Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH DỰA VÀO BẢNG CHẤM ĐIỂM THI ĐUA” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.71 KB, 36 trang )

Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn














SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ XẾP
LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH
DỰA VÀO BẢNG CHẤM ĐIỂM
THI ĐUA”





Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn
I.ĐỀ TÀI:


ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH
DỰA VÀO BẢNG CHẤM ĐIỂM THI ĐUA

II.ĐẶT VẤN ĐỀ:

Vào mỗi khi kết thúc học kỳ của từng năm học, bên cạnh việc đánh giá
xếp loại học lực,giáo

viên chủ nhiệm lớp còn thực hiện thêm một nhiệm vụ
nữa là đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh.

Đây là một công việc hết sức
quan trọng, bởi việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh là sự ghi nhận của
một quá trình phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện

của các em trong
khoảng thời gian nhất định.

Việc đánh giá xếp loại chính xác sẽ có tác dụng
lớn trong việc giáo dục ý thức tự giác rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức
của mỗi học sinh, từ đó tạo ra một phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt
góp phần xây dựng tập thể lớp ngày càng vững mạnh.Tuy nhiên đây cũng là
một công việc

hết sức khó khăn đối với người giáo viên, bởi lẽ việc đánh giá
xếp loại hạnh kiểm không phải dựa vào các điểm số nhất định như ở học lực
mà chỉ dựa vào các tiêu chí

đánh giá xếp loại theo thông tư hướng dẫn của Bộ
Giáo dục-Đào tạo cũng như các qui định của nhà trường . Vì vậy để đánh giá

xếp loại đúng hạnh kiểm của học sinh theo các mức độ tốt, khá, trung bình,
yếu; giáo viên chủ nhiệm lớp cần

phải có một quá trình bám lớp, thường
xuyên theo dõi nắm bắt kịp thời về các hành vi đạo đức của học sinh trong
hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể cộng đồng cũng như hành vi ứng xử của
các em trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh v v.
Trong khi đó, thời gian có mặt trên lớp của giáo viên chủ nhiệm, nhất là
những giáo viên có môn dạy ít tiết rất hạn chế.
Khó khăn lớn nhất trong công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh
của giáo viên chủ nhiệm ở đây là làm thế nào để đánh giá chính xác, khách
quan công bằng về mức độ hạnh kiểm giữa các học sinh với nhau để từ đó tạo
ra động lực phấn đấu rèn luyện cho mỗi học sinh, qua đó góp phần thiết thực
vào việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực đúng
theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn luôn cố gắng tìm tòi
những biện pháp nhằm đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh sao cho đạt được
hiệu quả cao nhất. Cuối cùng tôi đã chọn phương pháp " Đánh giá xếp loại

Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn
hạnh kiểm học sinh dựa vào bảng chấm điểm thi đua ". Và tôi nhận thấy
phương pháp này không những giúp tôi được thuận lợi hơn trong việc đánh
giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở mỗi học kỳ và cuối năm học, mà còn
làm cho tập thể lớp có nhiều chuyển biến tích cực. Vì vậy tôi mạnh dạn trình
bày đề tài này để quý đồng nghiệp và HĐKH các cấp xem xét bổ sung, đánh
giá nhằm thực hiện được tốt hơn.

III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:


Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa vào bảng chấm điểm thi đua
có nghĩa là căn cứ vào số điểm thi đua mà các em đã đạt được trong quá trình
phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, tùy theo kết quả cao hay thấp
mà giáo viên có thể phân định ra các mức độ xếp loại tốt, khá, trung bình,v v.
Muốn cho phương pháp này mang lại hiệu quả, trước hết việc xây dựng bảng
điểm thi đua, giáo viên chủ nhiệm cần phải dựa vào các tiêu chí đánh giá xếp
loại học sinh trung học phổ thông theo Quyết định số 40 ban hành vào ngày
05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Qui định về
nội qui học sinh của Nhà trường cũng như Qui chế thi đua của Đoàn Thanh
niên theo từng năm học. Bảng điểm thi đua phải đảm bảo phản ánh toàn diện
các mặt rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh như: Tinh thần thái độ học
tập; ý thức xây dựng tập thể lớp; mối quan hệ ứng xử với thầy cô, bạn bè,
những người xung quanh; kết quả tham gia lao động, các hoạt động tập thể
của lớp,của trường và hoạt động xã hội; kết quả rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ
sinh và bảo vệ môi trường v v.
Bảng điểm thi đua phải rõ ràng chính xác, đáp ứng được nội dung
cũng như mục tiêu giáo dục học sinh trong Nhà trường phổ thông.

IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Khi làm công tác chủ nhiệm, mỗi giáo viên đều đề ra cho mình một
cách thức riêng trong việc theo dõi đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh sao
cho đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên trên thực tế đối với trường ta
trong những năm qua,do việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh phần lớn
dựa theo bảng khống chế xếp loại thi đua của Đoàn Thanh niên, cho nên một

Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn

số giáo viên còn gặp phải lúng túng trong một số trường hợp, chẳng hạn: cùng
một nhóm đối tượng học sinh như nhau nhưng việc đánh giá xếp loại hạnh
kiểm phải phân chia ra nhiều mức độ khác nhau như tốt, khá, trung bình v
v.Đây quả là một công việc hết sức khó khăn. Về phía giáo viên, nếu không
dựa vào những kết quả theo dõi chuẩn xác thì dễ dẫn đến việc đánh giá xếp
loại mang tính chất cảm tính thiếu công bằng. Về phía học sinh, trừ những em
được xếp loại hạnh kiểm tốt, còn những em có hạnh kiểm khá trở xuống phần
lớn đều có tâm lí không thỏa mãn, từ đó ít nhiều sẽ làm giảm đi động cơ, ý chí
phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện của các em.
Việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh theo bảng chấm điểm thi đua
đã phần nào khắc phục được những hạn chế nói trên; giúp cho giáo viên có
thể đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh một cách dễ dàng, công bằng và
chính xác. Mặt khác việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm theo cách thức này về
mặt khách quan đã tạo nên tính tự giác, tự quản của học sinh trong học tập,
rèn luyện và tham gia các phong trào hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho việc
xây dựng một tập thể lớp ngày càng vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu về
giáo dục và giáo dưỡng do Nhà trường đề ra.

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Sau đây tôi xin trình bày một số bước tiến hành xây dựng và thực thi đề
tài này:
A.Xây dựng nội dung thi đua:

Trước hết, sau khi nhận lớp giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng tìm hiểu
đối tượng học sinh như: Đặc điểm tình hình học tập, nề nếp sinh hoạt của tập
thể lớp trong các năm học trước; hoàn cảnh gia đình và bản thân của từng học
sinh. Sau đó giáo viên nhanh chóng cho tổ chức đại hội để bầu ra ban cán sự
lớp bao gồm các chức danh từ tổ trưởng trở lên.Trong buổi đại hội lớp, giáo
viên chủ nhiệm thông qua qui chế thi đua trong năm học của lớp và cho học
sinh thảo luận góp ý để đi đến thống nhất thực hiện. Qui chế thi đua gồm các

vấn đề như: Bảng điểm thi đua; Bảng qui định về điểm thưởng và điểm phạt;
cách tính điểm thi đua trong học kỳ và cách xếp loại hạnh kiểm được xây
dựng như sau:


Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn
a.Bảng điểm thi đua:
Toàn bộ các hoạt động học tập, lao động sinh hoạt và rèn luyện của học
sinh trong nhà trường được cụ thể hóa bằng điểm thi đua theo thang điểm 100
dựa trên 10 nội dung sau : ( xin xem ở trang kế tiếp)






































Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn

TT

NỘI DUNG THI ĐUA


ĐIỂM


1
Chuyên c
ần

:
Học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ, vắng
có lí do chính đáng .

10đ
2
N
ề nếp tác phong :
Thực hiện đúng các qui định về
áo quần, giày dép,bảng tên,HH Đoàn,ngồi đúng vị
trí,nghiêm túc trong 15 phút đầu giờ
10đ
3
V
ệ sinh trực nhật:
Quét dọn lau chùi phòng học, đổ
rác đúng nơi qui định,giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong
buổi học, tắt điện,quạt đúng theo thời gian qui định .
10đ
4
H
ọc b
ài và chu
ẩn bị b
ài trư
ớc khi đến lớp:

Thực
hiện tốt về học bài cũ và chuẩn bị bài mới khi đến lớp.

10đ
5
Thái đ
ộ học tập tr
ên l
ớp:
Nghiêm túc nghe giảng,
phát biểu xây dựng bài, thực hiện tốt qui chế kiểm tra.

10đ
6

Ho
ạt động phong
trào:
Tham gia đầy đủ các hoạt
động do nhà trường, Đoàn , Hội tổ chức.

10đ
7
Th
ực hiện các khoản đóng góp:
Nộp đầy đủ các
khoản đóng góp do nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội qui
định
10đ
8 Hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, lao động:

Học sinh tham gia đầy đủ

10đ
9
Ho
ạt động nhân đạo từ thiện v v

:

Học sinh tham gia
đầy đủ

10đ
10
Đ
ạo đức lối sống
:
Biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ
bạn bè, các em nhỏ, những người tàn tật; lễ phép với
thầy cô giáo, những người lớn tuổi; đấu tranh chống
mọi tệ nạn xã hội trong trường học, chấp hành đúng
luật giao thông, bảo vệ và gìn giữ tài sản công
10đ
Tổng cộng

100đ






Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn
b.Các qui định về điểm thưởng (+) và điểm phạt (-)

*.Điểm thưởng:
1. Ban cán sự lớp ( lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, thủ quĩ, bí
thư, phó bí thư chi đoàn, đội cờ đỏ) : +5đ/1 người trong một học kỳ.
2. Cá nhân tham gia các hoạt động do Nhà trường và các đoàn thể
Đoàn, Hội tổ chức, nếu đạt giải:
Giải nhất: +4đ/ 1 lần; Giải nhì: +3đ/1 lần; Các giải còn lại: +2đ/1 lần.
3. Phát biểu xây dựng bài hoặc xung phong lên bảng giải bài tập,nếu
được giáo viên bộ môn cho từ 8 điểm trở lên: +2đ/1 lần.
4. Nhặt được của rơi trả lại cho người mất: +5đ/ 1 lần.
5. Tình nguyện tham gia hiến máu nhân đạo: +5đ/ 1 lần.

*. Điểm phạt:
1. Về chuyên cần: Vắng học không có lí do hoặc bỏ tiết : -5đ/1 lần.
Vắng có giấy phép nhưng không có chữ ký của Ban giám hiệu hoặc
giáo viên chủ nhiệm: -2đ/ 1 lần. Đi học trễ: -3đ/1 lần.
2. Về nề nếp tác phong: Áo quần, giày dép,bảng tên, Huy hiệu
Đoàn, đầu tóc không đúng qui định: -3đ/1 lần cho mỗi trường hợp. Ngồi
không đúng vị trí qui định của sơ đồ lớp : -3đ/ 1 lần. Không nghiêm túc trong
15 phút đầu giờ: -3đ/1 lần. Để xe đạp không đúng vị trí qui định: -3đ/1 lần.
3. Về vệ sinh trực nhật: Bỏ trực nhật: -5đ/1 lần.
Trực nhật chưa tốt: -3đ/ 1 lần. Đổ rác không đúng nơi qui định: -5đ/1
lần. Không tắt quạt, điện đúng theo thời gian qui định: -3đ/ 1 lần. Ăn quà vặt
làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường của lớp: -5đ/ 1 lần.
- Học sinh trực cờ đỏ nếu: Bỏ trực: -3đ/1 lần. Đi trực trễ: -1đ/ 1 lần.

4. Về học bài và chuẩn bị bài: Không học bài cũ( bị điểm 0) hoặc
không soạn bài theo yêu cầu của giáo viên bộ môn: -4đ/ 1 lần. Học bài cũ
chưa tốt (dưới 5 điểm), hoặc soạn bài chưa đạt yêu cầu: -2đ/ 1 lần.
5. Về thái độ học tập trên lớp: Làm việc riêng, có ý coi thường bộ
môn đang học: -5đ/1 lần. Không nghiêm túc trong giờ học hoặc kiểm tra:
- 3đ/ 1 lần.
6. Về hoạt động phong trào: Không tham gia: -5đ/1 lần. Có tham
gia nhưng thiếu nghiêm túc: -2đ/1/lần.

Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn

7. Về các khoản đóng góp: Nộp trễ so với thời gian qui định của nhà
trường cũng như của tổ chức Đoàn , Hội : -3đ/ 1 lần.
8. Về lao động, hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp: Vắng
không có lí do: -5đ/ 1 lần. Vắng có giấy phép: -2đ/1/lần ( trừ các trường hợp
đặc biệt có sự xin phép trực tiếp của phụ huynh với BGH hoặc với GVCN)
9. Về hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, công tác xã hội từ
thiện do các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phát động: Nếu học sinh
không tham gia: -3đ/1 lần.
10. Về đạo đức lối sống: Có hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo,
những người lớn tuổi, phát ngôn thiếu văn hóa, thiếu ý thức trong việc đoàn
kết xây dựng tập thể, gìn giữ và bảo vệ tài sản công nhưng chưa đến mức phải
ra Hội đồng kỉ luật: -7đ/ 1 lần.
11. Các trường hợp khác: Cán bộ lớp không hoàn thành nhiệm vụ
được giao: -2đ/ 1 lần. Học sinh không mời phụ huynh đi họp đầu năm, sơ kết
học kỳ và cuối năm học: -3đ/1 lần.
c. Cách tính điểm thi đua trong học kỳ
- Điểm thi đua của cá nhân trong từng học kỳ sẽ bằng 100 cộng với

điểm thưởng(điểm cộng) rồi trừ cho điểm phạt(điểm trừ).
Viết tắt: ĐCN = 100 + ĐT - ĐP
d. Cách xếp loại hạnh kiểm
- Xếp loại hạnh kiểm cá nhân học sinh dựa trên cơ sở: lấy kết quả
điểm thi đua từ cao xuống thấp theo số lượng tương ứng với chỉ tiêu khống
chế xếp loại hạnh kiểm của Đoàn trường.
+ Hạnh kiểm tốt: Học sinh có số điểm thi đua cao kèm theo điều
kiện: trong 10 nội dung thi đua không có nội dung nào < 6 điểm.
+ Hạnh kiểm khá: Không có nội dung thi đua nào < 4 điểm.
+ Hạnh kiểm trung bình: Các trường hợp còn lại.

B. Tổ chức thực hiện nội dung thi đua:

Để theo dõi việc chấm điểm thi đua một cách công bằng chính xác,
ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cần phải cho mỗi học sinh đăng ký
thi đua và làm một bảng điểm thi đua cá nhân. Mỗi tổ phải có sổ theo dõi

Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn

chấm điểm thi đua cho từng thành viên ở tổ mình. Bảng điểm thi đua cá nhân
và sổ theo dõi của tổ phải đúng theo mẫu hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm
(xin xem ở phần phụ lục).
Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm hằng tuần, sau phần tổng kết đánh giá của
lớp trưởng về tình học tập sinh hoạt trong tuần của lớp;giáo viên chủ nhiệm
cho các tổ trưởng công bố kết quả thi đua trong tuần của các thành viên tổ
mình trước tập thể lớp.Nếu có trường hợp nào sai sót, giáo viên cho các em
chỉnh sửa ngay.
Sau mỗi tháng học,giáo viên chủ nhiệm cho các tổ trưởng tiến hành tổng

kết và xếp loại thi đua của các cá nhân trong tổ theo vị trí từ cao xuống
thấp.Những học sinh nào có số điểm thi đua quá thấp do mắc phải lỗi vi phạm
quá nhiều, giáo viên chủ nhiệm có thể thông báo về cho phụ huynh biết để
phối hợp cùng với giáo viên uốn nắn, nhắc nhở cho học sinh đó tiến bộ. Kết
thúc học kỳ, dựa trên cơ sở bảng điểm thi đua của từng cá nhân học sinh, sổ
theo dõi và bảng tổng hợp thi đua của các tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm cho
tập thể lớp tiến hành họp đánh giá xếp loại hạnh kiểm cho từng học sinh.

VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

Sau hai năm triển khai thực hiện phương pháp này, bản thân tôi thấy
mang lại những hiệu quả thiết thực sau:
- Giáo viên có thể đánh giá được một cách toàn diện các mặt hoạt
động rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh, nhờ vậy mà việc xếp loại
hạnh kiểm từng học kỳ và cuối năm học được khách quan công bằng và chính
xác.
- Khắc phục được tình trạng lúng túng của giáo viên trong một số
trường hợp phải phân định số lượng hạnh kiểm tốt, khá trong một nhóm học
sinh theo tỉ lệ khống chế thi đua của Đoàn trường.
- Tạo ra được không khí dân chủ thoải mái trong quá trình họp xét
xếp loại hạnh kiểm của tập thể lớp. Học sinh cũng thỏa mãn với mức độ hạnh
kiểm của mình sau khi được xếp loại. Đa số phụ huynh đều đồng tình, không
có thắc mắc gì về kết quả rèn luyện của con em mình trong các cuộc họp kết
thúc học kỳ và cuối năm học.

Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn

Mặt khác việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo phương

pháp này về khách quan đã tạo ra hiệu ứng tích cực đối với nề nếp học tập,
sinh hoạt của tập thể lớp. Trước hết, nó tạo ra được tính tự giác, tự chủ và tự
quản của mỗi học sinh trong học tập, rèn luyện và tham gia lao động xã hội
góp phần làm cho nề nếp sinh hoạt của lớp có nhiều chuyển biến tích cực. Sau
hai năm triển khai phương pháp này ở hai tập thể học sinh có đặc điểm khác
nhau; một thuộc ban A và một thuộc ban C nhưng kết quả mang lại đều giống
nhau. Mặc dù là lớp cuối cấp, giáo viên chủ nhiệm lại ít có thời gian nhiều
trên lớp, nhưng tập thể học sinh vẫn duy trì tốt được nề nếp học tập sinh hoạt
từ đầu cho đến cuối năm học. Số học sinh vi phạm về nội qui của nhà trường
so với những năm chưa thực hiện phương pháp này giảm đi rất đáng kể. Tinh
thần thái độ học tập, rèn luyện của học sinh cũng có nhiều chuyển biến tích
cực (học sinh không vì tập trung cho các môn thi tốt nghiệp và đại học mà có
thái độ coi nhẹ hoặc xem thường các môn học khác, hoặc là chỉ lo mỗi một
việc học tập sao cho điểm học lực được cao, còn như các phong trào hoạt
động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp hay hoạt động tập thể xã hội khác thì ít
quan tâm đến). Nhờ vậy mà các hoạt động phong trào do Đoàn, Hội tổ chức
cũng như công tác lao động, ngoại khóa, hoạt động hướng nghiệp ngoài giờ
lên lớp, học sinh đều tham gia đầy đủ. Hoạt động nhân đạo từ thiện cũng như
các khoản đóng góp do Nhà trường qui định, học sinh đều tham gia thực hiện
tích cực và kịp thời.Việc giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ tài sản công
trong lớp học cũng được đảm bảo tốt. Điểm số thi đua của lớp vào cuối năm
học được xếp vào nhóm các tập thể có vị thứ cao. Tỉ lệ học sinh đạt mức hạnh
kiểm khá,tốt tăng lên đáng kể.

VII. KẾT LUẬN:

Phương pháp " Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa vào bảng
chấm điểm thi đua " là xuất phát từ tình hình thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp
của giáo viên trong Nhà trường ở những năm qua. Đó là làm sao để theo dõi
nắm bắt được đầy đủ các biểu hiện về hành vi đạo đức của học sinh trên tất cả

các mặt học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, quan hệ xã hội v v trong khi thời
gian bám lớp của giáo viên chủ nhiệm quá ít ỏi, đặc biệt là những giáo viên có
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn
bộ môn dạy ít tiết; là làm sao có thể vừa đánh giá xếp loại đúng mức độ rèn
luyện của học sinh, vừa đảm bảo không sai lệch với chỉ tiêu khống chế xếp

loại hạnh kiểm của Nhà trường. Phương pháp này bên cạnh giải quyết được
những vướng mắc băn khoăn của giáo viên chủ nhiệm về các vấn đề nói trên,
mặt khác còn tạo ra được mối quan hệ hài hòa giữa giáo viên chủ nhiệm và
tập thể học sinh trong quá trình làm việc. Với phương pháp này giáo viên chủ
nhiệm chủ yếu là người đóng vai trò hướng dẫn định hướng , còn tập thể học
sinh là người giữ vai trò tự chủ, tự quản trong các hoạt động học tập và rèn
luyện. Vì vậy mặc dù giáo viên chủ nhiệm ít có thời gian đeo bám lớp và
không cần nhắc nhở nhiều nhưng học sinh vẫn tự giác thực hiện tốt nhiệm vụ
học tập và rèn luyện của mình. Chính điều này đã tạo ra phong trào thi đua
học tập tốt rèn luyện tốt trong học sinh, góp phần xây dựng môi trường học
tập lành mạnh thân thiện, học sinh tích cực đúng theo tinh thần chỉ đạo của
Bộ giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên để phương pháp này thực sự có hiệu quả, trong quá trình thực
hiện, giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải quan tâm các vấn đề sau đây:
- Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải tìm cách xây dựng cho mình
một đội ngũ Ban cán sự lớp vững mạnh. Giáo viên phải chọn lựa những học
sinh giữ trọng trách từ cấp tổ trưởng trở lên là những học sinh có năng lực học
tập tốt, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, năng nổ nhiệt tình với công tác phong
trào, được đông đảo các thành viên trong lớp tín nhiệm.
- Việc tổng kết điểm số thi đua phải được tiến hành đều đặn trong các
tuần và tháng của năm học thì mới phát huy được hiệu quả của phương pháp
này.(Trên thực tế tôi nhận thấy một khi các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hằng tuần

không được tiến hành, thì việc tổng kết đánh giá thi đua sẽ gặp trục trặc ngay
và nề nếp thi đua của lớp khó tránh khỏi việc đi xuống).
- Cuối cùng giáo viên chủ nhiệm cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với
giáo viên bộ môn, các tổ chức Đoàn, Hội trong Nhà trường và đặc biệt là với
phụ huynh học sinh thì việc triển khai phương pháp này mới mang lại hiệu
quả cao.




Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn



VIII. ĐỀ NGHỊ:

Phương pháp" Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa trên bảng
chấm điểm thi đua" là kết quả tìm tòi đúc kết kinh nghiệm của bản thân tôi
sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Nó chỉ mới được triển khai qua
hai năm học 2008-2009 và 2009-2010 ở hai tập thể lớp cuối cấp, do đó không
thể tránh khỏi sự thiếu sót hạn chế. Vậy kính mong quý đồng nghiệp và
HĐKH các cấp xem xét đánh giá bổ sung để việc triển khai đề tài này có thể
được nhân rộng và mang lại kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục hạnh kiểm cho học sinh trong Nhà trường THPT hiện nay.
Xin trân trọng cảm ơn!








Quế Sơn, tháng 4, năm 2010.



Người viết


Hoàng Xuân Tiến










Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn




X. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


- Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học
sinh trung học phổ thông ( theo quyết định số 40 ngày 5 tháng 10 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Nội qui học sinh của trường THPT Quế Sơn.
- Quy chế thi đua của Đoàn trường THPT Quế Sơn.
































Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn

XI. MỤC LỤC:



TT NỘI DUNG TRANG

1
Tên đề tài & đặt vấn đề 1

2
Cơ sở lí luận & thực tiễn 2

3
Nội dung nghiên cứu 3,4,5,6

4
Kết quả nghiên cứu 7

5

Kết luận 7,8

6
Đề nghị 9

7
Tài liệu tham khảo

10
8
Mục lục 11





















Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn

I.ĐỀ TÀI:

VẬN DỤNG THƠ CA CÁCH MẠNG ĐỂ LÀM PHONG PHÚ THÊM
MỘT SỐ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ DÂN TỘC
( Giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1946 )

II.ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường THPT,bên cạnh những kiến
thức của bộ môn, giáo viên cần sự hỗ trợ đắc lực về tri thức của các môn học
khác như: văn học, âm nhạc, hội họa, vv. Trong đó tri thức văn học có vai trò
hỗ trợ rất cần thiết cho giáo viên trong quá trình thực hiện thành công bài
giảng lịch sử. Bởi trong lịch sử nói chung và lịch sử nước ta nói riêng, giữa
lịch sử và văn học có mối quan hệ mật thiết gắn bó. Nhiều tác phẩm văn học
phản ánh lịch sử rất cụ thể và sâu sắc. C. Mác và P. Ăng-ghen đã nhiều lần
nêu lên ý nghĩa nhận thức của bộ tiểu thuyết " Tấn trò đời " của Ban-dắc.
Theo ý các ông thì đây là bộ bách khoa toàn thư về xã hội Pháp trong nửa đầu
thế kỉ XIX. P.Ăng-ghen viết: " Ban-dắc trong "Tấn trò đời" của mình đã trình
bày cho chúng ta một câu chuyện hiện thực tuyệt đẹp về xã hội Pháp khi ông
mô tả lại dưới hình thức một loại biên niên kí, theo sát từng năm một, từ năm
1816 đến năm 1848 - áp lực ngày càng tăng của giai cấp tư sản đang lên đối
với xã hội quí tộc Ban-dắc đã xây dựng câu chuyện về xã hội Pháp thành
một bức tranh đồ sộ và nhờ đó mà ngay về phương diện chi tiết, tôi cũng biết
được nhiều hơn là qua công trình nghiên cứu của tất cả các nhà chuyên môn-
sử gia, nhà triết học, nhà thống kê-của thời ấy cộng lại".

Trong lịch sử Việt Nam cũng có nhiều tác phẩm văn học có giá trị như
một tư liệu lịch sử, điển hình như bài " Nam quốc sơn hà" của Lý Thường
Kiệt, "Hịch tướng sĩ" của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, "Đại cáo bình
Ngô" của Nguyễn Trãi, "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chủ Tịch vv.Các tác
phẩm văn học đó góp phần làm sáng tỏ các sự kiện lịch sử, giúp cho chúng ta
hiểu sâu sắc hơn bản chất của từng thời kì lịch sử đã qua.
Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ. Văn thơ của các thời đại đã qua
là tư tưởng, là tình cảm, là niềm vui,là nỗi buồn,là sự yêu thương, là sự căm
hận là những gì thuộc về con người trong quá khứ. Thơ văn để lại cho
chúng ta cách nhìn,cách nghĩ, tiếng nói của quá khứ.
Vì vậy trong quá trình giảng dạy lịch sử nhất là phần lịch sử dân tộc,
giáo viên không thể không cần đến các tri thức của văn học. Việc sử dụng có
hiệu quả nguồn tri thức này không những góp phần làm cho bài giảng thêm
phong phú, sinh động mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả giáo dục về nhận
thức ,tình cảm tư tưởng cho học sinh. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi xin
được trình bày một khía cạnh nhỏ của việc vận dụng tư liệu văn học vào bài
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn
giảng lịch sử ở trường Trung học phổ thông đó là: Vận dụng thơ ca cách
mạng để làm phong phú thêm một số bài giảng lịch sử dân tộc giai đoạn từ
năm 1919 đến năm 1946.

III.CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Tư liệu văn học nói chung và thơ ca cách mạng nói riêng rất cần thiết
cho các bài giảng lịch sử dân tộc, bởi nhận thức lịch sử phải là sự kết hợp bổ
sung sâu sắc giữa cảm thụ và tư duy lí trí, giữa nhận thức cảm tính và nhận
thức lí tính. Nhiều khi chỉ bằng sự giảng giải phân tích có tính chất lí luận,
giáo viên khó có thể giúp học sinh hiểu được đầy đủ một vấn đề hay một sự

kiện lịch sử, trong trường hợp này rất cần sự hỗ trợ của tư liệu văn học.
Giai đoạn lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến năm 1946 là giai đoạn đấu
tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai để giành lại nền độc lập dân tộc và
quyền tự do dân chủ cho nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh
đạo. Phần lớn các nhà văn nhà thơ yêu nước trong giai đoạn này là những
chiến sĩ cách mạng tiên phong, là những nhân chứng của lịch sử.Vì vậy những
tác phẩm thơ văn do họ sáng tạo ra là tấm gương phản chiếu trung thành cuộc
đấu tranh sinh tử của nhân dân Việt Nam trên chặng đường đấu tranh đầy
gian khổ chông gai để đi tới chiến thắng. Do đó việc vận dụng các tác phẩm
hoặc đoạn trích thơ ca cách mạng trong giai đoạn này vào bài giảng lịch sử
chẳng những làm phong phú sinh động cho bài giảng mà còn giúp cho học
sinh nhận thức đúng bản chất của các sự kiện lịch sử, cảm thụ được cái hay
cái đẹp của lịch sử,từ đó mang lại hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của bộ
môn cao hơn.

IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Là một giáo viên lịch sử, trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc nhất
là giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam, bản thân tôi nhận thấy dung lượng kiến thức cần truyền đạt cho
người học rất lớn, trong đó có nhiều sự kiện, hiện tượng lịch sử mà học sinh
cần phải biết, phải hiểu, phải nhớ. Tuy nhiên nếu chỉ bằng cách trình bày lí
giải một cách đơn thuần thì bài giảng dễ bị khô cứng và học sinh cũng khó
nắm bắt được các vấn đề lịch sử. Ngược lại nếu giáo viên biết lồng ghép các
tư liệu thơ ca phản ánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử nói trên với việc trình
bày phân tích thì bài giảng sẽ phong phú sinh động hơn, đồng thời giúp cho
học sinh có thái độ nhìn nhận và đánh giá đúng hơn những vấn đề lịch sử
trong bài học.

V.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:


Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn
Trong giai đoạn lịch sử dân tộc từ năm 1919 đế năm 1946, có nhiều sự
kiện, hiện tượng lịch sử mà giáo viên có thể dùng thơ ca cách mạng minh họa
để cho học sinh có thể hiểu sâu sắc thêm . Sau đây tôi xin bày một số trường
hợp tiêu biểu:
Trong bài 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919
đến năm 1925:
Ở mục " Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt
Nam" khi giảng về tình cảnh của giai cấp nông dân Việt Nam, để học sinh
hiểu rõ hơn nông dân chính là nạn nhân trong cuộc khai thác lần hai của thực
dân Pháp như: bị tước đoạt ruộng đất, chịu sưu cao thuế nặng và chế độ lao
dịch nặng nề, đời sống bị bần cùng không có lối thoát, giáo viên có thể đọc
cho học sinh nghe đoạn thơ sau:
Rày sưu, mai thuế trưng cầu
Cầm con, cầm vợ, bán trâu, bán bò
Rượu ta nấu nó cho rượu lậu
Muối ta làm nó bảo muối gian
Ngày thêm những kẻ tham tàn
Cảnh binh hiếp chúng, phu đàng hiếp dân.
( Bài ca cách mạng )

Khi giảng về giai cấp công nhân Việt Nam, để cho học sinh thấy được
giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất thân từ nông dân và khi trở
thành công nhân họ lại bị đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, giáo viên
có thể minh họa cho học sinh hiểu qua một số câu thơ sau:
Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh chạy vào đất đỏ làm phu

Bán thân đổi lấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng
( Tố Hữu-" Ba mươi năm đời ta có Đảng")

Trong mục" Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số
người Việt Nam sống ở nước ngoài , khi giảng về tiếng bom Sa Diện, sau khi
trình bày ngắn gọn diễn biến của sự kiện này, để giáo dục cho học sinh về sự
hi sinh anh dũng quên mình của liệt sĩ Phạm Hồng Thái, giáo viên có thể đọc
cho học sinh nghe những câu thơ của Tố Hữu ca ngợi về cái chết của anh:
Sống chết được như anh
Thù giặc thương nước mình
Sống làm quả bom nổ
Chết như dòng nước xanh

Trong mục " Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm
1925 ", để lí giải cho học sinh hiểu sâu sắc hơn sự kiện Người đọc được bản
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn
Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của V.I.Lê nin vào tháng 6 năm 1920 và tác động của bản Sơ khảo này đối
với Người trong việc quyết định lựa chọn con đường cứu nước theo đường lối
Cách mạng vô sản, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe một đoạn thơ trích
trong bài" Người đi tìm hình của nước " của nhà thơ Chế Lan Viên:
Luận cương đến với Bác Hồ và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
Hạnh phúc là đây! Cơm áo đây rồi!

Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười

Sau khi đọc đoạn thơ trên, giáo viên lí giải thêm: Chính bản Sơ khảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
V.I.Lê nin đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc nhận ra được chân lí cứu nước đúng
đắn mà mình đã bôn ba tìm kiếm, đó là con đường cứu nước theo khuynh
hướng Cách mạng vô sản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản- một chính
đảng tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chính vì lẽ đó
mà tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại
thành phố Tua vào tháng 12 năm 1920 Người đã nhanh chóng bỏ phiếu gia
nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.

Trong bài 14 - Phong trào cách mạng 1930-1935:
Ở mục " Việt Nam trong những năm 1929-1933 ", để cho học sinh hình
dung được bức tranh của làng quê Việt Nam tiêu điều, xơ xác bởi hậu quả của
cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và đời sống của các tầng lớp nhân dân,
nhất là nông dân vô cùng khổ cực điêu đứng bởi chính sách sưu cao thuế nặng
và chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp, giáo viên có thể đọc cho học
sinh nghe một số câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi ! Nhớ những năm nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy.

Ở mục " Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao xô viết Nghệ -
Tĩnh ", để học sinh hiểu rõ hơn tính chất quyết liệt trong phong trào đấu tranh
cách mạng của quần chúng nhân dân ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, giáo
viên có thể kết hợp việc dùng lược đồ trình bày với việc lồng ghép đoạn thơ
phản ánh diễn biến của phong trào cách mạng như sau:

Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Hãy cùng nhau cương quyết một phen
Tổng này, xã nọ kết liên
Ta hò, ta hét, thét lên thử nào
Trên gió cả cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
Giữa thành một trận xông pha
Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng.
( Bài ca cách mạng )

Trong bài 16 - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng
Tám ( 1939 - 1945 ):
Ở mục " Nguyễn Aí Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội
nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ", để
học sinh nhớ được thời gian về nước của Bác sau 30 năm hoạt động cứu nước
ở nước ngoài và niềm vui khôn xiết của cán bộ, nhân dân ta khi hay tin Người
về nước, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe các câu thơ đầy xúc động của
nhà thơ Tố Hữu:
Ôi ! Sáng xuân nay xuân bốn mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ
Bác đã về đây tổ quốc ơi!

Nhớ thương hòn đất ấm hơi người
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi.

Trong mục " Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam dưới hai tầng áp bức
bóc lột Pháp - Nhật ", để cho học sinh hiểu sâu sắc hơn nạn đói khủng khiếp
mà bọn thực dân, phát xít Pháp - Nhật đã gây ra cho nhân dân ta vào cuối năm
1944 đầu 1945, giáo viên có thể lồng ghép việc cho học sinh xem bức tranh
miêu tả về nạn đói với việc trích đọc các câu thơ sau:
Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ địu con đấu thóc cầm hơi
Kiếp đời cơm vãi cơm vơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi
Những câu thơ trên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được nạn
đói khủng khiếp mà nhân dân ta phải hứng chịu mà còn lí giải được phần nào
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn
về nguyên nhân dẫn đến phong trào " Phá kho thóc của Nhật " diễn ra rầm rộ
ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ vào các tháng đầu năm 1945.

Trong bài 17 - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945
đến trước ngày 19-12-1946 :
Ở mục " Xây dựng chính quyền cách mạng ", trong quá trình trình bày
diễn biến và ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 6-1-1946, để cho
học sinh thấy rõ cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên thật sự là
ngày hội lớn của toàn thể dân tộc đã để lại kỉ niệm đẹp trong kí ức của nhiều
người dân khi lần đầu tiên trong cuộc đời được thể hiện quyền công dân của
mình, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe hai câu thơ của nhà thơ Xuân
Diệu:

Nhớ buổi ban đầu dân quốc ấy
Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên
Ở mục " Giải quyết nạn đói", khi trình bày về phong trào thi đua sản
xuất nhằm đẩy lùi nạn đói, để cho học sinh thấy được hưởng ứng lời kêu gọi "
Tăng gia sản xuất " của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một phong trào thi đua tăng
gia sản xuất dấy lên sôi nổi khắp cả nước dưới khẩu hiệu " Tấc đất tấc vàng !
", " Không một tấc đất bỏ hoang ! ", giáo viên có thể đọc minh họa cho học
sinh nghe những câu ca sau:
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

Ở mục " Giải quyết nạn dốt ", khi giảng về kết quả của phong trào "
Bình dân học vụ ": Trong vòng một năm, từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 9
năm 1946, trên toàn quốc đã tổ chức gần 76.000 lớp học, xóa mù chữ cho hơn
2,5 triệu người. Để giúp cho học sinh lí giải được nguyên nhân của kết quả
đạt được là bên cạnh truyền thống hiếu học của nhân dân ta còn một nhân tố
quan trọng khác góp phần mang lại kết quả cao cho phong trào xóa nạn mù
chữ đó là biện pháp tuyên truyền, vận động có hiệu quả của chính quyền cách
mạng các cấp. Họ sáng tác ra các câu vè để động viên khích lệ người đi học
hoặc dùng những câu thơ để giúp cho người học nhớ và viết được các con
chữ. Giáo viên có thể minh họa cho học sinh bằng những câu ca sau:
" Lấy chồng biết chữ là tiên
Lấy chồng không chữ là duyên con bò "

Hoặc " O tròn như quả trứng gà
Ô thì đội mũ, ơ thì mang râu "
Hay như " i, t giống móc cả hai
i có dấu chấm, t thì có ngang "

Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn

VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

Việc vận dụng thơ ca cách mạng vào trong bài giảng lịch sử dân tộc
giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1946, sau nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy
rằng:
Thơ ca cách mạng góp phần làm phong phú sinh động cho bài giảng
làm giảm bớt tính khô cứng của bộ môn do có quá nhiều sự kiện hiện tượng
lịch sử, nhờ vậy mà tạo ra được sự hứng thú cho học sinh trong giờ học. Đồng
thời thơ ca cách mạng góp phần làm tái hiện bức tranh lịch sử, làm sáng tỏ
thêm bản chất, ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử mà nếu
giáo viên chỉ dùng cách trình bày lí giải đơn thuần thì khó có thể diễn tả hết
được. Nhờ vậy mà qua bài giảng giáo viên có thể khắc sâu cho học sinh về
diễn biến của một thời đấu tranh cách mạng đã qua ; giúp cho các em không
những hiểu đúng và nhớ lâu hơn về các sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch
sử trong bài học mà còn lí giải được nguyên nhân, kết quả của một số phong
trào đấu tranh cách mạng. Chất lượng học tập của bộ môn nhờ thế mà được
nâng cao. Kết quả kiểm tra đánh giá hằng năm của bộ môn, số học sinh đạt
điểm trung bình trở lên luôn đạt tỉ lệ vào khoảng 80% đến 90%.
Mặt khác việc lồng ghép thơ ca cách mạng vào bài giảng lịch sử dân
tộc trong giai đoạn này còn góp phần mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn của
bộ môn về tư tưởng tình cảm cho học sinh. Những biểu tượng về các sự kiện,
nhân vật lịch sử được tái hiện thông qua sự phản ánh sinh động của thơ ca dễ
rung động trái tim người học góp phần bồi dưỡng cho các em về ước mơ lí
tưởng sống cao đẹp, ít nhiều tạo ra sự suy nghĩ trong các em về trách nhiệm
của thế hệ đi sau đối với quá khứ của dân tộc; đối với các thế hệ cha anh đã
ngã xuống vì tương lai tươi sáng của đất nước trong ngày hôm nay,từ đó có

những việc làm thiết thực trong cuộc sống hiện tại.

VII.KẾT LUẬN:

Việc vận dụng thơ ca cách mạng vào các bài giảng lịch sử dân tộc giai
đoạn 1919 đến 1946, không những mang lại sự phong phú cho bài giảng mà
còn tạo ra được biểu tượng sinh động về các sự kiện, hiện tượng và nhân vật
lịch sử giúp cho học sinh có thể hiểu và nắm vững được những kiến thức cơ
bản trong bài học. Mặt khác việc sử dụng thơ ca cách mạng vào bài giảng lịch
sử dân tộc trong giai đoạn này còn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của
bộ môn cho các em về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường bất
khuất của nhân dân ta; về lòng biết ơn với Đảng, với Bác Hồ cũng như các
anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cuộc đời mình cho nền độc lập tự do của dân tộc v
v. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi giàu ước mơ lí tưởng.
Những lời thơ, câu ca phản ảnh trung thực sinh động các sự kiện, nhân vật
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn
lịch sử đấu tranh cách mạng trong bài học có tác dụng thôi thúc các em noi
gương các thế hệ cha anh đi trước để trở thành những người có ích cho cuộc
sống hôm nay.
Tuy nhiên khi vận dụng thơ ca cách mạng vào bài giảng lịch sử dân tộc,
giáo viên cần lưu ý:
- Tùy theo mục đích,yêu cầu của mỗi bài giảng lịch sử cũng như từng
đối tượng học sinh mà giáo viên cần có sự chọn lọc và vận dụng thơ ca cho
phù hợp. Và khi sử dụng thơ ca cách mạng thì chỉ xem đây là một phần tri
thức để hỗ trợ cho bài giảng lịch sử để từ đó không biến giờ học sử thành giờ
học văn.
- Nên có sự kết hợp nhuần nhuyễn việc lồng ghép thơ ca cách mạng
với việc sử dụng các phương pháp khác như sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh

ảnh trực quan, tường thuật, miêu tả thì hiệu quả của bài giảng mới được cao
hơn.
- Cuối cùng nếu người giáo viên lịch sử có chất giọng tốt truyền cảm
thì việc vận dụng thơ ca cách mạng vào bài giảng lịch sử rất dễ dàng và sẽ
mang lại hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng rất lớn cho học sinh.


























Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn


VIII.ĐỀ NGHỊ:

Việc vận dụng tri thức lịch sử để giúp học sinh hiểu rõ hơn một số
thành tựu văn hóa và nhân vật lịch sử thời cổ đại trong chương trình sách giáo
khoa lịch sử 10 là đúc kết kinh nghiệm của bản thân tôi qua mười mấy năm
giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Tôi thấy nó không những làm cho
bài giảng được thêm phong phú sinh động mà còn góp phần nâng cao hiệu
quả giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn cho học sinh.Vì vậy,kính mong sự
góp ý bổ sung của Hội đồng khoa học và các anh chị đồng nghiệp trong Nhà
trường để việc thực thi đề tài này mang lại kết quả thiết thực.
Xin trân trọng cảm ơn !









Quế Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2012

Người viết





Hoàng Xuân Tiến












Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn



IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Phương pháp dạy-học lịch sử ở trường phổ thông- G.s Phan Ngọc
Liên - nxb Giáo dục 1976.
2. Một số vấn đề về phương pháp dạy học lịch sử và lịch sử thế giới-
Pts Trần Vĩnh Tường - ĐHSP Huế.
3. Một số vấn đề văn hóa thế giới cổ đại- Phạm Hồng Việt- nxb Thuận
Hóa và ĐHSP Huế 1993.

































Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013
Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn









X.MỤC LỤC:

































×