Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích nội dung các nguyên tắc hoạt động của TAND theo quy định của HP năm 2013 đã có tác động và ảnh hưởng như thế nào đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý của tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.48 KB, 11 trang )

lOMoARcPSD|12114775

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
CUỐI KỲ
MÔN:
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

ĐỀ BÀI:
Phân tích nội dung các nguyên tắc hoạt động của TAND theo quy
định của HP năm 2013 đã có tác động và ảnh hưởng như thế nào
đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án
HỌ TÊN

:

MSSV

:

LỚP

:
Hà Nội, 2021
1


lOMoARcPSD|12114775



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
1. Các nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân theo quy định Hiến
pháp năm 2013 .............................................................................................. 3
1.1. Nguyên tắc “độc lập tư pháp” (khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013)
.................................................................................................................... 3
1.2. Nguyên tắc xét xử có hội thẩm tham gia (khoản 1 Điều 103 Hiến pháp
năm 2013).................................................................................................... 3
1.3. Nguyên tắc xét xử công khai (khoản 3 Điều 103 Hiến pháp năm 2013) 4
1.4. Nguyên tắc xét xử tập thể (khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013) ..... 5
1.5. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử (khoản 5 Điều 103 Hiến
pháp năm 2013) ........................................................................................... 5
1.6. Nguyên tắc xét xử hai cấp (khoản 6 Điều 103 Hiến pháp năm 2013) .... 5
1.7. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ pháp lí của các bên (khoản 7 Điều
103 Hiến pháp năm 2013) ............................................................................ 6
2. Tác động, ảnh hưởng của các nguyên tắc trên đối với việc thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ cơng lý của Tịa án ............................................................ 6
2.1. Tác động tích cực.................................................................................. 6
2.2. Tác động tiêu cực.................................................................................. 8
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 11

2


lOMoARcPSD|12114775

MỞ ĐẦU

Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, chỉ có tịa án chứ khơng phải cơ
quan nhà nước nào khác có nhiệm vụ bảo vệ cơng lí. Bởi chỉ có tịa án là cơ
quan xét xử chun nghiệp, được Hiến pháp giao thực hiện quyền tư pháp. Để
đảm bảo tòa án thực hiện được nhiệm vụ thi hành cơng lí mà Hiến pháp đã giao,
trong q trình hoạt động tòa án phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, quy định chặt
chẽ về mặt thủ tục. Các nguyên tắc này chi phối việc thực hiện hoạt động của
tòa án. Nhằm tìm hiểu các ngun tắc đó, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích nội
dung các nguyên tắc hoạt động của Toà án nhân dân theo quy định của Hiến
pháp năm 2013 đã có tác động và ảnh hưởng như thế nào đối với việc thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ cơng lý của Tồ án.” làm tiểu luận.
NỘI DUNG
1. Các nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân theo quy định Hiến
pháp năm 2013
1.1. Nguyên tắc “độc lập tư pháp” (khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm
2013)
Nội dung nguyên tắc là: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử
của Thẩm phán, Hội thẩm.” Nguyên tắc này được nhìn nhận trên hai phương
diện:
- Thẩm phán và hội thẩm độc lập với nhau khi thực hiện chức năng xét xử.
Thẩm phán không được gây ảnh hưởng hoặc tác động để hội thẩm xử theo ý
mình và ngược lại.
- Thẩm phán và hội thẩm độc lập với các yếu tố tác động từ bên ngoài, bao
gồm sự tác động từ các thẩm phán, hội thẩm đồng nghiệp cấp trên hay bất kì cơ
quan, tổ chức nào khác.
1.2. Nguyên tắc xét xử có hội thẩm tham gia (khoản 1 Điều 103 Hiến
pháp năm 2013)
Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp quy định: “Việc xét xử sơ thẩm của Tịa án nhân
dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.”
3



lOMoARcPSD|12114775

Nguyên tắc này được cụ thể hóa bởi quy định của pháp luật tố tụng với những
nội dung như sau:
- Thứ nhất, hoạt động xét xử của tòa án được thực hiện không chỉ bởi thẩm
phán mà cả hội thẩm, bao gồm hội thẩm quân nhân phục vụ trong các tòa án
quân sự và hội thẩm nhân dân phục vụ trong các tòa án còn lại.
- Thứ hai, hội thẩm chỉ xuất hiện trong hoạt động xét xủ ở cấp sơ thẩm. Điều
này nghĩa là nguyên tắc “xét xử có hội thẩm tham gia” khơng có nghĩa là hội
thẩm tham gia mọi hoạt động xét xử của tòa án mà chỉ tham gia vào lần xét xử
đầu tiên đối với mỗi vụ việc.
- Thứ ba, khi xét xử hội thẩm nhân dân có quyền quyết định như thẩm phán
đối với vụ việc
- Thứ tư, nguyên tắc “xét xử có hội thẩm tham gia” khơng mang tính tuyệt
đối. Trong những trường hợp vụ án tranh chấp đơn giản, tình tiết rõ ràng, việc
áp dụng pháp luật khơng phức tạp thì Hiến pháp năm 2013 cho phép không áp
dụng nguyên tắc này.
1.3. Nguyên tắc xét xử công khai (khoản 3 Điều 103 Hiến pháp năm 2013)
Khoản 3 Điều 103 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong
trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc,
bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng
của đương sự, Tịa án nhân dân có thể xét xử kín.”
Nguyên tắc này thể hiện ở một số khía cạnh cụ thể sau:
- Thứ nhất, trước khi xét xử vụ án, tịa án phải cơng khai địa điểm, thời gian
xét xử để công chúng được biết nếu quan tâm.
- Thứ hai, phiên xử phải được tổ chức công khai để người dân tham dự nếu có
nhu cầu. Tịa án khơng được từ chối người dân thực hiện quy định này, trừ các
trường hợp được phép xử kín theo quy định của pháp luật.

- Thứ ba, trong quá trình xét xử, có một số cơng đoạn có thể được thực hiện
khơng công khai, song bản án phải được tuyên công khai và công bố để mọi
người được biết và nghiên cứu nếu muốn.
4


lOMoARcPSD|12114775

- Thứ tư, tòa án phải đưa ra lập luận, phân tích, lí do cho mỗi phán quyết của
mình và nếu rõ trong bản án được công bố, làm sao cho người dân thấy mỗi
quyết định của tòa án đều phải có lí lẽ được phân tích và lập luận rõ ràng.
- Thứ năm, nguyên tắc xét xử công khai khơng mang tính tuyệt đối. Trong
một số trường hợp đặc biệt, có lí do chính đáng, tịa án có thể tiến hành xét xử
kín.
1.4. Nguyên tắc xét xử tập thể (khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013)
Nội dung của nguyên tắc là: “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định
theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.” Theo nguyên tắc này,
công việc xét xử tại các tòa án của Việt Nam được thực hiện bởi các hội đồng
xét xử. Các hội đồng xét xử do chánh án các tòa án tương ứng thành lập để trực
tiếp xét xử một vụ án cụ thể. Hội đồng xét xử ra phán quyết đối với một vụ án
theo nguyên tắc đa số và bản án được coi là quyết định của tòa án nơi thành lập
hội đồng xét xử mà không cần sự phê chuẩn của chánh án tịa án đó. Như vậy,
trên thực tế, chính hội đồng xét xử với sự hiện diện của thẩm phán và hội thẩm
mới là chủ thể thực hiện cơng việc xét xử cịn tịa án là nơi tiến hành xét xử.
1.5. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử (khoản 5 Điều 103 Hiến
pháp năm 2013)
Nguyên tắc này có hai nội dung cơ bản như sau:
- Thứ nhất, nền tảng của hệ thống tố tụng Việt Nam vẫn theo mơ hình tố tụng
thẩm cứu, song vai trò tranh biện của các bên phải được tăng cường trong q
trình xét xử. Tức là tịa án phải thực sự coi trọng tranh biện giữa các bên trong

quá trình xét xử.
- Thứ hai, hội đồng xét xử phải lắng nghe các bên tranh biện trong phiên xét
xử và phán quyết chủ yếu dựa trên lí lẽ mà các bên đưa ra.
1.6. Nguyên tắc xét xử hai cấp (khoản 6 Điều 103 Hiến pháp năm 2013)
Khoản 6 Điều 103 quy định: “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo
đảm.” Nội dung nguyên tắc này cụ thể như sau:

5


lOMoARcPSD|12114775

- Thứ nhất, khi tòa án đã kết thúc xét xử sơ thẩm đối với vụ án mà một trong
hai bên chưa hài lịng với phán quyết sơ thẩm thì có thể u cầu tịa án cấp trên
xét xử phúc thẩm đối với vụ án.
- Thứ hai, các bản án sơ thẩm sau khi được hội đồng xét xử tuyên án chưa có
hiệu lực pháp luật ngay. Các bên ln có một khoảng thời gian, thường là 15
ngày để kháng cáo phúc thẩm.
- Thứ ba, nguyên tắc hai cấp xét xử cũng có nghĩa là tương ứng với quyền 2
lần đi tìm cơng lí, là nghĩa vụ của tịa án đem lại cơng lí qua tối đa hai lần xử án.
Khi bản án đã có hiệu lực mà bị phát hiện sai sót thì tịa án phải chịu trách nhiệm
với những sai sót đó và bồi thường nếu phát sinh thiệt hại cho các bên.
1.7. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ pháp lí của các bên (khoản 7 Điều
103 Hiến pháp năm 2013)
Khoản 7 Điều 103 quy định: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo
vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.”
Quy định này có nội dung như sau:
- Thứ nhất, người dân có quyền được bảo vệ về mặt pháp lí trước tịa án.
- Thứ hai, người dân có quyền được th luật sư hoặc người đại diện để thực
hiện bảo vệ pháp lí cho mình.

- Thứ ba, tịa án với tư cách là cơ quan xét xử, có nghĩa vụ bảo đảm quyền
được bảo vệ pháp lí của các bên.

2. Tác động, ảnh hưởng của các nguyên tắc trên đối với việc thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ cơng lý của Tịa án
2.1. Tác động tích cực
- Nguyên tắc độc lập tư pháp được đề ra đã thể hiện sự khách quan, cơng bằng
của tịa án khi xét xử. Các bên trong tranh chấp trước tòa án sẽ thấy được tòa án
thật sự độc lập do đó khơng thiên vị bất kì ai, chỉ xét xử theo lẽ phải, lẽ công
bằng và quy định của pháp luật. Thẩm phán, hội thẩm độc lập, không bị ảnh
hưởng, bị ràng buộc bởi các quan điểm, ý kiến bên ngồi, khơng phụ thuộc vào
bất kì ai thì sẽ có nhiều khả năng hơn để thực hiện cơng tác xét xử của mình một
6


lOMoARcPSD|12114775

cách khách quan và nghiêm minh. Qua đó, pháp luật được tôn trọng một cách
triệt để và công lý được duy trì trong xã hội.
- Hội thẩm là những người lao động sống và làm việc gần gũi với cuộc sống
mọi mặt của nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của tịa
án. Do đó sự tham gia của hội thẩm sẽ bảo đảm cho việc xét xử của tịa án đúng
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, phù hợp với nguyên
vọng của nhân dân và sát với thực tế của vụ án đồng thời kiểm soát được quyền
lực. Với vốn hiểu biết thực tế, kinh nghiệm trong cuộc sống và sự am hiểu về
phong tục tập quán ở địa phương thì hội thẩm sẽ bổ sung cho thẩm phán những
kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để có được phán quyết đúng
pháp luật, bảo vệ được cơng lí.
- Ngun tắc xét xử cơng khai, kịp thời đảm bảo cho nhân dân có thể kiểm
tra, giám sát được hoạt động của tịa án. Xét xử cơng khai là một phương thức

kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp của tòa án đồng thời, người dân tham dự
các phiên tòa của tòa án sẽ được trực tiếp đánh giá được mức độ thuyết phúc, sự
có lí trong hoạt động xét xử. Như vậy, việc xét xử công khai sẽ đảm bảo cho
hoạt động xét xử được tiến hành đúng đắn và nâng cao tranh nhiệm của thẩm
phán, hội thẩm, kiểm sát viên, luật sư bào chữa đối với việc thực hiện nghĩa vụ
của mình, và nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Bản án cơng khai thì bất kì ai
cũng có thể đánh giá được lí lẽ hoạt động của tòa án và nâng cao trách nhiệm
của các thẩm phán, phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục đồng thời xét xử một
cách nghiêm minh, công bằng, đúng pháp luật.
- Nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số sẽ đảm bảo cho tòa án xét
xử khách quan, tồn diện, chống độc đốn hoặc tùy tiện cá nhân. Ngồi ra cịn
phát huy được trí tuệ tập thể bởi trí tuệ tập thể sữ giúp xem xét vấn đề một cách
kí càng hơn, có tính đa chiều, do đó phán quyết một cách chính các và có cơ sở
vững chắc hơn.
- Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử mở ra cơ hội cho các bên tham
gia tố tụng, là định hướng cho các chủ thể tham gia tố tụng trong mọi hoạt động
và hành vi tố tụng theo luật định được tranh tụng trên cơ sở bình đẳng lí lẽ dựa
7


lOMoARcPSD|12114775

trên những chứng cứ, quy định pháp luật nhằm thực hiện chức năng buộc tội
hoặc chức năng bào chữa, là cơ sở để tòa án giữ vai trò trung tâm, độc lập với
chức năng tài phán. Khi tranh tụng được bảo đảm thì tịa án mới có cơ hội lắng
nghe ý kiến, lập luận từ các chiều khác nhau để trên cơ sở đó đưa ra quyết định
đúng đắn, qua đó tránh chủ quan, duy ý chí dẫn tới các bản án oan sai. Nguyên
tắc này còn hạn chế và loại bỏ được sự yếu thế của một bên nào đó cùng sự lấn
lướt của số đơng, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm người yếu
thế trong xã hội, mang lại sự công bằng, xác định sự thật một cách khách quan.

- Nguyên tắc “xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” giúp tránh được
những sai lầm dẫn đến số lượng án bị cải sửa, bị hủy hàng năm của các tòa án.
Qua hai cấp xét xử như vậy những vấn đề thuộc nội dung vụ án sẽ được xem
xét, phân tích, đánh giá kĩ càng, đầy đủ hơn, trên cơ sở đó, các phán quyết của
tịa án đưa ra đảm bảo độ chính xác cao hơn. Thơng qua hoạt động xét xử phúc
thẩm, Tịa án cấp phúc thẩm kịp thời chỉ ra những sai lầm, thiếu sót mà Tịa án
cấp sơ thẩm đã mắc phải, tự mình sửa chữa sai lầm, khắc phục thiếu sót hay đề
nghị Tịa án cấp sơ thẩm sửa chữa những sai lầm của mình.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ pháp lí của các bên giúp hoạt động xét xử
của tịa án hiệu quả hơn khi khơng thể xét xử áp đặt, một chiều. Việc tranh tụng
trong quá trình giải quyết vụ án khơng chỉ có buộc tội mà nó sẽ đạt hiệu quả hơn
khi tồn tại hai chức năng buộc tội và gỡ tội. Đó cũng là cơ sở để tịa án giải
quyết vụ việc được chính xác, tồn diện và đầy đủ, khơng bỏ lọt người phạm tội
và không làm oan người vô tội1.
2.2. Tác động tiêu cực
- Theo khoản 2 Điều 103 Hiến pháp thì có thể hiểu chính xác các thuật ngữ
trong quy định là tịa án chỉ có thể độc lập trong thời gian diễn ra việc xét xử, tố
tụng cịn ngồi thời gian xét xử, mọi vấn đề liên quan đến tòa án, thẩm phán, hội
thẩm nhân dân không cần thiết phải độc lập. Do vậy, khó có thể làm cho tịa án
độc lập trên thực tế. Muốn xét xử độc lập thì thiết chế phải độc lập, thẩm phán
Hồng Thị Sơn, Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, Tạp chí
Luật học số 05, 2000
1

8


lOMoARcPSD|12114775

phải có sự độc lập ngồi thời gian xét xử bởi trong cuộc sống thì thẩm phán, hội

thẩm vẫn phải phụ thuộc vào lập pháp, vào hành pháp, vào các chủ thể quyền
lực khác của nhà nước, các thẩm phán nằm trong mối quan hệ quản lí hành
chính với chánh án tịa án của mình hoặc của cấp trên trực tiếp. Như vậy, tính
độc lập của thẩm phán dễ bị ảnh hưởng tiêu cực và điều này nhiều khi không
đảm bảo được tính cơng lí.
- Khi xét xử, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán mà thẩm phán là người
làm công tác xét xử chuyên nghiệp, đã được đào tạo và thơng qua các kì thi
tuyển chọn, có trình độ và nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật
trong khi hội thẩm là người xét xử không chuyên nghiệp. Như vậy khi biểu
quyết theo nguyên tắc “tòa án xét xử tập thể và biểu quyết theo đa số” nếu hội
thẩm biểu quyết khác với quyết định của thẩm phán thì vẫn phải quyết định theo
đa số, do đó trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến bản án sai lầm là do lỗi của
hội thẩm nhân dân.
- Đối với nguyên tắc xét xử công khai, nhiều người dân ở vùng sâu vùng xa,
có điều kiện khó khăn nên những thông tin về thời gian, địa điểm không đến kịp
người dân, nên nhiều khi họ không thể tham dự được nếu có nhu cầu. Hoặc với
điều kiện khó khăn thì họ cũng khó có thể được tiếp cận bản án. Có thể thấy
điều kiện vật chất phục vụ cho cơng tác xét xử cịn hạn chế, khả năng áp dụng
cơng nghệ thơng tin của hệ thống tịa án cịn thấp.

9


lOMoARcPSD|12114775

KẾT LUẬN
Có thể thấy những nguyên tắc hoạt động của tòa án theo Hiến pháp năm 2013
đã đưa ra những quan điểm, tư tưởng chủ đạo để tòa án xét xử một cách chuyên
nghiệp nhất, bảo vệ và duy trì được cơng lí. Từ khi được thành lập cho đến nay,
hoạt động xét xử của hệ thống tòa án nhân dân luôn thể hiện rõ việc vận dụng

đúng đắn các nguyên tắc hoạt động, bảo vệ một cách nhanh chóng và có hiệu
quả các lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Các nguyên tắc này được
đảm bảo cũng là kết quả của quá trình cải cách tư pháp, xuất phát từ các quy
định này của Hiến pháp mà pháp luật tố tụng đã quy định chi tiết, cụ thể về tranh
tụng tại phiên tòa của các lĩnh vực xét xử, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
cơng lí, đem đến lẽ phải, sự cơng bằng chung cho tất cả mọi người.

10


lOMoARcPSD|12114775

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb. Tư
pháp, 2019.
2. Khổng Thị Đức Hậu, Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án theo
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, luận văn thạc sĩ luật học, GS.TS. Thái
Vĩnh Thắng hướng dẫn, 2016.
3. Hoàng Thị Sơn, Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào
chữa của bị can, bị cáo, Tạp chí Luật học số 05, 2000
4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
5. Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014

11

Downloaded by Vu Vu ()




×