Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phân tích tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện tim hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 82 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU DUY
MÃ SINH VIÊN: 1201085

PHÂN TÍCH TUÂN THỦ
SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU DUY
MÃ SINH VIÊN: 1201085

PHÂN TÍCH TUÂN THỦ
SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Thành Hải
2. Ths. Nguyễn Minh Nam
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược lâm sàng


2. Bệnh viện Tim Hà Nội

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người Thầy là TS. Nguyễn Thành Hải –
Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội và
ThS. Nguyễn Minh Nam – phó Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Tim Hà Nội đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ này.
Tôi cũng xin cảm ơn đến các thầy cô bộ môn Dược lâm sàng – Trường Đại học
Dược Hà Nội đã chia sẻ, hỗ trợ nhiệt tình, đưa ra những lời khuyên quý báu trong suốt quá
trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ, nhân viên khoa Dược – Bệnh viện
Tim Hà Nội đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, luận văn không thể hoàn thành nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ từ gia
đình, bạn bè tôi. Tôi muốn bày tỏ lòng kính yêu sâu sắc đến gia đình tôi, những người luôn
ở bên động viên và giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn nhất trong suốt quá trình học tập,
làm việc cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Hữu Duy



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP .................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp .................................................................. 3
1.1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp ................................................................................... 3
1.1.1.2. Phân loại tăng huyết áp ...................................................................................... 3
1.1.2. Điều trị tăng huyết áp ............................................................................................ 4
1.1.2.1. Mục tiêu điều trị ................................................................................................. 4
1.1.2.2. Phác đồ điều trị tăng huyết áp ........................................................................... 5
1.2. TỔNG QUAN VỀ TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC............................................... 8
1.2.1. Khái niệm tuân thủ sử dụng thuốc ......................................................................... 8
1.2.2. Các phương pháp đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc .............................................. 9
1.2.2.1. Phương pháp đánh giá trực tiếp......................................................................... 9
1.2.2.2. Phương pháp đánh giá gián tiếp ...................................................................... 10
1.2.3. Lựa chọn thang đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp 15
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp 16
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC ĐẾN ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP .................................................................................................................... 17
1.3.1. Mối liên quan giữa tuân thủ sử dụng thuốc và kiểm soát huyết áp ..................... 17
1.3.2. Một số nghiên cứu tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp .......... 18
1.3.2.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 18
1.3.2.2. Tại việt Nam...................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 20


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................. 20

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................................ 20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................................... 20
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 20
2.2.1. Cỡ mẫu................................................................................................................. 20
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 20
2.2.3. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 21
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 21
2.3.1. Khảo sát các đặc điểm của bệnh nhân điều trị tăng huyết áp ngoại trú .............. 21
2.3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân.......................................................... 21
2.3.1.2. Đặc điểm bệnh mắc kèm trên bệnh nhân điều trị tăng huyết áp ...................... 22
2.3.1.3. Đặc điểm sử dụng thuốc trên bệnh nhân điều trị tăng huyết áp ...................... 22
2.3.1.4. Đặc điểm điều trị trên bệnh nhân tăng huyết áp .............................................. 22
2.3.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng
huyết áp.......................................................................................................................... 22
2.3.2.1. Đặc điểm tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân điều trị tăng huyết áp ........ 22
2.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp22
2.4. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRONG NGHIÊN CỨU .................................. 23
2.4.1. Đánh giá huyết áp mục tiêu ................................................................................. 23
2.4.2. Đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc ......................................................................... 24
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................................................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 26
3.1. KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP NGOẠI TRÚ ............................................................................................. 26
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân ............................................................. 26
3.1.2. Đặc điểm bệnh mắc kèm trên bệnh nhân điều trị tăng huyết áp ......................... 27
3.1.3. Đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân điều trị tăng huyết áp ........................... 28


3.1.3.1. Số lượng thuốc sử dụng trên bệnh nhân tăng huyết áp .................................... 28

3.1.3.2. Số lần sử dụng thuốc trong ngày của bệnh nhân tăng huyết áp ...................... 29
3.1.3.3. Các thuốc sử dụng trên bệnh nhân ................................................................... 29
3.1.3.4. Tỷ lệ các dạng phác đồ điều trị tăng huyết áp ................................................. 30
3.1.3.5. Các dạng phác đồ điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ................................ 31
3.1.4. Đặc điểm điều trị trên bệnh nhân tăng huyết áp .................................................. 32
3.1.4.1. Biến cố bất lợi trong quá trình điều trị tăng huyết áp...................................... 32
3.1.4.2. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu ............................................................. 32
3.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP .................................................................... 33
3.2.1. Đặc điểm về tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân ........................................... 33
3.2.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc........................................................... 33
3.2.1.2. Mối quan hệ giữa tuân thủ sử dụng thuốc và kiểm soát huyết áp .................... 34
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp 34
3.2.2.1. Phân tích hồi quy logistic đơn biến .................................................................. 34
3.2.2.2. Phân tích hồi quy logistic đa biến .................................................................... 36
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 39
4.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
NGOẠI TRÚ.................................................................................................................. 39
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân ............................................................. 39
4.1.2. Đặc điểm bệnh mắc kèm trên bệnh nhân điều trị tăng huyết áp ......................... 40
4.1.3. Đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân điều trị tăng huyết áp ........................... 41
4.1.3.1. Đặc điểm các thuốc sử dụng trên bệnh nhân tăng huyết áp ............................ 41
4.1.3.2. Tỷ lệ các dạng phác đồ điều trị tăng huyết áp ................................................. 42
4.1.3.3. Các dạng phác đồ điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ................................ 43
4.1.4. Đặc điểm điều trị trên bệnh nhân tăng huyết áp .................................................. 43
4.1.4.1. Biến cố bất lợi trong quá trình điều trị ............................................................ 43
4.1.4.2. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu ............................................................. 44


4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH

NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ........................................................................................... 45
4.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc.............................................................. 45
4.2.2. Mối quan hệ giữa tuân thủ sử dụng thuốc và kiểm soát huyết áp ....................... 46
4.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp
......................................................................................................................................... 47
4.2.3.1. Tiền sử can thiệp tim mạch ............................................................................... 47
4.2.3.2. Biến cố bất lợi trong quá trình điều trị ............................................................ 48
4.2.3.3. Một số yếu tố khác ............................................................................................ 48
4.3. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .................................... 50
4.3.1. Ưu điểm ............................................................................................................... 50
4.3.2. Hạn chế ................................................................................................................ 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Phiếu thu thập thông tin tuân thủ sử dụng thuốc bệnh nhân tăng huyết áp
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Tim Hà Nội
PHỤ LỤC 2: Một số bộ câu hỏi đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc
PHỤ LỤC 3: Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của JNC-8
PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của ESH/ESC 2013
PHỤ LỤC 5: Danh sách bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú trong nghiên cứu


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Tên viết tắt
BMQ

Bộ câu hỏi tuân thủ ngắn gọn
(Brief Medication Questionnaire)


CKCa

Chẹn kênh calci

CTTA

Chẹn thụ thể angotensin II

ESC

ESH

Hội tim mạch Châu Âu
(European Society of Cardiology)
Hội tăng huyết áp châu Âu
(European Society of Hypertension)

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương


MAQ

MARS

MMAS-8

SEAMS
THA
VIF

VNHA

VSH

Bộ câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc
(Medication Adherence Questionnaire)
Thang báo cáo tuân thử sử dụng thuốc
(Medication Adherence Report Scale)
Thang tuân thủ sử dụng thuốc Morisky-8
(Eight-Item Morisky Medication Adherence Scale)
Thang đánh giá sử dụng thuốc hợp lý
(The Self-Efficacy for Appropriate Medication Use Scale)
Tăng huyết áp
Hệ số lạm phát phương sai
(Variance Inflation Factor)
Hội tim mạch Việt Nam
(Vietnam National Heart Association)
Phân Hội tăng huyết áp Việt Nam
(Vietnam Society of Hypertension)



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp ........................................................................ 3
Bảng 1.2. Huyết áp mục tiêu theo các hướng dẫn điều trị ................................... 5
Bảng 1.3. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp ................................................ 6
Bảng 1.4. Ưu, nhược điểm các phương pháp đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc. 14
Bảng 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng
huyết áp .............................................................................................................. 16
Bảng 2.1. Đánh giá huyết áp mục tiêu theo Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của
Hội tim mạch Việt Nam 2015 ............................................................................ 23
Bảng 2.2. Thang đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc Morisky-8 ........................... 24
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân ............................................ 26
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh mắc kèm .................................................................... 27
Bảng 3.3. Số thuốc sử dụng của bệnh nhân ........................................................ 28
Bảng 3.4. Số lần sử dụng thuốc trong ngày của bệnh nhân ............................... 29
Bảng 3.5. Các thuốc sử dụng trên bệnh nhân tăng huyết áp .............................. 29
Bảng 3.6. Các dạng phác đồ điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ................... 31
Bảng 3.7. Biến cố bất lợi trong quá trình điều trị ............................................... 32
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu .............................................. 32
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc ........................................... 33
Bảng 3.10. Mối quan hệ giữa tuân thủ sử dụng thuốc và kiểm soát huyết áp .... 34
Bảng 3.11. Kết quả phân tích hồi quy logistic đơn biến .................................... 35
Bảng 3.12. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .................................................. 36
Bảng 3.13. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến ....................................... 37


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của Hội tim mạch Việt Nam 2015 .. 7
Hình 1.2. Các thành phần của tuân thủ sử dụng thuốc ......................................... 8
Hình 2.1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu ................................................................ 21

Hình 3.1. Tỷ lệ các phác đồ điều trị tăng huyết áp ............................................. 30
Hình 3.2. Phân bố điểm tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân ........................ 33


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tăng huyết áp đã trở thành bệnh lý phổ biến và là
nguy cơ gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới mắc tăng huyết áp và có tới 9,4 triệu người
mỗi năm trên toàn thế giới tử vong do nguyên nhân trực tiếp là tăng huyết áp [59].
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc tăng huyết áp đang có xu hướng tăng dần. Năm 2002, tỷ lệ
mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành là 16,9%; đến năm 2008 con số này tăng lên
25,1% [2]. Theo khảo sát mới nhất năm 2016 của Hội tim mạch Việt Nam, tỷ lệ người
trưởng thành mắc tăng huyết áp tại nước ta lên tới 47,3% [60].
Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra 3 nghịch lý trong phòng và điều trị tăng huyết
áp bao gồm: dễ chẩn đoán nhưng thường không được phát hiện, bệnh có thể điều trị
nhưng tỷ lệ được điều trị không nhiều và huyết áp có thể kiểm soát tuy nhiên tỷ lệ
đạt huyết áp mục tiêu không cao. Ước tính tại nước ta có 8,1 triệu người không được
phát hiện tăng huyết áp; 0,9 triệu bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị và
có tới 8,1 triệu bệnh nhân tăng huyết áp (chiếm 69,0%) chưa được kiểm soát
huyết áp [60].
Một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ bệnh nhân không đạt huyết áp
mục tiêu vẫn ở mức cao là việc điều trị tăng huyết áp cần phải thực hiện, tuân thủ
theo phác đồ điều trị một cách liên tục, lâu dài. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới chỉ
ra tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp tuân thủ sử dụng thuốc dao động từ 50% – 70% [22].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu tuân thủ sử dụng thuốc của các tác giả Nguyễn Thị
Phương Lan, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh cũng cho kết quả tương tự [5], [48]. Các yếu tố
có thể ảnh hưởng tới tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân được xác định bao gồm:
tuổi, thời gian điều trị, mức độ phức tạp của phác đồ...[5], [7], [48]. Nhiều nghiên cứu
đã cho thấy mối quan hệ giữa tuân thủ sử dụng thuốc và kiểm soát huyết áp mục tiêu
trên bệnh nhân tăng huyết áp [7], [13]. Việc tiến hành các nghiên cứu liên quan đến

tuân thủ sử dụng thuốc giúp chỉ ra thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc và các yếu tố
ảnh hưởng, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao tuân thủ sử dụng
thuốc trên bệnh nhân.
1


Với đặc thù là bệnh viện chuyên khoa Tim mạch tuyến cuối, Bệnh viện
Tim Hà Nội đã và đang quản lý một số lượng lớn bệnh nhân tăng huyết áp điều trị
ngoại trú có kèm yếu tố nguy cơ tim mạch cao: bệnh van tim, mạch vành, suy tim...
Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc và
đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân
tăng huyết áp được tiến hành tại bệnh viện.
Xuất phát từ thực tế kể trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích tuân thủ
sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện
Tim Hà Nội” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát các đặc điểm của bệnh nhân được điều trị tăng huyết áp ngoại trú
tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân
tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế 2010,
tăng huyết áp (THA) được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg [3].

1.1.1.2. Phân loại tăng huyết áp
Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp [6]
Phân loại

Huyết áp tâm trương

Huyết áp tâm thu

Tối ưu

< 120

Bình thường*

120 – 129

và/hoặc

80 – 84

Bình thường cao*

130 – 139

và/hoặc

85 – 89

THA độ 1


140 – 159

và/hoặc

90 – 99

THA độ 2

160 – 179

và/hoặc

100 – 109

THA độ 3

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140



< 90




< 80

* Tiền tăng huyết áp: khi HATT > 120 – 139 mmHg và HATTr > 80 – 89 mmHg.
Nếu huyết áp không cùng mức để phân loại thì chọn mức HATT hay HATTr
cao nhất. THA tâm thu đơn độc xếp loại theo mức HATT.
Hướng dẫn điều trị THA của JNC – 8 [28] không còn khái niệm về tăng huyết
áp và tiền tăng huyết áp mà thay vào đó là các mốc huyết áp để bắt đầu điều trị.
Khi bệnh nhân có số đo huyết áp đạt tới các mốc này thì sẽ điều trị bằng thuốc hạ
huyết áp ngay mà không cần phải điều chỉnh lối sống trước (Phụ lục 3).

3


1.1.2. Điều trị tăng huyết áp
1.1.2.1. Mục tiêu điều trị
Hiện nay các Hướng dẫn điều trị của các hiệp hội trên thế giới đưa ra khuyến
cáo về huyết áp mục tiêu khác nhau. Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp JNC – 8 đưa
ra mức huyết áp < 140/90 mmHg cho các bệnh nhân THA < 60 tuổi hoặc mắc kèm
đái tháo đường, bệnh thận mạn; trong khi đó bệnh nhân THA cao tuổi (≥ 60 tuổi) nên
đặt huyết áp mục tiêu là < 150/90 mmHg [28].
Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của ESH/ESC 2013 khuyến cáo huyết áp
mục tiêu < 140/90 mmHg cho các bệnh nhân THA thông thường. Các trường hợp
đặc biệt như bệnh nhân cao tuổi (> 80 tuổi), đái tháo đường và bệnh thận mạn có
protein niệu tương ứng có các mức huyết áp mục tiêu riêng [39].
Hội tim mạch Việt Nam thì đưa ra mức huyết áp mục tiêu < 140/90 mmHg
cho tất cả các bệnh nhân THA trên 18 tuổi. Duy nhất chỉ có trường hợp bệnh nhân
tăng huyết áp trên 80 tuổi không mắc kèm bệnh thận mạn hoặc đái tháo đường có thể
cân nhắc mục tiêu huyết áp cao hơn < 150/90 mmHg [6].

Bảng 1.4 tổng hợp huyết áp mục tiêu cho các đối tượng bệnh nhân tăng huyết
áp theo các Hướng dẫn điều trị hiện nay.

4


Bảng 1.2. Huyết áp mục tiêu theo các hướng dẫn điều trị
Hướng dẫn điều trị

Bệnh nhân
BN ≥ 60 tuổi

JNC – 8

(mmHg)
< 150/90

BN < 60 tuổi, đái tháo đường,
bệnh thận mạn

ESH/ESC 2013

Huyết áp mục tiêu

< 140/90

BN thông thường

< 140/90


BN > 80 tuổi

< 150/90

Đái tháo đường

< 140/85

Bệnh thận mạn không protein niệu

< 140/90

Bệnh thận mạn có protein niệu

< 130/90

BN > 18 tuổi

VSH/VNHA 2015

-

Đái tháo đường

-

Bệnh thận mạn

-


Hội chứng chuyển hóa

-

Protein niệu

-

Bệnh mạch vành

< 140/90

BN > 80 tuổi
Mục tiêu huyết áp chung
-

Đái tháo đường

-

Bệnh thận mạn

< 150/90
< 140/90

1.1.2.2. Phác đồ điều trị tăng huyết áp
a. Các thuốc điều trị tăng huyết áp
Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của JNC – 8 khuyến cáo sử dụng 4 nhóm
thuốc chính trong điều trị tăng huyết áp bao gồm: ức chế men chuyển (UCMC), chẹn
thụ thể angotensin II (CTTA), chẹn kênh calci (CKCa) và lợi tiểu [28].

Trong khi đó, Hội tim mạch Châu Âu 2013 (ESC/ESH 2013) sau khi rà soát
các bằng chứng lâm sàng cho rằng không đủ bằng chứng để loại bỏ nhóm thuốc

5


chẹn β trong điều trị tăng huyết áp [39]. Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của
Hội tim mạch Việt Nam 2015 cũng lựa chọn 5 nhóm thuốc điều trị THA bao gồm:
UCMC, CTTA, BB, CKCa và lợi tiểu [6].
Bảng 1.3. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp [6]
Hướng dẫn điều trị

Các nhóm thuốc điều trị hàng đầu

ESC/ESH 2013

Ức chế men chuyển

VSH/VNHA 2015

Chẹn thụ thể angiotensin II

CHEP 2016

Chẹn kên calci

Korean: 2014, 2015

Chẹn β
Lợi tiểu


JNC8 2014
ASH/ISH 2014
NICE 2011

Ức chế men chuyển
Chẹn thụ thể angiotensin II
Chẹn kên calci
Lợi tiểu

b. Phác đồ điều trị tăng huyết áp
Hướng dẫn điều trị THA của Hội tim mạch Việt Nam 2015 khuyến cáo
lựa chọn thuốc dựa trên phân độ tăng huyết áp. THA mức độ I bắt đầu điều trị bằng
một trong 5 nhóm thuốc: lợi tiểu, UCMC, CTTA, CKCa và BB. Điều trị khởi đầu
THA mức độ II, III bằng việc phối hợp 2 trong 5 thuốc điều trị tăng huyết áp.
Với một số trường hợp bệnh nhân có chỉ định bắt buộc như: bệnh thận mạn, đái tháo
đường, suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ. Trong trường hợp không đạt huyết áp
mục tiêu sau 1 tháng, các bệnh nhân cần được phối hợp thêm 1 thuốc để đạt huyết áp
mục tiêu (Hình 1.2).

6


Hình 1.1. Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của Hội tim mạch Việt Nam 2015
Hướng dẫn điều trị của Hội tim mạch châu Âu 2013 khuyến cáo lựa chọn
phác đồ điều trị đơn độc hoặc phối hợp dựa trên mức độ THA và nguy cơ tim mạch.
Sau đó bệnh nhân có thể sử dụng liều tối đa các thuốc của phác đồ cũ trước khi thêm
thuốc mới hoặc thêm thuốc mới vào khi các thuốc cũ chưa đạt liều tối đa trong
trường hợp không đạt huyết áp mục tiêu (Phụ lục 4).
Hướng dẫn điều trị THA của JNC – 8 lựa chọn thuốc theo tuổi và bệnh lý

mắc kèm (đái tháo đường, bệnh thận mạn). Sau đó tùy theo phân loại mà bệnh nhân
được lựa chọn các thuốc ưu tiên theo 3 chiến lược: (A) Sử dụng liều thuốc thứ nhất
tối đa rồi thêm thuốc thứ hai; (B) Thêm thuốc thứ hai trước khi thuốc thứ nhất có liều
tối đa; (C) Sử dụng hai thuốc ngay từ ban đầu với liều cố định (Phụ lục 3).

7


1.2. TỔNG QUAN VỀ TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC
1.2.1. Khái niệm tuân thủ sử dụng thuốc
Hiện nay, các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng nhiều
khái niệm khác nhau để mô tả việc sử dụng thuốc của bệnh nhân như: tuân thủ
(compliance), sử dụng thuốc phù hợp (concordance), tuân thủ điều trị (treatment
adherence) hay tuân thủ sử dụng thuốc, tuân thủ dùng thuốc (medication adherence).
Năm 2003, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa tuân thủ điều trị
(treatment adherence) là “mức độ hành vi của bệnh nhân bao gồm sử dụng thuốc,
thực hiện chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống dựa trên hướng dẫn của nhân viên
y tế” [22]. Theo đó, tuân thủ điều trị gồm 2 phần: tuân thủ sử dụng thuốc và tuân thủ
các biện pháp không dùng thuốc của bệnh nhân.
Hội nghị Châu Âu về giám sát tuân thủ của bệnh nhân năm 2009 đưa ra
định nghĩa về tuân thủ sử dụng thuốc (medication adherence) là “quá trình bệnh nhân
sử dụng thuốc theo chỉ định” [57]. Trong đó, tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân
gồm 3 phần: bắt đầu sử dụng thuốc khi được kê đơn, mức độ thực hiện thuốc theo
chỉ định và dừng sử dụng thuốc. Bệnh nhân được coi là không tuân thủ sử dụng thuốc
khi: chậm hoặc không điều trị, sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định hoặc
ngừng sử dụng thuốc trước khi kết thúc đợt điều trị (Hình 1.1).

Hình 1.2. Các thành phần của tuân thủ sử dụng thuốc [57]

8



Trên thực tế, phần lớn các nghiên cứu đánh giá tuân thủ của bệnh nhân trong
quá trình đều điều trị tập trung vào tuân thủ sử dụng thuốc do có phương pháp
đánh giá rõ ràng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đánh giá tuân thủ sử dụng
thuốc trên đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú.
1.2.2. Các phương pháp đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc
Trong các năm qua, nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm đo lường và
đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc một cách chính xác nhất. Nhiều bộ công cụ được
thiết kế và thử nghiệm trong các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Tuy nhiên chưa có
phương pháp nào được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc.
Các phương pháp đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc được chia làm 2 dạng:
đánh giá trực tiếp và đánh giá gián tiếp. Mỗi phương pháp tiếp cận đều có ưu điểm
và nhược điểm riêng (Bảng 1.1).
1.2.2.1. Phương pháp đánh giá trực tiếp
Phương pháp đánh giá trực tiếp tuân thủ sử dụng thuốc bao gồm: quan sát
trực tiếp thói quen sử dụng của bệnh nhân, định lượng thuốc hoặc chất chuyển hóa
trong máu và định lượng chỉ dấu (marker) sinh học trong máu.
Đánh giá trực tiếp được coi là phương pháp chính xác nhất và có thể sử dụng
như một bằng chứng để chứng minh bệnh nhân có sử dụng thuốc hay không.
Nồng độ thuốc trong máu dưới ngưỡng điều trị cho thấy tuân thủ sử dụng thuốc của
bệnh nhân kém hoặc liều điều trị chưa được tối ưu [51].
Tuy vậy, phương pháp này vẫn có những hạn chế nhất định. Chúng chỉ đưa ra
câu trả lời bệnh nhân có hoặc không sử dụng thuốc mà không đưa ra mô hình các
yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ sử dụng thuốc. Ngoài ra việc lấy mẫu định lượng cũng
có thể gây bất tiện cho bệnh nhân và gây ra sai số nếu bệnh nhân có xu hướng
tuân thủ tốt hơn thời điểm trước khi lấy mẫu. Nghiên cứu của Modi và cộng sự chỉ ra
tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc trước và sau khi xét nghiệm là 88% và 86%, tuy nhiên
sau một tháng theo dõi tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 67% [44]. Một nhược điểm nữa
là chi phí cao, yêu cầu về trang thiết bị và người thực hiện trong quá trình giám sát,


9


xét nghiệm. Những lí do này khiến ít có các nghiên cứu thực tế sử dụng phương pháp
đánh giá trực tiếp.
1.2.2.2. Phương pháp đánh giá gián tiếp
a. Phương pháp giám sát điện tử (Electronic medication monitors)
Phương pháp này sử dụng các thiết bị giám sát điện tử được tích hợp ngay trên
bao bì thuốc và ghi nhận thời điểm bệnh nhân mở hộp thuốc. Nhờ vậy, chúng có thể
ghi lại việc sử dụng thuốc bệnh nhân, lưu trữ dữ liệu số và cập nhập tình hình sử dụng
thuốc bất cứ lúc nào.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tính chính xác của phương pháp giám sát điện tử
cao hơn so với các phương pháp khác. Nó cho phép xác định việc không tuân thủ của
bệnh nhân là liên tục hay ngắt quãng, từ đó xây dựng mô hình sử dụng thuốc phù hợp.
Vì vậy, giám sát điện tử thường được sử dụng như là tiêu chuẩn tham chiếu đối với
các phương pháp khác [35].
Nhược điểm của phương pháp là có thể đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc cao
hơn thực tế. Sự có mặt của thiết bị nhắc nhở bệnh nhân đang bị giám sát sử dụng
thuốc. Ngoài ra chi phí, trang thiết bị để tiến hành cũng là một cản trở trong thực hành
lâm sàng. Vì vậy phương pháp này thường được sử dụng trong các thử nghiệm
lâm sàng có kinh phí thực hiện lớn hoặc kết hợp để đánh giá độ tin cậy của
phương pháp khác [51].
b. Phương pháp đếm số lượng thuốc (pill count)
Phương pháp này tiến hành kiểm tra số đơn vị thuốc còn lại của bệnh nhân so
với tổng số đơn vị thuốc được kê giữa hai lần tái khám:
𝑇𝑢â𝑛 𝑡ℎủ =

𝑆ố đơ𝑛 𝑣ị 𝑡ℎ𝑢ố𝑐 𝑛ℎậ𝑛 − 𝑆ố đơ𝑛 𝑣ị 𝑡ℎ𝑢ố𝑐 𝑐ò𝑛 𝑙ạ𝑖
×100%

Đơ𝑛 𝑣ị 𝑙𝑖ề𝑢⁄𝑛𝑔à𝑦× 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑔𝑖ữ𝑎 2 đợ𝑡 𝑡á𝑖 𝑘ℎá𝑚

Chi phí thực hiện không lớn, tính đơn giản và khả năng áp dụng trên thực tế
cao là những ưu điểm chính. Tuy vậy, phương pháp này vẫn có những hạn chế
nhất định. Thứ nhất, nó không cung cấp các thông tin về nhiều khía cạnh sử dụng
thuốc như thời gian uống hay các đợt bỏ thuốc kéo dài, các yếu tố có thể ảnh hưởng

10


tới kết quả điều trị [54]. Thứ hai, phương pháp này thường xuyên đánh giá tuân thủ
sử dụng thuốc thấp hơn so với thực tế ở các bệnh nhân điều trị mạn tính. Thứ ba,
ngưỡng phát hiện bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc còn chưa thống nhất.
Điều này dẫn tới sự khác biệt về đánh giá giữa các nghiên cứu [51].
c. Nhật ký bệnh nhân (Patient diaries)
Đây là phương pháp lưu trữ thông tin bệnh nhân sử dụng thuốc thông qua việc
ghi chép hàng ngày của chính bệnh nhân. Đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc cao hơn
thực tế là vấn đề thường xuyên gặp phải khi áp dụng phương pháp này. Khi đối chiếu
với phương pháp giám sát điện tử, khoảng 30% bệnh nhân cho kết quả cao hơn.
Một số yếu tố ảnh hưởng tới tính không tin cậy của phương pháp này là việc
bệnh nhân không ghi chép đầy đủ, thất lạc nhật ký hay bệnh nhân có xu hướng báo
cáo giả khi chuyển từ giai đoạn giám sát sang giai đoạn bệnh nhân tự đánh giá [35].
d. Đánh giá đáp ứng lâm sàng (Assessment of the patient’s clinical response)
Phương pháp này giả định có mối tương quan giữa tuân thủ sử dụng thuốc với
đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân và đánh giá gián tiếp tuân thủ sử dụng thuốc thông
qua lâm sàng. Tuy nhiên, đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố khác trong quá trình điều trị. Vì vậy phương pháp này ít được sử dụng trong
thực hành [22].
e. Bộ câu hỏi và thang đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc (Questionnaires and Scales)
Phương pháp này được thiết kế để giải quyết hạn chế của việc đánh giá tuân

thủ sử dụng thuốc chỉ dựa trên báo cáo từ bệnh nhân. Bộ câu hỏi, thang đánh giá được
thiết kế với các câu hỏi có mục đích riêng và giảm sai số do chủ quan của bệnh nhân.
Các thang đánh giá này được phân thành 5 nhóm chính đánh giá các yếu tố:
(i) chỉ có tuân thủ sử dụng thuốc, (ii) tuân thủ sử dụng thuốc và rào cản đối với tuân
thủ, (iii) chỉ có rào cản đối với tuân thủ, (iv) niềm tin liên quan đến tuân thủ sử dụng
thuốc, (v) niềm tin và rào cản đối với tuân thủ [35]. Dưới đây là một số bộ câu hỏi
được sử dụng để đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc:

11


❖ Bộ câu hỏi tuân thủ ngắn gọn (BMQ)
Bộ câu hỏi này cho phép đánh giá cả hành vi cũng như các rào cản đối với
tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân. Bộ câu hỏi bao gồm 3 phần, trong đó: 5 câu
về phác đồ (tiền sử dùng thuốc trong 1 tuần gần đây), 2 câu về niềm tin (tác dụng của
thuốc, tác dụng bất lợi) và 2 câu về khả năng nhớ các thuốc cần uống (Phụ lục 2).
Bộ câu hỏi này thường được áp dụng trên với các bệnh: đái tháo đường,
trầm cảm. Nhược điểm là quá trình thu thập số liệu có thể tốn nhiều thời gian hơn so
với các bộ câu hỏi khác [36].
❖ Bộ câu hỏi tuân thủ Hill – Bone
Bộ câu hỏi tuân thủ Hill – Bone đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc và rào cản
đối với tuân thủ sử dụng thuốc nhưng chỉ áp dụng trên bệnh nhân tăng huyết áp.
Bộ câu hỏi bao gồm 3 phần: tuân thủ sử dụng thuốc, khả năng tái khám và thói quen
ăn mặn; trong đó mỗi câu hỏi có tương ứng 4 mức độ là luôn luôn, thường xuyên,
thỉnh thoảng hoặc không bao giờ. Số câu hỏi có thể là 9 hoặc 14 tùy theo đối tượng
nghiên cứu (Phụ lục 2).
Bộ câu hỏi Hill – Bone được chứng minh có độ nhạy tốt hơn trên quần thể
người da đen, vì vậy bộ câu hỏi này được khuyến cáo sử dụng trong các nghiên cứu
tăng huyết áp trên bệnh nhân da đen [33], [35].
❖ Bộ câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc (MAQ)

Bộ câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc MAQ hay còn được gọi là bộ câu hỏi
tuân thủ sử dụng thuốc Morisky-4. Đây là bộ câu hỏi cho phép đánh giá nhanh nhất
điểm số tuân thủ của bệnh nhân và phát hiện ra rào cản trong tuân thủ sử dụng thuốc.
Bộ câu hỏi gồm 4 câu hỏi đóng được thiết kế để tránh sai số trả lời “Có” của
bệnh nhân (Phụ lục 2).
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, độ nhạy và độ đặc hiệu của Morisky-4 đối với
tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân lần lượt là 81% và 44% [45].
❖ Thang tuân thủ sử dụng thuốc Morisky-8 (MMAS-8)
Dựa trên bộ câu hỏi MAQ, Morisky và cộng sự đã phát triển thang tuân thủ
Morisky-8 bao gồm 7 câu hỏi đóng “có/không” và 1 câu hỏi có 5 mức độ trả lời.

12


Các câu hỏi được thêm vào tập trung vào hành vi tuân thủ sử dụng thuốc của
bệnh nhân, đặc biệt liên quan đến liều (ví dụ: quên uống thuốc), để phát hiện các
rào cản đối với tuân thủ sử dụng thuốc.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của thang Morisky-8 đối với bệnh nhân tăng huyết áp
là 93% và 53%, cao hơn so với bộ câu hỏi MAQ [46]. Do đó, thang Morisky-8 là
thang đánh giá dựa trên báo cáo của bệnh nhân được chấp nhận và sử dụng nhiều
trong thực hành lâm sàng.
❖ Thang đánh giá sử dụng thuốc hợp lý (SEAMS)
SEAMS bao gồm 13 câu hỏi, mỗi câu có 3 mức độ trả lời tập trung vào hiệu
quả sử dụng thuốc trong các bệnh mạn tính cùng với đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc
(Phụ lục 2). Thang SEAMS đã được áp dụng cho nhiều bệnh khác nhau.
Độ tin cậy alpha của SEAMS trên quần thể bệnh nhân dân trí thấp và cao lần
lượt là 89% và 88% [36]. Do đó, đây có thể xem là một công cụ đánh giá tuân thủ
sử dụng thuốc tốt trên các bệnh lý mạn tính.
❖ Thang báo cáo tuân thử sử dụng thuốc (MARS)
Thang này đánh giá cả niềm tin và các rào cản trong tuân thủ sử dụng thuốc.

MARS bao gồm 10 câu hỏi liên quan đến hành vi tuân thủ sử dụng thuốc, thái độ
sử dụng thuốc và kiểm soát bệnh nói chung trong 1 tuần trước đó (Phụ lục 2).
Tính đồng nhất của thang MARS là chưa rõ ràng. Tác giả Thompson và
cộng sự đã chỉ ra mối tương quan cao khi áp dụng trên bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Do vậy, nó được sử dụng hạn chế trong các bệnh tâm thần mạn tính [55].

13


Bảng 1.4. Ưu, nhược điểm các phương pháp đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc[51]
Phương pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

Đánh giá trực tiếp
Quan sát điều trị trực tiếp

Chính xác nhất

Không khả thi trên thực tế

Định lượng thuốc hoặc chất chuyển hóa
trong máu

Khách quan

Thay đổi nồng độ chuyển hóa và có thể
đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc của

bệnh nhân cao hơn do biết mình bị giám sát

Khách quan
Yêu cầu các xét nghiệm đắt tiền và việc
Định lượng chỉ dấu (marker) sinh học
Trong các thử nghiệm lâm sàng có thể thu thập mẫu xét nghiệm
trong máu
sử dụng để đánh giá giả dược (placebo)
Đánh giá gián tiếp
Giám sát điện tử

Chính xác, kết quả dễ dàng định lượng, Tốn kém, yêu cầu thu thập lại dữ liệu từ
xây dựng mô hình dùng thuốc của
các hộp thuốc sử dụng
bệnh nhân

Đếm số lượng thuốc

Nhật ký bệnh nhân
Bộ câu hỏi và thang đánh giá tuân thủ

Khách quan, có thể định lượng và Dữ liệu dễ dàng bị thay đổi bởi bệnh nhân
dễ thực hiện
(VD: đổ bỏ thuốc)
Đơn giản, dễ thực hiện

Bệnh nhân có thể tự thay đổi thông tin

Đơn giản. Ít tốn kém


Dễ gặp sai số giữa các lần thực hiện

Được sử dụng nhiều nhất trong các Kết quả có thể cao hơn do bệnh nhân báo cáo
thiết kế nghiên cứu
khác với thực tế

14


1.2.3. Lựa chọn thang đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng
huyết áp
Một phương pháp được coi là lý tưởng khi thỏa mãn các yếu tố: (1) chi phí
thấp, (2) dễ tiến hành, (3) độ tin cậy cao, (4) linh hoạt và (5) có khả năng áp dụng trên
thực tế. Tuy vậy mỗi phương pháp đều có những hạn chế riêng và không có
phương pháp nào được coi là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc.
Trên thực tế, sử dụng bộ câu hỏi hay thang đánh giá là một trong các phương pháp
hay sử dụng nhất do tính thuận tiện, chi phí thấp và độ tin cậy chấp nhận được.
Thang đánh giá Morisky-8 có số lượng câu hỏi không quá nhiều nên dễ
áp dụng trên số lượng bệnh nhân lớn, khả năng áp dụng trên thực hành lâm sàng
cao hơn. Tác giả Abegaz và cộng sự đã tiến hành rà soát tất cả các nghiên cứu
đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp từ tháng 1/2009 tới
tháng 3/2016 sử dụng thang đánh giá Morisky-8, kết quả có tới 28 nghiên cứu từ 15
quốc gia với tổng cộng 13688 bệnh nhân tham gia [13]. Như vậy khi đánh giá
tuân thủ sử thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp, phần lớn các nghiên cứu lựa chọn
sử dụng thang Morisky-8.
Khi so sánh phương pháp đếm số lượng thuốc với phương pháp sử dụng
thang đánh giá Morisky-8, có mối tương quan về kết quả giữa 2 phương pháp này.
Các bệnh nhân được phân loại tuân thủ sử dụng thuốc theo Morisky-8 tương đồng
trên 75% so với phương pháp đếm số lượng thuốc [32].
Sử dụng ngưỡng phân loại < 6 điểm để đánh giá mối tương quan giữa

tuân thủ sử dụng thuốc và kiểm soát huyết áp, độ nhạy của thang đánh giá
Morisky-8 đạt 93% và độ đặc hiệu là 53% [7]. Tuy nhiên trong nghiên cứu lặp lại tại
Hàn Quốc năm 2014 [30], độ nhạy và độ đặc hiệu của thang Morisky-8 khi sử dụng
ngưỡng phân loại không tuân thủ (< 6 điểm) chỉ là 64,3% và 72,9%. Khi nâng điểm
phân loại không tuân thủ lên 7 điểm thì độ nhạy là 82,1% và độ đặc hiệu là 36,9%.
Việc tăng điểm phân loại tuân thủ làm tăng độ nhạy nhưng làm giảm độ đặc hiệu của
bộ câu hỏi. Mặc dù vậy điều này được chấp nhận trên thực hành lâm sàng do
chúng ta quan tâm tới việc phát hiện bệnh nhân tuân thủ kém và không kiểm soát
15


×