Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

tiểu luận cao học môn ĐẢNG LÃNH đạo các LĨNH vực đời SỐNG xã hội HUYỆN ủy MƯỜNG lát, TỈNH THANH hóa LÃNH đạo văn hóa HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.16 KB, 54 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Đề tài:
HUYỆN ỦY MƯỜNG LÁT, TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO
VĂN HÓA HIỆN NAY


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1 HUYỆN ỦY LÃNH ĐẠO VĂN HÓA – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN................................................................................................................6
1.1 Khái niệm....................................................................................................6
1.2 Nội dung huyện ủy lãnh đạo văn hóa..........................................................8
1.3 Phương thức huyện ủy lãnh đạo văn hóa..................................................12
1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác lãnh đạo văn hóa của huyện ủy. 13
Chương II HUYỆN ỦY MƯỜNG LÁT, TỈNH THANH HÓA LÃNH
ĐẠO VĂN HÓA, THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.........................15
2.1 Khái quát về huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa......................................15
2.2 Thực trạng huyện ủy Mường Lát lãnh đạo phát triển văn hóa.................16
Chương III MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO VĂN HÓA CỦA HUYỆN ỦY MƯỜNG LÁT,
TỈNH THANH HÓA.....................................................................................33
3.1. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức,
lực lượng trong tăng cường sự lãnh đạo văn hóa của Huyện ủy Mường Lát..33
3.2. Thường xuyên củng cố, kiện toàn cấp ủy, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất,
năng lực và phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cấp ủy viên, bí thư
đối với cơng tác lãnh đạo văn hóa...................................................................37
3..3. Xác định đúng nội dung, phương thức lãnh đạo của Huyện ủy Mường
Lát , tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo văn hóa...........................................................40


3.4. Lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của cơ quan chức năng, lực lượng
chuyên trách trong công tác lãnh đạo văn hóa huyện Mường Lát......................44
3.5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, cơ quan chức năng
lãnh đạo văn hóa của Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.............................47
KẾT LUẬN....................................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................52


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu của sự
phát triển và được Đảng Cộng sản Việt Nam xem là chính sách xuyên suốt
trong phát triển đất nước. Đại hội XII của Đảng đánh giá những kết quả đã đạt
được trong sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Xây
dựng văn hóa, con người đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập quốc tế gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước.
Hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa từng bước được tăng cường. Đời sống
văn hóa của nhân dân được cải thiện. Chủ trương của Đảng gắn tăng trưởng
kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển, xây dựng con người và thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội đã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho nhiều chương
trình, kế hoạch phát triển. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với sự
đầu tư của Nhà nước, sự tham gia của người dân là những nhân tố quyết định
tạo ra những chuyển biến của sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con
người. Mục tiêu hướng đến trong những năm tới là: Xây dựng nền văn hóa và
con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan
trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Trong những năm qua, dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng,
huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành quả đáng ghi

nhận trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng và an
ninh... Sự lãnh đạo của Huyện ủy Mường Lát được thể hiện trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể như: Kinh tế ngày càng tăng trưởng , cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trong khu vực công nghiệp
và dịch vụ, giảm tỷ trọng trong khu vực nông nghiệp nhằm phát huy lợi thế,
tiềm năng của địa phương. Lĩnh vực văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực.
1


Hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ
chính trị của huyện.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với sự phát triển trên lĩnh vực
văn hóa của địa phương vẫn còn những mặt yếu kém, khuyết điểm đang đặt
ra cần phải giải quyết như: đói nghèo và hủ tục làm cản trở sự phát triển của
văn hóa, tệ nạn ma túy và căn bệnh thế kỷ HIV cũng bao trùm, đe dọa bình
yên của nhiều bản làng người dân tộc trên địa bàn huyện. Đặc biệt trong bối
cảnh toàn cầu hoá hiện nay, một mặt đang đem lại những cơ hội và điều kiện
mới để phát triển, mặt khác trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù
địch phản động cùng sự tác động mạnh mẽ mặt trái nền kinh tế thị trường
cũng như những tiêu cực, lạc hậu của xã hội đang làm cho các giá trị văn hóa
thay đổi, phai nhạt, mai một dần.
Từ thực trạng văn hóa tại Mường Lát, việc nghiên cứu sự phát triển văn
hóa dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Mường Lát có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc, nhằm lý giải những thành tựu cũng như những hạn chế trong lĩnh vực
này. Từ đó tìm ra ngun nhân của những thành tựu, yếu kém, đồng thời đề ra
các giải pháp để phát huy những thành tựu và khắc phục những yếu kém của
địa phương trong phát triển văn hóa giai đoạn sắp tới. Đó cũng là lý do, em
lựa chọn vấn đề:“Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo văn hóa
hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.

2.1 Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa, , sự phát triển văn hóa
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phan Ngọc, Nhân cách văn hoá trong bảng giá trị Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1994.
Vũ Dương Ninh, Kinh nghiệm lịch sử và sự hội nhập văn hoá thế giới,
Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1996.
Phạm Văn Bính. Văn hóa xã hội chủ nghĩa. Nxb CTQG, Hà Nội, 1997.
2


Lương Hồng Quang, Dân trí và sự hình thành văn hố cá nhân, Viện
Văn hố và Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội, 1999.
Văn Đức Thanh, Về xây dựng môi trường văn hoá cơ sở, Nxb CTQG,
Hà Nội, 2001.
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.
Đỗ Ngọc Anh, Đỗ Thị Minh Thùy chủ biên, Vấn đề phát triển văn hóa
qua văn kiện đại hội lấn thứ XI của Đảng, Nxb Văn hóa Thơng tin & Viện
Văn hóa, Hà Nội, 2013.
2.2 Các cơng trình bàn về xây dựng và phát triển văn hóa.
Trần Văn Bính, Q trình đổi mới nhận thức của Đảng về xây dựng và
phát triển văn hóa, con nguời Việt Nam. Tuyên Giáo. – 2014
Nguyễn Hữu Thức, Sự phát triển nhận thức về văn hóa trong một số
văn bản chỉ đạo của Đảng từ thời kỳ đổi mới (1986) đến nay, Thông tin đối
ngoại. – 2014.
Vũ Thị Phương Hậu; Nguyễn Duy Bắc, Bảo đảm An ninh văn hóa ở
nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế , Tạp chí Lịch Sử Đảng. – 2014
Nguyễn Danh Tiên, Phát triển văn hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa và
hội nhập quốc tế thời cơ và thách thức, Tạp chí Lịch Sử Đảng. – 2014.

2.3 Các cơng trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với phát
triển văn hóa .
Nguyễn Danh Tiên “Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa
trong thời kỳ mới” do Nxb CTQG –Sự thật phát hành năm 2012.
Nguyễn Duy Thành, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và sự vận
dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1991 đến năm 2006”, luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2010.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn huyện ủy
Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo văn hóa, đồng thời đề xuất những giải
3


pháp tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa lãnh
đạo văn hóa hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về huyện ủy Mường Lát, tỉnh
Thanh Hóa lãnh đạo văn hóa.
- Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm
lãnh đạo văn hóa của Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường sự lãnh đạo
của huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Sự lãnh đạo văn hố của Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, với
phạm vi khảo sát là Huyện ủy, UBND huyện, các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị
thuộc huyện Mường Lát; các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu được sử dụng
chủ yếu giới hạn từ năm 2010 đến 2017.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận
Hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá và sự
lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa .
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn sự lãnh đạo văn hoá của Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh
Hóa . Các báo cáo tổng kết của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng
các cấp và kết quả điều tra do sinh viên thu thập.
* Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú
trọng phương pháp: lơgíc - lịch sử , phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu
tượng hoá, hệ thống - cấu trúc, khảo sát - điều tra xã hội học, tổng kết thực
tiễn và phương pháp chuyên gia.
4


6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học
giúp Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo văn hóa của địa phương.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tiểu luận gồm có 3 chương và 11 tiết.

5


Chương 1
HUYỆN ỦY LÃNH ĐẠO VĂN HÓA – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm văn hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân
loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới
164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các cơng trình nổi tiếng thế giới.
Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học,
nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi
của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và
trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các
định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách
phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều.
Hiểu theo một cách chung nhất, văn hóa là tồn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần. Do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực
tiễn trong quá trình lịch sử của mình, được truyền từ đời này xang đời khác.
Nó thể hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Khi nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát các hoạt động của xã hội thành hai loại
hình hoạt động cơ bản. Đó là “sản xuất vật chất” và “sản xuất tinh thần”. Do
đó, văn hóa bao gồm cả vật chất và tinh thần.
Văn hóa tinh thần hay cịn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý
niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,... tạo nên một hệ
thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đơi khi có thể phân
biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất
và khả năng tiến hóa nội tại của nó.
Ngồi các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn,... nền văn hóa
cịn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người mà trong xã hội học
6


gọi chung là đồ tạo tác . Những con đường, tịa cao ốc, đền đài, phương tiện giao
thơng, máy móc thiết bị...đều là đồ tạo tác. Văn hóa vật chất và phi vật chất liên

quan chặt chẽ với nhau. Khảo sát một nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất
phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi là quan trọng. Văn hóa
vật chất cịn phản ánh cơng nghệ hiểu theo khái niệm xã hội học là sự áp dụng
kiến thức văn hóa vào sinh hoạt trong môi trường tự nhiên. Ngược lại, văn hóa
vật chất cũng làm thay đổi những thành phần văn hóa phi vật chất.
Văn hóa Việt Nam thuộc nền văn hóa nơng nghiệp phương Đơng,
nằm trong khu vực cư trú của người Indonesia lục địa hay nói cách khác văn
hóa Việt Nam được định hình trên nền của khơng gian văn hóa khu vực Đơng
Nam Á. Văn hóa Việt Nam vừa có sự thống nhất do cùng cội nguồn, vừa có
tính đa dạng của các tộc người. Văn hóa Việt Nam có thể được chia thành 06
vùng, bao gồm: vùng văn hóa Tây Bắc (bao gồm hệ thống núi non trùng điệp
bên hữu ngạn sông Hồng (lưu vực sông Đà) kéo dài tới bắc Thanh Nghệ),
vùng văn hóa Việt Bắc (bao gồm hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn sơng
Hồng), vùng văn hóa Bắc Bộ (bao gồm vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng,
sơng Thái Bình và sơng Mã), vùng văn hóa Trung bộ (gồm dải đất hẹp chạy
dài theo ven biển từ Quảng Bình tới Bình Thuận), vùng văn hóa Tây Ngun
(nằm trên sườn đơng của dải Trường Sơn) và vùng văn hóa Nam Bộ (nằm
trong lưu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long). Trong đó, con
người ở hai vùng đồng bằng sơng Hồng (người miền Bắc) và đồng bằng sông
Cửu Long (người miền Nam) có cách suy nghĩ, ứng xử khác nhau rõ rệt.
Có thể nói, văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng là sự
tổng hịa của nhiều yếu tố, được hình thành từ sự tương tác giữa con người
với các yếu tố tự nhiên, xã hội. Cách ứng xử của con người theo đó có sự
tương đồng nhưng cũng có sự khác biệt.
1.1.2 Khái niệm đảng lãnh đạo văn hóa
1.1.3 Là sự định hướng, dẫn dắt của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa
bằng quan điểm, đường lối và thơng qua các chính sách pháp luật, của nhà
nước, thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước.
7



Trong những giai đoạn lịch sử cụ thể, Đảng ta đã có những chính sách
văn hóa phù hợp để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh của dân tộc. Chính
nhờ những chỉ đạo và đường lối sáng suốt đó, cách mạng Việt Nam đã giành
nhiều thắng lợi vẻ vang. Trong đó, văn hóa đóng một vai trị quan trọng trong
việc tạo ra sức mạnh chung, niềm tin của toàn dân đối với Đảng và tương lai
của dân tộc.
1.2 Nội dung huyện ủy lãnh đạo văn hóa.
1.2.1 Về nhiệm vụ của Huyện ủy nói chung
Theo quy định của Điều lệ Đảng Công sản Việt Nam do Đại hội XII
thông qua, tại điều 19 có quy định: Cấp uỷ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (gọi tắt là tỉnh uỷ, thành uỷ), cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh (gọi tắt là huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ) lãnh đạo thực hiện
nghị quyết đại hội đại biểu; nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. Căn cứ vào Điều
lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương, chức năng của cấp ủy và hướng dẫn
của trên huyện ủy có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc , Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh , các nghị quyết, chỉ thị của Đảng cấp
trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện và cụ thể hóa bằng chương
trình, kế hoạch của huyện ủy theo từng năm, 9 tháng, 6 tháng, từng quý.
Quyết định chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả
chủ trương, chính sách của Đảng, kế hoạch của Nhà nước trên các lĩnh vực
kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phịng, cơng tác xây dựng chính quyền, cơng
tác vận động quần chúng, công tác xây dựng Đảng và quyết định những chủ
trương, giải pháp do yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đặt ra.
Quyết định Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện và
Ủy Ban kiểm tra Huyện ủy. Quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ mà
Điều lệ Đảng và các Văn bản của Đảng cấp trên quy định, phân cấp.
Xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện Chương trình làm việc tồn
khóa; chương trình kiểm tra, giám sát tồn khóa, hằng năm của Ban Chấp

hành Đảng bộ.
8


Xem xét, cho ý kiến đối với các báo cáo định kỳ của Ban Thường vụ
Huyện ủy và Ban Kiểm tra Huyện ủy.
Lãnh đạo hoạt động của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội đại biểu. Chuẩn bị
nội dung, nhân sự và tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ mới.
Lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác xây dựng Đảng, bao gồm quán
triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các nghị quyết của Trung ương
về công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng cấp dưới.
1.2.2 Nội dung huyện ủy lãnh đạo văn hóa
Theo từ điển tiếng Việt lãnh đạo là “đề ra chủ trương, đường lối và tổ
chức vận động thực hiện đường lối đó”[69, tr.524]. Theo đó hoạt động lãnh
đạo của tổ chức Đảng diễn ra theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ, liên
hồn, thực hiện các khâu, các bước của quy trình lãnh đạo. Bao gồm các nội
dung sau:
Một là, cấp ủy, tổ chức đảng nghiên cứu, quán triệt, nắm vững đường
lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp trên, vận dụng
sáng tạo vào đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, khả thi.
Hai là, tổ chức thực hiện nghị quyết và kiểm tra, giám sát các tổ chức,
các lực lượng thực hiện các nghị quyết lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng ở
các cơ quan, đơn vị.
Ba là, tổng kết thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ
đạo, tổ chức thực hiện.
Từ tiếp cận trên, có thể rút ra: Lãnh đạo văn hóa là một nội dung rất
quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Huyện ủy, bao gồm tổng thể
các hoạt động đề ra chủ trương, giải pháp; tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám
sát việc thực hiện; sơ kết, tổng kết bổ sung, hoàn thiện chủ trương, giải pháp
nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng

địa phương vững mạnh tồn diện.
Mục đích lãnh đạo: Huyện ủy lãnh đạo làm cho văn hóa thực sự là nền
tảng tinh thần của đời sống xã hội của huyện và ngày càng nâng cao đời sống
9


vật chất, tinh thần cho nhân dân góp phần xây dựng địa phương vững mạnh
toàn diện.
Chủ thể lãnh đạo: Huyện ủy lãnh đạo trên lĩnh vực văn hóa của huyện,
trong đó thường xuyên, trực tiếp là Ban Thường vụ Huyện ủy, cấp ủy, tổ chức
đảng các cấp; thường trực Huyện ủy, UBND huyện, giúp Huyện ủy lãnh đạo,
chỉ đạo và trực tiếp quản lý phát triển VH - XH theo quy định của pháp luật.
Đối tượng lãnh đạo văn hóa của Huyện ủy là: Mọi tổ chức, con người
thuộc sự quản lý của Huyện.
Lực lượng tham gia: Các ban của Huyện ủy là lực lượng tham mưu, đề
xuất; mọi cán bộ, đảng viên, các tổ chức, các lực lượng trong hệ thống chính
trị các cấp ở huyện .
* Nội dung lãnh đạo văn hóa của huyện ủy:
Nội dung lãnh đạo văn hóa của Huyện ủy bao gồm tồn diện trên cả ba
mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức Được cụ thể hóa ở những nội dung sau:
Định hướng về chính trị cho phát triển văn hóa: Huyện ủy quyết định
những chủ trương, chính sách lớn về sự phát triển văn hóa và quan điểm, chủ
trương phát triển văn hóa. Cụ thể là: những định hướng về mục tiêu, phương
hướng, nhiệm vụ và các giải pháp cho lĩnh vực văn hóa như phát triển văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, … của huyện phù hợp với đặc điểm tình hình,
yêu cầu đặt ra của nền kinh tế cũng như sự nghiệp phát triển văn hóa trước
những yêu cầu mới.
Huyện ủy lãnh đạo về tư tưởng, thống nhất hành động giữa các tổ chức
trong hệ thống trị, trong việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương,
chính sách về văn hóa. Phát triển văn hóa là nhiệm vụ của cả hệ thống chính

trị và của tồn xã hội. Vì vậy, mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải xác định
rõ trách nhiệm của mình, đồng thời tăng cường sự phối hợp hành động của tất
cả các cấp, các ngành trên cơ sở lãnh đạo trong việc xây dựng, triển khai thực
hiện có hiệu quả phát triển văn hóa. Những vấn đề lớn Huyện ủy cần lãnh đạo
là đưa ra những chủ trương, chính sách đối với lĩnh vực văn hóa theo kế
10


hoạch trung và dài hạn, thông qua sự lãnh đạo của UBND huyện trực tiếp
điều hành thống nhất những chủ trương, chính sách này. Cơ quan tham mưu,
giúp cho UBND huyện là phịng văn hóa – xã hội, các phịng ban có liên
quan. Đồng thời, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mọi tổ chức, cá nhân phải
tích cực tham gia thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách này nhằm góp
phân phát triển kinh tế - xã hội.
Lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ làm quản lý văn hóa và
xây dựng hệ thống tổ chức. Đây là nội dung then chốt trong việc lãnh đạo
văn hóa. Cơng tác cán bộ là một khâu then chốt trong công tác xây dựng
Đảng, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các
tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. Do vậy, Huyện ủy lãnh đạo
UBND các cấp về xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng về bộ máy tổ chức.
Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm cơng tác văn hóa, thể
thao ở cơ sở. Cử cán bộ do các cấp ủy Đảng quản lý sang lãnh đạo trực tiếp
các cơ quan, tổ chức văn hóa- xã hội và qua cán bộ, tổ chức đó để lãnh đạo
phát triển văn hóa theo định hướng của Đảng, sự quản lý của UBND các
cấp, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất và đẩy mạnh các điều kiện để lĩnh
vực văn hóa của huyện phát triển.
Cơng tác kiểm tra là nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo.
Huyện ủy lãnh đạo các ban đảng, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ
quan liên quan thường xuyên thực hiện việc kiểm tra việc chấp hành các chủ

trương của Huyện ủy về văn hóa. Thơng qua kiểm tra, giám sát để đánh giá
những mặt được, mặt còn tồn tại hạn chế trong việc triển khai thực hiện các
chủ trương, quyết định đó. Trong q trình thực hiện nội dung lãnh đạo,
Huyện ủy thường xuyên sơ, tổng kết các đề án, nghị quyết, chương trình hành
động của Ban Thường vụ Huyện ủy, của Huyện ủy về văn hóa. Thơng qua đó
để nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy về tăng cường lãnh đạo văn hóa của
huyện ủy.
11


1.3 . Phương thức huyện ủy lãnh đạo văn hóa
Phương thức lãnh đạo là hình thức và cách thức, phương pháp mà
Huyện ủy Xuân Lộc sử dụng để tác động vào đối tượng lãnh đạo nhằm đạt nội
dung và mục đích đã đặt ra. Là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ Huyện giữa hai
nhiệm kỳ Đại hội, Huyện ủy tiến hành lãnh đạo văn hóa bằng các hình thức,
phương pháp, biện pháp chủ yếu là:
Một là, Huyện ủy lãnh đạo bằng việc định ra các chủ trương, nghị
quyết, chỉ thị về văn hóa. Đây là phương pháp lãnh đạo cơ bản, phổ biến nhất,
trên cơ sở thực hiện vai trò, bản chất lãnh đạo của Đảng, giúp Huyện ủy thực
hiện nội dung định hướng chính trị cũng như phát triển nhiệm vụ phát triển
văn hóa của Huyện ủy.
Hai là, Huyện ủy lãnh đạo văn hóa thơng qua cơng tác tư tưởng của
Đảng. Thơng qua việc giáo dục chính trị, tư tưởng, tun truyền trong hệ
thống chính trị và tồn xã hội. Xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành
trong xây dựng, phát triển văn hóa trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương.
Ba là, Huyện ủy lãnh đạo văn hóa thơng qua sự quản lý, điều hành của
UBND huyện, trong việc phát huy vai trò quản lý văn hóa theo quy định của
pháp luật, thể chế hóa chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Huyện ủy, thông qua
việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, xã hội. Đồng thời

có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này ở các cấp, các ngành, các tổ
chức văn hóa cũng như tồn xã hội.
Bốn là, Huyện ủy lãnh đạo văn hóa thơng qua hệ thống các tổ chức
Đảng và đội ngũ đảng viên trong đảng bộ huyện. Phát triển văn hóa là nhiệm
vụ của tồn Đảng, toàn dân, do vậy trách nhiệm của các tổ chức Đảng và đảng
viên là hết sức to lớn. Thông qua hệ thống tổ chức của mình và vai trị của đội
ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là tổ chức đảng và đảng viên trong UBND
các cấp, các cơ quan chuyên môn, các ban ngành, tổ chức, các doanh nghiệp.
Đây là phương thức tổ chức cơ bản của Đảng bộ với lĩnh vực văn hóa.
12


Năm là, Huyện ủy lãnh đạo chính quyền và các tổ chức chính trị - xã
hội đề cao trách nhiệm cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của
cấp ủy về xây dựng đời sống văn hóa thành chương trình, kế hoạch thực
hiện cụ thể.
Sáu là, Huyện ủy lãnh đạo văn hóa thơng qua việc kiểm tra, giám sát
việc thực hiện chủ trương, biện pháp lãnh đạo của cấp ủy vấn đề này. Đồng
thời tổng kết rút kinh nghiệm lãnh đạo của cấp ủy vềlĩnh vực văn hóa.
1.4 . Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác lãnh đạo văn hóa của
huyện ủy
Một là, đánh giá về nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo của chủ
thể và lực lượng tham gia lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xây
dựng, phát triển văn hóa.
Tiêu chí được đánh giá thơng qua việc nhận thức của các chủ thể đối
với chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo văn hóa của Huyện ủy: Cấp uỷ, chính
quyền, đồn thể nhân dân nhận thức về tính tất yếu, sự cần thiết về hoạt động
lãnh đạo phát triển văn hóa của huyện ủy ở mức độ nào. Thái độ và sự ủng hộ,
niềm tin đối với hoạt động lãnh văn hóa của Huyện ủy. Đó là tiêu chí chung,
để đánh giá chính xác nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể cần căn cứ vào

chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể trong hoạt động lãnh đạo phát triển văn
hóa của Huyện ủy. Đối với cấp uỷ, tổ chức đảng là sự đúng đắn của các chủ
trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo. Đối với chính quyền là hiệu lực, hiệu quả
quản lý, điều hành các hoạt động thực hiện phát triển văn hóa.
Hai là, đánh giá nội dung, phương thức lãnh đạo của Huyện ủy trong
lãnh đạo văn hóa.
Tiêu chí này được thể hiện ở việc xác định các chủ trương, chương
trình, kế hoạch, nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đối với lĩnh vực văn
hóa của Huyện ủy. Xem xét đánh giá hoạt động lãnh đạo văn hóa của Huyện
ủy phải tồn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tính phong phú, thiết thực,
cập nhật những nội dung mới, bám sát sự phát triển của yêu cầu phát triển văn
13


hóa của địa phương. Phải xem xét nội dung, phương thức lãnh đạo của Huyện
ủy phù hợp hay không phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của
nhân dân; có đảm bảo tính khả thi, hay khơng khả thi; có được sự đồng tình,
ủng hộ của các cấp, các ngành hay không.
Ba là, đánh giá kết quả lãnh đạo văn hóa.
Thực tế để đánh giá chính xác hoạt động lãnh đạo văn hóa của Huyện
ủy trên cơ sở xem xét kết quả được thể hiện ra ở thực tiễn xây dựng, phát triển
văn hóa của huyện. Đó là việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa;
nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng thiết chế văn hóa; hợp
tác quốc tế về văn hóa; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; thực
hiện chính sách về y tế, dân tộc, người có cơng.

14


Chương II

HUYỆN ỦY MƯỜNG LÁT, TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO VĂN
HÓA, THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1 Khái quát về huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Mường Lát là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa.
Diện tích tự nhiên 808,65 km². Phía Bắc giáp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La
và Lào; phía Tây và Nam giáp nước CHDCND Lào; phía Đơng và rìa Đơng
Nam giáp huyện Quan Hóa cùng tỉnh. Huyện được thành lập ngày 18-111996 trên cơ sở tách 6 xã: Trung Lý, Tam Chung, Pù Nhi, Tén Tằn, Quang
Chiểu, Mường Chanh thuộc huyện Quan Hóa.
- Ngày 5-8-1999, thành lập xã Mường Lý trên cơ sở 12.009 ha diện
tích tự nhiên và 3.874 nhân khẩu của xã Trung Lý.
- Ngày 6-11-2003, thành lập thị trấn Mường Lát, thị trấn huyện lỵ
huyện Mường Lát trên cơ sở 850 ha diện tích tự nhiên và 2.850 nhân khẩu của
xã Tam Chung.
- Ngày 23-12-2008, thành lập xã Nhi Sơn trên cơ sở điều chỉnh
3.684,61 ha diện tích tự nhiên và 2.029 nhân khẩu của xã Pù Nhi.
- Về giao thông đường thuỷ: huyện Mường Lát chính là thượng nguồn
sơng Mã chảy từ nước CHDCND Lào vào Việt Nam, theo hướng từ xã Tén Tằn
chạy qua xã Tam Chung, thị trấn Mường Lát, xã Trung Lý và xã Mường Lý, và
nằm trong vùng ngập lòng hồ Thủy điện Trung Sơn, thuận tiện cho việc khai
thác đường thủy nội địa phục vụ đánh bắt, khai thác và ni trồng thủy sản, du
lịch lịng hồ và có phát triển ngành công nghiệp sản xuất điện năng.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Hiện nay, có 08 xã, 01 thị trấn; với 86 thôn bản và 4 khu phố.
- Dân số: 37.852 người , có 6 dân tộc sinh sống là Thái, Mông,
Mường, Dao, Khơ Mú và Kinh, trong đó dân tộc Thái và Mơng chiếm đa số.
15


Trong đó: Dân tộc Thái chiếm 48,25%, Mơng 42,69% cịn lại là Mường, Dao,

Khơ Mú và người Kinh.
- Mường Lát được xếp vào huyện nghèo nhất cả nước. Toàn huyện có
8.093 hộ với 37.852 khẩu
- Năm 2017, số hộ nghèo của huyện là 4.790 hộ, chiếm tỷ lệ 57,91%;
hộ cận nghèo 867, chiếm tỷ lệ 10,48 %.
- Hơn 20 năm kể từ khi được chia tách và thành lập từ huyện Quan
Hóa (cũ), Mường Lát vẫn cịn đó bộn bề những khó khăn, gian khổ nhưng
cũng đã có những sự khởi sắc nhất định.
2.2 Thực trạng huyện ủy Mường Lát lãnh đạo phát triển văn hóa
2.2.1 Vài nét về huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Ngày 18-11-1996, huyện Mường Lát được thành lập trên cơ sở tách ra
từ huyện Quan Hóa (gồm Quan Hóa, Quan Sơn và Mường Lát).
Trong suốt hơn 20 năm hình thành và phát triển, Ban Chấp hành Đảng
bộ huyện luôn quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về công tác quốc phòng - an ninh và gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế,
văn hóa - xã hội, tăng tiềm lực quốc phòng - an ninh với tăng trưởng kinh tế xã hội. Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể và
lực lượng vũ trang trong huyện góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội,
bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Đẩy mạnh và duy trì
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, mở nhiều đợt cao điểm tấn
cơng trấn áp tội phạm; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công
tác bảo vệ đường biên, mốc giới và bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Phát
huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư
trong công tác đảm bảo an ninh trật tự. An ninh biên giới, dân tộc, tôn giáo
được giữ vững, trật tự an tồn xã hội được bảo đảm. Cơng tác đối ngoại cũng
được tăng cường. Quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai Đảng, chính quyền và
nhân dân hai huyện Sốp Bâu, Viêng Xay (tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND
Lào) tiếp tục được củng cố và tăng cường, tạo sự ổn định, hịa bình, hữu nghị
16



cùng phát triển trên tuyến biên giới. Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các
dân tộc huyện biên giới Mường Lát ln đồn kết, cùng nhau phát triển văn
hóa, kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, cùng với
cả tỉnh, cả nước xây dựng và phát triển quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp.
* Về cơ cấu, tổ chức của Huyện ủy Mường Lát
Đại hội Đảng bộ huyện Mường Lát lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 -2020, đã
bầu BCH Đảng bộ gồm 32 đồng chí. Trong đó, các đồng chí HUV có trình độ
đại học; 100% có trình độ lý luận cao cấp chính trị. Nữ tham gia HUV có 05
đồng chí, chiếm tỷ lệ 15,6%. Thường vụ Huyện ủy có 9 đồng chí. Thường
trực Huyện ủy có 03 đồng chí (Bí thư và 02 phó bí thư)
Cơ quan tham mưu, giúp việc cho Huyện ủy có: Văn phịng Huyện ủy,
Ban Tổ chức huyện ủy, Ủy Ban kiểm tra huyện ủy, Ban tuyên giáo huyện ủy,
Ban Dân vận huyện ủy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.
Hiện nay Đảng bộ huyện Mường Lát gồm 26 tổ chức cơ sở Đảng
với 2.633 đảng viên.
* Về chức năng của Huyện ủy Mường Lát
Là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội, Huyện ủy Mường Lát lãnh
đạo toàn diện các mặt hoạt động trên địa bàn huyện. Huyện ủy lãnh đạo đảm
bảo cho các hoạt động xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp của huyện hoạt động có hiệu
quả, chất lượng; đảm bảo mọi hoạt động phải được phát triển theo đúng
đường lối, chủ trương, chính sách, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm
bảo cho sự phát triển chung của toàn xã hội và đáp ứng nhu cầu chính đáng
của người dân.
Chức năng lãnh đạo của Huyện ủy là lãnh đạo về chính trị, tư tưởng và
tổ chức, tức là bằng các chủ trương, quyết định đảm bảo cho mọi hoạt động,
theo đúng định hướng của Đảng, định hướng xã hội chủ nghĩa. Huyện ủy lãnh
đạo và tạo mọi điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân luôn phát huy vai trò chủ
động, sáng tạo trong thực hiện cơng việc của mình.
17



*Về nhiệm vụ của Huyện ủy Mường Lát
Triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng cấp trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện
lần thứ V và cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch của Huyện ủy theo từng
năm, 9 tháng, 6 tháng, từng quý.
Quyết định chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả
chủ trương, chính sách của Đảng, kế hoạch của Nhà nước trên các lĩnh vực
kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, cơng tác xây dựng chính quyền, cơng
tác vận động quần chúng, công tác xây dựng Đảng và quyết định những chủ
trương, giải pháp do yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đặt ra.
Quyết định Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện và
Ủy Ban kiểm tra Huyện ủy. Quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ mà
Điều lệ Đảng và các văn bản của Đảng cấp trên quy định, phân cấp.
Xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện Chương trình làm việc tồn
khóa; chương trình kiểm tra, giám sát tồn khóa, hằng năm của Ban Chấp
hành Đảng bộ.
Xem xét, cho ý kiến đối với các báo cáo định kỳ của Ban Thường vụ
Huyện ủy và Ban Kiểm tra Huyện ủy.
Lãnh đạo hoạt động của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội đại biểu. Chuẩn
bị nội dung, nhân sự và tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V, nhiệm kỳ
2015 -2020.
Lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác xây dựng Đảng, bao gồm
quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các nghị quyết của
Trung ương về công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng
cấp dưới.
*Các mối quan hệ công tác cơ bản của Huyện ủy Mường Lát
Một là, quan hệ giữa Huyện ủy Mường Lát với Tỉnh ủy Thanh Hóa là

quan hệ giữa chịu sự lãnh đạo và lãnh đạo. Thường trực tỉnh ủy Thanh Hóa
18


thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của Huyện ủy Mường Lát
thông qua các ban đảng, văn phịng Tỉnh ủy và các đồng chí ủy viên Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên được phân công phụ trách địa bàn Mường
Lát để nắm tình hình các mặt công tác của đảng bộ huyện Mường Lát và cho
chủ trương xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh ở từng địa phương. Huyện
ủy Mường Lát trực thuộc Tỉnh ủy phải chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về tồn bộ các mặt cơng tác ở Đảng bộ; kịp thời tổ chức
triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về
tình hình của địa phương, đơn vị cho Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy
Thanh Hóa.
Hai là, quan hệ giữa Huyện ủy Mường Lát với chính quyền huyện là
quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo. Huyện ủy thực hiện sự lãnh đạo
của mình đối với UBND huyện thơng qua nghị quyết và cơng tác bố trí sắp
xếp cán bộ, sự phân cơng giao nhiệm vụ cho cán bộ. Đồng thời có phương
thức lãnh đạo từng vấn đề, từng nhiệm vụ cụ thể đảm bảo đúng nguyên tắc
của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Huyện ủy lãnh đạo thông qua công
tác kiểm tra của BCH, BTV Huyện ủy và các đồng chí HUV được phân
cơng phụ trách các lĩnh vực. Huyện ủy Mường Lát có chức năng lãnh đạo
phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền trong quản lý Nhà nước
theo Hiến pháp, pháp luật. Chính quyền huyện là cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, chịu trách
nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên đối với các
lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phòng, an
ninh… theo đường lối, quan điểm của Đảng và luật pháp nhà nước. Là

người lãnh đạo, đồng thời là thành viên của hệ thống chính trị, Huyện ủy
Mường Lát phải phục tùng pháp luật của Nhà nước, tôn trọng Luật tổ chức
hội đồng nhân dân, UBND.
19


Ba là, quan hệ giữa Huyện ủy Mường Lát với Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị - xã hội của huyện là quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh
đạo. Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị - xã hội thơng qua tổ chức cơ sở đảng và các đảng viên.
Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện ủy còn chỉ đạo trực tiếp đối với các đồng chí
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đồng chí phụ
trách các tổ chức chính trị - xã hội về cơng tác chun đề của từng tổ chức.
Về công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ chủ chốt, Ban
Thường vụ Huyện ủy giới thiệu nhân sự để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội có trách nhiệm lãnh đạo bầu cử theo sự lãnh đạo của Đảng.
Việc thành lập tổ chức chính trị - xã hội mới phải được Ban Thường vụ
Huyện ủy thông qua. Huyện ủy lãnh đạo sự phối hợp và thống nhất hành động
giữa Mặt trận với các tổ chức chính trị - xã hội. Mặt trận và các tổ chức chính
trị - xã hội phải đề cao trách nhiệm, kịp thời cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ
thị…của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy thành các chương trình, biện
pháp cụ thể để thực hiện có kết quả theo chức năng công tác của Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện. Động viên đồn viên, hội viên
thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia xây
dựng Đảng, chính quyền; thường xuyên phản ánh tâm tư, nguyện vọng của
quần chúng nhân dân với Đảng; chủ động lựa chọn những vấn đề cần thiết
báo cáo, đề xuất xin ý kiến Thường trực cấp ủy.
Bốn là, mối quan hệ giữa Huyện ủy Mương Lát với các đảng ủy trực
thuộc là mối quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo.
Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện sự lãnh đạo toàn diện

với các tổ chức cơ sở Đảng bằng: Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, các văn bản
chỉ đạo khác, bố trí cán bộ và thực hiện tốt công tác tư tưởng và kiểm tra,
giám sát. BCH các đảng ủy trực thuộc chịu sự lãnh đạo trực tiếp trên cả 3 mặt
chính trị, tư tưởng và tổ chức, chấp hành mọi văn bản chỉ đạo của Huyện ủy,
thường xuyên báo cáo kết quả công tác theo chế độ quy định, xin ý kiến chỉ

20


đạo về những công việc phát sinh và kịp thời báo cáo kết quả thực hiện về
Thường trực Huyện ủy.
2.2.2 Quan điểm chỉ đạo của Huyện ủy Mường Lát về văn hóa
*Mục đích lãnh đạo:
Huyện ủy lãnh đạo văn hóa của Huyện là làm cho văn hóa thực sự là
nền tảng tinh thần của đời sống xã hội của huyện và ngày càng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân góp phần xây dựng địa phương vững
mạnh toàn diện.
*Chủ thể lãnh đạo:
Lãnh đạo trên lĩnh vực văn hóa ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa là
Huyện ủy, trong đó thường xuyên, trực tiếp là Ban Thường vụ Huyện ủy, cấp
ủy, tổ chức đảng các cấp; thường trực Huyện ủy, UBND huyện, giúp Huyện
ủy lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp quản lý lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
*Đối tượng lãnh đạo văn hóa Huyện ủy Mương Lát
Là mọi tổ chức, con người thuộc sự quản lý của Huyện.
*Lực lượng tham gia:
Các ban của Huyện ủy là lực lượng tham mưu, đề xuất; mọi cán bộ,
đảng viên, các tổ chức, các lực lượng trong hệ thống chính trị các cấp ở huyện
Mường Lát.
*Nội dung lãnh đạo của Huyện ủy Mường Lát trên lĩnh vực văn hóa:
Bao gồm tồn diện trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức. Được

cụ thể hóa ở những nội dung sau: Định hướng về chính trị cho văn hóa,
Huyện ủy quyết định những chủ trương, chính sách lớn về sự phát triển văn
hóa và quan điểm, chủ trương phát triểnvăn hóa. Cụ thể là: những định hướng
về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp cho lĩnh vực văn hóa
như phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, việc làm, … của huyện phù hợp với đặc
điểm tình hình, yêu cầu đặt ra của nền kinh tế cũng như sự nghiệp văn hóa
trước những yêu cầu mới.
*Phương thức lãnh đạo:
Một là, Huyện ủy lãnh đạo bằng việc định ra các chủ trương, nghị
quyết, chỉ thị vềvăn hóa. Đây là phương pháp lãnh đạo cơ bản, phổ biến nhất,
21


trên cơ sở thực hiện vai trò, bản chất lãnh đạo của Đảng, giúp Huyện ủy thực
hiện nội dung định hướng chính trị cho sự phát triển văn hóa cũng như phát
triển nhiệm vụ phát triển văn hóa của Huyện ủy.
Hai là, Huyện ủy lãnh đạo phát triển văn hóa thông qua công tác tư
tưởng của Đảng. Thông qua việc giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền
trong hệ thống chính trị và tồn xã hội. Xác định trách nhiệm của các cấp, các
ngành trong xây dựng, phát triển văn hóa trong việc thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương.
Ba là, Huyện ủy Mường Lát lãnh đạo văn hóa thơng qua sự quản lý,
điều hành của UBND huyện, trong việc phát huy vai trò quản lý theo quy định
của pháp luật, thể chế hóa chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Huyện ủy, thông
qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, xã hội. Đồng
thời có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này ở các cấp, các ngành, các
tổ chức cũng như toàn xã hội.
Bốn là, Huyện ủy lãnh đạo văn hóa thơng qua hệ thống các tổ chức
Đảng và đội ngũ đảng viên trong đảng bộ huyện. Phát triển văn hóa xã hội là
nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, do vậy trách nhiệm của các tổ chức Đảng

và đảng viên là hết sức to lớn. Thông qua hệ thống tổ chức của mình và vai
trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là tổ chức đảng và đảng viên
trong UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn, các ban ngành, tổ chức, các
doanh nghiệp. Đây là phương thức tổ chức cơ bản của Đảng bộ vớilĩnh vực
văn hóa.
Năm là, Huyện ủy lãnh đạo chính quyền và các tổ chức chính trị - xã
hội đề cao trách nhiệm cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của
cấp ủy về xây dựng đời sống văn hóa thành chương trình, kế hoạch thực
hiện cụ thể.
Sáu là, Huyện ủy lãnh đạo văn hóa thơng qua việc kiểm tra, giám sát
việc thực hiện chủ trương, biện pháp lãnh đạo của cấp ủy vấn đề này. Đồng
thời tổng kết rút kinh nghiệm lãnh đạo của cấp ủy về văn hóa.
22


* Tiêu chí đánh giá Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo
văn hóa
Một là, đánh giá về nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo của chủ
thể và lực lượng tham gia lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xây
dựng, phát triển văn hóa.
Tiêu chí được đánh giá thông qua việc nhận thức của các chủ thể đối
với chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo văn hóa của Huyện ủyMường Lát,
tỉnhThanh Hóa: Cấp uỷ, chính quyền, đồn thể nhân dân nhận thức về tính tất
yếu, sự cần thiết về hoạt động lãnh đạo văn hóa của huyện ủy ở mức độ nào.
Thái độ và sự ủng hộ, niềm tin đối với hoạt động lãnh đạo văn hóa của Huyện
ủy. Đó là tiêu chí chung, để đánh giá chính xác nhận thức, trách nhiệm của các
chủ thể cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể trong hoạt động
lãnh đạo văn hóa của Huyện ủy. Đối với cấp uỷ, tổ chức đảng là sự đúng đắn
của các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo. Đối với chính quyền là hiệu
lực, hiệu quả quản lý, điều hành các hoạt động thực hiện phát triển văn hóa.

Hai là, đánh giá nội dung, phương thức lãnh đạo của Huyện ủy Mường
Lát lãnh đạo văn hóa.
Tiêu chí này được thể hiện ở việc xác định các chủ trương, chương
trình, kế hoạch, nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hóa
của Huyện ủy. Xem xét đánh giá hoạt động lãnh đạo văn hóa của Huyện ủy
Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa phải tồn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm,
tính phong phú, thiết thực, cập nhật những nội dung mới, bám sát sự phát
triển của yêu cầu phát triển của địa phương. Phải xem xét nội dung, phương
thức lãnh đạo trên lĩnh vực văn hóa của Huyện ủy phù hợp hay khơng phù
hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân; có đảm bảo tính
khả thi, hay khơng khả thi; có được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, các
ngành hay khơng.
Ba là, đánh giá kết quả lãnh đạo văn hóa.
Thực tế để đánh giá chính xác hoạt động lãnh đạo văn hóa của Huyện
ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở xem xét kết quả được thể hiện ra ở
23


×