Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

VĂN học và đời SỐNG NGHỀ văn (mới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.49 KB, 18 trang )

VĂN HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
Đối tượng của văn học nghệ thuật là toàn bộ đời sống. Văn học nghệ thuật nhằm tái hiện đời
sống mọi mặt, trong mọi mối quan hệ, bao trùm đủ mọi hạng người, đủ mọi sự việc trên đời. Phạm
vi thể hiện của văn học nghệ thuật là không giới hạn, cũng như đời sống là không giới hạn. Từ xa
xưa, A-ri-xtốt đã khẳng định văn học nghệ thuật chính là bắt chước đời sống ngay trong cái bao la
muôn màu muôn vẻ, trong sự sinh sơi nảy nở và biến hố vơ cùng tận của đời sống.
Đọc các tác phẩm văn học, dù là sử thi, truyện kí, tiểu thuyết hay thơ trữ tình, dễ dàng nhận ra
điều này: khơng có cái gì diễn ra trong đời sống mà không đáng để cho văn học nghệ thuật quan tâm
thể hiện; từ con người cho đến cỏ cây, hoa trái, cầm thú, chim muông, ngày và đêm, xã hội và thiên
nhiên, mặt đất và bầu trời, quá khứ và tương lai, chính nghĩa và gian tà, tội ác và trừng phạt, thiên
đàng và địa ngục, chiến tranh và hồ bình; hài kịch thần thánh và hài kịch nhân gian... Ánh đuốc của
văn học nghệ thuật soi rọi vào tất cả, len lỏi vào mọi biểu hiện của đời sống, mọi ngóc ngách của
lịng người.
Trong một tác phẩm như Chiến tranh và hịa bình của L. Tơn-xtơi, Tổ quốc và gia đình, tiền
tuyến và hậu phương, khách thính và mặt trận, kẻ chạy theo danh lợi và người đi tìm chân lí, kẻ
chinh phục và người anh hùng dân tộc, quý tộc và nông dân, cảnh hấp hối và sinh nở, những dạ hội
và cuộc săn bắn... hơn 600 nhân vật trong Chiến tranh và hịa bình là bấy nhiêu mẫu người, cảnh
đời, sự việc khác nhau. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, có tài tử giai nhân và quan lại sai nha, có
anh hùng hiệp khách và lũ bán thịt bn người, có tự tình và báo ốn, có nhà chứa và nhà tu, có xn
hạ thu đông, cầm kỳ thi tửu; phong hoa tuyết nguyệt, có hội ngộ, lưu lạc, đồn viên...
Phan Kế Bính đã có nhận xét một cách khá văn chương: “Kìa như những cảnh tượng của tạo
hoá, ảo ảo, huyền huyền, kỳ kỳ, qi qi, nghìn hình mn trạng, biến hóa vơ cùng, ai trơng cho
hết, ai biết cho đủ, như có văn chương mà biết được hầu như khơng sót điều gì. Kìa như nhân tình
thế thái, nào thiện, nào ác, nào nịnh, nào trung, nào những dạ ngoắt ngoéo khắt khe, nào những thói
thâm trầm nham hiểm, ai nói cho xuể, ai kể cho xiết, nhờ có văn chương mà vẽ ra khơng thiếu một
nét nào. Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm hết nơi danh thắng ở thiên hạ, xem trên mảnh giấy mà tinh
tường được hết các việc hay dở của thế gian, sinh ra ở dưới mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối
diện và được nghe tiếng bàn bạc của người sinh ra trước mấy nghìn năm, cũng đều là nhờ có văn

1



chương cả”. Cảnh sắc tạo hóa, chuyện thế thái nhân tình, những danh lam thắng cảnh, chuyện xưa và
nay, tất cả đều được phản ánh vào văn học.
Đời sống muôn màu muôn vẻ, cái mà nhà văn hướng vào trước hết chính là con người, là tính
cách là tâm hồn của con người, là những cái gì quy tụ vào con người và làm nên số phận, làm nên ý
nghĩa cuộc sống của con người. Nói đối tượng của văn học nghệ thuật là toàn bộ đời sống, rồi lại nói
con người mới là đối tượng chủ yếu, đối tượng trung tâm, vẫn khơng mâu thuẫn, mà chính là phù
hợp với thực tiễn văn học từ xưa đến nay. Đọc văn tự sự, sử thi, tiểu thuyết, kịch, cái người ta theo
dõi, ghi nhớ là những nhân vật với những hành động, tâm lý, số phận khác nhau. Đọc thơ trữ tình, cái
thu hút người đọc là những tâm trạng, những khoảnh khắc tâm hồn, nhưng tình cảm của nhà thơ và
cũng là của đơng đảo con người nói chung. Trong văn tự sự hay trữ tình, thiên nhiên cũng là đối
tượng thể hiện, là nguồn cảm xúc thẩm mĩ quan trọng, nhưng thiên nhiên đi vào văn học là gắn liền
với tâm tư tình cảm của con người, con người được soi chiếu vào thiên nhiên, và thiên nhiên âm
vang những nỗi niềm của con người.
Phạm vi và trung tâm chú ý của văn học là con người với tư cách là một đơn vị sống cá thể,
một cá tính cụ thể, sinh động, khơng trùng lặp. Khái niệm cá nhân, cá tính là hình thành trong triết
học, trong tâm lý học hiện đại cũng có hẳn một ngành là tâm lý học về cá tính. Vấn đề cá tính cũng
được đề cập đến trong đạo đức học. Nhưng đối tượng của hình thái ý thức này vẫn khơng phải là cá
tính mà là những quy luật cơ bản của tồn tại hay của tư duy, những quan hệ xã hội giữa người và
người, hay là từng kiểu người đại biểu cho những nhóm người về mặt xã hội, kinh tế, chính trị, tâm
lý học, đạo đức học. Khơng có một lãnh vực khoa học nào mà lại chú ý đến cá tính con người chỉ vì
đó là những cá tính duy nhất, khơng lặp lại.
Trong một số khoa học như sử học, có thể có đối tượng là những con người riêng lẻ. Nhưng
nhà viết sử có chú trọng đến những đối tượng này cũng chỉ là trên những khía cạnh nhất định: nhân
vật lịch sử hiện ra khơng phải là một cá tính hồn chỉnh, mà chỉ như một nhà hoạt động xã hội, được
miêu tả, xác định và quan tâm trước hết không phải về mặt cá tính, mà về mặt những đóng góp của
người ấy vào lịch sử.
Nhà khoa học cốt tìm ra cái chung, trên cơ sở đó tiến hành sự phân loại, xác định các loại hình
trong động vật, thực vật, trong xã hội lồi người, v.v... Tất nhiên, khoa học cũng tìm hiểu mọi mặt về


2


đời sống con người, nhưng chỉ có thể hướng vào con người tồn diện bằng cách nhận thức từng khía
cạnh, từng mặt một. Chẳng hạn, sinh lý học quan tâm đến con người như một cơ thể sinh vật học;
tâm lý học quan sát con người như một thực thể tinh thần, cảm xúc ; lơ-gíc học thì lấy tư duy làm đối
tượng nghiên cứu ; điều khiển học coi con người là một tổ chức tín hiệu sống ; đạo đức học coi con
người như một thực thể xã hội, nghiên cứu và đề ra những quy tắc ứng xử giữa người và người; luật
học nghiên cứu quyền lợi, nghĩa vụ của con người trong xã hội. Cộng tất cả các tri thức này lại, cũng
chỉ đưa đến một sự hiểu biết trừu tượng về con người, chứ không trực tiếp nắm bắt được những con
người như đang sống thực, như là cá tính đang hoạt động, cảm nghĩ nói năng, đi đứng trước mắt ta.
Con người - đối tượng của văn học - được phản ảnh một cách tổng hợp, toàn diện, trong quan
hệ mọi mặt, nhưng được tập trung soi rọi trước hết là từ bên trong, không phải về mặt sinh vật học,
hay về mặt sinh hoạt chun mơn. Chính vì đối tượng của văn học không phải con người “chuyên
môn” mà con người trong đời sống hằng ngày, trong những mối quan tâm thích thú chung nhất, nên
tác phẩm văn học được sự đồng cảm tự nhiên của đông đảo người đọc, không cần phải có kiến thức
chuyên sâu mới nhập vào đời sống tinh thần, tình cảm của nhân vật, mới dễ dàng nhận ra và tỏ thái
độ trước những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Nếu văn học lấy các nhân vật thầy thuốc, quan
tòa, nhà báo, nhà bác học... làm đối tượng thể hiện, thì cũng khơng cốt đi sâu truyền đạt những kiến
thức chuyên môn theo ngành nghề của nhân vật: thể hiện người công nhân, người nông dân trong
xưởng máy hay trên cánh đồng hợp tác, nhà văn nếu chìm ngập vào các quá trình sản xuất, sa vào
các chi tiết kỹ thuật, thì sẽ khơng tránh khỏi xa rời chân lý nghệ thuật, rơi vào chủ nghĩa tự nhiên. Dù
đi vào đề tài gì, mối quan tâm chính của nhà văn vẫn là xoay quanh vấn đề con người, là số phận, là
đường đời của các nhân vật trong những hồn cảnh, những tình huống khác nhau.
Con người là tổng hòa của những quan hệ xã hội. Miêu tả con người, văn học nghệ thuật
không thể không soi rọi vào các điều kiện xã hội bao bọc và chi phối đời sống của những hạng người
khác nhau. Miêu tả con người, văn học nghệ thuật đồng thời phản ánh xã hội. Như thế, vấn đề con
người vốn là vấn đề cốt lõi của văn học, đồng thời cũng là vấn đề xã hội.
Chức năng giáo dục, chức năng nhận thức của văn học cũng là ở đó. Con người làm ăn sinh
sống, vui buồn, hy vọng, lo toan là từ trong một xã hội nhất định, từ sự chung đụng giữa người và

người, từ những quan hệ mọi mặt gắn liền và ràng buộc những con người với nhau. Từ cái ăn, cái

3


mặc, cái ở từ những tình cảm tự nhiên nhất như khát vọng hạnh phúc, tình yêu, tình cảm gia đình,
tình bè bạn, tình đồng loại, tất cả đều chịu sự chi phối của xã hội. Trong xã hội cũ, quyền lợi và
nguyện vọng của các giai cấp va chạm nhau, giàu sang của người này xây dựng trên những nỗi bất
hạnh của kẻ khác... Văn học nghệ thuật quá khứ qua thân phận của một Thúy Kiều, một chị Dậu,
một Chí Phèo mà nói lên mn ngàn kiếp sống trong xã hội có áp bức bóc lột. Tình cảm gia đình,
khát vọng hạnh phúc nằm trong phần sâu của tâm hồn con người, từ lâu đã là đối tượng tìm tịi, thể
hiện của văn học. Nhưng những chủ đề như là “muôn thuở” ấy sẽ mất đi ý nghĩa sâu xa nếu tách
khỏi thân phận của con người, nếu tách khỏi những điều kiện xã hội cụ thể bao quanh con người.
Mối tình của Rơ-mê-ơ và Juy-li-ét, của Trương Chi, của Thuý Kiều sở dĩ day dứt ám ảnh, là vì số
phận của tình u khơng tách rời với cuộc đời chung, với số phận của nhân dân trong xã hội cũ. Mối
tình của anh Trỗi càng đẹp khi đi đôi với hành động anh hùng và trong những ngày cuối cùng oanh
liệt của anh.
Đọc tục ngữ, ca dao, các truyện dân gian là đến với đời sống và tâm hồn nhân dân, hiểu rõ
thêm nhân dân ta đã lao động, chiến đấu, sống cuộc sống tinh thần và tình cảm của mình như thế
nào. Đọc Truyện Kiều, ta hình dung được bộ mặt của chế độ phong kiến với tất cả bọn sai nha quan
lại, bọn đầu trâu mặt ngựa đã chà đạp lên nhân phẩm, tài tình của con người. Đọc Nhật ký trong tù,
phơi trần sự thật về các lao tù mà Bác đã trải qua, ta hình dung được bộ mặt xấu xa tham tàn của bọn
thống trị Trung Quốc, qua đó càng thấm thía với tấm lòng yêu nước thương dân bao la và những
phẩm chất cao đẹp của Bác.
Những sáng tác ấy có giá trị lớn vì chứa đựng sự thực sâu xa của đời sống. Nhân vật Sơn
Tinh, Thủy Tinh là những vị thần, nhưng truyện thần thoại chính là được xây dựng từ thực tế lịch sử,
khi những cơng trình đê điều bắt đầu được xây dựng để chống bão lụt từ bao đời đè nặng lên cuộc
sống và trí tưởng tượng của nhân dân. Thánh Gióng khơng phải là thánh, cũng không phải là tên của
một người nào đã từng sống thực, mà là biểu tượng của dũng khí đánh đuổi xâm lược của người anh
hùng tập thể là dân tộc Việt Nam. Con người có thể có chí đội đá vá trời, đào núi và lấp biển, nhưng

không ai có tài hố đá được, nhưng truyện Vọng Phu vẫn mang được sự thực của cuộc đời, của
những đau khổ, của lòng chung thủy của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.

4


Trong văn nghệ, sáng tạo là bằng tưởng tượng. Nhưng tưởng tượng dù có bay bổng tinh vi đến
đâu cũng là bắt nguồn từ thực tế, từ những yếu tố làm nên cuộc sống hằng ngày, “có bột mới gột nên
hồ”. Khơng có chất bột này, khơng có chất liệu lấy trong hiện thực đời sống, thì cũng khơng có chất
“hồ” của nghệ thuật, nó kết hợp lại với nhau những cái hình như rời rạc tạm bợ, ngẫu nhiên, nó nối
liền keo sơn những cái tưởng vơ can, xa lạ thành những người, những cảnh, những tình huống sống
động. Tưởng tượng, sáng tạo là bay bổng trên cuộc sống hằng ngày để mà bao quát hết thảy, thu tóm
hết thảy và tạo nên một bức tranh đậm đà, mới lạ, hợp với mơ ước của con người hơn.
Văn học là tấm gương của đời sống. Nhưng đời sống bao la, muôn màu muôn vẻ, biến đổi
phát triển không ngừng, khơng có tấm gương nào mà soi cho khắp. Một cuốn phim quay lại tất cả
những gì xảy ra trong một đời người là không thể quan niệm được hay nếu có thì cũng khơng ai có
thể bỏ cả cuộc đời mình để xem cái cuốn phim lê thê ấy. Người ta đã tính là muốn ghi lại tất cả
những gì đã xảy ra đối với một người, tất cả những cảm giác, ấn tượng, tất cả cái gì đã thoảng qua
đầu óc con người, chỉ trong một ngày thơi, thì hàng trăm trang giấy cũng chưa đủ mà làm thế cũng
chỉ đẻ ra những cái hết sức rời rạc, chắp vá, luẩn quẩn, vơ nghĩa.
Những việc gì đã được ghi lại trong Truyện Kiều? Gia đình Vương viên ngoại đang sống yên
vui bỗng xảy ra cơn gia biến. Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha, lỗi thề với Kim Trọng, rơi vào lầu
xanh của bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, vừa gặp Thúc Sinh thì bị Hoạn Thư đánh ghen lại
rơi vào lầu xanh, được Từ Hải cứu thoát và báo ân báo oán, tưởng kết thúc đời mình ở sơng Tiền
Đường, cuối cùng gặp lại Kim Trọng trong cuộc đoàn viên, Truyện Kiều là truyện của một cuộc đời.
Thế nhưng, cũng như đối với màn ảnh hay sân khấu, những sự việc quan trọng trong mười lăm năm
ấy được soi rọi, miêu tả cũng chỉ tính theo số giờ. Nhưng những giờ phút ngắn ngủi này chính là
ngưng đọng những vui buồn khơng thể qn được của cuộc đời “Bèo trơi sóng vỗ chốc mười lăm
năm”.
Sáng tác là do một sự thôi thúc từ bên trong. Có thúc đẩy bên trong là do những kích thích từ

bên ngoài, từ một vừng trăng, một hạt sương mai, một cảnh chiều tà, cho đến cảnh đất nước tươi đẹp,
hùng vĩ, từ bóng dáng yêu kiều của người thương cho đến những hành động cao cả, những con
người, những sự đời làm cho ta tin yêu cảm phục hay khinh ghẻ, bất bình... Đó là những cái gắn bó
trực tiếp với mình mà mình là người trong cuộc hay chỉ là người chứng kiến, gần gũi hoặc ngẫu

5


nhiên, có những cái đập mạnh ngay từ đầu, có những cái gặp đi gặp lại rồi gây ấn tượng. Sự đời
giống như những con sóng lớn nhỏ đến vỗ vào lịng khơng để ta n, hay như những hạt phù sa cứ
tích tụ dần lâu ngày thành dải đất màu mỡ, chờ đợi, đòi hỏi được gieo trồng. Cứ thế cuộc sống kết
tinh và cựa quậy trong ta, với tất cả hương sắc, với tất cả ngọt bùi cay đắng, với tất cả những cái
đáng yêu, đáng giận của nó... Ta gọi đó là vốn sống.
Ở văn nghệ sĩ, cái vốn những người và việc, những ấn tượng, tình cảm, tư tưởng có sức ám ảnh
day dứt lớn, địi hỏi được thể hiện, được thốt khỏi trí tưởng tượng mà hiện hình ra ngồi, sống đời
sống thực với âm thanh, màu sắc, hình tượng riêng của nó.
Trong bài báo Những nhận xét về chỉ thị kiểm duyệt mới nhất của Phổ, Mác viết: “Chân lý là
phổ biến, nó khơng phải chỉ thuộc riêng tơi, nó thuộc mọi người, nó làm chủ tơi, chứ khơng phải tơi
làm chủ nó”. Điều đó có nghĩa : chân lý là cái mà văn nghệ sĩ phải truy tìm và phục tùng, chứ khơng
tự ý xun tạc được. Nghệ sĩ phải “nói bằng ngơn ngữ của bản thân đối tượng” chứ khơng được vo
trịn hay bóp méo đối tượng theo sự tùy tiện chủ quan hay do một sự sắp đặt bên ngoài nào. Học
thuyết kinh tế chính trị học cũng như triết học duy vật biện chứng của Mác đã chứng minh một cách
không thể chối cãi rằng lịch sử là do con người tạo ra, nhưng lại tuân theo những quy luật tác động
một cách khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người. Cũng như thế, thước đo giá trị của một
tác phẩm văn học là mức độ chân lý đời sống được phản ánh và tái tạo trong đó.

NGHỀ VĂN
Văn học - nghệ thuật trước hết là chuyện đời sống, chuyện tâm hồn. Rất dễ hiểu là ít nhiều đều
tiềm tàng trong mỗi người khả năng rung cảm, xúc động trước cái đẹp thiên nhiên cũng như nghệ
thuật, nếu khơng thì đã khơng có văn nghệ dân gian và nhất là cũng sẽ khơng thể có thơng cảm và

tiếp thu của đông đảo quần chúng đối với tác phẩm nghệ thuật. Chỗ khác nhau giữa nghệ sĩ và quần
chúng chủ yếu là do nghệ sĩ không chỉ cảm thụ, thu nhận, mà cịn nói ra được, nói nên lời, bằng các
ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau, những điều vốn ấp ủ hay mường tượng trong lòng nhiều người.
Các văn nghệ sĩ lớn nhất xưa nay vẫn không thoả mãn, vẫn thấy sự nghiệp sáng tác của mình chưa
thấm vào đâu so với thiên tài vĩ đại là bản thân đời sống, bản thản nhân dân. Nhà thơ Tố Hữu nói:
“Có người làm thơ nào, nghệ sĩ lành mạnh nào, dám bảo mình lớn hơn nhân dân đã đẻ ra mình?”.

6


Trong xã hội có giai cấp, quần chúng bị áp bức bốc lột, tất cả tinh lực để dồn cho bát cơm manh
áo, luôn luôn lo sợ cho ngày mai, năng khiếu, tài năng bị thui chột, khơng có điều kiện bộc lộ, nảy
nở. Lênin, khi khẳng định nghệ thuật thuộc về nhân dân, phải được quần chúng hiểu và ưa thích,
đồng thời đặt ra cho văn nghệ trong xã hội xô-viết nhiệm vụ “đánh thức những nghệ sĩ trong quần
chúng và phát triển các nghệ sĩ đó”. Giữa quần chúng làm nên cuộc sống và nghệ sĩ, không phải có
bức tường ngăn cách, mà những mầm mống nghệ sĩ, khả năng cảm thông với nghệ sĩ, khả năng
thưởng thức hoạt động văn nghệ là có ở nhiều người, ở những mức độ khác nhau M.Gor-ki đã nói :
“Tơi tin chắc rằng mỗi người đều mang trong mình những năng khiếu của người nghệ sĩ, và nếu có
thái độ quan tâm nhiều hơn đến những cảm giác và ý nghĩ của mình, những năng khiếu ấy có thể
phát triển lên”.
Thế nhưng nói cuộc sống, nói nhân dân thì hình như hãy cịn trừu tượng, chưa vượt ra ngồi
vịng lý thuyết, trong lúc đó thì nghệ sĩ đích thực là những con người bằng xương bằng thịt, với
những sáng tác phẩm được mọi người yêu thích, say mê lâu dài, mãi mãi. Rõ ràng không phải tất cả
mọi người sinh ra đã là nghệ sĩ hay sẽ trở thành nghệ sĩ, mà số nghệ sĩ ở mỗi thời đại, ở mỗi xã hội
thường là rất ít. Các thuyết duy tâm hay những người quen nhìn nhận vấn đề theo lối duy tâm thường
đem thần bí hóa sáng tác văn nghệ, tuyệt đối hoá “phẩm chất nghệ sĩ, đem tách biệt, đối lập nghệ sĩ
với đơng đảo nhân loại bình thường”.
Đúng là phải có những năng khiếu đặc biệt mới trở thành nghệ sĩ. Khơng có gì lạ, sáng tác
chẳng qua là lao động, là “hành nghề”. Mọi người ít nhiều đều có thiên hướng, có năng khiếu ở mặt
này hay mặt khác, khiến người thì thích nghề này, người thì chọn ngành kia, người thì nổi lên ở lãnh

vực này, người thì tỏ rõ sở trường ở lãnh vực khác. Lao động nghệ thuật cũng là như thế, có điều ở
đây không phải là sản xuất hàng loạt, mà là hoạt động sáng tạo tinh vi, phức tạp. Nó địi hỏi cao nhất
ở trí tuệ, trái tim, bản lĩnh con người. Đồng chí Trường Chinh khẳng định: “Muốn có tác phẩm đẹp
phải có khiếu, có tài năng, có thiên tài”, đồng chí Phạm Văn Đồng cũng thấy cần phải lưu ý : “Văn
học nghệ thuật là cơng trình khó lắm, cơng phu vô cùng, không giản đơn một chút nào… Làm văn
nghệ phải có khiếu có tài”, cốt nhắc nhở anh chị em nên suy nghĩ kỹ khi chọn đi vào nghề văn. Nếu
là hoạt động văn nghệ nghiệp dư thì không thành vấn đề lắm, nhưng chọn văn nghệ làm con đường

7


phục vụ và dành tất cả đời mình vào đó, là một việc, hết sức nghiêm túc, cần phải cân nhắc, thận
trọng.
Người ta chọn con đường sáng tác là vì yêu mến, ham thích, say mê văn nghệ. Bất kỳ ở đâu
mà khơng nhiệt tình, khơng say mê thì cũng khơng đủ sức để đi xa được. Nhưng chỉ có say mê, chỉ
có nhiệt tình thì vẫn chưa đủ, nhất là trong văn nghệ. Trong mọi ngành nghề, trong mọi hoạt động,
nhiệt tình phải đi đơi với tri thức, đã có đức lại phải có tài, năng khiếu tài năng là tiền đề, là điều kiện
không thể thiếu được cho sáng tác văn nghệ. Đồng chí Phạm Văn Đồng nói tiếp: “Tôi nghĩ chúng ta
hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt này, lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà không có tài, có khiếu thì khó
khăn lắm. Làm cái nghề khác, khơng có tài cũng có thể làm việc được. Nhưng làm văn học nghệ
thuật mà khơng có tài thì khó làm nên việc lắm... Những người khơng có tài thì nên đi làm nghề khác
hơn là làm văn nghệ”. Làm văn nghệ hay làm nghề khác thì cũng là để phục vụ xã hội, mà phục vụ
nhân dân được nhiều ít, hay dở như thế nào là do hiệu quả, chất lượng của cơng tác của mình. Một
cái tủ đóng cịn thơ kệch, một chiếc sơ-mi cắt cịn vụng về dùng tạm vẫn được, vẫn còn tác dụng, còn
một cuốn tiểu thuyết dở, một bài thơ kém cỏi, một vở kịch tồi thà khơng có, khơng diễn cịn hơn.
Nghệ thuật khơng dung nạp được cái tầm thường.
Trong sự hình thành tư cách, phẩm chất nghệ sĩ có cả nhân tố xã hội lẫn cá nhân, có những xã
hội đối nghịch với sự sáng tạo nghệ thuật và có xã hội thuận lợi cho sự phát triển của văn học nghệ
thuật, thuận lợi cho sự tìm tịi sáng tạo thi thố tài năng, cũng như có một số ít người dồi dào những
phẩm chất nghệ sĩ bẩm sinh giữa hàng mn vạn người khơng có được bao nhiêu những phẩm chất

ấy. Nghệ thuật nảy sinh và được nuôi dưỡng trên miếng đất của xã hội. Còn thành bại của từng văn
nghệ sĩ là tùy thuộc vào điều kiện khách quan và chủ quan của mỗi người. Trong Hệ tư tưởng Đức,
Mác viết: “Chúng tôi không bảo rằng mỗi người phải thay thế cho Ra-pha-en, nhưng mỗi người
mang trong mình một Ra-pha-en phải được tự do phát triển”.
Trước hết phải có “tâm hồn” mới làm nên nghệ thuật được. Nghệ sĩ chân chính là người có
tâm hồn phong phú, say mê cái đẹp mn hình mn vẻ, mang nặng tình đời, tình người, sẵn sàng
đón nhận, thơng cảm với những vui buồn, yêu thương, căm giận ở đời, những vinh quang, khổ cực
của kiếp người trong những xã hội khác nhau. Thuý Kiều có tài đàn, tài thơ cũng là Thúy Kiều đa
tình đa cảm đầm đìa nước mắt trước một nấm mộ vắng tanh hương khói trong tiết thanh minh. Nhà

8


phê bình Hồi Thanh “hình dung Nguyễn Du như là người lẳng lặng, ít nói ít cười, ít cởi mở với đời,
nhưng tâm hồn thì lại lộng gió mười phương, khơng một chuyển động nào bên ngồi khơng vang
sâu trong đó”.
Gạt đi cái quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” trong đó, ta có thể đồng ý với ý kiến của Thế
Lữ, người mở đầu phong trào Thơ mới thời kỳ 1932 - 1945, khi ví tâm hồn nhà thơ với “cây đàn
mn điệu”. Xn Diệu có lẽ đã chịu ảnh hưởng của V. Huy-gô khi coi thi sĩ là người:
Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình u mến
Đây là qn tha hồ mn khách đến
Đây là bình thu hợp trí mn phương
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương...
Nhà thơ V.Huy-gơ đã ví tâm hồn nghệ sĩ như một chất pha lê long lanh trong suốt đặt giữa lòng
cuộc sống mà mỗi tia sáng, mỗi chuyển động đều phản chiếu, rung ngân, âm vang thành muôn ngàn
thanh sắc, muôn ngàn âm điệu. Gô-gôn, người mở đầu vĩ đại cho nền tiểu thuyết hiện thực Nga, đã
xác định tài năng của nhà thơ Nga vĩ đại Pu-skin như sau : “Ơng có nhận xét trước tất thảy những gì
có trong hiện thực thấy được, cũng như tất cả những gì có ở bên trong con người... Từ bất cứ một cái
gì, dù vơ cùng bé nhỏ, dù hết sức vĩ đại, ông đều lôi rút ra được tia lửa điện của các ngọn lửa thơ ca

vốn có trong bất kỳ một cơng trình nào của Thượng đế”. Nhà thơ Pháp La-mar-tin đã tự nói về mình:
“Tơi sinh ra đã là người nhạy bén và nhạy cảm. Hai đặc tính này là những yếu tố đầu tiên của bất kỳ
một thứ thơ ca nào”. Chính Lê-nin cũng đã nhận thấy khả năng ấy ở M.Gor-xki : “Nói chuyện với
anh ln ln thú vị khi ấn tượng của anh đa dạng và rộng rãi hơn” - nhà văn xô-viết vĩ đại đã nhắc
lại lời của lãnh tụ trong hồi ký của mình về Người.
Khơng gì tai hại cho sáng tác văn nghệ hơn là sự nguội lạnh của tâm hồn, là sự tê cống của tình
cảm. Nhờ lòng thiết tha với cuộc sống, với con người, nghệ sĩ là người có khả năng ơm trùm sự sống
ở cả bề mặt và bề sâu, soi mói vào những ngỏ ngách của tâm hồn, vào những uẩn khúc của lịng
người. Cuộc sống là vơ cùng nên nghệ thuật cũng là vơ cùng và địi hỏi sự hiểu biết khám phá về đời
sống, về con người ở nghệ sĩ cũng là vơ cùng, có người đã gọi thiên tài nghệ thuật là “cái kính hiển vi
sống thâu tóm nổi toàn bộ vũ trụ”.

9


Nói chuyện tại Đại hội lần thứ 2 các nhạc sĩ Việt Nam, đồng chí Phạm Văn Đồng nhấn mạnh :
“Người làm nhạc phải là người rất giàu tâm hồn, giàu tình cảm, sao cho cảnh vật, đời sống bên ngồi
dội vào trong con người mình mà biến thành tác phẩm tốt”. Đối với văn nghệ sĩ trong xã hội chúng
ta, đó đồng thời cũng là tâm hồn, tình cảm cách mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Bởi
vì, như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “nghệ thuật là bông hoa của tâm hồn, tâm hồn của nghệ sĩ,
và đó là kết tinh của tình cảm, tâm tư của quần chúng nhân dân của một thời, có thể là mn thuở”.
Tâm hồn rộng mở, kho ấn tượng phong phú ở văn nghệ sĩ chính là gắn liền với sự nhạy cảm
của giác quan, với khiếu quan sát sắc bén, tinh tế. Nhà văn thu nhận các q trình, các chi tiết đặc
sắc, các biểu hiện mn màu mn vẻ của đời sống bên ngồi, là bằng tâm hồn cũng như bằng tất cả
các giác quan của mình. Tai mắt là các khí quan trực tiếp nối liền con người với thế giới khách quan.
Con mắt họa sĩ, cái tai âm nhạc..., khơng có đơi mắt tinh tường, đơi tai nhạy thính thì khơng cách nào
trở thành họa sĩ, nhạc sĩ được. Nhà văn cũng phải có tai mắt tương tự như thế mới dựng lên được bức
tranh về đời sống, khắc họa được nhân vật thông qua ngoại hình, hành động, giọng nói, tác phong,
dáng điệu và những chi tiết sinh hoạt khác nhau. Chỉ cần được Ban-dắc, Tsê-khốp hay M.Gor-ki
nhìn vào là một con người tưởng như lẩn khuất bỗng nhiên được tách ra khỏi đám đơng, trở thành có

diện mạo, cốt cách riêng trở thành nhân vật. Nhà văn “lắng nghe cuộc sống gọi từng giờ” (Tố Hữu),
thu tóm, ghi nhận những sự, những tình, những cảnh, có được cái vốn sống cần thiết, từ đó mà xây
dựng nên tác phẩm nghệ thuật.
Đời sống diễn ra trước mắt mọi người, ý nghĩa của những sự việc lớn nhỏ đã phơi bày ra hay
còn ẩn giấu, nhưng nói chung người ta dễ “cho qua” trong cuộc đời bận rộn này. Nghệ sĩ chính là
người có khả năng phát hiện cái đặc sắc, cái ý nghĩa thẩm mỹ của sự vật tưởng là tầm thường, vô
nghĩa, ức đoán ra được những mối tương giao giữa âm thanh, màu sắc, hương vị, những liên hệ
giữa các sự vật tưởng như xa lạ vơ can. Cái tính vơ tư của nghệ sĩ không bị đắm đuối, thu hút bởi
những lợi ích thực dụng trước mắt, lại thường soi mói, tư lự, cố tìm ra cái đẹp bị che lấp, những khía
cạnh thầm kín của sự vật. Nhà viết tiểu thuyết bậc thầy Phờ-lơ-be có lời khun nổi tiếng Mô-patxăng trẻ tuổi : “Khi anh đi qua trước mặt người bán hàng thực phẩm đang ngồi ở ngưỡng cửa, qua
trước mặt người gác cổng đang ngậm tẩu thuốc hay qua một trạm cho thuê xe ngựa, anh hãy tả thế
nào cho tôi không nhầm lẫn với bầt cứ một người bán thực phẩm hay một người gác cổng nào khác ;

10


hãy cho tơi biết, chỉ bằng một lời nói thơi, con ngựa kéo xe không giống 50 con ngựa đang theo sau
hoặc đi trước nó”. Đến lượt mình, nhà viết truyện ngắn Mô-pát-xăng lại căn dặn những nhà văn trẻ
khác : “Muốn tả một ngọn lửa lập lòe, một gốc cây giữa cánh đồng, ta hãy đứng trước bấy nhiêu sự
vật, hãy nhìn kỹ cho đến khi mà ta thấy ngọn lửa đó, gốc cây đó khơng giống với một ngọn lửa, một
gốc cây nào khác. Do đó ta sẽ đi đến chỗ độc đáo”. Có thể nói vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên, cái
“của trời trăng gió kho vô tận” được phát hiện, khai thác trong văn học nghệ thuật là do tài quan sát,
phát hiện của văn nghệ sĩ. Một nhà nghiên cứu đã nói về Đăng-tơ : “Những phong cảnh hùng vĩ,
những chân trời bao la để lại trên võng mạc của mắt ông cũng trong suốt như các đường nét nhỏ nhặt
nhất của một sự vật nào đó vậy. Đường nét, màu sắc, sắc thái, độ chìm nổi, mức sáng tối, sự hài hịa
và những chỗ không cân xứng - tất cả ông đều phân biệt được và ghi nhận với một tính chính xác phi
thường”. Một hạt cát dưới mắt tinh tế và yêu đời của nhà văn khơng cịn lạ hạt cát bình thường nữa.
Nhà văn xơ-viết Pau-tốp-xki quan niệm văn học có thể đem lại niềm vui cho người đọc qua những
sự vật nhỏ nhặt nhất, như “cho thấy cái đẹp của một hạt cát tí xíu nào đó có thể khúc xạ ánh mặt trời,
biến thành vô vàn cầu vồng và hào quang lấp lánh màu sắc”. Và dĩ nhiên, khả năng quan sát, khám

phá của nhà văn trước hết là hướng vào thế giới bên trong của con người. Xtăng-đan có lần bị cảnh
sát truy vấn về lý lịch và nghề nghiệp, đã trả lời: “Nghề ư? Nghề quan sát trái tim con người”. Trong
cái cơng việc hết sức khó khăn là tìm hiểu cuộc sống và lịng người, hiểu người và hiểu mình, đóng
góp của văn nghệ sĩ có thể nói là quyết định.
Nhà văn khơng chỉ chun tâm quan sát con người và đời sống bên ngoài, mà cịn hướng sự
quan sát vào chính bản thân mình. Sáng tác là phản ánh đời sống bên ngoài, nhưng bao giờ cũng là
thông qua thế giới bên trong, bao giờ cũng có phần gửi gắm của nhà văn trong đó. Cho nên ở nhà
văn, quan sát và tự quan sát xen lẫn vào nhau, nối tiếp và bổ sung cho nhau. “Trông người lại ngẫm
đến ta” - nhà văn nhờ hiểu đời, hiểu người mà càng hiểu mình, và “suy bụng ta ra bụng người” –
chính nhờ hiểu mình mà càng hiểu thêm người. Khả năng phân tích và tự phân tích được kết hợp
chặt chẽ, thường xuyên trong suốt q trình sáng tác.
Những điều quan sát, từng trải khơng phải được đem sử dụng ngay, mà thường về sau, có khi
là hàng mấy chục năm. Nhà văn sáng tác, thường là lục tìm trong đáy sâu tâm hồn, trong cái kho dự
trữ các hình ảnh, ấn tượng mình đã tích lũy được. Và điều này địi hỏi nhà văn phải có một trí nhớ

11


đáng kể, không chỉ nhớ trên đại thể mà trong chi tiết, sao cho có thể hình dung lại các sự việc, các
tình tiết như khi chúng đã xảy ra và đập mạnh vào mình. Khi đã về già, Phờ-lơ-be còn nhớ lại rất chi
li quang cảnh các lâu đài mà mình đã sống qua mấy tháng khi cịn là đưa bé mới hai tuổi rưỡi. Bandắc đã mượn lời của một nhân vật để nói về mình : “ơng có được mọi loại trí nhớ : nhớ được cả địa
danh, tên họ, cả đồ vật, vẻ mặt, ông không chỉ do ý muốn đã nhớ lại các sự vật đặc biệt, mà cịn thấy
rõ cả vị trí, ánh sáng, màu sắc đúng như trong khoảnh khắc ơng đã nhìn thấy chúng”. Hầu hết các
nhà văn đều có những mẩu hồi ký, qua đó những sự kiện lớn nhỏ trong thời thơ ấu được tái hiện,
nhiều kỉ niệm được gợi lại với rất nhiều chi tiết và với vẻ trong sáng tươi mới, mà thời gian như bất
lực khơng xói mịn hay làm lu mờ đi được.
Nhưng khơng chỉ trong hồi ký. Nhà văn thường bắt tay vào sáng tác sau một khoảng gián cách
dài hay ngắn, và sử dụng tất cả những cái gì đã lắng đọng trong mình, đã biến thành kỉ niệm và sẽ
được khơi dậy và huy động trong q trình sáng tác. Trí nhớ lâu bền được sự bổ sung và viện trợ của
các sổ tay ghi chép mà hầu hết các nhà văn đều sử dụng theo cách riêng của mình. Trong quá trình

sáng tác, trí nhớ tốt sẽ giúp cho nhà văn huy động trong vốn sống tích lũy những gì là cần thiết cho
việc thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình.
Sáng tác khơng đóng khung và dừng lại trong việc tái hiện các điều quan sát hay thể nghiệm,
mà chỉ thực sự bắt đầu với hoạt động của tưởng tượng. Gôn-tsa-rốp nói: “Lối chụp trực tiếp từ cuộc
sống sẽ dẫn tới một bản sao nhợt nhạt, thảm hại. Chỉ bằng con đường của tưởng tượng sáng tạo, nó
mới đến gần được với cuộc sống”. Trí tưởng tượng của nhà văn vốn vơ tư, khơng chỉ quay quanh
những việc thuộc lợi ích trực tiếp, mà có thể hướng vào những sự việc, những đối tượng khác nhau
nhất. Khả năng tưởng tượng là khả năng vốn có của mọi người, nhưng ở đơng đảo các trường hợp
thì con người thường chỉ hình dung được những gì đang chờ đợi mình hoặc có thể xảy ra cho bản
thân mình. Trí tưởng tượng giúp nhà văn xâm nhập vào cuộc sống xung quanh, vào tâm hồn của
người khác, vẽ ra trong trí óc của mình những tình huống khác nhau, những khả năng diễn biến khác
nhau của sự vật, dựa vào kinh nghiệm sống trực tiếp hoặc gián tiếp mà hình dung, mà ức đốn và tự
giải đáp về cuộc sống hay gửi gắm vào đó những ước mơ khát vọng của mình.
Những quan sát từng nơi từng lúc, những cảm thụ thu nhận trong những thời điểm và hồn
cảnh khác nhau và tích lũy chồng chất trong ký ức chính nhờ tưởng tượng mà được sắp xếp, phân bố

12


đưa vào những liên kết, những tổ hợp mới tùy theo ý đồ tư tưởng và nghệ thuật của tác giả, tùy theo
cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Tưởng tượng đẩy gần lại nhau những cái rời rạc, đoán định ra mối
thống nhất bên trong của các sự kiện, nắm bắt thần thái của mỗi nhân vật từ trong những dữ kiện
riêng lẻ, bồi đắp da thịt cho nhân vật sống lấy đời sống tự nhiên của nó.
Ở nghệ sĩ, sức mạnh của tưởng tượng không tách rời với khả năng tư duy hình tượng. Bi-ê-linxki coi đặc trưng của văn học nghệ thuật là ở tư duy hình tượng. Đô-brô-liu-bốp so sánh tư duy của
nhà khoa học và tư duy của nghệ sĩ : “Một người thì suy nghĩ bằng hình tượng cụ thể, khơng bao giờ
bỏ sót những hiện tượng và những hình tượng cục bộ, cịn người kia thì tìm mọi cách khái quát tất cả
lại, đúc kết những dấu hiệu cục bộ thành công thức chung”. Theo nhà sinh lý học Nga nổi tiếng Páplốp thì đặc điểm của tư duy hình tượng là tái hiện toàn bộ giới hiện thực”. Nhà nghệ thuật “nắm lấy
giới hiện thực một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn, đầy đủ... khơng có bất cứ một sự phân chia nào, bất cứ
một sự tách rời nào”. Ở nghệ sĩ, hệ thống tín hiệu thứ nhất đặc biệt phát triển. Tư duy hình tượng có
khả năng nắm bắt hiện thực một cách trực tiếp, nhưng vẫn không dừng lại ở cảm tính mà đồng thời

bao hàm tư duy, đánh giá, kết luận. Vấn đề không phải ở sự đối lập, mà là ở mức độ, ở ưu thế của
loại tư duy này hay tư duy kia ở nhà tư tưởng và nhà nghệ sĩ. Khơng có một bức tường kín mít giữa
hai loại tư duy, mà có sự bổ sung cho nhau, mỗi loại đều có chỗ mạnh và lý do tồn tại của nó.
Trí tưởng tượng, tư duy hình tượng nhạy bén cịn thể hiện ở khía cạnh này nữa: khả năng nhập
thân của nhà văn. Nhà văn xây dựng nhân vật và câu chuyện không phải một cách lạnh lùng, vơ can,
mà hịa nhập vào những điều mình miêu tả như cùng sống với nhân vật và tham dự vào câu chuyện.
Trong một bức thư, Phờ-lô-be tâm sự: “Thật là tuyệt khi được tiêu khiển thời gian bằng viết, khơng
bị cịn lại một mình với chính mình, mà được trú ngụ trong bất kỳ một nhân vật nào đang được mình
viết. Hơm nay, chẳng hạn, tơi là một người đàn ông và một người đàn bà cùng một lúc, hai người
đều đang yêu - tôi cưỡi ngựa đi dạo trong rừng, sau bữa ăn, mùa thu, và tôi là những cành đầy lá
vàng, là những chiếc lá, là gió, là tiếng nói và ánh nắng mặt trời, ở đó mỗi tế bào của thân thể tơi đều
chìm ngập trong hạnh phúc tình u”. Cịn có thể dẫn thêm rất nhiều những thí dụ tương tự. Rõ ràng
là có sống sâu sắc với những điều viết ra thì sự thể hiện mới sinh động và thuyết phục. Điều này,
ngay từ thời mình, A-ri-xtốt cũng đã ít nhiều nhận ra được khi viết trong Thi pháp rằng nhà thơ phải
“nhìn thấy tất cả một cách khá rõ ràng và dường như, phải có mặt trong bản thân diễn tiến của các sự

13


kiện để tìm ra cái cần phải có... Trong chừng mực có thể, nhà thơ phải hình dung ra được tình thế của
các nhân vật…”. Chính Lênin cũng đã thừa nhận sự cần thiết của nhập thân khi trao đổi với M. Gorki: “Tơi khơng có quyền tưởng tượng mình là thằng ngốc, nhưng anh anh phải tưởng tượng, nếu
không anh sẽ không miêu tả được thằng ngốc”. Nhờ khả năng quên mình đồng nhất với nhân vật mà
trong một chừng mực nhất định, các nhà văn hiện thực chủ nghĩa khắc phục được lối chủ quan độc
đoán và để cho các nhân vật nói năng, hành động theo lơ-gic của tính cách và của tình huống, nó
cũng là lơ-gic của đời sống và của nghệ thuật.
Văn học đi giữa ước mơ và hiện thực, giữa lý tưởng bay bổng và đời sống hằng ngày. Sự kiện
đời sống mà biến thành hình tượng văn học là nhờ có trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn. Khơng
có hoạt động tổ chức, thanh lọc, bổ sung, cải biên lại những gì mà nhà văn đã thu thập được từ đời
sống thì cũng không đạt tới sự thật nghệ thuật. Ngay trong cái kho dự trữ những sự việc, hình ảnh, ấn
tượng của nhà văn cũng đã có sự điều chỉnh bước đầu của trí tưởng tượng và dĩ nhiên, từ cái vốn

sống đã có, từ những yếu tố, những mầm mống đầu tiên của đề tài, cốt truyện, chủ đề đến sự thai
nghén và thành hình của tác phẩm, trí tưởng tượng càng được huy động và phát huy tác dụng. Có thể
nói trong suốt q trình sáng tạo, tính năng động chủ quan đóng vai trị quyết định như thế nào, thì
tưởng tượng sáng tạo của nhà văn cũng có tầm quan trọng như thế ấy. Ngay trong thơ trữ tình, khơng
có nhân vật, khơng có cốt truyện, vai trị của tưởng tượng cũng không kém quan trọng. Ẩn dụ, liên
tưởng, hình ảnh, tứ thơ... tất cả đều bất đầu từ sự thật đời sống và được hoàn thành bởi tưởng tượng
sáng tạo. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã nói: “Thơ là nghệ thuật kỳ diệu của trí tưởng tượng”.
Văn học nghệ thuật đòi hỏi phải sáng tạo, nghĩa là phải độc đáo, khơng bắt chước, dù đó là
bắt chước người khác hay bắt chước theo đuôi đời sống. Nếu cần bắt chước, như A-ri-xtơt đã chủ
trương, thì cũng là bắt chước đời sống không phải trong những biểu hiện riêng lẻ, mà ngay trong tính
sáng tạo của nó. Đời sống phong phú, phức tạp, biến hóa vơ cùng; văn học nghệ thuật cũng phải
phản ánh và thu tóm cái phong phú vô hạn vô hồi, cái sống động ấy của cuộc đời. Cả ba yêu cầu:
sáng tạo, phong phú, sinh động, đều giả định rằng sáng tác không thể là một sự sao chép nô lệ nghèo
nàn, mà là khái qt hố là “điển hình hố cao độ” (Trường Chinh). Bằng cách nào? bằng hư cấu,
bằng tượng tượng. Tưởng tượng sáng tạo mở ra những chân trời bao la cho nghệ thuật, cho phép
những phong cách phong phú, táo bạo, rực rỡ nhất. Hư cấu, tưởng tượng sáng tạo không phải là bịa

14


đặt vơ tội vạ, mà địi hỏi nhà văn phải có sự hiểu biết sâu xa về đời sống. Tưởng tượng là bay bổng
lên trên để bao quát hơn, để xâm nhập sâu vào đời sống, là nương theo đời sống mà sáng tạo, khai
thác, thúc dục đời sống không ngừng, bộc lộ khả năng sáng tạo vô cùng tận của nó.
Trở lên là những nét chính về năng khiếu và phẩm chất nhà văn. Văn học nghệ thuật là một
lãnh vực khó khăn phức tạp và tiêu biểu nhất cho khả năng sáng tạo kỳ diệu của con người. Thành
tựu văn học nghệ thuật là tài sản quý báu chung và góp phần làm nên bộ mặt tinh thần của xã hội,
của dân tộc. Lê-nin thường nhắc nhở: “Phải ủng hộ tài năng”. Đảng và nhân dân đánh giá cao các
văn nghệ sĩ bằng sáng tác của mình, đã đưa lại cho xã hội những thức ăn tinh thần đáng q, đóng
góp tích cực vào cơng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa.
Chính vì thiết tha trân trọng văn nghệ mà chúng ta chờ đợi nhiều và có địi hỏi rất cao đối với

văn nghệ sĩ. Đi vào sáng tác văn nghệ là phải có năng khiếu. Nhưng tự nó năng khiếu chưa đủ để trở
thành nhà văn chân chính. Tác phẩm văn học có giá trị là kết quả của sáng tạo, nhưng đồng thời cũng
là của lao động kiên trì. Đồng chí Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: “Tài năng là cơng phu”. Và đồng chí
đã nhắc nhở, nhấn mạnh các thứ vốn mà văn nghệ sĩ nhất thiết phải có: vốn chính trị, tư tưởng, vốn
sống, vốn văn hóa, vốn nghề nghiệp.
Khơng thể chối cãi được vai trò của cảm hứng trong sự sáng tạo của nhà văn. Cảm hứng vụt
đến hình ảnh, câu chữ cứ tn trào dưới ngòi bút hối hả của nhà văn như trong một cơn run giật, nhà
văn làm xong một mạch nhưng cái mà trước đó phải loay hoay, lủng tủng, tưởng như khơng sao làm
nổi. Khơng có chuyện thần nhập ma nhập như có người tưởng, mà đó là một trạng thái bột phát, là
cái tia chớp bừng lên ở cuối chặng đường mò mẫm, cân nhắc, nghiền ngẫm, tập trung căng thẳng.
Không phải lúc nào cảm hứng cũng tự đến theo ý muốn của nhà văn, cảm hứng thường đến những
lúc bất ngờ nhất, nhưng chính là nhờ ở nhà văn đã có một q trình tích lũy, chuẩn bị, suy tính, tìm
tịi, trăn trở. Sao lại có thể làm theo kiểu “há miệng chờ sung” ở nơi đòi hỏi một công phu lao động
suốt đời, không ngừng không nghỉ: lao động nội tâm, lao động nghệ thuật? Trong văn nghệ cũng
như ở bất cứ lãnh vực nào, người ta chỉ hái gặt ở nơi nào đã ra công gieo trồng, chăm bón.
Nghệ sĩ vĩ đại đồng thời cũng là người lao động vĩ đại, là người dồn hết tâm hồn, sức lực vào
cơng việc của mình. Lao động nghệ thuật là niềm say mê, là nguồn vui, nhưng cũng là nỗi đau khổ
dày vị, bởi vì nghệ thuật là lãnh vực sáng tạo mà có gia cơng, có cố gắng bao nhiêu đi nữa cũng

15


không bao giờ là thừa, là đủ. Ban-dắc làm việc 15 giờ, 18 giờ một ngày suốt hàng chục năm liền.
Phờ-lô-be, tác giả Bà Bôvari khát khao đưa nghệ thuật của mình đến sự tồn bích, vật lộn với nghề
nghiệp của mình, có lúc như rơi vào bi kịch. Thiên tài khổng lồ L.Tơn-xtơi cũng phải than thở vì cái
khó khăn tuế tối của nghề văn, của cơng phu lao động mà nó địi hỏi : “Tơi thấy buồn và chẳng viết
gì cả, cịn làm việc thì khổ sở q. Anh khơng thể hình dung được tơi phải chật vật như thế nào với
công việc chuẩn bị này : phải cày sâu cái cánh đồng mà trên đó tơi buộc phải gieo giống. Phải suy đi
tính lại tất cả những gì có thể xảy ra với tất cả các nhân vật tương lai trong tác phẩm sắp viết, một tác
phẩm rất lớn và phải nghĩ ra hàng triệu cách kết hợp có thế có được, để rồi trong số đó chỉ chọn một

phần triệu thơi, thật là khó kinh khủng. Đấy, tơi đang bận việc ấy”. Đó là khi nhà văn Nga bắt tay vào
viết Chiến tranh và hịa bình. Trước đó, ơng đã thân hành đến tận chiến trường Bơ-rơ-di-nơ, gặp gỡ,
nói chuyện, khai thác tài liệu với chính những người còn sống đã tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc
1812. Ngồi ra, nhà văn cịn tìm đọc, ghi chép những hồi ký, nhật ký, thư từ có liên quan, vào các
viện lưu trữ, thư viện tìm đọc những tài liệu gốc, đối chiếu các tài liệu lịch sử, và đọc các sách Nga
viết mấy mươi năm đầu thế kỉ 19, nghiên cứu các sách về hội Tam điểm. Đó là chưa kể kinh nghiệm
về chiến tranh mà ơng đã có được nhờ đã trực tiếp tham gia cuộc bảo vệ Sê-va-xtô-pôn mấy mươi
năm về trước.
Các nghề nghiệp khác nhau, sự tiếp xúc với nhiều cảnh sống, với đủ hạng người khác nhau đã
giúp Ban-dắc phát triển khiếu quan sát của mình, như nhà văn đã tâm sự trong một bức thư : “Tôi
khác người ở cái khả năng quan sát to lớn, do đã buộc phải trải qua đủ thứ nghề nghiệp”. Nghề thầy
thuốc cũng tạo một điều kiện thuận lợi cho Tsê-khốp. Và chính Tsê-khốp cũng làm một chuyến đi xa
vất vả để có sự hiểu biết hơn về đời sống Nga. M. Gor-ki đã lê gót giày (thậm chí có khi khơng có cả
giày) trên khắp nước Nga và đã lặn lội với đủ các thứ nghề, với đủ các hạng người, từ người lang
thang bụi đời tuổi thơ ấu đến công nhân, nông dân, các chiến sĩ đấu tranh cho tự dọ, cũng như các
tầng lớp trí thức và thượng lưu trong xã hội và điều này đã đưa lại cho nhà văn vô sản vĩ đại đầu tiên
trên thế giới một vốn sống to lớn, từ đó mà có được những tác phẩm đầy tài năng. Lê-nin đã có lần
nói với M.Gor-ki : “Nghe chuyện của anh tôi đâm sợ, sợ anh không kịp viết”.
Ở Việt Nam, các nhà văn, nhà thơ đã tỏ rõ tài năng trước Cách mạng tháng Tám, sau này đi
theo Cách mạng nhưng một thời gian dài hầu hết khơng ai viết được gì đáng kể. Trong lúc đó thì thơ

16


Bác, thơ Tố Hữu ngày càng nổi bật lên. Phải trải qua một q trình “lột xác”, cách mạng hố tư
tưởng, quần chúng hoá sinh hoạt và sau nhiều đợt đi thực tế, xâm nhập vào đời sống lao động và đấu
tranh của quần chúng, các nhà thơ Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Xuân Diệu... mới trở lại có
tiếng nói được lắng nghe nhiều trên thi đàn. Rất nhiều tài năng đã trưởng thành trong quá trình cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và trong cuộc chống Mỹ cứu nước. Và không phải ngẫu nhiên mà
văn học Việt Nam đã giữ được vai trò tiên phong trong nền văn học chống đế quốc trong thời đại

ngày nay như Đảng ta đã nhận định.
Năng khiếu mà không đi đôi với lao động, với cơng phu rèn luyện thì cũng chỉ là con số không.
Các nhà văn chúng ta muốn có vốn để sáng tác thì phải lăn lộn trong đời sống, đến với những nơi
tiên tiến, sống với những người tiên tiến. Đây cũng là điều mà năm 1918, sau khi Cách mạng Tháng
Mười thành công, Lênin đã khuyên M. Gor-ki: “Anh đã tự đặt mình vào một vị trí mà từ đó anh
khơng trực tiếp quan sát những cái mới trong đời sống của công nhân và nông dân. Nếu quan sát thì
cần phải quan sát từ bên dưới, ở nơi có thể nhìn bao qt việc xây dựng cuộc sống theo kiểu mới, ở
trong xóm thợ của tỉnh nhỏ hoặc ở nông thôn...”.
Tài năng chỉ nảy nở phát triển trên miếng đất của xã hội, của truyền thống dân tộc, của sinh
hoạt nhân dân. Cái chỉ mới phân tán ở nhiều người, chỉ mới là khả năng tiềm tàng, thì ở thiên tài là
hiện thực. Hơn nữa, sức mạnh của thiên tài đi đôi với sức mạnh của tư tưởng. Thiên tài biểu lộ ở chỗ
biết gắn chặt với thời đại, với nhân dân, ở chỗ diễn đạt được những nguyện vọng, những đòi hỏi sâu
xa của thời đại, nhờ đó mà có tác dụng lớn đến sự phát triển của xã hội, của lịch sử.
Năng khiếu của nhà văn biểu lộ ở sự quan sát tinh vi, ở sự rung cảm nhạy bén, ở sự khám phá
sắc sảo những quá trình của cuộc sống, ở sự nắm bắt những mối liên hệ ẩn kín của sự vật. Đặc trưng
cao nhất của tài năng là tính sáng tạo. Nhưng sáng tạo không phải đi từ con số khơng mà chẳng qua
chỉ làm “sáng” thêm cái gì đã được “tạo” ra ít nhiều rồi, tuy cịn là mị mẫm, tản mạn hay bị che lấp.
Mặt nổi bật của năng khiếu sáng tác là trí tưởng tượng phong phú. Nhưng tưởng tượng dù phóng
khống đến đâu cũng đều bắt nguồn từ hiện thực, có vẽ rồng vẽ phượng cũng là dựa vào những sự
vật vốn có trong cuộc sống thực. Tưởng tượng không phải xuất phát từ số không, có bay vút lên là
cũng nhờ có điểm tựa từ kinh nghiệm, từ những điều thu thập trong thực tế đời sống. Hơn nữa, tưởng
tượng dù sao cũng không phải là hồn tồn vơ tư, mà ít nhiều đều có định hướng, tâm trí hướng về

17


đâu thì tưởng tượng thường là hoạt động, phát huy tác dụng theo chiều hướng đó. Nếu nhà văn cần
có sự nhạy cảm của tâm hồn và của giác quan, thì tình cảm cách mạng chính là giúp nhà văn biết yêu
biết ghét, thu nhận được nhiều ấn tượng, quan sát được nhiều, mở rộng tầm nhìn. Sáng mắt là nhờ
sáng lòng cũng như sáng lòng là bởi sáng mắt. Có tâm hồn cách mạng mới nhập vào đời sống cách

mạng, mới lắng nghe được, mới nhìn ra được những cái gì là đẹp, là hay, là mới trong đời sống Cách
mạng. Trí nhớ cũng thế, nhớ nhiều, nhớ lâu là những cái gì đã làm mình xúc động sâu xa, là những gì
thiết thân gần gũi với mình. Như thế, nghe thấy, ghi nhớ, tưởng tượng, nhập thân gắn liền với tâm
hồn rộng mở, cảm thông, thiết tha với cuộc sống, với thế giới quan của nhà văn. Tính chất của thế
giới quan tác dụng to lớn đối với tài năng nghệ sĩ.
Tóm lại, “Tơi khơng tin có cái “thiên tài” nào ở ngoài cái ổ của cuộc sống vĩ đại, cuộc sống lao
động và đấu tranh đau khổ và vô cùng dũng cảm của muôn triệu con người làm nên lịch sử... Thiên
tài là gì, nếu khơng phải là hương của hoa, núi của đất, là sự kết tụ ở mức độ nào đó trí tuệ của lồi
người ? Nghệ sĩ là con đẻ toàn diện của hoàn cảnh nó đã sống, như đứa con mang máu thịt và cả cái
mùi riêng của mẹ. Con nào thì mùi của mẹ ấy, không lộn được. Con càng giống mẹ bao nhiêu thì mẹ
càng yêu quý bấy nhiêu. Thiên tài đáng q chính ở chỗ đó, ở chỗ nó tiêu biểu cho cái đẹp, cái hay
của muôn triệu con người đã ni dưỡng nó”.

18



×