Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Báo cáo kinh tế tài chính năm 2011 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 29 trang )










Báo cáo Kinh tế -
Tài chính năm
2011










Thực hiện bởi Ban biên tập & Bộ
phận phân tích dữ liệu CafeF

Địa chỉ: Tầng 18, tòa nhà VTC Online, 18
Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04 – 39743410. Máy lẻ: 295
Fax: 04 – 39744082
Email:



Floor 22, Tower B Vincom City Tower, 191 Ba Trieu, Ha Noi
Phone: 04 – 39743410. Line code: 562. Fax: 04 – 39744082
Email:
Tài trợ vàng

Nội dung chính

Kinh tế thế giới 1
 Mỹ và châu Âu thiệt hại nặng nề vì khủng hoảng nợ công
 Chính phủ nhiều nước trên thế giới đồng loạt đưa ra các gói kích
thích kinh tế
 Khủng hoảng thiên nhiên gây tổn thất nặng nề
 Giá nhiều hàng hóa lập đỉnh rồi đảo chiều lao dốc

Kinh tế Việt Nam 3
 Nhập siêu giảm mạnh nhờ xuất khẩu
 FDI, ODA giảm, giải ngân tăng
 Nhà nước vào cuộc thanh tra nhiều bộ ngành, tập đoàn kinh tế lớn
 Hợp nhất 3 ngân hàng TMCP là SCB – FCB – VNT Bank
 Giá vàng tăng 7 triệu đồng/lượng năm 2011, chênh lệch giá vàng
trong nước và quốc tế lên đến 3-5 triệu đồng/lượng

Thị trường chứng khoán Việt Nam 8
 VN-Index giảm 27,46%, HNX-Index, giảm 48,6%, xuống mức thấp
nhất trong lịch sử
 Bộ Tài chính đã chính thức ban hành thông tư 183 về quỹ mở
 Khối ngoại mua ròng thấp nhất trong 4 năm, mua bán cổ phần
ngoài sàn sôi động
 Doanh thu doanh nghiệp suy giảm, chi phí tăng mạnh

Thị trường Bất động sản 13
 Bất động sản Hà Nội rớt giá mạnh
 FDI vào BĐS năm 2011 sụt giảm
 Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung Hà Nội
 Bất động sản xếp vào nhóm phi sản xuất

Tổng hợp dữ liệu TTCK 16
 Nếu không tính BVH, MSN, VIC và VNM thì VN-Index tại thời điểm
30/12/2011 tương đương 266,5 điểm. Khi loại bỏ 4 cổ phiếu trên,
P/E và P/B sàn HOSE tương đương ở mức 6.25 và 1.31 lần

Các dự án Bất động sản tiêu biểu 19

TOP 100 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam 22





Cổng thông tin Tài chính
Chứng khoán Cafef.vn

































TÀI TRỢ VÀNG
Page 1
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011


KINH TẾ THẾ GIỚI
tranh nhau ngôi vị đứng đầu vào năm 2012.

 Khủng hoảng thiên nhiên gây tổn thất nặng nề
 Động đất 9 độ richte và sóng thần tại Nhật ngày
11/03/2011 làm gần 15.000 người thiệt mạng,
phá hủy hệ thống làm mát tại nhà máy điện hạt
nhân Fukushima Daiichi khiến thế giới đối đầu
với thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất tính từ thảm
họa Chernobyl. Chính phủ Nhật công bố thời
gian dọn dẹp đống tàn tích của sóng thần có thể
mất tới 40 năm.
 Năm 2011 thế giới còn hứng chịu nhiều thảm
họa thiên nhiên thảm khốc bao gồm lũ lụt, lở đất
ở Braxin tháng 1/2011; động đất ở New Zealand
tháng 2/2011; bão ở Mỹ tháng 4/2011; lốc xoáy
tại Mỹ tháng 5/2011; phun trào núi lửa tại Chile
tháng 6/2011; siêu bão Irene tại Mỹ tháng
8/2011; cháy rừng tại Mỹ tháng 9/2011; động đất
tại Thổ Nhĩ Kỳ tháng 10/2011; bão lụt ở Philippin
tháng 12/2011 (hơn 1.000 người thiệt mạng).
 Năm 2011, nước Mỹ hứng chịu ít nhất 12 thảm
họa thiên nhiên gây thiệt hại tối thiểu 1 tỷ USD
và thiệt hại nghiêm trọng về người. Tổng thiệt hại
tài chính từ thảm họa thiên nhiên lên tới 50 tỷ
USD.
 Chính phủ nhiều nước trên thế giới đồng loạt
đưa ra các gói kích thích kinh tế
 Ngày 22/09/2011, Fed đưa ra “Operation Twist”
trị giá 400 tỷ USD. Fed bán 400 tỷ USD trái phiếu
ngắn hạn (đáo hạn trong vòng 3 năm trở lại) để
mua 400 tỷ USD trái phiếu dài hạn (đáo hạn
trong vòng 6-30 năm) từ tháng 10/2011, kết thúc

vào tháng 6/2012.
 Tháng 9/2011, BoJ quyết định nới lỏng hơn nữa
chính sách tiền tệ bằng cách mở rộng quy mô
của chương trình mua tài sản từ 40.000 tỷ yen
lên 50.000 tỷ yen. BoJ tăng quy mô của quỹ mua
tài sản tài chính từ 10.000 yen lên 15.000 tỷ yen.
 30/11/2011, lần đầu trong 3 năm, NHTW Trung
Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm phần
trăm xuống 21% cho các ngân hàng thương mại

 Mỹ và châu Âu thiệt hại nặng nề vì khủng hoảng
nợ công
 Ngày 02/08/2011, trần nợ Mỹ được điều chỉnh tăng
thêm 2,4 nghìn tỷ USD để ngăn vỡ nợ. Ngày
05/08/2011, S&P hạ xếp hạng tín dụng AAA của
Mỹ xuống mức AA+. Trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ có
xếp hạng thấp hơn so với trái phiếu chính phủ Anh,
Đức, Pháp hay Canada.
 5 chính phủ châu Âu sụp đổ vì khủng hoảng nợ và
bị hạ xếp hạng tín dụng nhiều lần: Tây Ban Nha,
Italy, Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha. EIU hạ mức dự
báo tăng trưởng GDP cho eurozone xuống còn
0,3% vào năm 2012. EU không đạt được thỏa
thuận đột phá để cải thiện tình hình.
 “Mùa xuân Arập” bùng nổ tại thế giới các nước
Trung Đông, Bắc Phi
 “Mùa xuân Arập” bắt đầu tại Tunisia sau khi một
người bán rau bị cảnh sát đàn áp vô lý đã tự châm
lửa đốt. Phải mất 1 tháng người biểu tình mới có
thể lật đổ được cựu Tổng thống Zine El Abidine

Ben Ali.
 Cuối tháng 1/2011, đám đông người biểu tình đổ xô
ra quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo của Ai Cập
và lật đổ chính phủ của Hosni Mubarak. Lãnh đạo
Libya, ông Muammar Qaddafi đã chọn cách chiến
tranh chống lại NATO và lực lượng nổi dậy, ông
thất bại và bị bắt giữ vào ngày 20/10/2011. Lãnh
đạo Abdullah Saleh chiến đấu cho đến tận khi
chính phủ nhiều nước vùng Vịnh khác gây áp lực
buộc ông chuyển giao quyền lực vào ngày
23/11/2011.
 Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh vị trí số 1 trong
ngành sản xuất thế giới
 Năm 2010, lĩnh vực sản xuất Trung Quốc vượt qua
Mỹ đứng đầu thế giới lần đầu tiên từ Chiến tranh
Thế giới thứ Hai. Đến cuối năm 2011, việc kinh tế
toàn cầu đi xuống đã ảnh hưởng tiêu cực đến cả
tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc. Con số về lĩnh
vực sản xuất năm 2011 hiện chưa được công bố.
Lĩnh vực sản xuất Trung Quốc và Mỹ sẽ lại cạnh


TÀI TRỢ VÀNG
Page 2
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011























KINH TẾ THẾ GIỚI
lớn, có hiệu lực từ ngày 05/12/2011.
 30/11/2011, 6 NHTW thế giới tạo ra chương
trình hoán đổi song phương để nguồn cung tiền
của bất kỳ loại tiền nào sẽ được đảm bảo nếu thị
trường có nhu cầu. Chương trình có hiệu lực
đến 01/02/2013.
 Ngày 08/12/2011, ECB hạ 0,25 điểm % lãi suất
chủ chốt trong eurozone xuống còn 1%.
 Chính phủ các nước đua hạ giá đồng nội tệ
 18/03/2011, G7 can thiệp vào thị trường ngoại
hối lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ sau khi đồng
yên Nhật tăng giá quá mạnh. 15/03/2011, Nhật

đã bơm 15 nghìn tỷ yên vào thị trường để hạ giá
đồng tiền này. Tháng 8/2011, Nhật đơn phương
hạ giá đồng yên. Ngày 31/10/2011, Nhật tiếp tục
can thiệp hạ giá đồng yên lần thứ 2 trong 3
tháng.
 06/09/2011, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ
(SNB) neo tỷ giá đồng franc Thụy Sỹ ở mức 1,20
franc/euro. SNB đặt mục tiêu làm suy yếu đồng
franc dần dần.
 11/10/2011, Thượng viện Mỹ quyết định trừng
phạt Trung Quốc vì không chịu nâng giá đồng
nhân dân tệ. Tính cả năm 2011, đồng nhân dân
tệ chỉ tăng được khoảng 3,83%, thấp hơn 30%
so với giá trị thực theo quan điểm của phía Mỹ.
 Thị trường chứng khoán thế giới
Biến động của một số chỉ số chứng khoán chính
trên thế giới năm 2011 (Nguồn FT)
Chỉ số
Thay đổi
S&P 500
0.00%
FTSE 100
-5.55%
CAC 40
-15.89%
Ibex 35
-11.74%
DAX
-12.78%
Hang Seng

-19.97%
Straits Times
-17.04%
RTS
-22.02%
S&P/ASX 200
-14.51%
NZX 50
-1.04%



Biến động tăng giảm của một số loại tiền tệ lớn
trên thế giới so với đồng USD năm 2011 (Nguồn
FT)

 Thị trường hàng hóa
 Sốt giá vàng
 Giá vàng tăng 10% trong năm 2011 và thiết lập
đỉnh cao tại 1.923,7 USD/ounce (ngày 6/9) do
nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh nợ công
leo thang ở châu Âu và bóng ma suy thoái toàn
cầu.
 Các quỹ ETF tăng số vàng nắm giữ lên trên
2.370 tấn, nhiều nhất trong lịch sử, bằng tổng
sản lượng của các mỏ vàng thế giới năm 2011
và nhiều hơn bất kỳ số vàng mà quốc gia nào có
trong kho dự trữ ngoại hối, ngoại trừ Mỹ, Đức,
Italia và Pháp.
 Các NHTW chi tiền mua số vàng gấp hơn 4 lần

năm ngoái, khoảng 450 tấn, điển hình là Nga,
Thái Lan. Các kho cất giữ vàng trên thế giới chật
cứng chỗ và chi phí cho thuê kho lên cao kỷ lục.
Nhiều kho giữ vàng mới được xây dựng khẩn
cấp để đáp ứng nhu cầu.

Giá vàng năm 2011 (Nguồn: Kitco)







TÀI TRỢ VÀNG
Page 3
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011

 Căng thẳng địa chính trị đẩy giá dầu lên cao
 Giá dầu thô đạt mức bình quân cao kỷ lục, với
dầu WTI là 95,11 USD/thùng và dầu Brent là
110,91 USD/thùng do bất ổn địa chính trị ở
Trung Đông và Bắc Phi.
 Các cuộc đụng độ giữa lực lượng nổi dậy và lực
lượng trung thành với nhà lãnh đạo Muammar
Qaddafi đã làm giảm 1,5 triệu thùng dầu/ngày
xuất đi từ Lybia.
 Căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây
về vấn đề hạt nhân những ngày cuối năm tiếp
tục làm nóng thị trường năng lượng.

 Giá nhiều hàng hóa lập đỉnh rồi đảo chiều lao
dốc
 Giá hàng hóa thiết lập mức cao của nhiều năm
trong những tháng đầu năm do đồng USD yếu,
triển vọng nhu cầu mạnh và nỗi lo nguồn cung.
Nhưng kể từ đầu tháng 5, khi Mỹ chuẩn bị kết
thúc gói QE2 và đối diện sức ép nâng trần nợ,
giữa lúc nợ công châu Âu leo thang đe dọa tăng
trưởng kinh tế toàn cầu, cộng với những dự báo
mới cho thấy nguồn cung không quá nghiêm
trọng khiến giá hàng hóa quay đầu lao dốc.
 So với mức đỉnh thiết lập trước đó, các chỉ số
theo dõi giá hàng hóa như CRB (theo dõi 19 mặt
hàng), GSCI (theo dõi 24 mặt hàng mất 30%).



 CPI năm 2011 tăng 18,58% so cùng kỳ
 Điện điều chỉnh tăng 2 lần, xăng tăng mạnh 2
lần và giảm nhỏ giọt 1 lần gây áp lực lên chỉ số
Chốt năm 2011, chỉ số CRB mất 7% còn chỉ số
GSCI giảm 1,2% - năm giảm đầu tiên trong 3
năm.

Giá hàng hóa năm 2011 so với 2010 (Nguồn:
CafeF, Barclays Captials)
 Tiền ồ ạt bị rút khỏi thị trường hàng hóa cuối
năm
 Đầu năm, các quỹ và nhà đầu tư đổ xô mua
hàng hóa, với những triển vọng lạc quan. Nhưng

kể từ khi giá đi xuống, cộng với giá vàng có xu
hướng leo thang và kinh tế bất ổn, tất cả các
hàng hóa bị bán tháo để chuyển sang kênh đầu
tư vàng hoặc tiền mặt.
 Đà bán tháo sau đó mạnh hơn và lan sang cả thị
trường vàng sau vụ sụp đổ của hãng môi giới
lớn nhất thế giới MF Global, kéo theo giá sụt
mạnh. Theo thống kê của Ủy ban giao dịch hàng
hóa tương lai Mỹ, trung bình mỗi tuần từ tháng 9
đến tháng 12, có khoảng 550 triệu USD bị rút
khỏi các quỹ đầu tư hàng hóa.


giá khiến CPI cả nước cả năm 2011 dù đã đi
theo xu hướng giảm dần và lạm phát cả năm
kiểm soát ở mức 18,58%, cao hơn so với trần
lạm phát đầu năm nhưng xoay quanh mức 18%
Quốc hội đã điều chỉnh.
CPI cả nước qua các tháng và các sự kiện ảnh
hưởng đến chỉ số giá năm 2011 (xem phụ lục 3).
 Nhập siêu giảm mạnh nhờ xuất khẩu
 Kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2011
ước đạt hơn 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với
năm ngoái.


KINH TẾ TRONG NƯỚC


TÀI TRỢ VÀNG

Page 4
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011



KINH TẾ TRONG NƯỚC
 Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 2011 có
một số thay đổi so với năm 2010: Tỷ trọng nhóm
hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng 4%,
nhóm hàng công nghiệp nhẹ; nhóm hàng nông,
lâm, thủy sản; vàng và các sản phẩm vàng giảm
nhẹ.
 Tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm ước đạt hơn
105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước.
Nhập siêu cả năm nước ước đạt hơn 9,5 tỷ
USD.
 Loại trừ yếu tố giá, kim ngạch xuất khẩu tăng
11,4%, kinh ngạch nhập khẩu tăng 3,8% so với
năm 2010. Nhờ tăng mạnh xuất khẩu, năm 2011
Việt Nam đã giảm mạnh nhập siêu.
 FDI, ODA giảm, giải ngân tăng
 Tính đến 15/12/2011, Việt Nam thu hút được
14,7 tỷ USD vốn FDI (cả đăng ký mới và tăng
thêm), giảm 26% so với năm 2010, trong đó
76,4% tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng. Tuy thu hút giảm, chất lượng giải ngân
FDI đã cải thiện đáng kể với 11 tỷ USD năm
2011, bằng mức thực hiện năm 2010 và đóng
góp 25,9% vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
 Tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ, mức cam kết

ODA cho Việt Nam trong năm 2012 đạt 7,386 tỷ
USD, giảm nhẹ so với mức 7,88 tỉ USD năm
2011.
 Bội chi dưới trần kế hoạch
 Bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 bao gồm
chi trả nợ gốc ước đạt 111.500 tỷ đồng, tương
đương 4,9%, loại chi trả nợ gốc bội chi ngân
sách cả năm đạt 2,11%, thấp hơn mức 5,3% dự
trù đầu năm.
 Tổng thu và viện trợ ước đạt 674.500 tỷ đồng,
tăng 20,6% so với năm 2010 (số ước thực hiện
lần 2). Trong đó thu từ thuế 586.151 tỷ đồng,
tăng 21,8% so với năm 2010; thu từ dầu thô đạt
100.000 tỷ đồng.

 Giãn, giảm gánh nặng thuế cho nhiều đối
tượng
 Năm 2011, Chính phủ có nhiều quyết định giãn,
giảm thuế; khoảng 15 - 19,5 nghìn tỷ đồng tiền
thuế được giãn và miễn giảm trong năm: chính
sách hỗ trợ đột xuất 250.000 đồng cho các đối
tượng có thu nhập thấp; giãn thời hạn nộp thuế
TNDN đối với DNNVV và doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động; giảm 30% số thuế TNDN phải
nộp trong năm 2011 đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động;
miễn 5% thuế thu nhập cá nhân đối với thu
nhập từ cổ tức của nhà đầu tư chứng khoán;
miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động
chuyển nhượng chứng khoán của nhà đầu tư cá

nhân
 Nhà nước vào cuộc thanh tra nhiều bộ ngành,
tập đoàn kinh tế lớn
 Kiểm toán 2 Bộ Tài chính và Công Thương. 27
tập đoàn kinh tế, tổng công ty và ngân hàng
thương mại nằm trong danh sách kiểm toán
trong năm 2011 như Vinashin, EVN, TKV,
Vinalines…
 Việc Nhà nước vào cuộc thanh tra hoạt động
của nhiều tập đoàn kinh tế lớn và bước đầu có
những kết quả như EVN đầu tư tài chính dài
hạn lên tới gần 50.000 tỉ đồng và lỗ luỹ kế đến
hết năm 2011 lên tới trên 35.000 tỉ đồng; Doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu tư ngoài ngành
chưa hiệu quả; kết luận về việc kiểm toán Quỹ
bình ổn xăng dầu…
 Tái cấu trúc nguồn vốn toàn xã hội
Ngày 8/7/2011, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về
chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
thành CTCP được ban hành đã tạo tiền đề tái
cấu trúc hàng loạt DNNN.
Khá nhiều chủ trương CPH được nhà đầu tư
trong và ngoài nước quan tâm như cổ phần hóa
10 DN thuộc Bộ Công Thương; 6 DN thuộc
Vinachem; các DN thuộc Vietnam Airlines; 6




TÀI TRỢ VÀNG

Page 5
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011



doanh nghiệp thuộc TCT đường sắt; Tập đoàn
Phát triển nhà và đô thị; Các đơn vị thành viên
của Tập đoàn Sông Đà; BIDV; VNSteel; CPH
Mobifone; PV Oil, Điện Nhơn Trạch
 Tài nguyên khoáng sản được đưa vào quy
hoạch
Trước tình hình khai thác khoáng sản bừa bãi,


Tài chính – Ngân hàng
 Huy động vốn
 Theo báo cáo của cục Thống kê Hà Nội tổng
nguồn vốn huy động đến hết tháng 12/2011 trên
địa bàn là 808.290 tỷ đồng, tăng 2,6% so tháng
trước và tăng 1,7% so cùng kỳ năm trước.
 Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho
biết, huy động vốn trên địa bàn thành phố ước
năm 2011 đạt 886,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so
tháng trước, tăng 10% so năm 2010.
 Tăng trưởng tín dụng
 Tại TP Hồ Chí Minh, tổng dư nợ tín dụng trên
địa bàn thành phố đến cuối tháng 12 ước đạt
753,8 ngàn tỷ đồng, tăng 2,1% so tháng trước,
tăng 6,3% so cùng kỳ năm 2010.
Dư nợ tín dụng của các Ngân hàng Thương mại

cổ phần đạt 381,6 ngàn tỷ đồng, chiếm 50,6%
tổng dư nợ, tăng 6,5% so cùng kỳ.
 Tại Hà Nội, tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng
12/2011 đạt 569.400 tỷ đồng, tăng 1% so tháng
trước và tăng 11,7% so cùng kỳ năm trước,
trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 1,5% và 11,5%,
dư nợ trung và dài hạn tăng 0,2% và 11,9%.
Theo báo cáo tổng kết ngành ngân hàng năm
2011, cả năm tổng phương tiện thanh toán tăng
10%, tín dụng tăng 12-13%, trong đó tín dụng
VND tăng 10,2%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,7%.
Định hướng 2012, tổng phương tiện thanh toán
tăng khoảng 14-16%, tín dụng tăng khoảng 15-
17%.


xuất khẩu thô quá nhiều, Chính phủ đã có Chiến
lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
 Chính phủ không khuyến khích xuất khẩu tài
nguyên và dứt khoát không xuất khẩu thô
khoáng sản. Việc cấp phép mới dự án phải chặt
chẽ, nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt và
được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.



 Giao dịch thị trường mở
 Tháng 12, NHNN đã bơm ròng khoảng 16.428 tỷ
đồng qua thị trường mở. Kỳ hạn giao dịch bao

gồm 7 ngày và 14 ngày. Lãi suất giao dịch tiếp
tục được duy trì ở mức 14%/năm. Đây là mức lãi
suất đã được NHNN điều chỉnh từ ngày
04/07/2011.
 Giao dịch liên ngân hàng
 Giao dịch liên ngân hàng kỳ hạn dưới 1 tháng
tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn, với tỷ lệ xấp xỉ 70%
trong tổng doanh số giao dịch. Lãi suất giao dịch
biến động từ 12,4%/năm đến 17,5%/năm tùy kỳ
hạn. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng có mức biến động
cao nhất, chạm đỉnh 17,5/năm. Với kỳ hạn qua
đêm lãi suất biến động chủ yếu trong vùng
13,4%-14,4%/năm.
 Tỷ giá giao dịch tháng 12 được điều chỉnh 2 lần,
tỷ giá cuối cùng được chỉnh vào ngày 24/12 chốt
ở mức 20.828 VND đổi 1 USD.



TÀI TRỢ VÀNG
Page 6
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011










KINH TẾ TRONG NƯỚC
 Trong năm 2011 ghi nhận mức lãi suất liên ngân
hàng tăng đột biến lên 30%-40%/năm tại một số
thời điểm nhất định. Lãi suất qua đêm đã chạm
mức 20%/năm tuy nhiên phổ biến ở kỳ hạn trên
12 tháng có doanh số giao dịch không lớn.

 Thị trường trái phiếu
 Trong tháng 12, Kho bạc nhà nước chỉ huy động
được 2.150 tỷ đồng TPCP thông qua các phiên
đấu giá do KBNN tổ chức tại Sở giao dịch Chứng
khoán Hà Nội. Từ tháng 12, TPCP được phát
hành bao gồm kỳ hạn 3 năm và 10 năm thay vì kỳ
hạn 3 năm và 5 năm.
 TPCP trúng thầu chủ yếu là TP kỳ hạn 3 năm với
lãi suất trúng thầu phổ biến 12,1%. Chỉ có 50 tỷ
TPCP kỳ hạn 10 năm được đấu thầu thành công
với lãi suất trúng thầu 11,2%.
 Theo ước tính của KBNN, năm nay huy động
khoảng 65.000 tỷ đồng TPCP, đạt hơn 81% kế
hoạch. Có nhiều nguyên nhân trong đó lãi suất
không thực sự hấp dẫn, thị trường thứ cấp kém
phát triển là những nguyên nhân chính khiến cho
việc phát hành TPCP không đạt chỉ tiêu.
 Chính sách và văn bản pháp luật
 Ngày 15/12/2011, ban hành thông tư số
40/2011/TT- NHNN Quy định về việc cấp Giấy
phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,

văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước
ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động
ngân hàng tại Việt Nam.


 Ngày 15/12/2011, ban hành thông tư số
41/2011/TT-NHNN hướng dẫn nhận biết và cập
nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục
vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
 Ngày 15/12/2011, NHNN ban hành thông tư số
42/2011/TT-NHNN Quy định về việc cấp tín
dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với
khách hàng.
 Ngày 29/12/2011, NHNN ban hành Thông tư số
44/2011/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm
soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
 Ngày 30/12/2011, NHNN ban hành Thông tư số
45/2011/TT-NHNN Quy định về quản lý ngoại
hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài
của tổ chức tín dụng.
 Thông tin quan trọng
 Ngày 06/12 Thống đốc NHNN chính thức công
bố hợp nhất 3 ngân hàng TMCP là SCB – FCB –
VNT Bank. BIDV với tư cách là đại diện cho
NHNN tại ngân hàng hợp nhất khẳng định hỗ trợ
toàn diện đảm bảo quyền lợi người gửi tiền.
 Ngày 24/12, NHNN điều chỉnh tỷ giá lần thứ 16
kể từ tuyên bố không điều chỉnh tỷ giá quá 1%
của Thống đốc. Tỷ giá cuối năm chốt ở mức

20.828 VND/USD.
 Thực hiện nghiêm nghị định 95 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt
động ngân hàng, NHNN ra quyết định phạt 500
triệu đối với Công ty quản lý khách sạn
Metropole Hà Nội. Cơ quan quản lý đã ra quyết
định thu giữ 500.000 USD và 10 tỷ đồng, là số
tiền trong vụ giao dịch ngoại tệ trái phép tại
Eximbank.
 Nhiều ý kiến chuyên gia nên áp dụng trần lãi
suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp.
 Thị trường vàng
Giá vàng tăng 7 triệu đồng/lượng tức 8% trong
năm 2011, mức tăng cao nhất đạt 40% khi giá


TÀI TRỢ VÀNG
Page 7
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011



































vàng đạt đỉnh 49,2 triệu đồng/lượng vào ngày
23/8/2011, giá vàng thế giới cũng chạm đỉnh
1.900 USD/oz. Cuối năm, giá vàng trong nước ở
mức 41 – 42 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới
cũng có lúc sụt mạnh xuống 1.600 USD/oz.
 Giá vàng tăng mạnh đẩy nhu cầu mua lên cao.
NHNN đã phải cho phép SJC và 5 NHTM được

bán vàng bình ổn là Sacombank, ACB,
Techcombank, DongABank và Eximbank; lượng
vàng bán ra đạt trên 10 tấn trong vòng 2 tuần.
 Khi giá vàng thế giới điều chỉnh, giá vàng trong
nước vẫn ở mức cao, chênh lệch giá vàng trong
nước và quốc tế lên đến 3-5 triệu đồng/lượng.
 Nhiều bất cập trong thị trường vàng đã được
giải quyết bằng dự thảo quản lý thị trường vàng
của NHNN, chỉ còn chờ phê duyệt. Quy định
mới sẽ siết lại việc sản xuất vàng miếng, tập
trung việc dập vàng miếng về 1 mối SJC. NHNN
cũng chủ trương sẽ dùng SJC làm thương hiệu
vàng miếng quốc gia. Người dân được sở hữu
vàng miếng. Các loại vàng miếng phi SJC được
phép sản xuất trước đây vẫn được lưu thông.


Thị trường hàng hóa
 Giá hàng hóa tăng vọt
 Giá xăng Ron92 tăng 26,83%, dầu diesel 0,05S
tăng 38,3%, dầu hỏa tăng gần 33,8%, giá điện
hai lần tăng (lần 1 tăng bình quân 15,28%, lần 2
tăng thêm 5%), giá than tăng 20 – 40%, giá
nước sạch tăng hơn 40% lên các mức cao kỷ
lục đã kéo theo một loạt các hàng hóa khác đi
lên.

 Giá sữa ngoại và dược phẩm tăng khoảng 30%,
trở thành nỗi ám ảnh của người tiêu dùng. Có
thời điểm (tháng 7) giá thực phẩm đắt gấp đôi so

với năm ngoái. Giá gas, sắt thép, vật liệu xây
dựng, thức ăn chăn nuôi và hàng tiêu dùng khác
cùng tăng chóng mặt.
 Do nhu cầu xuất khẩu mạnh, giá các nguyên liệu
phục vụ chế biến xuất khẩu cũng ở mức cao
chưa từng thấy như cà phê, cao su, hạt tiêu, cá
tra, tôm, khoai lang, sắn lát…
 Báo động chất lượng hàng hóa
 Liên tiếp các vụ sản xuất và nhập lậu thực phẩm
bẩn bị phanh phui và thu hồi khiến người tiêu
dùng hoang mang. Điển hình là các vụ thạch rau
câu chứa phụ gia độc DEHP; cốm Vòng và tương
ớt nhiễm Rhodamine B; bún, bánh phở, bánh giò
chứa hàn the; phẩm màu chứa kiềm trong mì ăn
liền và nước giải khát; thịt gà tẩm bột sắt có thể
gây ung thư; bơm nước để tăng trọng cho gia súc
gia cầm; nhập lậu hàng trăm nghìn tấn nội tạng,
chân gà, chân bò, mỡ lợn thối…
 Xe máy và ô tô bỗng nhiên bốc cháy liên tục làm
bất an người tiêu dùng. Trong năm có hơn 40 vụ
cháy xe máy xảy ra và nguyên nhân tại sao vẫn là
câu hỏi còn bỏ ngỏ, dù đã có những nghi vấn đối
với xăng kém chất lượng.
 “Chảy máu” nguyên liệu sang Trung Quốc
Chưa năm nào, các thương lái Trung Quốc lại
sang tận vùng nguyên liệu nước ta thu gom hàng
hóa như năm nay. Các mặt hàng được mua nhiều
nhất là nông thủy sản như ớt, hạt tiêu, điều thô,
cà phê, cao su, thịt lợn, trứng gia cầm, khoai lang,
sắn lát, vải thiều, tôm cá

 Việc Trung Quốc gom nguyên liệu gây xáo trộn
giá cả ở thị trường trong nước, gây khó khăn cho
việc thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp
chế biến xuất khẩu. Có thực trạng xảy ra là nhiều
doanh nghiệp đã phải chế biến thuê cho doanh
nghiệp Trung Quốc vì không có nguyên liệu.




KINH TẾ TRONG NƯỚC


TÀI TRỢ VÀNG
Page 8
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011



































 Xuất khẩu hàng hóa cao kỷ lục
 Xuất khẩu năm 2011 thiết lập mức cao kỷ lục, đạt
96,3 tỷ USD, vượt trên 16 tỷ USD so với mục tiêu
và cao hơn 33% so với năm 2010.
 Câu lạc bộ các mặt hàng có kim ngạch tỷ USD
nâng từ 16 lên 22, trong đó có 5 mặt hàng kim
ngạch trên 5 tỷ USD là dệt may, dầu thô, điện
thoại, giày dép và thủy sản. Nhiều mặt hàng đạt
mức tăng trưởng ấn tượng như điện thoại và linh
kiện gần 200%, hạt tiêu 80%, sắn và sản phẩm

sắn 82%, sắt thép 65%, cao su 45%, cà phê 55%
 Một số mặt hàng đạt kim ngạch kỷ lục năm nay
như: dệt may ( trên 14 tỷ USD), dầu thô (trên 7,2 tỷ
USD), giày dép (6,5 tỷ USD), thủy sản (6,1 tỷ
USD), máy móc thiết bị phụ tùng (trên 4 tỷ USD),
gạo (trên 3,5 tỷ USD), gỗ và sản phẩm gỗ (gần 4 tỷ
USD), cao su (trên 3 tỷ USD), cà phê (trên 2 tỷ
USD)


Thị trường chứng khoán
Vn-Index khép lại năm 2011 ở mốc 351,55 điểm,
giảm 27,46%, HNX-Index đóng cửa ở mốc 58,74
điểm, giảm 48,6%, xuống mức thấp nhất trong
lịch sử.
VKP là cổ phiếu có thị giá thấp nhất TTCK năm
2011, kết thúc năm ở mức 900 đồng/cp. 19/28 cổ
phiếu chứng khoán có giá dưới 5.000 đồng, SBS,
SME, ORS, APS, AIG giảm trên 80%, đều xuống
dưới 3.000 đồng/cp, các cổ phiếu BĐS giảm trên
80% trong năm 2011 là NVT, HQC, SDU…
Năm 2011, HoSE đưa 5 cổ phiếu vào diện cảnh
báo là DDM, IFS, VES, VPH và VSG. 5 cổ phiếu
bị đưa vào diện kiểm soát trong năm 2011 là
BAS, CAD, CYC, MHC và VKP do lỗ 2 năm liên
tiếp. Có 2 cổ phiếu bị hủy niêm yết là DVD, DCC
(do vi phạm công bố thông tin) và DCL tạm
ngưng giao dịch do chưa nộp báo cáo tài chính. 5
mã chứng khoán công khai quyết định xin hủy
niêm yết, bao gồm: MKP, IFS, SGT, SQC, V11.

Chủ tịch HĐQT DVD Lê Văn Dũng đã bị xét xử tù
4 năm do hành vi thao túng giá chứng khoán, đây
là trường hợp đầu tiên bị đưa ra xét xử kể từ khi
tội danh này được bổ sung vào Luật Hình sự, có
hiệu lực từ 1/1/2010.
 Hoạt động IPO, chào bán cổ phiếu
Cuối năm 2011, IPO Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam (BIVD) đã bán 100% hơn 84 triệu
cổ phần ra công chúng với giá đấu bình quân đạt
18.538 đồng/cp. Năm 2011, Nhà nước mới chỉ cổ
phần hóa được 6 doanh nghiệp như Tổng Công
ty Thép (VNSteel – bán được 60% bình quân
15.032 đồng/cp), Tổng Công Cty Xăng dầu
(Petrolimex - chào bán hết), Tổng Công ty Miền
Trung (Cosevco), ngân hàng MHB (chào bán
28% - giá bình quân 11.025 đồng/cp).
 Các CTCK có một năm đầy khó khăn
KLS từng toan tính bỏ lĩnh vực chứng khoán,
SME, TAS bị đình chỉ lưu ký vì thiếu hụt thanh
khoản; Chủ tịch Chứng khoán Hà Thành bỏ trốn




TÀI TRỢ VÀNG
Page 9
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011







































cùng khoản âm tiền hơn 100 tỷ đồng, nhà đầu tư
kiện chứng khoán FLC, Chứng khoán Hà Nội
(HSSC),
CK Trường Sơn (TSS) xin rút nghiệp vụ môi giới,
chấm dứt tư cách thành viên tại Sở Hà Nội và
HCM. Chứng khoán Đông Dương (DDSC) đóng
nghiệp vụ môi giới, chuyển tài khoản NĐT sang
KimEng.
Lần đầu tiên Trung tâm lưu ký cho phép doanh
nghiệp được trực tiếp trả cổ tức cho cổ đông do
CK SME bị đình chỉ hoạt động thanh toán bù trừ.
SME cũng bị đưa vào diện kiểm soát và chỉ được
giao dịch phiên thứ Sáu hàng tuần.
Năm 2011 có 16 chi nhánh, 23 phòng giao dịch
đóng cửa, nhưng có thêm 15 chi nhánh và 16
phòng giao dịch được thành lập mới. Tổng số chi
nhánh của các CTCK là 150 và 83 phòng giao
dịch.
Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng vụ phát triển
thị trường UBCK, hiện có ít nhất 20 CTCK cần
nhanh chóng tái cấu trúc. Số còn lại sẽ dựa vào
tiêu chuẩn an toàn tài chính để tiếp tục tái cấu
trúc trong vòng 2 năm, ông Sơn cũng cho biết
tháng 2/2012 sẽ cho ra mắt chỉ số VN-30.
 Vực dậy TTCK trong năm 2012
Cuối năm 2011 đã có khá nhiều lời hứa từ phía

lãnh đạo Bộ Tài chính, NHNN và UBCK về việc
vực dậy TTCK trong năm 2012.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết
Bộ đã có văn bản báo cáo tổng thể và có giải
pháp thúc đẩy TTCK trình Chính phủ.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo Bộ Tài chính,
UBCK khẩn trương triển khai các giải pháp tái
cấu trúc TTCK, để sớm đưa TTCK trở thành kênh
huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế.
Chủ tịch UBCK Vũ Bằng cho biết năm 2012 sẽ
triển khai T+2, ông đã và sẽ kiên trì đề xuất với
NHNN về việc tách tín dụng chứng khoán ra khỏi





nhóm phi sản xuất, để cởi trói dòng vốn chảy vào
chứng khoán. Phó thống đốc NHNN ông Đặng
Thanh Bình cũng cho biết dòng vốn vào CK sắp
tới sẽ vẫn phải kiểm soát nhưng hợp lý hơn.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ
khống chế lại tốc độ tăng trưởng của hệ thống
ngân hàng, để hệ thống ngân hàng không hút hết
tiền của nền kinh tế. Từ đó, lãi suất huy động sẽ
giảm, kéo theo lãi suất cho vay giảm. Trong thời
gian tới, NHNN sẽ xác lập lại vị thế cân bằng giữa
tiền tệ với thị trường vốn nhằm khôi phục TTCK.
 Tin chính sách
Ngày 16/12, Bộ Tài chính đã chính thức ban

hành thông tư 183 về quỹ mở, theo đó Quỹ mở
không được đầu tư trực tiếp vào BĐS, đá quý, kim
loại quý hiếm và bị giới hạn đầu tư vào một số loại
chứng khoán như không đầu tư quá 20% tổng giá
trị tài sản vào chứng khoán của một tổ chức phát
hành…Quỹ đóng được chuyển thành quỹ mở nếu
thỏa mãn 3 yêu cầu về giá trị tài sản ròng, danh
mục đầu tư và phải được nhà đầu tư đại diện 75%
tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành thông qua.
Năm 2011, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông
tư nhằm phát triển TTCK như Thông tư 74 - Cho
phép margin, mở nhiều tài khoản, giao dịch cổ
phiếu trong ngày; Thông tư 226 về việc giám sát
an toàn tài chính cho CTCK, Thông tư 37 hướng
dẫn thi hành Nghị định 85 về xử phạt vi phạm
chứng khoán, quy trách nhiệm cụ thể đến từng cá
nhân.
Trong tháng 12, UBCK đã trình Chính phủ đề án
Tái cấu trúc thị trường chứng khoán gồm các nội
dung: Tái cấu trúc CTCK (phân loại CTCK dựa
theo thông tư 226); nâng cao tiêu chuẩn niêm yết;
đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư
Sở GDCK TP.HCM vừa có quyết định bổ nhiệm
Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới. Ông Trần
Đắc Sinh lên làm Chủ tịch HĐQT HoSE thay ông
Nguyễn Đoan Hùng, bà Phan Thị Tường Tâm lên





THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


TÀI TRỢ VÀNG
Page 10
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011




làm Tổng giám đốc HOSE thay ông Trần Đắc
Sinh.
Giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài
Trong năm 2011, tại HoSE, nhà đầu tư nước
ngoài đã mua vào 918 triệu đơn vị, trị giá 29.266
tỷ đồng. Đồng thời bán ra 961 triệu đơn vị, trị giá
28.113 tỷ đồng. Trong đó, lượng và giá trị giao
dịch thỏa thuận chiếm gần 1/3 tổng giao dịch.
Mặc dù khối lượng bán ra lớn hơn nhưng xét về
giá trị, khối ngoại vẫn mua ròng 1.153 tỷ đồng –
thấp nhất trong 4 năm gần đây. Hai năm 2009
và 2010, khối ngoại mua ròng lần lượt là 3.195
tỷ và 15.370 tỷ đồng.
Tại HNX, khối ngoại cũng mua ròng 645 tỷ đồng
(năm 2010 là 833 tỷ đồng).
Như vậy tính chung 2 sàn HoSE và HNX, khối
ngoại mua ròng gần 1.800 tỷ đồng – bằng 11%
so với năm 2010. Xu hướng mua ròng của năm
2010 vẫn được duy trì trong nửa đầu năm 2011,
sau đó, khối ngoại bắt đầu bán mạnh trong nửa

sau.

Ba cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất cũng là
3 cổ phiếu có nhiều điểm đáng chú ý nhất là
VNM-Vinamilk (8,6 triệu đơn vị - 951 tỷ), FPT
(16 triệu đơn vị - 824 tỷ) và CTG-Vietinbank
(17,7 triệu đơn vị - 577 tỷ).
Không chỉ được mua ròng trên sàn, VNM và
CTG cũng hút một lượng vốn ngoại lớn qua
kênh phát hành riêng lẻ.

Vinamilk đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10,7 triệu
cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài với giá xấp xỉ
130.000 đồng/cổ phiếu, thu về gần 1.400 tỷ đồng.
Hiện tại thì khối ngoại đã sở hữu tối đa 49% cổ
phần của Vinamilk.
Còn Vietinbank phát hành riêng lẻ 10% cổ phần
cho IFC, thu về 182 triệu USD.
FPT dù đã có lúc bị bán mạnh do bị loại khỏi danh
mục của FTSE Vietnam ETF, tuy nhiên, sau đó
quỹ Orchid Fund của Singapore đã mua mạnh và
hiện nắm giữ gần 10% cổ phần. Hiện room của
FPT cũng còn chưa đến 1%.
Các mã được mua mạnh khác có KDC-Kinh Đô
(11,5 triệu cổ phiếu – 404 tỷ), VCB-Vietcombank
(11,5 triệu đơn vị - 354 tỷ), PVD (3,9 triệu đơn vị -
240 tỷ)…
Vietcombank đã đạt được thỏa thuận phát hành
15% cổ phần cho Mizuho Bank của Nhật Bản với
giá trị 11,8 nghìn tỷ đồng (567 triệu USD). Thương

vụ này dự kiến sẽ được thực hiện vào đầu năm
nay.
Hai cổ phiếu PNJ (mua ròng 195 tỷ) và ITC-
Intresco (mua ròng 154 tỷ) đứng trong top 10 mua
ròng là nhờ việc quỹ Vietnam Azalea Fund thuộc
Mekong Capital đã thực hiện “gom” mạnh.
Quỹ này hiện nắm giữ gần 7% cổ phần của PNJ
và 20% cổ phần của ITC.
Phía bán ròng, có 2 mã nổi trội là VIC-Vincom
(17,6 triệu đơn vị - 1.819 tỷ đồng) và STB (69,2
triệu đơn vị - 1.017 tỷ đồng). Hai cổ phiếu này bị
bán ròng hầu như trong suốt cả năm, tuy nhiên tập
trung mạnh vào tháng 12.
Tính chung cả năm 2010, khối ngoại mua ròng
17,6 triệu VIC – đúng bằng lượng bán ròng năm
nay – trị giá 1.659 tỷ đồng.
Đối với STB, khối ngoại bán ra mạnh cùng lúc
ngân hàng hàng này đăng ký mua vào 100 triệu cổ
phiếu quỹ. Trong năm, Dragon Capital đã thực
hiện thoái toàn bộ vốn tại Sacombank nhưng đều






TÀI TRỢ VÀNG
Page 11
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011




THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
Top 10 cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất năm
2011
Cổ phiếu
Khối lượng
(triệu)
Mua ròng
Mua
Bán
KL (triệu
cp)
GT (tỷ
đồng)
VNM-Vinamilk
23.6
15.0
8.6
951
FPT
58.8
42.8
16.1
824
CTG-Vietinbank
43.7
25.9
17.8

577
KDC-Kinh Đô
22.2
10.7
11.5
404
VCB-
Vietcombank
37.9
26.4
11.5
354
PVD-PV Drilling
24.0
20.0
3.9
239
PNJ
10.2
5.2
5.0
195
VCG-Vinaconex
21.1
14.1
7.0
167
REE
32.5
18.5

14.0
164
ITC-Intresco
12.5
4.7
7.8
154





Top 5 cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất năm 2011
Cổ phiếu
Khối lượng
(triệu)
Bán ròng
Mua
Bán
KL (triệu
cp)
GT (tỷ
đồng)
VIC-Vincom
21.2
38.8
-17.6
-1819
STB-Sacombank
99.4

168.6
-69.2
-1017
CTD-Coteccons
1.1
5.1
-3.9
-214
HAG-HAGL
29.7
39.5
-9.9
-212
CII
5.0
11.9
-6.9
-122
được chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước
ngoài.
Các mã khác có giá trị bán ròng trên 100 tỷ đồng
là CTD (3,9 triệu - 214 tỷ), HAG (9,9 triệu đơn vị -
212 tỷ) và CII (6,9 triệu đơn vị - 122 tỷ).
CTD bị bán ròng xuất phát từ việc Dragon Capital
chuyển nhượng lại cho nhà đầu tư trong nước.
HAG và CII dù bị bán ròng nhưng đều thu hút
được vốn ngoại qua kênh phát hành trái phiếu.
HAG phát hành 55 triệu USD trái phiếu hoán đổi
cho Temasek Holding còn CII phát hành 40 triệu
USD trái phiếu chuyển đổi cho Goldman Sachs.


Năm 2010, HAG dẫn đầu danh sách mua ròng với
hơn 2.000 tỷ đồng và 55 triệu USD trái phiếu
chuyển đổi cũng phát hành cho Temasek Holding.
 Sôi động mua bán cổ phần ngoài sàn
Trong khi hoạt động mua bán trên sàn có phần
trầm lắng thì hoạt động đầu tư ngoài sàn của nhà
đầu tư ngoại vẫn rất nhộn nhịp.
Như ở trên đã đề cập đến việc IFC mua 10% cổ
phần của Vietinbank; HAG, CII phát hành trái
phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư ngoại…
Ngoài ra còn có những thương vụ đình đình đám
như KKR mua 10% cổ phần của Masan
Consumer với giá 159 triệu USD; Diageo mua lại
30% cổ phần của Halico…
Đặc biệt có nhiều trường hợp doanh nghiệp ngoại
đã mua lại cổ phần chi phối của các doanh nghiệp
trong nước như Marico mua lại ICP, Fortis Health
Care mua lại Y khoa Hoàn Mỹ; Unicharm mua lại
Diana; CJ-CGV mua lại Megastar, Kirin Holding
mua lại Interfood…
Xu hướng đầu tư của khối ngoại hiện có 2 nét
chính. Thứ nhất là dòng tiền chảy mạnh vào lĩnh
vực hàng tiêu dùng (Vinamilk, Masan Consumer,
ICP, Diana, Interfood…). Đây là lĩnh vực đang có
tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm vừa
qua và ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế.
Thứ là hai là trào lưu doanh nghiệp Nhật mua cổ
phần của doanh nghiệp Việt.
Các nhà đầu tư Nhật Bản góp mặt rất nhiều trong

hoạt động M&A năm nay. Điển hình là Unicharm
mua Diana, Kirin Holding mua Interfood, Orix mua
cổ phần Nutifood, Daio Paper mua cổ phần Giấy
Sài Gòn… và sắp tới là thương vụ khi Mizuho
Bank mua 15% cổ phần của Vietcombank với giá
trị kỷ lục lên đến gần 600 triệu USD.




TÀI TRỢ VÀNG
Page 12
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011




THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Tin doanh nghiệp nổi bật
 Hơn 50% số cổ phiếu niêm yết có thị giá thấp
hơn giá trị sổ sách
 Sự suy giảm của TTCK kéo theo hơn 50% số cổ
phiếu niêm yết có thị giá rơi xuống dưới mệnh
giá (10.000 đồng) và thấp hơn nhiều so với giá
trị ghi sổ của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp
đứng trước áp lực bị thâu tóm hoặc một số đi
đến quyết định rời khỏi thị trường niêm yết.
 Thị giá xuống thấp còn dẫn đến hoạt động gọi
vốn trên thị trường chứng khoán của doanh

nghiệp bị nghẽn lại. Hàng loạt vụ tăng vốn bằng
phương thức chào bán lớn hầu hết bị vỡ kế
hoạch như Xây lắp dầu khí Nghê An (PVA),
Đông Hải Bến Tre (DHC) và hàng loạt doanh
nghiệp phải chùn chân hoãn kế hoạch tăng vốn
đã được ĐHCĐ thông qua như Anvifish (AVF),
Ticco (THG), Chế tạo máy Dĩ An (DZM)
 Đòn bẩy lớn, tồn kho tăng, huy động vốn khó
khăn
 Kết thúc quý III/2011, theo báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp niêm yết, có tới 14 doanh
nghiệp có Tổng nợ/ Tổng tài sản lớn hơn 90%;
hơn 50 doanh nghiệp có hệ số nợ từ 80%-90%
và hơn 80 doanh nghiệp từ 70%-80%. Đòn bẩy
vốn của doanh nghiệp lên tới 1:9 (một đồng vốn,
9 đồng nợ).
 Số dư hàng tồn kho cuối quý III/2011 của các
doanh nghiệp niêm yết tăng hơn 30% so với
cùng kỳ. Lượng hàng tồn kho cao kéo theo vòng
quay tài sản chậm lại và hiệu quả sử dụng vốn
giảm.
 Năm 2011 cũng là năm đánh dấu sự khan hiếm
tiền do lãi suất cao và chính sách tín dụng chặt
chẽ của Chính phủ. Khó vay vốn hoặc chi phí
vốn cao, không huy động được vốn trên thị
trường chứng khoán qua các hoạt động phát
hành thêm, tiền đọng trong hàng tồn kho
nhiều Khó khăn về vốn được xem là điểm nóng
của DN vừa và nhỏ trong năm nay.
 Doanh thu suy giảm, chi phí tăng mạnh

 Doanh thu của các DNNY chỉ tăng với con số khá
thấp chưa đầy 5% trong khi đó do lạm phát tăng
nên các chi phí tiền lương, chi phí lãi vay, chi phí
quản lý, chi phí tài chính đều tăng mạnh đã khiến
nguồn lợi nhuận thu về của doanh nghiệp eo hẹp
dần.
 Xét trên báo cáo tài chính kết thúc quý III/2011,
tổng lợi nhuận toàn thị trường quý III giảm hơn
25% so với cùng kỳ. Càng về cuối năm, nhiều
doanh nghiệp xin ý kiến cổ đông giảm kế hoạch
kinh doanh của năm.
 Mục đích mua cổ phiếu quỹ thất bại
 Mục đích giữ giá cổ phiếu khỏi giảm sâu, hay tạo
thặng dư vốn khi mua vào cổ phiếu quỹ đều thất
bại khi thị giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh. Đáy
mới của giá hình thành trong bối cảnh đói vốn do
năm sau được dự đoán sẽ khó vay vốn, hoặc nếu
vay được thì chi phí vốn cũng quá cao nên nhiều
doanh nghiệp rơi vào tình cảnh bắt buộc phải bán
rẻ cổ phiếu quỹ.
 Điển hình cho trào lưu này là SHN bán cổ phiếu
quỹ trong khi thị giá hiện tại chỉ hơn phân nửa giá
vốn hồi mua vào; NDN bán khi thị giá thấp hơn giá
vốn hơn 15%; SDH lên kế hoạch bán khi thị giá
chưa bằng 30% giá vốn; FBT lên kế hoạch bán cổ
phiếu quỹ khi thị giá chưa từng qua mức giá vốn
từ giữa năm 2009 đến nay.
 Sacombank: Dấu hỏi ngỏ về tin đồn bị thâu tóm
 Quãng thời gian đầu quý III, thị trường rộ lên tin
đồn Sacombank đã và đang bị ngấm ngầm thâu

tóm. Những thông tin về Sacombank trở nên dồn
dập trong một quãng thời gian dài khi hết Dragon
Capital đến vợ, con gái và con dâu đăng ký bán
lượng lớn cổ phiếu. Nghi án bị thâu tóm càng lớn
hơn khi các công ty con (thực chất là các công ty
này đều do STB và những người có quyền lợi)
đăng ký mua vào cộng với quyết định bất ngờ
mua 100 triệu cổ phiếu quỹ.




TÀI TRỢ VÀNG
Page 13
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011



























 Vinacafe Biên Hòa- Dấu ấn „thâu tóm‟ 2011
 Masan Consumer đã hoàn tất việc chào mua và
nắm giữ 50,11% vốn điều lệ của Vinacafe Biên
Hòa (VCF), đánh dấu một thương vụ thâu tóm
doanh nghiệp niêm yết năm 2011 qua hình thức
chào mua công khai. Masan Consumer đã chi
hơn 1.100 tỷ đồng để có quyền kiểm soát tại
VCF.
 Thương vụ này được các chuyên gia nhìn nhận
là doanh nghiệp đi thâu tóm và doanh nghiệp bị
thâu tóm đều có lợi.
 Thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao
 1 số câu chuyện đổi Tổng giám đốc của SJS, bổ
nhiệm và miễn nhiệm thành viên HĐQT ở ORS,
SBS thay gần hết các lãnh đạo cũ là một vài ví
dụ trong hàng loạt thay đổi nhân sự cấp cao thời
gian qua.
 Một số doanh nghiệp thay đổi nhân sự cấp cao
do có sự thay đổi lớn về cổ đông nắm phần vốn

lớn như VCF, FBT thay một loạt lãnh đạo sau
khi Masan Consumers và HVG nắm phần lớn
vốn.
 Các công ty chứng khoán thì phải giảm quy mô
hoạt động, cắt giảm nhân sự do thị trường sa
sút. Tổng số cán bộ, nhân viên đang làm việc tại
17 công ty chứng khoán niêm yết là 3.417
người, giảm 370 người, tương ứng giảm 9,8%
so với năm 2010. Nhân sự cấp cao của các
CTCK cũng ra đi hàng loạt.
 Ngoài những lý do trên, hàng loạt doanh nghiệp
cũng có sự biến động lớn về nhân sự do nhu
cầu nội tại và diễn ra khá âm thầm chỉ với một
bản nghị quyết thông báo thay đổi như PGT,
TCT, KTT, SEC, DCC, VSP, BPC, BTS, DTC,
HNM, TVD, NDN, MKV…
 Tái cấu trúc thành câu chuyện sống còn
 Bối cảnh khó khăn chung về kinh tế cộng với nội
tại DN yếu khiến việc tái cấu trúc diễn ra mạnh
mẽ hơn, chủ yếu là tái cấu trúc nhân sự, thanh

lý tài sản và tiết giảm chi phí.
 Các doanh nghiệp đi đầu tái cấu trúc bằng thanh
lý tài sản như SHC, VNA, VOS, VFR, TLC…Một
số doanh nghiệp khác lại chọn phương án giảm
các chi nhánh hoạt động không hiệu quả, nhiều
công ty định hướng lại mô hình hoạt động như
ALP, VCG…



Thị trường BĐS năm 2011 nhìn chung ảm đạm,
cung cầu suy giảm, thanh khoản thấp, giá bất
động sản lao dốc. Tình hình biến động về giá
nhà ở (gồm căn hộ và nhà liền kề, biệt thự)
trong năm 2011 có xu hướng đi xuống, với
mức trung bình khoảng 30%-40% so với đầu
năm tại Hà Nội, và tại Tp.HCM giảm nhẹ
khoảng 5-10%.
 Tin thị trường
 Bất động sản Hà Nội rớt giá mạnh: Chỉ trong
vòng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011 giá đất
nền tại 70% các khu đô thị mới nằm ở ven nội
thành Hà Nội đều giảm giá. Đáng chú ý, các dự
án phía Tây có mức tụt giá lên đến 20-30% như
Kim Chung Di Trạch, Gelexinco Lê Trọng Tấn,
Văn Phú, Vân Canh…
 Đến nay, với chủ trương đưa tỷ trọng dư nợ về
16%, các ngân hàng gia tăng siết các khoản nợ.
Một đợt bán tháo BĐS lại tiếp tục xảy ra khiến
giá đi xuống. Làn sóng bán tháo bắt đầu bằng sự
kiện chủ đầu tư Cty cổ phần địa ốc Dầu khí
(PVL) điều chỉnh giảm giá bán căn hộ tới 35%,
tiếp theo đó, tại Hà Nội Xí nghiệp Xây dựng Tư
nhân số 1 đã đưa ra quyết định giảm giá từ 5-7
triệu đồng/m2 căn hộ tại dự án VP3 Linh Đàm và
CT6 Xa La thuộc Khu nhà ở Bemes Cầu Bươu.
 Vỡ nợ hàng loạt liên quan đến BĐS: 2011 ghi
nhận hàng loạt các vụ vỡ nợ của các “đại gia”
buôn đất. Đầu tiên phải kể đến vụ vỡ trăm tỷ của
Nguyễn Thị Cúc (Phú Xuyên, Hà Nội) từng nổi

danh khi mạnh tay vay hơn 250 tỷ đồng (trả lãi
BẤT ĐỘNG SẢN


TÀI TRỢ VÀNG
Page 14
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011



BẤT ĐỘNG SẢN
tới 10 tỷ đồng/tháng) để đầu tư nhà đất quanh Hà
Nội. Tiếp đấy là vụ Vợ chồng Bùi Thị Quyên và
Tạ Việt Quang (thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà
Nội). Bước đầu vợ chồng Quang - Quyên khai
nhận việc đã vay 200 tỷ đồng với lời hứa trả lãi
suất cao lên tới 2.500đ/1.000.000đ/ngày để đầu
tư BĐS. Vụ trùm nợ Nguyễn Thị Dậu cũng từng
làm náo động Quận Hà Đông, Hà Nội khi vay 150
tỷ đồng, trả lãi lên đến 4 tỷ đồng/tháng để chuyển
cho Nguyễn Đức Thắng (Quang Trung, Hà Đông)
vay lại đầu tư vào BĐS. Đại gia BĐS có tiếng tại
Bắc Ninh cũng lâm vào cảnh vỡ nợ là vợ chồng
Giám đốc Cty BĐS Hải Hà là Nguyễn Thị Minh
Tâm và Nguyễn Chí Việt. Tâm thừa nhận đã vay
nợ gần 130 tỷ đồng, cũng với lãi suất rất cao, để
mua các biệt thự tại Bắc Ninh và ven Hà Nội.
 Xung đột tại các chung cư cao cấp: Thị trường
chung cư cao cấp kết thúc một năm đầy khó nhọc
khi hàng loạt các vụ kiện cáo xảy. Nếu các dự án

chưa đi vào hoạt động, chủ đầu tư và cư dân kiện
nhau về tiến độ dự án, lãi suất đóng tiền theo tiến
độ…thì tại các dự án đã được bàn giao nhà cư
dân và chủ đầu tư không tìm được tiếng nói
chung về phí dịch vụ đã đưa nhau ra tòa. 4 vụ
tranh chấp chung cư đình đám nhất năm 2011:
Tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam bị cư dân
khởi kiện về phí dịch vụ, chủ đầu tư và cư dân
Golden Westlake kiện nhau về tranh chấp diện
tích chung riêng, Làng Việt Kiều Châu Âu bị tố áp
lãi suất khủng, chủ đầu tư chung cư Quốc Cường
1 và khách mua đưa nhau ra tòa về việc giao nhà
chậm nhưng không trả tiền bồi thường cho dân.
 FDI vào BĐS năm 2011 sụt giảm nghiêm
trọng: FDI vào lĩnh vực BĐS năm 2011 thấp nhất
trong 5 năm qua. Cụ thể, năm 2008 đạt khoảng
23,6 tỷ USD, năm 2009 đạt 7,6 tỷ USD, năm
2010 đạt 6,8 tỷ USD trong khi đó đến hết tháng
11/2011 vốn FDI vào BĐS mới đạt 464 triệu USD.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các nhà
đầu tư nước ngoài, các quỹ lớn đang gặp khó
khăn về tài chính vì vậy không thể tiếp tục mở
rộng đầu tư mà chỉ tập trung hoàn thành các dự án
đã triển khai. Bên cạnh đó, thị trường BĐS cũng
đang gặp rất nhiều vấn đề như không có tính thanh
khoản, giá giảm mạnh vì vậy không tạo sức hút với
các nhà đầu tư nước ngoài.
 "Ế" nhà thu nhập thấp: Các dự án xây nhà cho
người có thu nhập thấp đang bị chủ đầu tư “ngán”,
còn người mua thì dù có suất nhưng không đủ tiền

mua. Hiện Hà Nội có một số dự án nhà thu nhập
thấp đang được triển khai nhận hồ sơ mua nhà
như: Đặng Xá, Đại Mỗ và Sài Đồng triển khai nhận
hồ sơ xin mua nhà. Tuy nhiên, các đợt mở bán
thời gian gần đây đều vắng hoe.
Lý do khiến cho nhiều khách hàng chê nhà dành
cho người thu nhập thấp là mức giá cao (khoảng
13 triệu đồng/m
2
), tiến độ đóng tiền khá căng
thẳng, thủ tục mua lằng nhằng, bị ràng buộc bởi
những điều kiện, yêu cầu phức tạp về sở hữu, thời
gian chuyển nhượng, xét duyệt
 Làn sóng M&A: Trong bối cảnh tình hình kinh tế
khó khăn, việc mua bán, sáp nhập (M&A) các dự
án bất động sản sẽ là xu thế tất yếu. Nhiều chuyên
gia nhận định, hoạt động này sẽ phát triển mạnh
trong thời gian tới. Có khá nhiều lựa chọn giúp chủ
đầu tư bổ sung nguồn vốn để tiếp tục triển khai các
dự án mà không cần tới vay vốn từ ngân hàng nếu
tìm được đối tác phù hợp. Những lựa chọn này
bao gồm việc bán toàn bộ dự án cho bên thứ ba,
tìm kiếm đối tác góp vốn, bán nhà ở với số lượng
lớn, hoặc bán khu thương mại và văn phòng theo
sàn. Nhiều chủ đầu tư Việt Nam đang nắm giữ các
quỹ đất lớn và có thể bán một phần cho các bên
thứ cấp để huy động vốn xây dựng các dự án
khác.











TÀI TRỢ VÀNG
Page 15
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011


































 Chính sách nổi bật
 Nghị quyết 11 thắt chặt tín dụng BĐS: Ngày
24/02/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11
và ngày 01/03/2011, Thống đốc NHNN đã ban
hành Chỉ thị 01. Theo đó, ngân hàng siết chặt tín
dụng, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh
vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực BĐS, so với
năm 2010 (tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi
sản xuất so với tổng dư nợ tối đa đến 31/12/2011
là 16%). Biện pháp này đã có tác động lớn đến
thị trường BĐS, nguồn vốn chủ yếu nuôi dưỡng
cho thị trường nhà đất bỗng suy giảm mạnh đã
dẫn tới chênh lệch cung - cầu lớn, giá BĐS giảm
mạnh.
 Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung Hà
Nội: ngày 27/07/2011, Thủ tướng Chính phủ đã

phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà
Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, trung tâm hành chính - chính trị quốc
gia vẫn đặt tại Ba Đình. Một số bộ, ngành sẽ
chuyển trụ sở đến khu Mỹ Đình và khu Tây Hồ
Tây. Không quy hoạch các cơ quan Chính phủ tại
Ba Vì… Cũng theo quy hoạch, Hà Nội có đô thị
trung tâm từ vành đai IV trở vào là trung tâm
chính trị, văn hóa, dịch vụ, y tế, giáo dục chất
lượng cao của cả nước. Cùng với đó, hình thành
năm đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân
Mai, Phú Xuyên-Phú Minh và Sóc Sơn và các đô
thị sinh thái. Đặc biệt, Hà Nội có khu vực hành
lang xanh nằm giữa khu trung tâm và các đô thị
vệ tinh. Theo tính toán của các chuyên gia, để
thực hiện được dự án này thì số vốn phải lên tới
300, thậm chí là 400 tỷ USD. Ước tính, 20 năm
cho Hà Nội bằng 4 năm GDP của cả nước.




 Bất động sản xếp vào nhóm phi sản xuất: Tháng
11, NHNN đã mở cơ chế cho các tổ chức tín dụng
loại trừ 4 nhóm có nhu cầu vay vốn thuộc lĩnh vực
BĐS ra khỏi tỷ trọng tín dụng phi sản xuất. Tiếp đó,
Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 2196, trong đó có
thông điệp về việc mở biên độ cho tín dụng cho vay
bất động sản bằng các giải pháp thúc đẩy xây dựng
nhà ở xã hội, cho vay mua nhà với người thật sự có

nhu cầu…Quyết định này phần nào đã mở ra một
lối thoát cho doanh nghiệp BĐS và ngân hàng, tuy
nhiên, tác dụng tới thị trường bất động sản vẫn còn
phải chờ thời gian.
 Giải cứu bất động sản: Chỉ một thời gian ngắn sau
khi NHNN đưa ra Văn bản 8844, Thủ tướng ban
hành chỉ thị 2196/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường
bất động sản, phát đi một thông điệp rõ ràng về việc
mở biên độ cho tín dụng bất động sản. Thủ tướng
yêu cầu NHNN “Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng
và các địa phương rà soát, tiếp tục cho vay đối với
các dự án BĐS sẽ hoàn thành và có khả năng bán,
thu hồi vốn đầu tư trong năm 2012”.



BẤT ĐỘNG SẢN


TÀI TRỢ VÀNG
Page 16
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011



1. Toàn cảnh thị trường




Phụ lục 1: Tổng hợp dữ liệu TTCK năm 2011
Quy mô thị trường trong tháng
HOSE
HNX
Upcom
Index
351.6 (-
27.5%)
58.7(-
48.6%)
33.8 (-
25.3%)
- khi loại bỏ BVH, VIC, MSN,VNM
266.5


Tổng số DN niêm yết
305
393
131
- niêm yết mới trong năm
30
29
32




Vốn hóa (tỷ VNĐ)
454,563

88,131
22,731
% Sở hữu của NĐTNN
15.3%
9.2%
1.9%
P/E
7.90
7.64
_
P/B
1.69
0.99
_
- khi loại bỏ BVH, VIC, MSN, VNM



P/E
6.26
_
_
P/B
1.31
_
_
(*) Số liệu tính tới ngày 31/12/2011
Lượng cung, cầu cổ phiếu & tiền trong năm 2011

Tiền mặt đã trả cổ tức (tỷ đồng)

29,942
- riêng trong tháng 12
2,715
Tiền thu qua phát hành tăng vốn (tỷ đồng)
15,061
- riêng trong tháng 12
1,348
Số cổ phiếu tăng thêm qua phát hành thêm
2,988,119,396
- riêng trong tháng 12
174,572,225
Số cổ phần đấu giá thành công
166,310,911

Ngành
Thay đổi
tháng (+/- %)
P/E
P/B
Room
trống
Tỷ lệ
vốn
hóa
Công nghệ
-30.8%
3.4
0.9
71.0%
5.4%

Công nghiệp
31.2%
10.1
2.3
31.8%
10.9%
Dầu Khí
-31.1%
6.1
0.7
75.2%
4.5%
Dịch vụ công cộng
-12.9%
9.5
3.1
51.9%
47.5%
Dịch vụ tiêu dùng
-9.0%
6.6
1.2
44.3%
1.4%
Hàng tiêu dùng
-45.3%
7.7
0.6
78.8%
2.4%

Tài chính
-39.1%
6.4
1.0
76.3%
4.7%
Vật liệu cơ bản
-42.8%
7.8
0.9
78.9%
18.9%
Y tế
-19.6%
5.6
0.8
79.1%
1.6%

Khép lại năm 2011, cả 3 chỉ số
Index đều giảm mạnh, trong đó
đứng đầu là HNX-Index với mức
giảm gần 50%. Số doanh nghiệp
niêm yết mới trên toàn thị trường
trong năm đạt 91 đơn vị (chỉ bằng
33% so với năm 2010).
Nếu không tính BVH, MSN, VIC và
VNM thì VN-Index tại thời điểm
30/12/2011 tương đương 266,5
điểm. Khi loại bỏ 4 cổ phiếu trên,

P/E và P/B sàn HOSE tương đương
ở mức 6.25 và 1.31 lần.

Các nhóm ngành trong năm 2011
cũng giảm mạnh, trung bình khoảng
30% so với năm ngoái. Giảm mạnh
nhất là ngành Công nghiệp và
ngành Bất động sản & Xây dựng,
với mức giảm lần lượt đạt 45,3 và
42,8%.
Nhóm ngành duy nhất tăng trong
năm qua là ngành Hàng tiêu dùng
(tăng 3,2%), do 2 cổ phiếu có tỷ
trọng lớn nhất (VNM và VCF) đều
tăng giá mạnh trong năm 2011.

Tổng lượng tiền mặt đã chi trả cổ tức
trong năm 2011 đạt gần 30 nghìn tỷ
đồng. Trong khi thu về qua phát hành cổ
phiếu chỉ đạt 15 nghìn tỷ.
Kết hợp với 2,23 tỷ cổ phiếu niêm yết
mới, cùng lượng cổ phiếu phát hành tăng
vốn và lượng cổ phần đấu giá thành
công, thì tổng cung cổ phiếu ra thị
trường trong năm 2011 đạt mức 5,4 tỷ
cổ phiếu.



TÀI TRỢ VÀNG

Page 17
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011


2. Thống kê tăng, giảm giá cổ phiếu























HOSE


%
tăng
KLGD
trung bình
năm

%
giảm
KLGD
trung bình
năm
VCF (*)
82.0%
16,522
SBS
-90.6%
100,815
VTF
59.9%
2,315
VES
-90.1%
30,048
GIL
57.9%
25,521
KSA
-89.3%
111,738
AGD

55.5%
17,725
HQC
-87.8%
504,074
VNM
53.2%
77,704
BGM
(*)
-86.3%
149,375
MCP
47.1%
6,912
NVT
-86.3%
257,905
LCM (*)
44.4%
44,636
VKP
-83.0%
25,213
NSC
35.5%
6,186
STT
(*)
-83.0%

16,932
APC
30.6%
54,419
BAS
-82.5%
13,347
PNJ
26.2%
127,493
KSH
-81.1%
21,596
(*) Các doanh nghiệp lên sàn trong năm 2011

HNX

% tăng
KLGD
trung bình
năm

%
giảm
KLGD
trung bình
năm
SVN (*)
135.8%
12,791

SDU
-87.8%
41,533
KTS
90.1%
968
SME
-87.6%
86,367
CVN
63.1%
32,508
NHA
-84.3%
16,320
HTB
62.7%
3,628
ORS
-84.3%
186,339
FLC (*)
60.8%
67,055
V11
-84.0%
16,420
SDG
48.3%
2,143

SHN
-83.8%
1,134,006
IDV
42.0%
820
SSS
-83.8%
7,395
DNP
35.5%
19,372
APS
-83.7%
91,536
CTB
34.9%
227
TIG
-83.5%
83,348
DHT
28.9%
8,013
SJM
-83.5%
16,594
(*) Các doanh nghiệp lên sàn trong năm 2011





Tính tới ngày cuối cùng giao dịch tại HOSE
(23/12), cổ phiếu Vinpearl (VPL) là cổ phiếu
tăng giá mạnh nhất HOSE năm 2011 với mức
tăng 91%. Tuy nhiên do đã hủy niêm yết để sát
nhập vào VIC, nên vị trí này được chuyển sang
cổ phiếu Vinacafe Biên Hòa (VCF), với mức
tăng 82% trong năm qua.
Giảm mạnh nhất HOSE trong năm qua là cổ
phiếu SBS của CTCP Chứng khoán
Sacombank, với mức giảm đạt 90,6% trong
năm. Trong tháng cuối cùng của năm, giá cổ
phiếu SBS chỉ dao động quanh mức 3.000
đồng/cp.
Cổ phiếu VNM, cổ phiếu có Market Cap lớn
nhất toàn thị trường (tính ngày 30/12/2011) góp
mặt trong Top tăng mạnh nhất năm với mức
tăng 53,2% trong năm qua.


Cũng giống với HOSE, tăng giá mạnh nhất
sàn Hà Nội năm 2011 cũng là 1 cổ phiếu mới
lên sàn trong năm, cổ phiếu Solavina (SVN)
với mức tăng 136% so với giá tham chiếu khi
chào sàn ngày 26/7. Cổ phiếu Đường Kon
Tum (KTS) đứng thứ 2 trong Top tăng giá
mạnh, khi tăng đột biến 266,7% chỉ riêng
trong tháng 12.
Có tới 30 cổ phiếu sàn HNX giảm giá từ 80%

trở lên trong năm nay. Rất nhiều cổ phiếu
sàn này có thanh khoản kém, khi chỉ giao
dịch trung bình một vài trăm cổ phiếu 1
phiên.

(**) Nếu tính cả sàn Upcom thì 2 mã GDW
của CTCP Cấp nước Gia định (tăng 305%)
và mã SGS của CTCP Vận tải biển Sài Gòn
(giảm 93,6%) mới là 2 cổ phiếu tăng, giảm
mạnh nhất TTCK Việt Nam trong năm 2011.


HOSE HNX


TÀI TRỢ VÀNG
Page 18
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011


3. Quy mô giao dịch của NĐTNN



Mua/Bán ròng mạnh nhất năm 2011 (tỷ đồng)

Sàn
Mua
ròng


Sàn
Bán
ròng
VNM
HSX
951.3
VIC
HSX
-1,819.5
FPT
HSX
819.4
STB
HSX
-1,017.4
CTG
HSX
577.0
CTD
HSX
-214.3
KDC
HSX
404.4
HAG
HSX
-212.2
VCB
HSX
354.0

CII
HSX
-122.1
PVD
HSX
239.4
TTP
HSX
-86.5
PNJ
HSX
194.5
SAM
HSX
-55.6
VCG
HNX
165.8
HVG
HSX
-53.8
REE
HSX
163.8
ITA
HSX
-48.1
ITC
HSX
154.4

NTL
HSX
-44.7
MBB
HSX
142.5
HSG
HSX
-40.6
PVS
HNX
122.1
CSM
HSX
-38.4
SSI
HSX
111.9
PPC
HSX
-35.4
DHG
HSX
102.4
TDH
HSX
-33.4
VND
HNX
98.1

ABT
HSX
-33.0
(*) đv: tỷ đồng
Ba vị trí đầu trong Top mua ròng mạnh đã cố định
trong nửa năm cuối 2011, với thứ tự lần lượt là
VNM (951,3 tỷ), FPT (819,4 tỷ) và CTG (577 tỷ).
Ở phía bán ròng, VIC liên tục dẫn đầu danh sách
này trong toàn bộ năm 2011. Cổ phiếu STB trong
quý IV bị bán ròng đột biến lên tới gần 900 tỷ đồng,
qua đó áp sát VIC để trở thành cổ phiếu bị bán ròng
mạnh thứ 2 trong năm nay.



Trong năm 2011 ghi nhận 3 phiên giao dịch đột biến trên 2
sàn, cụ thể phiên 8/2 mua ròng 5 triệu VND, phiên 27/6 mua
ròng 6,6 triệu VNM và phiên 21/12 bán ròng 13 triệu VIC &
STB.
Tính trong 4 năm trở lại đây, giá trị mua ròng trên HSX và
HNX trong năm 2011 là thấp nhất, đạt 1.811 tỷ đồng (HSX
chiếm 65%). So với năm 2010 trước đó thì giá trị này chỉ bằng
11,2%.



TÀI TRỢ VÀNG
Page 19
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011


STT

Tên Dự án
Chủ đầu tư
Tổng
mức
đầu tư
Diện
tích
Địa điểm
Tiến độ
Mô tả
1
Times City
Vingroup
5.800
tỷ đồng
364.500
m
2

458 Minh Khai -
Hai Bà Trưng - Hà
Nội
Đang thi công xây
dựng hạ tầng, xây
thô một số tòa nhà
Dự án gồm 9 lô đất, trong đó, 7 lô đất xây nhà ở và
công trình phụ trợ; 2 lô đất còn lại sẽ xây bệnh viện Đa
khoa Quốc tế Vinmedicare. Các tòa nhà tại đây dự kiến

cao 22 - 35 tầng.
2
Vincom
Village
Vingroup
10.000
tỷ đồng
183.5 ha
Phúc Lợi, Phúc
Đồng, Việt Hưng,
Gia Thụy, Long
Biên, HN
Chuẩn bị bàn giao
biệt thự
Dự án gồm khoảng 1000 căn biệt thự được xây dựng
trên diện tích 38,2ha, đường giao thông 50ha, cây xanh
mặt nước 60ha, TTTM Vincom Centre 45.000m
2
, 01
bệnh viện Vinmec 2 và khu văn phòng, chung cư,…
3
Mandarin
Garden
Golden Gain
Việt Nam

25.886
m
2


Đông Nam Trần
Duy Hưng, Hà Nội
Đang thi công đến
tầng 7
Công trình gồm 4 tòa nhà chung cư cao từ 25-29 tầng,
với quy mô khoảng 1008 căn hộ cao cấp, ngoài ra còn
có khu thương mại,…
4
Dream City
Việt Hân
5.800
tỷ đồng
2.069,28
ha
Tam Nông, Phú
Thọ

Đất xây dựng các công trình sử dụng hỗn hợp TMDV,
văn phòng, nhà ở: 52.31 ha, chiếm 2.53%. Đất ở:
341.66 ha, chiếm 16.51 %. Đất cây xanh công viên
cách ly 1092.54 ha, chiếm 52.97%,…
6
Suối Son
Công ty Cổ
phần Địa ốc
Long Điền
4.575
tỷ đồng
117 ha
Ấp Hòa Bình, xã

Giang Điền, Trảng
Bom, Đồng Nai
Đang thi công hạ
tầng
Diện tích đất xây dựng chiếm 56,5ha bao gồm biệt thự
đơn lập, nhà liên kế và chung cư. Diện tích đất công
trình công cộng 9,89 ha, diện tích đất giao thông 29,2
ha, công viên cây xanh – thể dục thể thao 15,22 ha,
sông, hồ 6,19 ha.
Phụ lục 2: Các dự án Bất động sản tiêu biểu


TÀI TRỢ VÀNG
Page 20
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011

7
The Empire
Thành Đô
Group
10.000
tỷ đồng
51,5 ha
Đường Trường Sa,
phường Hòa Hải,
quận Ngũ Hành
Sơn, Tp. Đà Nẵng
Đang xây dựng hạ
tầng. Dự kiến năm
2018 hoàn thành

toàn bộ
Dự án được chia thành hai khu, khu Q1 nằm giáp phía
mặt biển đường Trường Sa rộng 30 ha gồm có biệt thự
mặt biển, khách sạn, căn hộ,… khu Q2 rộng 21,5 ha
gồm có tuyến nhà phố, các khu biệt thự, khách sạn,…
Dự án được khởi công vào 24/7/2011. Dự kiến quý
2/2013 sẽ hoàn thành tuyến phố đi bộ, khu nhà phố, và
hạ tầng khu Q2. Quý 2/2014 hoàn thành biệt thự khu
Q1 và cơ bản các biệt thự Q2. Quý 4 năm 2016 hoàn
thành khu khách sạn và một số tòa nhà hỗn hợp.
8
Khu đô thị
Phước An
Tập đoàn HUD
6.000
tỷ đồng
150 ha
Nhơn Trạch, Đồng
Nai
Đang xây dựng
Dự án nằm hai bên trục giao thông chính của Thành
phố mới Nhơn Trạch, dự án khu đô thị có mặt tiền
đường số 1 rộng 53m, gần khu Trung Tâm Hành Chính,
cách TP.HCM khoảng 25km theo đường 25C. Diện tích
nhà ở 66ha, trong đó biệt thự đơn lập 512 căn, song lập
836 căn, liền kề hơn 1000 căn. Mật độ xây dựng 44%.
9
IJC
Commercia
l Town

Becamex IJC
450 tỷ
đồng
43.923
m
2

Thành phố mới
Bình Dương
Đang triển khai
Dự án gồm 300 căn nhà phố có cấu trúc 1 trệt, 2 lầu và
sân thượng. Diện tích khuôn viên đất mỗi căn nhà từ
125m
2
đến 145m
2
, diện tích sàn xây dựng từ 381,5m
2

mỗi căn.
10
Golden
Hills
Trung Nam
Group
1,67 tỷ
USD
400ha

xã Hòa Hiệp Nam;

Hòa Hiệp Bắc; Hòa
Liên, Hòa Vang,
quận Liên Chiểu,
Đà Nẵng
Xây dựng hạ tầng
giao thông
Hệ thống giao thông tại Golden Hills chiếm 25,5% gồm
đường nội bộ, đường liên khu, đường chính, đường
riêng khu biệt thự sinh thái với chiều rộng 7.5m; 11.5m;
13.5m; 15.5m; 30m; 33m…Hiện Trung Nam đang gấp
rút triển khai thi công các tuyến đường nội bộ khu A.
11
UNI Town
Becamex -TDC
1.300
tỷ đồng
54.503
m
2

Trung tâm thành
phố mới Bình
Dương
Đang xây dựng
Gồm 285 nhà phố có nhiều loại diện tích như 105, 108,
110, 131 đến 148m
2
, giá bán vào khoảng 4,8 tỷ
đồng/căn.



TÀI TRỢ VÀNG
Page 21
Báo cáo kinh tế - tài chính năm 2011













Phụ lục 3: CPI
cả nước qua
các tháng và
các sự kiện
ảnh hưởng đến
chỉ số giá năm
2011




×