Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tính độc lập trong hoạt động của ngân hàng trung ương doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.07 KB, 2 trang )



Th«ng tin
t¹p chÝ luËt häc sè 12/2007 83




uật ngân hàng nhà nước năm 1997,
được sửa đổi, bổ sung năm 2003 là một
trong những văn bản luật nằm trong chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội
khoá XI. Một trong những nội dung sửa đổi,
bổ sung là vị trí, chức năng và sự độc lập cần
thiết của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Luật các nước thường xác định hoạt động
của ngân hàng trung ương trong ba lĩnh vực
là điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động
giám sát các tổ chức tín dụng, hoạt động
quản trị điều hành nội bộ. Tuy nhiên, quyền
hạn cụ thể của ngân hàng trung ương mỗi
quốc gia đối với các nội dung nêu trên lại
không giống nhau, thể hiện mức độ độc lập
khác nhau đối với cơ quan hành pháp.
Ngân hàng trung ương các quốc gia có
sự độc lập khác nhau trong hoạt động nhưng
thường tương ứng với một trong bốn mức
độ sau:
1. Ngân hàng trung ương có trách nhiệm
quyết định chính sách tiền tệ quốc gia và chế
độ tỉ giá nếu chế độ tỉ giá không được thả


nổi. Loại ngân hàng có quyền năng cơ bản
nêu trên được coi là có tính độc lập khi xác
định mục tiêu. Đây được coi là mô hình có
tính độc lập cao nhất. Quyền năng của Hệ
thống dự trữ liên bang Hoa Kì (Fed hoặc
FRB) thể hiện xu hướng này. Theo đạo luật
dự trữ liên bang Hoa Kì thì Hệ thống dự trữ
liên bang có trách nhiệm thực thi chính sách
tiền tệ quốc gia bằng cách tác động vào các
điều kiện tiền tệ và tín dụng; giám sát và quy
định các tổ chức ngân hàng để đảm bảo an
toàn hệ thống tài chính ngân hàng; duy trì sự
ổn định của nền kinh tế và kiềm chế rủi ro hệ
thống Một điểm cần lưu ý là Fed được độc
lập trong việc xác định mục tiêu của chính
sách tiền tệ. Điều 2A đạo luật dự trữ liên
bang Hoa Kì quy định ngoài "chính sách
chung" do Quốc hội xem xét, những nội
dung còn lại liên quan đến tổng khối lượng
tiền tệ và tín dụng sẽ do Hội đồng các thống
đốc của Hệ thống dự trữ liên bang và Uỷ ban
thị trường mở liên bang quyết định.
2. Ngân hàng trung ương có trách nhiệm
quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỉ giá
nhưng việc quyết định này dựa trên mục tiêu
chủ yếu đã được xác định trước trong luật.
Quyền năng của ngân hàng trung ương châu
Âu (ECB) là ví dụ. Mục tiêu của EU là ổn
định giá cả vì thế ngân hàng trung ương châu
Âu có quyền: Quyết định chính sách tiền tệ,

đề xuất chính sách kinh tế, xây dựng và thực
hiện chế độ tỉ giá
(1)
bên cạnh việc thực hiện
các hoạt động như các ngân hàng trung ương
khác. Quyền hạn của ngân hàng trung ương
Trung Quốc cũng thể hiện tính độc lập tương
tự. Điều 2 Luật ngân hàng trung ương Trung
Quốc năm 1995 quy định: Ngân hàng nhân
dân Trung Quốc thiết lập và thực thi chính
sách tiền tệ, thực hiện thanh tra và kiểm soát
toàn bộ hoạt động ngân hàng. Mục tiêu của
chính sách tiền tệ được xác định trước tại
L



Th«ng tin
84 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2007

Điều 3 Luật này, đó là mục tiêu của chính
sách tiền tệ là duy trì sự ổn định giá trị đồng
tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
3. Ngân hàng trung ương có trách nhiệm
hoàn thành các chỉ tiêu chính sách tiền tệ.
Các chỉ tiêu chính sách tiền tệ được Quốc
hội hoặc Chính phủ quyết định. Trường hợp
này có thể gọi là độc lập trong việc lựa chọn
công cụ thực hiện chính sách tiền tệ. Quyền
năng của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc

là ví dụ cho mô hình này. Điều 3 Luật Ngân
hàng Hàn Quốc quy định mục tiêu hoạt
động của Ngân hàng Hàn Quốc là duy trì sự
ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy phát triển
kinh tế và duy trì an toàn của các tổ chức có
hoạt động ngân hàng. Theo Điều 7 Luật
Ngân hàng Hàn Quốc thì hoạt động của
Ngân hàng Hàn Quốc được tiến hành theo
sự quản trị, điều hành của Hội đồng chính
sách tiền tệ. Hiện tại, Hội đồng chính sách
tiền tệ gồm 7 thành viên: Thống đốc Ngân
hàng là chủ tịch hội đồng; phó thống đốc là
uỷ viên thường trực; một thành viên được
đề nghị bởi bộ trưởng tài chính và kinh tế;
một thành viên được đề nghị bởi thống đốc
ngân hàng Hàn Quốc; một thành viên được
đề nghị bởi chủ tịch Hội đồng giám sát tài
chính; một thành viên được đề nghị bởi
chủ tịch Đoàn chủ tịch công thương; một
thành viên được đề nghị bởi chủ tịch Hiệp
hội các ngân hàng.
(2)

4. Ngân hàng trung ương không có
quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia,
chế độ tỉ giá, không được quyền lựa chọn
các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ. Đây
có thể coi là mô hình ngân hàng trung ương
có mức độ độc lập thấp nhất. Luật ngân hàng
trung ương Malaysia, Luật ngân hàng nhà

nước Việt Nam năm 1997 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2003) cho thấy Ngân hàng trung
ương Malaysia, Ngân hàng nhà nước Việt
Nam là loại ngân hàng trung ương có tính
độc lập thấp nhất. Về mục tiêu: Điều 1 Luật
ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa ra nhiều
mục tiêu mà nếu thực hiện đồng thời thì dễ
gây xung đột như ổn định giá trị đồng tiền,
thúc đẩy phát triển kinh tế đi kèm với yêu
cầu định hướng xã hội chủ nghĩa. Về chính
sách tiền tệ quốc gia, biện pháp kiểm soát
lạm phát do Quốc hội quyết định theo Điều 3
Luật này. Điều 5 Luật ngân hàng nhà nước
quy định Chính phủ tổ chức thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia, quyết định lượng tiền
cung ứng, mục đích sử dụng Trong trường
hợp cho vay đối với các tổ chức tín dụng tạm
thời mất khả năng chi trả cũng phải được sự
chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (theo
Điều 30). Như vậy, có thể thấy quyền năng
của Ngân hàng nhà nước Việt Nam bị hạn
chế hơn rất nhiều so với ngân hàng trung
ương của các quốc gia khác./.
TS. Ph¹m ThÞ Giang thu

(1).Xem:
(2).Xem:

×