BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG
ĐỀ TÀI MƠN HỌC XUẤT SẮC
UEH500 - NĂM 2017
TÊN CƠNG TRÌNH: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HỆ
THỐNG QUẢN LÝ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI SA8000 TẠI
VIỆT NAM. BẰNG CHỨNG THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG (ISE)”
THUỘC KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
MSĐT: 142
TP. HỒ CHÍ MINH - 2017
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ 21, kỉ nguyên kinh tế tri thức, nhu cầu của khách hàng đối
với nhà sản xuất ngày càng cao. Thông thường, khách hàng không chỉ quan tâm
đến việc đáp ứng về chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp, việc dễ dàng tìm kiếm
hàng hố và đảm bảo giao hàng tốt mà còn về việc đáp ứng các yêu cầu về trách
nhiệm xã hội. Hiện nay, họ chú trọng cao đến cách thức làm ra sản phẩm, cụ thể là
hàng hoá phải được sản xuất bởi “lao động xanh”. Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp vì thế trở thành mối quan tâm của quốc tế, của mọi quốc gia, nói cách khác
là sự quan tâm của thời đại. Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội SA8000 – một
trong những bộ quy tắc ứng xử đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới, đóng vai
trị quan trọng trong việc đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực, nhu cầu cấp thiết cho
các doanh nghiệp Việt Nam là phải không ngừng tăng khả năng cạnh tranh, tăng
năng suất lao động và cải tiến chất lượng sản phẩm; đồng thời phải mang đến hình
ảnh gần gũi, tích cực với xã hội tại các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ - những thị
trường tiêu thụ tiềm năng. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu nghiêm ngặt của
người tiêu dùng ở những quốc gia này là vấn đề cam kết chặt chẽ về trách nhiệm
xã hội từ các nhà sản xuất và các nhà cung ứng dịch vụ. Khách hàng châu Âu và
Bắc Mỹ vì thế sẽ gây áp lực cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn nữa, đặc
biệt trong lĩnh vực dệt may.
Tại sao lại là dệt may? Việt Nam hiện đang mở rộng quan hệ thương mại
với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ là đối tác thương
mại hàng đầu của nước ta. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) đã
có hiệu lực, đưa ngành dệt may Việt Nam có cơ hội vươn ra thị trường lớn để đẩy
mạnh phát triển, nhưng nó cũng tạo ra một số thách thức cần phải vượt qua.
Trong tình hình lúc bấy giờ, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp
này là vượt qua rào cản phi thuế quan. Bởi khi mà hàng rào thuế quan giảm, hàng
rào phi thuế quan sẽ tăng lên. Trong tương lai không xa, tại thời điểm các Hiệp
định thương mại tự do mà Việt Nam đã kí kết có hiệu lực, các rào cản thuế quan
giữa các quốc gia sẽ bị bãi bỏ và rào cản phi thuế sẽ lên ngôi. Lúc này, thế giới sẽ
trở thành một thị trường chung và các nước nhập khẩu ở châu Âu và Bắc Mỹ sẽ
xem xét SA 8000 như một rào cản phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu từ họ trong
tương lai gần. Các doanh nghiệp dệt may cần nhìn thấy được lợi ích của mình nói
riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung trong việc chủ động áp dụng SA
8000 ngay bây giờ.
Đó là lý do nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình áp dụng
Hệ thống Quản lí trách nhiệm xã hội SA8000 tại các doanh nghiệp dệt may ở Việt
Nam. Bằng chứng thực nghiệm tại Công ty cổ phần Phụ liệu May Nha Trang (ISE
Corp.)
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu bộ tiêu chuẩn Hệ thống trách nhiệm xã hội –
SA8000 kèm theo đó là mức độ tác động của SA8000 đối với các doanh nghiệp
dệt may ở Việt Nam. Đồng thời tiến hành khảo sát thực tế ở Công ty Cổ phần Phụ
liệu May Nha Trang (ISE) về sự ảnh hưởng cũng như mức độ nhận thức về tính
cần thiết của bộ tiêu chuẩn SA8000 đối với doanh nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng ở giai đoạn đầu nhằm mục
đích xây dựng tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận về Hệ thống quản lí trách
nhiệm xã hội SA8000. Nghiên cứu tài liệu để thu thập được những thơng tin cần
thiết sau:
– Cơ sở lí thuyết liên quan đến SA8000;
– Chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu, cụ thể là 9
nhóm yêu cầu của SA8000:2014 (quan trọng vì đây là đề tài mang tính pháp lý,
liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử quốc tế);
– Số liệu, dữ liệu thống kê về tình hình áp dụng SA8000 trên thế giới.
Từ các nguồn tài liệu sẵn có, nhóm chúng em tổng hợp được các dữ liệu thứ
cấp cần thiết bằng phương pháp hệ thống hóa lý thuyết. Đây là phương pháp sắp
xếp những thông tin thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ để từ đó giúp
cho việc hiểu biết SA8000 được đầy đủ và sâu sắc hơn.
3.2. Nghiên cứu thực nghiệm
Nhóm chúng em sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như sau:
3.2.1. Chọn mẫu
Do đặc trưng nghiên cứu theo chiều sâu và cách chọn đối tượng khảo sát,
kích thước mẫu trong bài nghiên cứu bằng 2.
Cụ thể, cách chọn mẫu trong bài nghiên cứu là chọn theo địa bàn (site
selection) - chọn cá nhân ở một nơi phù hợp với mục đích nghiên cứu:
- Công ty cổ phần Phụ liệu May Nha Trang (ISE Corp) tại 62 Lê Hồng
Phong, phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, Việt Nam.
- Tổng công ty Cổ phần Dệt Phong Phú.
3.2.1. Các dạng nghiên cứu được sử dụng
-
Phân tích nhân chủng (ethnography) đối với Cơng ty cổ phần Phụ liệu May
Nha Trang (ISE Corp)
Công cụ dùng để thu thập dữ liệu là phỏng vấn sâu, với chủ đề và các câu
hỏi được xác định trước.
-
Thu thập tư liệu và các minh chứng (documents and artifact collection) đối
với Tổng công ty Cổ phần dệt Phong Phú
Đây là phương pháp nghiên cứu khơng có sự tương tác trực tiếp với con
người mà thông qua các tài liệu vật chất dưới dạng các tư liệu hành chính, tư liệu
từ phương tiện truyền thông đại chúng.
3.2.2. Trình tự thu thập và xử lý dữ liệu đối với Công ty cổ phần Phụ
liệu May Nha Trang (ISE Corp)
3.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị
- Lựa chọn vấn đề nghiên cứu : Tình hình áp dụng SA8000 tại Cơng ty cổ
phần Phụ liệu May Nha Trang (ISE Corp)
- Dự kiến các câu hỏi cần nghiên cứu : Phụ lục 1
- Lựa chọn đối tượng khảo sát: Công ty cổ phần Phụ liệu May Nha Trang
(ISE Corp)
- Làm các thủ tục xin khảo sát: Xác nhận việc đồng ý khảo sát từ ông Trần
Lê Thương
3.2.2.2. Thu thập dữ liệu
- Tiến hành bước thu thập sơ bộ về các thông tin dựa trên bảng câu hỏi khảo
sát
- Phân tích các dữ liệu này theo từng nhóm yêu cầu cụ thể của SA8000.
3.2.2.3. Đánh giá
Sau quy trình nghiên cứu thực nghiệm thì thơng tin tồn tại dưới dạng thơng
tin định tính: các thông tin về đối tượng nghiên cứu như đặc điểm người lao động,
tình hình làm việc, điều kiện và mơi trường làm việc của người lao động tại công
ty ISE. Xử lí logic đối với các thơng tin này và đúc kết dưới hình thức văn bản
thơng qua việc tổng hợp các kết quả phân tích dữ liệu theo thứ tự 9 nhóm yêu cầu
của SA8000:
“1. Lao động trẻ em.
2. Lao động cưỡng bức và bắt buộc.
3. Sức khỏe và an toàn.
4. Tự do thành lập hiệp hội và quyền thương lượng tập thể.
5. Phân biệt đối xử.
6. Nguyên tắc kỹ luật.
7. Giờ làm việc.
8. Lương bổng.
9. Hệ thống quản lý.”
4. Nội dung của đề tài
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nội dung cần thực hiện bao gồm:
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về Hệ thống quản lí Trách nhiệm xã hội
SA8000.
- Phân tích thực trạng áp dụng SA8000 của các doanh nghiệp dệt may tại
Việt Nam.
- Khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang (ISE
Corp).
Từ đó đề xuất ra giải pháp cho doanh nghiệp và chính phủ.
5. Đóng góp của đề tài
Qua việc phân tích đề tài ở trên, có thể thấy bên cạnh các tiêu chuẩn ISO
9000 và ISO 14000 thì tiêu chuẩn SA8000 đang trở nên phổ biến và có sức ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp ngành dệt may. Tuy nhiên, ngồi những doanh
nghiệp có sự quan tâm và chủ động đối với tiêu chuẩn SA8000, vẫn còn những
doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ hoặc không coi trọng sự cần thiết của bộ tiêu chuẩn này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tiêu chuẩn SA8000 đang ngày càng phát triển
trên thế giới, ngay cả ở Việt Nam con số doanh nghiệp đạt chứng nhận cũng chiếm
tỉ lệ cao so với các nước còn lại. Điều này cũng minh chứng người tiêu dùng
không chỉ yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm (chất lượng sản phẩm; giá thành;
dịch vụ bổ trợ) mà cịn cả tính trách nhiệm xã hội có trong sản phẩm, tạo sự ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp dệt may nói riêng và doanh nghiệp kinh doanh nói
chung. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chỉ ra việc rất nhiều doanh nghiệp dệt may
vẫn chưa chủ động để đạt được tiêu chuẩn SA8000 bởi nhiều nguyên nhân cản trở,
trong đó vấn đề nhận thức của doanh nghiệp là rào cản lớn nhất .
Tóm lại, đề tài giúp hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn SA8000:2014; cho thấy được
tình hình áp dụng tiêu chuẩn SA8000 tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam,
mức độ tiếp cận tiêu chuẩn SA8000 đối với một số doanh nghiệp dệt may cụ thể.
6. Hướng phát triển của đề tài
Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu một doanh nghiệp điển hình nhỏ bị tác động
bởi tiêu chuẩn SA8000 đó là Cơng ty Cổ phần Phụ liệu May Nha Trang. Nền tảng
này sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu sau này về các vấn
đề liên quan giữa tiêu chuẩn SA8000 và người lao động trong các doanh nghiệp
dệt may ở Việt Nam. Trong tương lai, SA8000 sẽ tác động đến đa phần các doanh
nghiệp vì xu hướng tăng rào cản phi thuế quan ở các thị trường cũng như người
tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến trách nhiệm xã hội nhiều hơn. Mà người lao động
chính là yếu tố then chốt trong 9 nhóm yêu cầu của bộ tiêu chuẩn nên muốn phát
triển tình hình áp dụng SA8000 ở các doanh nghiệp thì cần xuất phát từ mấu chốt
vấn đề. Nên từ đây có thể phát triển những hướng nghiên cứu sâu hơn về mức độ
ảnh hưởng riêng của từng yêu cầu trong 9 nhóm tiêu chuẩn thuộc SA8000 đối với
người lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may ở Việt Nam, để trả lời
những câu hỏi “ Yêu cầu nào đáp ứng được phần lớn những mong muốn thiết yếu
của người lao động tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam?” và “ Yêu cầu nào
mà phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được cho
người lao động?”
I
MỤC LỤC
1.
Lý thuyết chung về SA8000.............................................................................. 1
1.1. Sự ra đời của tiêu chuẩn SA8000 .............................................................. 1
1.2. Định nghĩa và các thuật ngữ ....................................................................... 1
1.2.1. Định nghĩa ............................................................................................ 1
1.2.2. Các thuật ngữ ....................................................................................... 1
1.3. Nội dung cơ bản của SA8000 ..................................................................... 2
1.3.1. Lao động trẻ em ................................................................................... 2
1.3.2. Lao động cưỡng bức và bắt buộc ......................................................... 2
1.3.3. Sức khỏe và an toàn ............................................................................. 3
1.3.4. Tự do thành lập hiệp hội và quyền thương lượng tập thể .................... 3
1.3.5. Phân biệt đối xử ................................................................................... 4
1.3.6. Hình thức kỷ luật .................................................................................. 4
1.3.7. Giờ làm việc ......................................................................................... 4
1.3.8. Lương bổng .......................................................................................... 4
1.3.9. Hệ thống quản lý .................................................................................. 5
1.4. Qui trình chứng nhận tiêu chuẩn SA 8000 ................................................. 7
1.5. Lợi ích của tiêu chuẩn SA 8000 .................................................................. 8
1.6. Tình hình áp dụng SA 8000 trên thế giới ................................................... 9
2.
Thực trạng áp dụng SA 8000 ở các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam ...... 13
2.1. Tình hình xuất khẩu ngành dệt may ở Việt Nam ...................................... 13
2.2. Tầm quan trọng của SA 8000 đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt
Nam ................................................................................................................... 14
II
2.3. Khái quát chung về tình hình áp dụng SA8000 tại các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam ..................................................................................................... 15
2.4. Tổng công ty cổ phần dệt Phong Phú – công ty áp dụng thành cơng tiêu
chuẩn SA8000 ..................................................................................................... 28
2.5. Những khó khăn khiến phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
chưa có chứng nhận SA8000 .............................................................................. 30
3.
Khảo sát thực tiễn từ Công ty cổ phần Phụ liệu May Nha Trang (ISE) ......... 33
3.1. Vấn đề về lao động trẻ em ........................................................................ 34
3.2. Vấn đề về lao động cưỡng bức và bắt buộc .............................................. 34
3.3. Vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động ................................................... 35
3.4. Vấn đề về tự do thành lập hiệp hội và thương lượng tập thể .................... 36
3.5. Vấn đề về phân biệt đối xử ....................................................................... 36
3.6. Vấn đề về nguyên tắc kỷ luật .................................................................... 37
3.7. Vấn đề về giờ làm việc ............................................................................. 37
3.8. Vấn đề về lương bổng ............................................................................... 37
3.9. Vấn đề về hệ thống quản lý ...................................................................... 37
4.
Giải pháp ......................................................................................................... 38
4.1. Đối với doanh nghiệp ................................................................................ 38
4.2. Đối với chính phủ ..................................................................................... 39
5.
Kết luận ........................................................................................................... 40
III
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các tổ chức được quyền chứng nhận tiêu chuẩn SA8000 .......................... 7
Bảng 2. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 của các nước trên thế giới (Cập
nhật đến ngày 25/08/2017) ....................................................................................... 9
Bảng 3. Danh sách các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được chứng nhận SA8000
................................................................................................................................ 16
IV
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 của các ngành trên thế giới .... 12
Biểu đồ 2. Số lượng tổ chức được chứng nhận bởi SA8000 hằng năm ................. 12
Biểu đồ 3. Số lượng doanh nghiệp dệt may đạt chuẩn SA8000 tại 29 tỉnh (thành
phố) của Việt Nam (tính đến tháng 8 năm 2017) ................................................... 27
1
1. Lý thuyết chung về SA8000
1.1. Sự ra đời của tiêu chuẩn SA8000
Tiêu chuẩn SA 8000 do Hội đồng công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế1 ban hành năm
1997, cho tới nay SA 8000 đã có 4 phiên bản điều chỉnh 2001; 2004; 2008; 2014 với mục
đích cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên toàn cầu. SA 8000 được SAI
(Social Accountability International) công nhận dựa trên nền tảng 17 công ước của Tổ
chức Lao động Quốc tế ILO, tuyên bố Liên Hiệp Quốc về Quyền Con Người và Công
ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em.
1.2. Định nghĩa và các thuật ngữ
1.2.1. Định nghĩa
SA 8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế đưa ra các yêu cầu về quản lí trách
nhiệm xã hội, để hoàn thiện các điều kiện làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn
cầu, do Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát.2
1.2.2. Các thuật ngữ
1.2.2.1.
Lao động trẻ em
Được xác định là dưới 15 tuổi, trường hợp tại những nước có quy định độ tuổi trẻ
em cao hơn thì sử dụng độ tuổi đó. Nếu tại những nước đang phát triển quy định độ tuổi
trẻ là 14, theo thông lệ quốc tế quy định ILO công ước 138, vẫn được chấp nhận.
1.2.2.2.
Lao động trẻ (lao động vị thành niên)
Được xác định dưới 18 tuổi và trên độ tuổi lao động trẻ em được xác định ở trên.
1.2.2.3.
Nhà cung ứng
Một tổ chức cung cấp cho công ty nguyên liệu; dịch vụ hoặc hàng hóa cho việc
sản xuất và cung cấp dịch vụ cho công ty.
1
Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế là một tổ chức phi chính phủ được thành lập tại New York, Hoa Kỳ
vào năm 1969, chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội.
2
Social Accountability International (SAI), - intl.org/
2
1.2.2.4.
Nhà thầu phụ
Một đơn vị kinh doanh cung cấp trực tiếp hay gián tiếp, cung cấp cho nhà cung
ứng hàng hóa và/ hoặc dịch vụ cần thiết phù hợp việc sản xuất và cung cấp
dịch vụ cho công ty.
1.2.2.5.
Lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc
Tất cả công việc mà một người thực hiện hành động không mong muốn hoặc tự
nguyện mà thực hiện dưới sự đe dọa hoặc trả thù, hoặc được yêu cầu làm để trả nợ.
1.3. Nội dung cơ bản của SA8000
Theo bản cập nhật mới nhất của SA8000:2014, tiêu chuẩn này bao gồm 9 nhóm
yêu cầu đối với doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn:
1.3.1. Lao động trẻ em
Doanh nghiệp và tổ chức cam kết đối với việc không sử dụng lao động trẻ em.
Doanh nghiệp và tổ chức có thể sử dụng lao động vị thành niên, nhưng khi những lao
động này vẫn đang trong chương trình học bắt buộc thì họ chỉ phải làm việc ngồi giờ
học. Khơng có trường hợp lao động trẻ phải làm việc hơn 8 tiếng mỗi ngày hoặc thời gian
lao động cùng với thời gian di chuyển đến nơi làm quá 10 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, lao
động vị thành niên không được làm việc vào ban đêm. Doanh nghiệp và tổ chức khơng
được bố trí trẻ em hoặc lao động vị thành niên làm việc trong điều kiện nguy hiểm, khơng
an tồn hoặc có hại đối với sức khỏe, thể chất và sự phát triển dù ở trong hay ngoài nơi
làm việc
1.3.2. Lao động cưỡng bức và bắt buộc
Doanh nghiệp và tổ chức cam kết không tham gia hay ủng hộ việc sử dụng lao
động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc; bao gồm tù nhân (định nghĩa theo ILO 293);
khơng địi hỏi vật thế chấp hoặc các giấy tờ tuỳ thân khi lao động đang làm việc với
doanh nghiệp. Doanh nghiệp và tổ chức không được phép giữ lại một phần nào tiền
lương, tài sản hoặc tài liệu của nhân viên để buộc nhân viên tiếp tục làm việc. Lao động
3
ILO 29: Công ước 29 của Tổ chức Lao động thế giới về Lao động cưỡng bức
3
có quyền nghỉ việc sau khi hồn thành các tiêu chuẩn về ngày làm việc và tự do chấm dứt
hợp đồng với điều kiện thơng báo hợp lý. Khơng có bất cứ lao động nào bị ép buộc tham
gia vào các hoạt động xuất khẩu lao động trái phép.
1.3.3. Sức khỏe và an tồn
Đảm bảo cung cấp một mơi trường làm việc an toàn, lành mạnh, ngăn ngừa các
yếu tố có nguy cơ gây tai nạn hoặc tổn hại đến sức khỏe, có khả năng gây thương tích
hoặc bệnh tật cho người lao động. Tổ chức đánh giá mới tất cả các rủi ro từ nơi làm việc,
thực hiện loại bỏ hoặc giảm thiểu bớt rủi ro đối với sức khỏe và sự an toàn của người lao
động. Đối với trường hợp các rủi ro vẫn cịn sau q trình loại bỏ và giảm thiểu, thì doanh
nghiệp và tổ chức phải cung cấp cho người lao động dụng cụ bảo hộ cần thiết. Trường
hợp thương tích xảy ra xuất phát từ q trình lao động, cơng ty phải cung cấp các biện
pháp cấp cứu cần thiết và theo dõi quá trình điều trị của người lao động. Cơng ty phải
đảm nhận việc đánh giá các rủi ro đối với nhân viên thai sản từ các thao tác trong công
việc và đảm bảo việc loại trừ khả năng rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên này
bao gồm viêc thuyên chuyển đến nơi làm việc nhẹ hơn, it rủi ro hơn.
Doanh nghiệp, tổ chức phải có đại diện ban lãnh đạo phụ trách vấn đề sức khỏe và
an toàn lao động cho mọi người lao động, chịu trách nhiệm thực hiện những quy định về
sức khỏe và an toàn lao động trong hệ thống tiêu chuẩn. Thường xuyên tổ chức các
chương trình huấn luyện về sức khỏe và an toàn lao động, đối với nhân viên mới hoặc
những người được tái bổ nhiệm cũng phải được huấn luyện lặp lại. Thiết lập các văn bản
thông báo về những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và sự an tồn đối với người lao
động. Doanh nghiệp phải duy trì các hồ sơ tai nạn xảy ra tại nơi làm việc và trong phạm
vi quản lý của công ty. Cung cấp cho tất cả người lao động: nhà vệ sinh sạch sẽ, nước
uống, thời gian nghỉ phù hợp và nơi lưu trữ thức ăn sạch sẽ (nếu có). Các doanh nghiệp tổ
chức có cung cấp nơi ở cho lao động thì phải đảm bảo yếu tố về an tồn và vệ sinh, kể cả
thuê dịch vụ lưu trú từ bên thứ ba.
1.3.4. Tự do thành lập hiệp hội và quyền thương lượng tập thể
Người lao động có quyền thiết lập, gia nhập vào tổ chức cơng đồn mà khơng bị
4
bất cứ sự cản trở nào từ phía doanh nghiệp, tổ chức. Và đồng thời doanh nghiệp cần phải
có sự tơn trọng ý kiến đối với đại diện từ phía cơng đồn, cũng như khơng gây khó khăn
cản trở đối với hoạt động cơng đồn. Trong trường hợp tự do hội đồn và thương lượng
tập thể bị ngăn cấm, cơng ty phải đảm bảo rằng nhân viên có quyền bầu đại diện cho họ.
1.3.5. Phân biệt đối xử
Không tồn tại bất cứ hành vi phân biệt đối xử nào trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp như dựa trên chủng tộc, giai cấp, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, giới tính,
khuyết tật, thành viên cơng đồn, chính kiến, tuổi tác hoặc bất kỳ điều kiện nào có thể dẫn
đến việc phân biệt đối xử. Công bằng tuyển dụng, tiền lương, các cơ hội thăng tiến, nghỉ
việc và nghỉ hưu. Công ty phải đảm bảo không cho phép những hành vi đe dọa, lạm dụng,
bóc lột, cưỡng bức tình dục bao gồm các cử chỉ, ngôn ngữ, tiếp xúc thân thể tại nơi làm
việc hoặc tại các cơ sở
1.3.6. Hình thức kỷ luật
Ngăn cấm các hành vi lăng mạ, xúc phạm sử dụng các biện pháp thô bạo hoặc vô
nhân đạo. Xử lý kỷ luật dựa trên tinh thần tôn trọng và thái độ chân thành đối với nhân
viên.
1.3.7. Giờ làm việc
Tuân theo quy định của luật pháp nước sở tại. Đảm bảo các ngày nghỉ lễ theo quy
định của nhà nước. Số giờ làm việc không quá 48h trên một tuần (khơng bao gồm giờ làm
làm thêm). Được nghỉ ít nhất 1 ngày sau 6 ngày làm việc liên tục. Ngoại trừ các trường
hợp ngoại lệ. Giờ làm thêm cũng trên nguyên tắc tự nguyện và không quá 12h/tuần.
1.3.8. Lương bổng
Doanh nghiệp quy định mức lương không thấp hơn mức tối thiểu mà quốc gia sở
tại qui định, đảm bảo cuộc sống đáp ứng những yêu cầu cơ bản cho nhân viên và các
khoản dự phịng. Doanh nghiệp khơng được trừ lương nhân viên cho các mục đích kỹ luật
mà khơng có quy định thỏa thuận lao động đã ký trước đó giữa lao động và doanh nghiệp,
5
ngoài ra các khoản trừ được phép theo quy định của pháp luật của nước sở tại. Đồng thời,
doanh nghiệp cần liệt kê rõ ràng lương và phúc lợi được gửi đến cho lao động ở mỗi kỳ
lương. Doanh nghiệp khơng được trì hỗn lương hoặc giới hạn mức lương được chi trả.
Đối với mức lương từ việc làm thêm giờ, phải tuân thủ quy định của nước sở tại hoặc
theo thỏa thuận hợp đồng lao động theo mức cao hơn mức lương cơ bản.
1.3.9. Hệ thống quản lý
1.3.9.1.
Chính sách, thủ tục và hồ sơ ghi chép
Doanh nghiệp phải tuyên bố và cam kết tuân thủ các điều kiện SA 8000 kết hợp
với luật pháp nước sở tại. Phát triển chính sách và quy trình thực hiện dựa trên tiêu chuẩn
SA8000, đồng thời công bố rõ ràng dễ tiếp cận đối với người lao động tại bất cứ nơi nào
thuộc phạm vi quản lý của tổ chức. Ngoài người lao động, doanh nghiệp cũng cần phải
thông báo những cam kết này đến khách hàng, nhà cung ứng và nhà thầu phụ.
Duy trì ghi chép thể hiện sự tuân thủ và thực hiện đúng tiêu chuẩn SA8000, đánh
giá kết quả định kỳ, đưa ra những cải tiến nâng cao qui trình.
1.3.9.2.
Ban quản lý tiêu chuẩn
Thành lập ban quản lý tiêu chuẩn để đảm bảo thực hiện tất cả các yêu cầu SA8000
đưa ra, tổ chức bao gồm đại diện từ phía doanh nghiệp và đại diện từ phía người lao động
được tổ chức cơng đồn cơng nhận (nếu doanh nghiệp có tổ chức cơng đồn).
1.3.9.3.
Xác định và đánh giá rủi ro
Ban quản lý tiêu chuẩn, thực hiện đánh giá rủi ro định kỳ bằng hình thức văn bản
để xác định những nơi trong tổ chức không đảm bảo hoặc tiềm tàng khả năng không tuân
thủ các tiêu chuẩn SA8000. Báo cáo đến ban quản trị cấp cao đưa ra giải pháp, các rủi ro
phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về mức độ tác hại trong văn bản báo cáo. Cơ sở
đánh giá dựa trên tiêu chuẩn SA8000 và sự tư vấn của các bên liên quan.
1.3.9.4.
Hoạt động giám sát
Ban quản lý tiêu chuẩn phải giám sát hiệu hoạt động ở doanh nghiệp cho việc tuân
thủ SA8000; đưa ra các hành động giải quyết hiệu quả các rủi ro được đã được đưa ra;
6
tăng tính hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn này vào hoạt động tại doanh nghiệp.
Ban quản lý tiêu chuẩn đánh giá định kỳ về việc thực hiện và lợi ích đáp ứng tiêu
chuẩn SA8000, lập báo cáo bao gồm tài liệu về các hành động khắc phục và ngăn ngừa đã
được thực hiện về cho ban quản trị cấp cao. Tổ chức các buổi họp định kỳ để đánh giá
mức độ khắc phục những mặt chưa đáp ứng và đưa ra những phương hướng hành động
cho những yếu tố có giá trị gia tăng trong việc thực hiện tiêu chuẩn.
1.3.9.5.
Truyền đạt thông tin
Bảo đảm nhân viên được biết đến các cam kết của doanh nghiệp về tiêu chuẩn
SA8000, truyền đạt định kỳ những yêu cầu của SA8000 đến người lao động.
1.3.9.6.
Quản lý và giải quyết khiếu nại
Thiết lập quy trình tiếp nhận khiếu nại bằng văn bản về những vấn đề liên quan
đến tiêu chuẩn SA8000 đồng thời bảo mật thông tin người khiếu nại, đồng thời không để
xảy ra các tình trạng phân biệt đối xử đối với người khiếu nại. Thiết lập quy trình xử lý
khiếu nại, thông báo kết quả giải quyết khiếu nại một cách cơng khai.
1.3.9.7.
Kiểm chứng từ bên ngồi và can thiệp của các bên liên quan
Doanh nghiệp cần phối hợp với các bên liên quan để đánh giá có báo trước và
khơng báo trước nhằm mục đích chứng minh doanh nghiệp đã tuân thủ tiêu chuẩn
SA8000. Từ đó đánh giá được mức độ của các vấn để trong quá trình đáp ứng tiêu chuẩn
SA8000.
1.3.9.8.
Hành động khắc phục và phòng ngừa
Doanh nghiệp phải xây dựng các chính sách và hành động để giải quyết các vấn đề
liên quan đến tiêu chuẩn. Ban quản lý tiêu chuẩn phải đảm bảo những hành động này
được thực thi một các hiệu quả. Tổ chức ghi nhận những thông tin liên quan đến việc
không tuân thủ tiêu chuẩn SA8000 bao gồm cả thời gian của các yếu tố đó.
1.3.9.9.
Đào tạo và nâng cao năng lực
Tổ chức chương trình cho người lao động nâng cao sự hiểu biết và thực hành để
đáp ứng tiêu chuẩn SA8000 một cách hiệu quả, đồng thời đưa ra chương trình kiểm tra
7
mức độ hiệu quả của chương trình huống luyện cho người lao động về tiêu chuẩn này.
1.3.9.10. Kiểm soát nhà cung ứng và nhà thầu
Doanh nghiệp cần kiểm soát mức độ đáp ứng tiêu chuẩn SA8000 của các nhà cung
ứng, nhà thầu, cơ quan tuyển dụng tư nhân. Quy trình kiểm soát cũng phải diễn ra đối với
các nhà cung ứng, nhà thầu, cơ quan tuyển dụng tư nhân mới.
Đối với nhà cung ứng, nhà thầu thuộc diện lao động tại nhà thì doanh nghiệp cũng
phải có những biện pháp hiệu quả để đảm bảo quyền lợi tương đương với lao động tại
doanh nghiệp theo yêu cầu của tiêu chuẩn SA8000
1.4. Qui trình chứng nhận tiêu chuẩn SA 8000
Bước 1: Doanh nghiệp tự thực hiện đánh giá nội bộ thông qua hệ thống trực tuyến
của SAI. Mục đích để doanh nghiệp hiểu rõ về tiêu chuẩn SA8000 cũng như đánh giá
được mức độ đáp ứng tiêu chuẩn của doanh nghiệp mình để có thể định hình được qui
trình hiệu chỉnh phù hợp.
Bước 2: Lựa chọn một trong 23 cơ quan chứng nhận của SAAS 4 (bảng) để bắt đầu
tiến trình đánh giá. Các cơ quan này tiến hành các công việc đánh giá bao gồm xem xét
tài liệu báo cáo của phía doanh nghiệp về những hoạt động đáp ứng tiêu chuẩn; kiểm định
thực tế điều kiện làm việc; phỏng vấn trực tiếp người lao động.
Bảng 1. Các tổ chức được quyền chứng nhận tiêu chuẩn SA8000
(Tính đến tháng 8/2017)
Tổ chức chứng nhận
STT
4
Trụ sở chính
Số lượng chi nhánh
quốc tế
1
ABS Quality Evaluations, Inc
USA
202
2
ALGI
USA
45
3
APCER
Portugal
32
4
BSI
UK
299
5
Bureau Veritas Certification
UK
1646
6
CISE (Centro per l'Innovazione e lo Sviluppo
Italy
689
SAAS(Social accountablity accreditation service): Hỗ trợ SAI trong việc chứng nhận tiêu chuẩn SA8000.
8
Economico)
7
CTI
China
10
8
DNV (Det Norske Veritas)
India
563
Hong Kong
107
UK
1
Greece
163
9
HKQAA (Hong Kong Quality Assurance
Agency)
10
Elevate
11
EUROCERT SA
12
Globalgroup of Companies Limited
India
65
13
Intertek (Intertek Testing Services)
U.S.A
145
14
IQC
Israel
90
15
IQNET Ltd.
Switzerland
456
16
LSQA
Uruguay
235
17
LRQA (Lloyd's Register Quality Assurance Ltd.)
UK
48
18
RINA S.P.A (Registro Italiano Navale Group)
Italy
1286
19
SGS-SSC
Italy
1363
20
TUV NORD Group (TUV Asia Pacific)
Hong Kong
308
21
TUV Rheinland Group
Hong Kong
452
22
TUV SUD South Asia
India
313
23
UL Registrar, LLC
India
2
Nguồn: SAAS (Social Accountablity Accreditation Service),
Bước 3: Sau khi tổ chức cơng nhận đưa ra kết quả đánh giá, phía doanh nghiệp sẽ
đưa ra các hành động điều chỉnh cả về hệ thống quản lý điều kiện làm việc sao cho phù
hợp với tiêu chuẩn SA8000, sau đó thơng báo cho phía tổ chức cơng nhận thực hiện rà
sốt lại lần cuối và nếu hoàn thiện doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận và phải duy
trì những cam kết ban đầu trong vịng 3 năm.
1.5. Lợi ích của tiêu chuẩn SA 8000
1.5.1.1.
Đối với doanh nghiệp
Được công nhận là doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm với cộng đồng. Tiêu
chuẩn SA8000 giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, sự đánh giá, lòng tin của khách hàng
9
về sản phẩm, làm tăng giá trị cho sản phẩm. Xét về lâu về dài, hình ảnh của doanh nghiệp
sẽ trở nên đẹp hơn trong thị trường lao động, trong cái nhìn của giới phân tích, nhà đầu tư
và cả khách hàng.
Bên cạnh đó, việc cải thiện mơi trường làm việc cho người lao động sẽ giúp doanh
nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí giám
sát theo dõi, giữ chân được lao động có kỹ năng và thu hút lao động có chất lượng. Điều
này giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
1.5.1.2.
Đối với người lao động
Với người lao động, khi được làm việc trong một doanh nghiệp đã được cấp chứng
nhận SA8000 thì hẳn là một lợi thế đối với họ. Họ được tôn trọng về vấn đề bảo vệ nhân
quyền, được đảm bảo an toàn về lao động và sức khỏe, tránh được những nguy cơ xấu
làm nguy hại đến tính mạng và tinh thần, không bị phân biệt đối xử, kèm theo đó là giờ
làm việc cho đến những khoản lương bổng luôn được doanh nghiệp đảm bảo thực hiện
đúng qui tắc, mang lại lợi ích tối đa cho người lao động. Đứng trên một khía cạnh khác
của vấn đề nhân quyền, đó chính là quyền được tự do thành lập hiệp hội và quyền được
thương lượng tập thể, được nói lên quan điểm của chính mình. Lúc này, người lao động
hoàn toàn nhận được những quyền trên, được đứng lên bảo vệ lợi ích chính đáng cho
chính bản thân mình cũng như cho cộng đồng những người lao động trong doanh nghiệp.
1.6. Tình hình áp dụng SA 8000 trên thế giới
Bảng 2. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 của các nước trên thế giới (Cập nhật đến
ngày 25/08/2017)
Số lượng các tổ chức được
Tổng số lượng lao động
Quy mô công
chứng nhận tiêu chuẩn SA
trong những tổ chức được
nhân trung bình
8000
cơng nhận
của tổ chức
Italy
1081
260477
242
India
953
524303
551
China
654
366450
569
Romania
112
28456
254
Bulgaria
91
10544
116
Quốc gia
10
Vietnam
91
76569
860
Brazil
68
108239
1592
PAKISTAN
62
104683
1688
Spain
40
69720
1743
PORTUGAL
37
17791
481
TAIWAN
37
60943
1647
LITHUANIA
25
6058
242
Sri Lanka
22
15977
726
GREECE
21
3252
171
Germany
14
15725
1210
TUNISIA
13
10918
840
UNITED KINGDOM
12
4499
375
POLAND
10
2108
211
Indonesia
9
25709
2857
Israel
9
3258
362
THAILAND
9
8414
935
Turkey
9
5557
617
CZECH REPUBLIC
8
11105
1586
Egypt
7
5159
737
Bangladesh
6
9150
1525
SWITZERLAND
6
837
167
Mexico
5
4960
992
Netherlands
5
1803
361
Belgium
4
2087
522
Mauritius
4
2927
732
PERU
4
3190
798
Costa Rica
3
9990
3330
CROATIA
3
713
238
DENMARK
3
125
42
FRANCE
3
906
302
HONG KONG
3
267
89
PHILIPPINES
3
38773
12924
SOUTH KOREA
3
115
38
UNITED ARAB
3
17542
5847
11
EMIRATES
Colombia
2
5384
2692
Japan
2
2602
1301
Luxembourg
2
161
81
SLOVAKIA
2
1252
626
USA
2
675
338
Albania
1
203
203
Cambodia
1
1103
1103
Canada
1
153
153
Chile
1
141
141
Dubai
1
42
42
El Salvador
1
1315
1315
Ethiopia
1
25
25
Guatemala
1
3766
3766
Honduras
1
3206
3206
Iran
1
12443
12443
Kenya
1
1519
1519
Laos
1
425
425
LATVIA
1
1143
1143
Malawi
1
167
167
Monaco
1
45
45
Morocco
1
1084
1084
Mozambique
1
151
151
Norway
1
70
70
Panama
1
4982
4982
QATAR
1
42
42
Serbia
1
5
5
SLOVENIA
1
60
60
Sweden
1
60
60
Tanzania
1
115
115
Uganda
1
20
20
Ukraine
1
859
859
VENEZUELA
1
115
115
Zambia
1
75
75
12
Nguồn: SAAS ,
Thơng qua bảng số liệu về tình hình áp dụng tiêu chuẩn SA8000 đến tháng 8/2017,
có thể thấy hiện nay trên thế giới có đến 72 nước có tổ chức đạt chứng nhận tiêu chuẩn
SA8000. Trong đó, Italy là nước có số tổ chức được cơng nhận tiêu chuẩn SA8000 nhiều
nhất trên thế giới với 1081 tổ chức, tiếp theo sau đó là Ấn Độ và Trung Quốc với lần lượt
số tổ chức là (953 và 654). Việt Nam đứng vị trí thứ 6 tồn thế giới (91 tổ chức được công
nhận).
Dựa trên biểu đồ về tỷ trọng các ngành có
tổ chức được cơng nhận tiêu chuẩn
SA8000 có thể thấy ngành dệt may
(Textiles) chiếm tỷ trọng cao nhất trong số
các ngành nghề cịn lại. Theo thơng tin từ
tổ chức SAAS5 tính đến tháng 8/2017 có
đến 522 doanh nghiệp dệt may chiếm gần 15% các doanh nghiệp có chứng nhận tiêu
Biểu đồ 1. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn
chuẩn SA8000, tiếp sau đó là ngành may
SA 8000 của các ngành trên thế giới
mặc chiếm gần 10.9 % và ngành điện tử
(Cập nhật đến ngày 25/08/2017)
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
chiếm 5.4%.
Nguồn: SAAS (Social Accountablity
Accreditation Service),
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
Biểu đồ 2. Số lượng tổ chức được chứng nhận bởi SA8000 hằng năm
Có thể thấy tốc độ tăng trưởng từ năm 1998 đến năm 2016 khá nhanh, số tổ chức
được cơng nhận có xu hướng tăng nhưng chưa đồng đều biên độ biến động lớn dao động
từ 1% – 17%. Số liệu lấy từ SAAS được cập nhập đến tháng 8/2017.
5
SAAS(Social accountablity accreditation service): Hỗ trợ SAI trong việc chứng nhận tiêu chuẩn SA8000.
13
2. Thực trạng áp dụng SA 8000 ở các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
2.1. Tình hình xuất khẩu ngành dệt may ở Việt Nam
Năm 2017 - cột mốc đánh dấu của nhiều sự kiện kinh tế thay đổi trên thế giới.
Trong đó, hai sự kiện nổi bật ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu hàng hóa nói chung
và thị trường xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam nói riêng, đó chính là vụ Brexit –
Anh rời khỏi EU và tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương TPP. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt từ những thị trường
dệt may như Bang-la-desh, Pa-kis-tan và Ấn Độ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
đang phải đối mặt với những thách thức lớn.
Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may vẫn có những dấu hiệu khả quan,
cho thấy đây là một ngành hàng luôn giữ được ưu thế trên thị trường. Cụ thể, theo Bộ
công thương, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng
11.3% so với cùng kì năm trước. Đây là một bước đột phá đáng kể trong hồn cảnh nền
kinh tế tồn cầu đang bất ổn. Có thể thấy, trong khi nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường
chính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đều giảm nhẹ, lần lượt giảm 1%, hơn 2% và 0.6%.
Ngược lại, tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này đều tăng trưởng
dương như xuất khẩu đi Mỹ tăng gần 9%; EU tăng 8%; Nhật Bản tăng 12% và Hàn Quốc
ước tính tăng tới 18%. So với bốn đối thủ mạnh như Bang-la-desh, In-do-ne-si-a, Ấn Độ
và đặc biệt là Trung Quốc thì Việt Nam vẫn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Theo Trade
Map6, tính trong thời kì này, tình hình xuất khẩu của Ấn Độ chỉ tăng 5% còn ba thị trường
còn lại đều suy giảm hơn 5%.
Thực chất sự tăng trưởng trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chưa thực
sự ổn định. Nguyên nhân của sự thiếu bền vững này là do việc Fed 7 tăng lãi suất và đặc
biệt là khuynh hướng chỉ đạo tiêu cực trong bảo hộ mậu dịch của ông Donald Trump.
Để đối phó với những biến động trên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần
trang bị những biện pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, phần lớn những doanh nghiệp này đều
6
7
Trade Map: Bản đồ Thông tin thương mại
Fed: Cục dự trữ liên bang Mỹ
14
có quy mơ vừa và nhỏ. Việc tồn tại ở thị trường trong nước còn chưa ổn định, huống hồ
việc giải quyết vấn đề cạnh tranh trên thương trường quốc tế vẫn còn là một thách thức
lớn.
2.2. Tầm quan trọng của SA 8000 đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam
Thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải đó chính là rào cản
về “trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp. Ngoài yếu tố chất lượng sản phẩm, yếu tố đạo
đức ngày càng được người tiêu dùng tại thị trường các nước nhập khẩu chú trọng. Khách
hàng không chỉ quan tâm tới mẫu mã, chất lượng, giá thành mà còn quan tâm tới cách
thức làm ra sản phẩm đó có nhân đạo và lành mạnh hay không. Họ chỉ thực sự tin mua
và sử dụng những sản phẩm được làm ra bởi “lao động xanh” – những lao động được
làm việc trong môi trường công bằng, khơng bị bóc lột, cưỡng bức hay phân biệt đối xử.
Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi người lao động bùng nổ khắp các nước phát
triển. Phong trào tẩy chay tại hai công ty Nike và Gap với cáo buộc bót lột sức lao động
cơng nhân và đặc biệt là trẻ em. Phong trào “Fair Trade”8 nhằm bảo vệ quyền lợi cho
người lao động trong việc trả lương, tham gia cơng đồn và được cung cấp chỗ ở. Chính
vì sự tranh đấu cho những quyền lợi thích đáng này, người tiêu dùng các quốc gia tiên
tiến ngày càng dè dặt hơn khi mua các sản phẩm từ các nước châu Phi và đặc biệt là châu
Á, những nơi mà xã hội đã và đang lên án gay gắt về các trường hợp ngược đãi nhân
công. SA8000, một hệ thống tiêu chuẩn tập trung vào điều kiện làm việc của người lao
động, được xem như một giải pháp khẳng định giá trị đạo đức của sản phẩm và trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Có thể thấy, rào cản kĩ thuật nghiêm ngặt như SA8000 rõ ràng là trở ngại lớn đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong tình hình hội nhập hóa
tồn cầu, nếu doanh nghiệp nào bắt kịp xu thế phát triển, nổ lực đạt được chứng chỉ
SA8000 sẽ tăng lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế về thu hút lực lượng lao động.
Người lao động sẽ cảm thấy được đối xử tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn và cống hiến
nhiều hơn.
8
Fair Trade: “Thương mại công bằng” gồm 10 tiêu chuẩn do Tổ chức Thương mại Công bằng Thế giới (WFTO) đặt ra