Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Khảo sát đặc điểm kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư điều trị hoá chất tại bệnh viện trung ương quân đội 108

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 84 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ DIỆU HUẾ

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM KIẾN THỨC VÀ
HÀNH VI TỰ CHĂM SĨC CỦA BỆNH NHÂN
UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HỐ CHẤT TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ DIỆU HUẾ
Mã sinh viên: 1701224

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM KIẾN THỨC VÀ
HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA BỆNH NHÂN
UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HỐ CHẤT TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QN ĐỘI 108
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Tứ Sơn
2. ThS. Nguyễn Hải Trường
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược Lâm Sàng
2. Bệnh viện TWQĐ 108



HÀ NỘI – 2022


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Tứ Sơn – Giảng
viên Bộ môn Dược lâm sàng, là người đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm và tạo điều kiện
giúp tơi hồn thành khóa luận. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Nguyễn
Thị Hồng Hạnh – Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng, ThS. Dương Khánh Linh –
Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng, ThS. Trần Thị Thu Trang – Giảng viên Bộ môn
Dược lâm sàng đã luôn đồng hành, tận tình giúp đỡ và cho tơi nhiều lời khuyên quý báu
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Hải Trường – Trưởng ban Pha chế khoa
Dược bệnh viện TWQĐ 108 và DS. Nguyễn Thị Thùy Linh – Dược sĩ khoa Dược bệnh
viện TWQĐ 108 đã luôn hỗ trợ và tạo điều kiện cho tơi trong q trình thu thập số liệu
tại bệnh viện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc bệnh viện, lãnh đạo khoa Dược cùng
toàn thể cán bộ, nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng tại bệnh viện nơi tôi thực hiện
nghiên cứu đã giúp đỡ và hỗ trợ để nghiên cứu này được tiến hành thuận lợi.
Tôi vô cùng trân trọng và biết ơn sự tham gia nhiệt tình của hơn 150 bệnh nhân
ung thư đang điều trị hóa chất tại bệnh viện TWQĐ 108. Tôi cũng xin dành lời cảm ơn
chân thành đến anh chị, các bạn và các em trong nhóm nghiên cứu khoa học đã nhiệt
tình giúp đỡ tơi trong quá trình thu thập số liệu của đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến bố mẹ cùng tất cả người thân trong
gia đình, những người bạn thân thiết của tôi, những người đã luôn ở bên, động viên, ủng
hộ tôi và là nguồn động lực để tơi nỗ lực trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2022
Sinh viên


Vũ Thị Diệu Huế


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh lý ung thư và hóa trị trong điều trị ung thư ..........................3
1.1.1. Bệnh lý ung thư .............................................................................................3
1.1.1.1. Đặc điểm bệnh học ung thư ....................................................................3
1.1.1.2. Dịch tễ bệnh ung thư ..............................................................................3
1.1.1.3. Chẩn đoán giai đoạn ung thư ..................................................................4
1.1.1.4. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư .................................................4
1.1.2. Hóa trị trong điều trị ung thư ........................................................................6
1.1.2.1. Cơ chế và phân loại ................................................................................6
1.1.2.2. Vai trò của hóa trị trong điều trị ung thư ................................................7
1.1.2.3. Nguyên tắc chung điều trị.......................................................................8
1.1.2.4. Các phương pháp hóa trị ........................................................................8
1.1.2.5. Tác dụng khơng mong muốn của hóa trị ................................................9
1.2. Kiến thức về hóa trị và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư ................10
1.2.1. Tầm quan trọng của kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung
thư .........................................................................................................................10
1.2.1.1. Tầm quan trọng của kiến thức về hóa trị ..............................................10
1.2.1.2. Tầm quan trọng của hành vi tự chăm sóc trong điều trị hóa chất ........11
1.2.2. Đo lường mức độ hiểu biết về hóa trị và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân
ung thư ..................................................................................................................11
1.2.2.1. Các bộ cơng cụ đánh giá kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư ......11

1.2.2.2. Các bộ công cụ đánh giá hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư 12
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân
ung thư ..................................................................................................................13
1.2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư ...13
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư
...........................................................................................................................13


1.3. Giới thiệu về Viện Ung thư – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ................15
1.3.1. Cơ cấu và nhiệm vụ ....................................................................................15
1.3.2. Điều trị ung thư tại Viện Ung thư – Bệnh viện Trung ương Quân đội 10815
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................17
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ....................................................................................17
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................................17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................17
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu .................................................................................17
2.3.3. Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu ......................................................17
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................................18
2.4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .........................................................18
2.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu của mục tiêu 1 ............................................................18
2.4.2.1. Đặc điểm kiến thức của bệnh nhân.......................................................18
2.4.2.2. Đặc điểm hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân .....................................18
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu của mục tiêu 2 ............................................................19
2.4.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức của bệnh nhân ung thư .................19
2.4.3.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư 19
2.5. Quy ước trong nghiên cứu..................................................................................19
2.6. Bộ công cụ ..........................................................................................................19

2.7. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................20
2.8. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu .................................................................21
Chương 3. KẾT QUẢ ....................................................................................................22
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu..................................................................................22
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học .............................................................................23
3.1.2. Đặc điểm bệnh lý ung thư và điều trị..........................................................24
3.2. Đặc điểm kiến thức hóa trị và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư......26
3.2.1. Đặc điểm kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư ....................................26


3.2.1.1. Lĩnh vực kiến thức chung về hóa trị .....................................................26
3.2.1.2. Lĩnh vực kiến thức về tác dụng không mong muốn .............................27
3.2.1.3. Lĩnh vực kiến thức về nguồn thông tin ................................................29
3.2.1.4. Lĩnh vực kiến thức hóa trị đường uống ................................................30
3.2.2. Đặc diểm hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư ..............................30
3.2.2.1. Lĩnh vực tuân thủ điều trị .....................................................................30
3.2.2.2. Lĩnh vực tự quản lý triệu chứng ...........................................................31
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi tự chăm sóc .........................32
3.3.1. Yếu tố liên quan đến kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư ..................32
3.3.1.1. Mối liên quan đơn biến giữa đặc điểm bệnh nhân với kiến thức hóa trị
...........................................................................................................................32
3.3.1.2. Mối liên quan đa biến giữa đặc điểm bệnh nhân và kiến thức hóa trị..34
3.3.2. Yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư ............34
3.3.2.1. Mối liên quan đơn biến giữa đặc điểm bệnh nhân, kiến thức hóa trị, các
lĩnh vực kiến thức với hành vi tự chăm sóc.......................................................34
3.3.2.2. Mối liên quan đa biến giữa đặc điểm bệnh nhân, kiến thức hóa trị với
hành vi tự chăm sóc ...........................................................................................36
3.3.2.3. Mối liên quan đa biến giữa đặc điểm bệnh nhân, các lĩnh vực kiến thức
với hành vi tự chăm sóc .....................................................................................37
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................................39

4.1. Bàn luận về đặc điểm mẫu nghiên cứu ..............................................................39
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học .............................................................................39
4.1.2. Đặc điểm bệnh lý ung thư và điều trị..........................................................39
4.2. Bàn luận về kiến thức hóa trị và hành vi tự chăm sóc của mẫu nghiên cứu ......40
4.2.1. Kiến thức hóa trị của mẫu nghiên cứu ........................................................40
4.2.2. Hành vi tự chăm sóc của mẫu nghiên cứu ..................................................41
4.3. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến kiến thức hóa trị và hành vi tự chăm sóc
của mẫu nghiên cứu...................................................................................................42
4.3.1. Yếu tố liên quan đến kiến thức hóa trị ........................................................42
4.3.1.1. Mối liên quan giữa giới tính và kiến thức hóa trị .................................42
4.3.1.2. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức hóa trị ....................42


4.3.1.3. Mối liên quan giữa phẫu thuật và kiến thức hóa trị ..............................43
4.3.2. Yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc ..................................................43
4.3.3. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ......................................................44
4.3.3.1. Điểm mạnh ...........................................................................................44
4.3.3.2. Hạn chế .................................................................................................45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..........................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Chú giải

ADE (Adverse drug event)


Biến cố bất lợi của thuốc

ADN

Acid deoxyribonucleic

AJCC (American Joint Committee on Ủy ban liên hợp ung thư Hoa Kỳ
Cancer)
ARN

Acid ribonucleic

ESMO (European Society for Medical Hội Ung thư học Châu Âu
Oncology)
HER2 (Human epidermal growth factor Thụ thể yếu tố phát triển biểu bì người số
receptor 2)

2

IARC (The International Agency for Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế
Research on Cancer)
ID (Identification)

Mã định danh

L-PaKC (The Leuven Questionnaire on Bộ câu hỏi Leuven về kiến thức về hóa trị
Patient Knowledge of Chemotherapy)
của bệnh nhân ung thư
L-PaSC (The Leuven questionnaire for Bộ câu hỏi Leuven về tự chăm sóc trong
Patient Self-care during Chemotherapy) thời gian hóa trị

NVYT

Nhân viên y tế

THPT

Trung học phổ thông

UICC (Union for International Cancer Tổ chức chống ung thư quốc tế
Control)
VIF (Variance Inflation Factor)

Hệ số phóng đại phương sai

WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Quy định chung về phân loại giai đoạn theo hệ thống TNM ..........................4
Bảng 1.2. Phân loại các hóa chất theo cơ chế tác dụng ...................................................7
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu (N=151) ...............................23
Bảng 3.2. Đặc điểm về bệnh lý ung thư của mẫu nghiên cứu (N=151) ........................24
Bảng 3.3. Đặc điểm về điều trị của mẫu nghiên cứu (N=151) ......................................25
Bảng 3.4. Các phác đồ bệnh nhân sử dụng trong mẫu nghiên cứu (N=151) ................25
Bảng 3.5. Điểm kiến thức hóa trị tổng thể và các lĩnh vực nghiên cứu ........................26
Bảng 3.6. Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng một số câu hỏi về kiến thức hóa trị
đường uống (N=50) .......................................................................................................30
Bảng 3.7. Điểm hành vi tự chăm sóc và các lĩnh vực nghiên cứu ................................30

Bảng 3.8. Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng các câu hỏi lĩnh vực tuân thủ khuyến
cáo ..................................................................................................................................31
Bảng 3.9. Mối liên quan đơn biến giữa đặc điểm bệnh nhân với kiến thức hóa trị của
bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất (N=151) .......................................................32
Bảng 3.10. Các yếu tố liên quan đến kiến thức hóa trị trong mơ hình hồi quy tuyến tính
đa biến............................................................................................................................34
Bảng 3.11. Mối liên quan đơn biến giữa đặc điểm bệnh nhân, kiến thức hóa trị với hành
vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất (N=151) ........................35
Bảng 3.12. Đặc điểm bệnh nhân, kiến thức hóa trị liên quan đến hành vi tự chăm sóc
trong mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến......................................................................37
Bảng 3.13. Đặc điểm bệnh nhân và lĩnh vực kiến thức liên quan đến hành vi tự chăm
sóc trong mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến ...............................................................37


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Hình 3.1. Sơ đồ q trình lựa chọn bệnh nhân ..............................................................22
Hình 3.2. Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng câu hỏi về kiến thức chung của hóa
trị (N=151) .....................................................................................................................27
Hình 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng/sai các câu hỏi liên quan đến dấu hiệu cần liên
hệ nhân viên y tế (N=151) .............................................................................................27
Hình 3.4. Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân lựa chọn các tác dụng khơng mong muốn có thể
xảy ra trong quá trình điều trị (N=151) .........................................................................28
Hình 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng/sai về lý do tránh thai, thời gian mệt mỏi, thời
gian buồn nơn khi hóa trị (N=151) ................................................................................29
Hình 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng một số câu hỏi về nguồn thơng tin (N=151) ...29
Hình 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng các câu hỏi về tự quản lý triệu chứng gặp phải
.......................................................................................................................................32


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, chiếm gần 10
triệu ca tử vong vào năm 2020 [72]. Số ca bệnh mới khơng ngừng gia tăng, vào năm
2020 có khoảng 19 triệu ca mắc mới, phổ biến là ung thư vú (2,26 triệu ca); phổi (2,21
triệu ca); đại trực tràng (1,93 triệu ca); tuyến tiền liệt (1,41 triệu ca); và dạ dày (1,09
triệu ca) [74]. Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World
Health Organization), năm 2020 có khoảng 183 ngàn ca ung thư mới, và khoảng 123
ngàn ca tử vong do ung thư. Tỉ lệ tử vong do ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi tại Việt
Nam là 106/100000 dân [73].
Hiện nay có nhiều biện pháp điều trị bệnh ung thư nhưng hóa trị vẫn là phương
pháp phổ biến, đóng vai trị quan trọng trong điều trị cho bệnh nhân ung thư. Việc sử
dụng hóa chất mang lại đáp ứng lâm sàng, kéo dài thời gian sống thêm và sống thêm
không bệnh [11], [16], [53]. Tuy nhiên, hóa trị lại tiềm tàng rất nhiều các tác dụng khơng
mong muốn do hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư nhưng cũng đồng thời hủy hoại tế bào
lành, đồng thời có khoảng điều trị hẹp nên gây ra tác dụng khơng mong muốn tồn thân
cho bệnh nhân, đặc biệt là các mô/tế bào tăng sinh nhanh như tiêu hố, tủy xương, tóc,…
[4]. Dựa trên thời gian xuất hiện, tác dụng không mong muốn bao gồm cấp tính và mạn
tính. Trong đó, các tác dụng khơng mong muốn cấp tính có thể xảy ra trên da, tóc, tủy
xương và huyết học, hệ tiêu hóa hoặc thận,… Các tác dụng khơng mong muốn lâu dài
của hóa trị bao gồm sự kháng thuốc, khả năng gây ung thư, hoặc gây vô sinh [49], [58].
Các tác dụng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả, an toàn, tuân thủ điều
trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [14], [27], [57].
Kiến thức hóa trị là những thơng tin bệnh nhân thu được về mục tiêu, thời gian
điều trị, các tác dụng phụ có thể xảy ra, các lưu ý trong điều chỉnh lối sống,…[19]. Nhiều
nghiên cứu cho thấy việc trang bị kiến thức cho bệnh nhân giúp bệnh nhân giảm bớt lo
âu, giảm các gánh nặng bệnh tật, tăng khả năng tự chăm sóc, giúp đạt được hiệu quả
điều trị và tăng mức độ hài lòng của người bệnh [8], [19], [45], [52]. Tự chăm sóc là
hành vi của bản thân tự thực hiện để duy trì sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và chống chọi
với bệnh tật dù có hoặc khơng có sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
[48], [64]. Bệnh nhân ung thư tự chăm sóc sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống,
kiểm soát các triệu chứng và sự hài lịng của bệnh nhân [38]. Vì thế, việc cải thiện kiến

thức về hóa trị và kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân là rất cần thiết để phòng
tránh, giảm thiểu và quản lý các tác dụng không mong muốn một cách phù hợp.
Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 là bệnh viện hạng đặc biệt, đa
khoa, chuyên khoa sâu, tuyến cuối toàn quân. Với quy mô lớn và trang thiết bị hiện đại,
số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị bệnh ung thư tương đối lớn. Theo báo cáo của
Ban pha chế – khoa Dược, mỗi tháng Ban pha chế tiếp nhận khoảng 1000 – 2000 đơn
1


hóa trị liệu, tính riêng năm 2021 là 18497 đơn. Với phương châm lấy người bệnh làm
trung tâm phục vụ để đổi mới và phát triển, bệnh viện luôn chú trọng nâng cao chất
lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ung thư. Trong đó, một hoạt động đang
được thực hiện bởi Dược sĩ lâm sàng là triển khai kế hoạch thông tin thuốc và tư vấn sử
dụng thuốc hóa trị cho bệnh nhân ung thư. Hoạt động này nhằm giúp bệnh nhân hiểu
hơn về hóa trị, biết cách quản lý phù hợp khi gặp vấn đề sức khỏe, nâng cao hiệu quả
điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Do đó, với mục đích hỗ trợ các NVYT
xác định được thực trạng về kiến thức và hành vi tự chăm sóc của các bệnh nhân đang
hố trị tại bệnh viện, từ đó có cơ sở cho việc tối ưu hố nội dung và quy trình tư vấn,
chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát đặc điểm kiến thức và hành vi tự chăm sóc của
bệnh nhân ung thư điều trị hoá chất tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108” với 2
mục tiêu:
Mục tiêu 1: Khảo sát kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư
đang điều trị hóa chất tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi tự chăm
sóc của bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất tại bệnh viện Trung ương Quân đội
108.

2



Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh lý ung thư và hóa trị trong điều trị ung thư
1.1.1. Bệnh lý ung thư
1.1.1.1. Đặc điểm bệnh học ung thư
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung
thư, tế bào tăng sinh một cách bất thường và không tuân theo các cơ chế kiểm soát về
phát triển của cơ thể [4].
Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u. Khác với các khối u lành tính chỉ phát
triển tại chỗ, thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh, các khối u ác tính (ung thư) có
khả năng xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh. Các tế bào của khối u ác tính cịn
có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa, hình thành các khối u
mới và cuối cùng dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng như tử vong. Cùng với di căn xa,
tính chất bệnh ung thư hay tái phát đã khiến việc điều trị bệnh khó khăn và ảnh hưởng
xấu đến tiên lượng bệnh [4].
Ung thư không phải là một bệnh. Người ta đã biết có đến hơn 200 loại ung thư
khác nhau trên cơ thể người. Những loại ung thư này tuy có đặc điểm giống nhau về bản
chất nhưng có nhiều điểm khác nhau về nguyên nhân, tiến triển bệnh, tiên lượng bệnh
và phương pháp điều trị [4].
1.1.1.2. Dịch tễ bệnh ung thư
Số ca ung thư mắc mới không ngừng gia tăng. Theo thống kê của GLOBOCAN
vào năm 2020 có khoảng 19 triệu ca ung thư mắc mới. Trong đó, những loại ung thư có
tỷ lệ mắc mới cao bao gồm: vú (2,26 triệu ca); phổi (2,21 triệu ca); đại tràng và trực
tràng (1,93 triệu ca); tuyến tiền liệt (1,41 triệu ca); và dạ dày (1,09 triệu ca) [74].
Tại Việt Nam, tính chung cả hai giới nam và nữ thì các bệnh ung thư thường gặp
là: ung thư gan, phổi, vú, dạ dày, đại trực tràng. Năm loại bệnh ung thư thường gặp ở
nam giới là: ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tuyến tiền liệt; ở nữ giới là: ung
thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan [73]. Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới năm
2020, Việt Nam có khoảng 183 ngàn ca ung thư mới, và khoảng 123 ngàn ca tử vong do
ung thư. Tỉ lệ tử vong do ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi tại Việt Nam là 106/100 000
dân [67], [73]. Hiện nay, chỉ có 185/204 quốc gia có báo cáo thống kê về tình hình bệnh

ung thư theo GLOBOCAN. Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và
thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm
2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy là tình hình mắc mới và tử vong do ung
thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh [67]. Theo đánh giá của Cơ quan nghiên cứu ung
thư quốc tế (The International Agency for Research on Cancer - IARC), Việt Nam có tỷ
lệ chữa khỏi bệnh ung thư đạt 40%. Tỷ lệ này chưa được như mong muốn, lý do chủ yếu
3


là phần lớn bệnh nhân ung thư ở nước ta phát hiện và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn
muộn [2].
1.1.1.3. Chẩn đoán giai đoạn ung thư
Chẩn đoán giai đoạn là đánh giá sự xâm lấn và lan tràn của ung thư, bao gồm
đánh giá tình trạng tại chỗ, tại vùng và di căn xa [4]. Chẩn đoán giai đoạn có vai trị quan
trọng giúp đánh giá được tiên lượng bệnh, chọn lựa phác đồ điều trị thích hợp và giám
sát hiệu quả điều trị [4], [32].
Có nhiều cách phân loại giai đoạn ung thư, trong đó có 2 phân loại được áp dụng
phổ biến đó là phân loại theo giai đoạn và phân loại theo hệ thống TNM [7]. Cụ thể:
- Phân loại theo giai đoạn dựa trên mức độ xâm lấn của khối u, từ đó chia thành
4 giai đoạn: (I) – khối u giới hạn ở vị trí ban đầu, khơng có xâm lấn cục bộ; (II) – xâm
lấn cục bộ; (III) – khối u lan rộng đến các hạch bạch huyết tại chỗ; (IV) – di căn xa [32].
- Hệ thống phân giai đoạn TNM của Tổ chức chống ung thư quốc tế (UICC –
Union for International Cancer Control) và Ủy ban liên hợp ung thư Hoa Kỳ (AJCC –
American Joint Committee on Cancer) gồm ba yếu tố chính: T (Tumor): u nguyên phát;
N (Node): hạch tại vùng; M (Metastase): di căn xa [7].
TNM được đánh giá trước khi điều trị và theo quy định được trình bày tại bảng sau:
Bảng 1.1. Quy định chung về phân loại giai đoạn theo hệ thống TNM
T (U nguyên
phát)


To: chưa có dấu hiệu u nguyên phát.
Tis(insitu): ung thư tại chỗ.
T1 - T4: theo kích thước tăng dần hoặc mức xâm lấn tại chỗ của u
nguyên phát.
Tx: không thể đánh giá được u nguyên phát.

N (Hạch tại
vùng)

No: chưa có dấu hiệu xâm lấn hạch tại vùng.
N1 - N3: mức độ tăng dần sự xâm lấn của hạch tại vùng.
Nx: mhông thể đánh giá được hạch tại vùng.

M (Di căn xa)

Mo: chưa có di căn xa.
M1: di căn xa (có thể chỉ ra vị trí di căn).

Trong 2 phân loại trên, TNM chính xác hơn, nhiều thơng tin hơn, cho phép theo
dõi tiến triển và đáp ứng điều trị nên được áp dụng nhiều hơn trong thực hành lâm sàng
[4], [32].
1.1.1.4. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư
Đặc tính chung của bệnh ung thư là phát triển tại chỗ, xâm lấn tổ chức xung
quanh, di căn theo đường bạch huyết và di căn xa qua đường máu tới các cơ quan khác
[2], [4], [72]. Chính vì vậy, điều trị bệnh ung thư phụ thuộc vào loại, giai đoạn bệnh, mô
bệnh học, thể trạng người bệnh,… Các biện pháp điều trị bao gồm: phẫu thuật là phương
pháp điều trị tại chỗ; xạ trị là phương pháp điều trị tại vùng; hóa chất, nội tiết, điều trị
4



nhắm đích, miễn dịch là các phương pháp điều trị toàn thân. Hiện nay, tiếp cận chung
trong điều trị ung thư thường là đa mô thức, phối hợp các biện pháp khác nhau nhằm
tăng hiệu quả điều trị [2], [4], [71].
*Các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng:
Phẫu thuật: là phương pháp điều trị tại chỗ, cho phép loại bỏ tổ chức ung thư.
Có hai chỉ định chính là điều trị phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật tạm thời. Phẫu thuật
triệt căn trong ung thư là phẫu thuật cắt bỏ rộng rãi khối u nguyên phát, các tổ chức lân
cận, nạo vét hạch vùng để đảm bảo không cịn tế bào ung thư; có thể phẫu thuật đơn
thuần hoặc phẫu thuật phối hợp với các phương pháp điều trị khác. Phẫu thuật tạm thời
là phẫu thuật với mục đích dự phịng hoặc giải quyết biến chứng do bệnh gây ra, chỉ
định cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn, tổn thương đã lan rộng [2], [4]. Xu
hướng hiện nay là phối hợp với các phương pháp điều trị khác (xạ trị, hóa trị, nội tiết,
điều trị nhắm đích, miễn dịch) nhằm nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân [2].
Xạ trị: là phương pháp điều trị tại vùng, sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng
lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị tiêu diệt được các tế bào ung thư đã xâm
lấn rộng ra các vùng xung quanh khối u nguyên phát, là các vị trí khó có thể điều trị
bằng phương pháp phẫu thuật. Chỉ định xạ trị cho bệnh nhân phải được cân nhắc cụ thể
trong từng trường hợp. Phác đồ cụ thể phụ thuộc vào độ nhạy với tia xạ, loại bệnh, giai
đoạn bệnh, vị trí tổn thương,… [4], [59]. Điều trị triệt căn có thể gồm xạ trị đơn độc, xạ
trị phối hợp với phẫu thuật, xạ trị phối hợp với hóa chất. Xạ trị tạm thời áp dụng với
trường hợp bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn, không thể điều trị triệt để dược nhằm giảm
nhẹ triệu chứng và chống lại các biến chứng của ung thư với mục đích giảm đau, giảm
tắc nghẽn, chống chảy máu,… [4], [59]. Xạ trị bao gồm: xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát,
xạ trị chiếu trong bằng đồng vị phóng xạ hay cịn gọi là xạ trị nguồn hở, cấy hạt phóng
xạ là sự phối hợp giữa xạ trị áp sát và xạ trị chiếu trong [2].
Ngoài ra, một số phương pháp điều trị tại chỗ khác như đốt sóng cao tần, nút
mạch hóa chất cũng được sử dụng. Đốt sóng cao tần là phương pháp phá hủy nhu mơ
khối u bằng nhiệt của dịng điện dao động với tần số 200-1200 kHz, có thể kết hợp với
phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị. Nút mạch hóa chất thường được áp dụng
trong điều trị ung thư gan [2].

*Các phương pháp điều trị tồn thân:
Hóa trị: là phương pháp điều trị toàn thân bằng cách sử dụng các hóa chất dạng
uống, tiêm, truyền gây độc tế bào để điều trị bệnh ung thư. Các hóa chất này ngăn cản
quá trình nhân lên của tế bào bằng cách tác động vào chu trình tế bào với các đích tác
dụng là ADN, ARN và sự trao đổi chất của tế bào [2], [58]. Tuy nhiên, hóa chất tiêu diệt
tế bào ung thư cũng đồng thời hủy hoại tế bào lành và gây ra tác dụng phụ tồn thân. Vì
5


vậy liều lượng hóa chất đưa vào cơ thể bị hạn chế, có nhiều bệnh bản thân hóa chất
khơng điều trị triệt để được mà phải phối hợp với các phương pháp điều trị khác [4].
Điều trị đích: điều trị nhắm đích là biện pháp sử dụng các chất để ngăn chặn sự
phát triển của tế bào ung thư bằng cách tác động vào các phân tử là đích tác dụng đặc
hiệu, cần thiết cho quá trình sinh ung thư và phát triển khối u. Điều trị đích có thể tác
động vào các thụ thể nằm trên màng tế bào hoặc trong màng tế bào [2]. Có nhiều cách
phân loại thuốc điều trị đích nhưng cách phân loại theo cơ chế tác động vào thụ thể bên
ngoài và bên trong màng tế bào hay được sử dụng nhất. Với cách phân loại này, thuốc
điều trị đích được chia làm hai loại kháng thể đơn dịng và thuốc có phân tử nhỏ [2].
Điều trị nội tiết: một số loại tế bào ung thư được kích thích phát triển bởi các
hormone như estrogen và testosterone. Các ví dụ phổ biến bao gồm ung thư tuyến tiền
liệt, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung/tử cung. Liệu pháp nội tiết điều trị ung thư
bằng cách ngăn chặn các tế bào ung thư bị ảnh hưởng bởi hormone hoặc bằng cách ngăn
cơ thể tạo ra hormone [32]. Có nhiều cơ chế khác nhau khi điều trị bằng phương pháp
nội tiết như [4], [32]: (1) Ngăn chặn sản xuất estrogen bằng phẫu thuật cắt buồng trứng,
xạ trị hoặc bằng thuốc hoá chất, thuốc ức chế men aromatase,...; (2) Ức chế gắn estrogen
vào thụ thể bằng các thuốc kháng estrogen (tamoxifen); (3) Ngăn chặn sản xuất androgen
bằng phẫu thuật cắt tinh hồn hoặc hố chất hoặc các thuốc đồng vận LH-RH (goserelin,
leuprorelin,...); (4) Ngăn chặn gắn androgen lên các thụ thể của nó (các thuốc kháng
androgen: bicalutamid, nilutamid,...).
Điều trị miễn dịch: Điều trị miễn dịch (miễn dịch trị liệu) có thể được hiểu là

phương pháp sử dụng một trong các thành phần của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân
để chống lại bệnh tật trong đó có bệnh ung thư [2].
Như vậy, ung thư khơng chỉ đa dạng về bệnh học mà cịn đa dạng trong điều trị.
Hạn chế của phương pháp điều trị này có thể được khắc phục bởi phương pháp điều trị
khác. Các phương pháp sẽ bổ sung cho nhau tạo thành một liệu trình điều trị hồn chỉnh,
phù hợp với mỗi đối tượng bệnh nhân [4].
1.1.2. Hóa trị trong điều trị ung thư
1.1.2.1. Cơ chế và phân loại
Hóa trị sử dụng các hóa chất dạng uống, tiêm, truyền gây độc tế bào để điều trị
bệnh ung thư. Các hóa chất này ngăn cản quá trình nhân lên của tế bào bằng cách tác
động vào chu trình tế bào với các đích tác dụng là ADN, ARN và sự trao đổi chất của tế
bào [2], [58]. Dựa theo cơ chế tác dụng, các thuốc hóa chất sử dụng trong hóa trị được
phân loại như sau [4], [32]:

6


Bảng 1.2. Phân loại các hóa chất theo cơ chế tác dụng
Cơ chế

Đại diện

Gắn nhóm alkyl vào các phân tử
ADN ức chế quá trình sao chép

Clorambucin, cyclophosphamid,
busulfan, melphalan, mitomycin

hoặc sai sót trong q trình sao
mã, gây đột biến hoặc làm chết


C, dacarbazin,…

Nhóm
Nhóm Alkyl
hóa

tế bào
Muối kim loại Giống nhóm Alkyl hóa
Nhóm kháng

Ức chế tổng hợp acid nucleic.

chuyển hóa

Cisplatin, carboplatin,
oxaliplatin
- Kháng acid folic: methotrexat,
ralitrexed, pemetrexed.
- Chất tương tự purin: 6mercaptopurin, 6- thioguanin,
pentostatin.
- Chất tương tự pyrimidin: 5-FU,
cytarabin, gemcitabin,
capecitabin, tegafur.

Nhóm ức chế

Ức chế men topoisomerase (có

- Ức chế men topoisomerase I:


men
vai trị ổn định cấu trúc ADN
topoisomerase trong quá trình sao chép và giải
mã) dẫn đến đứt gãy ADN.

irinotecan, camptothecin.
- Ức chế men topoisomerase II:
doxorubicin, etoposid.

Nhóm tác
động vào thoi
vơ sắc

Thuốc gây kết dính các vi quản,
ngăn cản sự hình thành thoi
nhiễm sắc, làm ngừng phát triển
tế bào ở giai đoạn phân chia.

- Nhóm Taxane: taxotere,
docetaxel, palitaxel
- Alcaloid dừa cạn: vincristin,
vinblastin, vinorelbin.

Nhóm kháng
sinh kháng
ung thư
(anthracid)

Gây đứt gãy phân tử ADN.


Bleomycin, actinomycin D

1.1.2.2. Vai trò của hóa trị trong điều trị ung thư
Trong những năm gần đây, đã có nhiều bước tiến đáng kể trong điều trị bệnh lý
ung thư. Tuy vậy, hóa trị liệu vẫn là một biện pháp điều trị quan trọng trong điều trị cho
đa số bệnh nhân ung thư và nhiều loại bệnh ung thư, có thể được sử dụng đơn độc hoặc
phối hợp nhiều hóa chất hoặc kết hợp với các liệu pháp khác [4], [9], [35]. Ví dụ với
bệnh ung thư vú, sự hiểu biết về sinh học phân tử bệnh ung thư vú đã dẫn đến sự ra đời
của các thuốc mới có tác dụng trên nội tiết tố, kháng thể đơn dòng kháng HER-2 hay
các thuốc kháng tyrosin kinase [17]. Mặc dù vậy điều trị hóa chất vẫn được Hội Ung thư
7


học Châu Âu (ESMO – European Society for Medical Oncology) khuyến cáo điều trị
cho gần như mọi thể bệnh ung thư vú giai đoạn sớm, có gánh nặng bệnh lý khơng q
lớn [13].
Hóa trị khơng chỉ giúp tiêu diệt tế bào ung thư, giảm kích thước khối u, giảm
nguy cơ tái phát mà còn giúp giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh
nhân. Trường hợp bệnh nhân tiến triển hoặc di căn, hóa chất có hoặc khơng phối hợp
với các thuốc điều trị đích tiếp tục được khuyến cáo để kéo dài cuộc sống và cải thiện
triệu chứng cho bệnh nhân [11].
Bên cạnh đó, thuốc hố chất có tác dụng chống lại hầu hết các loại ung thư. Mức
độ nhạy cảm với điều trị hoá chất thay đổi theo mỗi bệnh ung thư, thể mô bệnh học của
mỗi bệnh ung thư hay từng loại hoá chất khác nhau [32]:
- Rất nhạy cảm, hóa chất có khả năng chữa khỏi: ung thư nguyên bào nuôi, bệnh
bạch cầu cấp, u lympho Hodgkin, u nguyên bào thận, u nguyên bào thần kinh.
-

Nhạy cảm hóa chất nhưng hóa chất khơng điều trị khỏi: ung thư biểu mô tuyến

vú, buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư tiền liệt
tuyến.

-

Ít nhạy cảm: ung thư dạ dày, ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư bàng quang.

- Kháng hóa chất: ung thư tụy, ung thư thận, ung thư hắc tố.
1.1.2.3. Nguyên tắc chung điều trị
Việc sử dụng hoá trị cho bệnh nhân ung thư sẽ áp dụng một số nguyên tắc chung
sau [2], [32]:
- Lựa chọn thuốc thích hợp theo bệnh ung thư, loại tế bào ung thư.
- Phải nắm vững cơ chế dược động học, cơ chế tác dụng, liều lượng, cách dùng và
tác dụng phụ của thuốc.
- Liều và liệu trình điều trị theo nguyên lý liều cao ngắt quãng, liều được dùng theo
phác đồ.
- Phối hợp các thuốc hố chất có cơ chế tác dụng khác nhau, liều mỗi hoá chất khi
phối hợp nên thấp hơn liều khi dùng đơn độc.
- Theo dõi, xử lý và dự phịng các tác dụng khơng mong muốn và biến chứng của
điều trị hoá chất.
1.1.2.4. Các phương pháp hóa trị
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, mục tiêu điều trị có thể lựa chọn các phương pháp
hóa trị khác nhau, bao gồm: điều trị triệt căn; điều trị tân bổ trợ; điều trị bổ trợ và điều
trị bệnh ở giai đoạn di căn, lan tràn. Trong đó:
- Hóa trị triệt căn: hố trị được áp dụng đơn thuần, có hiệu quả trong một số bệnh
ung thư hệ tạo huyết: bệnh bạch cầu, u lympho ác tính khơng Hodgkin, bệnh Hodgkin
[1], [4], [16], [32].
8



- Hóa trị bổ trợ trước hay hóa trị tân bổ trợ: là phương pháp điều trị hóa trị trước
một phương pháp điều trị chính khác, với mục đích làm giảm kích thước u, giảm giai
đoạn bệnh [2], [59].
- Hóa trị bổ trợ: là sử dụng hóa chất sau khi đã điều trị triệt căn bằng các phương
pháp điều trị khác (phẫu thuật, xạ trị). Hóa trị bổ trợ nhằm mục đích tiêu diệt các ổ vi di
căn, làm giảm nguy cơ tái phát, tăng thời gian sống của bệnh nhân. Phác đồ hóa trị có
thể kết hợp với các thuốc điều trị đích (trastuzumab, bevacizumab…) [2], [59].
- Hóa trị điều trị bệnh ở giai đoạn di căn, lan tràn: nhằm mục đích giảm nhẹ
triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Hóa chất tồn thân hoặc tại chỗ:
bơm hóa chất vào màng phổi hoặc màng bụng nhằm giảm tràn dịch màng phổi, màng
bụng; nếu thể trạng bệnh nhân cho phép, xem xét khả năng hóa trị tồn thân [2].
1.1.2.5. Tác dụng khơng mong muốn của hóa trị
Hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư nhưng cũng đồng thời hủy hoại tế bào lành và
có khoảng điều trị hẹp nên gây ra tác dụng không mong muốn tồn thân cho bệnh nhân,
đặc biệt là các mơ/tế bào tăng sinh nhanh như tiêu hố, tủy xương, tóc,… [4]. Dựa trên
thời gian xuất hiện, tác dụng không mong muốn bao gồm cấp tính và mạn tính. Trong
đó, các tác dụng khơng mong muốn cấp tính có thể xảy ra trên da, tóc, tủy xương và
huyết học, hệ tiêu hóa hoặc thận,… Các tác dụng không mong muốn lâu dài của hóa trị
bao gồm sự kháng thuốc, khả năng gây ung thư, hoặc gây vô sinh [49], [58].
Dưới đây là các tác dụng không mong muốn thường gặp và được đề cập đến trong
bộ câu hỏi về kiến thức hóa trị, hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư điều trị hóa
chất:
- Tác dụng khơng mong muốn trên da, móng, tóc: các triệu chứng thường gặp là
ban đỏ, phản ứng lòng bàn tay, bàn chân, nhạy cảm ánh sáng, tăng sắc tố da, rụng tóc
từng mảng, thay đổi ở móng,… Tùy từng hóa chất hoặc độc tính mà tỉ lệ xuất hiện của
chúng có thể khác nhau, ví dụ: cyclophosphamid, doxorubicin, paclitaxel,… là những
tác nhân gây rụng tóc nhiều; bleomycin, fluorouracil, docetaxel,… gây hội chứng bàn
tay chân tới 57% [53]. Một số biện pháp bệnh nhân có thể thực hiện để giảm thiểu các
triệu chứng trên da như bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời, giữ ẩm da, làm sạch da
bằng nước ấm, mặc quần áo rộng và mềm mại, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp giảm

phát ban, ngứa [70]. Đối với các vấn đề về móng, bệnh nhận có thể mang găng tay khi
dọn dẹp, cắt ngắn móng tay, giữ móng tay sạch tránh nhiễm trùng, và bệnh nhân có thể
được kê thuốc khi có nhiễm trùng móng [69]. Có thể giảm thiểu rụng tóc bằng cách giảm
sự tiếp cận tồn thân của thuốc vào da đầu (ga rô da đầu hoặc làm lạnh), bệnh nhân cũng
có thể sử dụng tóc giả [32].
- Phản ứng tại chỗ: có khoảng 0,1-6% bệnh nhân bị thốt mạch khi truyền hóa
chất. Ở bệnh nhân ung bướu sự thoát mạch dễ xảy ra hơn do tĩnh mạch bị cắm tiêm
9


truyền nhiều lần, viêm tĩnh mạch, phù bạch huyết do phẫu thuật trước đó,… Hậu quả
của thốt mạch có thể là ban đỏ nhẹ, khó chịu, đến đau dữ dội, hoại tử mô, da và xâm
lấn các cấu trúc sâu như gân, khớp [53].
- Tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa: rất phổ biến với các biểu hiện
như nôn, buồn nôn, viêm miệng, viêm thực quản, dạ dày,… Tác dụng không mong muốn
ở miệng thường xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân điều trị hóa chất bổ trợ và ở khoảng
40% bệnh nhân điều trị chính là hóa chất. Độc tính nghiêm trọng ở khoang miệng địi
hỏi phải giảm liều hóa trị dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và sống thêm của bệnh
nhân. Theo các nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư tạng đặc hoặc u lympho, việc giảm
liều hóa trị ở bệnh nhân có biến chứng viêm niêm mạc miệng nhiều hơn gấp đôi ở bệnh
nhân khơng gặp biến chứng này. Ngồi ra, một số hóa chất gây nơn mức độ nặng như
cisplatin, streptozotocin, cyclophosphamid liều từ 1500 mg/m2, một số hóa chất gây tiêu
chảy độ 3-4 như capecitabin (11-15%), irinnotecan (19-36%),… Mặc dù vậy, các
chuyên gia nhận định rằng các độc tính trên tiêu hóa vẫn chưa được báo cáo đầy đủ. Một
số biện pháp giảm thiểu viêm miệng như vệ sinh răng miệng, sử dụng nước súc miệng.
Bên cạnh đó, có thể giảm buồn nôn bằng các thuốc chống nông, hoặc áp dụng liệu pháp
thư giãn, thôi miên [32], [53].
1.2. Kiến thức về hóa trị và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư
1.2.1. Tầm quan trọng của kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư
Hóa trị có thể gây ra rất nhiều các tác dụng không mong muốn. Các tác dụng này

tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn, tuân thủ, hiệu quả điều trị và chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân [14], [27], [57]. Bên cạnh đó, hầu hết hóa trị liệu được thực
hiện ở cơ sở ngoại trú hoặc nội trú trong thời gian ngắn, nên bệnh nhân cần có kiến thức
cơ bản về hóa trị liệu cũng như kỹ năng tự chăm sóc bản thân để nhận biết, quản lý các
tác dụng phụ và điều chỉnh để thay đổi lối sống nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong
quá trình điều trị [18], [26].
1.2.1.1. Tầm quan trọng của kiến thức về hóa trị
Kiến thức hóa trị là những thông tin bệnh nhân thu được về mục tiêu, thời gian
điều trị, các tác dụng phụ có thể xảy ra, các lưu ý trong điều chỉnh lối sống, …[19]. Thu
thập và áp dụng thơng tin về hóa trị liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ và giúp
bệnh nhân nhanh chóng nhận ra mức độ nghiêm trọng của triệu chứng để có biện pháp
dự phịng và xử trí phù hợp khi gặp vấn đề sức khỏe [12], [31], [33].
Bằng chứng cho thấy rằng những bệnh nhân có kiến thức sẽ tự chăm sóc bản thân
tốt hơn, tăng khả năng đối phó bệnh tật và mức độ hài lịng cao hơn [19]. Các can thiệp
giáo dục cho bệnh nhân bắt đầu điều trị hóa trị đã cho thấy làm tăng sự hài lòng của
bệnh nhân và tuân thủ lời khuyên của các chuyên gia, để tăng cường khả năng tự chăm
sóc, đối phó và giảm gánh nặng triệu chứng liên quan đến điều trị [15], [21], [22], [34].
10


Những bệnh nhân có kiến thức hóa trị hạn chế có thể dẫn đến tăng tỷ lệ nhập viện, tăng
tỷ lệ mắc bệnh và giảm chất lượng cuộc sống [36], [39].
Như vậy, kiến thức giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh ung thư và quá trình điều
trị của bản thân, tăng tuân thủ điều trị, giảm thiểu rủi ro trong q trình điều trị, cũng
như biết cách xử trí khi gặp tác dụng khơng mong muốn của hóa trị [15], [19], [33].
1.2.1.2. Tầm quan trọng của hành vi tự chăm sóc trong điều trị hóa chất
Tự chăm sóc là khả năng của các cá nhân, gia đình và cộng đồng để thúc đẩy,
duy trì sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và chống chọi với bệnh tật dù có hoặc khơng có sự
hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chăm sóc bản thân bao gồm một
số vấn đề về vệ sinh, dinh dưỡng, lối sống, các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội [64].

Nhu cầu ngày càng cao về hệ thống chăm sóc sức khỏe địi hỏi bệnh nhân phải
có những vai trị tích cực hơn đối với sức khỏe của họ. Nhiều bằng chứng đã cho thấy
tự chăm sóc hiệu quả có liên quan đến cải thiện kết quả sức khỏe [50]. Ở Anh, tự chăm
sóc sức khỏe là một đặc điểm chính của chính sách chăm sóc sức khỏe. Bệnh nhân ung
thư tự chăm sóc sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống, kiểm sốt các triệu chứng và sự hài
lịng của bệnh nhân. Tuy nhiên, số lượng người biết về chăm sóc bản thân cịn hạn chế
[38].
Vì phần lớn bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất có thời gian nằm viện ngắn, chủ
yếu điều trị ngoại trú nên khả năng tự quản lý đầy đủ là rất quan trọng đối với bệnh nhân
và/hoặc người chăm sóc bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân hóa trị cần có hành động xử trí
thích hợp với các vấn đề sức khỏe (các tác dụng phụ, biến chứng phát sinh do tác dụng
điều trị, khởi phát bệnh tật,…) khi chưa tiếp cận ngay sự hỗ trợ từ NVYT. Bởi vậy,
NVYT có thể nâng cao khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân điều
trị ngoại trú thông qua giáo dục [18].
1.2.2. Đo lường mức độ hiểu biết về hóa trị và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân
ung thư
1.2.2.1. Các bộ cơng cụ đánh giá kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư
Nâng cao hiểu biết của bệnh nhân về hóa trị là tiền đề giúp bệnh nhân thay đổi
hành vi, nâng cao khả năng tự chăm sóc, tối ưu hóa hiệu quả điều trị cũng như giúp triển
khai các hoạt động mang lại những thay đổi tích cực cho bệnh nhân, như là tư vấn và
thông tin thuốc. Do vậy, các bộ công cụ khác nhau được xây dựng giúp dược sĩ cũng
như các NVYT khác đánh giá được hiểu biết và thực hành của bệnh nhân, từ đó sẽ giúp
định hướng tiếp theo cho hoạt động tư vấn cũng như cho các nghiên cứu trong lĩnh vực
này.
Để đo lường kiến thức của bệnh nhân, hiện tại còn thiếu các bộ cơng cụ cập nhật,
được thẩm định và có tính ứng dụng. Bộ câu hỏi “Kiến thức về hóa trị” (The
Chemotherapy Knowledge Questionnaire) được xây dựng bởi tác giả Dodd và Mood từ
11



năm 1981, gồm có 20 câu hỏi trong các lĩnh vực: tên thuốc, tác dụng khơng mong muốn
có thể xảy ra, và mục đích của hóa trị. Tuy vậy các lĩnh vực đề cập trong bộ câu hỏi
chưa thực sự được thẩm định về mức độ liên quan đến hóa trị [19]. Một số bộ công cụ
khác đo lường mức độ tái hiện hoặc nhớ lại được kiến thức sau một chương trình tư vấn
hơn là đánh giá kiến thức của bệnh nhân [63].
Từ những hạn chế của bộ câu hỏi trên, bộ câu hỏi Leuven về kiến thức về hóa trị
của bệnh nhân ung thư (The Leuven Questionnaire on Patient Knowledge of
Chemotherapy, L-PaKC) được phát triển. Nhóm tác giả đã xây dựng những chủ đề về
kiến thức mà bệnh nhân ung thư cần có. Những chủ đề này được thẩm định nội dung
bởi quy trình lấy đồng thuận Delphi 3 vịng từ một nhóm chun gia gồm 3 bác sĩ và 6
điều dưỡng để loại bỏ những chủ đề ít liên quan. Sau đó là q trình thẩm định nội dung,
hình thức các câu hỏi và đánh giá độ khó, độ tin cậy của bộ câu hỏi. Bộ câu hỏi cuối
cùng cho thấy độ chính xác và độ tin cậy tốt [19].
1.2.2.2. Các bộ công cụ đánh giá hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư
Để đo lường khả năng thực hiện những biện pháp chăm sóc sức khỏe trong thời
gian hóa trị, một số bộ cơng cụ đã được xây dựng và áp dụng:
Bộ câu hỏi về hành vi tự chăm sóc trong thời gian hóa trị (the Self-care Behavior
Questionnaire) cho phép bệnh nhân báo cáo về 44 loại ADE: mức độ nghiêm trọng nếu
ADE đó xảy ra, hành động gì đã làm để xử trí, hiệu quả của các xử trí đó, nguồn thơng
tin nào hướng dẫn cách xử trí đó. Tuy vậy bộ câu hỏi có mức độ tin cậy thấp khi đánh
giá bằng test-retest (r=0,21) [23].
Nhật ký tự chăm sóc (the Self-care Diary): cũng tương tự như bộ câu hỏi trên
nhưng giới hạn ở 17 loại ADE và không hỏi về nguồn thông tin hướng dẫn xử trí. Bộ
câu hỏi này có độ tin cậy cao hơn (r=0,80). Tuy nhiên độ tin cậy chỉ dựa trên dữ liệu về
mức độ nghiêm trọng của ADE, chỉ có 2 bệnh nhân và 3 y tá thẩm định về mặt nội dung
của bộ câu hỏi này [47].
Một số bộ công cụ khác như bộ câu hỏi cũng dựa trên bộ câu hỏi về hành vi tự
chăm sóc trong thời gian hóa trị nhưng chỉ hỏi bệnh nhân về 5 triệu chứng nặng nhất
gặp phải; hoặc bộ câu hỏi về gánh nặng của hóa trị. Tuy nhiên những bộ công cụ này
đều chỉ tập trung vào chăm sóc các tác dụng khơng mong muốn của hóa trị [18].

Bộ câu hỏi Leuven về tự chăm sóc trong thời gian hóa trị (The Leuven
questionnaire for Patient Self-care during Chemotherapy, L-PaSC), đã khắc phục được
những nhược điểm trên. Nhóm tác giả đã xây dựng danh mục các vấn đề về sức khỏe
cần thực hiện trong khi hóa trị và lấy đồng thuận Delphi 3 vòng. Bộ câu hỏi cuối cùng
được đánh giá độ chính xác và độ tin cậy trên quần thể bệnh nhân lớn, cho thấy có thể
áp dụng được trong thực hành và nghiên cứu [18].
12


1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân
ung thư
1.2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư
Trong khi có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng kiến thức hóa trị trong
các hành vi tự chăm sóc bản thân [24], [25], [62], thì lại có ít nghiên cứu về những người
hỗ trợ và rào cản đối với việc đạt được kiến thức về hóa trị. Một số đặc điểm thuộc về
cá thể người bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức hóa trị của bệnh
nhân bao gồm mức độ hiểu biết về sức khỏe của bệnh nhân, các yếu tố nhân khẩu học
(tuổi tác, thu nhập, giáo dục, tình trạng hơn nhân,…) và đặc điểm của bệnh lý ung thư
[19], [37], [61].
Trình độ học vấn: bệnh nhân có trình độ học vấn, hiểu biết về sức khỏe hạn chế
có thể khơng quen với các thuật ngữ hay từ vựng được sử dụng khi được tư vấn về ung
thư, chẳng hạn như “di căn”, “tiên lượng” [20] và kết quả là có thể gây ra thiếu hoặc
hiểu sai kiến thức hóa trị.
Tuổi: bệnh nhân lớn tuổi có thể bị suy giảm các chức năng và giác quan của cơ
thể, do đó giảm khả năng tiếp thu kiến thức hóa trị [30], [61].
Thu nhập: một nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư vú ở Mỹ cho thấy các yếu tố
như thu nhập cùng với trình độ học vấn cao hơn đã được chứng minh là tạo điều kiện
thuận lợi cho bệnh nhân tiếp cận kiến thức và nâng cao hiểu biết về bệnh ung thư và quá
trình điều trị của họ [37]. Nghiên cứu của Parker và cộng sự cũng cho ra kết quả tương
tự, kiến thức hóa trị bị ảnh hưởng bởi thu nhập (p <0,001) [51].

Tình trạng hơn nhân: kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư vú cho thấy
kiến thức hóa trị bị ảnh hưởng bởi tình trạng hơn nhân (p = 0,018), phụ nữ đã kết hơn
có điểm kiến thức hóa trị cao hơn đáng kể (M = 92,6, SD = 6,6) so với phụ nữ đã ly hôn
(M = 83,3, SD = 16,7) [51]. Bên cạnh đó, sự căng thẳng của việc chẩn đốn ung thư kết
hợp với sự vắng mặt của người chồng/vợ có thể cản trở bệnh nhân trong việc tiếp thu và
ghi nhớ kiến thức hóa trị mới [51].
Đặc điểm bệnh lý và điều trị: các đặc điểm về bệnh ung thư và điều trị (giai
đoạn và số chu kỳ hóa trị đã hoàn thành) thường quyết định phạm vi và mức độ của kiến
thức hóa trị mà bệnh nhân cần nhận được [51]. Các giai đoạn tiến triển hơn của ung thư
có thể khiến bệnh nhân lo lắng hơn [65] nên làm giảm thiểu khả năng hiểu thông tin và
gây cản trở việc nâng cao kiến thức về hóa trị liệu [28].
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư
Kiến thức về hóa trị: bằng chứng cho thấy rằng những bệnh nhân có kiến thức
sẽ tự chăm sóc bản thân tốt hơn, khả năng đối phó bệnh tật cao hơn và hài lòng hơn [19].
Các can thiệp giáo dục cho bệnh nhân bắt đầu điều trị hóa trị đã cho thấy làm tăng sự
hài lòng và mức độ tuân thủ lời khuyên của các chuyên gia, từ đó tăng cường khả năng
13


tự chăm sóc, đối phó và giảm gánh nặng triệu chứng liên quan đến điều trị [15], [21],
[22], [34].
Tuổi: độ tuổi là yếu tố quan trọng liên quan đến việc tự quản lý của bệnh nhân ở
Ả Rập Xê Út [6]. Ngoài ra, một nghiên cứu trên 307 bệnh nhân ung thư ở tất cả các giai
đoạn bệnh của Lev và cộng sự đã chứng minh rằng tuổi tác là một yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả tự chăm sóc bản thân. Mức độ hiệu quả của việc tự chăm sóc bản thân giảm
dần theo thời gian bất kể khi có hay khơng có can thiệp [42].
Giới tính: điểm số của việc tự chăm sóc bản thân hiệu quả cao hơn có ý nghĩa
thống kê ở những bệnh nhân là nam so với nữ (101,91±25,32 so với 89,75±23,42, p
<0,05) [44].
Nghề nghiệp: mức độ hiệu quả tự chăm sóc cao hơn ở nhóm bệnh nhân đã đi

làm thấp hơn ở nhóm thất nghiệp (p <0,001) [44]. Những bệnh nhân ung thư thất nghiệp
có điểm số về hiệu quả tự chăm sóc bản thân thấp hơn so với những người đã nghỉ hưu
hoặc làm việc toàn thời gian [56]. Sự khác biệt về hiệu quả tự chăm sóc bản thân theo
tình trạng công việc là đáng kể và phù hợp với các phát hiện từ các nghiên cứu của Lev
[41]. Akin cũng báo cáo rằng nghề nghiệp có liên quan đến hiệu quả tự chăm sóc bản
thân [5].
Trình độ học vấn: điểm số tự chăm sóc bản thân cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh
nhân tốt nghiệp đại học so với nhóm có trình độ học vấn thấp hơn (p <0,001) [44]. Trình
độ học vấn là yếu tố quan trọng liên quan đến việc tự quản lý của bệnh nhân ở Ả Rập
Xê Út [6]. Cuộc điều tra về hiệu quả của việc tự uống opioid của Liang và cộng sự đã
ghi nhận rằng những người có trình độ học vấn thấp hơn cho biết mức độ tin tưởng thấp
hơn trong việc dùng thuốc giảm đau của opioid [43]. Kết quả phù hợp với nghiên cứu
của Akin và cộng sự trên các bệnh nhân ung thư vú Thổ Nhĩ Kỳ [5]. Trình độ học vấn
gắn liền với hiệu quả tự chăm sóc bản thân, bệnh nhân có trình độ học vấn cao hơn tự
tin hơn về việc thực hiện các hoạt động tự chăm sóc [56]. Những kết quả này tương tự
trong báo cáo của Lam và Porter [40], [54].
Giai đoạn bệnh: sự khác biệt về hiệu quả tự chăm sóc giữa các nhóm chia theo
giai đoạn bệnh là có ý nghĩa. Khi bệnh tiến triển, điểm số của hiệu quả tự chăm sóc bản
thân giảm xuống [56].
Thời gian mắc bệnh: mức độ hiệu quả tự chăm sóc thấp hơn ở nhóm bệnh nhân
được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trên 10 tháng [44].
Số chu kỳ hóa trị: hiệu quả tự chăm sóc thấp hơn đáng kể ở những người được
hóa trị 7-12 đợt so với những người khác (p <0,05) [44].

14


1.3. Giới thiệu về Viện Ung thư – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
1.3.1. Cơ cấu và nhiệm vụ
Viện Ung thư là chuyên khoa sâu, đầu ngành tuyến cuối của Quân đội về chuyên ngành

Ung thư, Xạ trị. Về cơ cấu, viện gồm 04 khoa: khoa chống đau và chăm sóc giảm nhẹ
(A6-A), khoa hóa trị liệu và bệnh máu (A6-B), khoa xạ trị, xạ phẫu (A6-C) và khoa ung
thư tổng hợp (A6-D). Về hoạt động, Viện có các các nhiệm vụ chính sau [66]:
-

Khám bệnh, chẩn đốn, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân ung thư
Tham gia thực hiện nhiệm vụ đào tạo sau đại học (tiến sĩ y học, chuyên khoa I,
chuyên khoa II) thuộc chuyên ngành Ung thư, Xạ trị.

-

Tham gia công tác chỉ đạo tuyến, huấn luyện đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các

-

đơn vị tuyến dưới trong công tác cấp cứu, điều trị về chuyên ngành Ung thư, Xạ
trị toàn quân.
Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Ung thư và Xạ trị, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

-

mới, kỹ năng cao, nâng cao chất lượng chẩn đoán, cấp cứu và điều trị.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành để
nhanh chóng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế.

-

Tham gia các tổ chức chuyên ngành ở trong nước và quốc tế.

1.3.2. Điều trị ung thư tại Viện Ung thư – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tháng 6 năm 2018, khoa Huyết học lâm sàng thành lập khu điều trị ban ngày,
giảm tải tình trạng bệnh nhân nội trú, rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân. Trước
đây bệnh nhân điều trị tại viện từ 5 – 7 ngày, hiện nay rút ngắn còn 1 – 2 ngày. Ngày
đầu tiên bệnh nhân được khám, xét nghiệm sinh hóa máu, thực hiện các xét nghiệm khác
do bác sĩ chỉ định, kê thuốc cho bệnh nhân nếu bệnh nhân có đủ điều kiện truyền hóa
chất. Ngày thứ hai, bệnh nhân truyền hóa chất xong có thể làm thủ tục xuất viện. Thời
gian điều trị ngắn rất thuận tiện cho bệnh nhân, hạn chế thủ tục hành chính, tiết kiệm
thời gian. Tuy nhiên, chính vì thời gian nằm viện ngắn mà bệnh nhân càng phải có kiến
thức và kỹ năng tự chăm sóc bản thân khi gặp vấn đề sức khỏe mà chưa thể tiếp cận
ngay sự hỗ trợ từ NVYT.
Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ để đổi mới và phát triển,
bệnh viện luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân
ung thư. Chính vì thế, bệnh viện đang triển khai kế hoạch thơng tin thuốc và tư vấn sử
dụng thuốc hóa trị cho bệnh nhân ung thư được thực hiện bởi Dược sĩ lâm sàng, giúp
bệnh nhân hiểu hơn về hóa trị, biết cách quản lý bệnh tật cũng như xử trí phù hợp khi
gặp vấn đề sức khỏe trong quá trình điều trị.
Thực tế hiện nay có rất ít tài liệu đánh giá thực trạng kiến thức hóa trị và hành vi
tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư cũng như các yếu tố ảnh hưởng ở Việt Nam. Do đó,
nghiên cứu này thực hiện đánh giá thực trạng kiến thức và hành vi tự chăm sóc, xác định
15


×