Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thực trạng và biện pháp hình thành kỹ năng quản lí thời gian tự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.33 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
“Thực trạng, giải pháp hình thành kĩ năng quản lí thời gian tự học cho học
sinh THPT tại các trường Nội trú”
---------A. Lí do chọn đề tài
Ngạn ngữ Pháp có câu: “Một tuần lễ đối với người chăm chỉ có bảy
ngày, một tuần lễ đối với kẻ lười biếng có bảy ngày mai”. Đây là một câu nói
thể hiện cách nghĩ, quan niệm của mỗi người đối với thời gian. Từ “thời gian”
có trong tất cả các ngơn ngữ của lồi người. Khơng khó để nhận ra thời gian có
ảnh hưởng đến mọi sự sống trên trái đất. Con người ln ln tìm kiếm sự thay
đổi, họ đã tìm ra cách để chinh phục thiên nhiên, ngăn chặn các dịch bệnh,
thậm chí cả các thảm họa. Duy chỉ có thời gian vẫn nằm ngồi tầm kiểm sốt
của con người.
Trong xu thế mới của thế giới hiện nay, thời gian đang trở thành thứ tài
nguyên vô giá. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng coi trọng và sử
dụng thời gian một cách khoa học. Vì vậy, quản lý thời gian là một trong
những kỹ năng quan trọng nhất mà con người cần rèn luyện càng sớm càng tốt.
Là học sinh THPT tại trường Nội trú, chúng em nhận thấy môi trường
học tập và sinh hoạt theo thời gian chung là khoa học nhưng vẫn tồn tại
những hạn chế trong khoảng thời gian riêng, thời gian tự học của học sinh.
Nhất là khi dịch Covid bùng phát ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian học tập từ
môi trường trực tiếp sang môi trường gián tiếp, nhiều học sinh THPT tại các
trường Nội trú thấy lúng túng, không kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột
này. 10,4% học sinh nhận thấy rất khó khăn, 27,4% thấy khó khăn trong việc
sắp xếp thời gian tự học các môn học khi chuyển sang học online (trực tuyến)
trong mùa dịch vừa qua. Hơn nữa 35,3% tự nhận thấy khoảng thời gian tự học
của mình khi học trực tuyến là khơng hiểu quả. Như vậy để có thể thích nghi
với những sự biến đổi bất thường của cuộc sống sau này địi hỏi mỗi học sinh
có nhận thức đúng đắn về kĩ năng quản lý thời gian và ngay tại ngôi trường
Nội trú thì kĩ năng quản lý thời gian tự học là điều quan trọng. Chính vì vậy
chúng em lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Thực trạng, giải pháp hình thành kĩ
năng quản lí thời gian tự học cho học sinh THPT tại các trường Nội trú”


1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng kĩ năng quản lý thời gian tự học của học sinh THPT tại các
trường Nội trú?
- Giải pháp hình thành kĩ năng quản lí thời gian tự học cho học sinh THPT
tại các trường Nội trú như thế nào?
2. Giả thuyết khoa học
- Kĩ năng quản lý thời gian tự học của học sinh THPT tại các trường Nội
trú còn hạn chế, hầu hết chưa sử dụng hợp lý khoảng thời gian tự học.
- Học sinh THPT tại các trường Nội trú có nhận thức về tầm quan trọng
về kĩ năng quản lý thời gian tự học nhưng chưa có kĩ năng quản lý thời gian tự
học.
1


- Đề xuất được một số biện pháp tác động hình thành kĩ năng quản lý
thời gian tự học cho học sinh THPT tại các trường Nội trú.
C. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
1. Quy trình nghiên cứu
- Bước 1: Nghiên cứu cơ sở khoa học về kĩ năng quản lý thời gian.
- Bước 2: Xây dựng phiếu hỏi nhận thức về thời gian, kĩ năng quản lý
thời gian tự học của học sinh THPT tại các trường Nội trú.
- Bước 3: Khảo sát và đánh giá thực trạng mức độ nhận thức, kĩ năng
quản lý thời gian tự học của học sinh THPT tại các trường Nội trú.
- Bước 4: Đề xuất một số biện pháp tác động hình thành kĩ năng quản lý
thời gian tự học cho học sinh THPT tại các trường Nội trú.
- Bước 5: Thực nghiệm kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp đã đề
xuất.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng em tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp hệ thống hóa và khái

quát hóa các tài liệu có liên quan đến kĩ năng quản lý thời gian và đặc điểm
học sinh THPT tại các trường Nội trú để nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở
lý luận cho đề tài.
2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng Anket
Chúng em xây dựng hệ thống câu hỏi đóng và mở để khảo sát mức độ
hiểu biết về thời gian, kĩ năng quản lý thời gian tự học của học sinh các trường
Nội trú .
2.2.2. Phương pháp quan sát
Chúng tôi quan sát học sinh các trường Nội trú thực hiện các hoạt động
công việc trong khoảng thời gian tự học.
2.2.3. Phương pháp trò chuyện
Chúng em tiến hành trò chuyện với một số học sinh nhằm thu thập thêm
thông tin thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp phân tích trường hợp điển hình
Chúng em lựa chọn một số học sinh chưa có lập thời gian biểu cá nhân
hoặc chưa có sử dụng các phần mềm ứng dụng về quản lý thời gian tự học để
trao đổi thu thập thêm thông tin cho đề tài.
2.2.5. Phương pháp chuyên gia
Chúng em có tham khảo ý kiến của Tiến sĩ tâm lý học Trần Văn Tính giảng viên tâm lý học của Trường đại học Giáo dục - ĐHQGHN.
2.2.6. Nhóm phương pháp thống kê tốn học
- Phần mềm Excel để xử lý kết quả khảo sát.
- Phần mềm thống kê giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn.
2.3. Kĩ thuật chọn mẫu
2.3.1. Ước tính cỡ mẫu khảo sát
Tỉnh Lào Cai có 8 trường PTDTNT THCS&THPT, khối THPT tại các
trường là 2 lớp/khối, tiêu chuẩn 35 HS/Lớp. Như vậy tổng số HS THPT trong
2



các trường Nội trú là 1680 học sinh. Với con số lớn như vậy sẽ khó khăn trong
việc tiến hành điều tra nên nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên theo công thức:

n

N
1  N (e) 2

n

[4]

N là số lượng tổng thể
e là sai số tiêu chuẩn ( +- 5%)

1680
 323
1  1680(0, 05) 2

Vậy số mẫu lựa chọn nghiên cứu là 323 học sinh.
2.3.2. Cách chọn mẫu
Chúng em chia vùng nghiên cứu thành 2 nhóm: các trường đóng trên địa
bàn các huyện thuận lợi và các huyện khó khăn sau đó bốc thăm chọn ngẫu
nhiên mỗi địa bàn chọn 2 trường để nghiên cứu. Cụ thể: Trường PTDTNT
THCS&THPT Bảo Yên (253 HS), Trường PTDTNT THCS&THPT Mường
Khương (70 HS)
D. Tiến hành nghiên cứu
I. Cơ sở lí luận về vấn đề thời gian, kĩ năng quản lí thời gian, thời
gian tự học.

1.1. Khái niệm về thời gian, kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng quản
lý thời gian tự học
1.1.1. Khái niệm thời gian
“Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian)
trong đó vật chất vận dộng và phát triển liên tục, khơng ngừng [1]. Cũng có
thể hiểu một cách đơn giản rằng thời gian chính là ngày tháng, là nguồn tài sản
mà mỗi người đều có như nhau. Mỗi giờ có 60 phút, mỗi ngày có 24 giờ và
mỗi năm có 365 ngày. Đó là quy luật chung của tự nhiên, tồn tại khách quan
với ý muốn của con người, tuy nhiên con người lại có thể điều chỉnh và quản lý
quỹ thời gian ấy theo cách của riêng mình dẫn đến những hiệu quả khác biệt.
1.1.2. Khái niệm kĩ năng quản lý thời gian
“Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong
một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế” [3], cùng với đó cũng có nhiều định
nghĩa khác về kỹ năng. Những định nghĩa này bắt đầu từ những góc nhìn
chun môn hoặc từ những quan niệm của người viết. Tuy nhiên, hầu hết
chúng ta thừa nhận rằng kĩ năng hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào
thực tiễn. Kĩ năng là các hành động được lặp đi lặp lại. Kỹ năng ln có chủ
đích và mục đích rõ ràng.
Vậy kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thuần thục một hay
một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết của mình (kiến thức hoặc kinh
nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
3


Quản lí thời gian nghĩa là biết hoạch định thời gian của mình đang có
cho những mục tiêu và những nhiệm vụ thật cụ thể. Quản lí thời gian khơng có
nghĩa ln tiết kiệm thời gian mà là biết làm chủ thời gian của mình khi đặt
những khoảng thời gian mình đang có trong một kế hoạch thật cụ thể và chi tiết
[2]. Quản lí thời gian là q trình làm chủ, sắp xếp, sử dụng thời gian một cách
khoa học và nghệ thuật [1].

1.1.3. Kĩ năng quản lí thời gian tự học
Tự học (Self learning) có thể hiểu đơn giản là tự bản thân mình nghiên
cứu, tìm tịi các kiến thức cần thiết để phục vụ cho nội dung chương trình học.
Về cơ bản, việc tự học sẽ giúp cho các con hình thành sự tự giác, chủ động
trong quá trình tiếp nhận kiến thức.
Như vậy kĩ năng quản lí thời gian tự học là tự bản thân biết hoạch định
thời gian nghiên cứu, tìm tiệu phục vụ nhu cầu học một cách tự giác, chủ động
hướng đến hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.
1.2. Đặc điểm chung về thời gian của học sinh tại các trường Nội trú
Học sinh đa phần là người dân tộc thiểu số.
Học sinh hoạt động 24/24 giờ trong phạm vi nhà trường.
Học sinh chịu sự giám sát và thực hiện theo thời gian biểu chung của nhà
trường.
II. Thực trạng nhận thức về thời gian, kĩ năng quản lý thời gian của
học sinh THPT tại các trường Nội trú.
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 323 học sinh THPT tại các trường
THCS&THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong các trường, chúng em lựa chọn
ngẫu nhiên số học sinh tham gia nghiên cứu.
Bảng 2.1: Mẫu khách thể nghiên cứu
Lớp
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Biến số
SL
%
SL
%
SL

%
Tổng
Giới
Nam 40,0
38,5 32,0
30,8
32,0
30,8
104,0
tính
Nữ
74,0
33,8 68,0
31,1
77,0
35,2
219,0
Tổng 114,0

35,3

100,0

31,0

109,0

33,7

323,0


2.2. Thực trạng nhận thức về thời gian, kĩ năng quản lý thời gian tự
học của học sinh THPT tại các trường Nội trú
2.2.1. Thực trạng nhận thức về thời gian, kĩ năng quản lý thời gian
của học sinh THPT tại các trường Nội trú
Đa phần học sinh THPT tại các trường nội trú đều nhận thức rõ về mức độ
quan trọng của thời gian, kĩ năng quản lý thời gian đối với bản thân mình:
100% học sinh cho rằng thời gian quan trọng trong cuộc sống; 97,5% cho
rằng kĩ năng quản lý thời gian là có quan trọng. Nhưng điều đáng nói là
mặc dù cho rằng thời gian, kĩ năng quản lý thời gian là quan trọng nhưng
có tới 78,1% học sinh nhận thấy mình có chịu áp lực về thời gian. Khơng
chỉ vậy áp lực thời gian có sự khác biệt giữa các khối lớp, nhưng lại
4


khơng chênh lệch về giới tính. Qua khảo sát với câu hỏi “Thời gian có
gây áp lực với bạn hay không?”, kết quả thu được học sinh nam hay nữ
chịu áp lực về thời gian là gần như nhau 78% tuy nhiên học sinh khối lớp
10 chịu áp lực về thời gian lớn nhất 95,7% sau đó là khối 11: 84,1% và
cuối cùng học sinh 12: 54,4%. Như vậy về độ tuổi, học sinh nhỏ, đầu cấp
khối THPT chịu áp lực lớn nhất và giảm dần đến với lớp lớn. Hay nói
cách khác đây là sự hợp lí vì kĩ năng quản lí thời gian sẽ được hình thành
nhờ q trình lặp đi lặp lại những thói quen, những trải nghiệm, thích nghi
lâu dần với mơi trường và sự lớn dần của nhận thức, hiểu biết kiến thức.

Biểu đồ 2.1: Nhận thức về áp lực thời gian của học sinh THPT trường Nội trú
2.2.2. Thực trạng kĩ năng quản lý thời gian tự học của học sinh THPT
tại các trường Nội trú
Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến áp lực thời gian với học sinh THPT
các trường Nội trú, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát về mức độ thực hiện

hiểu quả quản lí thời gian ở các khoảng thời gian, 61,2% quản lí tốt thời gian đi
học đúng giờ, đi ăn, đi ngủ; 22,9% quản lí tốt thời gian giải trí và chỉ có 15,9%
quản lí tốt thời gian tự học. Điều đó cho thấy, học sinh THPT các trường Nội
trú chỉ thực hiện tốt các khoảng thời gian mang tính chất bắt buộc, thời gian
hoạt động chung mang tính tập thể có sự giám sát, đơn đốc từ người khác. Còn
các khoảng thời gian tự chủ, cá nhân địi hỏi tính tự giác, chủ động thì số lượng
học sinh quản lí tốt chưa cao. Điều đó cho thấy kĩ năng quản lí thời gian cá
nhân của học sinh THPT các trường Nội trú còn thấp đặc biệt là kĩ năng quản lí
thời gian tự học.

5


Biểu đồ 2.2: Các khoảng thời gian quản lí tốt của học sinh Nội trú
Điều này khá tương ứng với sự tự nhận thức của học sinh Nội trú về khả
năng quản lý thời gian tự học của mình. Có gần một nửa số học sinh Nội
trú 40,3% có câu trả lời là “khơng” khi được hỏi: “Bạn có biết cách quản
lí thời gian tự học của mình khơng?”. Lí do xuất phát từ việc học sinh
chưa biết làm chủ thời gian tự học của mình một cách hiệu quả. Cở sở mà
nhóm nghiên cứu có thể khẳng định là dựa vào câu trả lời của hai câu hỏi.
Câu hỏi 1: “Các hoạt động mà bạn dành thời gian trong giờ tự học là
gì?”. Có 63,7% học sinh chuẩn bị bài cho ngày hơm sau, 28,4% đọc, tìm
hiểu tư liệu nhưng vẫn có 1,5% học sinh khơng làm gì cả hay 6,5% học
sinh giải trí trong giờ tự học. Như vậy học sinh chưa biết cách phân bổ,
sắp xếp thời gian tự học một cách khoa học, hợp lí hướng đến mục tiêu,
kế hoạch mình đặt ra trong giờ tự học

Biểu đồ 2.3: Các công việc học sinh Nội trú dành thời gian trong giờ tự học
Câu hỏi 2: Mức độ thực hiện thói quen lập thời gian biểu trong giờ tự
học của bạn? Nhóm nghiên cứu thu đựơc kết quả: học sinh chưa bao giờ

lập thời gian biểu cho mình chiếm tỉ lệ cao (51,4%), số học sinh thỉnh
6


thoảng mới lập thời gian biểu là 40%, số học sinh luôn luôn lập thời gian
biểu chiếm tỉ lệ thấp (8,6%). Thực tế cho thấy phần lớn học sinh THPT
Nội trú đều nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng quản lý thời gian đối với
hoạt động tự học là quan trọng tuy nhiên giữa nhận thức và việc làm cụ
thể lại khác biệt.

Biểu đồ 2.4: Mức độ thói quen lập thời gian biểu trong giờ tự học
Về mức độ thực hiện thời gian biểu, đa số học sinh chỉ thỉnh thoảng mới
thực hiện thời gian biểu (40%); số học sinh ln thực hiện theo kế hoạch
chiếm tỉ lệ rất ít (11,4%). Điều này cho thấy học sinh cịn chưa có ý thức
tự giác cao trong việc quyết tâm thực hiện đúng thời gian biểu lập ra, hay
chỉ lập thời gian biểu và thực hiện trong thời gian thi cử dẫn đến khơng
tạo cho mình thói quen lên lịch trình thời gian cụ thể cho từng ngày, từng
tuần, từng tháng…nhằm sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lí và hiệu
quả. Đây chính là biểu hiện của việc thiếu kĩ năng quản lí thời gian hiệu
quả.

Biểu đồ 2.5: Mức độ thực hiện theo kế hoạch thời gian biểu
Bởi vậy cho nên học sinh THPT trường Nội trú thường thấy áp lực về
thời gian và với học sinh THPT trường Nội trú 67,2% thấy 24h/ngày là quá
ngắn, 7,5% thấy quá dài.

7


Biểu đồ 2.6: Nhận thức của học sinh Nội trú về thời gian 24h/ngày

Có lẽ vì vậy mà trước những biến đổi của cuộc sống thường ngày, cụ thể
trong đợt dịch Covid vừa qua, khi phải chuyển từ học triếp sang học trực tuyến,
có đến 65,7% học sinh nhận thấy thời gian tự học của mình bị xáo trộn. Hơn
nữa, 10,4% cảm thấy rất khó khăn; 27,4% cảm thấy khó khăn trong việc quản
lí thời gian tự học khi học trực tuyến. Và 35,3% tự đánh giá mức độ thời gian
tự học trực tuyến của mình là khơng hiệu quả. Điều đó cho thấy, cần có những
biện pháp cụ thể, thiết thực để học sinh THPT trường Nội trú hình thành kĩ
năng quản lý thời gian tự học.

Biểu đồ 2.7: Tự đánh giá về khả năng quản lý thời gian tự học của học sinh
Nội trú khi học trực tuyến.
III. Một số biện pháp tác động hình thành kĩ năng quản lý thời gian
tự học cho học sinh THPT các trường Nội trú.
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Từ quá trình nghiên cứu lí luận chúng em nhận thấy: kĩ năng quản lý
thời gian nhất là thời gian tự học có vai trị quan trọng đối với học sinh trong
việc thực hiện nhiều nhiệm vụ học tập trong một giai đoạn. Nó giúp học sinh
làm chủ được thời gian, nâng cao chất lượng học thực trạng nghiên cứu điều
tra, nhiều học sinh THPT trường Nội trú chưa có kĩ năng quản lí thời gian tự
8


học hoặc có nhưng chưa thực sự hiệu quả. Đa số học sinh đánh giá được sự
quan trọng của kĩ năng quản lí thời gian tự học nhưng chưa thực sự quan tâm,
còn lúng túng trong việc thực hiện kế hoạch thời gian tự học. Như vậy cần có
những giải pháp tác động về mặt nhận thức và tạo ra thói quen hình thành kĩ
năng quản lý thời gian tự học cho học sinh THPT trường Nội trú.
3.2. Các biện pháp đề xuất
3.2.1. Biện pháp tác động nhận thức học sinh về kỹ năng quản lý
thời gian tự học.

3.2.1.1. Mục đích
Học sinh cần thay đổi về mặt nhận thức:
- Nhận thức đúng về giá trị của thời gian, vai trò của kĩ năng quản lý
thời gian nhất là kĩ năng quản lý thời gian tự học.Thời gian có vai trị quan
trọng với cuộc sống con người.Vì thế việc nhận thức được ý nghĩa vài trò của
thời gian và kĩ năng quản lí thời gian sẽ giúp chúng ta sử dụng thời gian hiệu
quả và linh hoạt hơn, nâng cao chất lượng học tập. Để làm được điều này
chúng ta cần hình thành và rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian. Với học sinh
Nội trú là kĩ năng quản lí thời gian tự học.
- Tự đánh giá trong việc sử dụng thời gian. Tự đánh giá trong việc quản
lý thời gian là khâu quan trọng về nhận thức nhằm điều chỉnh hoạt động cá
nhân trong việc xây dựng kĩ năng quản lí thời gian tự học hợp lí, khoa học.
- Xác định mục tiêu phấn đấu của bản thân. Để đạt được mục tiêu chúng
ta cần: liệt kê tất cả những gì mình muốn làm, muốn đạt được; tìm hiểu các
cách để biến mong muốn thành hiện thực, chọn phương thức phù hợp với bản
thân và kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng.
- Xác định động cơ học tập và rèn luyện đúng đắn. xác định động cơ học
tập và rèn luyện đúng đắn trong học tập là việc quan trọng trong việc hình
thành, xây dựng kĩ năng quản lý thời gian tự học cho học sinh.
3.2.1.2. Cách thức thực hiện
a. Tuyên truyền qua các hoạt động ngoại khoá
Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể như: Sinh hoạt nội trú (tổ chức 1
buổi/tuần), sinh hoạt Đoàn Đội, sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đổi mới… tuyên
tuyền về kĩ năng quản lý thời gian.
- Tái hiện một buổi tự học của học sinh nội trú.
b. Tổ chức các hoạt động theo hình thức cuộc thi.
Phối hợp với các câu lạc bộ trong nhà trường tổ chức các cuộc thi:
- Câu lạc bộ Mỹ thuật: Thi vẽ tranh với chủ đề “Quản lí thời gian”.
- Câu lạc bộ Văn học: Thi viết tiểu luận: Thời gian tự học của tôi!
9



3.2.2. Biện pháp hình thành kĩ năng quản lý thời gian tự học
3.2.2.1. Mục tiêu
Kỹ năng quản lý thời gian tự học nói riêng và kĩ năng quản lý thời gian
của học sinh nói chung được hình thành trên cơ sở các kĩ năng như: kĩ năng
phân bố nguồn lực thời gian, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng kiểm sốt nguồn
lực thời gian, hình thành thói quen tích cực.
- Kỹ năng phân bổ nguồn lực thời gian là khả năng hoạch định được quỹ
thời gian mình có, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên cho các hoạt động của bản
thân nhằm tận dụng triệt để chúng, mang lại kết quả tối ưu. Thời gian tự học:
cần xác định thời lượng cụ thể về hình thức (tự học cá nhân, tự học nhóm…);
Cần xác định cụ thể thời lượng tự học từng môn, từng phần…
- Kỹ năng lập kế hoạch là khả năng hệ thống các công việc cần thực hiện
một cách cụ thể, chi tiết; chỉ ra được các bước để thực hiện công việc tương
ứng với các khoảng thời gian thích hợp. Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động tự
học của học sinh chú ý đến kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn.
+ Kế hoạch dài hạn: Mục tiêu cho 3 năm: tốt nghiệp, chuyên nghiệp;
Mục tiêu cho cuối kì, giữa kì…
+ Kế hoạch ngắn hạn: Bám sát vào thời khóa biểu của tuần để triển khai
nhiệm vụ theo tuần. Chú ý ưu tiên những môn học theo khả năng.
Thứ/Giờ
Tự học buổi chiều
Tự học buổi tối
14h-15h 15h-16h
16h-17h
19h15
20h1521h15-20h15
21h15
22h15

Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Chủ nhật
Trong quá trình lập kế hoạch, học sinh có thể vận dụng phương pháp:
+ Phương pháp 4D, một phương pháp đơn giản và dễ nhớ, để thực hiện
thì bạn chỉ cần nhớ bốn chứ cái bắt đầu bằng chữ D: Do-làm, Dump-từ bỏ,
Delgate-giao việc và Defer-hoãn lại.
+ Phương pháp Pomodoro - Lặp lại và ngắt quãng: Đặt mục tiêu cụ thể
có thể kiểm soát và đạt được, phân bổ thời gian hợp lý và phù hợp với cơng
việc.
- Kỹ năng kiểm sốt các nguồn lực: để việc quản lý thời gian hiệu quả,
học sinh cần phải kiểm tra quá trình tiến hành các hoạt động của mình bằng
nhiều hình thức, sử dụng các công cụ quản lý thời gian để hỗ trợ.
10


- Hình thành thói quen tích cực: Ý thức dẫn dắt hành động, thói quen
tích cực dẫn lối thành cơng. Các thói quen tích cực học sinh cần rèn luyện để
hình thành kĩ năng quản lý thời gian tự học bao gồm:
1. Xác định các mục tiêu của bản thân.
2. Tạo thói quen lập kế hoạch cơng việc và cam kết thực hiện.
3. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc.
4. Ước lượng thời gian cho từng công việc.
5. Tập trung cao độ khi làm việc, tránh các tác nhân làm xao nhãng.
6. Thực hiện phương châm "giờ nào việc nấy".
7. Đưa ra thời hạn hoàn thành cho từng công việc (deadline).

8. Tận dụng mạng xã hội cho công việc.
9. Tạo thói quen kiểm tra các cơng việc đã thực hiện.
10. Không gian học tập ngăn nắp, sạch sẽ, khoa học
3.2.2.2. Cách thức thực hiện
- Sử dụng một cuốn sổ tay liệt kê các việc phải thực hiện tương ứng với
khoảng thời gian nhất định đã đề ra. Buổi tối học sinh dành ra 5 phút để kiểm
tra lại, đánh dấu vào các việc đã làm được và chưa làm được. Sau đó bổ sung
những việc chưa làm được vào kế hoạch ngày hôm sau.
- Sử dụng một cuốn lịch để bàn, ghi chú ngay trên thời gian biểu . Trên
cuốn lịch, thời gian biểu học sinh có thể ghi các việc cần thực hiện tương ứng
với các ngày trong tuần. Những sự kiện quan trọng cần đánh dấu để nhắc nhớ
bản thân. Cuối ngày, học sinh chỉ cần mang lịch ra đối chiếu, đánh dấu các việc
đã làm và ghi chú lại các việc chưa thực hiện được để bổ sung vào lịch ngày
hôm sau.
- Sử dụng các phần mềm xây dựng thời gian biểu có thể giúp lên lịch
công việc và sự kiện một cách dễ dàng trên các thiết bị điện tử như điện thoại,
ipad… để nhắc nhở trước khi sự kiện diễn ra hoặc kiểm sốt hiệu quả cơng
việc học tập. Một số phần mềm như NITION, CALENDARS, OWAVES, TO
DO LIST, TRELLO, TIME PLENNER, MEMORY TIMER… Qua tìm hiểu,
nhóm nghiên cứu đã trải nghiệm với phần mềm TIME PLENNER_ KẾ
HOẠCH THỜI GIAN. (Một số tiện ích qua phần mềm: Nhạc chuông: phong
phú và đa dạng theo mong muốn người dùng; Giải quyết những vấn đề phúc
tạp về thời gian biểu cá nhân.Cài đặt thời khoá biểu cá nhân ngay trên app. Đặt
nhiều lịch học cùng một thời điểm...)
3.3. Thực nghiệm tác động học sinh THPT Nội trú nâng cao nhận
thức về kĩ năng quản lí thời gian tự học và áp dụng phương pháp hình
thành kĩ năng quản lí thời gian tự học.
11



3.3.1: Các bước triển khai thực nghiệm
Bước 1: Chọn mẫu thực nghiệm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng)
Trên cơ sở điều tra cho thấy áp lực về thời gian tự học tập trung nhiều ở
học sinh khối 10. Chúng em chọn ngẫu nhiên 34 học sinh lớp 10 và chia thành
2 nhóm: nhóm thực nghiệm (17 học sinh trường PTDT THCS & THPT Huyện
Bảo Yên), nhóm đối chứng (17 học sinh trường PTDTNT THCS&THPT
Huyện Mường Khương)
Bước 2: Triển khai thực nghiệm
- Tiến hành thực nghiệm này với sự phối hợp của hai công đoạn:
+ Công đoạn I: Trang bị nhận thức về kỹ năng quản lý thời gian tự học
cho học sinh THPT trường Nội trú - Thực hiện biện pháp: “Hỏi chuyên gia”;
“giờ chào cờ đổi mới”…
+ Công đoạn II: Hình thành kỹ năng quản lý thời gian tự học - Thực
hiện biện pháp “sổ tay kế hoạch” và ứng dụng phần mềm Time Plenner (Kế
hoạch thời gian).
Bước 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm
- Tiến hành khảo sát kỹ năng quản lý thời gian tự học ở cả 2 nhóm bằng
phiếu khảo sát “Trắc nghiệm về thời gian tự học”.
- Xử lý số liệu khảo sát.
- Áp dụng toán học thống kê.
3.3.2. Nội dung triển khai cụ thể
3.3.2.1. Nâng cao nhận thức về kỹ năng quản lý thời gian tự học
Chúng em tổ chức một buổi tuyên truyền với những học sinh có trong
danh sách thuộc nhóm thực nghiệm đã được lựa chọn những kiến thức hiểu
biết chung về kỹ năng quản lý thời gian đặc biệt là thời gian tự học; hỏi và trả
lời trực tiếp những về những vấn đề liên quan đến việc hình thành kỹ năng
quản lý thời gian tự học. Cuối buổi sinh hoạt chúng em phối hợp với Câu lạc
bộ Mỹ thuật và Câu lạc bộ văn học tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Quản lí thời
gian”, viết tiểu luận về “Giờ tự học của tôi”.

3.3.2.2. Tổ chức một số biện pháp hình thành kỹ năng quản lý thời gian
tự học
Chúng em tiến hành tác động đến nhóm thực nghiệm trong khoảng thời
gian 2 tuần. Quá trình được chúng em tiến hành như sau :
- Chúng em hướng dẫn các bạn trong nhóm thực nghiệm thực hiện 2
biện pháp biện pháp “sổ tay kế hoạch” và cài đặt ứng dụng phần mềm Time
Plenner (Kế hoạch thời gian) trên máy điện thoại.
3.3.3. Kết quả thực nghiệm
Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng em đã sử dụng phiếu điều tra ở
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau khi kết thúc tác động. Phiếu điều tra
được tiến hành với tổng số 34 học sinh, kết quả điều tra được thống kê bằng
phần mềm Excel.
Chúng em sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng sự
chênh lệch giữa điểm trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
12


Biểu đồ 3.1: So sánh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
trước và sau tác động
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Điểm trung bình
42,17
38,88
Kiểm chứng T-test độc lập
0,079
Bảng 3.1 Bảng kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm
đối chứng, nhóm thực nghiệm trước tác động
Với p = 0,079 >0,05 do đó sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm
khơng có ý nghĩa, 2 nhóm được coi là tương đương.

Sau khi tiến hành các biện pháp tác động giúp học sinh khối THPT của
Trường PTDTNT THCS&THPT Huyện Bảo Yên về kỹ năng quản lý thời gian
tự học, chúng em thu được kết quả như sau:
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Điểm trung bình
31,06
26,88
Độ lệch chuẩn
6,49
4,83
Kiểm chứng T-test độc lập
p = 0,04
Mức độ ảnh hưởng (ES)
0,86
SMD
Bảng 3.2.Bảng so sánh điểm trung trình của nhóm đối chứng, nhóm thực
nghiệm sau tác động
Bảng thống kê trước tác động minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động
là tương đương. Sau tác động phép kiểm chứng T-test độc lập cho kết quả
p=0,04<0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là khơng
ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Từ bảng tiêu chí Cohen, SMD = 0,86 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các
biện pháp tác động nhóm thực nghiệm giúp học sinh nâng cao được nhận thức
và bước đầu hình thành kỹ năng quản lý thời gian tự học.
3.3.4. Kết luận chung về thực nghiệm
13



Như vậy bằng việc thực hiện những biện pháp hình thành kỹ năng quản
lý thời gian tự học đối với học sinh nhóm thực nghiệm đã hạn chế đáng kể
những biểu hiện hành vi lãng phí thời gian, áp lực thời gian tự học của học sinh
THPT tại các trường Nội trú. Số lượng học sinh trong nhóm thực nghiệm đã có
hiểu biết đúng đắn và có kĩ năng quản lý thời gian tự học tăng lên rõ rệt, nhiều
bạn đã tìm phương pháp quản lý thời gian tự học linh hoạt, phù hợp và hiệu
quả cho bản thân để nâng cao chất lượng học tập.
KẾT LUẬN
1. Qua điều tra về thực trạng kĩ năng quản lý thời gian tự học của học
sinh THPT các trường Nội trú cho thấy, học sinh THPT các trường Nội trú có
nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian và quản lý thời gian
tự học nhưng học sinh chỉ thực hiện tốt các khoảng thời gian mang tính chất
bắt buộc, thời gian hoạt động chung mang tính tập thể có sự giám sát, đơn đốc
từ người khác. Cịn các khoảng thời gian tự chủ, cá nhân địi hỏi tính tự giác,
chủ động thì số lượng học sinh quản lí tốt chưa cao. Điều đó cho thấy kĩ năng
quản lí thời gian cá nhân của học sinh THPT các trường Nội trú cịn thấp đặc
biệt là kĩ năng quản lí thời gian tự học.
2. Để góp phần nâng cao nhận thức và hình thành kỹ năng quản lý thời
gian tự học của học sinh THPT tại các trường Nội trú chúng em đã đề xuất giải
pháp bao gồm: Biện pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ứng dụng
biện pháp “sổ tay kế hoạch”; cài đặt ứng dụng phần mềm Time Plenner (Kế
hoạch thời gian) trên điện thoại để hình thành kĩ năng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn Tân (2000), Từ diển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, NXB
Thanh Hóa, Thanh Hóa.
2. Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập mơn kỹ năng sống, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. />14



4. />5. />6. />
15



×