Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " Vấn đề giới trong đào tạo luật ở một số trường đại học trên thế giới " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.36 KB, 6 trang )



Th«ng tin
T¹p chÝ luËt häc sè
3
/2007


73




TS. NguyÔn thanh t©m *
ất bình đẳng giới là một thực tế diễn ra
ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong gia
đình và ngoài xã hội, trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế Đào
tạo về giới và xây dựng năng lực là những
yếu tố quyết định trong việc nâng cao nhận
thức về tác động tiêu cực của sự bất bình
đẳng giới, đồng thời nâng cao nhận thức về
các quyền của phụ nữ để tăng cường và bảo
vệ các quyền của phụ nữ từ tầm quốc gia đến
tầm quốc tế.
Việc đưa những tư tưởng tiến bộ về giới
vào chương trình đào tạo cũng góp phần làm
giảm bạo lực đối với phụ nữ, đồng thời tăng
cường sự tôn trọng các quyền của phụ nữ,
làm thay đổi hình ảnh, thái độ và khuôn mẫu
truyền thống của cả phụ nữ lẫn đàn ông.


Giáo dục và đào tạo về giới chính là cuộc
cách mạng thầm lặng để nhân loại xoá bỏ
định kiến giới, nhất là thay đổi cách nghĩ của
đàn ông về vấn đề giới ngay từ khi họ còn là
đứa trẻ ngồi trên ghế nhà trường, sau đó là
thay đổi hành vi đối với các quan hệ giới.
Theo thông tin của Viện nghiên cứu và
đào tạo quốc tế vì sự tiến bộ của phụ nữ của
Liên hợp quốc (United Nations International
Research and Training Institute for the
Advancement of Women, viết tắt là
INSTRAW),
(1)
ở phạm vi thế giới, có nhiều
thiết chế thực hiện các chương trình đào tạo
về giới. Cụ thể:
- Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, có
một số tổ chức có chương trình đào tạo về
giới, như: Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo
dục của Liên hợp quốc (UNESCO), Chương
trình phát triển phụ nữ của Liên hợp quốc
(UNIFEM), Viện đào tạo và nghiên cứu của
Liên hợp quốc (UNITAR), Viện Nghiên cứu
và đào tạo quốc tế vì sự tiến bộ của phụ nữ
của Liên Hợp Quốc (INSTRAW), Tổ chức
lao động quốc tế (ILO), Tổ chức nông lương
thế giới (FAO);
- 78 tổ chức phi chính phủ;
- 25 trường đại học trên thế giới;
- 07 cơ quan thuộc chính phủ các nước (như

cơ quan phát triển quốc tế của Canada - viết
tắt là CIDA, cơ quan hợp tác phát triển quốc
tế của Thuỵ Điển - viết tắt là SIDA, cơ quan
phát triển quốc tế Hoa Kì - viết tắt là USAID);
- 01 tổ chức tư nhân.
Ở nhiều trường đại học trên thế giới,
trong đó có Việt Nam, nghiên cứu về giới và
phụ nữ được coi là môn khoa học đa ngành.
Nghiên cứu về giới và phụ nữ được tiếp cận
dưới nhiều góc độ, như: Triết học, xã hội học,
nhân chủng học, văn học, lịch sử, ngôn ngữ
học, khoa học chính trị, quản trị kinh doanh,
luật học v.v Thực tế, đào tạo về giới và phụ
nữ thường được giao cho các khoa và bộ môn
B
* Giảng viên Khoa luật quốc tế
Trường Đại học Luật Hà Nội


Th«ng tin
74




T¹p chÝ luËt häc sè
3
/2007

như: Khoa về khoa học xã hội (Đại học

Makere, Uganda),
(2)
bộ môn xã hội học v.v
Tuy nhiên, ở một số trường đại học trên
thế giới, có khoa hoặc trung tâm thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề
giới và phụ nữ với cách thiết kế chương trình
và sự quan tâm khác nhau. Các môn học trong
các chương trình này đều ít nhiều đề cập vấn
đề pháp luật về giới, trong đó có những môn
học hoàn toàn thuộc về khoa học luật.
I. CÁC MÔN HỌC VỀ GIỚI ĐƯỢC
THIẾT KẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO MANG TÍNH ĐA NGÀNH
1. Chương trình của Đại học Mount
Saint Vincent (Halifax, Nova Scotia, Canada)
(3)

Đại học Mount Saint Vincent (Halifax,
Nova Scotia) là trường đại học đầu tiên ở
Canada thành lập Khoa “Nghiên cứu phụ
nữ”, với số lượng lớn các môn học về nghiên
cứu phụ nữ. Việc giảng dạy các môn học do
giảng viên của Khoa “Nghiên cứu phụ nữ”
hoặc các khoa khác đảm nhiệm.
Vào thời kì đầu, môn học đầu tiên về
nghiên cứu phụ nữ được giảng dạy ở Đại học
Mount Saint Vincent có thời lượng 300
level,
(4)

là một môn học đa ngành. Sau này,
đến năm 1982, môn học này được giảng ở
nhiều khoa của trường và vẫn là một môn
học đa ngành có thời lượng 100 level. Năm
1984, ở Đại học Mount Saint Vincent có
chương trình chuyên ngành về nghiên cứu
phụ nữ. Năm 1987, Khoa nghiên cứu phụ nữ
được thành lập. Hiện tại, Đại học Mount
Saint Vincent phối hợp với Đại học Saint
Mary và các trường đại học khác đào tạo
trình độ Master of Arts (thạc sĩ văn học)
chuyên ngành nghiên cứu phụ nữ.
Có khoảng 20 môn học về nghiên cứu
phụ nữ, bao gồm cả các môn bắt buộc lẫn tự
chọn liên quan đến nhiều vấn đề, như: Lí
luận cơ bản về phụ nữ (môn học vấn đề cơ
bản về phụ nữ, môn học tư tưởng nữ quyền
hiện đại v.v ); phụ nữ với các vấn đề kinh tế,
chính trị, xã hội (như môn học phụ nữ và
chính trị); phụ nữ với sự phát triển bền vững
(như môn học phụ nữ và sức khoẻ).
Nội dung các môn học đều đề cập ít
nhiều vấn đề pháp luật về giới, trong đó có
môn học Quy chế pháp lí về phụ nữ thực sự
thuộc về khoa học luật. Môn học này nghiên
cứu các án lệ và các vấn đề pháp luật hiện
hành về quy chế pháp lí dành cho phụ nữ.
Đây là môn học mang tính tổng hợp, đa
ngành trong lĩnh vực pháp luật, đề cập quy
chế dành cho phụ nữ ở tất cả các khía cạnh

pháp luật như: Luật hình sự, luật dân sự, luật
hôn nhân và gia đình v.v
2. Chương trình của Đại học
Dalhousie (Canada)
(5)

Chương trình giảng dạy về giới thuộc
Trung tâm đa ngành (Multidisciplinary
Centre), Đại học Dalhousie (Halifax, Nova
Scotia, Canada).
Các môn học của chương trình đào tạo
về giới thể hiện tính đa ngành, với khoảng
30 môn học, tương tự như chương trình của
Đại học Mount Saint Vincent (Halifax, Nova
Scotia) nói trên.
Trong chương trình đào tạo của Đại học
Dalhousie, có ba môn học liên quan trực tiếp


Th«ng tin
T¹p chÝ luËt häc sè
3
/2007


75

đến luật học, đó là:
- Giới thiệu về phụ nữ và pháp luật;
- Vấn đề trao quyền, giới và phát triển;

- Luật về nhân quyền và bảo vệ phụ nữ.
II. CÁC MÔN HỌC VỀ GIỚI ĐƯỢC
THIẾT KẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO LUẬT
Ở một số trường đại học trên thế giới,
vấn đề giới đã được đưa trực tiếp vào
chương trình đào tạo luật chứ không tiếp cận
nó dưới góc độ đa ngành, như Khoa luật -
Đại học George Washington (Hoa Kì); Khoa
luật - Đại học British Columbia (Canada);
Khoa luật - Đại học Lund (Thuỵ Điển) (phối
hợp với Trung tâm Raoul Wallenberg).
1. Chương trình đào tạo luật của Đại
học George Washington (Hoa Kì)
(6)

Trong chương trình đào tạo luật của Đại
học George Washington có các môn học chỉ
có một phần đề cập vấn đề giới đồng thời có
các môn học hoàn toàn đề cập vấn đề giới.
a. Các môn học chỉ có một phần đề cập
vấn đề giới
- Luật hiến pháp;
- Luật gia đình;
- Luật về bạo lực gia đình;
- Gia đình, trẻ em và nhà nước;
- Luật về phân biệt đối xử trong lĩnh vực
việc làm.
Ở nhiều trường luật trên thế giới, trong
đó Việt Nam, việc giảng dạy về giới thường

được tiếp cận theo cách này.
b. Các môn học chỉ đề cập vấn đề giới
- Phân biệt đối xử về giới và pháp luật.
Môn học này nghiên cứu về sự đối xử
dành cho phụ nữ ở mọi lĩnh vực pháp luật và
các biện pháp pháp luật chống lại sự phân
biệt đối xử dựa trên giới tính.
- Giới tính và pháp luật.
Môn học này nghiên cứu mối quan hệ
giữa giới tính và pháp luật, tập trung vào vấn
đề đối xử với người đồng tính luyến ái (cả
nữ lẫn nam), người có hai giới tính (lưỡng
tính) trong lĩnh vực luật gia đình, luật về
việc làm, luật hiến pháp và luật hình sự.
Pháp luật điều chỉnh như thế nào đối với các
hành vi đồng tính luyến ái và lưỡng tính;
hành vi thể hiện công khai đặc tính đồng tính
luyến ái và lưỡng tính; ảnh hưởng ở nơi làm
việc; các mối quan hệ đồng tính luyến ái và
lưỡng tính; quan hệ nuôi con của người đồng
tính luyến ái.
Đây là môn học liên quan đến vấn đề
giới tính rất đặc biệt. Môn học này đã được
giảng dạy ở một số trường đại học ở Hoa Kì
và Bắc Âu bởi nó phù hợp với điều kiện
chính trị - xã hội ở các nước này.
- Học thuyết pháp luật về phụ nữ.
Môn học này nghiên cứu các vấn đề
pháp luật và xã hội từ quan điểm của phụ nữ.
Môn học tập trung vào việc giải quyết mối

quan hệ giới trong thực tiễn án lệ và nghiên
cứu triển vọng của sự bình đẳng giới trên cơ
sở pháp luật.
c. Trong chương trình đào tạo thạc sĩ về
nhân quyền quốc tế phối hợp giữa Đại học
George Washington và Đại học Oxford có
môn học các quyền của phụ nữ theo các điều
ước quốc tế
Môn học các quyền của phụ nữ theo các


Th«ng tin
76




T¹p chÝ luËt häc sè
3
/2007

điều ước quốc tế nghiên cứu các quy định
pháp luật quốc tế bảo đảm các quyền của
phụ nữ và giải thích tại sao nó lại không đủ
để bảo vệ phụ nữ.
Các chủ đề của môn học:
- Sự phát triển của các điều ước quốc tế
về quyền của phụ nữ và bảo vệ phụ nữ;
- Bạo lực đối với phụ nữ bị coi như sự vi
phạm nhân quyền;

- Sự đa dạng văn hoá trong cách đối xử
với phụ nữ và vấn đề phát triển;
- Những nguy hiểm mà phụ nữ tị nạn
phải đối mặt;
- Mối quan hệ giữa học thuyết về nữ
quyền và luật về nhân quyền.
Một số ít chủ đề của môn học nêu trên
cũng đã được đề cập trong chương trình giảng
dạy môn Công pháp quốc tế ở Đại học Luật
Hà Nội. Trong tương lai, các chủ đề này có
thể được phát triển nếu điều kiện cho phép.
2. Chương trình “Nghiên cứu pháp
luật về phụ nữ” của Đại học British
Columbia (Canada)
(7)

Ở Đại học British Columbia (Vancouver,
Canada) (viết tắt là UBC) có chương trình
“Nghiên cứu pháp luật về phụ nữ”. Trong
chương trình đào tạo Luật của UBC có một
số môn học về giới. Đó là:
- Vấn đề phụ nữ trong pháp luật (môn
học tự chọn);
- Phụ nữ, pháp luật và sự thay đổi xã hội;
- Học thuyết pháp luật về chủ nghĩa nữ quyền;
- Phụ nữ, pháp luật và gia đình (seminar);
- Các chủ đề về nghiên cứu pháp luật về
phụ nữ (thí dụ: Bạo hành tình dục và các vấn
đề liên quan);
- Một số môn học luật khác có đề cập

vấn đề phụ nữ.
3. Viện nhân quyền và Luật nhân đạo
Raoul Wallenberg - Chương trình đào tạo
“Tình trạng bình đẳng và các quyền con
người của phụ nữ” (HUWO) (dưới sự bảo
trợ của Đại học Lund - Thuỵ Điển)
(8)

Từ năm 1994, chương trình đào tạo
“Tình trạng bình đẳng và các quyền con
người của phụ nữ” (HUWO) được tổ chức
hàng năm vào mùa thu và kéo dài 4 tuần, sau
khi nghỉ 6 tháng lại tiếp tục 1 tuần.
Mục tiêu của chương trình là cung cấp
cho học viên cái nhìn tổng thể về luật nhân
quyền quốc tế liên quan đến phụ nữ; đồng
thời tạo cơ hội cho các học viên trao đổi ý tưởng
và kinh nghiệm của nước mình. Chương
trình được tiếp cận dưới nhiều góc độ (đa
ngành), đặc biệt là khoa học luật và khoa học
xã hội nói chung. Chương trình được thực
hiện dưới sự bảo trợ của Đại học Lund.
Chương trình bao gồm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 được thực hiện tại Lund (Thuỵ
Điển), bao gồm các vấn đề lí thuyết về nhân
quyền, các vấn đề về pháp luật và thiết chế
về nhân quyền ở tầm quốc tế. Giai đoạn 2 sẽ
tập trung vào việc đánh giá việc thực hiện kế
hoạch hành động cá nhân của học viên.
Các chủ đề trong chương trình đào tạo 4

tuần như sau:
- Các quyền con người theo các điều ước
quốc tế - tiêu chuẩn và cơ chế;
- Nhân quyền và vấn đề giới;
- Các tiêu chuẩn quốc tế về bình đẳng và


Th«ng tin
T¹p chÝ luËt häc sè
3
/2007


77

không phân biệt đối xử;
- Các chính sách nhằm tăng cường bình
đẳng giới;
- Các vấn đề đặc biệt liên quan đến
quyền con người của phụ nữ;
- Tham quan các cơ quan hoạt động
trong lĩnh vực nhân quyền và không phân
biệt đối xử của Thuỵ Điển.
Giờ giảng, giờ seminar và làm việc theo
nhóm được thực hiện hàng ngày với thời
gian làm việc 40 giờ/tuần. Giảng viên là các
chuyên gia của Đại học Lund và các chuyên
gia được mời từ nơi khác. Học viên được
khuyến khích trao đổi về kiến thức chuyên
môn. Học viên được cung cấp các tài liệu cơ

bản về nhân quyền, bao gồm các văn kiện
quan trọng về nhân quyền quốc tế và văn
bản bình luận liên quan.
Trong thời gian 4 tuần này, học viên phải
lập chương trình hành động cá nhân, theo đó
xác định rõ các thách thức trong việc đảm
bảo quyền con người của phụ nữ ở nước
mình để thực thi các điều ước quốc tế (tập
trung vào một vấn đề đặc biệt).
Có thể nói, đây là chương trình đào tạo
rất tốt về vấn đề giới trong lĩnh vực luật quốc
tế, một kinh nghiệm có thể tham khảo để xây
dựng chương trình đào tạo về giới ở Đại học
Luật Hà Nội trong tương lai.
III. CÁC MÔN HỌC VỀ GIỚI ĐƯỢC THIẾT
KẾ Ở MỘT KHÍA CẠNH NHẤT ĐỊNH
Ở một số trường đại học khác, vấn đề
giới chỉ được đề cập ở một khía cạnh nhất
định. Thí dụ: Môn học giới, bạo lực và xung
đột vũ trang được giảng dạy ở Đại học
Masaryk (Cộng hoà Sec) và Network
University (Hà Lan).
(9)
Môn học giới, bạo
lực và xung đột vũ trang là một phần của
môn học Luật nhân đạo quốc tế.
IV. MỘT SỐ NHẬN XÉT
1. Ở một số trường đại học của các nước
công nghiệp phát triển, đặc biệt là Canada,
chương trình đào tạo về giới rất bài bản.

Ngược lại, ở một số trường đại học ở các
nước đang phát triển, cũng có trung tâm
nghiên cứu và đào tạo về giới nhưng chương
trình không hệ thống và ít phát triển.
2. Nhìn chung, chương trình đào tạo về
giới ở các trường đại học trên thế giới cũng
như ở Việt Nam không phong phú bằng
chương trình của các tổ chức của Liên hợp
quốc (như ILO, UNITAR, FAO,
INSTRAW), các tổ chức phi chính phủ (như
Le monde selon les femmes của Bỉ), các tổ
chức của các quốc gia (như CIDA).
Chương trình đào tạo của INSTRAW
(10)

bao gồm khoảng 20 chủ đề đề cập các vấn
đề như: Giới và phát triển; giới, hoà bình và
an ninh; giới và sự tham gia hoạt động
chính trị; bạo lực chống lại phụ nữ; lồng
ghép giới; giới, lao động và việc làm; giới
và vấn đề nhân quyền; giới và vấn đề phụ
nữ làm lãnh đạo; v.v
Tổ chức phi chính phủ của Bỉ (Le monde
selon les femmes - Thế giới dưới góc nhìn
của phụ nữ) cũng có chương trình đào tạo rất
đa dạng,
(11)
bao gồm các chủ đề như: Giới và
các quyền về giới tính và sinh đẻ; giới và
vấn đề kinh tế; giới và vấn đề quyền lực;

giới và các hoạt động đoàn thể; giới và vấn


Th«ng tin
78




T¹p chÝ luËt häc sè
3
/2007

đề đào tạo giáo viên nữ; giới trong các điều
ước quốc tế v.v
Trong khuôn khổ chương trình bình đẳng
giới và các sáng kiến pháp luật của cơ quan
phát triển quốc tế Canada (CIDA) đã được
triển khai ở nhiều quốc gia,
(12)
có các dự án
liên quan trực tiếp đến đào tạo pháp luật về
giới, như: Tăng cường đào tạo pháp luật về
giới cho các luật gia (luật sư, công chứng
viên, thẩm phán v.v ); nâng cao năng lực
của toà án trong việc giải quyết các vấn đề
về giới; nâng cao năng lực pháp luật về giới
cho nhà lập pháp và cải cách pháp luật v.v
3. Mặc dù không phong phú bằng
chương trình của các tổ chức quốc tế

nhưng đào tạo về giới trong khuôn khổ
chương trình đào tạo đại học lại được đánh
giá rất cao.
Thứ nhất, loại hình đào tạo này sẽ gây
tác động đến cả học viên nam lẫn học viên
nữ. Nó khác với cách giáo dục thông qua các
chương trình tuyên truyền mà sự giáo dục về
giới thường chỉ nhằm vào phụ nữ và những
đối tượng nhất định.
Thứ hai, đào tạo về giới trong trường đại
học sẽ có tác động sâu sắc và lâu dài tới suy
nghĩ và nhận thức của thế hệ trẻ, những trí
thức tương lai của xã hội. Họ chính là những
người sẽ xây dựng xã hội phát triển, công
bằng và văn minh, không có chỗ cho tư
tưởng “trọng nam khinh nữ”.
Thứ ba, công việc này sẽ góp phần cung
cấp các chuyên gia về giới cho các cơ quan
hoạch định chính sách. Trong lĩnh vực pháp
luật hiện nay ở Việt Nam, chúng ta có thể có
các chuyên gia về luật hiến pháp, luật
thương mại, luật hình sự… nhưng chưa chắc
đã có các chuyên gia pháp luật về giới.
Ở Trường Đại học Luật Hà Nội cũng
giống như ở các trường đại học khác ở Việt
Nam và nhiều nước trên thế giới, vấn đề giới
được đề cập trong các môn học luật, như:
Luật hôn nhân và gia đình, luật hiến pháp,
luật hình sự, luật dân sự, luật quốc tế, luật
nhân đạo quốc tế (luật về xung đột vũ trang),

luật nhân quyền quốc tế, tư pháp quốc tế,
luật lao động, luật tố tụng hình sự. Tuy
nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, không có
môn học riêng nào chỉ về vấn đề giới theo
kiểu tương tự như các môn học của Khoa
Luật - Đại học George Washington (Hoa
Kì), Khoa Luật - Đại học British Columbia
(Canada) hay Khoa Luật - Đại học Lund
(Thuỵ Điển) (phối hợp với Trung tâm Raoul
Wallenberg). Do vậy, câu hỏi đặt ra cho
Trường Đại học Luật Hà Nội là: Có cần thiết
thành lập một khoa hay một trung tâm luật
về giới không?

(1).Xem: .
(2).Xem: .
(3).Xem:
(4). Tác giả bài viết không rõ 01 level tương đương
với thời gian bao nhiêu phút.
(5).Xem:
(6).Xem: .
(7).Xem:
(8).Xem:
(9).Xem: ,
(10).Xem: .
(11).Xem: .
(12).Xem: , ngày 15/02/2006.

×