Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TIỂU LUẬN QUAN điểm của TRIẾT học mác LÊNIN về CON NGƯỜI và bản CHẤT CON NGƯỜI ý NGHĨA lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.5 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

--------------

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI.
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Hà
Mã lớp học phần: 21C1PHI51002346
Sinh viên: Lê Thùy Trang
MSSV: 31211020778
Khóa – Lớp: K47-MR001
Bình Dương , ngày 24 tháng 12 năm 2021


LỜI MỞ ĐẦU

Xuất hiện từ rất lâu vào khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI trước Công nguyên, Triết học là bộ
môn nghiên cứu những vấn đề chung và cơ bản nhất của con người. Trải qua thời gian, sự
phát triển của khoa học tự nhiên với những phát minh vô cùng quan trọng đã cung cấp cơ sở
tri thức khoa học để phát triển tư duy biện chứng, khắc phục những hạn chế trong việc nhận
thức thế giới thời cổ đại, song song với đó là sự tài năng và hoạt động thực tiễn không biết
mệt mỏi của C.Mác và Ph.Ăngghen. Từ đó, Triết học Mác-Lênin được hình thành, là hệ thống
quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy; là thế giới quan và phương pháp


luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nhận thức và
cải tạo thế giới. Trong mỗi hoạt động thực tiễn, triết học cung cấp những định hướng chung,
có tính khái qt và phổ biến, có vai trị quan trọng trong việc định hướng cho con người nhận
thức thế giới cũng như là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực. Bên cạnh đó, trong thời
đại của khoa học – cơng nghệ, hiện đại hóa, tồn cầu hóa hiện nay, Triết học Mác-Lênin càng
trở nên cần thiết hơn, giúp phân tích xu hướng vận động, phát triển chứa đựng tính phong phú
và phức tạp của tồn xã hội, từ đó mới khơng bị thụt lùi, lạc hậu so với thế giới.
“Trên đời này có những việc chính mắt mình trơng thấy rành rành
mà vẫn khơng hiểu được đúng sự thật."
- Khổng TửDo đó, mỗi chúng ta ai cũng cần đến với bộ mơn Triết học Mác-Lênin, như tìm đến được
chiếc chìa khóa dẫn lối tư duy, thế giới quan, nhân sinh quan theo hướng tích cực và đa diện
hơn. Đặc biệt ta có thể nhận thức rõ hơn về con người và vị trí của con người trong xã hội,
đồng thời hiểu rõ về quy luật của đời sống để dự đoán và bắt kịp theo xu hướng phát triển của
thời đại mới qua hệ thống quan điểm triết học Mác với đề tài : Phân tích “QUAN ĐIỂM CỦA
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ
BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI ......................................................................................1
1.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội ......................................................................1
1.2 Con người là sản phẩm lịch sử và của chính bản thân mình .......................................2
1.3 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử ............................2
1.4 Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ của xã hội ................................3
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI .....................................................3
2.1 Ý nghĩa lý luận ............................................................................................................3

2.2 Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................................4
a. Triết học Mác-Lênin về con người và bản chất con người là nền tảng thực tiễn và có
tính quyết định trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái nghiêm trọng như hiện nay .....4
b. Triết học Mác-lênin về con người và bản chất con người có ý nghĩa quan trọng trong
việc bồi dưỡng đạo đức, tư duy tích cực, văn minh của mỗi người trong xã hội .........5
c. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên .........................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN 


NỘI DUNG
1. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI1
1.1 Con người là thực thể sinh học - xã hội
Về phương diện sinh học: Giới tự nhiên chính là tiền đề vật chất đầu tiên quy định
sự tồn tại và phát triển của con người, do đó bản tính tự nhiên là phương diện cơ bản khi
ta phân tích về con người. Và quan điểm triết học Mác-Lênin cũng đã thể hiện rõ cái “tự
nhiên” của mỗi cá thể trong xã hội loài người qua hai giác độ:
Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ
sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh trên toàn thế giới bằng sự phát triển
của chủ nghĩa duy vật và các thành tựu khoa học, nổi bật là học thuyết ĐacUyn về sự
tiến hóa của các lồi. Cũng theo C.Mác: “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động
vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hồn tồn thốt ly khỏi
những đặc tính vốn có của con vật”2. Theo đó, con người phải phục tùng những quy luật
chung của giới tự nhiên như có các nhu cầu về thức ăn, nước uống, đấu tranh sinh tồn,
duy trì nịi giống để tồn tại và phát triển theo thời gian.
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và song song với đó, giới tự
nhiên cũng “là thân thể vô cơ của con người”. Do đó, sự tồn tại và phát triển của con
người cũng bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi các quy luật tự nhiên và ngược lại,
mọi hoạt động của lồi người cũng tác động trở lại mơi trường, làm biến đổi mơi trường.

Vì thế con người phải dựa vào giới tự nhiên, gắn bó với giới tự nhiên, hịa hợp với giới
tự nhiên mới có thể tồn tại và phát triển. Quan điểm này là nền tảng lý luận vững chắc
và phương pháp luận vơ cùng quan trọng, có tính quyết định trong bối cảnh khủng
hoảng sinh thái nghiêm trọng như hiện nay.
Về phương diện xã hội: Ta không thể dùng “đặc tính sinh học và sự sinh tồn thể
xác” để lý giải hoàn chỉnh các cơ sở cấu thành một con người do bên cạnh phần “con”
thì cịn phần “người” tồn tại song song với nhau. C.Mác đã nhận định: Con người là một
thực thể xã hội có các hoạt động xã hội.
Đầu tiên, xét về nguồn gốc hình thành, con người khơng chỉ có nguồn gốc từ sự
tiến hố, tác động của thiên nhiên mà cịn có nguồn gốc xã hội riêng mà “lao động” là
nhân tố đóng vai trị quyết định: “người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà
1


thốt khỏi trạng thái thuần túy là lồi vật”3. Nhờ có lao động, con người mới có thể tạo
ra các sản phẩm để phục vụ nhu cầu của chính bản thân và xã hội lồi người. Q trình
lao động cũng giúp con người sáng tạo ra tiếng nói và chữ viết – các yếu tố cần thiết để
xã hội loài người đi lên một tầm cao, trở thành “động vật cấp cao” của giới tự nhiên.
Thứ hai, xét về sự tồn tại và phát triển, con người có các sinh hoạt xã hội và đồng
thời phải chịu sự chi phối của các quy luật trong xã hội. Xã hội thay đổi thì con người
cũng có những sự biến đổi tương ứng và song song với đó, sự thụt lùi hay phát triển của
mỗi cá nhân cũng mang tới những ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến bộ mặt xã hội.
Tính xã hội của con người chỉ có trong chính “xã hội lồi người”, con người khơng thể
tự mình tách rời khỏi cộng đồng và đó là điểm khác nhau cơ bản giữa loài người và loài
vật.
1.2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Mang tính kế thừa các tư tưởng nhân loại tiến bộ trong lịch sử, chủ nghĩa Mác
khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa
là sản phẩm của lịch sử xã hội lồi người và của chính bản thân con người. C.Mác đã
nhấn mạnh trong “Hệ tư tưởng Đức” rằng “tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử của các ơng chính là những con người hiện thực đang hoạt động, lao
động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con người
như đang tồn tại”4.
1.3 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
Theo C.Mác, con người là chủ thể của lịch sử thơng qua q trình lao động và
sáng tạo – thuộc tính xã hội tối cao của con người. Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con
người tách khỏi con vật, có ý nghĩa sáng tạo chân chính là hoạt động chế tạo cơng cụ
lao động để tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần đồng thời thúc đẩy sự vận động và
phát triển của lịch sử xã hội thông qua hoạt động thực tiễn. Nhờ chế tạo công cụ lao
động mà con người tách khỏi loài vật, trở thành chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội.
Chính ở thời điểm đó con người bắt đầu làm ra lịch sử của mình.
Tuy vậy, con người cũng là sản phẩm của lịch sử, là sản phẩm của thời đại mình
đang sống và của một nền văn hóa nhất định. Con người tồn tại và phát triển luôn luôn
ở trong một hệ thống môi trường xác định. Đó là tồn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội,
có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người và xã hội, là những điều
2


kiện khơng thể thiếu. Quan trọng hơn hết, chính nhờ mơi trường văn hóa, xã hội mà con
người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội. Môi trường xã hội cũng là
tiền đề để con người có thể thực hiện quan hệ với giới tự nhiên ở quy mô rộng lớn và
hữu hiệu hơn.
1.4 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Trong Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã viết: “Bản chất con người không phải
là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản
chất của con người là tổng hịa các quan hệ xã hội”5. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã
không tuyệt đối hóa “bản tính tự nhiên” của con người mà đồng thời lý giải con người
từ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó thể hiện rõ bản tính xã hội của nó, giúp tách biệt con
người với những tồn tại khác của sinh giới. Như vậy, ta có thể hiểu rõ rằng con người
là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Bản chất của con người là “tổng hòa các

quan hệ xã hội”, xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ mối quan hệ giữa
loài người với nhau trên các phương diện khác nhau.
Nói tóm lại, C.Mác đã phủ định con người trừu tượng, thốt ly điều kiện, hồn
cảnh lịch sử xã hội, khẳng định con người luôn cụ thể, sống trong một điều kiện lịch sử
cụ thể nhất định và thông qua tất cả các mối quan hệ xã hội của hồn cảnh lịch sử đó,
bản chất con người mới hình thành và bộc lộ.
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI.
2.1 Ý nghĩa lý luận6
Có thể nói, quan điểm Triết học Mác-Lênin là cái nhìn đúng đắn và cơ sở phương
pháp luận cho mọi hoạt động thực tiễn của con người, biểu hiện ở:
Thứ nhất, vì “con người là một thực thể tự nhiên mang tính xã hội” nên khi xem xét
đánh giá, ta cần phải nhìn vào cả hai phương diện tự nhiên và xã hội, trong đó, phương
diện bản tính xã hội của con người nên được đặt lên trên hết. Bên cạnh đó, trong q
trình tồn tại và phát triển, nên tránh rơi vào lối sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm
thường mà phải biết cân bằng cả hai mặt, vừa biết cách đáp ứng nhu cầu sinh học của
bản thân, vừa phải luôn rèn luyện phẩm chất xã hội để ngày càng hoàn thiện và phát
triển.

3


Thứ hai, cần phát huy vai trò chủ thể của lịch sử, trở thành một chủ thể tích cực,
sáng tạo, có ý thức tự giác vượt ra khỏi những sự lạc hậu, tiêu cực của hồn cảnh lịch
sử.
Thứ ba, vì bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội nên cần xây dựng
một trường xã hội văn minh, tốt đẹp, với nền tảng đó sẽ xây dựng và phát triển được
những con người tốt đẹp, hoàn thiện. Đồng thời, trong quá trình hoạt động nhận thức và
thực tiễn phải luôn chú ý nhận định đúng đắn mối quan hệ xã hội – cá nhân, tránh khuynh
hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn

a. Triết học Mác-Lê nin về con người và bản chất của con người là nền tảng
thực tiễn và có tính quyết định trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái nghiêm trọng
như hiện nay.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển như “vũ bão” của
những “ông lớn” công nghệ, hệ thống sinh thái đa dạng phong phú đang dần bị thay thế
bởi những tịa nhà “chọc trời”, những dự án “hồn hảo” để thúc đẩy nền kinh tế tồn
cầu, và chính sự phát triển ấy đã đem lại một cái giá quá đắt: thân thể vơ cơ của con
người đã khơng cịn ngun vẹn mà bị tổn thương nghiêm trọng, đến nỗi những hiện
tượng thời tiết cực đoan đang xảy ra một cách ngày càng rõ rệt và khiến chúng ta tự hỏi
liệu con người đang phải trả giá? Câu trả lời chắc chắn là có, cụ thể theo thống kê của
tổ chức y tế thế giới WHO hằng năm có tới 12 triệu người chết vì ơ nhiễm mơi trường
– con số cho thấy sự nổi giận của thiên nhiên đang mãnh liệt hơn bao giờ hết. Chúng ta
xây nhà ở, nơi vui chơi giải trí nhưng lại quên đi rằng những sinh vật ngoài kia cũng cần
nơi trú ngụ của riêng mình. Chúng ta sáng tạo ra phương tiện, ra nhà máy sản xuất nhưng
lại để tự nhiên hứng chịu khói bụi, chất thải. Chúng ta phá rừng, đốt nương rẫy, xả rác
ra ngồi mơi trường tự nhiên và vơ số những hành động vô ý thức khác...
Khi tiếp cận Triết học Mác Lênin, đặc biệt là triết học Mác về con người và bản
chất con người, ta biết được con người “là một bộ phận của giới tự nhiên và song song
với đó, giới tự nhiên cũng là thân thể vô cơ của con người”. Với quan điểm rõ ràng về
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên: con người phải dựa vào giới tự nhiên, gắn bó
với giới tự nhiên, hịa hợp với giới tự nhiên mới có thể tồn tại và phát triển, triết học
Mác Lênin giúp con người nhận thức đúng đắn về trách nhiệm đối với tự nhiên, phải
4


bảo tồn mơi trường tự nhiên thì con người mới có thể phát triển lên những tầm cao mới.
Khi tự nhiên bị suy tàn, bị phá hủy đồng nghĩa với việc xã hội lồi người bị diệt vong.
Do đó, thế hệ trẻ tiếp thu tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa Mác -Lênin đang ngày
càng nâng cao ý thức của mình về bảo vệ mơi trường sống, đồng thời tun truyền nâng
cao ý thức của cộng đồng về sự cấp bách phải hành động vì mơi trường, ln đi đầu

trong những sáng chế công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Điển hình là dự án Think &
Live Green của cộng đồng đại học UEH - nằm trong chiến lược “toward UEH Future –
Sustainable University” đáp ứng 17 mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu của Liên Hiệp
Quốc đến 2030. Dự án hướng sinh viên tới một môi trường đại học “khơng rác”, tới
hành trình trở thành cơng dân Cộng đồng UEHer xanh bằng nguyên tắc 3R và 5T đã và
đang mang lại những kết quả tích cực7.
b. Triết học Mác-Lênin về con người và bản chất con người có ý nghĩa quan
trọng trong việc bồi dưỡng đạo đức, tư duy tích cực, văn minh của mỗi người trong
xã hội.
Ngồi phương diện “tự nhiên”, con người cũng đang sống trong mơi trường xã hội,
là “một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội” theo triết học Mác-lênin. Mỗi người
đóng vai trị là chủ thể của lịch sử, cần học tập và rèn luyện để trở thành một chủ thể
tích cực, sáng tạo, có ý thức tự giác vượt ra khỏi những sự lạc hậu, tiêu cực của hoàn
cảnh.
Song song với sự phát triển của toàn cầu, đạo đức suy đồi và lối sống văn hóa đang
dần bị tha hóa trở thành những mối quan ngại to lớn của xã hội. Mỗi sáng sớm thức dậy,
khơng khó để ta bắt gặp một bài báo nói về tình hình phạm tội trong những qua, hơn
nữa, các vụ án có thủ phạm là người chưa thành niên ngày càng gia tăng. Cụ thể là trong
9 tháng của năm 2021, tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã thụ lý 60 vụ, 134 bị cáo là trẻ
vị thành niêm phạm tội (9 tháng của năm 2020 đã thụ lý 46 vụ án, 89 bị cáo). Trong đó,
chủ yếu là các tội giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm người dưới 16 tuổi, trộm
cắp tài sản và tội liên quan đến ma túy8. Từ đó ta thấy được sự cần thiết của việc nâng
cao ý thức về phẩm chất đạo đức của mỗi người để xã hội có thể phát triển văn minh và
hiện đại hơn.
Có một câu nói vơ cùng nổi tiếng của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh: “Có tài mà
khơng có đức là người vơ dụng”. Những con người bị tha hóa, để phần “con” lấn át đi
5


phần “người” là những kẻ vô dụng trong môi trường xã hội, chẳng những khơng góp

phần xây dựng đất nước ngày càng đi lên mà còn là “con sâu làm rầu nồi canh”, khiến
xã hội thụt lùi, reo rắc nỗi kinh sợ cho những quan hệ xã hội khác và là tấm gương xấu
mà bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể đi theo. Do đó, nếu ta khơng giải quyết triệt để từ gốc
rễ, liệu con người có thể hồn thành trách nhiệm là một “chủ thể tích cực, văn minh và
sáng tạo” của lịch sử loài người hay không?
Và để đáp ứng nguyện vọng nâng cao đạo đức con người, hệ thống giáo dục đã và
đang tổ chức ngày càng nhiều hơn những hội thảo, diễn đàn nhằm ngăn chặn tội phạm,
hoàn thiện ý thức trách nhiệm của mỗi người trong xã hội về lối sống đẹp, sống có ích,
học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong đạo đức, tác phong. Những hành động
trên tuy không thể giải quyết triệt để vấn đề này những cũng góp phần giảm thiểu các
loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ở độ tuổi cịn trẻ, tơ thêm hình ảnh đất nước những
màu sắc văn minh hơn, hiện đại hơn
c. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên và bản thân em.
Sau khi tiếp thu hệ thống quan điểm Triết học Mác, em nhận thấy cần phải:
Thứ nhất, tự nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên đồng thời tuyên truyền
nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng, khơng có suy nghĩ “một hành động nhỏ khơng
gây ảnh hưởng lên mơi trường” vì “góp gió thành bão”, mỗi cá nhân trong xã hội nếu
đều có tư tưởng như vậy thì chính cái “thân thể vơ cơ” của con người sẽ bị thay đổi theo
chiều hướng ngày càng tiêu cực và cuối cùng là suy tàn.
Thứ hai, phẩm chất đạo đức nên được đặt lên trên đầu, dù đang ngồi trên ghế nhà
trường hay đang làm việc để đáp ứng nhu cầu sống của bản thân vẫn phải có ý thức rèn
luyện đạo đức, lấy hệ thống triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm tiền đề
để học tập và làm theo, tuyệt đối không chạy theo những bản năng tầm thường mà đánh
mất đi lí trí của phần “người”.
Là một sinh viên của trường đại học Kinh doanh UEH, em nhận thấy rằng mình cần
phải cố gắng nhiều hơn, rèn luyện nhiều hơn để dung hòa cả hai mặt “tự nhiên và xã
hội”. Em cần cố gắng tiếp thu đầy đủ và hiệu quả hệ thống quan điểm và phương pháp
luận của Triết học Mác-Lênin về con người và bản chất con người để nâng cao ý thức
giữ gìn mơi trường tự nhiên ln tươi đẹp đồng thời góp phần tạo nên sự văn minh, hiện
đại của môi trường xã hội.

6


Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN do trường ĐH Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh - Khoa LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ biên soạn, 2020 ;
Slide bài giảng về Chương 3. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ phần TRIẾT HỌC
VỀ CON NGƯỜI – GV.Nguyễn Thị Thanh Hà khoa Lý luận chính trị trường UEH biên
soạn.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.146.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, t.20. Nxb. Chính trị quốc gia; Hà Nội, 1994,
Tr.673.
4. Hệ tư tưởng Đức – C.Mác, 1846.
5. C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, t.3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.11.
6. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN do trường ĐH Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh - Khoa LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ biên soạn, 2020.
7. Trang Tư vấn nhập học UEH – Dự án Think & Live Green.
/>8. Báo Đồng Nai về “Ngăn ngừa trẻ vị thành niên phạm tội”.
/>
Ngồi ra, cịn có các tài liệu đọc thêm khác gồm:
9. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN – GS.TS Phạm Văn Đức chủ biên, 2019.
10. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.


LỜI CẢM ƠN
Trước đây, em từng cảm thấy rằng Triết học là một bộ môn vô cùng khô khan và khó
hiểu với những từ ngữ mang tính học thuật cao và địi hỏi phải tìm hiểu, nghiên cứu mới
có thể tiếp cận được. Tuy nhiên, khi bước chân vào môi trường đại học, trải qua quá
trình học tập cùng các bạn và đặc biệt dưới sự dẫn dắt, chỉ dạy tận tình với lối kiến thức
rộng và những ví dụ thực tiễn vô cùng gần gũi của cô Nguyễn Thị Thanh Hà, em chợt

nhận ra: Triết học cũng khơng khó đến vậy! Thấm thoát 3 tháng học tập và làm việc
cùng nhau cũng đã kết thúc, em nhận thấy bản thân mình qua mỗi bài học cịn vơ vàn
những thiết sót và cần phải cố gắng hơn trên con đường hồn thiện bản thân mình. Điều
đáng tiếc nhất là dịch COVID-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp nên em vẫn chưa thể
gặp được cô để học hỏi, trao đổi, tương tác với cô nhiều hơn về những bài giảng trên
lớp và cả những vấn đề xã hội. Dù vậy, em vẫn rất trân quý những ngày tháng này và
mong rằng cơ sẽ ln có nhiều sức khỏe để tiếp tục trên con đường giữ lửa và truyền
lửa của mình!
Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận kết thúc học phần của em còn
rất nhiều thiếu sót. Mong nhận được những lời nhận xét, góp ý từ cơ để em có thể rút ra
những bài học quý và ngày càng hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn cô!



×