Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Luận văn " THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MỸ- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.05 KB, 132 trang )

Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG





KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MỸ- CƠ HỘI VÀ THÁCH
THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN
NAY



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THS. PHẠM THỊ HỒNG
YẾN
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LƯƠNG THU HIỀN
LỚP : NHẬT 3 - K38 F





HÀ NỘI - 2003
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM - MỸ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1
I. Một vài nét về nước Mỹ 1
1. Địa lý, các điều kiện tự nhiên và lịch sử ra đời 1
2. Dân cư và lối sống của người Mỹ 2
3. Chế độ chính trị và hệ thống luật pháp 4
4. Nền kinh tế Mỹ 5
II. Khái quát về thị trường Mỹ 9
1. Nhu cầu của thị trường Mỹ 9
2. Tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ 10
3. Hệ thống kênh phân phối trên thị trường Mỹ 12
4. Hoạt động cạnh tranh trên thị trường Mỹ 14
III. Quan hệ thương mại Việt- Mỹ những năm gần đây 16
1. Một số điểm mốc quan trọng trong quan hệ thương mại Việt Nam –
Mỹ 16
2.Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ 17
3.Tình hình xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam 22
CHƯƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MỸ 25
I. Cơ hội khi doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ 25
1. Nhu cầu lớn và thị hiếu phong phú của người tiêu dùng Mỹ 25
2. Cơ hội từ Hiệp định thương mại Việt- Mỹ 34
3. Lợi thế trong một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang
Mỹ 38
4. Những cơ hội do cộng đồng Việt kiều ở Mỹ mang lại 44
II. Thách thức khi doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ 47
1. Quy định pháp luật đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ 47
2. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Mỹ 64
3. Những khó khăn từ nội lực các doanh nghiệp Việt Nam 71
Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

hiện nay

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THÂM NHẬP
THỊ TRƯỜNG MỸ HIỆU QUẢ 75
I. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường Mỹ của Việt Nam đến
năm 2010 75
1.Mục tiêu và nhiệm vụ của xuất khẩu Việt Nam đến năm 2010 75
2. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường Mỹ của Việt Nam 77
II.Các giải pháp thúc đẩy thâm nhập thị trường Mỹ hiệu quả 79
1. Giải pháp vĩ mô 79
2. Các giải pháp vi mô 87
III.Giải pháp đối với một số mặt hàng cụ thể 97
1. Nhóm hàng dệt may 97
2. Nhóm hàng giày dép 99
3. Nhóm hàng thuỷ sản 100
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các chỉ số kinh tế cơ bản của Mỹ 6
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ từ năm 1999-2002 7
Bảng 3: Một số mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ từ năm 1998-
2002 9
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ từ năm
1997-2002 20
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ từ năm
1997-2002 20
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ từ năm
1997-2002 21

Bảng 7: Tình hình xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1997-2002 23
Bảng 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ từ năm 1994-2000 26
Bảng 9: Nhập khẩu hàng dệt may và quần áo của Mỹ từ năm 1998-
2002 27
Bảng 10: Nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ từ năm 1999-2001 30
Bảng 11: Nhập khẩu giày dép của Mỹ từ năm 1998-2002 30
Bảng 12: Những đặc trưng của các giai tầng xã hội cơ bản ở Mỹ 33
Bảng 13: Mức thuế nhập khẩu đối với hàng giày dép 35
Bảng 14: Mức thuế nhập khẩu đối với hàng thuỷ sản 35
Bảng 15: Mức thuế nhập khẩu đối với một số hàng dệt may 36
Bảng 16: So sánh hàng hoá Trung Quốc và hàng hoá Việt Nam 68
Bảng 17: Kim ngạch xuất khẩu của các nước Asean sang Mỹ từ năm
1999-2002 69
Bảng 18: So sánh hàng hóa Việt Nam và Thái Lan 70
Bảng 19: Tình hình đạt tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp
Việt Nam 73
Bảng 20: : Các hình thức và phương tiện khai thác thông tin của doanh
nghiệp Việt Nam 76
Bảng 21 : Chỉ tiêu xuất khẩu thời kì 2001-2010 76
Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

Bảng 22: Mục tiêu về xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt
Nam sang Mỹ giai đoạn 2005-2010 78

Trong quá trình vi
ế
t khóa lu

n t


t nghi

p này, tôi
đ
ã nh

n
đư

c
rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô giáo, bạn bè và gia đình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo,
cô giáo và cán bộ của trường Đại học Ngoại Thương, những người đã
nhiệt tình giảng dạy , truyền đạt những kiến thức quý báu, và tạo điều
kiện học tập cho tôi trong suốt quá trình học tại trường.
Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo -
thạc sĩ Phạm Thị Hồng Yến, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tôi cũng muốn được cảm ơn những cán bộ của thư viện trường
Đại học Ngoại Thương, thư viện Quốc gia, thư viện của World Bank,
thư viện Kinh tế thế giới đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập những
tài liệu cần thiết.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã
giúp đỡ và khuyến khích, và tạo rất nhiều điều kiện để tôi có thể hoàn
thành khoá luận này.
Tôi xin gửi tới thầy cô, gia đình và bạn bè những tình cảm chân
thành nhất và những lời chúc tốt đẹp nhất.

Lời cảm ơn




Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam sau khi thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với
nền kinh tế khu vực và thế giới đã có những chuyển biến đầy khởi sắc. Thị
trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam không còn bó hẹp ở một số nước
thuộc khối Xã hội chủ nghĩa hay những nước trong khu vực nữa mà nó đã và
đang vươn rộng ra khắp thế giới.
Thị trường Mỹ-một thị trường khổng lồ có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới,
cũng đang là mục tiêu chinh phục của Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt-
Mỹ những năm gần đây đã đạt được những thành công đáng kể, đặc biệt là
sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết, kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường Mỹ đã tăng lên rõ rệt và đóng góp một phần không
nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhận thức được tầm quan
trọng to lớn của thị trường Mỹ, Việt Nam đang nỗ lực hết mình để thâm nhập
và chinh phục thị trường này. Nhưng muốn thâm nhập được thị trường Mỹ
trước hết ta phải hiểu được nó, vì đây là yếu tố cần thiết hàng đầu khi thâm
nhập bất cứ thị trường nào, nhất là thị trường Mỹ, vốn là một thị trường đầy
tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro và thách thức.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu những
thông tin và chưa có sự hiểu biết đầy đủ về thị trường này, dẫn đến nhiều thua
thiệt đáng tiếc xảy ra khi xuất khẩu hàng vào Mỹ cũng như chưa khẳng định
được vị thế của mình trên thị trường Mỹ. Vì vậy, người viết lựa chọn đề tài
“Thâm nhập thị trường Mỹ-cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay” với hy vọng phần nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam

và những ai quan tâm đến thị trường Mỹ có thêm những hiểu biết và nhận
thức được rõ hơn những thuận lợi và những khó khăn khi xuất khẩu hàng hoá
vào Mỹ để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lí nhằm tận dụng được cơ hội,
khắc phục được khó khăn để đạt được đích cuối cùng là chinh phục và đứng
vững được trên thị trường rộng lớn đầy tiềm năng này.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
_Tìm hiểu và phân tích những cơ hội và thách thức khi doanh nghiệp Việt
Nam thâm nhập thị trường Mỹ để giúp họ có thêm những thông tin và những
hiểu biết về thị trường Mỹ.
_Đưa ra những giải pháp vĩ mô và vi mô để các doanh nghiệp Việt Nam tận
dụng cơ hội, khắc phục khó khăn nhằm thâm nhập thị trường Mỹ hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp
Việt Nam gặp phải trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá hữu hình sang thị
trường Mỹ thông qua nghiên cứu thị trường Mỹ, môi trường pháp luật, môi
trường kinh doanh của mỹ và trên cơ sở xem xét năng lực xuất khẩu của Việt
Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp tổng hợp , phân tích, tính toán, so sánh dựa trên
những tài liệu thu thập được và những kiến thức của bản thân
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá các số liệu thống kê
thu thập được
5. Kết cấu của khoá luận
Chương I: Nghiên cứu tổng quan về thị trường Mỹ
- Nêu lên những nét chung về đất nước, xã hội, con người Mỹ, và nhất là đề
cập đến thị trường Mỹ để người đọc có cái nhìn bao quát nhất về thị trường
Mỹ như nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng Mỹ như thế nào, hoạt động cạnh
tranh và hệ thống phân phối trên thị trường Mỹ ra sao
- Quan hệ thương mại Việt Nam-Mỹ những năm gần đây. Chủ yếu nghiên cứu

tình hình xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Chương II: Cơ hội và thách thức khi doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập
thị trường Mỹ
- Thông qua việc nghiên cứu thị trường, môi trường pháp luật , môi trường
cạnh tranh năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam để chỉ ra
những thuận lợi và những khó khăn khi Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ
Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

- Trong khi phân tích những cơ hội và những thách thức nói trên thì lấy một
số ngành hàng cụ thể của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ để chứng minh.

Chương III:Các giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động thâm nhập
thị trường Mỹ
- Nêu mục tiêu và định hướng phát triển thị trường Mỹ của Việt Nam trong
thời gian tới, cụ thể là giai đoạn tới năm 2010.
- Đưa ra giải pháp vĩ mô và vi mô, cùng với những giải pháp cho một số mặt
hàng cụ thể.
Khoá luận đã được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân cùng với
những kiến thức đã được trang bị ở trường Đại học Ngoại Thương, sự giúp đỡ
của gia đình, bạn bè và đặc biệt được sự quan tâm chỉ dẫn, giúp đỡ tận tình
của cô giáo - thạc sĩ Phạm Thị Hồng Yến. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu là
một đề tài lớn và do trình độ cũng như thời gian có hạn nên khoá luận này
không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy tôi mong nhận được ý kiến đóng
góp của thầy cô, bạn đọc quan tâm đến đề tài này để khoá luận được hoàn
chỉnh hơn.


Hà Nội, 12/2003
Sinh viên thực hiện

Lương Thu Hiền



Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - MỸ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I. MỘT VÀI NÉT VỀ NƯỚC MỸ
Tên đầy đủ : Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Diện tích : 9626.091 km
2

Dân số (2002) : 218 triệu người
Thủ đô : Washington
Ngôn ngữ chính thức : Tiếng Anh
Tiền tệ : Đồng Đô la Mỹ
1. Địa lý, các điều kiện tự nhiên và lịch sử ra đời
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nước có diện tích 9626091 km2, đứng thứ tư
thế giới sau Nga, Canađa và Trung Quốc .Phía Bắc giáp Canađa ,phía nam
giáp Mêhicô ,phía đông giáp Đại Tây Dương và phía tây giáp Thái Bình
Dương .Nước Mỹ gồm có 50 bang và quận Columbia ,trong đó 48 bang kề
nhau trên lục địa Bắc Mỹ, một bang Alasca nằm tách riêng ở phía bắc Canađa,
bang Hawaii ở giữa Thái Bình Dương.
Tính chất khí hậu của nước Mỹ nhìn chung khá phức tạp, lượng mưa
phân bố không đều trên các vùng lãnh thổ khác nhau. Khí hậu địa hình đa
dạng cho phép Mỹ phát triển các sản phẩm nông ,lâm ,ngư nghiệp phong phú

trên quy mô lớn. Nước Mỹ cũng rất giàu tài nguyên thiên nhiên, nhiều loại
khoáng sản với trữ lượng khá lớn như: than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên,
vàng, bạc nhưng Mỹ vẫn nhập khẩu khá nhiều nguyên nhiên liệu đặc biệt là
dầu mỏ để thực hiện chính sách tiết kiệm tài nguyên .
Quá trình hình thành nước Mỹ gắn liền với phát kiến địa lý và những
dòng người di cư từ châu Âu sang lập nghiệp. Sau sự việc Chistopher
Columbus tìm ra châu Mỹ năm 1942 ,người Tây Ban Nha ,Pháp ,Hà Lan
,Thụy Điển rồi người Anh đã bắt đầu đến bắc Mỹ lập nghiệp. Sau nhiều cuộc
chiến tranh với người bản địa và các nước thực dân với nhau thì người Anh đã
thành lập được 13 bang thuộc địa ở bắc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo tài ba của tổng
chỉ huy quân đội George Washington ,người dân ở 13 bang này đã đứng lên
kháng chiến chống lại thực dân Anh và ngày 4/7/1776 nước Mỹ chính thức
tuyên bố độc lập. Sau đó bằng việc mở rộng, xâm lấn đất đai của người da đỏ
ở phía Tây và bỏ tiền ra mua lại các vùng đất thuộc địa của các nước thực dân
khác mà nước Mỹ trở nên rộng lớn như ngày nay.
2. Dân cư và lối sống của người Mỹ
2.1. Dân cư
Mỹ là nước đông dân đứng thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ.
Hiện nay dân số Mỹ vào khoảng 281 triệu người trong đó có 143 triệu người
nữ chiếm 50,9% dân số và 138 triệu nam chiếm 49,1% dân số. Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên những năm gần đây là 0,91% ,mật độ phân bố dân cư không đồng
đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn.
Thành phần dân cư của Mỹ rất đa dạng, có nguồn gốc từ khắp nơi trên
thế giới. Đông nhất là người da trắng đến từ châu Âu chiếm 83,5% dân số Mỹ.
Người da đen đến từ châu Phi chiếm 12,4%, người châu Á chiếm 3,3%, còn
lại là thổ dân da đỏ bản xứ chỉ chiếm 0,8%.Người châu Á sống ở Mỹ chiếm
nhiều nhất là người Trung Quốc, số lượng người Việt Nam sống ở đây cũng
khá lớn, vào khoảng 2 triệu người, sống chủ yếu tập trung ở miền Tây nước
Mỹ .
Chính vì sự đa dạng của thành phần chủng tộc nên cũng kéo theo sự đa

dạng về tôn giáo. Ở Mỹ, 56% dân số theo đạo Tin lành, 28% dân số theo đạo
Thiên chúa giáo La Mã, 2% dân số theo đạo Do Thái, các tôn giáo khác là 4%
và những người không theo tôn giáo nào cả chiếm 10% dân số.
Tiếng Anh được dùng làm ngôn ngữ chính thức của Mỹ. Tuy nhiên ở
một số bang miền Nam vẫn có một số ít người sử dụng tiếng Tây Ban Nha .
2.2. Lối sống của người Mỹ
Mỹ là một hợp chủng quốc nên lối sống của người Mỹ cũng là sự kết tụ
từ nhiều phong cách sống từ các nền văn hoá khác nhau nhưng cùng với thời
gian và để thích nghi được với điều kiện tự nhiên, xã hội người Mỹ đã tạo
được một phong cách rất riêng. Đây cũng là yếu tố quan trọng mà các nhà
Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

3

kinh doanh nước ngoài cần chú ý, nghiên cứu để có thể đáp ứng được tốt các
nhu cầu của người Mỹ và thuận lợi hơn khi muốn làm ăn với các đối tác Mỹ .
Khác với người Nhật có bản tính tiết kiệm, người Mỹ rất “chịu chơi “ và
mua sắm không tiếc tiền, thậm chí nhiều khi vượt quá mức thu nhập thực tế.
Nhưng có hai thứ mà người Mỹ rất tiết kiệm đó là: lao động và thời gian,
Do lịch sử nước Mỹ được hình thành từ sự tìm tòi và khai phá nên người
Mỹ luôn là những người cần cù, giàu nghị lực, có chí tiến thủ và sáng tạo. Họ
hiểu rất rõ giá trị của lao động và luôn có ý thức sao cho lao động bỏ ra mang
lại hiệu quả cao nhất. Đó là nguồn gốc của các phát minh, cải tiến trong sản
xuất và các phương pháp tổ chức, quản lý lao động khoa học, những yếu tố
này đã làm cho nước Mỹ sớm vươn lên trở thành một cường quốc lớn nhất thế
giới. Đặc điểm này cũng lý giải cho đặc tính “thực dụng”của người Mỹ: đồ
dùng làm ra càng nhiều chức năng càng tốt, hàng hóa phải chú trọng đến tính
tiện dụng
Ở Mỹ, câu nói: “ thời gian là tiền bạc “ đã ăn sâu vào trong tiềm thức

của mỗi cá nhân Mỹ. Ý thức tiết kiệm thời gian thể hiện trong tác phong làm
việc hàng ngày khẩn trương, nhanh nhẹn, trong cách ra quyết định chóng
vánh, cách đàm phán luôn đi thẳng vào vấn đề tránh vòng vo. Người Mỹ rất
tôn trọng sự đúng giờ trong các cuộc hẹn. Dù đến hẹn chỉ muộn năm phút
cũng có thể làm người Mỹ bực tức và gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ.
Người Mỹ rất có ý thức tôn trọng pháp luật. Vai trò của pháp luật rất
được đề cao trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Những
tranh chấp xung đột đều rất dễ có thể được đưa ra toà án. Người ta nói rằng: “
Sống bên cạnh một người Mỹ bao giờ cũng có một bác sĩ và một luật sư “ vì
người Mỹ luôn bị ám ảnh có thể bị kiện bất cứ lúc nào.
Về mặt tính cách: Người Mỹ được đánh giá là cởi mở, thẳng thắn, khá
nồng nhiệt và dễ tạo lập quan hệ bạn bè. Phần đông người dân Mỹ đều tỏ ra
rất thân thiện ngay từ lần gặp đầu tiên. Họ đề cao giá trị của giao tiếp xã hội
vì nó rất có thể đem lại không chỉ các mối quan hệ làm ăn hay mở mang kiến
thức mà còn giúp tạo cảm giác thư giãn, giảm bớt những căng thẳng mệt nhọc
của công việc.
Trong đàm phán kinh doanh: Người Mỹ hay nói thẳng và biết tôn trọng
lời hứa. Nếu nhận thấy điều gì đó có thể làm được, họ hứa và cố thực hiện
cho được, những điều cảm thấy khó khăn, không cho phép hứa hẹn thì họ
không ngại thẳng thắn nói “không “. Người Mỹ không dễ bị tự ái trước những
lời phê bình, chỉ trích hay những quan điểm đối lập vì họ rất coi trọng quyền
tự do ngôn luận.
3. Chế độ chính trị và hệ thống luật pháp
3.1. Chế độ chính trị
Mỹ là nước liên bang, theo chế độ cộng hoà dân chủ tư sản tổng thống.
Theo hiến pháp, Mỹ thực hiện chế độ tam quyền phân lập: quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp tồn tại độc lập với nhau
Quyền lập pháp: thuộc về Quốc hội, gồm hai viện: Thượng viện và Hạ
viện. Hai viện đều có quyền đưa ra các luật, có quyền đối với đánh thuế,
quyết định lực lượng vũ trang và quyết định chính trị Nhưng Thượng viện

có đặc quyền thông qua các hiệp ước, hiệp định kí với nước ngoài như BTA
và các chức vụ do tổng thống bổ nhiệm. Thượng viện có quyền thay đổi các
dự luật do Hạ viện đề xuất hoặc chấp nhận hay phủ quyết quyền bỏ phiếu
buộc tội tổng thống của hạ viện.
Quyền hành pháp: Bộ máy hành pháp Hoa Kì có 15 bộ và 60 uỷ ban độc
lập. Tổng thống Mỹ đứng đầu bộ máy hành pháp và có quyền lực lớn nhất
được bầu trực tiếp và có nhiệm kì bốn năm, và không quá hai nhiệm kì. Tổng
thống là người ký, ban bố các sắc lệnh và hiến pháp cho phép tổng thống có
quyền phủ quyết dự luật được quốc hội thông qua.
Quyền tư pháp: Thuộc về hệ thống Toà án Liên bang mà đứng đầu là
Toà án tối cao hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Toà án tối cao Liên bang có các
quyền hạn như: quyền xét xử các vụ án quan trọng, làm trọng tài xét xử các
mâu thuẫn giữa các bang, giữa Liên bang với một bang, có quyền xác định
tính hợp hiến của các luật và các quyết định của tổng thống và có quyền vô
Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

5

hiệu hoá bất cứ luật lệ liên bang hoặc bang nào mà Toà xét thấy là trái với
Hiến pháp.
Về Đảng phái: Mỹ theo chế độ đa Đảng. Hai Đảng lớn thay nhau cầm
quyền từ trước đến nay là Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hoà. Dù hai đảng
này không có sự khác biệt lớn về đường lối chính trị cơ bản chỉ khác nhau
1
quan điểm, biện pháp giải quyết các vấn đề nhưng mục đích đều phục vụ
quyền lợi của giai cấp tư sản Mỹ và đều phấn đấu để làm cho nước Mỹ trở
thành vai trò lãnh đạo thế giới.
3.2. Hệ thống luật pháp
Mỹ là một trong số ít nước trên thế giới (Anh, Mỹ, Canađa ) duy trì hệ

thống pháp luật bất thành văn (common law )
Hệ thống pháp luật Mỹ được chia thành hai ngành là công pháp (Public
law) và tư pháp (Private law). Luật công pháp thường được hệ thống hoá và
ban hành dưới hình thức văn bản, thể hiện ở Hiến pháp, bộ luật, đạo luật và
văn bản dưới luật. Luật công pháp gồm có luật hiến pháp, luật nhà nước, luật
hình sự và những văn bản quy định về chính sách đối ngoai, chính sách xuất
khẩu Còn tư pháp phần lớn vẫn tồn tại dưới hình thức là các án lệ (Case
law). Luật tư pháp bao gồm luật dân sư, luật thương mại
Hệ thống pháp luật của Mỹ khá đồ sộ và phức tạp, mỗi bang lại còn đặt
ra những luật lệ riêng vì vậy mà các doanh nghiệp khi làm ăn với các đối tác
Mỹ cần nghiên cứu cẩn thận để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
4. Nền kinh tế Mỹ
4.1. Tổng quan về kinh tế
Mỹ là cường quốc kinh tế đứng ở vị trí số 1 trên thế giới, đặc biệt giai
đoạn 1994- 2000 là thời kỳ Hoa Kỳ đạt tăng trưởng kinh tế cao, năm 2000
GDP đạt 9963 tỷ USD chiếm hơn 25% tổng GDP của toàn thế giới, lớn gấp
hai lần tổng GDP của Nhật Bản (nước đứng thứ hai sau Mỹ). Mỹ chỉ cần tăng
trưởng 1% thì đã tạo ra một giá trị tuyệt đối lớn hơn giá trị tuyệt đối của 15%

1
Số liệu từ:
tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Điều này đã tạo nên nhu cầu và khả năng
cua sắm khổng lồ của người dân Mỹ.
Lạm phát vừa đủ ở mức để kích thích tăng trưởng kinh tế, năm 1998 là
0,8%, năm 1999 là 2,3% và năm 2000 là 2,5%
1
. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ từ
mức 7,5% năm 1992 xuống thấp tới mức kỷ lục 4% năm 2000. Trong khi tỷ lệ
thất nghiệp trung bình của EU những năm gần đây luôn ở mức cao hơn 10%.
Bội thu ngân sách là một thành tựu nổi bật của nền kinh tế Mỹ, năm

1999 Mỹ bội thu ngân sách là 2,3% GDP (221 tỷ USD)
2
. Thế nhưng từ đầu
năm 2001, kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái phần lớn do ảnh hưởng của
sự kiện 11/9, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001 chỉ đạt 0,3% trong khi năm
2000 là 5,2%. Đến đầu năm 2002 nền kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi, GDP đạt
10.446,2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP là 2,58%. Tháng 5/2003 mức độ
chi tiêu đã tăng thêm 11 tỷ USD là dấu hiệu đáng mừng đối với các công ty
làm ăn trên đất Mỹ
3

Bảng 1: Các chỉ số kinh tế cơ bản của Mỹ

 GDP ngang giá sức mua : 10.082 tỷ USD (2001)
 GDP/người theo PPP (2001): 36.300 USD
 Mức tăng trưởng kinh tế:2,8% (2002); 5% (2000)
 Tỷ lệ lạm phát (2000): 3,4%
 Lực lượng lao động (2000): 140,0 triệu người ( bao gồm cả số lao động
thất nghiệp )
 Tỷ lệ thất nghiệp: 5% (2002); 4% (2000)
 Ngân sách (1999): Thu 1.828 ngàn tỷ USD/ Chi 1.703 ngàn tỷ USD
 Nợ nước ngoài (1995): 852 tỷ USD
 Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất (2000): 5,6%
 Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 2%, công nghiệp 18%, dịch vụ 80%

2
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, trang 4, số 1/2001

3
Nguồn: www.vcci.com.vn/xuctienthuongmai/hosothitruong/Mỹ.asp

Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

7

 Các ngành công nghiệp chính: xăng dầu, thép, ô tô, vũ trụ, viễn thông,
hoá chất, điện tử, chế biến lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai mỏ
 Các sản phẩm nông nghiệp chính: lúa mì, các loại ngũ cốc khác, ngô,hoa
quả, bông , thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá
Nguồn: Cục xúc tiến thương mại-Bộ thương mại Việt Nam
Mỹ có nền kinh tế dịch vụ rất phát triển. Dịch vụ chiếm đến 80% trong
khi công nghiệp chiếm 18% và nông nghiệp chỉ chiếm 2% trong cơ cấu kinh
tế của Mỹ. Dịch vụ đóng góp đến 75% GDP của Mỹ. Theo dự tính của các
nhà kinh tế Mỹ đến năm 2010 dịch vụ sẽ đóng góp vào GDP 93%. Phát triển
nhất là các dịch vụ như: vận tải, thương mại, tài chính, bảo hiểm, bất động
sản, dịch vụ tư vấn, quản lý pháp luật và pháp luật kinh doanh, y tế
Mỹ có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao. Đây là nước đi đầu trong
việc khám phá và phát triển ngành công nghệ cao như: công nghệ thông tin,
công nghệ vũ trụ, sản xuất ô tô, máy bay, y học Chi phí của Mỹ cho khoa
học kĩ thuật là cao nhất thế giới. Năm 1992, Mỹ chi 79.4 tỷ USD trong khi thế
giới còn lại chi 87.9 tỷ USD. Đây chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền
kinh tế Mỹ phát triển đạt năng suất cao.
4.2. Ngoại thương Mỹ
Nước Mỹ có một nền ngoại thương rất phát triển. Từ năm 1999 đến
2002, xuất khẩu hàng năm đạt gần 1000 tỷ USD và nhập khẩu từ 1200 đến
1400 tỷ USD.
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ từ năm 1999-2002
Đơn vị: tỷ USD

1999


2000

2001

2002

Tổng kim ngạch xuất khẩu 957,1

1064,2

998,0

973,0

Xuất khẩu hàng hoá 684,0

772,0

718,8

682,6

Xuất khẩu dịch vụ 237,2

292,2

297,3

290,4


Tổng kim ngạch nhập khẩu 1219,4

1442,9

1356,3

1408,2

Nhập khẩu hàng hoá 1030,0

1224,4

1145,9

1166,9

Nhập khẩu dịch vụ 189,4

218,5

210,4

241,3

Tổng cán cân thương mại -262,2

-378,7

-358,3


-435,2

Cán cân thương mại hàng hoá -346,0

-452,4

-427,2

-484,4

Cán cân thương mại dịch vụ 83,8

73,7

68,9

99,1

Nguồn: US census Bureau
Tuy rằng năm 2001 kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ có giảm đi so
với những năm trước đó do những tác động của suy thoái kinh tế thế giới và
sự phục hồi không chắc chắn, không ổn định của nền kinh tế Mỹ. Đặc điểm
của cán cân thương mại Mỹ gần đây là thường xuyên bị thâm hụt chứng tỏ
Mỹ là nước phần lớn là nhập siêu (xem bảng 2). Năm 2002 Mỹ đã xuất khẩu
vào Trung Quốc đạt 21,1 tỷ USD trong khi đó nhập khẩu từ Trung Quốc là
125,1 tỷ USD. Nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các nước Tây Âu cũng đều lớn hơn
xuất khẩu
4
. Tuy nhiên sự thâm hụt đó cũng bù đắp được phần nào bởi thặng

dư trong trao đổi thương mại về dịch vụ. Bảng 2 cho thấy cán cân thương mại
dịch vụ của Mỹ trong năm 1999 đến năm 2002 đều đạt thặng dư, năm 2001
chỉ đạt 68,9 tỷ USD so với 83,8 tỷ USD của năm 1999 và năm 2002 đạt 99,1
tỷ USD là một dấu hiệu khả quan của sự phục hồi kinh tế Mỹ.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Mỹ là: máy móc thiết bị chiếm 32%,
các mặt hàng công nghiệp chiếm 25%, thiết bị vận tải chiếm 16%, hoá chất
chiếm 10%, lâm sản chiếm 9% và các hàng hoá khác chiếm 7%. Mỹ là nước
nổi tiếng có thế mạnh trong việc xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao nhưng
những mặt hàng tiêu dùng của Mỹ cũng có sức cạnh tranh không nhỏ, chỉ
đứng thứ hai thế giới sau Singapo.
Những mặt hàng nhập khẩu của Mỹ chủ yếu là: máy móc, công cụ
chiếm 30%, hàng tiêu dùng 20%, ô tô và phụ tùng ô tô chiếm 15%, nhiên liệu
chiếm 10%, các mặt hàng nguyên vật liệu cho công nghiệp chiếm 10%, nhóm
các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống chiếm 5%, còn lại là các mặt
hàng khác chiếm 10%. Đây chính là một thị trường đấy tiềm năng cho tất cả
các quốc gia.
Hiện nay Mỹ có quan hệ buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới, trong đó Canađa, Mêhicô, Trung Quốc và Nhật Bản là những bạn

4
Thời báo kinh tế số 147 ra ngày 13/9/2003, trang 11
Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

9

hàng lớn nhất. Việt Nam đứng thứ 56 nếu tính theo kim ngạch hai chiều, nếu
tính riêng xuất khẩu thì Việt Nam đứng thứ 34.
II. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ
1. Nhu cầu của thị trường Mỹ

Mỹ là đất nước có diện tích lớn hơn 9 triệu km
2
, số dân hơn 281 triệu
người với tổng thu nhập quốc dân năm 2002 là 10.446,2 tỷ USD, thu nhập
bình quân đầu người là 37.175 USD được đánh giá là một thị trường lớn nhất
toàn cầu
5
Ở Mỹ, người ta đánh giá giá trị của một con người qua cách thức cá
nhân đó tiêu dùng chứ không phải qua thu nhập và tiết kiệm được bao nhiêu.
Điều này đã ăn sâu và trở thành một khía cạnh văn hoá Mỹ. Vì vậy mà người
dân Mỹ tuy làm ra rất nhiều của cải nhưng họ cũng tiêu nhiều không kém,
hàng năm tiêu dùng chiếm đến 70% GDP của Mỹ và tỷ lệ tiết kiệm đã có lần
tụt xuống mức âm (vào năm 1998).
Vì vậy mà hàng năm Mỹ phải nhập khẩu khoảng trên 1 nghìn tỷ USD để
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước. Những mặt hàng mà
thị trường Mỹ có nhu cầu nhập khẩu với khối lượng lớn là hàng công nghiệp
chế tạo, quần áo, giày dép, thuỷ sản, nông sản, và các sản phẩm nguyên nhiên
liệu như sắt, thép, gỗ, dầu thô Đây là những mặt hàng mà Mỹ gần như đứng
hàng đầu thế giới về giá trị nhập khẩu.
Bảng 3: Một số mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ từ năm 1998-2002
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 2002 thay đổi98/2002

Phương tiện vận tải 22541

30884

32491

34991


35136

37,6%
Quần áo 13150

13474

12953

7163

4694

- 64%
Giày dép và phụ kiện 1598

1689

1058

1474

1083

- 32,3%
Linh kiện điện và đi
ện
tử
2158


1957

1898

1390

1009

- 53,2%
Gỗ 130,6

135,7

113,9

59,13

51,92

- 60,3%


Sản phẩm gỗ 16,5

16,8

7,34

8,56


2,00

- 87,9%
Nông sản 3,5

2,3

2,4

4,2

1,4

- 60,6%
Dệt may (trừ quần áo) 338,2

391,2

341,3

357,1

270,2

- 30,4%
Thép 62,7

14,2


14,0

15,4

22,4

- 64,3%
Nguồn: http//:www.usitc.gov
Ngoài sức mua lớn, thị trường Mỹ còn rất đa dạng với nhiều tầng lớp
dân cư có mức thu nhập cũng như lối sống khác nhau do vậy mà chủng loại và
chất lượng hàng hoá cũng khá linh hoạt, được chấp nhận theo từng mức giá
khác nhau.
Thị trường Mỹ được coi là một thị trường độc đáo, tự do, mang tính
“mở” nhất thế giới. Tính quốc tế của thị trường này được hiểu theo nghĩa dễ
dàng chấp nhận hàng hoá từ bên ngoài vào khi các hàng hoá đó đáp ứng được
đòi hỏi đa dạng của thị trường này. Vì vậy đây là một điểm đến hấp dẫn cho
tất cả các nước trên thế giới.
Gần đây, nhu cầu của thị trường Mỹ có một số biến động và suy giảm do
sự kiện 11/9 làm kinh hoàng nước Mỹ và do sự suy thoái chung của nền kinh
tế thế giới. Nhưng sau những nỗ lực của chính phủ và người dân Mỹ, năm
2003 đã có những dấu hiệu khả quan cho thấy mức tiêu dùng của Mỹ đã dần
hồi phục trở lại. Sức mua của quý I năm 2003 đã tăng 2% so với quý I năm
2002 là dấu hiệu của sự phục hồi này
6
.
2. Tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ
Tập quán tiêu dùng của người dân Mỹ xuất phát từ quan điểm: “giá trị
của một cá nhân được đánh giá qua cách mà người đó tiêu dùng như thế nào “
đã hình thành nên một tâm lý tôn sùng tiêu dùng của người dân Mỹ khác hẳn
với người Đức coi tiêu dùng là hành vi hoang phí, người Nhật coi tiết kiệm là

hành vi quý tộc. Điều này đã tạo nên tính hấp dẫn rất riêng của thị trường
Mỹ.
Cũng như mọi quốc gia khác, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người
dân Mỹ cũng có những nét riêng đáng chú ý

6
Thời báo kinh tế số 118 ra ngày 24/7/2003
Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

11

- Mỹ là quốc gia phát triển đứng hàng đầu thế giới nên việc mua sắm ở Mỹ
cũng rất hiện đại. Người dân Mỹ mua hàng chủ yếu thông qua hệ thống mạng
lưới phân phối của các cửa hàng, siêu thị trên khắp đất nước. Họ rất tin vào hệ
thống các cửa hàng, đại lý bán lẻ tại Mỹ, nơi họ có sự đảm bảo về chất lượng,
bảo hành và các điều kiện về vệ sinh an toàn khác. Vì vậy mà một khi sản
phẩm nào đó có được sự đảm bảo của các nhà phân phối có tiếng thì sẽ dễ
dàng được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận.
- Giống như ở nhiều nước phát triển khác, khi mua hàng người Mỹ thường sử
dụng thẻ tín dụng hoặc ngân phiếu. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho cả
người bán và người mua vì sự nhanh gọn, an toàn và tiện lợi.
- Người Mỹ rất tiết kiệm thời gian thể hiện ngay cả trong việc đi mua hàng.
Họ thường có thói quen mua sắm với số lượng lớn để giảm thời gian đi lại
nhiều lần cho công việc này.
- Với tính cách và lối sống phóng khoáng, thích thay đổi nên thị hiếu của
người Mỹ cũng rất ưa những mặt hàng mới lạ. Điều này đòi hỏi hàng hoá phải
được cải tiến liên tục về chủng loại, mẫu mã, vòng đời sản phẩm phải được
nghiên cứu để rút ngắn hơn.
- Đối với những hàng hoá thuộc phẩm cấp trung bình và thấp thì thị hiếu của

người Mỹ nhìn chung chuộng những hàng có mẫu mã đơn giản, không cần
cầu kỳ miễn là mới lạ, tiện dụng, và giá rẻ. Điều này lý giải cho việc hàng hoá
của Trung Quốc tuy chất lượng chưa cao những mẫu mã phong phú và giá rẻ
lại bán được rất chạy ở Mỹ.
- Cũng cần lưu ý rằng người Mỹ từ khi còn rất nhỏ đã luôn muốn khẳng định
cái tôi của mình vì vậy mà họ cũng muốn tạo cho mình một cái riêng, khác
người khác do đó mà người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng sự độc đáo, mới lạ,
ấn tượng. Họ có thể vô cùng tự hào vì nhà mình có những chiếc bát ăn cơm
hay lọ hoa với hoa văn không ai có dù là nó rất đơn giản và không phải là
hàng đắt tiền hoặc là họ có thể bỏ ra 12000 USD để mua chiếc đồng hồ nhãn
hiệu cao cấp như Rolex nhưng họ cũng hài lòng không kém với chiếc đồng hồ
Trung Quốc kiểu dáng lạ giá chỉ 12 USD dùng một thời gian rồi bỏ, thay mẫu
mới.
- Về ăn uống, người Mỹ thường dùng đồ ăn sẵn, đồ ăn nguội. Ngoài ngũ cốc,
rau quả, thì thịt và hải sản cao cấp là thức ăn chính. Các loại hàng này thường
được chế biến và đóng gói rất tiện lợi. Tuỳ theo từng mặt hàng bao bì được
thiết kế hấp dẫn, không cần quá cầu kỳ nhưng phải thuận tiện cho việc sử
dụng và dễ tái chế nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường.
3. Hệ thống kênh phân phối trên thị trường Mỹ
Tại Hoa Kỳ có nhiều loại công ty lớn, vừa và nhỏ có các kênh thị trường
khác nhau. Các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và tự họ làm
lấy tất cả các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập
khẩu. Các tập đoàn và các công ty lớn có tác động mạnh đến các chính sách
của Chính phủ. Còn các công ty vừa và nhỏ vận động xung quanh hệ thống thị
trường và được Chính phủ hỗ trợ.
Đối với loại công ty vừa và nhỏ họ có nhiều cách bán hàng nhập khẩu tại
Hoa Kỳ. Họ thường nhập khẩu hàng hoá về để bán tại Hoa Kỳ theo các cách
phổ biến sau:
1.Bán xỉ cho các cửa hàng bán lẻ. Hầu hết các loại hàng như: trang sức,
quần áo, đồ chơi, mỹ nghệ, tạp hoá đều có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ

thông qua các nhà nhập khẩu hay người bán hàng có tính chất cá nhân và các
công ty nhập khẩu hay các tổ chức buôn bán hàng hoá chuyên nghiệp. Cách
bán hàng này rất có hiệu quả khi hàng hoá có nhu cầu mạnh và có lợi nhuận
cao. Nhìn chung nếu ngành hàng đa dạng đủ đáp ứng hết các chủng loại liên
quan thì càng có hiệu quả hơn.
2. Bán cho nhà phân phối. Thay bằng bán hàng cho người bán lẻ các
doanh nghiệp có thể bán hàng cho các nhà phân phối vì họ có hệ thống phân
phối rộng khắp khu vực nào đó hoặc nằm trong nhóm ngành công nghiệp nào
đó. Họ có khả năng bán hàng nhanh chóng trong thời gian ngắn. Nhưng cách
này doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ bớt lợi nhuận của mình cho các nhà phân
phối.
Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

13

3. Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp. Các công ty này có thể làm
được khi các nhà máy công xưởng trực tiếp mua hàng của một số thương nhân
nhỏ ở nước sở tại khi họ không có điều kiện để mua trực tiếp của các nhà xuất
khẩu nước ngoài hoặc mua qua các nhà nhập khẩu trong nước.
4. Bán xỉ qua đường bưu điện. Có một số sản phẩm nhỏ và không đắt
lắm có thể bán theo cách này qua một số trung gian bán buôn. Cách này có lợi
là bán hàng theo diện rất rộng và không phải qua khâu trung gian phân phối
hay bán buôn.
5. Bán lẻ qua đường bưu điện. Có một số nhà nhập khẩu không cần qua
trung gian mà họ trực tiếp gửi bưu kiện đến cho người mua. Để làm được cách
này phải có hệ thống nghiên cứu thị trường chuẩn xác và có hiệu quả cao.
Thiết kế được thị trường một cách chi tiết.
6. Một số nhà nhập khẩu bán hàng theo catalog qua các nhà buôn theo
kiểu này hay trực tiếp lập ra các công ty để bán hàng theo catalog. Chìa khoá

cho phương thức này là phải biết được địa chỉ của người hay công ty có nhu
cầu thường xuyên về mặt hàng mình kinh doanh.
7. Bán lẻ: Nhà nhập khẩu tự tổ chức việc nhập khẩu và bán lẻ hàng hoá
theo khả năng về thị trường của mình và tự gánh chịu mọi rủi ro về nhu cầu
của thị trường cũng như thu được toàn bộ lợi tức do nhập khẩu mang lại. Khi
nhập khẩu họ phải biết được xu hướng thị trường và phải tự làm lấy hết mọi
việc trong mọi khâu buôn bán là điều chứa đựng nhiều rủi ro lớn.
8. Bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hoá trên các kênh truyền hình
là hình thức mới và phải có hàng tức thời và bán theo giá công bố.
9. Bán hàng trực tiếp cho các nhà máy công xưởng với các điều kiện
giống như đã bán cho các nhà bán buôn bán lẻ.
10. Làm đại lý bán hàng. Có một số người Mỹ có quan hệ tốt cả hai
chiều với nhà thương nhân nước ngoài và hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ
trong nước thì họ thường làm đại lý cho nước ngoài để khỏi phải lo khâu tài
chính cho kinh doanh. Họ chỉ cần đưa ra điều khoản L/C chuyển nhượng là có
thể giải quyết được việc này.
11. Bán hàng qua “buổi giới thiệu bán hàng” (Bali Imports Party). Một
số nhà nhập khảu mua một số lượng nhỏ hàng hoá về rồi mời người thân quen
đến dự buổi giới thiệu bán hàng luôn tại chỗ. Có một số nhà nhập khẩu trả hoa
hồng cho ai đứng ra tổ chức và giới thiệu bạn hàng cho họ.
12. Bán hàng ở ngoài chợ trời (Flea Market). Có hãng lớn đã từng tổ
chức nhập khẩu và bán hàng ở ngoài chợ trời với quy mô lớn và diện rộng
khắp cả nước. Cách làm này đòi hỏi phải có quan hệ rộng với người bán hàng
của nhiều nước khác nhau và phải trả một phần lợi tức cho người bán hàng.
Cách này yêu cầu phải đặt giá trực tiếp đến người tiêu dùng.
13. Bán hàng qua các hội chợ triển lãm tại Mỹ. Có người mua hàng về
kho của mình và quanh năm đi dự các hội chợ triển lãm khắp nước Mỹ để tìm
kiếm các đơn đặt hàng tại quầy rồi về gửi hàng cho người mua theo đường
bưu điện, phát chuyển nhanh. Cách này chỉ có thể làm ở quy mô nhỏ với hàng
đặc chủng, hàng mới và giá cao.

14. Bán hàng qua hệ thống Internet như dạng Amazon.com
Hệ thống kênh phân phối hàng hoá nhập khẩu trên thị trường Mỹ là rất
đa dạng và phong phú nhưng xu hướng chung ngày nay là vai trò của các nhà
trung gian phân phối như những người chuyên nhập khẩu, người bán
buôn ngày càng giảm. Thay vào đó, các nhà sản xuất và những người bán lẻ
ngày càng tăng cường đặt các đơn hàng trực tiếp đến các nhà xuất khẩu nước
ngoài, phần để giảm chi phí trung gian, phần để đảm bảo hơn về chất lượng
hàng. Vì vậy mà các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng cần lưu ý đến vấn đề này
để loại dần những thói quen xuất khẩu qua những trung gian như: Singapo,
Thái Lan mà tìm cách trực tiếp tiếp cận bạn hàng Mỹ để giới thiệu quảng bá
và bán sản phẩm của chính mình.
4. Hoạt động cạnh tranh trên thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ là một thị trường mang tính mở và rất đề cao sự tự do
nên nó đón nhận hàng hoá từ hầu hết các nước trên thế giới. Nó là địa chỉ lý
tưởng cho các nhà xuất khẩu từ tất cả các nước, từ nước phát triển đến cả
những nước kém phát triển miễn là hàng hoá họ cung cấp thoả mãn những
Thâm nhập thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

15

nhu cầu đòi hỏi của thị trường Mỹ. Do đó, một điều dễ hiểu là mức độ cạnh
tranh trên thị trường Mỹ cực kỳ gay gắt. Các doanh nghiệp nước ngoài không
những phải chịu áp lực cạnh tranh với các công ty, doanh nghiệp nội địa của
Mỹ mà họ còn phải đối mặt với rất nhiều đối thủ xuất khẩu đến từ các nước
khác nhau. Cùng một loại hàng nhưng cũng có rất nhiều nhà cung cấp, cùng
một vùng thị trường nhưng cũng có rất nhiều đối thủ cùng muốn chiếm giữ.
Vì vậy mà tuy nước Mỹ có rộng lớn, số dân đông với thu nhập cao nhưng tính
cạnh tranh ở đây quyết liệt hơn bất cứ thị trường nào.
Hơn nữa, tính cạnh tranh gay gắt còn thể hiện trong quan điểm cạnh

tranh của người Mỹ. Một khi đã cạnh tranh thì các doanh nghiệp Mỹ cho rằng
chỉ có thắng hoặc thua chứ không có khái niệm hoà. Mục tiêu của các doanh
nhân Mỹ luôn là việc giành chiến thắng chứ không thể nhân nhượng. Các
doanh nghiệp luôn tìm cách cải tổ chứ ít khi chịu thoả hiệp. Hàng hoá do đó
mà luôn được thay đổi, cải tiến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và
doanh nghiệp có được vị thế cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển.
Môi trường cạnh tranh gay gắt là vậy song người Mỹ cũng rất tôn trọng
yếu tố công bằng. Pháp luật Mỹ cũng quy định chặt chẽ các điều khoản ràng
buộc các doanh nghiệp nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành
mạnh. Hàng hoá nước ngoài được nhập vào thị trường Mỹ nếu phát hiện là có
hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như: trợ giá, bán phá giá hay vi phạm
bản quyền thì bị phạt rất nặng theo luật bồi thường thương mại có liên quan
của Mỹ. Ngoài ra để chống lại xu hướng độc quyền Chính phủ Mỹ cũng thông
qua những cơ chế lập pháp như :” Luật uỷ ban thương mại liên bang” và đạo
luật chống “Tơrơt Sherman” để hạn chế tối đa xu hướng độc quyền của các
công ty, tập đoàn kinh tế lớn trên đất Mỹ nhằm đem lại môi trường cạnh tranh
dân chủ lành mạnh.
Tóm lại, phần I và II của chương I đã phần nào cho thấy đất nước, xã
hội, con người Mỹ và đặc biệt là những nét cơ bản về thị trường Mỹ như: nhu
cầu, thị hiếu, hệ thống kênh phân phối, môi trường cạnh tranh Vì mục đích
của đề tài là nghiên cứu thị trường Mỹ để tìm ra cơ hội và thách thức nhằm

×