ảnh hưởng trong khu vực thông
qua vấn đề Việt Nam, tránh gây căng thẳng với Mỹ. Tuy nhiên trong giai đoạn này,
mâu thuẫn Xô – Trung chưa bộc lộ công khai và chưa thực sự cao trào, nên quan
hệ giữa hai nhà nước Việt – Xô vẫn giữ ở mức bình thường.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chỉ có mối quan hệ đặc biệt với Liên Xô
mà còn cả đối với Trung Quốc. Nhưng kể từ khi Trung Quốc thống nhất lãnh thổ
vào năm 1949 thì mối quan hệ này bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt, tuy nhiên sự rạn
nứt đó vào thời điểm này là chưa đáng kể nhưng cũng cần phải cẩn trọng trong
cách đối xử đối với 2 quốc gia lớn trong khối Xã hội Chủ nghĩa này. Để giữ gìn
quan hệ cân bằng, đoàn kết, hữu nghị với cả Liên Xô và Trung Quốc, dưới sự chỉ
đạo của Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta chủ trương ứng phó nhanh nhạy, mềm
dẻo với mọi biến chuyển của tình hình, đạt tới sự tế nhị và cân bằng. Và vì thế vai
trò của Hồ Chí Minh trong việc cân bằng mối quan hệ Việt Nam với Liên Xô và
Trung Quốc, các chuyến thăm những năm 1956 – 1960 do Chủ tịch Hồ Chí Minh
dẫn đầu khá là liên tục và đồng đều với cả Liên Xô, Trung Quốc: Năm 1956, thăm
chính thức Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ, năm 1957, thăm 9 nước, trong đó có
Liên Xô, Trung Quốc, trong hai năm 1959-1960, hai lần thăm Trung Quốc và Liên
Xô.
Với các chuyến thăm liên tục đối với hai quốc gia lớn nhất trong khối Xã
hội Chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đạt được những
lợi ích nhất định từ cả hai phía mà không làm mất lòng bên nào. Đặc biệt là đối với
Liên Xô, trong đánh giá tổng quát về viện trợ quân sự dành cho Việt Nam trong
giai đoạn này thì Liên Xô cũng chiếm một phần không nhỏ. Giai đoạn 1955 – 1960
trong tổng số 49585 tấn thì Liên Xô đóng góp 29996 tấn, trong đó Trung Quốc
chiếm 19589 tấn. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào số liệu thống kê thì Liên Xô là nước
viện trợ quân sự cho Việt Nam lớn hơn Trung Quốc, tuy nhiên số liệu trên là tính
theo đơn vị tấn, nó không phản ánh đúng thực tế sự viện trợ quân sự cần thiết của
Liên Xô cho Việt Nam, trong khi đó tuy rằng Trung Quốc viện trợ tính theo đơn vị
tấn, rõ ràng là ít hơn Liên Xô nếu tính theo số liệu. Tuy nhiên, ta có thể hiểu được
vì sao lại như thế, bản thân Liên Xô không ủng hộ Việt Nam trong việc dùng bạo

lực cách mạng để giải quyết tình hình của miền Nam Việt Nam, Liên Xô vẫn chủ
trương theo giải pháp Giơ-ne-vơ mà không biết rằng giải pháp đó gần như không
thể xảy ra đối với Việt Nam khi mà đế quốc Mỹ đã thể hiện rõ họ muốn xé bỏ giải
pháp đó, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa được hình thành là minh chứng rõ nhất
cho việc đó, chính quyền Sài Gòn đã đàn áp những người Cộng Sản ở miền Nam
Việt Nam và đàn áp những người đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, rõ ràng là Mỹ
sẽ không cho thực hiện giải pháp Giơ-ne-vơ tại miền Nam Việt Nam. Trong khi đó,
Liên Xô vẫn khăng khăng giữ vững quan điểm của họ là hai miền Nam – Bắc nên
giải quyết bằng biện pháp hòa bình, ngay cả khi phong trào “Đồng Khởi” nổ ra vào
năm 1960 Liên Xô vẫn không đồng tính với chủ trương của Việt Nam. Chủ trương
của Liên Xô là như vậy cho nên việc viện trợ vũ khí cho Việt Nam là rất hạn chế,
trong 29996 tấn viện trợ cho Việt Nam thì phần lớn trong số đó là các trang bị kĩ
thuật và hàng hậu cần, còn vũ khí thì rất là hạn chế, đáng kể nhất trong giai đoạn
này là Liên Xô viện trợ cho Việt Nam 30 chiếc xe tăng T-34/85 nhưng đã qua sử
dụng và khá là lỗi thời. Nếu tính cho cả cuộc chiến tranh thì số lượng viện trợ quân
sự của Liên Xô cho Việt nam trong 7 năm từ 1954 – 1960 cũng không bằng trong
năm 1965.
Nhìn chung cho cả giai đoạn này tình hình mối quan hệ giữa Việt Nam và
Liên Xô vẫn khá là tốt đẹp, nhờ những chính sách đúng đắn của Đảng lao động
Việt Nam và nhớ tài ngoại giao tài giỏi của Hồ Chí Minh đã giúp cho miền Bắc
Việt Nam đứng vững qua giai đoạn khó khăn.
• Đặc điểm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô từ 1960 – 1964
Giai đoạn 1960 tới 1965 là một giai đoạn đầy biến động trong mối quan hệ
giữa hai nước, các giai đoạn thăng trầm khác nhau. Quan hệ giữa hai nước diễn ra
trong bối cảnh mới Đây là giai đoạn đường lối cách mạng Việt Nam có sự thay đổi.
Trong thời gian này, cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tăng cường đoàn kết
toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy ở miền Bắc, đồng thời đẩy
mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất
nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường
phe Xã Hội Chủ Nghĩa và bảo vệ nền hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới.

Cho tới trước khi sự kiện “Vịnh Bắc bộ” xảy ra và Mỹ đổ quan vào miền
Nam Việt Nam thì quan điểm của Liên Xô về việc giải quyết tình hình ở Việt Nam
vẫn như giai đoạn trước, vẫn là giải pháp qua thương lượng hòa bình, vẫn muốn
Việt Nam giải quyết tình hình bằng giải pháp Giơ-ne-vơ. Khi cách mạng miền
Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công chủ động, phía Liên Xô đã
khuyên Việt Nam không nên giải quyết tình hình ở Việt Nam bằng vũ trang, chỉ
muốn Việt Nam tập trung sức lực xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc và bằng
cách đó tác động vào diễn biến của tình hình miền Nam. Vì vậy, ngày 25 – 2 –
1963, Trung ương Đảng Cộng Sản Liên Xô đã khuyên Việt Nam nên lợi dụng đề
nghị của chính quyền Kennedy về thương lượng nhằm “trung lập hóa” Việt Nam
để phục vụ cho việc củng cố vị trí của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tạo điều
kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước miền Nam Việt Nam,
đồng thời giúp thủ tiêu lò lửa căng thẳng ở khu vực Đông Nam Á. Vì thế Liên Xô
vẫn giúp đỡ Việt Nam trong việc phát triển kinh tế miền Bắc, giúp miền Bắc xây
dựng những công trình trọng điểm và cho miền Bắc vay những khoản vay ưu đãi
hoặc viện trợ không hoàn lại như: 23 – 12 – 1960 Việt Nam và Liên Xô kí hiệp
định kinh tế thương mại, Liên Xô giúp Việt Nam về kinh tế và kỹ thuật trong kế
hoạch 5 năm (1961 – 1965), các bản Hiệp nghị về trao đổi hàng hóa giữa hai nước
trong giai đoạn trên và Nghị định thư trao đổi hàng hóa trong năm 1961. Trong
vòng 5 năm, kế hoạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước sẽ tăng lên hơn gấp 2,5 lần,
trị giá 1250 triệu Rúp. Liên Xô giúp Việt Nam về kỹ thuật trong công việc xây
dựng 43 xí nghiệp công nghiệp mới và các công trình khác, trong đó có 8 nhà máy
nhiệt điện và thủy điện công suất tổng cộng khoảng 20 vạn kW, gửi chuyên gia
sang giúp đỡ về mặt kỹ thuật, xây dựng các công trình xí nghiệp về điện, chế tạo
máy móc, khai khoáng…,tiến hành thăm dò địa chất tổng hợp, tìm các loại quặng
khác nhau cũng như cung cấp cho Việt Nam các thiết bị kim khí, phân bón và các
loại hàng hóa cần thiết cho sự phát triển kinh tế quốc dân của Việt Nam. Liên Xô
cho Việt Nam vay dài hạn 430 triệu Rúp với mức lãi hàng năm là 2% và viện trợ
không hoàn lại cho Việt Nam 20 triệu Rúp để phòng chống bệnh sốt rét. Nhờ sự
giúp đỡ của Liên Xô, Việt Nam đã xây dựng và phát triển các nông trường quốc

doanh , khai hoang được 120000ha đất, đưa vào gieo trồng trên quy mô đại trà
15000ha chè, 5000ha cà phê, 5000ha cam chanh, 10000ha dứa, 3700ha cao su và
15000ha đất chăn nuôi…Gần 20000 máy kéo, máy gặt đập, máy gieo hạt…của
Liên Xô hoạt động trên khắp miền Bắc. Hàng loạt các công trình về điện được khởi
công vàkhánh thàh trong giai đoạn này như việc khởi công xây dựng nhà máy điện
Uông Bí, nhà máy này được Liên Xô giúp xây dựng từ 19 – 5 – 1961 và hoàn
thành vào 18 – 1 – 1964, nhà máy điện Uông Bí với công suất 24000kW – công
suất vào loại lớn nhất miền Băc lúc này với các thiết bị điều khiển tự động, đốt lò
bằng than phun chính thức đi vào sản xuất. Nhà máy thủy điện Bàn Thạch ở Thanh
Hóa cũng do Liên Xô giúp đỡ và hoàn thành vào năm 1962, so với các nhà máy
thủy điện khác trên miền Bắc lúc này, nhà máy thủy điện Bàn Thạch có công suất
lớn nhất và được trang bị hiện đại nhất.
Trong năm 1962 Việt Nam và Liên Xô liên tiếp kí với nhau các hiệp định về
hơp tác thương mại và trao đổi hàng hóa. 15 – 9 – 1962 Việt Nam và Liên Xô kí
với nhau hiệp định viện trợ kinh tế và kỹ thuật. Theo hiệp định này, Liên Xô đảm
bảo giúp đỡ về kỹ thuật cho Việt Nam trong những năm 1963 – 1968 để xây dựng
và mở rộng các xí nghiệp và công trình công nghiệp, cung cấp cho Việt Nam máy
kéo và máy móc nông nghiệp, nhiên liệu, phân bón trong giai đoạn 1962 – 1965,
cung cấp mỗi năm 2000 tấn bông trong năm 1964 – 1965, tiến hành công tác thăm
dò, thiết kế khảo sát, cung cấp các thiết bị vật liệu, gửi chuyên gia sang Việt Nam
cũng như tiếp nhận chuyên gia sang Liên Xô học tập. Theo hiệp định, Liên Xô cho
Việt Nam vay 10 triệu Rúp để khôi phục và phát triển kinh tế. Cũng trong năm
1962 Việt Nam và Liên Xô kí nghị định thư về trao đổi hàng hóa. Liên Xô sẽ giao
snag Việt Nam các loại máy móc và thiết bị, sắt thép và kim loại màu, sản phẩm
dầu mỡ và phân hóa học…Đổi lại, Việt Nam sẽ xuất sang Liên Xô những mặt hàng
xuất khẩu truyền thống của mình như hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp,
các sản phẩm nhiệt đới đã qua chế biến.
Tuy nhiên, thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam xấu hẳn đi kể từ giữa năm
1963, sau khi Việt Nam công khai phát biểu một số quan điểm về các vấn đề quốc
tế sau khi Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ thăm Việt Nam vào tháng 5 – 1963. Thái độ dó

được biểu hiện rõ nét trong bức thư của Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô gửi
Trung ương Đảng lao động Việt Nam ngày 28 -11 – 1963 và nhất là bức thư gửi
ngày 6 – 7 – 1964. Nội dung bức thư nói rõ: “ Trong thời gian gần đây, một số
hoạt động của các đồng chí trong Trung ương Đảng lao động Việt Nam đã làm cho
chúng tôi nghi ngại và phiền lòng vì những hành động đó rõ ràng hành động đó đi
ngược lại với những tuyên bố của Đại biểu Việt Nam về tình hữu nghị Xô Việt…
một chiến dịch không thân thiện chống Liên Xô gần đây được tiến hành ngày càng
rộng rãi và tích cực tại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa…trong các hội nghị bí
mật của Đảng và trong dân chúng đã phổ biến đủ điều bịa đặt nhằm reo rắc sự
hoài nghi đối với đất nước của Lênin, khêu lên tình cảm không đẹp đối với đất
nước của Lênin…phải chăng những sự kiện kể trên…đang gây thiệt hai lớn lao
cho mối tình hữu nghị Xô – Việt…chúng tôi mong muốn một cách chính đáng rằng
hữu nghị thì phải được đáp trả bằng hữu nghị.”
Chính trong giai đoạn này, mâu thuẫn Xô – Trung và nhân tố trung Quốc đã
trở thành trở ngại lớn cho sự phát triển quan hệ Việt – Xô. Điều này được biểu hiện
rõ rệt qua những hành động và động thái của Liên Xô đối với Việt Nam. Trong thời
gian từ 1960 – 1964, Trung ương Đảng lao động Việt Nam đã nhận được khoảng
13 lá thư và các thông báo của Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị Đảng
cộng sản Liên Xô. Phần lớn những bức thư và thông báo này đều đề cập đến sự bất
đồng Xô – Trung, đề nghị hội đàm hai Đảng Xô – Việt, phàn nàn lãnh đạo và báo
chí Việt Nam phê phán lập trường của Đảng cộng sản Liên Xô, phê phán Việt Nam
có thái độ không thân thiện vớ chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam. Các chuyến viếng
thăm của Liên Xô tới Việt Nam do Pônômarinốp, Bí thư trung ương Đảng dẫn đầu
vào tháng 2 – 1962 và đoàn do Andrôpốp, Bí thư trung ương Đảng dẫn đầu vào
tháng 1 – 1963, đều nhằm lôi kéo tranh thủ Việt Nam. Trong lá thư gửi Trung ương
đảng Lao động Việt Nam ngày 6 – 7 – 1964, Trung ương đảng cộng sản Liên Xô
đã đề nghị Trung ương đảng Lao động Việt Nam phải “thay đổi lập trường”.
Trong bối cảnh bất đồng Xô-Trung bộc lộ công khai, Liên Xô quan tâm nhiều hơn
đến việc tranh thủ các nước lớn khác trong khu vực như Inđônêxia, Ấn Độ, nhằm
tranh giành ảnh hưởng với Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, Liên Xô đã không cắt

quan hệ với Việt Nam như đã làm với Albani và Trung Quốc vì vị thế của Việt
Nam trong ván bài với Mỹ. Đây là giai đoạn xấu nhất trong lịch sử quan hệ giữa
hai nước.
Do những bất đồng về mặt chính trị cho nên từ giai đoạn 1960 – 1964, viện
trợ quân sự của Nga dành cho Việt Nam rất ít, và không đáng kể, chủ yếu viện trợ
quân sự Việt Nam nhận được chủ yếu vẫn là từ Trung Quốc. Tháng 9 – 1962, khi
đồng chí Văn Tiến Dũng sang Liên Xô đề nghị tăng cường viện trợ quân sự, Liên
Xô chỉ nhận giúp với số lượng rất ít. Ngày 28 – 1 – 1963, Đại sứ Liên Xô tại Hà
Nội Tovmasyan đã được Trung ương đảng cộng sản Liên Xô uỷ nhiệm đến gặp thủ
tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh chỉ viện trợ kinh tế cho miền Nam thôi.
Cũng trong giai đoạn này, vai trò của Hồ Chí Minh lại được thể hiện một
cách rõ ràng nhất, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan
hệ với hai cường quốc trong khối liên minh Xã hội Chủ nghĩa. Trước những sự
kiện phức tạp trong tình hình Liên Xô, Trung Quốc; giữa Liên Xô – Trung Quốc ,
Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý Đảng và Chính phủ ta giữ thái độ đúng mực, mọi góp
ý, trao đổi cần hết sức cẩn trọng. Để đảm bảo điều đó, Hồ Chí Minh đặt tâm sức
vào hai việc quan trọng: Luôn giáo dục, căn dặn cán bộ, đảng viên phải có thái độ
không a dua, biệt phái, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước anh em,
tránh "để Trung Quốc đừng hiều lầm. Trung Quốc và Liên Xô đừng hiểu lầm
nhau”, gây tranh cãi không cần thiết; Chỉ đạo sát sao công tác tuyên truyền và cán
bộ tuyên truyền phải hết sức cẩn trọng trong tác nghiệp, trong đưa tin, bình
luận…“ tranh đấu để đi đến đoàn kết chứ không nói xấu ai ", không gây tổn
thương cho quan hệ quốc tế của Việt Nam với cả hai người bạn lớn.
Cũng cần nói thêm rằng, quan điểm đó không đồng nhất với thái độ “dĩ hòa
vi quý” hoặc thủ tiêu đấu tranh. Đây là biểu hiện ở mức cao nhất sự tôn trọng đối
với hai nước lớn anh em, là sự tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc bang giao quốc tế -
điều kiện quan trọng đảm bảo cho quan hệ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Liên Xô
và Trung Quốc trong những giai đoạn khó khăn nhất không sứt mẻ.
Khi mâu thuẫn Xô- Trung ngày càng gia tăng, cả hai nước đều muốn tranh
thủ mở rộng ảnh hưởng của mình đối với Việt Nam, lái Việt Nam đi theo đường lối

của mình, thậm chí có lúc còn lôi kéo và gây sức ép. Trước tình thế không mấy dễ
dàng này, Hồ Chí Minh chủ trương giải quyết quan hệ Việt – Xô - Trung trên quan
điểm độc lập, tự chủ, chống khuynh hướng áp đặt; kiên định lập trường đoàn kết
với cả hai nước. Cách thức đạt mục tiêu được Hồ Chí Minh xác định rõ: Sách lược
hết sức mềm dẻo, “làm việc phải thật khôn khéo, thận trọng”, "nguyên tắc của ta
thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì phải linh hoạt", chú trọng phát huy,
thúc đẩy mặt tích cực trong chính sách đối ngoại của Liên Xô, Trung Quốc. Thuyết
phục, vận động, hướng việc đoàn kết song phương Việt- Xô, Việt - Trung “trên nền
tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”, trên nền
tảng chính nghĩa của cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Với
phương châm “chưa hiểu thì chưa nên bầy tỏ thái độ” của Hồ Chí Minh, suốt thời
kỳ mâu thuẫn Xô – Trung diễn ra gay gắt, trên các phương diện chính thống, Đảng
và Nhà nước ta đã không bàn luận, không bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối
cuộc đấu tranh nội bộ trong Đảng Cộng sản Liên Xô , hay đối với Cách mạng văn
hóa của Trung Quốc, cũng như không tham gia các cuộc tranh luận công khai giữa
hai bên, tránh gây ra những hiểu lầm không cần thiết. Những năm 1960-1964, khi
Trung Quốc thường xuyên nêu vấn đề “chống chủ nghĩa xét lại”, “tách khỏi Liên
Xô”, còn Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô liên tiếp gửi thông điệp đề cập đến
bất đồng Xô – Trung, đề nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam phải thay đổi
lập trường với Trung Quốc, thì Hồ Chí Minh vẫn luôn mềm mỏng và kiên định giải
thích: “Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và cho quần
chúng nhân dân lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản, luôn luôn
tăng cường đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và các
nước anh em khác, đồng thời, khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta trao đổi và thông báo
về các vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam với lãnh đạo Liên Xô, thì cũng đồng
thời thông báo, trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc.
Một cách tổng quát, trong xử lý quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc, Hồ Chí
Minh đã kết hợp hài hoà giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa cương và nhu, giữa
chiến lược và sách lược, giữa chủ động và sáng tạo, vô cùng linh hoạt trên cơ sở
giữ vững nguyên tắc, từ đó nhận biết, nắm bắt thời điểm để xử lý thành công quan hệ

Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc, bảo vệ và thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia,
dân tộc.
Mối quan hệ không tốt giữa Bắc Việt Nam và Liên Xô chỉ được chấm dứt
vào 10 – 1964 khi Liên Xô có sự thay đổi trong ban lãnh đạo. Tại hội nghị Ủy ban
Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô đã bãi chức bí thư thứ nhất của Khorutsôp và
bầu Brêgiơnhep vào thay vị trí đó. Côxưghin được chỉ định giữ chức Chủ tịch hội
đồng bộ trưởng Liên Xô thay Khorutsôp. Sự thay đổi này mang tính quyết định
trong chính sách của Liên Xô đối với Việt Nam. Điều chủ yếu là sau sự kiện Vịnh
Bắc bộ, Liên Xô nhận thấy cả Mỹ và miền Bắc Việt Nam đều kiên định giải quyết
vấn đề Việt Nam bằng biện pháp quân sự. Một khi chiến tranh nổ ra giữa Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa và Mỹ thì việc giúp đỡ một nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em là
điều không thể tránh khỏi. Liên Xô cho rằng Việt Nam chắc chắn sẽ tìm kiếm
nguồn viện trợ tứ phía Liên Xô và coi đây là nghĩa vụ quốc tế của Liên Xô. Vì
những lý do trên mà Liên Xô quyết định chuyển hướng và từ sự giúp đỡ mang tính
tuyên truyền thuần túy cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam sang viện trợ vật chất nhiều hơn. Lần đầu tiên, trong
bản tuyên bố của Thông tấn xã Liên Xô TASS (ngày 27 – 11 – 1964) ngoài việc lên
án các hành động xâm lươc của Mỹ còn chứa đựng lời hẹn về việc tăng viện trợ
cho Việt Nam cùng với lời cảnh báo: “…Những kẻ đang nuôi dưỡng những mưu
đồ phưu lưu ở bán đảo Đông Dương cần phải biết rằng, Liên Xô sẽ không thể làm
ngơ trước vận mệnh của một nước Xã hội Chủ ghĩa anh em, và Liên Xô sẵn sàng
giúp đỡ anh em đó mọi sự cần thiết”.
Ngay sau đó Bắc Việt Nam và Liên Xô đã đưa ra được tuyên bố chung,
tuyên bố chung được hai bên đưa ra ngày 10/2/1965 khẳng định Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa là tiền đồn của phe Xã Hội Chủ Nghĩa ở Đông Nam Á, vai trò của
Việt Nam trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ và đóng góp của Việt Nam vào nền
hoà bình của thế giới. Tuyên bố cũng khẳng định Liên Xô không thể thờ ơ với an
ninh của một nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em và sẵn sàng ủng hộ và giúp đỡ Việt
Nam. Sự cam kết giúp đỡ Việt Nam của Liên Xô một lần nữa được khẳng định
bằng chuyến thăm Liên Xô từ ngày 10-17/4/1965 của đoàn đại biểu cao cấp Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa do đồng chí Lê Duẩn dẫn đầu. Tuyên bố chung nhấn
mạnh:
“Nếu Hoa Kỳ tăng cường xâm lược chống Việt Nam, trong trường hợp cần thiết và
nếu Việt Nam yêu cầu, chính phủ Liên Xô sẵn sàng cho phép những công dân xô
viết có nguyện vọng đến Việt Nam theo tinh thần quốc tế vô sản để chiến đấu vì sự
nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, bảo vệ những thành quả xã hội chủ
nghĩa của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.”
Một nguyên nhân quan trọng khác là Liên Xô đã thay đổi cách nhìn về Việt
Nam, coi Việt Nam là trung tâm trong nền chính trị quốc tế, có liên quan trực tiếp
tới đối thủ chính của Liên Xô là Mỹ và đối thủ chính của Liên Xô trong phong trào
cách mạng là Trung Quốc. Vì những lý do đó, Liên Xô đã cố gắng kiểm soát từ nội
dung, giải pháp đến cách tiến hành chiến tranh của Việt Nam.
Sau sự kiện “Vịnh Bắc bộ” trong tháng 8 - 1964và đặc biệt là việc Mỹ tiến
hành leo thang chiến tranh ở Việt Nam và tiến hành đổ bộ quan viễn chinh Mỹ vào
chiến trường miền Nam Việt Nam, quan trọng nhất là sự thay đổi trong ban lãnh
đạo của Liên Xô. Liên Xô nhận ra rằng việc giải quyết vấn đề Việt Nam thông qua
biện pháp hòa bình là không khả thi và việc đối đầu quân sự giữa Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa với Mỹ là việc hiển thị ngay trước mắt, vấn đề chỉ là vấn đề thời
gian. Và Liên Xô với tư cách là thành trì của khối Xã Hội Chủ Nghĩa thì không thể
làm ngơ trước sự an nguy của Việt Nam, quan trọng hơn cả là Liên Xô sợ Bắc Việt
Nam ngả theo phía Trung Quốc khi mà mâu thuẫn Xô – Trung đang lên cao, nếu sự
ảnh hưởng của Liên Xô với Việt Nam bị Trung Quốc lấn át thì tầm ảnh hưởng
trong khu vực Đông Nam Á của Liên Xô sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, mà Liên Xô thì
không muốn như thế. Một điều quan trọng nữa là Liên Xô muốn thử nghiệm sự đối
đầu giữa vũ khí quân sự của mình đối với Mỹ, và đây cũng là cơ hội để họ thu
nhập những thông tin về các loại vũ khí mới nhất của Mỹ. Trên cơ sở dữ liệu thu
thập được, Liên Xô điều chỉnh các loại vũ khí của mình cho phù hợp với các trang
thiết bị của Mỹ.
Sau chuyến thăm Việt Nam tháng 2 – 1965 của Chủ tịch Côxưghin , Liên Xô
đã cam kết củng cố giúp đỡ Việt Nam trên các lĩnh vực quân sự. Những chuyến

hàng viện trợ quan trọng đầu tiên được chuyển đến Hà Nội vào tháng 3 – 1965,
đầu tiên bằng con đường biển, dưới dạng cung cấp lương thực và thiết bị. Sau đó,
ngày 30 – 3 – 1965, sau khi Liên Xô và Trung Quốc kí Nghị định thư về việc quá
cảnh viện trợ của Liên Xô qua lãnh thổ Trung Quốc, số lượng vũ khí, đạn dược
ngày càng tăng lên đã được chuyển từ Liên Xô cho Quân đội Nhân dân Việt Nam
qua lãnh thổ của Trung Quốc. Theo Báo cáo của Bộ ngoại giao Liên Xô ngày 26 –
10 – 1965, trong năm 1965 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam gần 555 triệu dollar
trang thiết bị quân sự, kể cả máy bay. Hơn một nửa trong số đó được chuyển đến
trong năm 1965, Liên Xô đã gửi cho Việt Nam khá nhiều vũ khí và trang thiết bị
hiện đại, trong đó có cả máy bay chiến đấu, tên lửa, súng phòng không và các trang
thiết bị quân sự khác. Ngoài việc gửi các trang thiết bị quân sự, Liên Xô còn gửi
các cố vấn quân sự sang Việt Nam để giúp Việt Nam có thể sử dụng các trang thiết
bị hiện đại, vào cuối năm 1965 có tới 1165 chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt
Nam, chủ yếu là kỹ thuật viên, phi công và nhân viên vận hành tên lửa đất đối
không SAM. Liên Xô còn giúp Việt Nam đào tạo các chuyên gia quân sự, vào
1965 có khoảng 2000 người Việt Nam được gửi sang Liên Xô đào tạo để phục vụ
cho các lực lượng Không quân và Phòng không. Đến lúc này thì có thể nói miền
Bắc đã có xu hướng là ngả theo phía Liên Xô tuy rằng không thể hiện rõ điều đó
cho hai bên biết, tuy nhiên điều đó có thể ngầm hiểu được khi không theo liên
minh mà Trung Quốc lập ra để chống lại Liên Xô mà ngược lại còn ký với Liên Xô
một tuyên bố chung giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô.
Có thể nhận thấy rằng bất cứ sự kiện và con số nào phía Liên Xô chính thức
tiết lộ về sự viện trợ của họ cho Bắc Việt được đưa ra trước công chúng không
những để chế nhạo Hoa Kỳ, mà còn để gây ấn tượng với Bắc Kinh – và thậm chí
lớn hơn nữa là để phản bác lại các nước còn lại trong thế giới cộng sản, rằng Trung
Quốc cáo buộc Liên Xô không giúp đủ cho Bắc Việt Nam. Về phần mình, Liên Xô
không lập lờ trong cuộc xung đột, ngay cả khi chuyển giao số lượng vũ khí, họ
cũng gửi bằng cách rất thận trọng. Rõ ràng, Liên Xô không muốn Hoa Kỳ hay
Trung Quốc giành chiến thắng. Mà Liên Xô chỉ không muốn có chiến tranh thế
giới thứ ba từ kết quả của cuộc chiến tại Việt Nam. Do vậy, lượng vũ khí của Liên

Xô chỉ gia tăng sau khi Hoa Kỳ leo thang sự tham gia bằng cách này hay cách
khác, như họ đã làm hồi tháng 2 năm 1965 bằng cách tấn công vào Bắc Việt Nam.
Và Việt Nam dường cuộc thử lửa cho những mưu toán cá nhân giữa Liên Xô,
Trung Quốc và Mỹ.
1.3. Ngoại giao Việt Nam – Liên Xô từ 1965 – 1975
Trong giai đoạn này quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô ấm lên trông thấy
nhờ những thay đổi về chính sách ngoại giao từ cả hai phía. Sở dĩ có thể đưa ra
nhận định rằng, trong những năm 1965-1975, quan hệ Việt Nam – Liên Xô có
những biến đổi rõ rệt, theo chiều hướng tích cực là bởi dựa trên kết quả của việc so
sánh quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong những năm 1965-1975 với giai đoạn trước
đó – từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao tới trước năm 1965.
Quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong những năm 1950-1965 nổi lên hai xu
hướng chính:
Xu hướng tích cực
Xu hướng này thể hiện ở hai điểm chủ yếu:
Thứ nhất, trong thời kỳ 1950-1954, Liên Xô triển khai nhiều hoạt động hỗ
trợ cuộc đấu tranh vì độc lập của nhân dân Việt Nam về mặt vật chất và tinh thần,
tạo điều kiện choViệt Nam đẩy nhanh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi
đến kết thúc.
Thứ hai, từ năm 1954-1965, mặt tích cực trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô
được đánh giá thông qua chủ trương ủng hộ việc khôi phục, xây dựng miền Bắc
với sự viện trợ vật chất to lớn (viện trợ không hoàn lại, cho vay các khoản ưu đãi
và vay dài hạn; giúp Việt Nam chuyên gia, thiết bị và kỹ thuật trong các kế hoạch
kinh tế 1954-1957, 1957-1960, 1961-1965…).
Xu hướng tiêu cực
Xu hướng này nổi trội và là kết quả của những tính toán chiến lược của Liên
Xô trong bối cảnh thế giới diễn biến đầy phức tạp, chịu sự tác động mạnh mẽ của
lợi ích Liên Xô và Mỹ. Xu hướng này được biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, Liên Xô vẫn chưa coi trọng quan hệ với Việt Nam như với một số
nước châu Á khác (Ấn Độ, Miến Điện, Inđônêxia…). Liên Xô tích cực giúp đỡ các

nước lớn không phải thể chế chính trị XHCN ở châu Á, nhưng trong quan hệ với
Việt Nam thì lại nhạt nhoà.
Thứ hai, Liên Xô thực hiện một chính sách đối ngoại khôn ngoan, tránh dính
líu trực tiếp vào các xung đột, tranh chấp khu vực. Tại Hội nghị Giơnevơ, Liên Xô
giữ quan hệ Pháp – Tưởng làm đối trọng, nên đã im lặng trước mục tiêu quay lại
Đông Dương của Pháp, nhằm chống âm mưu gây chiến mà Mỹ theo đuổi.
Thứ ba, thái độ của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền
Nam Việt Nam có nhiều điểm không thuận. Liên Xô muốn Việt Nam chỉ tập trung
xây dựng kinh tế ở miền Bắc, chủ trương giữ nguyên hiện trạng ở miền Nam và
hoà bình thi hành Hiệp định Geneve, giải quyết vấn đề miền Nam thông qua
thương lượng. Quan hệ Việt Nam – Liên Xô đặc biệt xấu đi kể từ sau Hội nghị lần
thứ 9 BCH Trung ương Đảng (khoá III- 12/1963)2.
Khơrusôp gây sức ép với Việt Nam, doạ cắt khoản viện trợ quân sự vốn đã ít
ỏi (2-1964), có những tín hiệu để Việt Nam hiểu rằng “sẽ không có triển vọng cho
việc hợp tác chặt chẽ giữa hai nước, nếu Hà Nội không thay đổi lập trường”. Khi
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời (12-1960), Liên Xô không muốn đề
cao vai trò của của Mặt trận, phản ứng thận trọng trước sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8-
1964). Đây là giai đoạn xấu nhất trong lịch sử hai nước.
Từ năm 1965 trở đi, tình hình quốc tế ngày càng có những diễn biến mới,
phức tạp.
Cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt
và thu hút sự chú ý, quan tâm của cả nhân loại. Vấn đề Việt Nam thực sự trở thành
vấn đề chính trị quốc tế, liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều nước trên thế
giới. Đối với Liên Xô, chính sách tiêu cực với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở
Việt Nam đã làm cho uy tín của Liên Xô bị giảm sút trong phong trào Cộng sản và
công nhân quốc tế. Sự thay đổi Ban lãnh đạo (10- 1964) ở Liên Xô đã dẫn đến
những điều chỉnh về đường lối đối nội, đối ngoại, nhằm khôi phục uy tín trong và
ngoài nước, đồng thời tăng cường lực lượng của Liên Xô nhân lúc Mỹ bị sa lầy ở
Việt Nam, tạo thế có lợi để tiếp tục hoà hoãn với Mỹ, đối phó với sự đả kích của
Trung Quốc. Trong bối cảnh ấy, quan hệ Việt Nam – Liên Xô dần ấm lên, thể hiện

trên những mặt sau:
Ủng hộ về mặt chính trị
Từ năm 1965 trở đi, Liên Xô tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác chặt chẽ
với Việt Nam, dành cho Việt Nam sự ủng hộ to lớn và toàn diện. Đảng và Nhà
nước Liên Xô khẳng định lại vai trò “đồng Chủ tịch Hội nghị Giơneve” về Đông
Dương. Tháng 1/1965, Liên Xô chấp thuận cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền
Nam Việt Nam đặt đại diện thường trú tại Liên Xô. Tháng 2/1965, Đoàn đại biểu
Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô – viết do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Liên Xô A.N.Côxưghin dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam. Trong cuộc gặp gỡ,
Liên Xô và Việt Nam cũng nhất trí về những biện pháp nhằm củng cố khả năng
phòng thủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quan điểm này của Liên Xô được đưa
ra đúng vào thời điểm Mỹ bắt đầu ném bom dữ dội miền Bắc Việt Nam. Do vậy, nó
đã góp phần cổ vũ nhân dân Việt Nam và củng cố hơn nữa quan hệ hai nước. Sau
chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng A.N. Côxưgin đã ghé qua Bắc Kinh trên đường
về nước, gặp Thủ tướng Chu Ân Lai và nêu vấn đề “thống nhất hành động ủng hộ
Việt Nam”. Kể từ thời điểm này, mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô bước vào một
giai đoạn phát triển mới về chất. Hàng loạt các chuyến thăm viếng ngoại giao giữa
hai nước đã chứng minh nhận định trên. Theo thống kê, từ năm 1965-1975, giữa
Việt Nam và Liên Xô đã có “51 cuộc gặp gỡ cấp cao từ uỷ viên Bộ Chính trị trở
lên”4. Các cuộc hội đàm nhằm mục đích thống nhất nhận thức và đảm bảo cho lợi
ích của từng nước, cũng như lợi ích chung.
Ngày 17-8-1966, tại Liên Xô, 6.000 đại biểu nhân dân Thủ đô Matxcơva đã
họp mít tinh, nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh chống
Mỹ. Đại hội XXIII Đảng Cộng sản Liên Xô (1966) được tổ chức trùng vào thời
điểm Mỹ đánh phá ác liệt, mở rộng “chiến tranh cục bộ” trên toàn bộ chiến trường
miền Nam. Đại hội đã giao trọng trách cho Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ
Xô-viết “làm tất cả những gì có khả năng để chấm dứt sự xâm lược của Mỹ tại Việt
Nam, để quân đội Mỹ và quân đội nước ngoài rút khỏi miền Nam Việt Nam, tạo
điều kiện cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình”5. Năm
1969, khi Chính phủ Cách mạng lâm thời ở miền Nam Việt Nam được thành lập

một thời gian, Liên Xô đã công nhận và thiết lập quan hệ ở cấp đại sứ với Chính
phủ. Sự kiện này góp phần làm tăng thêm uy tín của cơ quan chính quyền nhân dân
miền Nam Việt Nam trên trường quốc tế. Từ đó, Liên Xô thường xuyên có những
cuộc tiếp xúc, trao đổi về mặt nhà nước với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền
Nam Việt Nam, đánh giá cao và ủng hộ đề nghị 10 điểm của Chính phủ Cách mạng
Lâm thời Miền Nam Việt Nam.
Liên Xô luôn thể hiện thái độ ủng hộ Việt Nam trong quan hệ với Mỹ, đề
cao vấn đề Việt Nam trên trường quốc tế. Trong cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Tổng
thống Mỹ Giônxơn và Thủ tướng A.N. Côxưghin tại Mỹ (6/1967), Liên Xô thể
hiện mong muốn một giải pháp hoà bình cho vấn đề Việt Nam, đồng thời nhấn
mạnh: Việc giải quyết vấn đề Việt Nam chỉ có thể thực hiện được nếu Mỹ chấm
dứt ném bom Việt Nam DCCH và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Ngày

×