Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án: Vai trò của Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.34 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƢU THỊ BÍCH NGỌC

VAI TRỊ CỦA BAN AN NINH TRUNG ƢƠNG
CỤC MIỀN NAM TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1975

Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9 22 90 13

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2022


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS.NGUYỄN BÌNH BAN

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Đình Sỹ
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá Luận án cấp cơ sở tại
Học viện Khoa học xã hội
Vào hồi



phút, ngày

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam

tháng

năm 2022


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 21 năm (1954-1975) tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,
toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã chiến đấu bền bỉ, anh dũng, mưu trí, sáng tạo
với tinh thần “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”, vượt qua mọi khó khăn gian khổ,
chịu nhiều đau thương mất mát, đã đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược phi
nghĩa, làm sụp đổ bộ máy chiến tranh khổng lồ do đế quốc Mỹ dựng lên ở miền Nam
Việt Nam.
Trong thắng lợi vĩ đại đó có sự đóng góp to lớn của Cơng an nhân dân (CAND)
nói chung và Ban An ninh Trung ương Cục (BANTƯC) miền Nam nói riêng. Xuất
phát từ tình hình và yêu cầu đặc thù của cách mạng miền Nam sau năm 1954, Trung
ương Cục (TƯC) miền Nam quyết định thành lập Ban Bảo vệ an ninh Xứ ủy (sau đổi
thành BANTƯC miền Nam năm 1960), đây là một “tổ chức cách mạng đặc biệt”, có
chức năng, nhiệm vụ giúp TƯC lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác an ninh ở miền
Nam và xây dựng, chỉ đạo lực lượng ANMN tiến hành cuộc đấu tranh với các thế lực
phản cách mạng, tình báo, gián điệp, công an, cảnh sát, phản động của Mỹ và chính
quyền Sài Gịn ở miền Nam trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho

đến ngày toàn thắng 30-4-1975.
BANTƯC từ khi ra đời đã không ngừng phát triển lớn mạnh về lực lượng, xây
dựng bộ máy tổ chức hoàn chỉnh và đội ngũ cán bộ an ninh kiên cường bám trụ trên
khắp các mặt trận làm thất bại mọi âm mưu thâm độc và các chương trình, kế hoạch
chống phá cách mạng của các cơ quan tình báo, gián điệp Mỹ và chính quyền Sài Gịn.
BANTƯC đã trực tiếp chỉ đạo lực lượng ANMN khám phá nhiều vụ nội gián nguy
hiểm, bảo vệ nội bộ, bảo vệ Đảng, bảo vệ căn cứ và lực lượng cách mạng; phát động
quần chúng nhân dân tham gia phong trào “ngũ gia liên bảo”, “phòng gian bảo mật”;
cùng các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam liên tục tiến công địch, diệt ác, phá
kìm, từng bước đánh thắng các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải
phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Chiến tranh đã lùi xa hơn 45 năm, nhưng đến nay chưa có một cơng trình nghiên
cứu chuyên sâu, chuyên biệt một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống về vai trị, hoạt
động tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo của BANTƯC trong giai đoạn lịch sử oanh liệt này.
Nghiên cứu vấn đề này, còn nhiều khoảng trống, trước hết cần luận giải tại sao nhất
thiết phải có “một tổ chức trực tiếp lãnh đạo lực lượng an ninh miền Nam”, gánh vác
“sứ mệnh lịch sử” trực tiếp đương đầu, đấu tranh với các âm mưu, hoạt động, thủ đoạn


2
xảo quyệt của cơ quan tình báo, gián điệp Mỹ và chính quyền Sài Gịn? vị trí, vai trị
của BANTƯC trong việc tham mưu xây dựng và ban hành, từng bước bổ sung, hoàn
chỉnh đường lối đấu tranh chống phản cách mạng ở miền Nam và vai trò trực tiếp chỉ
đạo cơng tác ANMN; sự đóng góp về nhiều mặt của BANTƯC trong 15 năm tồn tại
và rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa với thực tiễn hiện nay.
Với ý nghĩa đó, Nghiên cứu sinh chọn đề tài “Vai trò của Ban An ninh Trung
ƣơng Cục miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Phân tích, làm sáng tỏ vai trị của BANTƯC từ năm

1960 đến năm 1975, đúc kết những kinh nghiệm phục vụ công tác xây dựng lực lượng
CAND hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, gồm những cơng
trình khoa học chung và những cơng trình khoa học CAND nghiên cứu về cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Phân tích tính tất yếu sự ra đời, phát triển về tổ chức, bộ máy của BANTƯC
miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975.
- Làm rõ vai trò của BANTƯC miền Nam trong công tác tham mưu, lãnh đạo,
chỉ đạo và tổ chức cuộc đấu tranh chống phản cách mạng, bảo vệ an ninh, trật tự ở
miền Nam từ tháng 7-1960 đến ngày 30-4-1975.
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong tham mưu, lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức công tác an ninh ở miền Nam của BANTƯC từ năm 1960 đến năm 1975;
đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của Ban An ninh Trung ương Cục trong
tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức cuộc đấu tranh chống phản cách mạng, bảo vệ
an ninh, trật tự ở miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung làm rõ sự cần thiết thành lập BANTƯC,
sự phát triển về tổ chức, bộ máy của BANTƯC miền Nam; làm rõ vai trò tham mưu và
lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện về mọi mặt cuộc đấu tranh chống phản cách mạng,
bảo vệ an ninh, trật tự ở miền Nam.
- Phạm vi về thời gian: từ tháng 7-1960 đến ngày 30-4-1975.


3
- Phạm vi về không gian: Địa bàn chỉ đạo và hoạt động của BANTƯC miền
Nam được quy định từ tỉnh Ninh Thuận đến Cà Mau (chiến trường B2).
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận,
phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhm trong đó sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng đặt đối tượng nghiên cứu là BANTƯC miền Nam trong mối liên hệ
của TƯC, của Bộ Công an và của Đảng, Nhà nước; sử dụng phương pháp duy
vật lịch sử đặt đối tượng nghiên cứu là BANTƯC miền Nam trong không gian,
thời gian và tiến trình, quy luật phát triển của BANTƯC miền Nam. Và quan
điểm, đường lối đấu tranh chống phản cách mạng của Đảng, bảo đảm an ninh,
trật tự trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chủ yếu là: phương pháp lịch sử
và phương pháp lơgic, kết hợp nhuần nhuyễn hai phương pháp đó trong suốt q trình
nghiên cứu luận án. Ngồi ra, luận án còn sử dụng, vận dụng các phương pháp khác
như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp
so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp
chuyên gia và một số phương pháp khác.
4.3. Nguồn tài liệu
Luận án chủ yếu sử dụng nguồn tư liệu, bao gồm:
- Một số tác phẩm của các nhà lãnh đạo tiền bối Việt Nam như Hồ Chí Minh, Lê
Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Trần Văn Giàu…
- Hệ thống Văn kiện Đảng toàn tập, từ tập 15 (1954) đến tập 36 (1975); hai cuốn
sách Văn kiện Đảng về chống Mỹ, cứu nước Tập I (1954-1965), Tập II (1966-1975);
hệ thống văn kiện Trung ương Cục miền Nam giai đoạn (1946-1975) từ tập 7 (19571960) đến tập 18 (1974-1975).
- Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đã được công bố như:
sách, bài báo, tạp chí, bài viết, luận án tiến sĩ trong và ngoài nước…
- Các tài liệu, văn bản Chỉ thị, Nghị quyết, báo cáo tổng kết… của lực lượng
CAND và BANTƯC miền Nam
5. Đóng góp của luận án
- Luận án đã hệ thống hóa và cung cấp nhiều tài liệu mới có liên quan đến
BANTƯC miền Nam giai đoạn 1954-1975, góp phần làm sáng tỏ hơn, phong phú



4
hơn, đầy đủ hơn nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan đến lịch sử cách mạng
Việt Nam, lịch sử Công an nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.
- Đã phân tích và làm sáng tỏ những yếu tố tác động và quá trình hình thành,
phát triển của BANTƯC miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,
góp phần bổ sung tư liệu lịch sử; làm sáng tỏ thêm về tính tất yếu khách quan quyết
định của Trung ương Đảng và TƯC miền Nam thành lập BANTƯC miền Nam trong
những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX và quá trình xây dựng tổ chức bộ máy và
chức năng nhiệm vụ của Ban An ninh Trung ương Cục từ năm 1960 đến năm 1975.
Trong đó tập trung làm rõ cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban An ninh Trung ương Cục từ
năm 1960 đến năm 1975 với 02 giai đoạn (1960-1965), (1965-1975). Ở mỗi giai đoạn
chỉ rõ sự phát triển của hệ thống tổ chức bộ máy; cơ cấu lực lượng và số lượng, chất
lượng đội ngũ cán bộ an ninh được bố trí và phát triển như thế nào nhằm đáp ứng yêu
cầu cách mạng miền Nam trong từng giai đoạn cách mạng.
- Luận án tập trung phân tích vai trị, chức năng của BANTƯC miền Nam trên
02 phương diện chủ yếu là: tham mưu đắc lực cho TƯC xây dựng, ban hành và từng
bước hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách, phương châm và các biện pháp
lớn về cơng tác an ninh miền Nam; đồng thời đóng vai trị là cơ quan đầu não trực tiếp
chỉ đạo, hướng dẫn công tác an ninh và xây dựng lực lượng ANMN trong suốt thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Đã tái hiện bức tranh toàn diện về cuộc đấu tranh chống phản cách mạng, bảo
vệ an ninh, trật tự ở miền Nam dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức, hướng dẫn của
BANTƯC từ năm 1960 đến năm 1975.
- Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án chỉ ra những đóng góp quan trọng của
Ban An ninh Trung ương Cục trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nói chung, nhất
là trong cuộc đấu tranh làm thất bại các loại hình chiến tranh gián điệp, tình báo, bình
định, chiêu hồi của Mỹ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam Việt Nam. Từ việc nhận
xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, luận án đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong
quá trình Ban An ninh Trung ương Cục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức cuộc đấu tranh chống

phản cách mạng, xây dựng lực lượng an ninh, bảo vệ an ninh, trật tự ở miền Nam từ năm
1960 đến năm 1975 và ý nghĩa vận dụng vào công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo
đảm trật tự, an tồn xã hội và xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung
của luận án gồm 5 chương, 12 tiết.


5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
(Gồm 15 trang, trình bày từ trang 08 đến trang 22 của luận án)
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và
chiến tranh Việt Nam
- Nghiên cứu luận giải nhiều vấn đề quan trọng, nêu bật những thành tựu và bài
học bổ ích từ cuộc chiến tranh cách mạng và kháng chiến chống Mỹ của lực lượng
Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng nhân dân Nam Bộ, đó là 02 cuốn sách của
Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: “Tổng kết cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước-Thắng lợi và bài học”, “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 19451975-Thắng lợi và bài học”, bộ sách 12 tập “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
1954-1975” do Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam chủ biên; cuốn sách “Lịch sử Nam Bộ
kháng chiến 1954-1975, Tập II” của Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ
kháng chiến của tác giả Trần Bạch Đằng.
- Một số luận án tiến sĩ lịch sử đã được bảo vệ thành cơng tiếp cận dưới góc độ
chun ngành lịch sử Đảng, có “Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách” ấp
chiến lược của Mỹ-ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961-1965)” của tác giả Trần Thị Thu
Hương; “Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chương trình bình định của Mỹ và
chính quyền Sài Gịn tại miền Đơng Nam Bộ từ năm 1961 đến 1965” của tác giả Trần
Như Cương… Và chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, có “Cuộc kháng chiến chống Mỹ,

cứu nước trong giai đoạn 1969-1972 - chống phá bình định nơng thơn ở Nam Bộ” của
tác giả Hà Minh Hồng; “Căn cứ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở cực Nam Trung Bộ
(1954-1975)” của tác giả Chu Đình Lộc.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về Công an nhân dân và An ninh miền Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
- Các cơng trình phản ánh sự phát triển, chiến đấu của lực lượng CAND và sự ra
đời, công tác, trưởng thành của lực lượng An ninh miền Nam, như: cuốn sách “Tổng
kết lịch sử Công an nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (19541975)” do Viện Lịch sử Công an chủ biên; Trung tướng, PGS.TS Đặng Xuân Loan chỉ
đạo biên soạn cuốn sách “Tổng kết lịch sử công tác Điệp báo an ninh miền Nam thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975”; Thiếu tướng Ngô Quang Nghĩa chủ
biên cuốn sách “An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ 1954-1975”; Thiếu tướng


6
Huỳnh Hữu Chiến chủ biên cuốn sách “Tổng kết lịch sử an ninh Khu IX thời kỳ chống
Mỹ, cứu nước (1954-1975)”; Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Bình Ban chủ biên cuốn
sách “Tổng kết lịch sử công tác An ninh vũ trang của lực lượng An ninh miền Nam
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975”…
- Các bài viết đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ, cấp Quốc gia… đã
tổng hợp, đánh giá về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vai trị của lực lượng
CAND (trong đó có lực lượng An ninh miền Nam), phải kể đến: bài viết “Đóng góp to
lớn của lực lượng Cơng an nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của
Đại tướng, GS.TS Trần Đại Quang; bài viết “Những đóng góp của lực lượng Cơng an
nhân dân trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” của Đại tướng,
GS.TS Tô Lâm; bài viết “Đảng lãnh đạo công tác An ninh ở miền Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc; bài viết “Sự ra
đời và phát triển của lực lượng An ninh miền Nam một tất yếu lịch sử của sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của PGS.TS Nguyễn Văn Nhật; bài viết “Cuộc đấu
trí, đấu lực với địch của lực lượng An ninh miền Nam góp phần quan trọng vào thắng
lợi trong trận quyết chiến chiến lược mùa Xuân 1975” của Thiếu tướng, PGS.TS

Nguyễn Bình Ban…
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu của nước ngoài về cuộc chiến tranh ở Việt Nam
Những cơng trình nghiên cứu như: cuốn sách “Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng
Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Tập 1” của tác giả Nell Sheehan; cuốn
sách“ Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của Robers
S.McNamara…
1.2. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình có liên quan và những nội dung
luận án cần tiếp tục tập trung nghiên cứu
1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình có liên quan đến đề tài luận án
Qua tổng quan tình hình về các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án trên đây, cho thấy:
- Về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, được nhiều các cơ quan, ban, ngành
và các học giả nghiên cứu, tìm hiểu dưới góc độ khác nhau từ kinh tế, văn hóa, ngoại
giao, an ninh, quốc phòng với cách tiếp cận từ nhiều chuyên ngành khoa học ở trong
nước và cả ngoài nước, gồm sách chuyên khảo, sách lịch sử, đề tài khoa học, các bài
viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc tạp chí khoa học, một số luận án tiến sĩ đã
được bảo vệ thành công. Tất cả các tư liệu, tài liệu đó là nguồn tài liệu chính thống, có
xuất xứ rõ ràng đã được xử lý qua nghiên cứu, ít nhiều cũng giúp Nghiên cứu sinh


7
tham khảo để có cái nhìn tổng thể trên nhiều lĩnh vực của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
của cuộc chiến tranh của Mỹ-ngụy ở miền Nam.
- Hệ thống các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân ta đã dựng lại bức tranh toàn cảnh, khá tồn diện về diễn biến, phản ánh
tính chất ác liệt, gay go của cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam với các cơ
quan đàn áp của Mỹ, chính quyền Sài Gịn ở miền Nam Việt Nam. Nhiều cơng trình
nghiên cứu đã nêu bật ý nghĩa thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử ở từng lĩnh vực, đối
tượng tiếp cận nghiên cứu.
- Các cơng trình khoa học chuyên biệt đã đề cập đến nhiều mặt hoạt động của lực

lượng CAND nói chung và lực lượng ANMN nói riêng trong thực hiện chức năng,
nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền
Nam. Song chỉ tập trung làm rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, TƯC,
cấp ủy Đảng các cấp ở miền Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT của lực lượng
an ninh ở miền Nam, hoặc làm rõ ở một số khía cạnh về hoạt động và vai trò của các
lực lượng ANMN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, như: vai trò và hoạt
động của lực lượng điệp báo, an ninh vũ trang, trinh sát vũ trang...
- Các cơng trình khoa học nghiên cứu của lực lượng CAND đã đề cập đến vai
trò, sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng đồn và lãnh đạo Bộ Cơng an đối với cuộc đấu tranh
bảo vệ ANTT ở miền Nam trên một số lĩnh vực. Chưa có cơng trình nào nghiên cứu
chun biệt, chuyên sâu về vai trò tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo và những đóng góp to
lớn của BANTƯC miền Nam trong tổ chức công tác ANMN, tổ chức cuộc đấu tranh
bảo vệ ANTT ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.
1.2.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (19541975) là khá đồ sộ, phong phú, đa dạng về nhiều loại hình nghiên cứu cũng như trên
nhiều lĩnh vực, mặt công tác, kể cả các công trình nghiên cứu chun khảo của ngành
Cơng an cũng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào trình bày một cách tồn diện và đánh
giá về vai trị, đóng góp quan trọng của BANTƯC miền Nam từ năm 1960 đến năm
1975. Do đó, đề tài luận án sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu vai trò của BANTƯC miền Nam từ năm 1960 đến năm
1975 khơng chỉ nhận biết rõ điều kiện, hồn cảnh lịch sử, tính tất yếu khách quan về sự
ra đời, tồn tại và phát triển của một tổ chức cách mạng, mang trọng trách lớn lao mà
Đảng giao phó - vừa xây dựng, phát triển tổ chức, bộ máy; vừa tham mưu, lãnh đạo,
chỉ đạo và tổ chức, hướng dẫn công tác đấu tranh chống phản cách mạng, bảo vệ an


8
ninh, trật tự ở miền Nam; dưới sự lãnh đạo trực tiếp, song trùng của TƯC và Đảng
đồn Bộ Cơng an. Tất cả những yếu tố đó chưa được một cơng trình nào luận giải một
cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện, do vậy, luận án sẽ tập trung giải quyết mục tiêu và

nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.
Thứ hai, phân tích nhận thức và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng về xây
dựng, tổ chức lực lượng vũ trang chuyên trách và đồng thời làm rõ vai trị chủ yếu của
BANTƯC trong cơng tác tham mưu và hoạt động trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
cuộc đấu tranh chống phản cách mạng ở miền Nam. Qua đó góp phần làm sáng tỏ và
khẳng định tính đúng đắn trong đường lối, nguyên tắc, phương châm, chính sách của
Đảng, TƯC, Bộ Cơng an về cơng tác ANMN; góp phần cung cấp luận cứ khoa học để
hoạch định những vấn đề có tính chiến lược trong cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT trong
tình hình mới.
Thứ ba, thơng qua những thành công, hạn chế trong xây dựng tổ chức bộ máy
ANMN và vai trò của BANTƯC về chỉ đạo, hướng dẫn công tác ANMN thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, hiểu thêm nghệ thuật đấu tranh chống phản cách mạng, nghệ
thuật chiến tranh nhân dân mang đặc thù của lực lượng CAND Việt Nam, rút ra những
vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, những vấn đề có tính quy luật và kinh nghiệm
quan trọng trong cơng tác xây dựng lực lượng CAND hiện nay.
Thứ tư, nghiên cứu chỉ ra và khẳng định đóng góp to lớn thông qua hoạt động,
công tác, chiến đấu của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ BANTƯC miền Nam và luận giải về
một tổ chức cách mạng cùng những nhân tố con người trong đó đã hồn thành nhiệm
vụ đặc thù do sứ mệnh lịch sử giao phó. Qua đó chú ý coi trọng bồi dưỡng, giáo dục
chính trị, tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ CAND
hiện nay và mai sau. Đây chính là vấn đề có giá trị lịch sử, tính nhân văn sâu sắc mà
luận án sẽ tập trung nghiên cứu.
Chƣơng 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BAN AN NINH
TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1975
(Gồm 33 trang, trình bày từ trang 23 đến trang 55 của luận án)
2.1. Sự cần thiết thành lập Ban An ninh Trung ƣơng Cục miền Nam
2.1.1. Đặc điểm cách mạng Việt Nam sau năm 1954
Hịa bình lập lại sau Hiệp định Genève (ngày 21-7-1954) công nhận độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Theo điều khoản của Hiệp

định, Việt Nam tạm thời chia cắt làm 02 miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền


9
Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tạm thời thuộc quyền kiểm sốt của chính
quyền Ngơ Đình Diệm, có sự tiếp sức của đế quốc Mỹ.
Ngày 13-6-1954, Mỹ đưa Ngơ Đình Diệm từ Mỹ về miền Nam; ngày 26-101955, Ngơ Đình Diệm tun bố thành lập chính quyền Việt Nam cộng hịa; ngày 4-31956, Ngơ Đình Diệm tổ chức tuyển cử, lập quốc hội bù nhìn Việt Nam cộng hịa,
phân chia lại các đơn vị hành chính, xúc tiến cải tổ các cơ quan đàn áp cũ của Pháp,
xây dựng bộ máy chính quyền và một lực lượng quân đội hoàn toàn thân Mỹ.
2.1.2. Yêu cầu khách quan thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam
Theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và TƯC miền Nam, lực lượng cách mạng
được bố trí lại, lực lượng Công an miền Nam đã kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ
chức, đại bộ phận cán bộ công an tập kết ra Bắc, số cán bộ công an ở lại rút vào hoạt
động bí mật và phục vụ nhiệm vụ mới của Đảng.
Tháng 10-1954, Hội nghị thành lập Xứ ủy Nam Bộ được tổ chức, đồng chí Lê
Duẩn, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng được cử làm Bí thư.
Đầu năm 1955, theo quyết định của Xứ ủy, Ban Địch tình Xứ ủy được thành lập, do
các đồng chí: Văn Viên, Xứ ủy viên làm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban: đồng chí
Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm, Hoàng Minh Đạo, Trần Quốc Hương. Ban Địch tình
Xứ ủy có nhiệm vụ xây dựng và chỉ đạo cơ sở điệp báo trong các cơ quan chính quyền
địch, xây dựng căn cứ, bảo vệ cấp ủy. Các khu ủy, tỉnh ủy, thành ủy ở miền Nam thành
lập Ban Địch tình trực thuộc do cấp ủy đảng tổ chức và lãnh đạo. Ban Địch tình Xứ ủy
đã trực tiếp tổ chức được nhiều lưới điệp báo theo 4 hệ: hệ chính trị, có 6 lưới do đồng
chí Mai Chí Thọ phụ trách; hệ phản gián, có 5 lưới do đồng chí Cao Đăng Chiếm phụ
trách; hệ chiến lược, có 10 lưới do đồng chí Trần Quốc Hương phụ trách; hệ qn sự,
có 6 lưới do đồng chí Hoàng Minh Đạo phụ trách.
Ngày 30-1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội
nghị lần thứ 15 (mở rộng, khóa II) tại Hà Nội. đã ra Nghị quyết xác định phương
hướng, nhiệm vụ cách mạng miền Nam. Tháng 7-1960, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ
Đảng, bảo vệ cách mạng, chủ động tấn công địch trong tình hình mới. Đồng chí

Nguyễn Văn Linh, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ ra Chỉ thị thành lập Ban Bảo vệ an ninh Xứ
ủy và Ban Bảo vệ an ninh các cấp. Chỉ thị nêu rõ: “Trước nay Đảng dựa vào quần
chúng, lấy quần chúng làm nền tảng để đấu tranh bảo vệ Đảng, điều đó rất đúng cần
phải tiếp tục. Đã đến lúc cần có một tổ chức chuyên trách đi sâu điều tra nghiên cứu,
giúp Đảng nắm tình hình để tổ chức tiến cơng địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng”.
Ban Bảo vệ an ninh Xứ ủy thành lập do đồng chí Phạm Thái Bường, Xứ ủy viên làm


10
Trưởng ban; đồng chí Cao Đăng Chiếm, Huỳnh Việt Thắng làm Ủy viên Ban. Lần
lượt Ban Bảo vệ an ninh các cấp được thành lập ở các khu, tỉnh, thành phố, huyện.
2.2. Sự phát triển về tổ chức bộ máy của Ban An ninh Trung ƣơng Cục
miền Nam
2.2.1. Tổ chức bộ máy Ban An ninh Trung ương Cục và hệ thống an ninh các
cấp ở miền Nam giai đoạn 1960-1965
Ngày 23-1-1961, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam lần thứ III (khóa III) đã quyết định giải thể cơ quan Xứ ủy Nam Bộ và thành lập
Trung ương Cục miền Nam, đồng chí Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), Ủy viên Trung
ương Đảng, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Bộ được cử làm Bí thư Trung ương Cục.
Đối với tổ chức của ngành An ninh, để phù hợp với hệ thống tổ chức mới của
TƯC, Ban An ninh Trung ương Cục là tên gọi mới trên cơ sở tổ chức bộ máy của Ban
Địch tình Xứ ủy Nam Bộ (từ tháng 1-1955 đến tháng 7-1960), Ban Bảo vệ an ninh Xứ
ủy Nam Bộ (từ tháng 7-1960 đến tháng 10-1961) được thành lập trước đó và được
củng cố thêm một bước về tổ chức, từng bước bố trí thành các bộ phận nghiệp vụ
chuyên sâu. Nhiệm vụ của BANTƯC là bảo vệ an toàn khu căn cứ, vùng giải phóng;
chống gián điệp; xây dựng cơ sở an ninh mật trong các khu, ấp chiến lược, vùng địch
kiểm sốt, diệt ác ơn; phối hợp cùng các lực lượng tại chỗ đánh địch lấn chiếm, làm
thất bại các biện pháp chiến lược và chiến thuật của địch; bảo vệ nội bộ; đào tạo cán bộ
cho ngành. Đồng thời, TƯC chủ trương giao tồn bộ hệ tình báo chiến lược, quân sự
cho tham mưu Quân giải phóng Miền và hệ tình báo chính trị, phản gián về BANTƯC.

Tháng 8-1962, Ban Thường vụ TƯC quyết định chỉ định Ban lãnh đạo
BANTƯC, gồm có: đồng chí Phan Văn Đáng, Phó Bí thư TƯC làm Trưởng ban; đồng
chí Cao Đăng Chiếm, Phó trưởng Ban; các ủy viên: đồng chí Huỳnh Việt Thắng, Lê
Văn Cịn, Huỳnh Anh, Thái Dỗn Mẫn. BANTƯC lập các bộ phận cơng tác chun
sâu (tiểu ban) trực thuộc: Văn phịng (bí danh B1); tiểu ban Bảo vệ chính trị (B2); tiểu
ban Điệp báo (B3); tiểu ban Bảo vệ nội bộ, cơ quan Cảnh vệ (B4); Trung đội bảo vệ vũ
trang (B5); Tổ cơ yếu, điện đài; Bộ phận sản xuất.
Từ năm 1961, Ban Bảo vệ an ninh các cấp lần lượt được thành lập: ngày 19-31961, thành lập Ban Bảo vệ an ninh khu Sài Gòn-Gia Định (T4); giữa năm 1961, Ban
Bảo vệ an ninh khu miền Đông Nam Bộ (T1) thành lập; tháng 1-1962, Ban Bảo vệ an
ninh khu IX (khu miền Tây Nam Bộ-T3) thành lập; giữa quý I năm 1962, Ban Bảo vệ an
ninh khu VIII (khu Trung Nam Bộ-T2) thành lập; cuối quý I năm 1962, Ban An ninh
Khu X (gồm các tỉnh Bình Long, Phước Long, Quảng Đức) thành lập; ngày 17-5-1962,


11
Ban Bảo vệ an ninh Khu VI thành lập; đầu năm 1962, Ban bảo vệ an ninh Khu V thành
lập. Theo đó, hệ thống an ninh từ tỉnh xuống các huyện, xã cũng được hình thành.
Cơng tác Đảng và phát triển đảng viên cũng được BANTƯC quan tâm và dần đi
vào nề nếp. Tháng 10-1962, Đại hội Đảng bộ BANTƯC nhiệm kỳ I tổ chức, đồng chí
Huỳnh Việt Thắng được bầu làm Bí thư Đảng ủy. Tháng 7-1963, tổ chức Đoàn thanh
niên cơ quan BANTƯC thành lập. Tháng 4-1964, Đại hội Đảng bộ BANTƯC nhiệm
kỳ II tổ chức, đồng chí Ngơ Quang Nghĩa được bầu làm Bí thư.
Từ năm 1963, BANTƯC thành lập thêm 02 bộ phận mới: tiểu ban Chấp pháp
trại giam và Trường An ninh Trung ương Cục miền Nam làm nhiệm vụ đào tạo, huấn
luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ an ninh các cấp cho an ninh miền Nam.
2.2.2. Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển đội ngũ cán bộ an ninh
đáp ứng yêu cầu cách mạng miền Nam giai đoạn 1965-1975
Đến cuối năm 1965, hệ thống tổ chức của ANMN đã hình thành từ TƯC đến các
khu, tỉnh, huyện và xã. Tổ chức bộ máy của BANTƯC và các khu, tỉnh hầu hết đều có
các bộ phận: Văn phịng, Bảo vệ chính trị, Điệp báo và An ninh đô thị, Bảo vệ căn cứ,

Chấp pháp trại giam, An ninh vũ trang và Bảo vệ trị an, Trường an ninh.
Tháng 7-1967, Đại hội Đảng bộ BANTƯC nhiệm kỳ III tổ chức, đồng chí Lê Văn
Cịn (Mười Thạnh) được bầu làm Bí thư. Tháng 12-1969, Đại hội Đảng bộ BANTƯC
nhiệm kỳ IV tổ chức, đồng chí Lê Văn Cịn (Mười Thạnh) được bầu làm Bí thư.
Tổ chức bộ máy của BANTƯC năm 1969:
+ Ban lãnh đạo: đồng chí Phạm Thái Bường làm Trưởng ban; các Phó Trưởng
ban: đồng chí Cao Đăng Chiếm, Lâm Văn Thê, Nguyễn Quang Việt; các ủy viên:
đồng chí Nguyễn Văn Cịn, Nguyễn Hồn, Huỳnh Việt Thắng, Nguyễn Tài, Thái
Dỗn Mẫn, Huỳnh Anh.
+ Các tiểu ban: (1) Văn phòng; (2) Tiểu ban Bảo vệ chính trị; (3) Tiểu ban Bảo
vệ nội bộ và Cảnh vệ; (4) Tiểu ban An ninh đô thị; (5) Tiểu ban An ninh vũ trang; (6)
Tiểu ban Chấp pháp - trại giam; (7) Tiểu ban Tuyên huấn; (8) Tiểu ban Chính trị (tổ
chức cán bộ, chính trị); (9) Nhà trường; (10) Tiểu ban Hậu cần.
Ngày 1-8-1970, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam
Việt Nam ra Nghị định số 112/NĐ về tổ chức, nhiệm vụ của Nha an ninh, đồng chí
Huỳnh Việt Thắng làm Giám đốc và đồng chí Hồ Văn Đại làm Phó Giám đốc Nha An
ninh. Song thực chất mọi cơng tác an ninh đều do BANTƯC chỉ đạo, điều hành.
Tháng 10-1972, Đảng bộ BANTƯC tiến hành Đại hội nhiệm kỳ V trên đất Bạn
Campuchia, đồng chí Ngơ Quang Nghĩa dược bầu làm Bí thư.


12
Sau Hiệp định Paris (tháng 1-1973), chính quyền cách mạng trực tiếp quản lý
vùng giải phóng rộng lớn, cơng tác bảo vệ trật tự - trị an xã hội được đặt ra cấp thiết.
BANTƯC quyết định thành lập Tiểu ban Trật tự - trị an do đồng chí Nguyễn Văn Còn
làm Trưởng Tiểu ban.
Từ căn cứ cách mạng, ngày 18-3-1975, Thường vụ TƯC quyết định tách Đảng
ủy BANTƯC thành hai Đảng ủy: Đảng ủy tiền phương chỉ định đồng chí Cao Đăng
Chiếm làm Bí thư; Đảng ủy hậu phương chỉ định đồng chí Lâm Văn Thê làm Bí thư.
11 giờ 30 phút, ngày 30-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh tồn thắng. Ngay sau

giải phóng, ngày 3-5-1975, Đảng ủy tiền phương và Đảng ủy hậu phương BANTƯC
miền Nam do đồng chí Lâm Văn Thê chủ trì đã họp thống nhất lại thành một Đảng ủy
chung làm nhiệm vụ tiếp quản các cơ quan của chính quyền Sài Gịn.
Tiểu kết Chƣơng 2
Ban An ninh Trung ương Cục và hệ thống tổ chức an ninh các cấp lần lượt
hình thành, trải qua 15 năm phát triển và trưởng thành là chặng đường vừa công tác
vừa chiến đấu và gắn liền với xây dựng lực lượng về mọi mặt, trưởng thành từ khơng
đến có, từ nhỏ đến lớn, từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở, từ đơn giản đến chính quy,
tinh nhuệ. Điều đó cho thấy, trong các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam,
Đảng ta sớm xác định xây dựng ngành An ninh có tầm quan trọng chiến lược, là lực
lượng nòng cốt làm nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ phong trào cách mạng, bảo vệ an
ninh, trật tự vùng giải phóng.
Chƣơng 3
BAN AN NINH TRUNG ƢƠNG CỤC THAM MƢU CHO TRUNG ƢƠNG
CỤC XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH CÁC CHỈ THỊ, NGHỊ QUYẾT VỀ CÔNG
TÁC AN NINH Ở MIỀN NAM (1960-1975)
(Gồm 26 trang, trình bày từ trang 56 đến trang 81 của luận án)
3.1. Tham mƣu Trung ƣơng Cục xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện đƣờng
lối, chủ trƣơng, chính sách, biện pháp đấu tranh chống phản cách mạng, bảo vệ
lực lƣợng cách mạng ở miền Nam
Trên cơ sở nắm tình hình địch và yêu cầu thực tế nhiệm vụ cách mạng miền
Nam lúc này, ngày 16-1-1962, BANTƯC tham mưu TƯC xây dựng và ban hành Chỉ
thị số 11/CTR “cần nắm vững tình hình tổ chức và hoạt động do thám gián điệp của
địch, đồng thời từng bước xây dựng bộ máy phản gián của ta”, xác định 05 đối tượng


13
cần đấu tranh: gián điệp; phản động; các tổ chức chính trị phản động; chính quyền Việt
Nam cộng hịa; một số chống đối Ngơ Đình Diệm.
Để khắc phục sơ hở, thiếu sót, cơng tác chống do thám gián điệp phải đúng với

lập trường quan điểm, đường lối của Đảng, ngày 30-5-1962, BANTƯC kịp thời tham
mưu TƯC ban hành Chỉ thị số 16-CTR “về chủ trương công tác chống do thám gián
điệp”, yêu cầu: “dựa vào quần chúng, Đảng lãnh đạo, chun mơn phụ trách”, “tích
cực bảo vệ mình, chủ động tấn công tiêu diệt trong tiến hành công tác”; công tác
chuyên môn thực hiện đúng nguyên tắc của Đảng là: “không buông lỏng kẻ gian,
không làm oan người tốt”, “diện bắt bớ, trừng trị càng hẹp càng có lợi” với chính sách
“trừng trị kết hợp với khoan hồng”.
Ngày 30-9-1963, tham mưu Thường vụ TƯC ra Chỉ thị số 69/CT “về nhiệm vụ,
phương châm, chính sách và đường lối cơng tác chống do thám gián điệp”, chỉ rõ
những mặt cơ bản về nhiệm vụ, phương châm, chính sách đấu tranh chống phản cách
mạng, nhất là đường lối của công tác an ninh miền Nam.
Xuất phát từ hình thức đấu tranh với địch không phân tuyến, phân vùng, vùng tađịch không ngăn cách. BANTƯC đã tham mưu TƯC ban hành nhiều chỉ thị vừa mang
tầm chiến lược vừa có giá trị trong đối sách, đặt ra việc sử dụng từng mặt công tác an
ninh đối với 3 vùng chiến lược, trong đó phải kể đến Chỉ thị 3/C, ngày 28-8-1964 “về
việc tăng cường cơng tác an ninh theo kịp tình hình và nhiệm vụ”, nhấn mạnh: tích cực
triển khai và nâng cao chất lượng các mặt công tác của ngành an ninh khắp 3 vùng...
Các cấp ủy Đảng và các cán bộ phụ trách ngành an ninh phải: nâng tư tưởng tấn công
địch một cách liên tục, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó
khăn. Hoặc tham mưu Thường vụ TƯC ra Chỉ thị ngày 15-12-1967 “về nhiệm vụ,
phương hướng công tác an ninh trong thời gian sắp tới”, nhấn mạnh: chấp hành đúng
đường lối chính sách của Đảng, nâng cao tư tưởng tích cực kiên quyết tấn công địch;
quán triệt phương châm 2 chân, 3 mũi kết hợp với lực lượng vũ trang, lực lượng chính
trị, binh vận tấn công đánh địch trên khắp 3 vùng.
Chủ động nắm bắt thời cơ, sớm đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi
cuối cùng, trên cơ sở đường lối, nguyên tắc đấu tranh chống phản cách mạng của Đảng
và Bộ Công an tổng kết công tác đấu tranh chống phản cách mạng và các nghị quyết,
chỉ thị đã ban hành của TƯC, ngày 27-3-1972, BANTƯC tham mưu Thường vụ TƯC
ban hành Nghị quyết số 165/TWC “về những vấn đề cơ bản của công tác an ninh
nhân dân”. Nghị quyết 165/TWC là văn kiện quan trọng của TƯC tổng kết quá trình



14
đấu tranh chống phản cách mạng ở miền Nam, rút ra những vấn đề cơ bản có tính lý
luận và thực tiễn chỉ đạo công tác an ninh.
3.2. Tham mƣu xây dựng và phát triển lực lƣợng an ninh miền Nam đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng
Do tính chất khắc nghiệt và đặc điểm đặc thù của cuộc đấu tranh giữa cách mạng
và phản cách mạng, BANTƯC đã tham mưu TƯC từng bước xây dựng lực lượng an
ninh từ khơng đến có, trong đó tập trung xây dựng các lực lượng nghiệp vụ điệp báo,
trinh sát vũ trang, an ninh vũ trang và an ninh xã, ấp.
Để có cơ sở giúp các cấp ủy đảng khu, tỉnh quan tâm hơn nữa đến xây dựng đội
ngũ cán bộ chuyên trách về công tác an ninh, trong Chỉ thị “Về đấu tranh chống gián
điệp và xây dựng tổ chức an ninh, bảo vệ của ta” do BANTƯC xây dựng và tham
mưu TƯC ban hành ngày 4-8-1961 đã nhấn mạnh: cần phải có tổ chức “an ninh, bảo
vệ” nắm vững chính sách của Đảng... việc xây dựng bộ máy “an ninh, bảo vệ” trở
thành một nhu cầu thực tế. TƯC yêu cầu: Bộ máy an ninh bảo vệ các cấp cần có đồng
chí cấp ủy phụ trách... là bộ phận chuyên môn của cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp lãnh đạo;
trong đó, lưu ý việc chọn lựa cán bộ an ninh các cấp phải hết sức thận trọng, theo tiêu
chuẩn tuyệt đối trung thành với Đảng, chiến đấu dũng cảm và liên tục; lý lịch trong
sạch; thành phần cơ bản…
BANTƯC tham mưu Thường vụ TƯC chỉ đạo các cấp ủy đảng trong công tác
xây dựng lực lượng an ninh các cấp được chặt chẽ, nêu rõ: “Bộ máy an ninh là cơng cụ
chun chính của giai cấp… các cấp cần chú ý kiện toàn, xây dựng gấp bộ máy an
ninh trong phạm vi trách nhiệm của mình”, “bộ máy phải gọn nhẹ, chú trọng chất
lượng, tỷ lệ làm công tác chuyên môn và chiến đấu cao hơn tỷ lệ phục vụ”, chống
khuynh hướng “tổ chức bộ máy rườm rà khơng có tác dụng thiết thực đánh địch…”.
An ninh là cơng cụ chun chính, là cơ quan quyền lực của giai cấp, do vậy, đồng chí
Bí thư hoặc Thường vụ cấp ủy làm Trưởng ban An ninh trở thành ngun tắc xun
suốt, nhất qn trong tồn bộ cơng tác xây dựng lực lượng an ninh ở miền Nam.
Đến tháng 2-1965, tổng số cán bộ, chiến sĩ an ninh trong tồn Miền là 1.495

đồng chí, trong đó: BANTƯC: 183 đồng chí; An ninh các khu: 142 đồng chí; An ninh
cấp tỉnh: 425 đồng chí; An ninh cấp huyện: 745 đồng chí. Đầu năm 1974, lực lượng
An ninh miền Nam tăng lên 13.122 người. Cũng kể từ năm 1959 đến 30-4-1975, Bộ
Công an chi viện cho An ninh miền Nam 11.038 cán bộ, trong đó có 1 đồng chí cấp
Thứ trưởng, 3 đồng chí Cục trưởng, 7 đồng chí Phó Cục trưởng, 2 Trưởng Ty, 23 Phó
trưởng Ty, 870 cán bộ lãnh đạo cấp phòng, cấp huyện, thị xã.


15
3.3. Tham mƣu xây dựng, củng cố và phát triển phong trào quần chúng bảo
vệ an ninh, trật tự trong khu căn cứ, vùng giải phóng
Ngày 27-11-1961, BANTƯC tham mưu Thường vụ TƯC ban hành Chỉ thị
(không số) “về việc bảo vệ cơ quan” chỉ rõ: “tổ chức cơ quan phải thật gọn, nhẹ và
phân tán ra không nên tập trung lại gần nhau”. Và đề xuất mỗi cơ quan đơn vị phải tổ
chức một bộ phận bảo vệ cơ quan theo nguyên tắc “thủ trưởng chịu trách nhiệm, chi bộ
thực hành, chun mơn hướng dẫn, đồng chí Bí thư chi bộ trực tiếp phụ trách cơng tác
phịng gian bảo mật cơ quan liên hệ chặt chẽ với cơ quan an ninh bảo vệ đồng cấp
trong công tác”. Dưới sự hướng dẫn của BANTƯC, đến năm 1964, Ban An ninh các
cấp đã phát động được hơn 60% số xã trong vùng giải phóng có phong trào quần
chúng “phịng gian bảo mật”, qua phong trào ý thức cảnh giác cách mạng của quần
chúng được nâng cao.
Bước vào giai đoạn 1965-1973, BANTƯC tham mưu TƯC ban hành Chỉ thị
ngày 1-6-1965 “Tăng cường bảo mật phịng gian, tích cực và chủ động trấn áp do
thám gián điệp và phản động”; Chỉ thị số 08-CTNT “về phát động phòng gian bảo
mật, bảo vệ nhân dân, bảo vệ cơ quan, bảo vệ tài liệu” ngày 10-4-1968, chỉ rõ cần
“phát động một phong trào phòng gian bảo mật trong chi bộ Đảng, trong đoàn thanh
niên, trong cơ quan đơn vị kết hợp chặt chẽ với phát động phong trào bảo mật phịng
gian thường xun ngồi quần chúng”, “Bảo mật phòng gian là một trong những nội
dung mà các cuộc sinh hoạt chi bộ, của cơ quan, đơn vị, các tổ chức quần chúng đều
phải được kiểm điểm”, nắm vững nguyên tắc “Ban chỉ huy cơ quan, đơn vị phụ trách,

chi bộ Đảng lãnh đạo, cơ quan An ninh có trách nhiệm hướng dẫn về chun mơn”.
Kết quả: trong phát động quần chúng nhân dân phá ấp chiến lược năm 1963, đã
phá được 2.895 ấp chiến lược trong số 6.164 ấp mà địch lập ra, phá thế kìm kẹp, giành
quyền làm chủ ở 12.000 thơn, giải phóng 5/14 triệu dân, hàng nghìn ấp chiến lược biến
thành làng chiến đấu của ta. Trong 2 năm 1969-1970, lực lượng an ninh miền Nam
phát động phong trào quần chúng nâng cao cảnh giác đối phó với âm mưu “tình báo
đại chúng”, chiến tranh tâm lý, chiêu hồi của địch, được quần chúng nhân dân cung
cấp tin tức đã bắt diệt 1.873 tên tình báo gián điệp, phản động các loại. Từ cuối năm
1973 đầu năm 1975, phong trào quần chúng phịng gian bảo mật, bảo vệ vùng căn cứ,
giải phóng phát triển mạnh mẽ toàn miền Nam.
Tiểu kết Chƣơng 3
Trên cơ sở nắm vững quan điểm, nguyên tắc, phương châm, biện pháp đấu tranh
chống phản cách mạng của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, BANTƯC từng bước nhận


16
thức, đề xuất TƯC xây dựng và ban hành hệ thống quan điểm, đường lối, chủ trương
và tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo đối với công tác ANMN.
Chủ động tham mưu TƯC xây dựng lực lượng ANMN theo quan điểm CAND
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cử một đồng chí Thường vụ cấp ủy phụ trách, thành lập
các đơn vị nghiệp vụ, tuyển chọn những người có phẩm chất chính trị, năng lực kinh
nghiệm thực tiễn và cùng với đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an miền Bắc chi viện trở
thành một lực lượng vũ trang cách mạng. Tham mưu tổ chức và xây dựng phong trào
diệt ác trừ gian, phong gian bảo mật sâu, rộng, hiệu quả, sôi nổi khắp miền Nam.
Chƣơng 4
BAN AN NINH TRUNG ƢƠNG CỤC TRỰC TIẾP CHỈ ĐẠO
VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC AN NINH MIỀN NAM (1960-1975)
(Gồm 41 trang, trình bày từ trang 82 đến trang 122 của luận án)
4.1. Tổ chức lực lƣợng an ninh tồn Miền “chủ động tấn cơng địch, tích cực
bảo vệ mình” trên cả 3 vùng chiến lƣợc

4.1.1. Công tác điệp báo và an ninh đô thị
Khi mới thành lập, BANTƯC đã chú trọng công tác nghiên cứu, tổng hợp tình
hình địch - ta để kịp thời tham mưu xây dựng và ban hành đường lối đấu tranh, đề ra
đối sách, biện pháp phù hợp, hướng dẫn An ninh các khu, tỉnh triển khai các mặt công
tác nghiệp vụ bảo vệ chính trị, bảo vệ nội bộ. BANTƯC triển khai công tác thông tin
một chiều, thống nhất quy ước liên lạc giữa Bộ Công an với BANTƯC và giữa
BANTƯC với Ban An ninh các khu, tỉnh và 05 trung tâm tình báo của Bộ Cơng an,
hình thành mạng lưới thông tin liên lạc vô tuyến điện hai chiều. Đến năm 1963, mạng
lưới thông tin liên lạc được mở rộng tới an ninh các tỉnh miền Nam từ Quảng Trị đến
Cà Mau. Cùng năm 1963, BANTƯC liên tiếp ra các Chỉ thị số 521, 532, 533 về công
tác điệp báo, chỉ đạo lực lượng điệp báo các khu, tỉnh tăng cường thu thập tin tức,
nghiên cứu sâu âm mưu, tổ chức, thủ đoạn hoạt động, mục tiêu chống phá cách mạng
của địch.
Song song với việc kiện toàn bộ máy tổ chức điệp báo, BANTƯC chỉ đạo lực
lượng điệp báo tồn Miền tăng cường xây dựng cơ sở bí mật; xây dựng các lưới điệp
báo đi sâu tiếp cận các nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gịn, tình báo, cảnh sát…
Từ năm 1969 trở đi, địch đẩy mạnh triển khai kế hoạch Phượng Hồng với âm
mưu “tình báo đại chúng” từ trung ương xuống tận nông thôn, xã, ấp. Đối phó thủ
đoạn của địch, ngày 30-11-1972 BANTƯC ra Chỉ thị số 09/CTAN-ĐB những vấn đề
cơ bản về tổ chức và hoạt động của điệp báo trong ngành An ninh nhân dân miền


17
Nam, làm cơ sở lý luận, định hướng cho thực tiễn chiến đấu và xây dựng lực lượng
điệp báo trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, nhấn mạnh: “điệp báo mang đầy
đủ tính chất của ngành an ninh. Nhưng điệp báo hoạt động trong lịng địch nên cịn có
tính chất gay go, ác liệt, nguy hiểm và lâu dài”; xác định rõ nguyên tắc tổ chức, hoạt
động và phương châm cơng tác của điệp báo là: “tuyệt đối bí mật, chủ động, chắc
chắn, táo bạo, linh hoạt”.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng Trung ương Đảng, Bộ Chính trị giao cho

lực lượng tình báo và điệp báo BANTƯC trong năm 1974-1975 là cần sớm giải đáp
được câu hỏi liệu Mỹ có đưa quân trở lại Việt Nam để cứu nguy cho chính quyền Sài
Gịn hay khơng? Và chỉ một thời gian ngắn, điệp báo An ninh Sài Gòn-Gia Định đã
thu thập được thơng tin tình báo quan trọng khẳng định Mỹ khơng có khả năng đưa
qn trở lại Việt Nam. Tin tức trên được báo cáo kịp thời lên Bộ Chính trị, TƯC, giúp
Trung ương Đảng và Bộ Chính trị có thêm cơ sở để đề ra quyết tâm chiến lược giải
phóng miền Nam trong năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
4.1.2. Cơng tác trinh sát vũ trang diệt ác, trừ gian
Một trong những nhiệm vụ mà BANTƯC hướng dẫn Ban an ninh các khu là vừa
xây dựng lực lượng vừa đẩy mạnh các hoạt động diệt ác, trừ gian, phá đồn, phá ấp
chiến lược. BANTƯC chỉ đạo và hướng dẫn lực lượng trinh sát vũ trang an ninh miền
Nam áp sát đô thị, thực hiện các trận đánh vào mục tiêu, đối tượng trọng điểm, tổ chức
nhiều trận đánh táo bạo vào tận hang ổ của địch, như ngày 1-6-1966, diệt trừ Nguyễn
Xuân Chữ, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh tâm lý ngay giữa trung tâm Sài Gòn; ngày 7-121966 diệt trừ Trần Văn Văn, Chủ tịch quốc hội giữa ban ngày...
Thực hiện chiến dịch Mậu Thân 1968, BANTƯC chỉ đạo lực lượng trinh sát vũ
trang toàn Miền với phương châm “đánh sâu, đánh hiểm, đánh trúng đối tượng”, tiêu
diệt, trừ khử những phần tử đầu sỏ ác ôn, các loại đối tượng tình báo, gián điệp, an
ninh, cảnh sát đặc biệt, tâm lý chiến của Mỹ và chính quyền Sài Gịn. Ngày 15-101969, BANTƯC ra Chỉ thị số 28/CT hướng dẫn tổ chức xây dựng, hoạt động chiến
đấu của lực lượng trinh sát vũ trang; chủ động triển khai lực lượng chiến đấu đúng với
tinh thần Chỉ thị 28/CT, lực lượng trinh sát vũ trang miền Nam đã tổ chức các trận
đánh táo bạo, thành công lớn. Lực lượng trinh sát vũ trang nội đơ Sài Gịn-Gia Định đã
tổ chức ám sát Thiếu tướng Nguyễn Văn Kiểm, Tư lệnh trưởng Biệt bộ Phủ Tổng
thống, phụ trách Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo Sài Gòn (ngày 1-2-1969); tổ chức
ám sát Thủ tướng Trần Văn Hương (ngày 5-3-1969); tổ chức đặt mìn ám sát Trần
Quốc Bửu, Chủ tịch liên đồn lao cơng, cộng tác đắc lực của CIA (tháng 9-1971); diệt


18
Nguyễn Văn Bông, Chủ tịch Phong trào quốc gia cấp tiến, Giám đốc Học viện hành
chính quốc gia (ngày 10-11-1971) và nhiều trận đánh trực tiếp vào Tổng Nha Cảnh sát

Sài Gòn, vào lực lượng cảnh sát dã chiến... Lực lượng trinh sát vũ trang phối hợp với
lực lượng điệp báo các khu, tỉnh miền Tây Nam Bộ, Trung Nam Bộ, khu VI tiến công
vào tận hang ổ của địch, bóc gỡ nhiều mạng lưới tình báo, gián điệp…
4.1.3. Cơng tác đấu tranh chống gián điệp, nội gián bảo vệ cơ quan, bảo vệ nội
bộ lực lượng cách mạng
BANTƯC chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức lực lượng bảo vệ chính trị (lực lượng
nịng cốt, trực tiếp đấu tranh chống gián điệp, nội gián) từ BANTƯC đến các khu, tỉnh,
huyện; chú trọng cơng tác bóc gỡ mạng lưới gián điệp hoạt động ở khu vực “vành đai”
và vùng giải phóng, trong đó tập trung phát hiện, bóc gỡ đầu mối nội gián. Từ năm
1961 đến năm 1965, lực lượng ANMN đã phát hiện và khám phá 220 vụ nội gián.
Bước vào giai đoạn 1965-1969, TƯC đề ra chủ trương tổng quát về công tác an
ninh: triển khai sâu rộng công tác an ninh ở cả ba vùng chiến lược, phục vụ phá bình
định, chuẩn bị điều kiện và lực lượng phục vụ các cuộc tổng tiến cơng lớn. Theo đó,
BANTƯC đề xuất TƯC điều động nhiều đồng chí lãnh đạo BANTƯC có kinh nghiệm
thực tiễn và cán bộ cốt cán tăng cường cho những địa bàn trọng điểm để trực tiếp chỉ
đạo công tác đấu tranh chống gián điệp, nội gián. Trong 03 năm 1965-1967, trên địa
bàn các tỉnh Nam Bộ, khám phá 712 vụ nội gián.
Từ năm 1970, thế và lực của cách mạng có bước phát triển nhảy vọt, BANTƯC
chỉ đạo, hướng dẫn Ban An ninh các khu, tỉnh tập trung vào nhiệm vụ phát hiện, truy
bắt, trừng trị những đầu mối gián điệp cài vào nội bộ cách mạng sau Mậu Thân; thẩm
tra, bóc gỡ các đầu mối nội gián ở vùng giải phóng; triển khai mạnh công tác đấu tranh
với phương thức cài gián điệp bằng con đường tù, hàng binh, lạc ngũ, mất liên lạc.
Trong năm 1970, lực lượng ANMN đã khám phá 496 vụ nội gián, trong đó có 376 vụ
ở cấp ấp, xã; đấu tranh có hiệu quả với những chương trình, kế hoạch nội gián của
địch, như: cài cắm tay chân vào Chính phủ liên hiệp, trà trộn trong hàng ngũ cán bộ và
quân đội trở về miền Bắc, nắm lực lượng thứ ba, giới trí thức, sinh viên, tơn giáo với
mục đích chuẩn bị sẵn những điều kiện làm “con bài chính trị” để thâm nhập vào nội
bộ cách mạng hoặc xây dựng các kế hoạch: “Bảo Quốc”, “Lam Sơn”, “Hải Triều” với
các tình báo viên nội tuyến nguy hiểm đánh vào nội bộ cách mạng.
4.1.4. Công tác an ninh vũ trang bảo vệ căn cứ, bảo vệ lãnh đạo

Đầu năm 1961, căn cứ TƯC đóng tại Mã Đà (Đồng Nai) thuộc chiến khu D, đến
tháng 10/1961, chuyển về căn cứ Dương Minh Châu đóng tại Núi Đất thuộc huyện Tân


19
Biên (Tây Ninh) cùng các cơ quan của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. Đây là
vùng căn cứ đã được BANTƯC tham mưu cho TƯC lựa chọn và trù liệu từ năm 1957.
Tại căn cứ gồm có: các cơ quan TƯC, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, địa điểm
02 cơ quan này được ngăn cách bí mật và ở xa căn cứ các ban, ngành.
Về bố trí lực lượng bảo vệ: Đại đội 260 là đơn vị an ninh vũ trang BANTƯC
phiên chế thành 03 đại đội mang phiên hiệu C260.1, C260.2, C260.3 làm nhiệm vụ
bảo vệ căn cứ TƯC và một Trung đội làm nhiệm vụ bảo vệ tiếp cận các đồng chí lãnh
đạo TƯC.
Về phương án bảo vệ: BANTƯC lập phương án bố trí lực lượng theo 3 vòng
bảo vệ, 2 vòng chướng ngại vật đảm bảo an toàn cho khu căn cứ, đồng thời chống
được chiến xa và các cuộc hành quân, đổ bộ bằng đường không của địch.
Trong suốt cuộc kháng chiến, lực lượng an ninh vũ trang bảo vệ căn cứ dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của BANTƯC đã kiên trì, bền bỉ xây cất được 1.350 căn nhà ở và
làm việc; 1.650 căn hầm kiên cố; đào trên 100 giếng nước; mở 200km đường rừng;
đào hơn 1.000 đường giao thông hào; hàng trăm công sự chiến đấu; làm 10 cây cầu;
vót, cắm 2 triệu mũi chơng le; trồng hơn 1.000 cây xanh các loại và 500 cọc chống
trực thăng đổ chụp.
Còn đối với lực lượng an ninh vũ trang bảo vệ tiếp cận của BANTƯC, từ năm
1960 - 1975, đã phối hợp với lực lượng an ninh vũ trang bảo vệ căn cứ bảo vệ truyệt
đối an toàn hàng trăm cuộc hội nghị; trực tiếp đưa đón các đồng chí lãnh đạo TƯC từ
nơi làm việc đến cơ quan TƯC 590 lần; bảo vệ các đồng chí lãnh đạo đi công tác
đường xa 1.277 chuyến; bảo vệ cấp ủy di chuyển căn cứ 33 lần. Đồng thời tổ chức
bảo vệ hành lang biên giới; vận chuyển an toàn hàng ngàn tấn vũ khí, lương thực,
thuốc men cho khu căn cứ.
Ngồi cơng tác bảo vệ các đồng chí lãnh đạo, thực hiện sự chỉ đạo của

BANTƯC, lực lượng an ninh vũ trang bảo vệ tiếp cận còn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ
tiếp cận các phái đoàn nhà báo nước ngoài sang trực tiếp đưa tin, quay phim, tiếp xúc
với nhân dân miền Nam tại chiến trường, thậm chí vào các tuyến lửa Củ Chi, Sài Gịn Gia Định..., trong đó có các đồn Cu Ba, Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô, Pháp...
4.2. Tổ chức công tác huấn luyện, bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ an ninh
miền Nam
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả các lớp bồi dưỡng phục vụ nhiệm vụ ở
chiến trường, tháng 6-1961, lần đầu tiên BANTƯC mở lớp huấn luyện, bồi dưỡng lý
luận, nghiệp vụ cho cán bộ an ninh cấp tỉnh, huyện thuộc tỉnh Tây Ninh và khu Sài
Gịn-Gia Định; tiếp đó, tháng 8-1961 lớp bồi dưỡng thứ hai mở với khoảng 60 cán bộ
an ninh của các tỉnh thuộc khu miền Đông và khu Sài Gòn-Gia Định tham dự học tập.
Ngày 9-10-1963, BANTƯC quyết định thành lập Trường An ninh Trung ương
Cục miền Nam với nhiệm vụ bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo các


20
cấp khu, tỉnh, huyện và đào tạo cán bộ an ninh phục vụ yêu cầu chiến đấu của chiến
trường toàn miền Nam. Ngay trong tháng 12-1963, khóa học đầu tiên được khai giảng,
với số lượng 60 học viên tham gia.
Trong hai năm 1963-1964 đã đào tạo và bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ an ninh
khu, tỉnh, huyện phục vụ kịp thời cho việc phát triển mạng lưới an ninh các cấp ở miền
Nam. Nhà trường đã tóm tắt từng loại công tác nghiệp vụ in thành “Sổ tay An ninh”
làm cẩm nang công tác vận dụng vào công tác an ninh. Căn cứ thực tế trên chiến
trường miền Nam, Trường nhanh chóng định hướng nội dung và chương trình giảng
dạy theo phương châm “cần gì học nấy, làm gì học nấy, ngắn gọn chất lượng cao, đảm
bảo yêu cầu chiến trường đòi hỏi”. Trong năm 1965, đã đào tạo được 04 khóa cho
hàng trăm cán bộ an ninh các cấp với sáu chuyên ngành: điệp báo, an ninh điều tra,
trinh sát, bảo vệ chính trị, bổ túc các cán bộ chỉ đạo khu, tỉnh, khoa tổng hợp bảo vệ
quân đội và bảo vệ nội bộ; đồng thời mở các lớp bồi dưỡng bổ túc văn hóa cho cán bộ
ANMN.
Chủ động triển khai các mặt công tác an ninh trên ba vùng chiến lược, tháng 31966, BANTƯC thành lập 3 tổ biên soạn tài liệu công tác an ninh trên 3 vùng chiến

lược, đó là: an ninh vùng giải phóng; an ninh vùng nông thôn, vùng ven; an ninh ở đô
thị. Tài liệu hoàn thành đã trở thành cuốn “cẩm nang” được phổ biến và hướng dẫn
cho Ban An ninh các cấp khu, tỉnh, thành, huyện, xã thực hiện công tác an ninh trên ba
vùng chiến lược. Đồng thời trở thành tài liệu đào tạo cho học viên các khóa học về sau.
Từ năm 1963 đến năm 1967, đào tạo, huấn luyện tại Trường được 3.958 cán bộ
an ninh; đào tạo, huấn luyện tại Ban An ninh các khu, tỉnh, thành, huyện được 17.502
lượt cán bộ, chiến sĩ an ninh. Năm 1969, Trường đã mở được 05 lớp tập huấn cho các
đồng chí lãnh đạo cốt cán của an ninh Trung ương Cục, khu, tỉnh, huyện. Cuối năm
1970, Trường cử cán bộ sang giúp Campuchia mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán
bộ Công an cho Bạn. Từ năm 1971 đến cuối năm 1974 Trường đã tập huấn, đào tạo,
bồi dưỡng cho 650 lượt cán bộ khu, tỉnh; phối hợp giúp các khu, tỉnh, huyện mở các
lớp đào tạo, bồi dưỡng ngay tại địa bàn cho 15.436 lượt cán bộ an ninh cơ sở.
Như vậy, với thời gian thực tế 11 năm đào tạo, huấn luyện, BANTƯC đã chỉ đạo
Trường An ninh Trung ương Cục tổ chức được 70 khóa học, đào tạo, bồi dưỡng trên
5.000 học viên là cán bộ an ninh cốt cán cấp khu, tỉnh, huyện; biên soạn 560 tài liệu
các loại.
4.3. Phối kết hợp với lực lƣợng vũ trang cách mạng, trực tiếp đánh địch,
chống càn bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến
Chủ động công tác tấn công địch, BANTƯC phân công lực lượng an ninh vũ
trang của BANTƯC và An ninh các khu làm nòng cốt phối hợp với lực lượng vũ trang
cách mạng bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo, đồng
thời trực tiếp chiến đấu với các cuộc tấn công càn quét của địch.


21
Ngày 25-1-1960, cùng với phong trào đồng khởi của nhân dân miền Nam, lực
lượng bảo vệ Xứ ủy Nam Bộ do các đồng chí Lê Thanh, Tám Xuyến, Mai Chí Thọ chỉ
huy phối hợp với lực lượng vũ trang miền Đông tổ chức đánh địch tại cứ điểm quân sự
Tua Hai, giành thắng lợi.
Ngày 14-9-1966, lực lượng an ninh vũ trang bảo vệ căn cứ BANTƯC phối hợp

với Trung đoàn 16 chủ lực quân giải phóng đánh tan cuộc hành quân Áttơnborơ đánh
vào chiến khu Dương Minh Châu, huyện Tân Biên (Tây Ninh) căn cứ của TƯC. Lực
lượng phối hợp đánh bật 12 đợt tấn cơng, diệt 2 tiểu đồn Mỹ, làm thiệt hại 2 tiểu đồn
qn đội Sài Gịn, bắn rơi 7 máy bay địch, bảo vệ an toàn cho cán bộ và cơ quan lãnh đạo.
Điển hình, từ ngày 22-2 đến ngày 16-4-1967, lực lượng an ninh vũ trang
BANTƯC (Đoàn 180) phối hợp với các lực lượng đẩy lùi cuộc hành quân lớn mang
tên Gianxơnxity đánh vào chiến khu Dương Minh Châu, huyện Tân Biên (Tây Ninh)
căn cứ của TƯC. Trong cuộc chiến đấu này, riêng lực lượng an ninh vũ trang
BANTƯC tiêu diệt 350 tên địch, nổ mìn và bắn cháy 35 xe tăng, phá hủy 5 máy bay.
Các chiến sĩ an ninh vũ trang của BANTƯC đã chiến đấu với tinh thần “Sống anh
dũng, chết vẻ vang”, có 280 chiến sĩ anh dũng hy sinh.
Ngày 3-9-1968, lực lượng an ninh vũ trang BANTƯC (Đoàn 180) phối hợp với
Sư đồn 9 qn chủ lực miền Đơng Nam Bộ dùng chiến thuật “bao vây, khuấy nhão,
rút cùi” đánh cứ điểm biệt kích Thiện Ngơn (Tây Ninh) - đây là tiểu đồn biệt kích
tinh nhuệ, được đào tạo huấn luyện bài bản, trang bị vũ khí hiện đại, có khả năng hoạt
động tốt vùng rừng núi của địch.
Ngày 13-5-1974, được sự chỉ đạo của BANTƯC, Đoàn 180 gồm các đơn vị
Cl, C3, C4, B5 đã khám phá tổ chức phản động mang tên “Đầu trắng” do CIA chỉ
huy, bắt 5 đối tượng chỉ huy và 56 đối tượng khác, thu 2 máy vô tuyến điện, 21 khẩu
súng và một số tài liệu quan trọng.
Ngày 23-3-1975, dưới sự chỉ đạo của BANTƯC, Tiểu đoàn 2 - lực lượng an
ninh vũ trang BANTƯC phối hợp với lực lượng quân sự Tân Biên chủ động tấn công
đánh Chi khu quân sự Mỏ Công của địch. Chiến thắng Mỏ Công, mở ra cửa ngõ cho
đại bộ phận cơ quan TƯC tiến về trung tâm Sài Gịn, chỉ đạo cuộc Tổng tiến cơng
mùa Xn 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tiểu kết Chƣơng 4
Trong mọi điều kiện hoàn cảnh, BANTƯC đã lãnh đạo lực lượng ANMN đánh
địch trên cả ba vùng rừng núi, nông thôn - đồng bằng và đô thị giành được những
thắng lợi toàn diện và to lớn, đánh bại các chương trình, kế hoạch gián điệp, cảnh sát,
phượng hồng, bình định, chiêu hồi của các cơ quan tình báo, gián điệp, an ninh, cảnh

sát của địch ở miền Nam. Đó là một nghệ thuật của cơng tác xây dựng lực lượng trong
điều kiện chiến tranh, là một khoa học tổ chức về công tác đánh địch, bảo vệ Đảng,
bảo vệ các lực lượng cách mạng; điều đó thể hiện vai trị chủ động, tích cực và hoạt


22
động hiệu quả của BANTƯC miền Nam.
Chƣơng 5
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
(Gồm 25 trang, trình bày từ trang 123 đến trang 147 của luận án)
5.1. Nhận xét
5.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Một là, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, BANTƯC đã hồn thành
xuất sắc vai trò tham mưu cho Trung ương Cục từng bước xác định đường lối, phương
châm, nguyên tắc đấu tranh chống phản cách mạng ở miền Nam phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện chiến trường miền Nam
Hai là, xác định đúng ngay từ đầu và thực hiện có kết quả cơng tác xây dựng lực
lượng ANMN phát triển tồn diện cả về số lượng, chất lượng, cả về chính trị tư tưởng,
tổ chức và bộ máy
Ba là, chỉ đạo, tổ chức các đơn vị nghiệp vụ đấu tranh có hiệu quả với các cơ
quan tình báo, gián điệp an ninh, cảnh sát Mỹ - ngụy, góp phần quan trọng vào việc
bảo vệ an ninh, an tồn các đồng chí lãnh đạo, bảo vệ vững chắc căn cứ và cơ quan đầu
não kháng chiến ở miền Nam.
Bốn là, bám sát địa bàn, dựa chắc vào dân và sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ
thích hợp, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân giải phóng đánh địch trên cả ba
vùng chiến lược.
Những thành quả đạt được xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
- BANTƯC vận dụng nhiều sáng kiến hay, nhiều cách đánh giỏi vừa mang giá trị
thực tiễn vừa mang giá trị lý luận và có tính lan toả, từ đẩy lùi âm mưu địch đi đến
đánh lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận tiến lên làm chủ tình hình.

- BANTƯC chỉ đạo lực lượng ANMN chủ động và đẩy mạnh tấn công địch ở cả
3 vùng chiến lược. Phát huy sức mạnh tổng hợp theo đường lối an ninh nhân dân của
Đảng và thực hiện các nguyên tắc, phương châm, phương thức tổ chức và hoạt động
trên mỗi vùng chiến lược.
- BANTƯC đề cao rèn luyện tư tưởng cho lực lượng an ninh toàn Miền trong
thực tế đấu tranh. Bố trí ổn định bộ máy chun mơn hóa, liên tục đào tạo cán bộ trẻ,
phát huy cán bộ có kinh nghiệm; tăng cường xây dựng Đảng, sửa đổi lề lối làm việc,
làm cho lực lượng an ninh các cấp ngày càng sắc bén trong chiến đấu, công tác, trong
đánh địch và bảo vệ cách mạng.
4.1.2. Hạn chế và ngun nhân
Một là, cơng tác nắm tình hình địch có lúc, có nơi cịn yếu, chưa tồn diện, kịp thời
Hai là, quán triệt chính sách trấn áp phản cách mạng của Đảng ở miền Nam trên
thực tế chưa thật đầy đủ còn nặng về trấn áp


23
Ba là, công tác tấn công trấn áp địch chưa coi trọng phương thức, biện pháp
nghiệp vụ thích hợp với từng mục tiêu, đối tượng, vùng miền
Bốn là, công tác bảo vệ nội bộ có nơi, có lúc cịn để buông lỏng, mất cảnh giác
Những hạn chế trên là do những ngun nhân chính sau:
- Trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc nhiệm vụ
chính trị của Đảng ở miền Nam; có lúc có nơi quán triệt chưa đầy đủ đường lối, chủ
trương, nghị quyết của Đảng, do đó chưa phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị theo chức
năng nhiệm vụ của ngành.
- Việc quán triệt, triển khai đường lối an ninh của Đảng, TƯC cịn nặng về cơng
tác nghiệp vụ an ninh. Từng nơi, từng lúc, chưa phát huy hết vai trò sức mạnh chính trị
của quần chúng, đi vào chun mơn đơn độc, dẫn đến lực lượng an ninh đối phó địch
chưa hiệu quả.
- Công tác xây dựng lực lượng, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ của cán bộ
cịn hạn chế nhất định. Một số cấp ủy đảng chưa thống nhất quan điểm chun chính vơ

sản là khơng ngừng củng cố xây dựng, phát triển lực lượng an ninh thành mũi nhọn tấn
cơng địch trên cả mặt trận chính trị, quân sự, binh vận để bảo vệ cách mạng tích cực.
5.2. Một số bài học kinh nghiệm
5.2.1. Quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng về đấu tranh chống
phản cách mạng bảo vệ an ninh, trật tự phù hợp với tình hình miền Nam trong từng
giai đoạn.
5.2.2. Coi trọng công tác vận động, tổ chức quần chúng nhân dân tham gia công tác
an ninh, bảo vệ Đảng, bảo vệ phong trào cách mạng ở cả 3 vùng chiến lược.
5.2.3. Coi trọng xây dựng lực lượng an ninh miền Nam toàn diện về mọi mặt,
thống nhất về tổ chức bộ máy, vững về chính trị tư tưởng, giỏi về nghiệp vụ, đóng vai
trị nịng cốt, xung kích trên mặt trận đấu tranh chống phản cách mạng, bảo vệ an ninh,
trật tự.
5.2.4. Coi trọng hàng đầu công tác nắm tình hình, chủ động tấn cơng địch, tích
cực bảo vệ mình trong mọi tình huống
Tiểu kết Chƣơng 5
Kết quả tổng hợp được rút ra qua 15 năm hoạt động của BANTƯC với chức
năng làm tham mưu cho TƯC và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức lực lượng
ANMN thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh chống phản cách mạng, bảo vệ ANTT
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
KẾT LUẬN
(Gồm 03 trang, trình bày từ trang 148 đến trang 150 của luận án)
1. Để đối phó âm mưu, hoạt động vô cùng thâm độc, nguy hiểm của địch, Đảng
ta khẳng định: Phải có ngành An ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng, có đủ sức đối phó
với kẻ thù.


×