Vũ Thị Phương Thanh
VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI SỰ
RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
PHẦN MỞ ĐẦU
Các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng tư sản Anh, cách mạng tư sản Pháp nổ
ra và thành công ở bầu trời phương Tây đã mở ra trong lịch sử nhân loại một thời kỳ mới –
thời kỳ cận đại. Chủ nghĩa tư bản phát triển một cách nhanh chóng, đem lại sự phát triển
mạnh mẽ về mặt kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó lại là nguyên nhân dẫn đến sự hình
thành hệ thống thuộc địa trên thế giới. Kinh tế phát triển đặt ra nhu cầu là cần phải có thêm
nhiều nguồn nhân cơng và nguyên liệu để phục vụ trong các ngành công nghiệp. Đặc biệt,
sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nhu cầu ấy ngày càng một tăng cao và sự
bành trướng thuộc địa của các quốc gia tư bản ngày càng mạnh mẽ.
Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng trên bán đảo Đơng Dương nói riêng và
khu vực Đơng Nam Á nói chung đã dễ dàng rơi vào sự lăm le xâm lược của các đế quốc
thực dân, trong đó có thực dân Pháp. Vào thế kỉ XIX, Việt Nam đang bước dần vào giai
đoạn thoái trào của chế độ phong kiến. 31/08/1858, Pháp nổ súng tấn cơng bán đảo Sơn Trà,
Đà Nẵng rồi từ đó đánh chiếm Gia Định. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã
diễn ra vô cùng sôi nổi trên cả nước. Tuy nhiên, trong lúc hào khí đang vang dội trên dải đất
hình chữ S, triều đình Huế lần lượt kí kết các hiệp ước, cắt đất Nam Kỳ cho Pháp, thừa nhận
quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Các cuộc khởi nghĩa lần lượt nổ ra rồi bị dập
tắt, các phong trào yêu nước cứ nổi lên rồi lại vụt tắt trong thoáng chốc, dù là theo khuynh
hướng chính trị phong kiến hay tư sản thì đều đưa đến kết quả thất bại, đất nước ta rơi vào
cảnh bị ngoại xâm đơ hộ. Có thể nói, đây là giai đoạn vơ cùng khó khăn và bế tắc trong lịch
sử Việt Nam, khơng có một con đường nào, khơng có một ai có đủ sức để cứu lấy tình cảnh
của nước nhà.
1
Thế rồi, vào ngày 05/06/1911, tại cảng Nhà Rồng có một thanh niên yêu nước đã rời
mảnh đất quê hương, bơn ba hơn 30 năm ở hải ngoại chỉ vì một sứ mệnh duy nhất – tìm lấy
con đường giải phóng dân tộc. Người thanh niên ấy khơng ai khác chính là Nguyễn Tất
Thành – Nguyễn Ái Quốc. Đó chính là vị Cha già kính yêu của dân tộc, một lãnh tụ kiệt xuất
đã soi sáng con đường cách mạng cho nhân dân. Sinh ra và lớn lên khi đất nước bị thực dân
giày xéo, thấu hiểu được tình cảnh khổ cực, lầm than, đồng thời nhận ra được sự bế tắc của
con đường cách mạng đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã quyết tâm tìm lấy một lối đi riêng,
khác so với các bậc tiền bối. Trải qua nhiều năm bôn ba, làm nhiều nghề nơi đất khách quê
người, Người đã tìm thấy ánh sáng cho con đường giải phóng dân tộc.
“Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đơng
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nơng”.
Từ đây, Người tìm đến với Lênin, Người nhận ra được đáp án mà bấy lâu nay mình tìm
kiếm và “Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt”. Người đã chuẩn bị mọi mặt về tư
tưởng và tổ chức, đã tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, thúc đẩy các
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển trong cả nước. Mùa xuân năm 1930,
tại Hương Cảng, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng
sản và quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh
dấu bước ngoặt lớn trên con đường cách mạng của dân tộc, dẫn đến sự thành công của cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã dành trọn cuộc đời mình
cho việc tìm kiếm con đường cứu nước, chuẩn bị cho việc thành lập một chính đảng duy
nhất để lãnh đạo dân tộc, đem đến sự tự do và phát triển cho đất nước.
Viết về vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh để ta thêm hiểu về một thời kỳ lịch
sử vô cùng bế tắc của dân tộc. Đó là thời kỳ những con đường cách mạng theo khuynh
hướng phong kiến và tư sản đã trở nên khủng hoảng và không phù hợp với con đường phát
triển của dân tộc. Tìm hiểu về Người và sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Người
là cách để chúng ta hiểu thêm về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã dành trọng cả cuộc
đời mình chỉ vì “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
2
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”.
Biết được hoàn cảnh lịch sử và quá trình tìm ra con đường cứu nước của chủ tịch Hồ
Chí Minh, chúng ta sẽ càng thêm khắc sâu tư tưởng của người: “Độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội”. Nhất là trong thời kì hiện nay, thời kì hội nhập nền kinh tế thế giới thì
càng phải ghi nhớ và giữ vững tư tưởng ấy. Đó sẽ là kim chỉ nam để đưa đến sự phát triển
của đất nước một cách toàn diện và bền vững.
Để đạt được mục tiêu ấy, cần giải quyết được các nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam dưới chính sách thống trị, khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp và kết quả của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX.
Hai là, làm rõ q trình lựa chọn con đường cách mạng vơ sản của Nguyễn Ái Quốc
(1911-1920).
Ba là, làm rõ sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về chính trị - tư tưởng và tổ chức cho
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bốn là, làm rõ sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc trong việc triệu tập, chủ trì Hội nghị
thành lập Đảng và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
Năm là, đánh giá giá trị của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh
chính trị đầu tiên đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
3
NỘI DUNG
I.
Bối cảnh lịch sử Việt Nam dưới chính sách thống trị, khai thác thuộc địa của thực
dân Pháp và sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc
1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam
1/9/1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở bán đảo Sơn Trà đánh dấu sự xâm
lược Việt Nam.
Từ 1858 – 1884: thực dân Pháp thống trị Việt Nam, thực hiện quá trình chinh phục về
mặt quân sự: mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, biến
vua quan triều đình thành bù nhìn, tay sai. Chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc
đấu tranh của dân ta trong biển máu. Thi hành chính sách chia để trị, chia nước ta làm ba kỳ,
mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ với Lào, Camphuchia để lập ra liên bang
Đơng Dương thuộc Pháp, xố tên nước ta trên bản đồ thế giới.
Từ 1885 – 1896: thực dân Pháp bình định về mặt kinh tế, thực hiện chính sách khai
thác thuộc địa.
- Những tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với nền kinh tế, xã hội Việt
Nam:
+ Sự biến đổi về mặt kinh tế: Pháp du nhập các phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
vào Việt Nam, nhưng quan hệ kinh tế phong kiến lạc hậu vẫn được duy trì, chủ yếu vẫn là
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu phụ thuộc. Dưới ách thống trị và khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm nặng nề, phát triển chậm chạp, què
quặt, phiến diện và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
+ Sự biến đổi về mặt xã hội: Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế,
văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra q trình phân hóa sâu sắc. Từ một xã
hội phong kiến thuần túy (chỉ gồm 2 giai cấp) đã phân hóa thành nhiều giai cấp khác nhau.
Giai cấp địa chủ: chia thành đại địa chủ; địa chủ vừa và nhỏ.
Đại địa chủ: làm tay sai cho Pháp, tăng cường bóc lột áp bức nơng dân, đi ngược với
quyền lợi dân tộc.
Địa chủ vừa và nhỏ: có mâu thuẫn với thực dân Pháp về quyền lợi dân tộc, căm ghét
chế độ thực dân, tham gia chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.
4
Như vậy khi cách mạng diễn ra thì lực lượng địa chủ vừa và nhỏ sẽ sẵn sàng tham gia
đấu tranh và ủng hộ về mặt tinh thần, tiền của để chống lại thực dân Pháp. Bộ phận này có
tài chính, tri thức, sức ảnh hưởng cao hơn giai cấp nông dân nên dễ dàng tiếp cận với những
tư tưởng, đường lối cách mạng mới cũng như hỗ trợ tuyên truyền đến nhiều người hơn.
Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% dân số Việt Nam nhưng ngày càng bị bần cùng
hóa. Số lượng nơng dân mất đất ngày càng lớn bởi chính sách thống trị và khai thác thuộc
địa của Pháp, một bộ phận nông dân mất đất trở thành giai cấp công nhân.
Đây là lực lượng đông đảo nhất và bị Pháp bóc lột nặng nề nhất, là nguồn nhân lực
tham gia đấu tranh cực kì mạnh mẽ tạo thành khối đồn kết dân tộc lớn mạnh.
Giai cấp cơng nhân: ra đời từ những người nông dân mất đất.
Một bộ phận nông dân mất đất đi tha hương cầu thực làm việc ở những nhà máy, xí
nghiệp và trở thành giai cấp công nhân. Như vậy giai cấp công nhân ở Việt Nam đã ra đời
ngay trong lần khai thác thuộc địa đầu tiên của Pháp và tăng mạnh ở lần khai thác thứ hai.
Không ngoại lệ, công nhân ở Việt Nam cũng bị áp bức, bóc lột sức lao động nặng nề. Đặc
điểm nổi bật của giai cấp công nhân Việt Nam là: “ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt
Nam, và vừa lớn lên nó đã sớm tiếp thụ ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin”1.
Là một lực lượng đông đảo và có vai trị hết sức quan trọng trong cuộc cách mạng của
dân tộc ta, họ sẵn sàng tham gia đấu tranh. Có thể thấy nhiều cuộc bãi cơng địi tăng lương,
giảm giờ làm được diễn ra khắp các đồn điền. Nó tạo áp lực lên những khu sản xuất, khai
thác của thực dân Pháp, gây ra thiệt hại không nhỏ cho Pháp, tuy có bị đàn áp dữ dội nhưng
khi tập hợp được số đơng thì Pháp cũng phải nhân nhượng giảm giờ làm, tăng tiền công.
Giai cấp tư sản: ra đời ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trong đó bộ phận tư sản có quyền lợi gắn với thực dân Pháp, gọi là tư sản mại bản, còn
bộ phận tư sản yêu nước gọi là tư sản dân tộc.
Ngay từ khi ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa
cạnh tranh, chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam
nhỏ bé, yếu ớt - đây cũng chính là điểm khác biệt với giai cấp tư sản ở các nước phương Tây
khi ra đời đã có tiềm lực kinh tế mạnh và có khả năng cạnh tranh về chính trị. Đánh giá tình
hình này, giai cấp tư sản sẽ không đủ khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi
1
Lê Duẩn (2008): Tuyển tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.II, tr.551.
5
đến thành công. Giai cấp tư sản sẽ tham gia cách mạng để tạo nên số đơng, khối đại đồn kết
dân tộc.
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và những người
làm nghề tự do. Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư
sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị phá sản trở thành những người vô
sản.
Tiểu tư sản Việt Nam có lịng u nước, căm thù đế quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng
của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngồi truyền vào. Vì vậy, đây là lực lượng có tinh thần
cách mạng cao.
- Những mâu thuẫn chính trong xã hội lúc bấy giờ và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho dân
tộc Việt Nam trong quá trình giành độc lập tự do:
+ Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp: là mâu thuẫn mới và rất gay
gắt, tất cả các giai cấp tầng lớp ở Việt Nam đều mang thân phận là người dân mất nước, bị
thực dân Pháp áp bức, bóc lột ở các mức độ khác nhau.
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến: mâu thuẫn với nhau
nhưng không quá gay gắt, hơn nữa lịch sử đã chứng minh qua nhiều lần Việt Nam bị xâm
lược thì hai giai cấp này có thể dễ dàng điều hoà mâu thuẫn, cùng nhau đấu tranh bảo vệ đất
nước.
+ Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Thực tiễn lịch sử
Việt Nam đặt ra hai nhiệm vụ cách mạng: một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược,
giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành
quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân.
Nhiệm vụ hàng đầu là chống đế quốc, giải phóng dân tộc. Nhiệm vụ này muốn
thành cơng phải có sự hợp sức, đoàn kết của toàn bộ dân tộc Việt Nam (bất kể giai cấp, tầng
lớp nào) dưới sự lãnh đạo của một tổ chức tiến bộ, thống nhất, với những đường lối chiến
lược rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh trong nước.
6
1.2. Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1920)
1.2.1. Các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi phát động (1885 - 1896)
- Kết quả: Thất bại
- Ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu “Cần Vương”, phong trào phát triển
mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Tiêu biểu là các cuộc khởi
nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật đứng đầu (1885 - 1892), cuộc khởi nghĩa Ba Đình do
Phạm Bành và Đinh Cơng Tráng tổ chức (1885 - 1886). Ngày 1/11/1888, vua Hàm Nghi bị
Pháp bắt, các cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do
Phan Đình Phùng lãnh đạo (1885 - 1896) trên địa bàn bốn tỉnh Thanh Hóa- Nghệ An- Hà
Tĩnh- Quảng Bình. Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mơ lớn nhất và kéo dài nhất, đồng thời
cũng đánh dấu sự thất bại chung của phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp dưới danh
nghĩa Cần Vương.
- Cuộc khởi nghĩa thất bại bởi do những nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân chính: Mục đích cuối cùng là khôi phục lại chế độ phong kiến, điều
này đã khơng cịn phù hợp với tình hình của thế giới và tình hình dân tộc. Bởi lẽ, trong khi
nhân dân Việt Nam đang kiên trì, bền bỉ đấu tranh chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập dân
tộc thì triều đình nhà Nguyễn đã ký hàng loạt các hiệp ước đầu hàng, đỉnh điểm là hiệp ước
Hácmăng (1883) và hiệp ước Patơnốt (1884), chính thức cơng nhận sự thống trị của Pháp ở
Việt Nam. Chế độ phong kiến trở nên bất lực trước những yêu cầu thức thời với vận mệnh
của đất nước, không phát huy được truyền thống u nước của dân tộc, khơng cịn đủ uy tín
để tập hợp lực lượng toàn dân. Với danh nghĩa “Cần Vương”, phong trào đã thất bại ngay từ
bước đầu, bởi lẽ lúc này, nhân dân đã khơng cịn sự tín nhiệm dành cho triều đình, cũng như
khơng cịn “Cần Vua” nữa.
+ Khơng có tổ chức và lãnh đạo thống nhất để đứng ra tập hợp toàn thể nhân dân đứng
lên kháng chiến chống Pháp, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn.
+ Đấu tranh lẻ tẻ, tự phát, không phát huy được sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thiếu sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa, dễ bị cô lập và rơi vào thế bị động, dễ bị địch
bao vây và đàn áp.
7
+ Cách đánh còn thụ động, chủ yếu là dựa vào địa hình, địa vật hiểm trở, thiên về
phịng thủ.
+ Thực dân Pháp còn quá mạnh, tương quan lực lượng giữa ta và địch còn quá lớn.
+ Nền sản xuất lạc hậu, kém phát triển làm nền tảng, vì vậy vũ khí thơ sơ khơng thể
chống lại vũ khí hiện đại của Pháp.
Phong trào nơng dân n Thế do Hồng Hoa Thám lãnh đạo (1884 - 1913)
- Kết quả: thất bại
- Được chia thành 4 giai đoạn. Trong những giai đoạn đầu, nghĩa quân của Đề Thám đã
gặt hái được nhiều thành công, tuy bị đàn áp mạnh mẽ nhưng nghĩa quân Yên Thế đã đánh
thắng Pháp và gây cho chúng nhiều khó khăn, thiệt hại. Ngày 10 tháng 2 năm 1913, Đề
Thám bị hai tên thủ hạ Lương Tam Kỳ giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2 km, nộp đầu
cho Pháp lấy thưởng. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Yên
Thế.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Nguyên nhân chính: mục đích cuối cùng là khơi phục lại chế độ phong kiến, điều
này đã khơng cịn phù hợp với tình hình thực tiễn.
+ Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hịa) khơng hợp với nhiều nghĩa qn (chủ
chiến).
+ Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền
Pháp, chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế mà không thu hút được các thành
phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó.
+ Thiếu cộng tác với các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó.
+ Phong trào mang tính tự phát.
Tóm lại, sự thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong
kiến chứng minh rằng việc sử dụng hệ tư tưởng phong kiến để đấu tranh là khơng cịn phù
hợp. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cần xóa bỏ chế độ phong kiến. Bên cạnh đó, với sự tồn tại gần
30 năm của phong trào nông dân chứng minh được lực lượng nơng dân có khả năng cách
mạng rất tuyệt vời, số lượng đơng, có tinh thần u nước và đấu tranh bền bỉ, muốn giành
được độc lập dân tộc cần tập hợp được giai cấp này.
8
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Xu hướng bạo động
- Kết quả: thất bại.
Đại diện cho xu hướng bạo động là Phan Bội Châu, với chủ trương dùng biện pháp bạo
động để đánh đuổi thực dân Pháp, khơi phục nền độc lập cho dân tộc.
Ơng tổ chức phong trào Đông Du, chủ trương nhờ Nhật Bản giúp đỡ. Phong trào du
học diễn ra gần hai năm, đế quốc Pháp tìm ra nhiều manh mối của phong trào nên đã cấu kết
với giới cầm quyền Nhật Bản trục xuất Phan Bội Châu và du học sinh Việt Nam. Phong trào
Đông Du thất bại.
Sau khi cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) thắng lợi, Phan Bội Châu về Trung
Quốc thành lập Việt Nam Quang phục Hội (1912), từ bỏ chủ trương lập chế độ Quân chủ lập
hiến, chuyển sang lập trường dân chủ tư sản với chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, thành lập
Cộng hòa dân quốc Việt Nam.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Hạn chế trong tập hợp lực lượng. Phan Bội Châu tập hợp “mười hạng người đồng
tâm” nhưng tuyệt nhiên khơng có giai cấp công nhân và nông dân (những người chiếm hơn
90% dân số).
+ Chủ trương dựa vào Nhật để đuổi Pháp là sai lầm, chúng ta không thể dựa vào đế
quốc để đánh đế quốc được, con đường cứu nước đó chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước,
rước beo cửa sau”.
Xu hướng cải cách
Đại biểu cho xu hướng cải cách là Phan Châu Trinh, với chủ trương vận động cải cách
văn hóa, xã hội; động viên lòng yêu nước trong nhân dân; đả kích bọn vua quan phong kiến
thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh,
mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài.
- Kết quả: thất bại.
- Nguyên nhân:
+ Hạn chế trong tập hợp lực lượng: phong trào của ông đã thu hút đông đảo người
Việt Nam tham gia nhưng chỉ đủ sức thu hút những người thuộc tầng lớp trên chứ khơng
hướng tới cơng nhân, nơng dân (ví dụ như muốn họ bỏ đi bộ trang phục đang mặc để mặc âu
9
phục phương Tây là khơng có khả năng, hay muốn họ đi học trong khi giai cấp cơng nhân
thì khơng được, nơng dân thì khơng có trường lớp,…).
+ Phan Châu Trinh yêu cầu thực dân Pháp thực hiện cải lương, việc này “chẳng khác
nào xin giặc rủ lịng thương”.
Tóm lại, phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản thất bại bởi các nguyên nhân
sau:
+ Nguyên nhân chính là tư tưởng đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
đều hạn chế trong tập hợp lực lượng, đứng trên hệ tư tưởng chính trị tư sản khơng thấy
được vai trị quan trọng của cơng nhân và nơng dân để đề ra một chiến lược thích hợp trong
tập hợp lực lượng.
+ Giai cấp tư sản chiếm số ít trong xã hội Việt Nam, chưa có kinh nghiệm và khơng đủ
sức để lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
+ Chưa có đường lối chính rõ ràng và tổ chức lãnh đạo chặt chẽ.
+ Địa bàn hoạt động không rộng rãi, không tập hợp được nhân dân đứng lên đấu tranh.
+ Khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp để giải quyết những mâu thuẫn trong
xã hội Việt Nam.
Tác động của các phong trào yêu nước trên đối với việc lựa chọn con đường cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc và sự phát triển của cách mạng Việt Nam:
Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư
sản đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra việc sử dụng hai hệ tư tưởng trên để đấu tranh là không
phù hợp để giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, cần phải tìm ra một
con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc,
của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến
thành công - đây chính là một trong những lý do thơi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước.
Các phong trào trên cũng giúp Người nhận ra được sức mạnh, tầm quan trọng của lực lượng
nông dân.
Mặc dù thất bại nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, kiên
cường, bất khuất vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, và chính sự phát triển của phong
trào yêu nước đã tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, quan
10
điểm cách mạng của Hồ Chí Minh. Phong trào yêu nước trở thành một trong ba nhân tố dẫn
đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2.2. Lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở Nghệ An - một
địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh nước
mất nhà tan, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Nguyễn Ái Quốc đã chứng kiến nỗi khổ
cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Người sớm có chí đuổi
thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
Người chứng kiến những cuộc đấu tranh của cha ông như phong trào Cần Vương (1885
- 1896), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913), phong trào theo xu hướng bạo động của
Phan Bội Châu hay phong trào theo xu hướng cải cách của cụ Phan Châu Trinh. Người
khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc ơng cha nhưng khơng đồng tình với cách làm của
họ vì nhận ra nó có hạn chế: cụ Phan Châu Trinh yêu cầu thực dân Pháp thực hiện cải lương,
việc này “chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương”1, cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp
ta đuổi Pháp giống như “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”2. Bên cạnh đó, Nguyễn Ái
Quốc đánh giá cao phong trào nơng dân vì nó “vì số đơng” nhưng lại có điểm hạn chế là còn
mang nặng cốt cách phong kiến. Và lịch sử đã chứng minh lối suy nghĩ của Người là hồn
tồn chính xác, các phong trào trên đều lần lượt thất bại. Các phong trào đấu tranh theo
khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản đều khơng thành công, cách mạng Việt Nam
“dường như trong đêm tối khơng có đường ra”, lịch sử đặt ra u cầu khách quan là phải
tìm ra phương hướng cứu nước mới, đây chính là một trong những lý do thơi thúc Nguyễn
Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
Vậy tại sao Người lại quyết định sang phương Tây, cụ thể là nước Pháp mà khơng phải
quốc gia khác?
Nguyễn Ái Quốc có thời gian học tập ở Huế nên được tiếp cận với tư tưởng “Tự doBình đẳng- Bác ái” trong bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp. Người thắc
mắc, theo đó quyền con người được đề cao, nhưng tại sao Pháp không xem người dân Việt
Nam là con người? Sự thật phía sau khẩu hiệu đó là gì?
1
2
Trần Dân Tiên (2004): Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Nghệ An, tr.12.
Trần Dân Tiên (2004): Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Nghệ An, tr.12.
11
Một lý do khác nữa là chính sách “bế quan tỏa cảng” nhà Nguyễn thực hiện vào nửa
đầu thế kỉ XIX đã khiến Việt Nam chậm phát triển về mọi mặt so với thế giới. Vậy nên,
Nguyễn Ái Quốc muốn sang phương Tây, cụ thể là nước Pháp để xem khoa học kĩ thuật thế
giới phát triển ra sao.
5/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trong
công việc là người phụ bếp trên con tàu đơ đốc Latouche- Tréville sang Pháp tìm đường cứu
nước. Nhưng, Người chỉ dừng chân tại quốc gia này từ 6/1911 đến 7/1911, sau đó Người di
chuyển đến nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, có thể kể
đến như Mỹ (1912-1913), Anh (1913- cuối 1916), sau đó quay về Pháp (1917-1923). Sở dĩ
người thanh niên yêu nước này chọn con đường đi đến các quốc gia trên là vì Người muốn
tận mắt chứng kiến, muốn dùng chính đơi tai của mình để nghe, từ đó có thể hiểu tường tận
về cách mạng tư sản. Mặc dù mang tiếng là cách mạng cho người dân, mang lại cho nhân
dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng hai cuộc cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp chỉ đem
lại lợi ích cho một nhóm người trong xã hội, đó là giai cấp tư sản. Bằng cách bóc lột sức lao
động của các tầng lớp thấp hơn ở trong nước để làm giàu cho túi tiền của mình, giai cấp tư
sản đã trở nên rất giàu có, chiếm hữu một số lượng lớn của cải trong xã hội và khiến cho
cuộc sống của những người công nhân, nơng dân trở nên khó khăn và khổ cực hơn. Ở các
nước thuộc địa, việc bóc lột này cịn tàn bạo hơn, thực dân Pháp vơ vét hầu hết nguồn sống
của người dân Việt Nam, biến người nông dân trở nên mất đất và trở thành công nhân làm
việc trong các nhà máy, xí nghiệp để làm giàu cho chính đế quốc Pháp.
Bằng việc hịa mình vào cuộc sống của những người lao động trên khắp thế giới, Người
không những khơng bị chống ngợp trước sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà còn nhận ra
được mặt tối đằng sau vẻ hào nhoáng ấy. Người rút ra một kết luận có tính chất nền tảng đầu
tiên: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị
bóc lột, áp bức nặng nề và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người:
giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”1. Với cách mạng Mỹ, Người cho rằng:
“Trong lời tun ngơn của Mỹ có câu rằng, giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ
tính mệnh của mình, quyền làm ăn cho sung sướng. Hễ Chính phủ nào mà có hại cho dân
chúng thì dân chúng phải đạp đổ Chính phủ ấy đi, và gây nên Chính phủ khác... Nhưng bây
1
Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.2, tr.266.
12
giờ Chính phủ Mỹ lại khơng muốn cho ai nói đến cách mạng, ai đụng đến Chính phủ”1. Về
cách mạng tư sản Pháp, Người chỉ rõ: “Tư bản nó dùng chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để
lừa dân, xúi dân đánh đổ phong kiến. Khi dân đánh đổ phong kiến rồi, thì nó lại thay phong
kiến mà áp bức dân. Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản,
cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hịa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục cơng
nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa”2. Kết lại, Người khẳng định các cuộc cách mạng tư sản
đã diễn ra rất nhiều năm (hơn hai thế kỉ) nhưng người lao động vẫn bị bóc lột rất nặng nề,
quyền con người chưa được thực hiện, là cuộc cách mạng chưa đến nơi, nhân dân cần tiếp
tục làm cách mạng. Nhân dân Việt Nam phải đổ máu để làm cách mạng, nếu đi theo con
đường tư sản, chẳng lẽ 100 hay 200 năm sau lại phải tiếp tục tiến hành cách mạng? Nên câu
trả lời của Người là KHÔNG. Theo Nguyễn Ái Quốc, “làm sao cách mệnh rồi thì quyền
giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều
lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”3, có như vậy mới không cần tiếp tục tiến hành cách
mạng. Như vậy, qua quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn Nguyễn Ái Quốc khẳng
định dứt khoát chủ nghĩa tư bản không cứu được nước, không cứu được dân và Người đưa ra
quyết định không nên đi theo con đường cách mạng tư sản.
Lúc bấy giờ, trên thế giới nổ ra một cuộc cách mạng nổi tiếng, đó là cách mạng Tháng
Mười Nga năm 1917. Cuộc cách mạng này trở nên nổi tiếng trên thế giới bởi vì đây là cuộc
đấu tranh giành lại chính quyền của giai cấp vô sản trước sự cầm quyền của giai cấp tư sản,
và nó cũng đã thu hút được sự quan tâm của Nguyễn Ái Quốc. Người rút ra kết luận: “Trong
thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là
dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, khơng phải tự do và bình đẳng
giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”4, chứ không giống Cách
mạng Pháp và Cách mạng Mỹ chỉ mượn hai chữ “bình đẳng”, “tự do” để rồi bóc lột người
khác. Tuy nhiên Người chưa chọn đi theo con đường cách mạng vơ sản vì Người nhận thấy
tính chất của cách mạng Tháng Mười Nga và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là
hoàn toàn khác nhau. Mục tiêu của cách mạng Tháng Mười Nga là giải quyết mâu thuẫn dân
Nguyễn Ái Quốc (2017), Đường cách mệnh, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.16.
Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.1.tr 274.
3
Nguyễn Ái Quốc (2017), Đường cách mệnh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.17.
4
Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.2, tr 274.
1
2
13
tộc (chống đế quốc Nga) trong khi mục tiêu của cách mạng Việt Nam là giải quyết mâu
thuẫn giữa nhân dân thuộc địa và thực dân Pháp, giành lại chủ quyền quốc gia.
Năm 1919, chiến tranh kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị hịa bình ở Vécxây
(Pháp) để chia phần. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi
đến Hội nghị bản yêu sách 8 điểm. Trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết,
Người chỉ đề cập những yêu sách “tối thiểu” và “cấp thiết”. Tổng thống Mỹ Uynxơn
(Wilson), tác giả chương trình 14 điểm với chiêu bài dân tộc tự quyết cũng có mặt ở Hội
nghị. Nhưng những yêu sách dù khiêm tốn của Người không được Hội nghị đáp ứng. Sự
kiện này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn…”1.
Những lời tuyên bố tự do của nhà chính trị tư sản trong lúc chiến tranh thực ra chỉ là những
lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trơng
cậy vào mình.
Vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong
Luận cương của Lênin về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam; vấn đề thuộc địa trong
mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới,… . Luận cương đã giải đáp đúng những vấn
đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở tìm hiểu, giúp Người thấy rõ con đường thắng lợi của
cách mạng giải phóng dân tộc, nhận rõ lập trường của Lênin và Quốc tế thứ ba khác hẳn với
những lời tuyên bố suông của Quốc tế thứ hai. Người quyết định đến với chủ nghĩa Mác Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng
vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản
đầu tiên của Việt Nam.
Như vậy, trong lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua những bước
ngoặt lớn.
Một là, nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời.
Hai là, tìm ra chỗ hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng
khơng giải phóng được cơng nơng và quần chúng lao động.
Ba là, đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo Quốc tế Cộng sản.
1
Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr 416.
14
Khác với các nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc có một phương pháp nghiên
cứu độc lập, tự chủ, sáng tạo, đem lý luận đối chiếu với thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách
mạng thế giới có chọn lọc.
Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện nổi bật trong
việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin, vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Nếu như con đường cách mạng vô sản ở chính quốc tập trung vào giai cấp cơng nhânnhững thành phần bị giai cấp tư sản bóc lột tàn bạo và coi cuộc cách mạng vô sản là cuộc
đấu tranh giai cấp thì Nguyễn Ái Quốc đã nhìn ra cuộc đấu tranh tại đất nước Việt Nam là
cuộc đấu tranh giành độc lập của một dân tộc bị cướp nước với bọn thực dân Pháp. Người
đánh giá cao vai trị của giai cấp cơng nhân và nơng nhân trong cuộc đấu tranh này vì đây là
giai cấp bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất tại Việt Nam để tranh thủ giành được sự ủng
hộ của Quốc tế Cộng sản và các nước đồng minh trên thế giới, song Người cũng đồng thời
tập trung được lực lượng đông đảo những người yêu nước thuộc các giai cấp khác để cùng
tham gia vào cuộc đấu tranh. Tuy nhiên cuộc đấu tranh này phải gắn liền với cách mạng vô
sản thế giới và phải chủ động sáng tạo để không bị phụ thuộc vào cách mạng vô sản thế giới
để con đường cách mạng giải phóng dân tộc mau chóng thành cơng và để xây dựng đất nước
tiến lên xã hội chủ nghĩa. Chính vì điều đó con đường cách mạng vơ sản mà Nguyễn Ái
Quốc lựa chọn chính là con đường đúng đắn và sự độc lập của dân tộc ngày nay chính là
minh chứng rõ nét cho điều đó.
Như vậy, qua q trình nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đã đưa
ra kết luận “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường
cách mạng vơ sản”1.
II. Phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
2.1. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở
Việt Nam
Trong giai đoạn từ năm 1921 đến năm 1929, Nguyễn Ái Quốc từng hoạt động với
cương vị Trưởng tiểu ban Đông Dương trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản
1
Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.9, tr.314.
15
Pháp, tham dự Đại hội I và II của Đảng. Từ năm 1923 đến 1924, Người đến và lưu lại Liên
Xô, tận mắt chứng kiến những thành tựu về mọi mặt của nhân dân Liên Xơ, sau đó vào học
lớp bồi dưỡng tại trường Đại học Phương Đông. Người được bầu vào Đồn chủ tịch Quốc tế
nơng dân. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại Hội V Quốc tế Cộng sản, được cử làm
Ủy viên Bộ Phương Đông, phụ trách cục Phương Nam. Sau đó, Người cịn lần lượt tham dự
Đại hội Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ. Việc được tham dự
các Hội nghị Quốc tế lớn, học tập lý luận trong trường học cũng như quan sát thực tiễn cách
mạng Liên Xơ có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hình quan điểm cách mạng của Hồ Chí
Minh. Những nội dung tư tưởng cơ bản hình thành trong giai đoạn này.
- Q trình chuẩn bị về mặt tư tưởng chính trị:
Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin để xây
dựng lý luận Cách mạng giải phóng dân tộc. Những quan điểm về Cách mạng giải phóng
dân tộc được thể hiện qua các sách báo, tài liệu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường
cách mệnh (1927) và các tác phẩm tập hợp trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
(1930), các bài đăng trên báo Người cùng khổ (xuất bản năm 1922) của Hội Liên hiệp các
dân tộc thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng liên đoàn lao
động Pháp…
Nội dung tư tưởng Cách mạng giải phóng dân tộc:
+ Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: Tính chất và nhiệm vụ của cách
mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc xác định là cách mạng giải phóng dân tộc mở đường
đi lên chủ nghĩa xã hội, hai cuộc cách mạng này có mối quan hệ mật thiết.
Khi xác định đối tượng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở
các nước thuộc địa nói chung, ở Việt Nam nói riêng có những điểm khác với các nước
phương Tây. Mâu thuẫn chủ yếu ở các nước phương Tây là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản
và giai cấp tư sản, mâu thuẫn chủ yếu ở xã hội thuộc địa phương Đông lại là giữa dân tộc bị
áp bức với chủ nghĩa thực dân. Cụ thể với tình hình Việt Nam lúc này, có mâu thuẫn giai cấp
giữa cơng nhân và tư sản, giữa nông dân và địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, mâu thuẫn này
không gay gắt, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều mang thân phận người dân
mất nước và ở những mức độ khác nhau đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Do vậy, cuộc
đấu tranh giai cấp không giống như các nước phương Tây. Đối tượng cách mạng mà các dân
16
tộc thuộc địa cần tập trung đánh đổ không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là
giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.
Xác định đúng đắn mục tiêu và đối tượng cách mạng cụ thể ở Việt Nam, được Nguyễn
Ái Quốc thể hiện cụ thể qua Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ gửi Ban Chấp hành
Quốc tế Cộng sản để trình bày nhiều vấn đề về thuộc địa ở Việt Nam vào năm 1924 trước
khi Người rời Mátxcơva về phương Đơng có nội dung sau: “Cuộc đấu tranh giai cấp diễn
ra không giống như ở phương Tây. Về phía người lao động, đó là sự khơng giác ngộ, sự
nhẫn nhục và vơ tổ chức. Về phía bọn chủ, khơng có máy móc, ruộng đồng thuộc sở hữu của
những địa chủ hạng trung và những hạng nhỏ và những kẻ mà ở đó được coi là đại địa chủ
thì chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ,
khơng có tỉ phú người An Nam. Những tên trọc phú ở đó thì ở đây chỉ là những kẻ thực lợi
khá giả thôi. Cho nên nơng dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng khơng có vốn liếng gì
lớn, nếu nơng dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng chẳng
có gì là xa hoa; nếu thợ thuyền khơng biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại khơng hề
biết cơng cụ để bóc lột của họ là máy móc; người thì chẳng có cơng đồn, kẻ thì chẳng có
tơrơt. Người thì nhẫn nhục chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của
mình. Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó khơng thể chối cãi được”1.
Nhận thức đầy đủ, đúng đắn đặc điểm xã hội Việt Nam, xác định đúng đối tượng chính của
cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ dân tộc và
giai cấp. Nếu như Lý luận Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, còn
Lênin bàn nhiều về chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa Mác Lênin đề cao đấu tranh giai cấp,
trong đó đối tượng cách mạng là giai cấp tư sản, tiến hành cuộc cách mạng vô sản để tiến lên
chủ nghĩa xã hội, thì Nguyễn Ái Quốc lại không nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp mà đặt
ưu tiên hàng đầu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập, tự do dân tộc ở
thuộc địa. Do đó, đối tượng các mạng Việt Nam là thực dân Pháp và bọn tay sai phản động
Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc giải phóng
giai cấp với giải phóng dân tộc. Người cho rằng phải đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích giai
cấp, lấy mục tiêu độc lập dân tộc làm mục tiêu hàng đầu. Khẳng định tính dân tộc nổi trội
hơn tính giai cấp là tư tưởng đúng đắn, sáng tạo phản ánh đún tình hình thực tế Việt Nam
1
Hồ Chí Minh (2011): Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, t.1, tr. 508-509.
17
cũng như các nước thuộc địa nói chung. Đây cũng chính l cơ sở để đưa đến phương hướng
chiến lược của cách mạng Việt Nam được nêu trong “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam”.
+ Lực lượng Cách mạng: lực lượng cách mạng là “sỹ nông cơng thương” là tồn dân
tộc trong đó “cơng nơng” là “chủ cách mệnh”, “là gốc cách mệnh”.
Tháng 10-1923, Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân được triệu tập. Nguyễn Ái
Quốc là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa. Được mời phát biểu, Người nói: “Quốc tế
của các đồng chí chỉ trở thành một quốc tế thật sự khi mà không những nông dân phương
Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân ở các thuộc địa là những người bị
bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia quốc tế của các đồng chí”1. Qua
đây có thể thấy được, Nguyễn Ái Quốc sớm đã có sự nhận định đúng đắn về lực lượng chủ
yếu cách mạng. Đầu tiên, ta có thể xét đến những đặc điểm của giai cấp nơng dân Việt Nam.
Giai cấp nơng dân có nhiều ưu điểm như: lao động rất cần cù, chịu khó, tạo ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu,
là lực lượng chiếm số đông trong xã hội và gắn bó lâu đời với cội nguồn của dân tộc nên có
nhiều cơng lao đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong xã hội cũ,
nơng dân bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất nên họ có tinh thần phản kháng chống áp bức, bóc
lột, bất cơng mạnh mẽ nhất.
Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua được những hạn chế của những người yêu nước đi trước
như cụ Phan Bội Châu với phong trào Đông Du hay cụ Phan Châu Trinh, thường nhấn mạnh
quá cao vấn đề đấu tranh giai cấp mà không chú ý tận dụng được sức mạnh đoàn kết toàn
dân tộc để đánh đổ kẻ thù chung, mục tiêu cuộc cách mạng không đáp ứng yêu cầu của giai
cấp số đông, dẫn đến không thể tập hợp được lực lượng đông đảo nhất cả nước (nông dân).
Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ viết bài cho các báo Nhân
đạo, Đời sống công nhân, Sự thật, Người cùng khổ, Thư tín quốc tế, Tạp chí Cộng sản, …
Các bài báo tập trung nói về các vấn đề liên quan đến giai cấp công nhân, đến cuộc đấu tranh
của giai cấp cơng nhân ở các thuộc địa. Cịn về cơng nhân ở Việt Nam, ngồi những đặc
điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam cịn có những đặc
điểm riêng. Thứ nhất, giai cấp công nhân ở Việt Nam tuy ra đời muộn và chiếm một tỷ lệ ít
1
Hồ Chí Minh (2011) Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội t.1, tr.212.
18
trong thành phần dân cư, nhưng do kế thừa được truyền thống đấu tranh anh dũng kiên
cường của dân tộc mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất
khuất. Thứ hai, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi
khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân
tộc kết hợp làm một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để cách
mạng của giai cấp cơng nhân được nhân lên gấp bội. Và đặc biệt, giai cấp công nhân Việt
Nam đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ máu thịt với nơng dân. Đó là điều kiện hết
sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân.
Tuy nhiên, số lượng công nhân nước ta cịn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa học kỹ
thuật cịn thấp, cách thức làm việc có nơi, có chỗ cịn tỏ ra tùy tiện, manh mún. Do vậy để
đảm đương được sứ mệnh lịch sử của mình, một trong những điều kiện quan trọng là giai
cấp công nhân Việt Nam phải liên minh được với giai cấp nơng dân, tầng lớp trí thức và các
tầng lớp nhân dân khác. Hay giai cấp nông dân Việt Nam cũng chỉ là những người tư hữu
nhỏ, tuy nhiên tư hữu nông dân không đồng nhất với tư hữu của giai cấp bóc lột. Do phương
thức sản xuất phân tán nên nơng dân khơng có sự liên kết chặt chẽ về kinh tế, tư tưởng và tổ
chức. Giai cấp nông dân khơng có hệ tư tưởng độc lập mà tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ
tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội. Muốn được giải phóng, nơng dân phải tham gia vào
khối liên minh và chịu sự lãnh đạo của giai cấp cơng nhân. Qua đây ta có thể thấy được
những ưu nhược điểm của công nhân và nông dân Việt Nam đã bổ sung cho nhau.
Theo quan điểm Cách mạng Vơ sản thì lực lượng cách mạng chỉ bao gồm “công nông”
đối tượng cách mạng là “sỹ thương”. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh lại nhận định rằng lực lượng
cách mạng là “sỹ nơng cơng thương”, là tồn dân tộc. Bởi tình hình của xã hội Việt Nam lúc
bấy giờ mâu thuẫn giữa công nông với sỹ thương khơng q gây gắt. Nó hồn tồn bị lấn át
bởi mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.
Đối với giai cấp phong kiến, triều đình cấp phong kiến lúc này khơng cịn quyền hành
gì cả chỉ là bù nhìn, tài sản lại khơng q nhiều bởi phần lớn ruộng đất lúc bấy giờ đã rơi vào
tay thực dân Pháp. Họ còn bị thực dân Pháp chèn ép và chỉ một bộ phận nhỏ địa chủ theo
chân Pháp mới đạt được lợi ích lớn. Hơn nữa do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp là
tập trung vào công nghiệp khai thác và nông nghiệp theo hướng phục phụ cơng nghiệp, để
có đất xây dựng nhà máy đồn điền,... Pháp phải cần đất. Đất đó xuất phát từ giai cấp nông
19
nhân Việt Nam nên mâu thuẫn về điền địa với giai cấp nông dân chủ yếu xuất phát từ thực
dân Pháp và những địa chủ thân Pháp.
Đối với giai cấp tư sản, do giai cấp tư sản mới hình thành không bao lâu không nắm
trong tay tư liệu sản xuất, cịn nhỏ yếu khơng hề có nguồn lực về kinh tế mà chủ yếu nằm
trong tay thực dân Pháp và một bộ phận tư sản theo Pháp (tư sản mại bản). Bơ phận cịn lại
của giai cấp tư sản (tư sản dân tộc) lại còn bị chèn ép bởi tư sản mại bản và tư sản Pháp. Vì
vậy mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân đối với giai cấp tư sản (ở đây là tư sản dân tộc) rất
yếu ớt nếu so với mâu thuẫn đối thực dân Pháp.
Đối với giai cấp tiểu tư sản, nếu nói cơng nơng là chủ cách mệnh, là gốc cách mệnh thì
phần lớn bộ phận lãnh đạo cách mạng xuất thân từ tiểu tư sản. Họ là những thanh niên yêu
nước mang hoài bão lớn lao về cuộc Cách mang giải phóng dân tộc đưa nhân dân ra khỏi áp
bức đau khổ. Họ là những người thấu hiểu được lòng dân, hiểu được các giai cấp khác nhau
muốn gì hiểu được sứ mệnh của giai cấp công nhân hiểu được sức mạnh của giai cấp nơng
dân hiểu được dung hịa giai cấp phong kiến tư sản. Họ là những người có tầm nhìn, hiểu
biết, tư duy chiến lược để đưa ra Đưởng lối đúng đắng cho Cách mạng Việt Nam. Họ sẽ đưa
ra những quyết định theo con mắt của giai cấp vô sản. Nếu coi công nhân là linh hồn vậy
tiểu tư sản trí thức là bộ não. Hơn nữa, tiểu tư sản là giai cấp ít có xung đột lợi ích nhất đối
với các giai cấp còn lại trong xã hội Việt Nam nên họ sẽ là cầu nối cho tất cả các giai cấp tạo
thành khối đại đoàn kết dân tộc.
Kẻ thù chung lúc này của toàn bộ nhân dân Việt Nam là thực dân phải và để có đủ sức
mạnh chống lại Pháp một trong những cường quốc lúc bấy giờ thì lực lượng cách mạch phải
là tồn dân tộc mà trong đó cơng nơng đóng vai trị chủ yếu và quyết định. Nguyễn Ái Quốc
một lần nữa cho thấy sự nhận định đúng về lực lượng cách mạng Việt Nam, công nông là
chủ cách mệnh, là gốc cách mệnh.
+ Lãnh đạo Cách mạng: Lãnh đạo Cách mạng là Đảng Cộng sản
Theo lý luận Mác – Lênin thì Đảng Cộng sản là sự kết hợp giữa Lý luận Mác - Lênin
và phong trào công nhân từng quốc gia dân tộc. Do lý luận Mác – Lênin chủ yếu phân tích
mâu thuẫn ở các nước phương Tây nơi nền kinh tế phát triển mạnh đã làm cho xung đột lợi
ích rất lớn gây ra mâu thuẫn giữa giai cấp gay gắt, đặc biệt là giữa giai cấp vô sản và giai cấp
tư sản. Khơng hề có bất kỳ điểm có thể hịa giải được mâu thuẫn đó nên cần thành lập Đảng
20
Cộng sản lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản chống tư sản, phong kiến… Hơn nữa Quốc tế
Cơng sản cịn nhận định rằng Đảng Cách mạng là Đảng liên bang là Đảng của ba nước Đông
Dương để tập hợp sức mạnh của cả ba nước để chống kẻ thù chung.
Tuy nhiên theo Hồ Chí Minh thì Đảng Cách mạng (Đảng cả dân tộc) ở đây là Đảng
Cộng sản kết hợp không chỉ Lý luận Mác - Lênin và Phong trào u nước của giai cấp cơng
nhân mà cịn phong trào yêu nước của nhiều tầng lớp khác trong xã hội giai cấp nông dân,
giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản. Nguyễn Ái Quốc không sử dụng
dụng rập khuôn theo chủ nghĩa Mác – Lênin vì khơng hồn tồn phù hợp đối với các nước
thuộc địa phương Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì ở các nước phương Đơng, nền
sản xuất chưa phát triển, sự xung đột về lợi ích khơng lớn, giai cấp tư sản Việt Nam mới
hình thành yếu thế khơng nắm nhiều tài sản, giai cấp phong kiến lại không có bất kỳ quyền
hành nào, tài sản cũng ít ỏi nên mâu thuẫn giai cấp ở Việt Nam không gay gắt. Hơn thế nữa,
giai cấp cơng nhân cũng hình thành không bao lâu chỉ mới chiếm 1-2% dân số (phần lớn dân
số Việt Nam lúc bấy giờ là giai cấp nơng dân), lực lượng q ích ỏi khó mà thực hiện Cách
mạng. Và Đảng ở đây là Đảng của từng quốc gia dân tộc là Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì 3
nước có tình hình thực tế khác nhau, tư tưởng phong tục tập quán,… khác nhau mặc dù
chung 1 kẻ thù hiện tại là thực dân Pháp nên cần phải tách ra là Đảng của dân từng quốc gia
dân tộc. Hơn thế nữa lúc này phần lớn các chiến sĩ hoạt động cách mạng là người Việt Nam
nên khi thành lập Đảng Cộng sản của ba nước Đông Dương thì phần lớn Đảng viên là người
Việt Nam mà Đảng hoạt động theo cách thức biểu quyết số đông nên có thể nhiều quyết định
của Đảng sẽ có lợi cho Việt Nam nhiều hơn. Như vậy nên tách ra Đảng riêng của ba nước để
bình đẳng mối quan hệ.
Người chỉ ra Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam
đến thắng lợi. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của
giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin
“làm cốt”, dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời,
phải có một đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì lý tưởng của Đảng, vì lợi ích và sự
tồn vong của dân tộc, vì lý tưởng giải phóng giai cấp công nhân và nhân loại.
+ Mối quan hệ với Cách mạng thế giới: Cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong quỹ
đạo của Cách mạng Vô sản thế giới, quan hệ mật thiết với Cách mạng Vô sản ở chính quốc.
21
Trong mối quan hệ với Cách mạng Vô sản ờ chính quốc phải chủ động và có khả năng giành
thắng lợi trước Cách mạng Vơ sản ở chính quốc.
Nhấn mạnh mối quan hệ giữa cách mạng vô sản với cách mạng giải phóng dân tộc đã
được Lênin nêu ra, tuy nhiên, điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc ở đây là đánh giá sát thực
tiễn hơn về vị trí, vai trị của cách mạng giải phóng dân tộc trong mối quan hệ với cách mạng
vô sản. Sự liên minh giữa giai cấp vơ sản chính quốc và các dân tộc thuộc địa bị áp bức
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản là tất yếu. Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp
bức phải giúp đỡ nhau, sự giúp đỡ ấy đồng thời là sự tự cứu mình, là trách nhiệm và nghĩa
vụ của mỗi bên. Nguyễn Ái Quốc cịn nhận thấy một hình thức liên minh quan trọng nữa là
liên minh giữa các dân tộc thuộc địa với nhau. Đây là một sáng tạo đặc biệt của Nguyễn Ái
Quốc. Người chỉ rõ cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong quỹ đạo cách mạng vô sản thế
giới do vậy nên có quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản thế giới. Người xác định: “Cách
mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế
giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”1.
Và trong mối quan hệ với cách mạng vơ sản ở chính quốc, phải chủ động và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc. “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa
có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi khác bám vào giai cấp
vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu
người ta chỉ cắt một vòi thơi, thì cái vịi cịn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản,
con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”2. Vì thế, muốn thủ tiêu tận gốc
chủ nghĩa tư bản, phải xây dựng tình đồn kết giữa giai cấp vơ sản chính quốc với giai cấp
vơ sản, đặc biệt là đội tiên phong của nó ở thuộc địa, đoàn kết giữa các dân tộc thuộc địa
thành một mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa đế quốc.
Theo Quốc tế Cộng sản thì Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có mối quan hệ
mật thiết với Cách mạng vơ sản ở chính quốc với Cách mạng Vơ sản ở chính quốc là chính
và Cách mạng Vơ sản ở thuộc địa là phụ. Cách mạng vô sản ở thuộc địa nên chờ Cách mạng
Vơ sản ờ chính quốc lớn mạnh và thành công làm suy yếu lực lượng đế quốc thì mới thực
hiện.
1
2
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t. 2, tr. 329
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t. 1, tr. 298.
22
Tuy nhiên Hồ Chí Minh khơng đồng tình với quan điểm đó. Người cho rằng nếu như
vậy thì Cách mạng giải phóng dân tộc lệ thuộc q nhiều vào chính quốc và mối quan hệ
giữa Cách mạng giải phóng dân tộc có mối quan hệ bình đẳng với Cách mạng vơ sản ở chính
quốc. Hơn thế nữa Nguyễn Ái Quốc nhận định rằng thuộc địa chính là mầm sống của Chủ
nghĩa Tư bản bởi khởi nguồn của Chiến tranh Thế giới thứ nhất bắt nguồn từ việc tranh chấp
thuộc địa để giải quyết khủng hoảng kinh tế trong nước nên cần chủ động và có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc để chặt đứt nguồn sống của Chủ nghĩa
Tư bản.
Đây chính là đóng góp mà Hồ Chí Minh cần 10 năm để hình thành 10 năm để chứng
minh (năm 1941 mới được Quốc tế Cộng sản cơng nhận). Nó mang lại giá trị to lớn khơng
thể phủ nhận của Hồ Chí Minh đối với Cách mạng thế giới.
+ Phương pháp Cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng vì vậy phải động
viên, tổ chức và lãnh đạo đông đảo quần chúng
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin khi bàn đến cách mạng vơ sản thì nhấn mạnh vào
vai trị của liên minh cơng - nơng, lực lượng chính của cách mạng. Trong khi đó, xuất phát
từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, vạch
ra con đường cách mạng đầy sáng tạo cho cách mạng Việt Nam: Giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người. Với Người, "cách mạng giải phóng dân tộc là việc
chung cả dân chúng chứ khơng phải việc một hai người”1, vì vậy lực lượng cách mạng
không chỉ đơn thuần là liên minh cơng nơng mà cịn cần sự tham gia của nhiều giai tầng
khác, làm nên “lực lượng toàn dân”. Bộ phận trung tâm của lực lượng cách mạng giải phóng
dân tộc là công nhân, nông dân và khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Đây là một phát hiện của Người về vai trò, sứ mệnh và khả năng thực thi nhiệm vụ cách
mạng giải phóng dân tộc của giai cấp công nhân, nông dân ở các nước thuộc địa nói chung
và ở Việt Nam nói riêng. Như vậy, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân.
Cách mạng muốn giành thắng lợi triệt để phải do giai cấp công nhân lãnh đạo. Lực lượng
toàn dân yêu nước phải được sắp xếp theo lập trường giai cấp cơng nhân và phải căn cứ vào
hồn cảnh một nước thuộc địa phương Đơng. Đó là một sáng tạo lớn, là sự phát triển lý luận
1
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t. 2, tr. 283.
23
Mác - Lênin trong hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Những sự chuẩn bị trên đã
được Nguyễn Ái Quốc đúc kết qua “Đường Cách Mệnh” với những nội dung chỉ rõ tư tưởng
của cách mạng Việt Nam như sau:
Một là, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng giải phóng vơ
sản.
Hai là, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa quan hệ khăng khít với cách mạng
vơ sản ở chính quốc.
Ba là, vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa
thực dân.
Bốn là, chỉ ra đường lối chiến lược cách mạng ở các nước thuộc địa là làm cách mạng
giải phóng dân tộc, tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song, trước hết phải giải phóng
dân tộc, phải đánh đuổi hết bọn đế quốc, giành lấy độc lập, tự do.
Năm là, giai cấp cơng nhân có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
Sáu là, về lực lượng cách mạng: công nông là gốc của cách mạng, học trị, nhà bn
nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mạng công, nông.
Bảy là, về phương pháp cách mạng: cách mạng bạo lực.
Tám là, cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có Đảng lãnh đạo.
Chín là, về đồn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
- Quá trình chuẩn bị về mặt tổ chức:
+ Năm 1921 đến năm 1923, Nguyễn Ái Quốc ở Pháp nhờ sự giúp đỡ Đảng Cộng sản
Pháp cùng một số chiến sĩ cách mạng của các nước thuộc địa ở Pháp đã thành lập “Hội liên
hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp” để tuyên truyền, tập hợp tất cả những người thuộc địa sống
trên đất nước Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
+ Tháng 11 năm 1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) nơi có nhiều ngưởi Việt
Nam hoạt động, gân Đông Nam Á hay cụ thể là Việt Nam.
+ Tháng 2 năm 1925, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập
ra Cộng sản đoàn.
+ Tháng 6 năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Quảng
Châu (Trung Quốc) với nịng cốt là Cộng sản đồn. Đây chính là tổ chức tiền thân của Đảng.
24
+ Hội đã cơng bố Chương trình và Điều lệ của Hội: làm cách mạng dân tộc và cách
mạng thế giới. Sau khi cách mạng thành công, Hội chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân,
mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, tiến lên xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, thực hiện
đồn kết với giai cấp vơ sản các nước, với phong trào cách mạng thế giới.
+ Về cơ quan ngôn luận: Cơ quan ngôn luận của Hội là tờ báo Thanh niên (do Nguyễn
Ái Quốc sáng lập) nhằm tuyên truyền về Hội, chủ nghĩa Mác – Lênin và phưởng hướng phát
triển cho cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc.
+ Về con người: Từ năm 1925 đến năm 1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã
mở lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam. Hội đã xây dựng được nhiều
cơ sở ở các trung tâm kinh tế, chính trị trong nước. Nhiều đồng chí học viên được cử đi học
tập ở trường Đại học Cộng sản phương đông (Liên Xô) và trường Quân chính Hồng Phố
(Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
+ Về tổ chức: hệ thống tổ chức gồm 5 cấp từ trung ương tới chi bộ. Ngoài ra từ đầu
năm 1926, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã bắt đầu phát triển cơ sở ở trong nước;
đầu năm 1927 các kỳ bộ được thành lập, ngồi ra cịn chú trọng xây dựng cơ sở trong bà con
Việt kiều ở Thái Lan.
+ Về tài liệu: năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu được xuất
bản thành cuốn sách Đường Cách mệnh. Đây chính là tác phẩm thể hiện tư tưởng của Hồ
Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc.
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên mặc dù chưa phải là chính Đảng Cộng sản
nhưng hành động đã thể hiện lập trường của giai cấp công nhân, đã đưa chủ nghĩa Mác Lênin thực sự thâm nhập vào phong trào công nhân Việt Nam và phong trào yêu nước Việt
Nam và là bước chuẩn bị quan trọng về mặt tổ chức để tiến tới thành lập chính Đảng của giai
cấp Vơ sản ở Việt Nam – Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong những năm tháng đầy cam go, hiểm nguy, thử thách, với khát vọng cháy bỏng
giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động tích cực, khẩn trương và đầy sáng tạo
chuẩn bị những tiền đề về tư tưởng, chính trị, tổ chức để dẫn tới ra đời các tổ chức cộng sản
ở Việt Nam - đẩy bánh xe lịch sử của cách mạng Việt Nam phù hợp với xu thế tiến bộ của
lịch sử. Đúng như một tờ báo nước ngoài đã nhận định về Người: “Con người đó đã đóng
một vai trị lịch sử vơ cùng to lớn trong vòng hơn 50 năm nay. Người đã làm lay chuyển hệ
25