Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.03 KB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

LƯƠNG THỊ HOÀNG ANH

QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM ĐỊNH
HẢI QUAN 6, CỤC KIỂM ĐỊNH HẢI QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

LƯƠNG THỊ HOÀNG ANH

QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM ĐỊNH
HẢI QUAN 6, CỤC KIỂM ĐỊNH HẢI QUAN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ

Hà Nội, Năm 2022



LỜI CAM ĐOAN
“Tôi cam đoan luận văn do tôi nghiên cứu, đúc kết trên cơ sở lý luận
khoa học. Hoàn toàn dựa trên số liệu và dữ liệu thực tiễn thu thập từ cơ quan,
các sách báo, giáo trình có trích nguồn rõ ràng. Khơng vi phạm quy định về
sự trung thực trong nghiên cứu học thuật.”
Hà Nội, ngày ... tháng 1 năm 2022
Tác giả luận văn

Lương Thị Hoàng Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi trân trọng cám ơn cô giáo hướng dẫn PGS.TS Đồn Thị Thu Hà đã
hướng dẫn tận tình, giúp tơi hồn thành luận văn theo đúng quy định của Nhà
trường.
Tôi trân trọng cám ơn các thầy cô giáo Khoa Khoa học quản lý và Viện
Đào tạo sau Đại học đã hỗ trợ tơi trong q trình học tập tại Trường Đại học
KTQD.
Trân trọng cám ơn đồng nghiệp tại Chi cục kiểm định hải quan 6 đã tạo
điều kiện cho tơi học tập nâng cao trình độ tại Trường Đại học KTQD.
Hà Nội, ngày

tháng 1 năm 2022

Tác giả luận văn

Lương Thị Hoàng Anh



MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
KĐHQ
TCHQ
CCHQ
XNK

Nghĩa
Kiểm định hải quan
Tổng cục hải quan
Chi cục hải quan
Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HỘP
Bảng:
Bảng 2.1: Cán bộ, công chức tại Chi cục KĐHQ 6.........................................45
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của Chi cục.......................................................47
Bảng 2.3: Hàng hóa XNK và địa bàn được kiểm định tại Chi cục.................49
Bảng 2.4: Kết quả kiểm định...........................................................................50
Bảng 2.5: Kết quả điều tra các chi cục hải quan về hoạt động kiểm định hàng
hóa XNK.........................................................................................53
Bảng 2.6: Cán bộ, công chức quản lý kiểm định tại Chi cục KĐHQ 6...........57
Bảng 2.7: Chỉ tiêu kế hoạch kiểm định hàng hóa XNK của Chi cục..............61
Bảng 2.8: Một số phép thử trong lĩnh vực hóa được cơng nhận trong giai đoạn
2018-2020 của Chi cục...................................................................64
Bảng 2.9: Chỉ tiêu hàng hóa XNK được kiểm định tại Chi cục và tài liệu

hướng dẫn kiểm định.......................................................................66
Bảng 2.11.: Thực trạng phịng thí nghiệm, trạm kiểm định và trang thiết
bị kiểm định...................................................................................71
Bảng 2.12: Thực trạng giải quyết kiến nghị, khiếu nại...................................77
Bảng: 2.13 Nội dung kiểm soát, vấn đề phát hiện và các giải pháp xử lý
của Chi cục.....................................................................................81
Bảng 2.14. So sánh thực hiện và mục tiêu kiểm định hàng hóa XNK của
Chi cục............................................................................................82
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục.............................................................45
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý kiểm định.................................................55
Sơ đồ 2.3. Tiến hành kiểm định mặt hàng vài sợi của Chi cục.......................74


Hộp:


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

LƯƠNG THỊ HOÀNG ANH

QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM ĐỊNH
HẢI QUAN 6, CỤC KIỂM ĐỊNH HẢI QUAN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


Hà Nội, Năm 2022


10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Lý do lựa chọn đề tài
Chi cục kiểm định hải quan 6 là đơn vị thuộc Cục kiểm định hải quan được
thành lập với mục đích phân tích phân loại và đáp ứng nhu cầu đổi mới chức năng
nhiệm vụ theo các văn bản mới.
Trải qua hơn 4 năm hoạt động, Chi cục kiểm định hải quan 6 đã thực hiện
một số nhiệm vụ trong cơng tác quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu như
xây dựng các quy định, quy chế về kiểm định, xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai
kiểm định một số mặt hàng. Riêng trong năm 2020, Chi cục đã tiếp nhận 192 mẫu,
trong đó có 10 mẫu phân bón, 12 mẫu khống sản, 10 mẫu phế liệu/hàng đã qua sử
dụng (dây truyền sản xuất giấy ngũ sắc, máy sấy tấm ván gỗ, ca bin tổng thành); 57
mẫu xỉ quặng, 103 mẫu vải, nhựa, giấy. Trong năm 2020, Chi cục đã hồn thành
160 mẫu và cơng nhận kết quả; có 32 mẫu trả lại do khơng có đủ trang thiết bị cần
thiết cho kiểm định hoặc do hồ sơ yêu cầu không đúng quy định.
Bên cạnh những ưu điểm trong quản lý kiểm định hàng hóa XNK, Chi cục
KĐHQ 6 vẫn còn những hạn chế, vướng mắc chưa được giải quyết thấu đáo, kịp thời.
Công chức của Chi cục chưa đủ số lượng để thực hiện nhiệm vụ kiểm định, chưa có
kinh nghiệm nhiều trong kiểm định hàng hóa XNK. Chi cục thiếu văn bản kế hoạch
về kiểm định hàng hóa XNK. Kế hoạch kiểm định chưa có nội dung đầy đủ cần thiết.
Quá trình xây dựng kế hoạch cịn thiếu nhiều thơng tin xác đáng để căn cứ cho xây
dựng kế hoạch. Đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa đáp ứng nhu cầu phát triển các
mẫu hàng hóa XNK kiểm định mới của Chi cục. Một số đơn vị khi gửi mẫu kiểm
định tới Chi cục đã bị trả lại do Chi cục chưa có năng lực kiểm định các mặt hàng
theo yêu cầu. Khai thác, sử dụng trạm kiểm định chưa đạt kỳ vọng của Lãnh đạo cấp
trên, nguyên nhân do không nhận được yêu cầu của hải quan địa phương.

Định hướng trong thời gian tới của Chi cục là tăng cường, phát triển kiểm định
hàng hóa xuất nhập khẩu, do vậy quản lý kiểm định của Chi cục là nhiệm vụ trọng tâm
trong công tác quản lý địi hỏi cần có những giải pháp hữu hiệu hơn để nâng cao chất
lượng kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu. Chính vì vậy em lựa chọn đề tài: “Quản lý
kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm
định hải quan” để làm đề tài viết luận văn của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là:


11
- Xây dựng được cơ sở lý luận về quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập
khẩu tại chi cục kiểm định hải quan.
- Phân tích được thực trạng Quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Chi cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan giai đoạn 2018-2020.
- Đề xuất được giải pháp hoàn thiện Quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Chi cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan đến 2025.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục kiểm định hải quan.
Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu theo quy trình quản lý
* Về thời gian: nghiên cứu cho giai đoạn 2018– 2020, điều tra 4/2021, giải
pháp đến 2025.
* Về không gian: tại Chi cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và tài liệu tham khảo, luận văn
được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại
chi cục kiểm định hải quan.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu

tại Chi cục Kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý kiểm định hàng
hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM ĐỊNH HẢI QUAN
Hàng hóa xuất nhập khẩu
Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu
giữ trong địa bàn hoạt động hải quan” So với các loại hàng hóa lưu thơng hàng ngày
trên thị trường tiêu dùng thì hàng hóa xuất nhập khẩu có các đặc điểm là phải được
làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến
đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp
luật. Hàng hóa xuất nhập khẩu được thơng quan sau khi đã hoàn thành thủ tục hải
quan.


12
Kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục kiểm định hải quan
Kiểm định hàng hóa XNK của Chi cục Kiểm định hải quan là việc chi cục đối
chiếu, xác định thực tế hàng hóa với nội dung khai báo hải quan và các nội dung theo
quy định của pháp luật hải quan bằng các trang thiết bị kỹ thuật và các biện pháp
nghiệp vụ, từ đó đưa ra kết quả kiểm tra nhằm giúp đơn vị hải quan xác định hàng hóa
có đủ điều kiện XNK theo quy định của pháp luật chuyên ngành hay không.
Khái niệm, mục tiêu quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi
cục kiểm định hải quan
“Quản lý tổ chức là sự tác động của chủ thể quản lý thông qua quá trình lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức, nhằm
đạt được mục tiêu của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả cao” (Giáo trình Quản lý
học, Chủ biên: Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà - 2012).
Quản lý kiểm định hàng hóa XNK tại chi cục kiểm định hải quan là một quá

trình quản lý của chi cục đối với hoạt động kiểm định hàng hóa XNK, đó là lập kế
hoạch kiểm định hàng hóa XNK; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định hàng hóa
XNK; kiểm sốt kiểm định hàng hóa XNK của chi cục nhằm hồn thành các mục
tiêu quản lý kiểm định trong gian đoạn nhất định.
Bộ máy quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục kiểm định
hải quan
Bộ máy quản lý kiểm định của Chi cục có những cá nhân đứng đầu chi cục
là Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng. Những cá nhân đứng đầu chi cục
chịu trách nhiệm trước cục , trước pháp luật, trước đơn vị yêu cầu kiểm định. Các
phó chi cục trường chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng, và trước pháp luật trong
các nhiệm vụ quản lý kiểm định được phân công phụ trách.


13
Chi cục có cơ cấu các bộ phận trực thuộc là các đội: có 1 đội tổng hợp và
các đội chun mơn là các đội kiểm định. Mỗi đội có đội trưởng và một đến hai phó
đội trưởng.
Tùy theo quy định pháp luật ở các thời điểm khác nhau, một số Chi cục
khơng có tổ chức cấp đội mà chỉ có vị trí việc làm trong Chi cục do các cơng chức
đảm nhiệm. Các vị trí việc làm này do Cục trưởng Cục quyết định.
Số lượng công chức của số Chi cục hay số biên chế do Cục trưởng Cục
quyết định.
Chi cục trong quản lý kiểm định hàng hóa XNK chịu sự quản lý nhà nước
trực tiếp từ Cục trưởng Cục đồng thời có mối quan hệ phối hợp với các đơn vị khác
thuộc Cục và mối quan hệ phối hợp với các tổ chức khác trong ngành hải quan và
ngoài ngành hải quan theo đúng quy định pháp luật.
Nội dung quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục kiểm
định hải quan
Lập kế hoạch kiểm định
Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định

Kiểm soát kiểm định hàng hóa XNK
Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Chi cục kiểm định hải quan: Nhân tố thuộc chi cục kiểm định hải quan; Nhân tố
mơi trường bên ngồi chi cục kiểm định hải quan
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM ĐỊNH HẢI QUAN 6, CỤC
KIỂM ĐỊNH HẢI QUAN
Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục
Chi cục KĐHQ 6 có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục KĐHQ và
trực tiếp tổ chức thực hiện kiểm định, phân tích, giám định, kiểm tra chuyên ngành
đối với hàng hóa xuất XNK trong phạm vi địa bàn quản lý được giao và phân công
của Cục trưởng Cục KĐHQ .
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị về công
tác được phân cơng quản lý trình Cục trưởng Cục KĐHQ phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện kiểm định, phân tích, giám định, kiểm tra chuyên ngành
trên địa bàn được giao và theo phân công của Cục trưởng.
- Tham mưu phân loại hàng hóa XNK sau phân tích, giám định và kết quả
kiểm định, kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
- Thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu hàng hóa XNK thuộc phạm vi chức năng


14
quản lý của Chi cục.
- Giải quyết khiếu nại, vướng mắc liên quan đến kết quả sau khi kiểm định,
phân tích, giám định và kiểm tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý theo quy định
của pháp luật.
- Thường xuyên theo dõi, phân tích, tổng hợp thơng tin, dữ liệu về tình hình,
kết quả thực hiện cơng tác kiểm định, phân tích, giám định, phân loại và kiểm tra
chuyên ngành đối với hàng hóa XNK trên địa bàn được phân công; đề xuất Cục
trưởng báo cáo Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát việc thực

hiện cơng tác kiểm định, phân tích, giám định, phân loại và kiểm tra chuyên ngành
trên địa bàn được phân công trên hệ thống dữ liệu tập trung.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Cục KĐHQ thực hiện các nhiệm vụ liên
quan đến kiểm tra nghiệp vụ về kiểm định, phân tích, giám định và kiểm tra chuyên
ngành theo quy định pháp luật.
Cơ cấu tổ chức và nhân lực
Chi cục KĐHQ 6 có 1 Chi cục trưởng, 1 Phó Chi cục trưởng và 2 bộ phận
chuyên môn là Bộ phận Tổng hợp và Bộ phận Nghiệp vụ. Lãnh đạo Chi cục phải
chịu trách nhiệm đối với kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của Chi cục trước
Cục trưởng cục KĐHQ. Chi cục trưởng quản lý trực tiếp Bộ phận Tổng hợp; Phó Chi
cục trưởng quản lý trực tiếp Bộ phận Nghiệp vụ. Phó Chi cục trưởng chịu trách
nhiệm trước Chi cục trưởng về công việc được giao phụ trách.
Kết quả hoạt động của Chi cục
Mặc dù mới được thành lập năm 2017, nhưng Tập thể cán bộ công chức của
Chi cục KĐHQ 6 đã đoàn kết hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Tiếp nhận xử lý mẫu được đảm bảo; đã phối hợp tốt với các Chi cục thuộc
địa bàn quản lý trong việc giao nhận mẫu yêu cầu phân tích, chưa để xảy ra các sai
sót; đã phối hợp tốt với các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan Lạng Sơn, Cao
Bằng, Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Giang trong việc giao nhận mẫu yêu cầu phân tích,
chưa để xảy ra các sai sót. Trong q trình tiếp nhận mẫu Chi cục đã luôn luôn chủ
động hướng dẫn các đơn vị Hải quan địa phương hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ phân
tích, hướng dẫn lấy mẫu đảm bảo các yêu cầu PTPL qua đó làm giảm thời gian đi
lại, rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục gửi mẫu. Triển khai thực hiện đúng tinh thần
chỉ đạo của LĐTC tại Chỉ thị số 723 và kết luận 2477/TB-TCHQ, thông báo
4503/TB-TCHQ về việc giảm tải mẫu yêu cầu PTPL. Chi cục đã chủ động trao đổi,
bổ sung thông tin để làm rõ một số thông báo kết quả phân tích với Cục và Cục


15
Thuế xuất nhập khẩu, phối hợp giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của doanh

nghiệp liên quan kết quả phân tích hàng hóa một cách khách quan, minh bạch.
Hàng hóa xuất nhập khẩu và kết quả kiểm định hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Chi cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan giai đoạn
2018-2020
Hàng hóa xuất nhập khẩu được kiểm định tại Chi cục
Sau 3 năm hoạt động, Chi cục KĐHQ 6 được kiểm định các loại hàng hóa như
phân bón, khống sản, phế liệu/hàng đã qua sử dụng; Xỉ/Quặng và một số mặt hàng
khác như vải, nhựa, giấy. Năm 2017, Chi cục chưa được giao kiểm định mặt hàng
nào, năm 2018, Chi cục được Cục KĐHQ giao kiểm định mặt hàng phân bón; năm
2019 được giao thêm phế liệu/hàng đã qua sử dụng, xỉ/quặng; năm 2020 được giao
kiểm định thêm mặt hàng phân bón và một số mặt hàng khác như vải, nhựa, giấy.
Kết quả kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục
Nhìn chung, hoạt động kiểm định của Chi cục được Cục KĐHQ đánh giá
tương đối tốt và các chi cục hải quan, các doanh nghiệp ít có ý kiến, phản đối các
mẫu ban hành kết quả kiểm định của Chi cục. Số chi cục điều tra là 23 Chi cục đã
có mẫu kiểm định tại Cục 6. Kết quả điều tra cho thấy điểm trung bình đồng ý với
các tiêu chí đánh giá hoạt động kiểm định của Chi cục tương đối tích cực
Thực trạng quản lý kiểm định hàng hóa x́t nhập khẩu tại Chi cục
kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan
Bộ máy quản lý kiểm định
Nhìn chung bộ máy quản lý kiểm định của Chi cục KĐHQ 6 đã tổ chức hợp
lý các chức năng, nhiệm vuj. Mặc dù mới thành lập năm 2017 nhưng Lãnh đạo Chi
cục đã có phương án tổ chức bộ máy quản lý kiểm định phù hợp với chuyên môn
công việc và tình hình nhân lực kiểm định của Chi cục.
Lập kế hoạch kiểm định
Chi cục KĐHQ 6 mới thành lập năm 2017 nên trong 3 năm hoạt động vừa
qua, Chi cục chưa lập kế hoạch kiểm định dài hạn và trung hạn. Đến nay, Chi cục đã
lập kế hoạch kiểm định hàng hóa XNK hàng năm và các kế hoạch cho các hoạt
động cụ thể về kiểm định làm căn cứ cho triển khai.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định

Chi cục KĐHQ 6 đã thực hiện kiểm định theo đúng quy chế kiểm định số
2999/QĐ-TCHQ ban hành 06 tháng 9 năm 2017. Việc kiểm định đảm bảo tuân thủ
theo đúng quy trình nghiệp vụ và các phương pháp thực hiện theo sổ tay hướng dẫn
kiểm định mặt hàng XNK. Tuy nhiên, cơng tác kiểm định của Chi cục cịn một số


16
khiếm khuyết như việc hướng dẫn các đơn vị lấy mẫu kiểm định theo nguyên tắc
lấy mẫu chưa sát sao; chưa sử dụng kết quả kiểm định của các đơn vị khác nếu cùng
loại hàng hóa; một số hàng hóa đã kiểm định lần trước vẫn kiểm định lại nhưng
chưa theo dõi để loại trừ. Bên cạnh đó, Chi cục chưa phối hợp theo dõi sử dụng kết
quả kiểm định tại các chi cục hải quan. Vì vậy cơng tác kiểm định của chi cục chưa
tiết kiệm chi phí và thời gian. Kết quả kiểm định của Chi cục chưa phổ biến cho các
chi cục khác để tránh kiểm định trùng và lãng phí. Bên cạnh các kết quả đạt được,
một số mẫu vẫn chưa đảm bảo hoàn thành đúng thời gian theo quy định, nguyên
nhân do một số mẫu khó cần phải có thêm thời gian gửi đi giám định ở một số đơn
vị khác, máy, thiết bị phân tích và nhân lực thiếu, chun mơn nghiệp vụ chưa được
đào tạo thêm. Đối với những mẫu chậm ban hành kết quả Chi cục đã chủ động
thông báo tới các đơn vị gửi mẫu nguyên nhân chậm ban hành kết quả phân tích.
Kiểm sốt kiểm định
Chủ thể kiểm sốt kiểm định hàng hóa XNK tại Chi cục KĐHQ 6 là lãnh đạo
của Chi cục và Trưởng các bộ phận Tổng hợp và bộ phận Nghiệp vụ. Chi cục chịu
sự kiểm tra của Cục .
Đánh giá quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục kiểm
định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan: Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý
kiểm định; Ưu điểm; Hạn chế; Nguyên nhân của hạn chế
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ
KIỂM ĐỊNH HÀNG HĨA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM ĐỊNH
HẢI QUAN 6, CỤC KIỂM ĐỊNH HẢI QUAN
Mục tiêu quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu của Chi cục kiểm

định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan đến 2025
-Phát triển Chi cục KĐHQ 6 thành một chi cục có năng lực tốt về kiểm
định, giải quyết các nhu cầu kiểm định hàng hóa XNK trên địa bàn thuộc quản lý
hải quan các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên.
- Phát triển năng lực phối hợp của Chi cục KĐHQ 6 với các Chi cục khác trong
công tác kiểm định, sử dụng được những kết quả kiểm định của nhau, chia sẻ các kết
quả quả kiểm định, tránh lãnh phí và phi hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ này.
- Số mẫu tiếp nhận để kiểm định của Chi cục mỗi năm tăng 200 mẫu so với
năm trước đó, ít nhất đến 2025, Chi cục tiếp nhận được hơn 1.000 mẫu kiểm định


17
trong một năm; đảm bảo không tồn đọng mẫu kiểm định; hạn chế việc trả lại mẫu
kiểm định do chưa đủ năng lực dưới 1%/năm.
- Tất cả các cục hải quan trực thuộc Cục hải quan các tỉnh Lạng Sơn, Cao
Bằng, Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên đều gửi mẫu kiểm định, hồ sơ kiểm
định đến Chi cục nhanh chóng, bảo mật và thuận tiện.
- Nâng cao chất lượng kiểm định, 100% thông báo kết quả kiểm định được
chấp nhận và sử dụng tốt cho kiểm tra hải quan của các chi cục hải quan. Nâng cao
mức độ hài lòng của đơn vị yêu cầu kiểm định.
Phương hướng hồn thiện quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu
tại Chi cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan đến 2025
- Quản lý kiểm định hàng hóa XNK của Chi cục KĐHQ 6 đảm bảo theo
đúng các quy định pháp luật về kiểm định và các quy chế, hướng dẫn kiểm định,
thay đổi và theo sát với những quy định mới, những quy định hoàn thiện của khung
pháp luật kiểm định hàng hóa XNK.
- Tiếp tục đề xuất bổ sung nhân lực, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý kiểm
định phù hợp với nhiệm vụ của Chi cục.
- Đáp ứng nhu cầu kiểm định của các chi cục hải quan cả về số lượng, loại
hàng và sự phức tạp mặt hàng cần kiểm định bằng điều chỉnh phương thức quản lý

kiểm định hàng hóa XNK của chi cục theo cách phù hợp nhất.
- Các kế hoạch kiểm định của Chi cục hướng đến các kế hoạch dài hạn. Kế
hoạch bám sát với những thay đổi môi trường kiểm định và thay đổi năng lực kiểm
định chi cục.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định theo quy chế kiểm định, đổi mới
toàn diện tổ chức thực hiện kế hoạch để thông báo kết quả kiểm định được ban hành
chính xác, tin cậy, kịp thời, hiệu quả, rút ngắn thời gian ban hành kết quả, giảm
lượng mẫu tồn.
- Đảm bảo kiểm sốt kiểm định hàng hóa XNK của Chi cục thực chất hơn để hoàn
thiện nhiệm vụ kiểm định, nâng cao năng lực kiểm định của Chi cục trong thời gian tới.
Giải pháp hoàn thiện quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi
cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan đến 2025
Hoàn thiện bộ máy quản lý kiểm định
Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm định
Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định
Hồn thiện kiểm sốt kiểm định
Kiến nghị: Kiến nghị với Cục kiểm định hải quan; Kiến nghị với các chi cục
hải quan


18

KẾT LUẬN
Chi cục kiểm định hải quan 6 là đơn vị thuộc Cục kiểm định hải quan được
thành lập với mục đích phân tích phân loại và đáp ứng nhu cầu đổi mới chức năng
nhiệm vụ theo các văn bản mới. Theo Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực
thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 1388/QĐ-BTC ngày 20/6/2016 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm định hải quan. Chi cục
thực hiện một số nhiệm vụ mới về kiểm định, kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra về

tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XNK.
Đồng thời, Chi cục hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ cho hải quan cửa khẩu một cách
nhanh chóng, chính xác, khách quan, góp phần giảm thời gian thơng quan hàng hóa.
Trải qua hơn 4 năm hoạt động, Chi cục kiểm định hải quan 6 đã thực hiện
một số nhiệm vụ trong công tác quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu như
xây dựng các quy định, quy chế về kiểm định, xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai
kiểm định một số mặt hàng. Bên cạnh những ưu điểm trong quản lý kiểm định hàng
hóa XNK, Chi cục KĐHQ 6 vẫn cịn những hạn chế, vướng mắc chưa được giải
quyết thấu đáo, kịp thời. Vì vậy, tác giả nghiên cứu luận văn này tại Chi cục KĐHQ
6 và đã thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại
chi cục kiểm định hải quan.
- Phân tích thực trạng Quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi
cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan giai đoạn 2018-2020.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện Quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu
tại Chi cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan đến 2025.
Tác giả rất mong muốn nhận các ý kiến góp ý của các thầy cô để sửa chữa
điều chỉnh Luận văn được tốt hơn.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

LƯƠNG THỊ HOÀNG ANH

QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM ĐỊNH
HẢI QUAN 6, CỤC KIỂM ĐỊNH HẢI QUAN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ

Hà Nội, Năm 2022


20

MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài

Chi cục kiểm định hải quan 6 là đơn vị thuộc Cục kiểm định hải quan
được thành lập với mục đích phân tích phân loại và đáp ứng nhu cầu đổi mới
chức năng nhiệm vụ theo các văn bản mới. Cụ thể là theo Quyết định số
65/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 1388/QĐBTC ngày 20/6/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Cục Kiểm định hải quan. Chi cục thực hiện một số nhiệm vụ mới về
kiểm định, kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XNK. Đồng thời, Chi cục
hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ cho hải quan cửa khẩu một cách nhanh chóng, chính
xác, khách quan, góp phần giảm thời gian thơng quan hàng hóa.
Trải qua hơn 4 năm hoạt động, Chi cục kiểm định hải quan 6 đã thực
hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập
khẩu như xây dựng các quy định, quy chế về kiểm định, xây dựng sổ tay
hướng dẫn triển khai kiểm định một số mặt hàng. Riêng trong năm 2020, Chi
cục đã tiếp nhận 192 mẫu, trong đó có 10 mẫu phân bón, 12 mẫu khống sản,

10 mẫu phế liệu/hàng đã qua sử dụng (dây truyền sản xuất giấy ngũ sắc, máy
sấy tấm ván gỗ, ca bin tổng thành); 57 mẫu xỉ quặng, 103 mẫu vải, nhựa, giấy.
Trong năm 2020, Chi cục đã hoàn thành 160 mẫu và cơng nhận kết quả; có 32
mẫu trả lại do khơng có đủ trang thiết bị cần thiết cho kiểm định hoặc do hồ
sơ yêu cầu không đúng quy định.
Bên cạnh những ưu điểm trong quản lý kiểm định hàng hóa XNK, Chi
cục KĐHQ 6 vẫn còn những hạn chế, vướng mắc chưa được giải quyết thấu
đáo, kịp thời. Công chức của Chi cục chưa đủ số lượng để thực hiện nhiệm
vụ kiểm định, chưa có kinh nghiệm nhiều trong kiểm định hàng hóa XNK.


21
Chi cục thiếu văn bản kế hoạch về kiểm định hàng hóa XNK. Kế hoạch kiểm
định chưa có nội dung đầy đủ cần thiết. Đề xuất chỉ tiêu kiểm định của Chi
cục có lúc chưa đủ các điều kiện để được cấp chứng nhận đủ điều kiện thực
hiện các phép thử. Q trình xây dựng kế hoạch cịn thiếu nhiều thông tin xác
đáng để căn cứ cho xây dựng kế hoạch. Đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa
đáp ứng nhu cầu phát triển các mẫu hàng hóa XNK kiểm định mới của Chi
cục. Một số đơn vị khi gửi mẫu kiểm định tới Chi cục đã bị trả lại do Chi cục
chưa có năng lực kiểm định các mặt hàng theo yêu cầu. Việc cấp chứng nhận
kiểm định của Cục chưa kịp thời. Nội dung sổ tay hướng dẫn thiếu sót về
phương pháp kiểm định bằng cảm quan định tính; phương pháp định lượng
thành phần với các loại nguyên liệu, chất khác nhau có trong mẫu kiểm định,
quy định một số thiết bị dụng cụ kiểm định còn thiếu. Khai thác, sử dụng trạm
kiểm định chưa đạt kỳ vọng của Lãnh đạo cấp trên, nguyên nhân do không
nhận được yêu cầu của hải quan địa phương. Việc hướng dẫn các đơn vị lấy
mẫu kiểm định theo nguyên tắc lấy mẫu chưa sát sao. Một số mẫu vẫn chưa
đảm bảo hoàn thành đúng thời gian theo quy định. Chia sẻ các hồ sơ kết quả
kiểm định chưa được thực hiện trên hệ thống Customslab nên các chi cục
chưa sử dụng được kết quả của nhau.

Định hướng trong thời gian tới của Chi cục là tăng cường, phát triển kiểm
định hàng hóa xuất nhập khẩu, do vậy quản lý kiểm định của Chi cục là nhiệm
vụ trọng tâm trong công tác quản lý địi hỏi cần có những giải pháp hữu hiệu
hơn để nâng cao chất lượng kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu. Chính vì vậy
em lựa chọn đề tài: “Quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi
cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan” để làm đề tài viết luận
văn của mình.


22
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học về kiểm sốt
hàng hóa, kiểm sốt hải quan, kiểm định hàng hóa.v.v. Cụ thể, một số đề tài chủ
yếu như sau:
Luận văn của Vũ Thị Phương (2016), “Kiểm sốt hàng hóa nhập khẩu
thơng quan theo pháp luật Việt Nam hiện nay, từ thực tiễn các cửa khẩu biên
giới Việt Trung”. Luận văn tập trung vào các vấn đề thực trạng về Kiểm soát
hàng hóa nhập khẩu thơng quan tại các cửa khẩu biên giới Việt Trung, rút ra
những khó khăn, thách thức; đề xuất sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật
vâ các giải pháp cần thiết hoàn thiện pháp luật trong kiểm sốt hàng hóa
nhập khẩu.
Luận văn của Lưu Thị Thanh Thúy (2018) về “Quản lý hoạt động kiểm
tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK tại cục hải quan”. Luận phân tích về
thực trạng quản lý các hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại các cục hải quan
là cơ sở điều kiện cho các hoạt động XNK hàng hóa ở các cửa khẩu. Những
khó khăn, thách thức của quản lý hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với
vấn đề thông quan hàng hóa nhanh gọn cũng được Luận văn đề cập tới. Bên
cạnh đó vai trị của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành khác cũng được trao
đổi trong Luận văn.
Vĩnh Khang (2020) có bài viết trên Báo Nhân dân về "Đổi mới mơ hình

kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu” trao đổi về việc Cục Kiểm
định Hải quan tập trung nâng cao chất lượng sáu phịng thí nghiệm tại các tỉnh,
thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phịng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí
Minh. Đây là giải pháp nhằm nâng cao năng lực trong kiểm soát chất lượng,
kiểm tra vệ sinh ATTP hàng hóa XNK, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng
nhưng vẫn tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, để nâng cao
năng lực, ngành hải quan tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật cho mục


23
đích phân loại, áp mã số hàng hóa. Hơn nữa trong thời gian tới, ngành hải quan
sẽ tăng cường năng lực các đơn vị kiểm tra hàng hóa bằng trang thiết bị kỹ
thuật và các biện pháp nghiệp vụ sẽ đối chiếu, xác định thực tế hàng hóa.
Đảo Lê (2019) có bài viết trên Báo Hải quan về “Phân tích phân loại
hàng hóa: Áp dụng quản lý rủi ro, nâng cao trình độ cơng chức thực thi”. Bài
viết phân tích và nêu giải pháp: cần áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong
việc lấy mẫu gửi phân tích phân loại, chỉ những trường hợp có độ nghi ngờ
nhất định mới tiến hành lấy mẫu phân tích phân loại. Cần xây dựng và triển
khai sổ tay kiểm định để thống nhất phương án kiểm tra các mặt hàng nhạy
cảm, thống nhất tiêu chí phân tích, giám định, tránh việc gửi giám định không
đúng yêu cầu, phụ thuộc vào cơ quan giám định.
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Ngọc Kiểm (2020) về “Kiểm sốt xuất xứ hàng
hóa nhập khẩu theo pháp luật hải quan ở Việt Nam”. Luận văn phân tích một
số quy định về kiểm sốt xuất xứ hàng hóa theo pháp luật quốc tế, phân tích
các vai trị cũng như các u cầu kiểm sốt xuất xứ hàng hóa nhập khẩu; nêu
một số quy định về xuất xứ và kiểm sốt xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu
trong các hiệp định quốc tế. Luận văn đã tập trung vào các vi phạm trong khai
báo xuất xử hàng hóa “thứ nhất, khai sai xuất xứ hàng hóa; thứ hai, tồn tại
tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi xuất nhập khẩu để khai
báo sai loại hình hàng hóa nhập khẩu; thứ ba, hiện tượng gian lận, làm giả về

tờ khai xuất xứ còn phổ biến; thứ tư, xuất hiện tình trạng doanh nghiệp lợi
dụng các chính sách ưu đãi”.
Luận văn thạc sĩ của Nghiêm Xuân Hưng (2013) về “Phân tích và đề xuất
các giải pháp nhằm hồn thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hóa xuất
nhập khẩu cho tổng Cơng ty Cơng nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam”. Luận
văn đã phân tích các nghiệp vụ giám định hàng hóa hàng hóa của Tổng cơng ty
theo những phương pháp khách nhau, cơ hội và thách thức đối với công tác giám


24
định hàng hóa. Luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tổ chức giám
định; tổ chức và phát triển nguồn nhân lực; nâng cao hình ảnh của Cơng ty.
Qua tìm hiểu của học viên, cho đến nay, chưa có cơng trình nào viết về
“Quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục kiểm định hải quan
6, Cục kiểm định hải quan”. Đó là lý do để tác giả chọn vấn đề này cho nghiên
cứu Luận văn tốt nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là:
- Xây dựng được cơ sở lý luận về quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập
khẩu tại chi cục kiểm định hải quan.
- Phân tích được thực trạng Quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Chi cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan giai đoạn 2018-2020.
- Đề xuất được giải pháp hồn thiện Quản lý kiểm định hàng hóa xuất
nhập khẩu tại Chi cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan đến 2025.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục kiểm định hải quan.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu theo quy trình quản lý
* Về thời gian: nghiên cứu cho giai đoạn 2018– 2020, điều tra 4/2021,

giải pháp đến 2025.
* Về không gian: tại Chi cục kiểm định hải quan 6, Cục kiểm định hải quan


25

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu

Quản
lýhóa
kiểm
định:
hưởng đến quản lý kiểm định
Quản
hàng
lýMục
kiểm
hóatiêu
XNK
định
hàng
tại chi
cụcXNK
kiểm
tại
định
chihải
cụcquan:
kiểm định hải quan:

- Đúng nội dung, đúng quy định pháp luật;
- Đạt được kết quả kiểm định khách quan, khoa học, chính xác;
chi cục kiểm định hải quan;
- cục
Cung
cấp
thơng
tinquan
về kết quả kiểm định nhanh chóng, kịp thời và hiệu
huộc mơi trường bên ngồi-của
Bộ chi
máy
quản
kiểm
lý kiểm
định
hải
định;
- Lập kế hoạch kiểm định;
- Tổ chức thực hiện kiểm định;
- Kiểm sốt kiểm định

5.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Thu thập tài liệu và nghiên cứu tài liệu để xây dựng khung lý
thuyết về Quản lý kiểm định hàng hóa XNK chi cục kiểm định hải quan.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bước này là phương pháp phân tích
hệ thống, phương pháp tổng hợp và mơ hình hóa.
Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các nguồn báo cáo thống kê từ
các báo cáo của Chi cục kiểm định hải quan 6 và tham khảo một số chi cục khác.
Phương pháp sử dụng là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.



×