Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận môn học CHÍNH LUẬN báo CHÍ đối NGOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.76 KB, 20 trang )

Tiểu luận

MƠN HỌC: CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI


MỤC LỤC


Phần 1: Trả lời câu hỏi
Câu 1. Những yêu cầu đối với chọn đề tài cho tác phẩm chính luận
- Phải chọn đề tài liên quan đến những vấn đề mang tính thời sự, những
vấn đề xã hội gay gắt, những vấn đề xã hội mang tính tồn cầu nhằm
định hướng, điều chỉnh dư luận – đúng với mục đích của thể loại báo
chí chính luận.
- Mặc dù chọn đề tài có tính thời sự nhưng bên cạnh đó phải ln chú
trọng đến tính xác thực, chính thống của thơng tin nhằm mục đích tuân
thủ nghiêm ngặt tính chân thực khách quan đối với tác phẩm chính luận
báo chí.
- Với đặc trưng là nhóm thể loại báo chí dùng lý lẽ để soi sáng sự kiện,
giúp công chúng hiểu đúng sự thật, hướng họ đến hoạt động tích cực
theo đúng ý đồ của tác giả nhưng phải phù hợp với quan điểm, tư tưởng
chính trị của Đảng và Nhà nước. Do đó khi lựa chọn đề tài cho tác
phẩm chính luận của mình, tác giả phải là người có trình độ cao và
chun mơn sâu về vấn đề mà mình định lựa chọn , để từ đó phát hiện
và sáng tạo ra lớp thông tin lý luận, thông tin lý lẽ từ các vấn đề của đề
tài.
Câu 2. Nêu và phân tích các bước tiến hành tổ chức sản xuất một chương
trình chính luận truyền hình
Bước 1. Nghiên cứu và tìm hiểu thực tế:
- Nghiên cứu: Đây là một khâu quan trọng khơng nên bỏ qua. Q trình
nghiên cứu nếu được coi trọng sẽ giúp bình luận viên có được nhiều lập


luận sắc bén, có sức thuyết phục hơn.
- Tìm hiểu thực tế: là quá trình các bình luận viên thu thập thông tin cần
thiết cho các luận điểm, lập luận của tác phẩm. Quá trình này nhiều khi

3


chỉ là sự tập hợp các tư liệu đã được phát sóng hoặc đơi khi cũng chỉ là
sự bổ sung các thông tin mới.
Bước 2. Xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề:
- Đề tài cho các tác phẩm chính luận truyền hình là những vấn đề, sự
kiện có tính thời sự, những vấn đề bức xúc đang gây nhiều tranh cãi và
có rất nhiều ý kiến, góc độ đánh giá khác nhau trong xã hội. Những sự
kiện, vấn đề này cần phải được phân tích, lý giải, xem xét một cách kỹ
lưỡng nhằm tìm ra câu trả lời đúng nhất nhằm định hướng tư tưởng cho
công chúng. Ở truyền hình, mỗi chun mục đều có chức năng, nhiệm
vụ tuyên truyền cụ thể vì vậy việc lựa chọn đề tài thường phải phù hợp
với nội dung mà chuyên mục đề cập tới. Ngồi ra chọn đề tài cịn dựa
theo các dạng bình luận: bình luận ngày, bình luận tuần, bình luận sự
kiện, vấn đề. Những vấn đề, sự kiện cụ thể mang tính phản ánh thơng
tin đơn thuần thường khơng phải là đề tài cho bình luận truyền hình mà
nó chỉ là tiền đề để hình thành việc lựa chọn đề tài. Mặt khác, đề tài có
thể tự khám phá, phát hiện hoặc nằm trong kế hoạch tuyên truyền của
cơ quan báo chí, của Nhà nước… trong từng thời điểm cụ thể.
- Chủ đề, tư tưởng chủ đề:
• Chủ đề của một tác phẩm chính là vấn đề chính, vấn đề trọng tâm
xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Chọn chủ đề phải phù hợp với
đề tài, trong cùng một đề tài có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, tìm
chọn chủ đề là đi tìm phương pháp phản ánh, bố cục, cấu trúc văn
phong, chi tiết, sự kiện và sắp xếp các chi tiết để làm nổi bật chủ đề.

Chủ đề trong bài chính luận phải thiết lập rõ ràng lập trường, quan
điểm, tư tưởng, thế giới quan với đề tài.
• Tư tưởng chủ đề của tác phẩm chính luận truyền hình chính là giá trị
của tác phẩm. Bằng ngơn từ, bằng sự sắp xếp hình ảnh, bằng phân
tích, lập luận để tạo ra khuynh hướng của tác phẩm, đem đến cho
công chúng một tầm suy nghĩ mới, nêu ra được vấn đề mới trong
4


những vấn đề tưởng chừng như quen thuộc, chỉ ra chân lý trong vô
vàn những hiện tượng, sự việc xảy ra hàng ngày. Tư tưởng chủ đề
trong một tác phẩm chính luận truyền hình phải đúc rút các sự kiện,
hiện tượng, vấn đề giúp cơng chúng nhìn nhận được vấn đề trong cái
nhìn tổng qt, bao qt, thâu tóm được những điều cốt lõi mà tác
phẩm muốn được đề cập tới. Các lập luận sẽ giúp tư tưởng chủ đề
them nổi bật.
- Rõ ràng tìm ra chủ đề, tư tưởng chủ đề chính là nền tảng để hình thành
một tác phẩm chính luận truyền hình. Chủ đề và tư tưởng chủ đề cũng
là câu trả lời đúng nhất cho vấn đề cơng chúng quan tâm. Nhưng trước
hết nó giúp nhà báo định hướng được vấn đề, không sa đà theo những
diễn biến của sự kiện mà đi sâu nghiên cứu, phân tích những điểm
trọng yếu, có liên quan mật thiết đến bản thân sự kiện, vấn đề đó.
Bước 3: Viết kịch bản và đề cương kịch bản:
- Kịch bản và đề cương chi tiết:
• Kịch bản chính là chiếc xương sống cho suốt tồn bộ q trình sáng
tạo ra tác phẩm chính luận truyền hình. Kịch bản giúp phóng viên
bám sát chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, kế hoạch thực hiện tác
phẩm; tạo ra sự đồng tâm nhất trí với các cộng sự, thực hiện tác
phẩm một cách thuật lợi, xử lý nhanh, kịp thời khi gặp sự cố. Đặc
điểm của kịch bản truyền hình nói chung là mang tính dự báo dự

kiến. Tuy nhiên, nó phải được xây dựng trên cơ sở các sự kiện có
thật và nghệ thuật ráp nối các chi tiết, sự kiện theo tư duy logic đặt
ra. Kịch bản cho thể loại chính luận thuộc loại kịch bản chi tiết,
thường được chia thành các chủ đề nhỏ nằm trong chủ đề chính của
tồn bộ tác phẩm. Trong đó, mỗi trường đoạn sẽ giải quyết những
vấn đề, sự kiện riêng rẽ. Các trường đoạn này sẽ được nối kết với
nhau qua lời bình của tác phẩm hoặc lời dẫn của người bình luận.

5


Khi viết kịch bản cần đề rõ trường đoạn này nhằm mục đích gì, thể
hiện qua hình thức nào?
• Thực tế, đôi khi do sức ép về mặt thời gian khiến cho các bình luận
viên khơng thể viết kịch bản. Trong những trường hợp đó, người ta
phác thảo một đề cương chi tiết. Tuy nhiên đối với chính luận thì đề
cương chi tiết chỉ được sử dụng trong những trường hợp hãn hữu. Bởi
kịch bản chi tiết mới có thể đáp ứng một cách đầy đủ hệ thống các luận
điểm, lập luận logic tránh được những bình luận chủ quan.
- Xây dựng kết cấu cho kịch bản chính luận:
Truyền hình thường sử dụng đa dạng và phong phú các thể loại, đôi khi không
tuân thủ theo một quy luật nhất định nào cả. Tuy vậy, ở thể loại chính luận
truyền hình cũng có một số hình thức thường được thể hiện ổn định như:
Nguyên tắc Pyramid hay nguyên tắc Boomerang,…
• Nguyên tắc Pyramid hay còn gọi là nguyên tắc Kim Tự Tháp là
nguyên tắc sử dụng tương đối phổ biến trong các thể loại báo chí
truyền hình. Bản thân ngun tắc này cũng có hai cách thể hiện: có thể
bắt đầu một sự kiện, một ý tiêu biểu, một chi tiết sau đó khái quát
thành vấn đề lớn hoặc từ những vấn đề chung để rút ra bài học cụ thể
cho từng sự kiện, từng vấn đề cụ thể.

• Nguyên tắc Boomerang: Trong bình luận truyền hình, việc sử dụng
nguyên tắc này có nghĩa là lật lại vấn đề sau khi đã có những phân tích
lập luận các vấn đề, sự kiện có liên quan, nhằm xem xét vấn đề dưới
nhiều khía cạnh. Khi sử dụng nguyên tắc này, người bình luận cần phải
cẩn thận, khơng nên lạm dụng. Đề tài được chọn thể hiện nguyên tắc
Boomerang thường có độ ổn định tương đối, có nhiều mối quan hệ liên
quan nên cũng thường được chọn sử dụng nhân một sự kiện lịch sử
nào đó.
Bước 4. Sử dụng thơng tin hình ảnh trong sáng tạo tác phẩm:

6


Đối với chính luận truyền hình thì hình ảnh tư liệu có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng, nó quyết định rất nhiều đến mức độ thông tin của tác phẩm, sự thu hút
chú ý của người xem cũng như tạo cho bài bình luận có sức bật, tác động
mạnh mẽ tới nhận thức của con người. Vì vậy, lựa chọn hình ảnh tư liệu cho
tác phẩm chính luận truyền hình là việc liên quan đến khơng chỉ trình độ
phóng viên, biên tập viên mà còn liên quan đến các yêu tố kỹ thuật nghiệp vụ.
- Hình ảnh thu thập do quay phim ghi lại tại hiện trường:
• Trong tác phẩm chính luận truyền hình, u cầu quay phim về những
sự kiện, hiện tượng, vấn đề đã và đang diễn ra cũng cần thiết như mọi
thể loại báo chí khác. Khi đã hình thành tư tưởng chủ để cho tác phẩm,
việc hình dung ra đường dây hình ảnh là rất quan trọng, người bình
luận viên bắt buộc phải có tư duy hình ảnh để thiết lập các cảnh quay
ưng ý phục vụ cho tác phẩm của mình. Trước khi tiến hành ghi hình tại
hiện trường, một khâu cũng rất cần thiết đó là tìm hiểu thực tế hiện
trường. Việc làm này nhằm giúp người thực hiện chương trình kiểm tra
lại những ý tưởng của mình, xem những gì mình hình dung có đúng
với thực tế khơng và từ thực tế hiện trường đó hồn thiện hơn cho

những dự định về hình ảnh cũng như nội dung của tác phẩm. Tìm hiểu
thực tế hiện trường là khâu quan trọng với bất cứ thể loại báo chí
truyền hình nào, đặc biệt với thể loại chính luận truyền hình bởi tác
phẩm bình luận truyền hình khơng chỉ phản ánh, ghi lại sự kiện, vấn đề
một cách trung thực mà còn phải đi sâu vào bản chất sự kiện, vấn đề
đó.
• Khi đi quay phim tại hiện trường, khơng chỉ lấy các hình ảnh về hoạt
động nói chung mà cịn phải lấy các hình ảnh của buổi phỏng vấn. Cả
hai tầng thơng tin có được thông qua phỏng vấn các đối tượng được
lựa chọn sẽ làm tăng giá trị và sức thuyết phục của tác phẩm đối với
cơng chúng. Trong các dạng chính luận truyền hình, dạng bình luận
vấn đề, sự kiện thường là những vấn đề đang diễn ra, được công chúng
7


đang quan tâm theo dõi. Do vậy, khi sáng tạo tác phẩm, nên chú ý sử
dụng những cảnh quay hiện trường, vì đó chính là yếu tố quyết định
với chất lượng tác phẩm. Hình ảnh tư liệu chỉ là yếu tố góp thêm sức
nặng, chiều sâu, giúp cho tác phẩm được nâng lên tầng khái quát hơn.
- Sử dụng hiệu quả thơng tin hình ảnh trong tác phẩm bình luận
• Sử dụng hình ảnh trong thơng tin truyền hình là một đặc trưng sống
cịn của loại hình báo chí truyền hình. Hình ảnh có vai trị quan trọng
vì có khả năng tác động trực tiếp đến công chúng một cách cảm tính và
dễ thuyết phục cơng chúng bằng sự xác thực. Tuy nhiên, hình ảnh
trong bình luận truyền hình khơng chỉ dừng lại ở góc độ miêu tả, phản
ánh con người và cuộc sống thực trong sự biến động của thế giới mà
nó cịn đem đến cho người xem cảm xúc, niềm tin và đôi khi là cả sức
mạnh được tiếp thu bằng ý chí qua tác phẩm. Hình ảnh trong tác phẩm
chính luận truyền hình là những hình ảnh phải mang giá trị của vấn đề
mà tác phẩm đề cập. Hình ảnh sử dụng đó phải lột tả được góc độ tâm

lý của đối tượng, thơng qua việc khai thác những biểu hiện từ phía bên
ngồi.
• Q trình xử lý hình ảnh trong chính luận truyền hình là xây dựng một
chuỗi hình ảnh có ý nghĩa theo logic hợp với quy luật tự nhiên và
khách quan của sự kiện, như vậy mới tạo cho hình ảnh một sức sống,
tốt lên bản chất của vấn đề, có như vậy mới dễ thuyết phục được
người xem. Việc sử dụng những hình ảnh trong chính luận phải linh
hoạt, tùy điều kiện. Có khi hình ảnh được sử dụng làm dẫn chứng cho
các lập luận, hỗ trợ thêm ý nghĩa cho các lập luận, khẳng định thêm
cho lập luận vững chắc.
- Sử dụng hiệu quả những âm thanh ghi được tại hiện trường:
• Ở đây, để phân biệt với một số khâu trong giai đoạn hậu kỳ nên người
viết tạm gọi là khâu tiền kỳ. Trong khâu này, đồng thời với việc lựa
chọn, thu thập hình ảnh, cịn rất cần chú ý đến âm thanh. Trong khi
máy ghi hình hoạt động sẽ đồng thời ghi lại hình ảnh và âm thanh phát

8


ra cùng thời điểm. Những âm thanh này được gọi là âm thanh hiện
trường và nó bao gồm: lời nói của các nhân vật được phỏng vấn mang
lại nội dung thông tin, tất cả các loại tiếng động xảy ra tại hiện trường
tại thời điểm đó.
• Lời nói trả lời phỏng vấn của các nhân vật là một yếu tố không thể
thiếu trong nhiều thể loại tác phẩm trên truyền hình, nhất là với chính
luận bởi nó có tác dụng tạo nên tính thuyết phục cao với cơng chúng.
Lời phỏng vấn phải được được phát ra từ những người có trách nhiệm
thông qua các thông tin về tên, tuổi, chức vụ (nếu có) và phải có địa
chỉ cụ thể chứ khơng phải là một nhận vật chung chung nào đó. Tuy
nhiên cũng khơng loại trừ những trường hợp vì những lý do đặc biệt

nào đó cần phải dấu tên tuổi, địa chỉ nhằm một mục đích nào đó…
• Các loại tiếng động hiện trường khác bao gồm tất cả những âm thanh,
tiếng động xảy ra tại khi vực quay phim. Tiếng động này có tác dụng
tạo sức sống cho hình ảnh, giúp cho sự kiện, vấn đề hoàn toàn chân
thực, làm tăng khả năng giao tiếp trực tiếp và tăng tính thời điểm thơng
tin của tác phẩm truyền hình. Đối với thể loại chính luận truyền hình,
âm thanh hiện trường giúp cho bài bình luận sâu sắc hơn và có tính
thuyết phục cơng chúng hơn.
Bước 5. Dựng phim (Montage)
- Xây dựng đề cương hoặc kịch bản dựng:
• Để có thể dựng được tác phẩm thì trước khi dựng, cần phải viết thành
một đề cương hoặc một kịch bản dựng. Kịch bản dựng có thể hiểu một
cách đơn giản là mơ hình cụ thể của tác phẩm. Kịch bản dựng được
viết theo kịch bản đề cương của tác phẩm trong giai đoạn tiền kỳ cộng
với việc xem xét, lựa chọn những hình ảnh trên thực tế đã thu thập
được, sau đó điều chỉnh, cân đối để sắp xếp các hình ảnh, các phỏng
vấn, bình luận viên hiện hình… theo một trình tự thời gian và theo một
tư duy logic nhất định. Kịch bản dựng thường được cụ thể hóa thơng
9


qua các trường đoạn được thể hiện bằng các hình thức phóng sự,
phỏng vấn và kết nối bằng các lời dẫn. Viết kịch bản cịn giúp dựng
phim được nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn thông qua việc ghi chép lại
các mốc ký hiệu của hình ảnh. Sự liên kết chặt chẽ, logic của tác phẩm
được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn này.
- Sử dụng nghệ thuật dựng phim
Dựng phim chính là thể hiện nghệ thuật sử dụng hình ảnh thu được để
phục vụ cho chủ đề tác phẩm. Điều kiện lúc này cho phép lấy cảnh này, bỏ
cảnh kia, sắp xếp hình ảnh theo những ý đồ riêng của tác giả. Chủ yếu sử

dụng một số phương pháp dựng nghệ thuật cơ bản sau đây:
• Dựng thuật chuyện: Cốt chuyện được kể theo thời gian, sự kiện được
phản ánh theo logic nhất định, phù hợp với sự phát triển khách quan
của hoạt động.
• Dựng xen kẽ: Những hình ảnh của quá khứ vào những hình ảnh của
hiện tại nhằm khắc phục thêm ý nghĩa, đánh dấu sự trưởng thành hoặc
làm rõ thêm một sự kiện.
• Dựng song hành: Hai sự kiện xảy ra đồng thời nhưng khác nhau về
không gian, hai sự kiện này có liên quan đến nhau. Khi dựng xong sự
kiện này thì đến sự kiện kia nhằm tạo hiệu quả bổ sung cho nhau.
• Dựng tương phản: So sánh hai cực đối lập của vấn đề để làm nổi bật
vấn đề đó hoặc làm tốt lên triết lý của cuộc sống hoặc thể hiện một
cách ấn tượng một thơng điệp nào đó của tác giả.
• Dựng ẩn dụ: khơng nói thằng vào vấn đề và ý nghĩa tư tưởng của nó
mà mượn cái khác để ám chỉ. Có thể mượn những hình ảnh này để nói
đến vấn đề khác sâu xa hơn.
Muốn dựng được một tác phẩm hay, lựa chọn chính xác những hình ảnh có
chất lượng, ghi lại các timecode hoặc controltimeline và viết kịch bản dựng
một cách chi tiết là điều cần thiết. Trong chính luận, nghệ thuật dựng tốt nhất
chính là sự khai thác triệt để ý nghĩa thơng tin hình ảnh để người bình luận có
10


thể kết hợp với lời bình mang lại hiệu quả tác động một cách sâu sắc nhất đến
công chúng.
- Sử dụng các kỹ thuật dựng phim
• Trong việc dựng phim, có hai cách để người bình luận tiến hành dựng
là dựng ráp nối Assem và dựng trám hình Insert. Người bình luận phải
nắm được các biện pháp kỹ thuật trong việc xử lý hình ảnh, âm thanh
để áp dụng vào tác phẩm bình luận sao cho có hiệu quả nhất. Kỹ thuật

dựng phim không chỉ liên quan đến thể loại bình luận mà nó liên quan
đến tất cả các tác phẩm truyền hình thuộc các thể loại khác.
• Hiện nay, khi kỹ thuật số hầu như tràn ngập, người ta khơng cịn quan
tâm đến dựng assem hay insert nữa mà hầu như đèu sử dụng các phần
mềm dựng phim chuyên nghiệp. Đây là thuận lợi lớn cho các bình luận
viên. Tuy nhiên đó cũng là thách thức bới khơng phải bình luận viên
nào cũng có đủ trình độ tin học để sử dụng được các phần mềm dựng
phim đó.
Bước 6. Viết lời bình cho tác phẩm chính luận
- Lời bình cần tn thủ ngun tắc chung của truyền hình:
• Với thể loại chính luận truyền hình, yếu tố lời bình đặc biệt quan trọng
bởi yêu cầu về lý lẽ, phân tích, giải thích sự kiện, vấn đề dưới các góc
độ khác nhau và các mối quan hệ khác nhau của chúng. Lời bình cho
bài chính luận phải thật sự sắc sảo và phải được gọt rũa cẩn thận.
• Giữa lời bình với hình ảnh phải có một mối quan hệ rất chặt chẽ, tránh
tình trạng lời bình khơng phù hợp hoặc khơng ăn nhập với hình ảnh
(lời một đằng, hình một nẻo). Tuy nhiên, lời bình khơng phải là sự
nhắc lại một cách đơn điệu những gì bản thân hình ảnh đã nói rồi mà
phải là sự tự khẳng định, nâng tầm giá trị hình ảnh. Để có lời bình hay,
trước khi viết cần phải xem kỹ những hình ảnh đã được Montage. Sau
đó viết lần lượt cho từng đoạn nhỏ gắn chặt với hình ảnh. Khơng nên
viết lời bình cho những đoạn hình quá dài vì dễ dẫn đến việc lời bình
11


xa rời hình ảnh. Áp dụng các thủ pháp Văn học: so sánh, ẩn dụ, đối
lập… sẽ giúp lời bình của tác phẩm bình luận chặt chẽ, có sức thuyết
phục hơn. Để viết lời bình sâu sắc, bình luận viên phải có q trính tích
lũy kiến thức tồn diện về nhiều mặt trong tự nhiên, chính trị xã hội,
đặc biệt đối với các vấn đề, sự kiện có liên quan tới những điều mà tác

phẩm của mình đề cập.
- Xây dựng kết cấu, lập luận trong lời bình:
• Lời bình của một bài chính luận truyền hình phải là một tác phẩm bình
luận bằng lời có kết cấu nội dung chặt chẽ từ đặt vấn đề, giải quyết vấn
đề và kết thúc vấn đề. Đặc biệt trong phần giải quyết vấn đề, hệ thống
các luận điểm, luận cứ được trình bày phong phú, có tổ chức kết nối
chặt chẽ, logic thông qua các luận chứng hay lập luận sắc sảo. Kết cấu
của bài chính luận phải tn theo trình tự của nhận thức và khai triển
một vấn đề trong tư duy logic. Lời bình của một bài chính luận trên
truyền hình thường được kết cấu gồm ba phần chính. Thứ nhất, phần
đặt vấn đề, tác giả có thể thơng báo sự kiện, vấn đề sau đó nêu ý khái
quát về vấn đề hay chủ đề của tác phẩm. Thứ hai là phần giải quyết
vấn đề, bao giờ cũng được cấu tạo nên từ các luận điểm và hệ thống rất
nhiều luận cứ. Trong chính luận truyền hình, các luận điểm, luận cứ
được thể hiện rất đa dạng. Luận điểm có thể là một sự đánh giá, một
quan niệm, một câu hỏi… của tác giả, cũng có thể là một lời nói, lời
tuyên bố của một nhân vật hay một câu châm ngôn, một chân lý diễn
đạt được ý của tác giả. Cịn các luận cứ thì mn hình, mn vẻ, từ
những chi tiết về sự kiện, lời nói hành động của nhân vật, đến những
thông tin tổng kết về vấn đề, những lý lẽ, nhận xét… Luận điểm có thể
được trình bày trước, sau đó là các luận cứ giải thích, minh chứng cho
nó, cũng có thể từ việc trình bày các luận cứ trước rồi rút ra luận điểm.
Các luận điểm, luận cứ phải được nối kết tổ chức theo những quan hệ
nhất định, thông qua các luận chứng hay lập luận. Thứ ba là kết thúc

12


vấn đề. Tác giả có thể rút ra những kết luận hay ý tổng qt có tính sâu
sắc hơn. Những giải pháp hay sự nhận định chiều hướng vận động,

phát triển của vấn đề cũgn được đưa ra ở phần kết này.
- Sử dụng ngơn ngữ chính luận:
• Tính chính luận thể hiện ở sự có mặt một cách đậm đặc của lớp từ ngữ
mang tính lý lẽ cao. Đặc điểm của lớp từ này ln địi hỏi chính xác và
đơn nghĩa. Bởi tính lý lẽ chi phối và bởi nó là sản phẩm của tư duy
logic nên sự chính xác cần phải được trình bày bằng những từ ngữ súc
tích nhất, chính xác nhất và giàu sức biểu cảm nhất để nhanh chóng
nhận được sự chú ý và đồng tình của cơng chúng.
- Lời bình phải thể hiện thái độ, quan điểm, chính kiến:
• Chính luận là thể loại tập trung rõ nhất, công khai nhất sự bộc lộ, quan
điểm, lập trường của tác giả. Với chính luận truyền hình thì lời bình có
ưu thế hơn cả trong việc bày tỏ những quan điểm, lập trường một cách
chính xác. Việc thể hiện quan điểm, lập trường của tác giả trước hết
thông qua sự lựa chọn vấn đề xác định chủ đề sẽ đưa ra bàn luận cũng
như việc khai thác, lựa chọn các chi tiết nhằm phục vụ ý đồ tư tưởng
của mình.
Bước 7. Hồn tất việc xử lý hậu kỳ và phát sóng:
- Hồn tất về nội dung:
• Trong một tác phẩm truyền hình nói chung cơng đoạn âm thanh hậu kỳ
được hiểu gồm các việc: Đọc lời bình, ghép nhạc, xử lý tiếng động
hiện trường,… Đọc lời bình cho tác phẩm chính luận truyền hình địi
hỏi có sự chọn giọng đọc phù hợp với tư tưởng tình cảm chủ đề của tác
phẩm. Giọng điệu có thể da diết, cũng có thể mạnh mẽ, lên án gay gắt,
khớp với ý tưởng phản ánh của từng đoạn hình ảnh gắn với từng luận
điểm.
- Hồn tất về hình thức và các yếu tố kỹ thuật:
• Người đọc lời bình tốt nhất là bình luận viên thực hiện bởi vì bản thân
họ là người hiểu hết những ý tưởng muốn truyền đạt cũng như tư
13



tưởng chủ đề của tác phẩm. Chọn người đọc lời bình cho tác phẩm
bình luận cũng là một yêu tố quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng tác
phẩm.
• Âm nhạc là yếu tố làm tăng sức thuyết phục và khả năng cảm nhận
thơng tin trong tác phẩm bình luận truyền hình. Trong tác phẩm chính
luận truyền hình có thể ghép nhạc hoặc khơng. Tuy nhiên nếu có thể
đưa nhạc vào tác phẩm thì nên chọn nhạc sao cho phù hợp với nội
dung mà tác phẩm đề cập. Thực tế khi thực hiện tác phẩm bình luận
truyền hình, do tính chất thông tin đề cập đến những sự kiện, vấn đề có
tính thời sự mà cơng chúng đang quan tâm, thì việc sử dụng nhạc có
thể gây lỗng sự chú ý của người xem. Âm nhạc có thực sự cần thiết
hay không, chọn nhạc như thế nào, ghép nhạc đoạn nào… là cả một
vấn đề cần phải được xem xét kỹ lưỡng hơn sao cho nó hiệu quả nhất.
• Tiếng động hiện trường mang theo hơi thở của cuộc sống. Trong tác
phẩm bình luận truyền hình, tiếng động hiện trường có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng bởi nó là yếu tố khiến công chúng tin tưởng hơn vào hiện
thực khách quan đang diễn ra sống động như chính họ đang được
chứng kiến. Khi dựng phim, người ta có thể giữ lại tiếng động hiện
trường với những mức độ to, nhỏ khác nhau, tùy theo ý đồ của tác giả
- Phát sóng tác phẩm và hiệu ứng phát sóng:
• Sau khi hồn tất tác phẩm, để đánh giá đúng giá trị của tác phẩm đó thì
cần phải được duyệt và phát sóng. Thời gian phát sóng thường được
định trước. Lúc này, bình luận viên sẽ đóng vai trị cơng chúng để
thưởng thức tác phẩm của chính mình một cách khách quan nhất. Đồng
thời cũng cần nghe ngóng các thơng tin phản hồi từ các bộ phẩn công
chung ở các lĩnh vực và trình độ nhận thức khác nhau để từ đó khách
quan hơn với tác phẩm của chính mình. Việc khen, chê hay đánh giá
nhận thức của cơng chúng có tác động rất mạnh mẽ đến người sáng
tạo. Phải coi đây là những ý kiến xây dựng quý giá và tiếp thu một

cách tích cực. Chính từ những đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và
14


cơng chúng mà người sáng tạo sẽ có được những tác phẩm ngày càng
hoàn thiện hơn.

Phần 2: Kịch bản hoàn thiện
Xin kính chào quý vị và các bạn. Chào mừng q vị và các bạn đã đến với
chương trình “Góc nhìn quốc tế” ngày hơm nay.
Chắc hẳn, trong chúng ta, không ai là không biết đến Thủ tướng Canada
Jusstin Trudeau, người được mệnh danh là 1 trong những chính khách sành
điệu nhất thế giới với phong cách thời trang phá cách, mang đậm cá tính cá
nhân. Nhưng có lẽ, ít ai biết rằng, ơng chính là người đã sáng tạo ra 1 phương
thức ngoại giao hồn tồn mới và vơ cùng độc đáo, đó là “ngoại giao tất”.
Có 1 nhà ngoại giao đã nói vui rằng, nếu muốn biết Thủ tướng Canada muốn
truyền tải thơng điệp gì, thì hãy nhìn xuống chân của ơng ấy, những chiếc tất
sẽ nói lên tất cả.
Ban đầu, người ta có thể nghĩ rằng ơng là 1 người cá tính và muốn đem lại
khơng khí vui vẻ, nhẹ nhõm cho các cuộc ngoại giao. Tuy nhiên, sau nhiều lần
15


chứng kiến những chiếc tất độc đáo với họa tiết vui tươi của nhà ngoại giao
trẻ tuổi, điển trai này, người ta sẽ thấy rằng đó là cả 1 sự đầu tư để truyền tải
thông điệp, mà đôi khi lời nói khơng thể làm hiệu quả được như những đơi
tất.
Điển hình như hơm 24-6, ơng Justin Trudeau diễu hành ủng hộ người đồng
giới tại Toronto, với chân đi một đôi tất sọc cầu vồng in dòng chữ “Eid
Mubarak”. Cuộc diễu hành diễn ra đúng dịp lễ hội kết thúc tháng ăn chay

Ramadan của người Hồi giáo. Đúng vậy, ông đã truyền đi thông điệp ngầm
ủng hộ cả 2 cộng đồng này chỉ với 1 đơi tất.
Hay trong chương tình truyền hình địa phương “Live with Kelly and Ryan”,
thủ tướng Trudeau cũng đã lấy lòng người dân trong nước bằng cách mang
đơi tất có họa tiết hình lá phong đỏ - biểu tượng của Canada nhằm ngầm
truyền tải thông điệp ái quốc của vị Thủ tướng trẻ.
Hay mới đây nhất, vào ngày 26/1/2018, ông lại tiếp tục gây dấu ấn khi tham
dự Diễn đàn kinh tế Thế giới với những đôi tất họa tiết: lúc là chấm bi xanh
trẻ trung, khi thì là tất tím in hình vịt vàng ngộ nghĩnh. Và thậm chí ơng cịn
được giám đốc điều hành của Coca Cola tặng cho 1 đôi tất làm quà.
Trong mỗi bối cảnh khác nhau, đôi tất mà ông Justin Trudeau chọn không chỉ
đơn thuần cho vui mà đều ẩn chứa một ý nghĩa nào đó. Đây là cách thể hiện
thơng minh bởi suy cho cùng, đàn ơng có sự lựa chọn ít hơn so với phụ nữ khi
thể hiện thơng điệp ngầm qua trang phục, quần áo.
Không phải ai cũng mặc được đồ trắng hay chọn một tông màu riêng để làm
nổi bật ý tưởng của mình giống như bà Hillary Clinton. Các q ơng cũng
khó áp dụng phương cách đi tới nước nào cũng chọn một bộ đồ của nhà may
có tiếng ở nước đó để ủng hộ ngành may mặc địa phương, giống như bà
Michelle Obama hay nữ Công tước xứ Anh Kate Middleton.

16


Với cách “chơi tất” này, ông Justin Trudeau khẳng định khả năng thích nghi
với cuộc sống đa văn hóa của mình, đồng thời cũng khẳng định ơng là một
nhà lãnh đạo thế hệ mới không bị ràng buộc bởi những tập tục lạc hậu.
Hai năm trên cương vị thủ tướng Canada, ơng Trudeau, với sức trẻ cùng sự
hóm hỉnh và nụ cười ln nở trên mơi, như thổi làn gió mới vào các hội nghị
quốc tế mà mình tham dự. Vị thủ tướng trẻ này hiểu rõ đâu là điểm dừng của
sự hóm hỉnh, những phút đùa vui. Dẫu thế nào, khi đã bước ra chính trường

quốc tế, ơng hiểu rõ rằng mình đang đại diện cho đất nước và sẽ làm những gì
tốt đẹp nhất cho Canada.

Phần 3: Báo cáo mơn học

1. Q trình thực hành mơn học
- Trên lớp học, được giảng viên dạy, thầy giáo Nguyễn Ngọc Oanh sửa
bài tập phục vụ cho bài thi cuối kỳ rất chi tiết và tận tình, đồng thời
thầy cũng nhiệt tình hướng dẫn , giảng dạy cho các bạn trong lớp cả lý
thuyết và thực hành các kỹ năng quay phim cũng như việc ứng xử trước
máy quay. Với sự trợ giúp của thầy, lớp đã có được 1 buổi ghi hình đầu
tiên cho bài tập cuối kỳ kết thúc môn học tại studio của trường.
- Buổi đầu tiên xuống studio cịn khá bỡ ngỡ, nên hơm đó các bạn hầu
như chỉ tập nói trước máy quay nhằm tạo được sự mạnh dạn và chủ
động khi quay chính thức. Bên cạnh đó các bạn nam cũng đã học cách
sử dụng máy quay, quen với các chức năng của máy để buổi quay chính
thức sau sẽ khơng gặp phải sự cố ngoài ý muốn nào.

17


- Tại buổi quay thứ hai, sau khi đã sửa lại kịch bản trên cơ sở sự góp ý
của thầy giáo cùng sự luyện tập từ buổi quay thử đầu tiên, các bạn đã
quen dần với việc làm việc với máy quay, nên một số bạn đã chủ động
quay chính thức, vừa làm mẫu cho các bạn trong lớp, cũng vừa nhằm
phục vụ cho bản thân. Tuy nhiên, do sĩ số lớp q đơng, kèm theo đó là
có nhiều bạn chưa chủ động chuẩn bị đầy đủ nên buổi quay chưa thể
hoàn thành. Và lớp đã thống nhất sẽ mượn studio của trường thêm 1
ngày nữa nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho môn học.
- Vào buổi quay cuối cùng, lớp đã có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn

rất nhiều so với hai buổi quay trước . Từ việc chuẩn bị đạo cụ ghi hình,
cho đến sự đầu tư vào trang phục, nội dung bài tập, sự tự tin để phục vụ
tốt nhất cho bài thi cuối kỳ. Két thúc buổi quay hơm đó, ai cũng đã có
cho mình một sản phẩm ưng ý nhất để làm bài tập cuối kỳ của môn
học.

18


2. Thực hành của cá nhân và những điều đã đạt được
- Sau khi được thầy Oanh chỉ ra những điều thiếu sót cần phải bổ sung,
và những sai lầm cần tránh, em đã rút kinh nghiệm và chỉnh sửa để có
một kịch bản hay hơn cho tác phẩm cuối kỳ.
- Buổi đầu tiên và buổi thứ hai thực hành tại studio, em đã quay thử để
tập phản xạ cũng như rèn sự chủ động, tự tin trước máy quay. Dù nội
dung đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, nhưng do chưa đủ tự tin để nói
trước máy quay nên hai buổi quay đó chưa thể hồn thành được tác
phẩm.
- Rút kinh nghiệm từ hai buổi quay không thành công trước đó, em đã về
nhà và luyện tập chăm chỉ để bản thân thuộc lời kịch bản, điều chỉnh
giọng nói và cảm xúc trên gương mặt để tự tin hơn khi diễn trước ống
kính máy quay.
- Tại buổi quay thứ ba, do đã có sự chuẩn bị kỹ càng, nên em đã mạnh
dạn hơn trước máy quay và hoàn thành được bài tập của mình chỉ với
một lần quay duy nhất.
- Thông qua môn học, em đã học được rất nhiều điều bổ ích và quý giá,
từ việc chọn chủ đề, triển khai rồi viết kịch bản hoàn chỉnh cho một tác
phẩm bình luận cho đến việc dạn dĩ, chủ động trước máy quay hay việc
sử dụng thành thạo một số chức năng cơ bản của máy quay.


3. Bài học kinh nghiệm cho lớp và cho bản thân
- Do lần đầu được vào studio của trường nên lớp còn khá bỡ ngỡ và lúng
túng, từ việc sử dụng đèn, máy quay, cho đến tivi kết nối với máy quay,
mic thu âm,… Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo và sự tự học hỏi
của các bạn, mà các buổi quay sau của lớp đã sn sẻ hơn. Qua đó, các
bạn trong lớp cũng tự nhử với nhau nên học hỏi nhiều hơn nữa về các
thiết bị quay phim, chụp ảnh bởi đó cũng là một phần rất hữu ích phục
vụ cho công việc tương lai sau này của mọi người.
19


-

Lớp nên chuẩn bị kỹ lượng hơn về mọi mặt để có thể nhanh chóng
hồn thành bài tập cuối kỳ thầy giao, thay vì kéo dài đến ba tuần chỉ để

quay sản phẩm.
- Bản thân nên mạnh dạn, tự tin hơn, không nên ngại ngùng, e dè, xấu
hổ.
- Dù đã tập luyện chăm chỉ ở nhà, nhưng khi quay, do ánh đèn cùng với
đó là đơi chút sự áp lực, nên khi diễn trước ống kính, cơ mặt chưa được
thả lỏng, khn mặt khơng tốt lên sự vui tươi, tự tin. Nên qua đó, cần
phải tự chấn chỉnh lại bản thân mình, tự tập điều chỉnh cơ mặt trước
gương, tự tập để phong thái tự tin,chững chạc.

4. Kiến nghị đề xuất
- Trong Studio nên trang bị thêm 1 máy quay khác để có thể có hai góc
quay khác nhau, nhằm làm cho bài tập thêm phần đa dạng, đỡ nhàm
chán hơn cho người xem
- Phòng thiết bị nên cử một thầy giáo xuống hướng dẫn các lớp lần đầu

tiên đến studio của trường về cách sử dụng các thiết bị trong phòng,
tránh trường hợp các bạn lần đầu tiên vào học, lúng túng khơng biết sử
dụng và có thể dẫn đến việc làm hư hỏng các thiết bị một cách khơng
đáng có.

20



×