Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc arv và thuốc prep tại phòng khám ngoại trú trung tâm y tế quận 4, tphcm năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

CAO THỊ THU NGÀ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
SỬ DỤNG THUỐC ARV VÀ THUỐC
PrEP TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 4, TPHCM
NĂM 2020

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1

HÀ NỘI - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

CAO THỊ THU NGÀ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
SỬ DỤNG THUỐC ARV VÀ THUỐC
PrEP TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 4, TPHCM
NĂM 2020
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ
: MÃ SỐ: CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Hà Văn Thúy


Ths. Lê Thu Thủy
Nơi thực hiện

: Trường Đại Học Dược Hà Nội
Trung Tâm Y tế Quận 4
HÀ NỘI – 2022


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi lời cảm
ơn chân thành tới PGS. TS. Hà Văn Thúy cùng Ths. Lê Thu Thủy – Người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội, Phòng Sau đại học, các
thầy cô giáo bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã truyền đạt kiến thức cho tôi
trong quá trình học tập.
Ban Giám Đốc Trung Tâm Y Tế Quận 4, TP Hồ Chí Minh cũng như
tồn thể anh chị em khoa Tham Vấn Hỗ Trợ Cộng Đồng HIV/AIDS, khoa
Dược đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian làm đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những
người luôn gần gũi, động viên giúp đỡ tôi cố gắng phấn đấu trong học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2022
Học viên

Cao Thị Thu Ngà


MỤC LỤC
Đặt vấn đề .........................................................................

CHƯƠNG 1.
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.2.

TỔNG QUAN
Bệnh AIDS và các thuốc điều trị ......................................
Một số khái niệm
Tổng quan về thuốc điều trị HIV/AIDS................................
Tổng quan về dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc PrEP
Một số quy định về điều trị HIV bằng thuốc ARV .......
Nguyên tăc kê đơn thuốc Kháng virus HIV trong điều trị
1.2.1.
ngoại trú ............................................................................
1.2.2.
Các chỉ số kê đơn ..............................................................
1.2.3.
Nguyên tắc điều trị ............................................................
1.2.4.
Theo dõi trong quá trình điều trị bằng thuốc ARV
Theo dõi đáp ứng điều trị và chẩn đoán thất bại điều trị theo
1.2.5
QĐ 5456/2019/QĐ-BYT .................................................
1.3.
Thực trạng sử dụng thuốc ARV tại Việt Nam .............
1.3.1.
Một số nghiên cứu về sử dụng thuốc ARV ......................
1.3.2.

Hoạt động về quản lý và sử dụng thuốc ARV tại TPHCM
1.3.3.
Quy trình lập kế hoạch nhu cầu sử dụng thuốc Kháng HIV
Tổng quan về phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS –
1.3.4.
Trung tâm Y tế Quận 4 .....................................................
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...
2.1.
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............
2.1.1.
Đối tượng nghiên cứu ........................................................
2.1.2.
Thời gian nghiên cứu .........................................................
2.1.3.
Địa điểm nghiên cứu ..........................................................
2.2.
Phương pháp nghiên cứu ................................................
2.2.1.
Biến số và chỉ số nghiên cứu .............................................
2.2.2.
Thiết kế nghiên cứu ...........................................................
2.2.3.
Phương pháp thu thập số liệu .............................................
2.2.4.
Mẫu nghiên cứu .................................................................
2.2.5.
Xử lý và phân tích số liệu ..................................................
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mô tả cơ cấu thuốc ARV và thuốc PrEP tại Phòng khám
3.1.

ngoại trú Trung tâm Y tế Quận 4, TPHCM năm 2020
Danh mục thuốc ARV và thuốc PrEP đã sử dụng theo tên
3.1.1.
biệt dược tại Phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế Quận
4 ...........................................................................................
3.1.2.
Danh mục thuốc theo nguồn cung ứng ..............................
3.1.3.
Danh mục thuốc theo quy chế chuyên môn .......................
3.1.4.
Cơ cấu thuốc theo thành phần ............................................

1
3
3
3
6
8
8
9
10
10
12
13
14
16
18
19
21
21

21
21
21
21
25
27
27
29
31
31
32
33
34


Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc sản xuất ..............................
Thực trạng kê đơn thuốc ARV cho bệnh nhân nhiễm
3.2.
HIV/AIDS tại Phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế
Quận 4, TPHCM năm 2020 ............................................
3.2.1.
Phần thủ tục hành chính về kê đơn ....................................
3.2.2.
Thơng tin liên quan đến người kê đơn ...............................
3.2.3.
Thông tin liên quan đến thuốc ...........................................
3.2.4.
Phác đồ sử dụng cho kê đơn thuốc ARV ngoại trú ...........
Tình hình duy trì và thay đổi phác đồ của đơn thuốc nghiên
3.2.5.

cứu ......................................................................................
3.2.6.
Tỷ lệ đơn thuốc đổi phác đồ ..............................................
3.2.7.
Lý do thay đổi phác đồ.......................................................
3.2.8.
Các thuốc kê thêm ngoài phác đồ ......................................
3.2.9.
Tỷ lệ đơn thuốc có BHYT .................................................
3.2.10.
Các chỉ số kê đơn ...............................................................
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................
Về cơ cấu thuốc ARV và thuốc PrEP đã sử dụng tại
4.1.
Phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế Quận 4 năm 2020
4.1.1.
Cơ cấu thuốc theo số lượng sử dụng ..................................
4.1.2.
Về nguồn cung ứng thuốc ..................................................
4.1.3.
Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn ............................
4.1.4.
Cơ cấu thuốc theo thành phần ............................................
4.1.5.
Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc sản xuất ..............................
Về thực trạng kê đơn thuốc ARV cho bệnh nhân nhiễm
4.2.
HIV/AIDS tại Phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế
Quận 4 năm 2020 .............................................................
4.2.1.

Phần hành chính .................................................................
4.2.2.
Phần của người kê đơn .......................................................
4.2.3.
Phần liên quan đến thuốc ...................................................
4.2.4.
Phác đồ sử dụng trong kê đơn thuốc ARV ngoại trú .........
Tình hình duy trì và thay đổi phác đồ của đơn thuốc nghiên
4.2.5.
cứu ......................................................................................
4.2.6.
Tỷ lệ đơn thuốc thay đổi phác đồ trong mẫu nghiên cứu ..
4.2.7.
Lý do thay đổi phác đồ điều trị ..........................................
4.2.8.
Các thuốc kê ngoài phác đồ ...............................................
4.2.9.
Phân loại đơn thuốc theo thẻ BHYT ..................................
4.2.10.
Các chỉ số kê đơn ...............................................................
4.3.
Hạn chế của nghiên cứu ...................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................
3.1.5.

35
36
37
37
38

39
40
41
41
43
43
44
45
45
46
47
47
47
48
48
48
49
49
50
51
51
51
52
52
53
55
56


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết
tắt

Chữ tiếng Anh

Chữ tiếng việt

ADR

Adverse Drug Reaction

Phản ứng có hại của thuốc

ARV

AntiRetrovirus

Kháng Retrovirus

ABC

Abacavir
Bộ y tế

BYT

Bảo hiểm y tế

BHYT
BN


Bệnh nhân

CD4

Tế bào lympho T mang thụ cảm
CD4
Dược sĩ Đại học

DSĐH
DTG

Dolutegravir

D4T

Stavudine
Đơn thuốc

ĐT
EFV

Efavirenz

FTC

Emtricitabin

HAARI
HIV


Highly active antiretroviral

Human Immunnodeficiency Virus gây suy giảm miễn dịch ở
Virus
người
Khám chữa bệnh

KCB
LPV/r
NVP

Điều trị kháng retrovirus hiệu quả

Lopinavir/Ritonavir
Nevirapine


NNRTI
NRTI

Non - Nucleoside reverse
transcriptase inhibitor
Nucleoside reverse
transcriptase inhibitor

Nhiễm trùng cơ hội

NTCH
PI


Thuốc ức chế men sao chép ngược
non - nucloside
Thuốc ức chế men sao chép ngược
nucloside

Protease inhibitor

Thuốc ức chế men protease
Phòng khám

PK

Phòng khám ngoại trú

PKNT

Phân Loại

PL
3TC

Lamivudine

TDF

Tenofovir

TLD


Phác đồ TDF/3TC/DTG 300/300/50

TLE 400

Phác đồ TDF/3TC/EFV 300/300/400

TLE 600

Phác đồ TDF/3TC/EFV 300/300/600

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

ZDV

Zidovudine

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG
TT

TÊN BẢNG


TRANG

1

Bảng 1.1. Phân loại thuốc điều trị HIV/AIDS

5

2

Bảng 1.2. Phác đồ điều trị ARV bậc 1 cho người trưởng thành

6

3

Bảng 1.3. Phác đồ ARV bậc 2 cho người trưởng thành

6

4

Bảng 1.4. Giá trị chuẩn chỉ số kê đơn WHO

10

5

Bảng 1.5 Độc tính và xử trí độc tính của một số thuốc ARV


6
7
8

Bảng 1.6. Tiêu chẩn chẩn đoán thất bại điều trị ARV /QĐ số
5456/QĐ-BYT
Bảng 1.7. Nhân sự làm việc tại PKNT Trung Tâm Y Tế Quận
4
Bảng 2.8. Các biến số và phương pháp thu thập

Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc ARV và Thuốc PrEP đã sử dụng theo
tên biệt dược
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc theo nguồn cung ứng thuốc ARV tại
10
Phòng Khám ngoại trú Trung tâm Y tế Quận 4 năm 2020
Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn
11
9

Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc đơn thành phần
12 phần

10-11
12
19
21-25
31
32
33


- thuốc đa thành
34

13 Bảng 3.13. Danh mục thuốc theo nguồn gốc

35

14 Bảng 3.14. Bảng phần thủ tục hành chánh về kê đơn

37

15 Bảng 3.15. Bảng thông tin liên quan đến người kê đơn

37

16 Bảng 3.16. Bảng thông tin liên quan đến thuốc

38

17 Bảng 3.17. Phác đồ sử dung cho kê đơn thuốc ARV

39

18

Bảng 3.18. Tình hình duy trì và thay đổi phác đồ của đơn
thuốc nghiên cứu

40



Bảng 3.19. Tỷ lệ đơn thuốc thay đổi phác đồ trong mẫu
nghiên cứu
20 Bảng 3.20. Lý do thay đổi phác đồ
19

41
41-42

21 Bảng 3.21 Các thuốc kê thêm ngoài phác đồ

43

22 Bảng 3.22. Phân loại đơn thuốc theo thẻ BHYT

43

23 Bảng 3.23. Các chỉ số kê đơn

44


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT

TÊN HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

TRANG

Hình 1.1


Đích tác dụng của thuốc ARV lên chu trình nhân
bản HIV

4

Hình 2.2

Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu

26

Hình 3.3

Biểu đồ cơ cấu thuốc theo nguồn cung ứng

33

Hình 3.4

Biểu đồ cơ cấu thuốc theo quy chế chun mơn

34

Hình 3.5

Biểu đồ Lý do thay đổi phác đồ

42



ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất của thế kỷ XX, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tác động trực tiếp đến sự phát triển của nhiều
quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam HIV/AIDS hiện là vấn đề quan trọng, là một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật. Mỗi năm có hơn
10.000 người nhiễm mới và 2.000 – 3.000 trường hợp tử vong do HIV/AIDS, gây
tác động rất lớn đến về sức khỏe, kinh tế - xã hội [31].
Hướng đến mục tiêu kết thúc AIDS vào năm 2030 của Liên hợp quốc, các
biện pháp can thiệp theo chiến lược 90- 90- 90 theo khuyến cáo 2015 của WHO
đang được triển khai tích cực tại Việt Nam. Theo đó, vào năm 2020, 90% người
nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của họ, 90% người nhiễm HIV được
điều trị bằng thuốc ARV và 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV đạt tải
lượng HIV dưới ngưỡng ức chế, khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng
dưới 0,3% [16].
Tình hình dịch HIV/AIDS hiện nay có sự thay đổi về nhóm có hành vi nguy
cơ cao lây nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục gia tăng, đặc
biệt là trong nhóm người quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM). Dự phòng trước
phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV mà chúng ta quen gọi là PrEP là một chiến lược
mới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đối với những người chưa nhiễm
HIV, biện pháp này có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm tới 90%. Hiện nay tại
Việt Nam có hàng chục ngàn người đang sử dụng PrEP để dự phòng lây nhiễm
HIV và số người sử dụng PrEP chắc chắn sẽ tăng nhanh trong thời gian tới [12].
Thành phố Hồ Chí Minh là một tỉnh dân cư tập trung đông với khoảng 9.227.

598 người, với 21 quận huyện, 312 phường, xã. Khu vực thành thị chiếm 82,5%
trong tổng dân số. Năm 2020 toàn thành phố phát hiện 2.970 người nhiễm HIV
mới, tử vong 312 người. Hiện tại số nhiễm HIV còn sống là 48.896 người [3].
Thành phố cũng đã có 39 phịng khám ngoại trú điều trị ARV cho 42.363 bệnh
nhân [33].

1


Quận 4 là một quận trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 1 phịng
khám ngoại trú (PKNT) thuộc khoa Tham Vấn Hỗ Trợ Cộng Đồng HIV/AIDS Trung Tâm Y Tế Quận 4, điều trị cho hơn 1.700 người nhiễm HIV/AIDS. Được
thành lập năm 1996, tại phòng khám ngoại trú, những người có HIV dễ dàng được
điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV); điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm
HIV, khám sức khỏe định kỳ; tư vấn tâm lý, xã hội, dinh dưỡng, phòng lây nhiễm
HIV, kế hoạch hóa gia đình.
Với mong muốn tìm hiều về các hoạt động quản lý thuốc ARV và thuốc
PrEP đã sử dụng cho bệnh nhân chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân
tích thực trạng sử dụng thuốc ARV và Thuốc PrEP tại Phòng Khám ngoại
trú Trung Tâm Y tế Quận 4, TPHCM năm 2020”. Nghiên cứu này gồm 2 mục
tiêu:
1. Mô tả cơ cấu thuốc ARV và thuốc PrEP đã sử dụng tại phòng khám ngoại
trú Trung tâm y tế Quận 4 năm 2020.
2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
tại Phòng khám ngoại trú Trung tâm y tế Quận 4 năm 2020.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả, an toàn cho người sử dụng thuốc ARV, Thuốc PrEP để giúp
công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS và dự phịng trước phơi
nhiễm HIV ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Bệnh AIDS và các thuốc điều trị
1.1.1. Một số khái niệm
HIV: Là tên viết tắt tiếng Anh của từ Human Immuno-deficiency Virus, gây

ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua
đường quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ
mang thai, sinh đẻ và cho con bú...
AIDS: Là tên viết tắt của cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrom, là
giai đoạn cuối của HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ
thể khơng cịn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người.
Nhiễm trùng cơ hội: là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội có thể bị suy
giảm miễn dịch do nhiễm HIV.
Thuốc ARV: ARV là viết tắt của Antiretrovaral là một loại thuốc được chế
ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể [28].
1.1.2. Tổng quan về thuốc điều trị HIV/AIDS
Năm 2002, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban hành Hướng dẫn điều trị
HIV/AIDS đầu tiên, trong đó, khuyến cáo sử dụng phác đồ phối hợp 3 thuốc bao
gồm 2 thuốc nhóm NRTI và 1 thuốc nhóm NNRTI (hoặc PI), hoặc 3 thuốc nhóm
NRTI. Phác đồ ưu tiên trong thời gian này là phác đồ có chứa AZT hoặc d4T. Tuy
nhiên, đến năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo không sử dụng d4T
trong phác đồ điều trị HIV/AIDS do gây ra những phản ứng có hại nghiêm trọng
bao gồm nhiễm toan chuyển hóa lactic, rối loạn phân bố mỡ và bệnh lý thần kinh
ngoại vi. Hiện nay, phác đồ điều trị ưu tiên là phác đồ có chứa TDF. Nhờ vậy có
thể thấy, việc theo dõi, phát hiện, đánh giá và phịng tránh các phản ứng có hại
liên quan tới thuốc ARV có vai trị quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả điều
trị, tiết kiệm chi phí, ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc và góp phần cải thiện chất
lượng cuộc sống của người bệnh [30].

3


1.1.2.1. Phân loại thuốc ARV
Hiện nay trên thế giới có hơn 20 loại thuốc để điều trị nhiễm HIV. Các loại
thuốc này có tên gọi chung là thuốc kháng retrovirus (Anti-retrovirus/ARV). Dựa

vào cơ chế tác dụng, chúng được chia thành 5 nhóm khác nhau [30]. Theo khuyến
cáo, nên sử dụng thuốc kết hợp hoặc dùng cùng lúc ít nhất 2 nhóm thuốc khác
nhau.

Hình 1.1. Đích tác dụng của thuốc ARV lên chu trình nhân bản của HIV
Phân loại các thuốc điều trị HIV/AIDS được tổng hợp trong bảng 1.1. Các thuốc
này được sản xuất dưới dạng các hoạt chất đơn đôc hoặc phối hợp thuốc liều cố
định bao gồm 2-3 loại thuốc trong một viên

4


Bảng 1.1. Phân loại thuốc điều trị HIV/AIDS
Thuốc ức chế
men sao chép
ngược
(NRTI)
Abacavir
Didanosin
Emtricitabin
Lamivudin
Stavudin
Tenofovir
Zalcitabin

Thuốc ức chế
men sao chép
ngược Non –
nucleoside
(NNRTI)

Delavirdine
Efavirenz
Etravirine
Nevirapine
Rilpivirine
Amprenavir

Thuốc ức chế men
Protease (PI)
Amprenavir
Atazanavir
Cobisistat
Darunavir
Fosamprenavir
Indinavir
Lopinavir/ritonavir
Nelfinavir
Ritonavir
Saquinavir
Tipranavir

Thuốc ức
chế hịa
màng / xâm
nhập
Maraviroc
Enfuvirtide

Thuốc ức
chế men tích

hợp
Raltegravir
Dolutegravir
Elvitegravir

Ghi chú: Các thuốc in nghiêng đậm đang được sử dụng trong chương trình
phịng chống HIV/AIDS tại Việt nam
1.1.1.1. Các phác đồ điều trị ARV cho người lớn
Phác đồ điều trị chuẩn hiện nay bao gồm ít nhất 3 thuốc ARV, thường được
gọi là liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao (Highly active antiretroviral therapy
– HAART), có hiệu quả trong giảm tải lượng virus và cải thiện tình trạng lâm
sàng. Phác đồ này thường phối hợp 2 thuốc nhóm NRTI với 1 nhóm thuốc NNRTI
hoặc nhóm PI [13].
Người nhiễm HIV cần điểu trị sớm nhất có thể, theo tiêu chí điều trị của
quốc gia, để có hiệu quả cao nhất trong hồi phục miễn dịch và giảm lây truyền
HIV trong cộng đồng [13].
Phác đồ điều trị ARV bậc 1 (theo quyết định 5456/QĐ-BYT năm 2019)
Hiện nay theo hướng dẫn quản lý, điều trị, chăm sóc HIV/AIDS của Bộ y tế năm
2019, phác đồ TDF+3TC+DTG là phác đồ ưu tiên sử dụng cho người bắt đầu điều
trị ARV [13].

5


Bảng 1.2. Phác đồ điều trị ARV bậc 1 cho người trưởng thành

Phác đồ ưu
tiên

Đối tượng


Người lớn bao
gồm cả phụ nữ
mang thai và trẻ
từ 10 tuổi trở lên

Phác đồ thay thế

Phác đồ đặc biệt
(Khi khơng dùng được
hoặc khơng có phác đồ ưu
tiên hay thay thế)

TDF+3TC+EFV
400 mg

TDF+3TC(hoặc
FTC)+EFV 600mg
AZT+3TC+EFV 600mg
TDF+3TC (hoặc FTC)+
PI/r
ABC+3TC+DTG

TDF+3TC
(hoặc FTC)+
DTG

Phác đồ điều trị ARV bậc 2 (theo quyết định 5456/QĐ-BYT năm 2019)
Khi thất bại điều trị với phác đồ bậc 1, bệnh nhân sẽ được chuyển sang phác
đồ bậc 2. Điều trị bậc 2 nên sử dụng phối hợp 2 thuốc nhóm NRTI và 1 thuốc

nhóm PI (kết hợp Ritonavir) [13].
Bảng 1.3. Phác đồ ARV bậc 2 cho người trưởng thành
Đối tượng

Người lớn
và trẻ em
10 tuổi trở
lên

Thất bại phác đồ
Bậc 1

Phác đồ bậc 2 ưu
tiên

Phác đồ bậc 2 thay thế

TDF+3TC(hoặc
FTC)+DTG

AZT+3TC+LPV/r
(hoăc ATV/r)

AZT+3TC+DRV/r

TDF+3TC(hoặc
FTC)+EFV
(hoặc NVP)

AZT+3TC+DTG1


AZT+3TC+LPV/r
(Hoặc ATV/r hoặc
DRV/DRV/r)

TDF3+3TC ( hoặc
FTC)+DTG1

TDF3+3TC (hoặc
FTC)+LPV/r
(Hoặc ATV/r hoặc
DRV/r)

AZT+3TC+EFV
(hoặc NVP)

1.1.3. Tổng quan về dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc PrEP
Tình hình triển khai PrEP tại Việt Nam
PrEP được đưa vào thí điểm tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2017.

6


Quyết định số 5866/QĐ -BYT do Bộ Y Tế phê duyệt kế hoạch triển khai Điều trị
dự phòng trước phơi nhiễm giai đoạn 2018-2020.
PrEP được quy định tại Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 về
Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
Hiện Cục Phịng Chống HIV/AIDS - Bộ Y tế xây dựng kế hoạch Điều trị
dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng virus HIV (PrEP) giai đoạn 20212025 để giảm số người nhiễm mới, hướng tới chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt
nam vào năm 2030.

1.1.3.1. PrEp là gì
PrEP được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Pre-Exposure Prophylaxis – có
nghĩa là điều trị dự phịng trước phơi nhiễm HIV. Điều trị dự phòng trước phơi
nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho
người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu
quả dự phịng nhiễm HIV đến 96-99% nếu tuân thủ điều trị tốt [14].
Có hai cách dùng PrEP: PrEP hàng ngày và PrEP tình huống.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, các thuốc ARV được dùng
trong PrEP là các thuốc ARV có chứa Tenofovir disproxil fumarate (TDF):
+ Tenofovir/ Emtricitabine (TDF/FTC) 300/200mg
+ Tenofovir/ Lamivudine (TDF/3TC) 300/300mg
+ Tenofovir (TDF) 300mg
1.1.3.2. Lợi ích và hiệu quả của PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV
Tổ Chức Y Tế Thế giới khuyến cáo sử dung PrEP (Có chứa TDF) như một
biện pháp dự phịng bổ sung trong gói dự phịng tổng thể cho những người có nguy
cơ lây nhiễm HIV cao. Để chấm dứt đại dịch HIV/AIDS thì chỉ thực hiện các mục
tiêu 90-90-90 là khơng đủ vì vẫn cịn 10% người chưa được chẩn đốn HIV và
10% chưa được điều trị thì việc lây lan HIV trong cộng đồng vẫn còn. Việc triển

7


khai dịch vụ PrEP giúp khắc phục tình trạng này nhờ dự phòng được những trường
hợp nhiễm HIV mới.
Hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm HIV phụ thuộc nhiều vào mức độ tuân thủ
của người sử dụng. Trong các các thử nghiệm lâm sàng với các nhóm đối tượng
khác nhau, như MSM, người chuyển giới nữ, người âm tính với HIV của các cặp
dị nhiễm, phụ nữ bán dâm, người tiêm chích ma túy đều chứng minh điều này.
Nhìn chung, nếu tn thủ tốt, PrEP có thể dự phịng được trên 90% khả năng lây
nhiễm HIV [14].

1.1.3.3. Đối tượng sử dụng PrEP
Tất cả các trường hợp chưa nhiễm HIV và
- Người có nguy cơ lây nhiễn HIV cao:
+ Nam quan hệ tình dục đồng giới
+ Bạn tình khác giới của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị
nhưng tải lượng HIV trên 200 bản sao/ml
+ Người tiêm chích ma túy
+ Người chuyển giới nữ
- Người Sau phơi nhiễm với HIV và tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm
HIV
1.2. Một số quy định về điều trị HIV bằng thuốc ARV
1.2.1. Nguyên tăc kê đơn thuốc Kháng virus HIV trong điều trị ngoại trú
Việc thực hiện kê đơn thuốc điều trị ngoại trú được được quy định tại điều 6
Thông tư 52/2017/TT-BYT và sửa đổi khoản 1 điều 1 Thông tư 18/2018/TT- BYT
quy định về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú [8],[9].
Thông tư 28/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 “Quy định về quản lý điều trị
người nhiễm HIV, người phơi nhiễm HIV tại các cơ sở y tế” [5].
Quy định: Người kê đơn là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh vá có đăng ký hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của
Luật khám bệnh chữa bệnh. Nguyên tắc kê đơn phải đạt được mục tiêu an toàn,
hợp lý và hiệu quả, phù hợp với Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS do
8


Bộ Y tế ban hành. Số lượng thuốc trong đơn tối đa 90 ngày. Không kê vào đơn
thuốc các thuốc, chất khơng nhằm mục đích phịng bệnh, chữa bệnh, các thuốc
chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam, thực phẩm chức năng và mỹ
phẩm. Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú: Người kê đơn thuốc ra
chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh và bệnh án điều trị
ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đơn thuốc phải đạt yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc theo điều 6 của thơng
tư này.
- Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám
bệnh của người bệnh.
- Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ
dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc
tỉnh, tỉnh/thành phố.
- Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số
chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người
giám hộ của trẻ.
- Kê đơn thuốc theo quy định như sau: Thuốc có một hoạt chất ghi theo tên
chung quốc tế (INN, generic) hoặc theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).
Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.
- Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường
dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi
thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.
- Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
- Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.
- Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội
dung sửa.
1.2.2. Các chỉ số kê đơn
Tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra một số chỉ số kê đơn như sau [35]
9


Bảng 1.4. Giá trị chuẩn chỉ số kê đơn WHO

1

Số thuốc trung bình trong một đơn


Giá tri tiêu
chuẩn
1,6 - 1,8

2

Tỷ lệ đơn kê kháng sinh

20,0 - 20,6

3

Tỷ lệ đơn kê thuốc tiêm

13,4 - 24,1

4

Tỷ lệ thuốc kê theo tên gốc ( INN, Generic )
Tỷ lệ thuốc được kê nằm trong DMT thiết yếu

Stt

5

Chỉ số kê đơn

100,0
100,0


1.2.3. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ
về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS.
- Điều trị ARV ngay khi người bệnh được chẩn đoán nhiễm HIV
- Phối hợp đúng cách ít nhất 3 loại thuốc ARV
- Đảm bảo tuân thủ điều trị hàng ngày, liên tục, suốt đời.
1.2.4. Theo dõi trong quá trình điều trị bằng thuốc ARV
1.2.4.1. Theo dõi phản ứng có hại (ADR) của thuốc
Các phản ứng có hại (ADR) nếu xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tuân thủ
điều trị và đe dọa đến tính mạng của người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân phải
dùng thuốc suốt đời như thuốc ARV. Do đó việc theo dõi, phát hiện, xử trí phịng
tránh các phản ứng có hại liên quan tới thuốc ARV đóng vai trị quan trọng trong
việc tăng cường hiệu quả điều trị, ngăn ngừa kháng thuốc và góp phần cải thiện
chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bảng 1.5. Độc tính và xử trí độc tính của một số thuốc ARV
Thuốc
ARV

ABC

AZT

Độc tính chính

Xử trí

Khơng sử dụng ABC ở người có
gene HLA-B*5701
Thay bằng AZT hoặc TDF

Thiếu máu, giảm bạch cầu hạt,
Nếu đang sử dụng AZT trong
bệnh lý cơ, teo mỡ hoặc loạn dưỡng điều trị ARV bậc 1, thay thế
mỡ
bằng TDF hoặc ABC
Phản ứng quá mẫn

10


Toan lactic hoặc gan to kèm thối
hóa mỡ nặng

DTG

Gây độc cho gan và phản ứng quá
mẫn

Nếu DTG trong phác đồ điều trị
ARV bậc 1 có phản ứng quá
mẫn, thay thế thuốc ARV thuộc
nhóm khác (EFV hoặc PI tăng
cường)
Tư vấn chế độ ăn kiêng, bỏ
thuốc lá, tập thể dục

Tăng cân
Độc tính thần kinh trung ương kéo
dài (như có các giấc mơ bất thường,
trầm cảm hoặc rối loạn ý thức)

Gây độc cho gan
Co giật
EFV

Phản ứng quá mẫn, hội chứng
Stevens - Johnson
Có khả năng gây dị tật ống thần
kinh bẩm sinh (nguy cơ ở người rất
thấp)

Cân nhắc thay thế bằng NVP khi
có độc tính nhiễm độc thần kinh.
Nếu dị ứng độ 3, độ 4 hoặc
nhiễm độc gan nặng, sử dụng
thuốc PI tăng cường. Nếu khơng
cịn lựa chọn nào khác dùng 3
thuốc NRTI

Vú to ở nam giới

Gây độc cho gan

Thay bằng EFV nếu người bệnh
không thể dung nạp NNRTI
(nhiễm độc gan nặng) Sử dụng
thuốc PI tăng cường hoặc 3
thuốc NRTI nếu khơng cịn lựa
chọn nào khác.

Phản ứng quá mẫn và phản ứng da

nặng (Hội chứng Stevens-Johnson)

Ngừng thuốc nếu dị ứng vừa và
nặng. Khi ổn định điều trị lại với
phác đồ có PI hoặc ba thuốc
NRTI nếu khơng cịn lựa chọn
nào khác.

NVP

Bệnh thận mạn tính. Tổn thương
thận cấp và hội chứng Fanconi
TDF

Giảm mật độ khoáng xương
Toan Lactic, gan to nhiễm mỡ

11

Thay thế bằng AZT hoặc ABC
không khời động điều trị TDF
khi mức lọc cầu thận
<50ml/phút; có bệnh cáo huyết
áp khơng kiểm sốt, tiểu đường
chưa điều trị hay có biểu hiện
suy thận


1.2.5. Theo dõi đáp ứng điều trị và chẩn đoán thất bại điều trị theo QĐ
5456/2019/QĐ-BYT

1.2.5.1. Theo dõi đáp ứng điều trị ARV
Các dấu hiệu sau chứng tỏ người bệnh có đáp ứng với điều trị ARV;
- Sức khỏe được cải thiện: tăng cân, thèm ăn trở lại và ăn ngon miệng hơn, thể
trạng, tâm lý tốt hơn, người bệnh có nhiều sức hơn để thực hiện các hoạt động
hằng này.
- Các triệu chứng liên quan đến bệnh HIV được cải thiện.
- Các triệu chứng liên quan đến HIV có từ trước được cải thiện, giảm tần suất mắc
và mức độ nặng của các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
1.2.5.2. Thất bại điều trị ARV
Khi độ bao phủ điều trị ARV tăng lên, sự xuất hiện và lan truyền kháng thuốc
của HIV là điều không thể tránh khỏi. HIV kháng thuốc xuất hiện , đồng nghĩa là
phác đồ ARV mà bệnh nhân đang điều trị thất bại cần chuyển sang phác đồ ARV
khác với chi phí cao hơn. Bên cạnh đó, việc mở rộng điều trị ARV có thể dẫn đến
việc xuất hiện và lan truyền của HIV kháng thuốc do tuân thủ điều trị kém, hay
gián đoạn điều trị vì nguồn cung cấp thuốc ARV không liên tục, hoặc do giám sát
HIV kháng thuốc không được thực hiện đầy đủ dẫn đến hạn chế hiệu quả của điều
trị ARV. Dưới đây là một số tiêu chí chẩn đốn thất bại điều trị ARV:
Bảng 1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán thất bại điều trị ARV /QĐ số 5456/QĐ-BYT
Các loại
thất bại

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Thất bại
lâm sàng

Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: xuất hiện mới hoặc tái phát các bệnh lý giai
đoạn lâm sàng 4 sau điều trị ARV ít nhất 6 tháng

Thất bại

miễn
dịch

Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: CD4 giảm ≤ 250 tế bào/mm3 và thất bại lâm
sàng hoặc CD4 liên tục dưới 100 tế bào/mm3 ở hai lần xét nghiệm liên tiếp
(cách nhau 6 tháng) và khơng có căn ngun nhiễm trùng gần đây giảm
CD4

Thất bại
Virus
học

Người bệnh điều trị ARV ít nhất 6 tháng và có tải lượng HIV từ 1000 bản
sao /ml trở lên ở hai lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau 3 tháng sau khi đã
được tư vấn tăng cường tuân thủ điều trị.

12


1.2.3.4. Chẩn đốn và xử trí thất bại điều trị ARV
Thất bại điều trị được xác định khi người bệnh có thất bại về Virus học.
Trường hợp tải lượng HIV lần 1 trên 200 bản sao/ml, xét nghiệm tải lượng HIV
lần 2 sau 3 tháng sau khi người bệnh được hỗ trợ tuân thủ điều trị và có kết quả
≥1000 bản sao /ml thì được coi như thất bại điều trị.
Các trường hợp thất bại điều trị cần được hội chẩn để chuyển phác đồ bậc hai hoặc
bậc ba.
1.3. Thực trạng sử dụng thuốc ARV tại Việt Nam
Việt Nam bắt đầu triển khai điều trị ARV từ năm 2000, mở rộng điều trị từ
cuối năm 2005. Điều trị ARV tuy khơng thể chữa trị khỏi hồn tồn nhưng có thể
làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của virus HIV, phục hồi các chức

năng miễn dịch, giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh cơ hội liên quan đến
HIV, cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống, làm giảm sự lây truyền HIV và
ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV sau khi phơi nhiễm.
Hiện nay, việc khám chữa bệnh HIV/AIDS được lồng ghép với quy trình
khám chữa bệnh chung của hệ thống y tế và đang chuyển dần từ miễn phí qua
BHYT. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay để bảo đảm cho người nhiễm HIV duy trì
việc cung cấp thuốc ARV, Chính phủ đã chuyển dần nhiệm vụ điều trị bệnh nhân
nhiễm HIV/AIDS từ nguồn lực của các chương trình, dự án sang nhiệm vụ của
quỹ bảo hiểm y tế (BHYT); đa dạng hóa các mơ hình xét nghiệm HIV. Tính đến
cuối năm 2020 chương trình phịng, chống HIV/AIDS đã đạt được nhiều mục tiêu
quan trọng, có thể kể đến: Luật phịng, chống HIV/AIDS sửa đổi được Quốc hội
thông qua; Thông tư 20/2020/TT-BYT được chấp thuận, trong đó có thuốc TLD
trong danh sách thuốc được Bảo hiểm y tế chi trả. Thuốc TLD đã được chứng
minh là một loại thuốc ưu việt cho những người nhiễm HIV. Đưa PrEP (thuốc dự
phòng trước phơi nhiễm HIV) đến những người cần nó nhất. Dịch bệnh HIV/AIDS
đã được kiểm soát. Kết quả này được minh chứng bằng tỷ lệ rất cao là 95% người
HIV dùng thuốc ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế. Đây là một trong
13


những tỷ lệ ức chế virus cao nhất trên thế giới. Việt Nam tiếp tục là nước dẫn đầu
toàn cầu trong việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV có chất lượng thơng qua các
mơ hình cung cấp dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm và hợp tác chặt chẽ với
cộng đồng nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV[31].
Trong khi đó, thị trường cung ứng thuốc ARV nhập khẩu chiếm chủ yếu, các
thuốc sản xuất trong nước cịn hạn chế. Hiện khơng có đơn vị nào trong nước cung
ứng thuốc ARV viên kết hợp dùng phổ biến hiện nay, thuốc ARV phác đồ bậc 2
và thuốc ARV cho trẻ em. Thuốc điều trị HIV/AIDS sản xuất tại Việt Nam có giá
rẻ hơn từ 8-10 lần so với thuốc ngoại nhập [3].
Các hoạt động kê đơn thuốc ARV trong điều trị ngoại trú cũng phải tuân

thủ các quy định của Bộ Y tế. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện, phòng khám đã áp
dụng và triển khai việc thực hiện việc kê đơn điện tử đã giảm được nhiều sai sót
trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Đối với người điều trị thuốc
ARV ổn định, căn cứ lượng thuốc tồn kho, bác sỹ điều trị kê đơn và cấp phát thuốc
ARV tối đa 90 ngày sử dụng cho tất cả các phác đồ theo qui định của Bộ Y tế về
hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS [5], [13]. Nâng cao hiệu quả kiểm sốt
hoạt động kê đơn thơng qua các hoạt động tun truyền nhằm nâng cao nhận thức
của người bệnh về tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tác hại
của việc sử dụng thuốc kê đơn mà khơng có chỉ định của thầy thuốc, nâng cao
trách nhiệm của người kê đơn thuốc, góp phần giảm tình trạng kháng thuốc, sử
dụng thuốc không hợp lý.
1.3.1. Một số nghiên cứu về sử dụng thuốc ARV
Tại Việt Nam rất nhiều nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc và tuân thủ điều
trị của bệnh nhân HIV, ít có những nghiên cứu về sử dụng thuốc và thực trạng kê
đơn thuốc điều trị ARV. Măc dù việc tuân thủ điều trị có ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả điều trị tuy nhiên việc thực hành kê đơn của bác sĩ điều trị lại có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Về cơ cấu thuốc ARV và thực trạng kê đơn

14


Nghiên cứu của Phạm Thị Đơng về “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc
ARV và thuốc Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Cạn
năm 2013” cho thấy số lượng và chất lượng thuốc đạt tiêu chuẩn và đáp ứng nhu
cầu sử dụng, thực hành kê đơn thuốc được thực hiện nghiêm túc đúng theo tiêu
chí của Bộ Y tế đạt trên 80%. Tuy nhiên một số tiêu chí chưa thực hiện tốt như
hướng dẫn sử dụng thuốc, đơn thuốc sửa chữa chưa đúng quy định [21].
Nghiên cứu năm 2018, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa “Phân tích thực trạng sử
dụng thuốc ARV tại phịng khám ngoại trú tỉnh Hịa Bình” cho thấy có 7 phác đồ

sử dụng trong mẫu nghiên cứu, 13 loại thuốc được sử dụng trong kê đơn, có 68,2%
bệnh nhân trong nghiên cứu sử dụng phác đồ TDF/3TC/EFV, đây là phác đồ ưu
tiên điều trị theo khuyến cáo của Bộ Y Tế năm 2017. Số ngày điều trị trung bình
mỗi đơn thuốc là 29,5 ngày, giá trị bình quân một đơn thuốc là 207.592 VNĐ [23].
Về tình hình sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị
Nghiên cứu của Lê Thị Oanh (2019) “ Phân tích tình hình sử dụng thuốc
ARV trong điều trị HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa Đống
Đa”, thuốc ARV sử dụng cho BN thuộc 3 nhóm NRTI, NNRTI và nhóm ức chế
men Protease, thuốc bào chế dạng đơn chất và dạng phối hợp. Các nhóm thuốc
khác sử dụng đồng thời trong mẫu nghiên cứu: Cotrimoxazole, INH, kháng nấm.
Có 3 phác đồ điều trị sử dụng trong nghiên cứu, phác đồ TDF/3TC/EFV là phác
đồ ưu tiên trong khi bắt đầu điều trị. Có 3 trường hợp thay đổi phác đồ liên quan
đến ADR và thất bại điều trị [26].
Nghiên cứu của Đặng Thị Bích Hịa (2018), "Khảo sát đặc điểm dịch tễ và
thực trạng sử dụng thuốc của bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú
Trung Tâm Y tế Quận Gò Vấp" tỉ lệ sử dụng phác đồ TDF/3TC/EFV chiếm 69,1%
là phác đồ ưu tiên lựa chọn theo hướng dẫn điều trị 3047/QĐ-BYT năm 2015
[24].
Nghiên cứu năm 2018, Nguyễn Ngọc Quý “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc
ARV và tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú điều trị
HIV/AIDS, trung tâm y tế Trấn Yên – Yên Bái” cho thấy có 93,4% bệnh nhân
15


×