Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

LÊ THU THUỶ ĐÁNH GIÁ VIỆC TUÂN THỦ sử DỤNG THUỐC của NGƯỜI BỆNH đái THÁO ĐƯỜNG điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 138 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THU THUỶ

ĐÁNH GIÁ
VIỆC TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CỦA
NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Chuyên ngành : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
Mã số : CK 62 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI, NĂM 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................... 3
1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ VIỆC TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC3
1.1.1. Bệnh đái tháo đường ........................................................................... 3
1.1.2. Tuân thủ sử dụng thuốc ...................................................................... 6
1.1.3. Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc ................................................... 13


1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC
Ở NGƯỜI BỆNH ĐTĐ TÍP 2 ......................................................................... 15
1.2.1. Yếu tố đặc điểm nhân khẩu học hay xã hội/ kinh tế .......................... 16
1.2.2. Yếu tố quản lý bệnh hay yếu tố hệ thống y tế .................................... 17
1.2.3. Yếu tố liên quan đến bệnh và liệu pháp điều trị ............................... 18
1.2.4. Yếu tố thái độ của người bệnh .......................................................... 19
1.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VÀ HOẠT ĐỘNG
KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH NGOẠI TRÚ ........................... 20
1.3.1. Bệnh viện đại học Y Hà Nội .............................................................. 20
1.3.2. Hoạt động khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện ......................... 21
1.4. TÍNH CẤP THIẾT VÀ ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ........................ 23
1.4.1. Tính cấp thiết .................................................................................... 23
1.4.2. Đóng góp mới ................................................................................... 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................. 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 25
2.1.2. Thời gian - Địa điểm tiến hành nghiên cứu ...................................... 25


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 25
2.2.1. Biến số nghiên cứu ............................................................................ 25
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 27
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 28
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ................................................................................ 30
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................... 32
2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU................................................................... 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 37
3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ....................... 37


3.1.1. Thực trạng việc tuân thủ sử dụng thuốc ........................................... 37
3.1.2. So sánh một số yếu tố có xu hướng ảnh hưởng đến việc không tuân
thủ sử dụng thuốc giữa 2 nhóm tn thủ và khơng tn thủ ...................... 39
3.2. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC KHÔNG TUÂN THỦ SỬ
DỤNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH
VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2021 ................................................................. 49

3.2.1. Phân tích hồi quy đơn biến một số yếu tố ảnh hưởng đến việc khơng
tn thủ sử dụng thuốc................................................................................ 49
3.2.2. Phân tích hồi quy đa biến một số yếu tố ảnh hưởng đến việc không
tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh ĐTĐ............................................. 55
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................ 57
1. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP
2 ...................................................................................................................... 57
2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC Ở NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ..................................................................................... 61

2.1. Yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh ............................. 61
2.2. Các yếu tố về quản lý bệnh ĐTĐ ......................................................... 65
2.3. Một số yếu tố về bệnh và kiến thức về thuốc của người bệnh ............. 68


2.4. Một số yếu tố về thái độ của người bệnh ............................................. 71
2.5. Tổng hợp về một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ sử dụng thuốc khi
tiến hành phân tích hồi quy đa biến............................................................ 72
3. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU....................................................... 74
3.1. Ưu điểm................................................................................................ 75
3.2. Hạn chế ................................................................................................ 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 78
1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 78

1.1. Đánh giá mức độ tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh đái tháo
đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021 ......... 78
1. 2. Xác định một số yếu tố đến việc không tuân thủ sử dụng thuốc của
người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Hà
Nội năm 2021 .............................................................................................. 78
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 79
2.1. Với bệnh viện ....................................................................................... 79
2.2. Với khoa Dược ..................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU
Từ viết tắt,

Tiếng Anh

kí hiệu
BMQ

Brief medication questionnaire

DL
DPP

Tiếng Việt
Bộ câu hỏi ngắn về thuốc
Dữ liệu

Dipeptidyl peptidase 4


ĐTĐ

Đái tháo đường

GLP

Glucose lịke peptide

IDF

International diabetes Federation

Liên đoàn ĐTĐ quốc tế

IQR

Interquartile range

Khoảng tứ phân vị

MAQ

Medication Adherence

Bộ câu hỏi tuân thủ điều trị

Questionnaire
MMAS
MARS


Moriksy Medication adherence

Thang đo tuân thủ sử dụng

scale

thuốc Morisky

Medication Adherence report

Thang báo cáo tuân thủ sử

scale

dụng thuốc

PV
SEAMS
SGLT

Phỏng vấn
Self-efficacy for appropriate

Thang đánh giá niềm tin sử

medication use scale

dụng thuốc


Sodium glucose contransporter 2

NTBV
TZD

Nhà thuốc bệnh viện
Thiazolidinedione


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp vai trò, quần thể đích, điểm mạnh và điểm yếu của các
thang đo hoặc bộ công cụ tự báo cáo .......................................................... 12
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ sử dụng thuốc ở Việt Nam ................ 15
Bảng 1.3. Tổng hợp một số yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ sử dụng thuốc
ở người bệnh ĐTĐ típ 2 .............................................................................. 19
Bảng 1.4. Tổng hợp một số yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tuân thủ
sử dụng thuốc tại Việt Nam ........................................................................ 20
Bảng 1.5. Cơ cấu nhân lực khoa Dược bệnh viện Đại học Y Hà Nội ................ 21
Bảng 1.6. Danh mục thuốc điều trị đái tháo đường tại NTBV đại học Y Hà Nội
.................................................................................................................... 23
Bảng 2.7. Tóm tắt các biến số trong nghiên cứu ................................................ 25
Bảng 2.8. Quy đổi điểm kiến thức về thuốc điều trị ĐTĐ .................................. 33
Bảng 2.9. Phân loại tuân thủ sử dụng thuốc theo MMAS 8 ............................... 34
Bảng 2.10. Công thức một số chỉ số nghiên cứu ................................................ 35
Bảng 3.11. So sánh từng yếu tố trong bộ công cụ Morisky 8............................. 37
Bảng 3.12. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh tham gia nghiên cứu ....... 39
Bảng 3.13. Một số yếu tố về quản lý bệnh ở người bệnh ĐTĐ .......................... 42
Bảng 3.14. Một số yếu tố về bệnh của người bệnh ĐTĐ ................................... 44
Bảng 3.15. Kiến thức về thuốc điều trị ĐTĐ của người bệnh ............................ 46
Bảng 3.16. Một số yếu tố liên quan đến thái độ của người bệnh........................ 47

Bảng 3.17. Tóm tắt yếu tố khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuân thủ và
không tuân thủ sử dụng thuốc ..................................................................... 48
Bảng 3.18. Phân tích hồi quy đơn biến một số yếu tố nhân khẩu học tới không
tuân thủ sử dụng thuốc ................................................................................ 49
Bảng 3.19. Phân tích hồi quy đơn biến các yếu tố về quản lý bệnh ở người bệnh
ĐTĐ tới không tuân thủ sử dụng thuốc ...................................................... 51


Bảng 3.20. Phân tích hồi quy đơn biến một số yếu tố về bệnh và tổng điểm kiến
thức về thuốc đái tháo đường tới không tuân thủ sử dụng thuốc................ 52
Bảng 3.21. Phân tích hồi quy đơn biến một số yếu tố về thái độ của người bệnh
tới không tuân thủ sử dụng thuốc ............................................................... 53
Bảng 3.22. Tổng hợp xu hướng ảnh hưởng đến không tuân thủ sử dụng thuốc
khi phân tích hồi quy đơn biến của các yếu tố ............................................ 55
Bảng 3.23. Phân tích hồi quy đa biến một số yếu tố ảnh hưởng tới việc không
tuân thủ sử dụng thuốc ................................................................................ 55


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Các phương pháp đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc .............................. 7
Hình 2.2. Số lượt khám chữa bệnh từ năm 2015 đến năm 2019 ........................ 21
Hình 2.3. Tóm tắt q trình nghiên cứu .............................................................. 27
Hình 2.4. Tiến trình lấy mẫu nghiên cứu ............................................................ 32
Hình 3.5. Đồ thị boxplot của điểm tuân thủ sử dụng thuốc ................................ 39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tn thủ sử dụng thuốc có vai trị quan trọng trong quản lý và điều trị bệnh
mạn tính. Việc khơng tn thủ sử dụng thuốc có thể dẫn đến giảm hiệu quả điều
trị, tăng tỉ lệ nhập viện và chi phí chăm sóc sức khoẻ [61]. Vì vậy, những giải

pháp từ công tác dược bệnh viện giúp nâng cao tuân thủ sử dụng thuốc ở người
bệnh luôn là vấn đề được quan tâm. Bệnh viện đại học Y Hà Nội là đơn vị tự chủ
do đó vấn đề này càng được quan tâm. Hàng năm, bệnh viện đại học Y Hà Nội
đón tiếp hàng trăm nghìn người bệnh ngoại trú đến khám và điều trị với phần lớn
là người bệnh dịch vụ. Số lượng người bệnh dịch vụ khám và điều trị ngoại trú có
xu hướng ngày càng gia tăng. Người bệnh ngoại trú dịch vụ sau khi khám bệnh
thường sẽ mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện. Do đó, nhà thuốc bệnh viện đóng
vai trị quan trọng trong nâng cao sử dụng thuốc nói chung và tuân thủ sử dụng
thuốc nói riêng của người bệnh khám và điều trị dịch vụ.
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính có xu hướng tăng trên thế giới và Việt
Nam trong những năm gần đây. Người bệnh ĐTĐ thường phải sử dụng nhiều
thuốc và dùng thuốc hàng ngày để kiểm soát đường huyết, tránh xảy ra biến
chứng. Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra người bệnh ĐTĐ
chưa tuân thủ tốt sử dụng thuốc [4], [5], [7], [25], [55]. Việc biết được các yếu tố
ảnh hưởng đến khơng tn thủ sử dụng thuốc có thể giúp lựa chọn và xây dựng
được giải pháp can thiệp phù hợp giúp tăng cường tuân thủ sử dụng thuốc. Bốn
nhóm nhân tố thường được đưa vào phân tích yếu tố ảnh hưởng đến không tuân
thủ sử dụng thuốc ở người bệnh ĐTĐ là nhân khẩu học, quản lý bệnh hoặc hệ
thống y tế, bệnh và liệu pháp điều trị thuốc, thái độ của người bệnh [25], [55].
Việt Nam cũng đã có nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ
sử dụng thuốc nhưng mới chỉ đánh giá trên nhóm đối tượng người bệnh có bảo
hiểm y tế và thường chỉ phân tích một số yếu tố mà chưa đưa đủ các nhóm nhân
tố ảnh hưởng đến không tuân thủ sử dụng thuốc [4], [5], [7], [8]. Do đó, câu hỏi
đặt ra là sẽ có những yếu tố nào ảnh hưởng khi tiến hành phân tích tổng hợp các

1


yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ sử dụng thuốc ở người bệnh đái tháo đường
dịch vụ điều trị ngoại trú? Xuất phát từ câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành đề tài:

“Đánh giá việc tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh đái tháo đường điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá mức độ tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh đái tháo đường
điều trị ngoại trú tại bệnh viện đại học Y Hà Nội năm 2021
2. Xác định một số yếu tố đến không tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh
đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021
Từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hoạt động quản lý sử dụng thuốc
của bệnh viện nói chung và hoạt động tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh
khám và điều trị dịch vụ nói riêng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ VIỆC TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC
1.1.1. Bệnh đái tháo đường
1.1.1.1. Khái niệm bệnh đái tháo đường
Theo Bộ Y tế, Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng
đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác
động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên
những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ
quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [2].
Về phân loại, liên đoàn ĐTĐ quốc tế (International Diabetes Federation IDF) đã chia bệnh ĐTĐ thành các thể bệnh: ĐTĐ típ 1, ĐTĐ típ 2, ĐTĐ thai kỳ
và liên quan đến giảm dung nạp glucose và giảm đường huyết lúc đói [53]. Tại
Việt Nam, Bộ Y tế phân chia ĐTĐ thành ĐTĐ típ 1, ĐTĐ típ 2, ĐTĐ thai kỳ và
ĐTĐ do nguyên nhân khác [3].
Bệnh ĐTĐ típ 2 là loại ĐTĐ phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% tổng số ca
trên toàn thế giới và đang gia tăng ở tất cả các vùng, miền [59]. Thể bệnh này bao
gồm những người thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin. Ít nhất ở giai
đoạn đầu hoặc có khi suốt cuộc sống người bệnh ĐTĐ típ 2 khơng cần insulin để

sống sót. Có nhiều ngun nhân gây ra ĐTĐ típ 2 nhưng khơng có một ngun
nhân chun biệt nào. Người bệnh khơng có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn,
khơng có kháng thể tự miễn trong máu. Đa số người bệnh có béo phì hoặc thừa
cân và/hoặc béo phì vùng bụng với vịng eo to. Béo phì nhất là béo phì vùng bụng
có liên quan với tăng acid béo trong máu, mô cũng tiết ra một số hormon làm
giảm tác dụng của insulin ở các cơ quan đích như gan, tế bào cơ (đề kháng insulin
tại các cơ quan đích). Do tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu tế bào beta
bù trừ và tăng tiết insulin trong máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài hoặc
nặng dần, tế bào beta sẽ khơng tiết đủ insulin và ĐTĐ típ 2 lâm sàng sẽ xuất hiện.
Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc

3


nhưng khơng bao giờ hồn tồn trở lại bình thường [3].
1.1.1.2. Điều trị bệnh đái tháo đường
Năm 2017, Bộ Y tế Việt Nam lần đầu ban hành hướng dẫn chẩn đốn và
điều trị ĐTĐ típ 2, sau đó năm 2020 hướng dẫn này được Bộ Y tế Việt Nam cập
nhật phù hợp với thế giới và ban hành [3].
Để đạt được mục tiêu điều trị thì thường người bệnh ĐTĐ sẽ phải sử dụng
thuốc. Các thuốc điều trị ĐTĐ gồm thuốc đường uống và đường tiêm. Thuốc
đường uống gồm metformin, sulfonylurea, ức chế enzym alpha glucosidase, ức
chế kênh SGLT2 (Sodium glucose contransporter 2), ức chế enzyme DPP-4
(dipeptidyl peptidase 4), TZD (thiazolidinedione) (Pioglitazon). Thuốc tiêm gồm
insulin, đồng vận thụ thể GLP (glucose lIke peptide) [3]. Trong đó, thuốc
metformin (biguanide) là thuốc điều trị đầu tay. Điều trị phối hợp các thuốc ĐTĐ
được khuyến nghị nếu điều trị đơn liệu không đủ. Do rối loạn chức năng tế bào
beta tiến triển, người bệnh ĐTĐ típ 2 cuối cùng có thể cần điều trị thay thế bằng
insulin để kiểm soát bệnh ĐTĐ một cách chính xác. Liệu pháp điều trị cũng cần
phải điều chỉnh tuỳ theo độ tuổi, bệnh mắc kèm và nguy cơ phát triển các biến

chứng [3].
ĐTĐ là một bệnh mạn tính và vấn đề tuân thủ sử dụng thuốc đúng như đơn
kê của bác sĩ là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong q trình sử dụng có thể do nhiều
lý do khác nhau, người bệnh có thể quên dùng thuốc. Chính vì vậy, cách xử trí
khi qn sử dụng thuốc cũng là một trong các vấn đề mà người bệnh ĐTĐ cần
phải có hiểu biết được.
1.1.1.3. Gánh nặng bệnh tật của bệnh đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ là một trong các bệnh khơng lây nhiễm phổ biến trên tồn cầu
và có xu hướng tăng tỉ lệ người mắc bệnh ở các quốc gia. Theo báo cáo của Liên
đoàn ĐTĐ quốc tế, năm 2019 có khoảng 463 triệu người từ 20 đến 79 tuổi mắc
ĐTĐ và dự đoán đến năm 2045 sẽ tăng lên 700 triệu người (tăng 51%). Khu vực
Châu Phi có tỉ lệ tăng cao nhất (143%) tiếp đến là khu vực Châu Á (tăng 74%).

4


Tỉ lệ hiện mắc ĐTĐ là 9,3% và hơn một nửa (50,1%) người trưởng thành chưa
được chẩn đoán ĐTĐ. ĐTĐ có trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong.
Bệnh ĐTĐ đã trở thành một gánh nặng kinh tế khổng lồ, ước tính chỉ riêng năm
2019 chi phí y tế cho bệnh này là 760 tỷ đô la [33]. Ngoài ra, phần lớn người mắc
bệnh ĐTĐ sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (79%) và ở vùng nơng
thơn (67%) và đang có xu hướng gia tăng nhanh ở các khu vực này [59]. Điều này
gây ra những khó khăn trong chẩn đốn và điều trị.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là
5,42%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6% [3]. Năm 2015,
thống kê tại Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người trưởng thành trong độ tuổi từ 2079 mắc ĐTĐ, trong đó có 53,4 nghìn ca tử vong có liên quan đến bệnh này [53].
Tỉ lệ tử vong do ĐTĐ của Việt Nam năm 2016 chiếm 3% trong tổng số các ca tử
vong và có xu hướng tăng [61]. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế,
68,9% người bệnh ĐTĐ chưa được chẩn đốn phát hiện, chỉ có 28,9% người mắc
ĐTĐ được quản lý tại các cơ sở y tế [58]. Điều này tạo ra một khoảng trống lớn

về sự chênh lệch giữa nhu cầu và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Số lượng người mắc ĐTĐ tăng trở thành gánh nặng cho chăm sóc y tế và
nền kinh tế nói chung. Năm 2019, chi phí y tế cho bệnh ĐTĐ là 760 tỷ USD,
chiếm 10% tổng chi tiêu của người trưởng thành [59]. Tại Việt Nam, người bệnh
ĐTĐ thường khám và điều trị theo tuyến và được chi trả bởi bảo hiểm y tế. Tuy
nhiên, vẫn có một tỉ lệ người bệnh ĐTĐ khám và điều trị dịch vụ. Do đó, quản lý
sử dụng thuốc ở người bệnh ĐTĐ khám và điều trị dịch vụ là một vấn đề cần quan
tâm để đảm bảo sức khoẻ cho người dân và giảm gánh nặng cho nền kinh tế.
Tóm lại, ĐTĐ là một bệnh mạn tính và để đảm bảo hiệu quả, an tồn trong
điều trị thì cần thực hiện theo các nguyên tắc điều trị và sử dụng thuốc đúng.

5


1.1.2. Tuân thủ sử dụng thuốc
1.1.2.1. Khái niệm tuân thủ sử dụng thuốc
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tuân thủ sử dụng thuốc có thể được định nghĩa
là mức độ trùng khớp giữa thực tế sử dụng thuốc ở người bệnh với quá trình điều
trị đã được nhân viên y tế đưa ra [1], [61]. Theo một cách cụ thể hơn, tuân thủ sử
dụng thuốc là sự hợp tác tự nguyện của người bệnh khi dùng thuốc theo đơn đã
được kê, gồm thời gian điều trị, liều và số lần dùng.
1.1.2.2. Hậu quả của không tuân thủ sử dụng thuốc
Tn thủ sử dụng thuốc có vai trị quan trọng đặc biệt trong quản lý điều trị
bệnh mạn tính. Việc khơng tn thủ sử dụng thuốc có thể dẫn đến giảm hiệu quả
điều trị, tăng tỷ lệ nhập viện, tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ, giảm chất lượng
cuộc sống và khiến cho hệ thống y tế không đạt mục tiêu đề ra [1]. Các chi phí
trực tiếp do tuân thủ sử dụng thuốc kém gây ra gấp 3-4 lần so với chi phí bỏ ra để
kiểm sốt tình trạng bệnh [62]. Do đó, đẩy mạnh việc tuân thủ điều trị ở người
bệnh ĐTĐ có thể đạt được lợi ích trên nhiều mặt, bao gồm cả lợi ích về kinh tế, y
tế và xã hội.

1.1.2.3. Nghiên cứu và các phương pháp đo lường tuân thủ sử dụng thuốc
Nghiên cứu về tuân thủ dụng thuốc
Nghiên cứu về tuân thủ sử dụng thuốc đã trở thành một trong các nội dung
nghiên cứu phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu tuân thủ sử dụng
thuốc là phương pháp nhằm tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của sự khác biệt
giữa số lượng thuốc được kê và sử dụng thuốc thực tế [1].
Đo lường tuân thủ sử dụng thuốc
+ Các phương pháp đo lường
Đo lường tuân thủ sử dụng thuốc ở người bệnh ĐTĐ là đo lường việc tuân
thủ toàn bộ các thuốc điều trị thay vì chỉ riêng nhóm thuốc điều trị ĐTĐ [46]. Ước
tính chính xác mức độ tuân thủ sử dụng thuốc sẽ cung cấp bằng chứng tốt hơn về

6


hiệu quả, yếu tố nguy cơ và từ đó đề ra chiến lược cải thiện tuân thủ sử dụng thuốc
phù hợp cho người bệnh.
Có thể sử dụng các phương pháp trực tiếp và gián tiếp để đánh giá tuân thủ
sử dụng thuốc ở người bệnh [21]. Phương pháp trực tiếp bao gồm quan sát việc
sử dụng thuốc và đo lường nồng độ thuốc hoặc các chỉ số xét nghiệm hóa sinh
trong máu hoặc nước tiểu của người bệnh. Phương pháp gián tiếp bao gồm phỏng
vấn người bệnh, nhật ký sử dụng thuốc, tỷ lệ tái lĩnh thuốc, đếm số lượng thuốc
sử dụng, đáp ứng lâm sàng [32].

Hình 1.1. Các phương pháp đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc

Tuỳ theo câu hỏi nghiên cứu, thiết kế và đối tượng nghiên cứu để lựa chọn
phương pháp đánh giá phù hợp nhất [32]. Trong đó, phương pháp đo lường trực
tiếp thường được sử dụng trong các nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện còn các
phương pháp đo lường gián tiếp thường được sử dụng trong các nghiên cứu ở

cộng đồng hoặc thực hành [1].
Một nghiên cứu tổng quan hệ thống về các phương pháp đánh giá tuân thủ
sử dụng thuốc ở người bệnh ĐTĐ cho thấy khơng có phương pháp nào được coi
là “tiêu chuẩn vàng” và có thể kết hợp các phương pháp để đánh giá tuân thủ sử
dụng thuốc ở người bệnh [21]. Lựa chọn hai hoặc nhiều hơn các phương pháp đo

7


lường tuân thủ sử dụng thuốc có thể cho phép điểm mạnh của phương pháp này
bù đắp cho điểm yếu của phương pháp kia và thu thập chính xác hơn thông tin để
xác định mức độ tuân thủ ở người bệnh. Tuy nhiên, khi phối hợp nhiều phương
pháp sẽ tăng mức độ phức tạp khi phân tích và diễn giải kết quả. Chi phí và tính
thực tiễn của việc kết hợp các phương pháp đánh giá tuân thủ trong thực hành
cũng là một yếu tố trở ngại. Nhà nghiên cứu có thể mắc phải những sai sót khi lựa
chọn kết hợp các phương pháp đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc vì vậy cần chú ý
đến những rào cản và quần thể đích khi lựa chọn.
+ Phương pháp sử dụng công cụ tự báo cáo (bộ câu hỏi hay thang đo)
Công cụ tự báo cáo là phương pháp sử dụng phổ biến nhất để đánh giá tuân
thủ sử dụng thuốc ở người bệnh ĐTĐ. Các công cụ tự báo cáo được sử dụng phổ
biến do tính linh hoạt, dễ sử dụng, chi phí-hiệu quả và khả năng thu thập dữ liệu
xã hội, tình huống và hành vi [33]. Có nhiều thang đo hoặc bộ công cụ khác nhau
sử dụng để đo lường tuân thủ sử dụng thuốc. Mỗi thang đo hoặc bộ cơng cụ đều
có ưu-nhược điểm riêng. Việc lựa chọn thang đo hoặc bộ công cụ nào thường phụ
thuộc vào tính dễ sử dụng, tính hợp lý và độ tin cậy.
Sử dụng bộ câu hỏi thu thập số liệu bằng cách hỏi trực tiếp hoặc để người
bệnh tự điền trả lời. Khi người bệnh không thể trả lời như là trẻ em hoặc người
cao tuổi thì có thể hỏi người chăm sóc. Đây là một phương pháp đơn giản, ít tốn
kém và được coi là phương pháp sử dụng phổ biến nhất và hữu ích trong thực
hành. Những câu hỏi thường được điều chỉnh để phù hợp với đo lường khác nhau,

đáp ứng những điều kiện khác nhau ví dụ như với quần thể rộng lớn hoặc quần
thể mắc một bệnh hoặc những ngôn ngữ khác nhau. Những câu hỏi tự báo cáo
phải được hồn thành bởi chính người bệnh hoặc người chăm sóc người bệnh.
Tuy nhiên, những câu hỏi này có thể khó với những người bệnh có trình độ thấp.
Ngồi ra, phương pháp này khiến cho tần suất gặp người bệnh tăng lên và kết quả
có thể khơng đúng với thực tế. Người bệnh được tồn quyền đưa ra câu trả lời của
bản thân, do đó kết quả có thể cao hơn so với mức tuân thủ trong thực tế [1].

8


Nhiều thang đo khác nhau đã được kiểm chứng. Một số thang đo đánh giá
việc tuân thủ sử dụng thuốc ở giai đoạn bắt đầu, thực hiện và duy trì. Thang đo
thường đánh giá 5 nhóm vấn đề sau: (1) hành vi sử dụng thuốc; (2) hành vi sử
dụng thuốc và rào cản đối với việc tuân thủ; (3) rào cản của tuân thủ sử dụng
thuốc; (4) niềm tin liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc (5) rào cản và niềm tin
liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc. Rào cản ảnh hưởng đến tuân thủ có thể là
do quên, chế độ dùng thuốc phức tạp và những tác dụng phụ của thuốc được kê
đơn... Niềm tin liên quan đến tuân thủ là những lo lắng của cá nhân về an toàn khi
sử dụng thuốc hoặc sự cần thiết phải tuân thủ sử dụng thuốc. Hầu hết các thang
đo đều xác định điểm cắt (điểm phân biệt giữa tuân thủ và không tuân thủ điều
trị). Người bệnh dùng 80% thuốc trở lên được báo cáo là tuân thủ và những người
sử dụng ít hơn điểm cắt được định nghĩa là những người khơng tn thủ. Ngồi
ra, có thể xác định điểm cắt bằng cách sử dụng mối tương quan với những đo
lường tự báo cáo khác đã được xác nhận bởi các biện pháp khách quan trước đó
hoặc so sánh điểm số trung bình của thang đo của quần thể tuân thủ và không tuân
thủ điều trị. Một số thang đo tuân thủ sử dụng thuốc như câu hỏi tuân thủ sử dụng
thuốc (Medication Adherence Questionnaire (MAQ), thang tuân thủ sử dụng
thuốc Morisky 8 (8-item Morisky Medication Adherence Scale-MMAS) và bộ
câu hỏi ngắn về thuốc (Brief Medication Questionnaire) xếp hạng mức tuân thủ

thay vì xác định điểm cắt của tuân thủ. Việc xếp hạng có thể được xác định bằng
kết quả lâm sàng hoặc nhà nghiên cứu [1].
Một số bộ công cụ đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc ở người bệnh ĐTĐ
được sử dụng phổ biến như thang đánh giá niềm tin sử dụng thuốc (Self-efficacy
for appropriate medication use scale (SEAMS)); bộ câu hỏi ngắn về thuốc (Brief
medication questionnaire (BMQ)); bộ câu hỏi Morisky (Morisky medication
adherence scale (MMAS)) [32]; bộ câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc (Medication
Adherence Questionnaire – MAQ) và thang báo cáo tuân thủ sử dụng thuốc
(Medication Adherence report scale- MARS) [1].

9


Bộ câu hỏi ngắn về thuốc (Brief Medication Questionnaire): đánh giá hành
vi sử dụng thuốc và rào cản đối với tuân thủ của người bệnh. Bộ câu hỏi bao gồm
3 nội dung: 5 câu hỏi về chế độ dùng thuốc, 2 câu hỏi về niềm tin và 2 câu hỏi
nhớ lại. Những câu hỏi này sẽ đánh giá cách người bệnh sử dụng mỗi loại thuốc
trong tuần qua như thế nào, hiệu quả của thuốc và những vấn đề lo lắng, khó chịu
và nhớ lại những khó khăn, rào cản. Bộ câu hỏi này phổ biến trong thực hành với
những ưu điểm như khả năng cho phép tự quản lý, đánh giá với phác đồ điều trị
nhiều thuốc và giảm đào tạo của người thực hiện. Bộ câu hỏi này được thiết kế
lần đầu để đánh giá với bệnh ĐTĐ và quản lý trầm cảm. Áp dụng bộ câu hỏi này
thì lý tưởng là chế độ dùng thuốc của người bệnh phải được đánh giá trước. Q
trình này có thể mất nhiều thời gian hơn so với các bộ câu hỏi khác [1].
Thang tự đánh giá hiệu quả của sử dụng thuốc hợp lý (The self-efficacy for
appropriate medication use scale-SEAMS): Thang SEAMS bao gồm 13 câu hỏi
theo thang likert 3 tập trung vào đánh giá tính hiệu quả của quản lý bệnh mạn tính
trong khi đo lường những rào cản tuân thủ. Thang này khó thực hiện tại thời điểm
chăm sóc do độ dài. Tuy nhiên, thang này đã được hiệu chỉnh trong nhiều bệnh
mạn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tăng cholesterol máu, ĐTĐ.

SEAMS được xem như là một công cụ tự báo cáo tốt với đo lường tuân thủ sử
dụng thuốc trong quản lý bệnh mạn tính [1].
Thang báo cáo tuân thủ sử dụng thuốc (Medication Adherence report scaleMARS): MARS đánh giá cả niềm tin và rào cản đối với tuân thủ sử dụng thuốc.
Thang đo này dựa trên đánh giá thái độ về thuốc (Drug Attitude Inventory - DAI),
kết hợp với những câu hỏi của MAQ nhằm làm giảm những thiếu sót của DAI.
Kết quả thang đo này có khả năng đánh giá hành vi sử dụng thuốc và thái độ đối
với thuốc với giá trị hợp lệ và độ tin cậy cao. Thang bao gồm 10 câu hỏi với điểm
đánh giá là 1 về hành vi tuân thủ, thái độ đối với thuốc và những kiểm sốt bệnh
nói chung của người bệnh kể từ 1 tuần trước đến nay. Độ tin cậy, tính nhất quán
nội tại của MARS không rõ ràng. Tuy nhiên, Thompson và cộng sự cho rằng thang

10


này có tương quan thuận với DAI và MAQ. Thang này được sử dụng hạn chế đối
với người bệnh mắc bệnh tâm thần mạn tính [1].
Bộ câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc (Medication Adherence QuestionnaireMAQ): MAQ được biết đến như thang tuân thủ sử dụng thuốc Morisky 4 hay
thang Morisky. Đây là bảng câu hỏi được đánh giá là nhanh nhất để quản lý và
tính điểm với những rào cản đối với tuân thủ sử dụng thuốc. Bộ câu hỏi với trả lời
có (yes) cho phép đánh giá vấn đề khơng tn thủ. Những câu hỏi đó là:
-

Ơng/bà đã từng qn sử dụng thuốc chưa?

-

Ơng/bà đã từng khơng chú ý đến thời gian sử dụng thuốc chưa?

-


Khi cảm thấy tốt hơn, đơi khi ơng/bà có ngừng sử dụng thuốc không?

-

Khi cảm thấy thuốc làm bệnh nặng hơn, ông/bà thỉnh thoảng có ngừng sử

dụng thuốc khơng?
Mỗi câu trả lời đồng ý được tính 0 điểm và mỗi câu trả lời không đồng ý
được đánh giá 1 điểm. Bộ câu này ban đầu được Morisky và cộng sự thiết kế để
đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc ở người bệnh tăng huyết áp. Sau đó, bộ câu hỏi
này đã được sử dụng trong nhiều bệnh khác và ở cả nhóm người bệnh có trình độ
văn hố thấp. MAQ là thang đo được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu. So với
MMAS-8, MAQ có tính tâm lý thấp hơn. Do đó MMAS-8 trở nên phổ biến hơn
so với MAQ [1].
Thang tuân thủ sử dụng thuốc Morisky 8 (Eight-item Morisky Medication
Adherence Scale (MMAS-8)): Dựa trên MAQ, Morisky và cộng sự đã phát triển
thành MMAS 8 vào năm 2008. Bảy câu hỏi đầu là phản hồi Có/ Khơng (Yes/No)
trong khi câu hỏi cuối là phản hồi dạng thang Likert 5. Những câu hỏi bổ sung tập
trung vào hành vi sử dụng thuốc, đặc biệt là sử dụng ít hơn (như quên sử dụng
thuốc) và rào cản đối với tuân thủ được xác định rõ ràng hơn. MMAS cho độ nhạy
và độ đặc hiệu cao với người bệnh bị bệnh tăng huyết áp, ĐTĐ và bệnh mạn tính
khác. Do đó, phương pháp đo lường tự báo cáo đối với tuân thủ sử dụng thuốc
bằng bộ câu hỏi này được chấp nhận cao nhất. Bộ câu hỏi MMAS-8 là bộ công

11


cụ được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu. Các câu hỏi trong MMAS8 đơn giản, dễ cho điểm, hạn chế sai số do thói quen trả lời có của người bệnh
giống như MMAS-4 và có độ tin cậy cao hơn (0,83 so với MMAS-4 là 0,61) [50].
Tóm lại, chúng tôi lựa chọn bộ công cụ Morisky 8 để đánh giá tuân thủ sử

dụng thuốc của người bệnh ĐTĐ típ 2 do những ưu điểm của bộ cơng cụ này và
là bộ công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích.
Tổng hợp vai trị, quần thể đích, điểm mạnh và điểm yếu của các thang bộ
hoặc bộ cơng cụ tự báo cáo được trình bày ở bảng sau.
Bảng 1.1. Tổng hợp vai trị, quần thể đích, điểm mạnh và điểm yếu của các
thang đo hoặc bộ công cụ tự báo cáo
Bộ câu hỏi

Quần thể

Vai trị

Điểm mạnh

đích

Bộ câu hỏi - Hành vi sử -

Đái

tháo - Tự quản lý

Điểm yếu
Mất

thuốc ngắn dụng thuốc của đường

- Đánh giá được gian

(BMQ)


sử

người bệnh

- Trầm cảm

dụng

nhiều

- Rào cản với

thuốc

tuân

- Giảm đào tạo

thủ

sử

dụng thuốc

cho người thực
hành / nhân viên y
tế

Thang tuân - Hành vi sử Tất cả những Tính chính xác và

thủ điều trị dụng thuốc của điều kiện đã tin cậy cao hơn so
thuốc

người bệnh

được

hiệu với MAQ ở bệnh

Morisky 8 - Rào cản đối chỉnh hợp lệ
(MMAS-8)

với tuân thủ sử
dụng thuốc

12

mạn tính

thời


Bộ câu hỏi

Vai trị

Quần thể
đích

Điểm mạnh


Điểm yếu

Bộ câu hỏi Rào cản đối với Các điều kiện - Nhanh nhất để
tuân thủ sử tuân

thủ

dụng thuốc dụng thuốc

sử được

hiệu quản lý

chỉnh hợp lệ

(MAQ)

- Đã được hiệu
chỉnh với nhiều
bệnh
- Đã được hiệu
chỉnh với người
bệnh có trình độ
dân trí thấp

Thang tính Rào cản đối với Tất cả bệnh Tính nhất quán Mất
tự hiệu quả tuân

thủ


sử mạn tính đã nội tại cao với gian

của sử dụng dụng thuốc

được

thuốc

chỉnh

hợp

thời

hiệu người



bệnh



trình độ văn hố
thấp và cao

(SEAMS)
Thang báo - Rào cản với Hạn chế sử - Tính điểm đơn Khả năng
cáo tuân thủ tuân
sử


thủ

dụng dụng thuốc

sử dụng với bệnh giản

khái quát

tâm thần mạn - Mối quan hệ hoá

thuốc

- Niềm tin với tính đặc biệt thuận khi so sánh chế

(MARS)

tuân

thủ

dụng thuốc

hạn

sử với bệnh tâm với DAI và MAQ
thần phân liệt

1.1.3. Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc
Một nghiên cứu tổng quan hệ thống thực hiện bởi Cramer J.A đã đưa 23

nghiên cứu vào phân tích. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tuân thủ sử dụng thuốc
ở người bệnh ĐTĐ típ 2 với thuốc đường uống là 36-93% và với insulin là 62-

13


64%. Nghiên cứu cho thấy người bệnh ĐTĐ tuân thủ sử dụng thuốc kém bao gồm
cả thuốc đường uống và insulin [22]. Một nghiên cứu tổng quan hệ thống khác
đánh giá về tuân thủ của người bệnh ĐTĐ ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình đã tổng hợp các báo cáo trên nhiều nguồn MEDLINE, CINAHL, PUBMED,
SCOPUS, PsycINFO, EMBASE, Cochrane và EMCARE từ tháng 1/1990 đến
6/2017. 27 nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ được đưa vào
phân tích. Các nghiên cứu báo cáo tuân thủ theo 2 dạng: (1) số ngày trung bình
người tham gia thực hiện một hành vi hoặc hoạt động khuyến cáo trong tuần qua
hoặc (2) tỉ lệ người bệnh tham gia tuân thủ hành vi được khuyến cáo. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tuân thủ sử dụng thuốc có sự dao động lớn từ 26,0-97,0%
(median = 71%; IQR=59,0%-83,0%) và trung bình từ 5,5-6,8 ngày mỗi tuần đối
với thuốc [37].
Tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh ĐTĐ típ 2 trong bối cảnh dịch
COVID 19 diễn ra cũng là một vấn đề được quan tâm. Bệnh ĐTĐ có liên quan
đến mức độ nghiêm trọng của bệnh coronavirus mới. Người bệnh ĐTĐ mắc
COVID 19 có nguy cơ cao hơn phải vào phịng chăm sóc đặc biệt và có tỷ lệ tử
vong cao hơn so với người không mắc ĐTĐ. Chính vì vậy, việc đánh giá thực
trạng tn thủ sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng trong bối cảnh đó sẽ là
thơng tin giúp cho cơ quan quản lý có những điều chỉnh kịp thời trong quản lý
điều trị người bệnh và là bài học hữu ích khi có các dịch bệnh khác trong tương
lai diễn ra. Nghiên cứu tại các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất báo cáo thực
trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh ĐTĐ típ 2 trong bối cảnh dịch bệnh
COVID 19 diễn ra cho thấy người bệnh có mức tuân thủ thấp đối với phác đồ điều
trị ĐTĐ [18].

Tại Việt Nam, mức độ tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh ĐTĐ điều
trị ngoại trú cũng có sự khác nhau giữa các bệnh viện, dao động từ 60% đến 80%.
Đa số các nghiên cứu tại Việt Nam cũng sử dụng bộ công cụ Morisky 8 để đánh
giá vấn đề tuân thủ sử dụng thuốc ở người bệnh ĐTĐ. Phần lớn nghiên cứu trên

14


nhóm người bệnh ĐTĐ típ 2 nói chung nhưng cũng có nghiên cứu chỉ nghiên cứu
trên người bệnh có biến chứng [11] hoặc đã sử dụng insulin [12]. Tóm tắt kết
quả một số nghiên cứu về tuân thủ sử dụng thuốc ở người bệnh ĐTĐ típ 2 được
trình bày ở bảng sau.
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ sử dụng thuốc ở Việt Nam
Bệnh viện (năm)
Bệnh viện 198 (2013)
[5]
Bệnh viện Chợ Rẫy
(2012) [11]
Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương (2017) [7]
Bệnh viện 354 (2018)
[9]
Bệnh viện Đại học Y
Dược Huế (2018) [8]

Hình

Số lượng

Tỷ lệ


thức

người bệnh

tuân thủ

đánh giá

khảo sát

(%)

Phỏng vấn

210

78,1

khuẩn Phỏng vấn

50

66,7

Đối tượng
người bệnh
ĐTĐ típ 2
ĐTĐ có lt
nhiễm

bàn chân
ĐTĐ típ 2

Phỏng vấn

257

60,8

ĐTĐ típ 2

Phỏng vấn

97

70,5

ĐTĐ típ 2

Phỏng vấn

282

68,1

insulin Phỏng vấn

221

68,3


Bệnh viện Nội tiết ĐTĐ típ 2 có sử
Trung Ương (2019) dụng
[12]

trước can thiệp

1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC
Ở NGƯỜI BỆNH ĐTĐ TÍP 2
Có 2 xu hướng nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng là phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến tuân thủ sử dụng thuốc hoặc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khơng
tn thủ sử dụng thuốc. Về bản chất thì các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ hay

15


không tuân thủ là giống nhau chỉ khác nhau ở biện giải khi muốn nhấn mạnh vào
người bệnh tuân thủ hay không tuân thủ sử dụng thuốc. Nghiên cứu về yếu tố ảnh
hưởng giúp dự báo người bệnh có đặc điểm nào sẽ tuân thủ hoặc không tuân thủ
sử dụng thuốc và từ đó giúp đề xuất giải pháp can thiệp phù hợp tác động vào các
yếu tố này nhằm tăng cường tuân thủ sử dụng thuốc hoặc giảm không tuân thủ sử
dụng thuốc ở người bệnh. Các nghiên cứu này thường là các nghiên cứu mơ tả
giúp hình thành giả thuyết dự báo đối tượng có nguy cơ khơng tuân thủ sử dụng
thuốc để giúp quản lý và điều trị bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện
là một nghiên cứu mô tả nhằm giúp các bác sĩ dự đốn đối tượng có nguy cơ cao
khơng tn thủ sử dụng thuốc để từ đó có lưu ý hơn trong quản lý và điều trị bệnh
với nhóm đối tượng này do đó chúng tơi sẽ tiến hành phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến không tuân thủ sử dụng thuốc.
Các nhóm yếu tố được đưa vào phân tích ảnh hưởng đến tuân thủ hoặc
không tuân thủ sử dụng thuốc đều giống nhau gồm yếu tố xã hội/ kinh tế (nhân

khẩu học); yếu tố hệ thống y tế (quản lý bệnh); yếu tố bệnh và liệu pháp điều trị
và yếu tố thái độ của người bệnh [62]. Các yếu tố ảnh hưởng đối với tuân thủ sử
dụng thuốc cũng sẽ ảnh hưởng đối với không tuân thủ sử dụng thuốc. Trong các
nghiên cứu tổng quan hệ thống thường được tổng hợp thành các yếu tố ảnh hưởng
đến tuân thủ sử dụng thuốc vì vậy trong tổng quan này chúng tơi cũng dùng thuật
ngữ là các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ sử dụng thuốc.
1.2.1. Yếu tố đặc điểm nhân khẩu học hay xã hội/ kinh tế
Các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng khác nhau đến tn
thủ, có thể làm tăng, giảm hoặc khơng ảnh hưởng đến tuân thủ sử dụng thuốc ở
người bệnh ĐTĐ [25].
Tuổi được sử dụng trong phân tích của nhiều nghiên cứu về yếu tố ảnh
hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc. Các nghiên cứu có thể phân tích
tuổi như biến liên tục hoặc phân chia thành các khoảng tuổi [25]. Tuổi khơng có
mối tương quan với việc khơng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh được chỉ

16


ra trong nghiên cứu tại Pakistan [47] hoặc Việt Nam [4] nhưng trong nghiên cứu
tại Cameroon tuân thủ sử dụng thuốc có sự cải thiện rõ rệt theo tuổi [13]. Những
người trẻ tuổi cần lao động làm việc nên có khả năng bỏ qua và quên thuốc nên
dẫn tới tình trạng khơng tn thủ sử dụng thuốc, trong khi nhóm người cao tuổi
với thời gian mắc bệnh dài hơn và được tin rằng có mức độ nhận thức bệnh tật
cao nên tuân thủ sử dụng thuốc tốt hơn [16].
Giới tính dường như cũng có tác động khơng nhất qn đến việc tuân thủ
sử dụng thuốc. Giới tính được đề cập tới trong một số nghiên cứu trên thế giới
[47], [56] và tại Việt Nam [4] xong kết quả cho thấy khơng có mối tương quan rõ
ràng nào về khả năng ảnh hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc trên người
bệnh ĐTĐ. Tuổi và giới tính được coi là yếu tố lâm sàng quan trọng nên trong
một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ sử dụng thuốc

thường được đưa vào phân tích ở mơ hình hồi quy đa biến mặc dù 2 yếu tố này có
hay khơng ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình [16].
Nghiên cứu một số đặc điểm nhân khẩu học khác của người bệnh cho thấy
có mối liên quan tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc như trình độ học vấn [16],
tình trạng hơn nhân [57]. Ngoài ra, một nghiên cứu tổng quan cũng cho thấy có
bảo hiểm, nghề nghiệp, khu vực sinh sống, thu nhập gia đình, tiền sử gia đình,
bệnh mắc kèm, hút thuốc, uống rượu cũng là các yếu tố được đưa vào xem xét có
ảnh hưởng đến khơng tn thủ sử dụng thuốc [37]. Nghiên cứu tại Campuchia
năm 2019 cho thấy thu nhập gia đình có ảnh hưởng làm tăng tn thủ sử dụng
thuốc [38]. Nhìn chung, tình trạng tài chính cao hơn và vị thế kinh tế xã hội tốt
hơn có tác động tích cực đến việc tuân thủ sử dụng thuốc [25].
1.2.2. Yếu tố quản lý bệnh hay yếu tố hệ thống y tế
Đồng thanh toán thường ảnh hưởng tiêu cực đến tn thủ. Người bệnh
khơng đồng thanh tốn thì tuân thủ chặt chẽ hơn người bệnh đồng thanh toán [25].
Yếu tố liên quan đến quản lý bệnh như đi khám bệnh thường xuyên làm tăng tuân
thủ sử dụng thuốc. Một số yếu tố về quản lý bệnh được chỉ ra làm tăng hoặc không

17


×