Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

GIÁO TRÌNH kí SINH TRÙNG VTTU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.54 KB, 173 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA Y

BÀI GIẢNG

KÝ SINH TRÙNG
ĐƠN VỊ BIÊN SOẠN: KHOA Y

Hậu Giang
LƯU HÀNH NỘI BỘ

1


Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH HỌC
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ NỘI DUNG MƠN HỌC
KST học là một mơn học nghiên cứu về những sinh vật sống bám lên bề mặt hay
bên trong cơ thể một sinh vật khác một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn với mục
đích có chỗ trú ẩn và nguồn thức ăn để sống.
Ký sinh trùng y học, ngoài việc nghiên cứu các ký sinh trùng ở người, cịn tìm
những đặc điểm y học của chúng, giải quyết mối quan hệ giữa ký sinh trùng với
con người trong xã hội, trong tự nhiên và tìm những biện pháp hữu hiệu để phòng
chống.
Để giải quyết tốt 3 nội dung cơ bản, dịch tể và lâm sàng của mình, ký sinh trùng
y học cần có liên hệ mật thiết với nhiều ngành khoa học khác như: Sinh vật học,
dược học, dịch tễ học, bệnh học, sinh lý bệnh học...
2. CÁC KIỂU TƯƠNG QUAN GIỮA NHỮNG SINH VẬT
2.1. Cộng sinh (symbiosis)
Sự sống chung giữa 2 sinh vật là bắt buộc và cả 2 cùng có lợi.
Ex: Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân giải cellulose
thành đường để nuôi sống cả hai.


2.2. Tương sinh (mutualism)
Sự sống chung giữa 2 sinh vật khơng có tính chất bắt buộc, khi sống chung thì cả
hai đều có lợi.
2.3. Hội sinh (commensalism)
Khi sống chung thì một bên có lợi, bên kia khơng lợi nhưng khơng có hại.
Ex: Entamoeba coli trong ruột già của người.
2.4. Ký sinh (parasitism)
Sinh vật sống bám hưởng lợi, trong khi sinh vật kia bị thiệt hại.
Ex: Giun đũa và người
3. LỊCH SỬ
Lịch sử nghiên cứu và phát triển KST y học có thể khái quát làm 5 thời kỳ:
3.1. Thời kỳ thế kỷ thứ 8 trở về trước

2


Một số loại ký sinh trùng như giun đũa, sán dây, giun chỉ… đã được mô tả ở Ai
Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp.
Một vài loại được liệu chữa bệnh lỵ và giun cũng đã được dùng ở Ân Độ, Trung
Quốc.
3.2. Thời kỳ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 16
Thời kỳ này ngành ký sinh trùng vẫn còn phát triển chậm, phát hiện thêm một số
loại mới.
Trong điều trị đã dùng thuốc tẩy để tống giun sán ra khỏi cơ thể.
3.3. Thời kỷ từ thể kỷ 17 đến giữa thể kỷ 18
Các nhà khoa học nghiên cứu mô tả tỉ mỉ, định loại, phân loại, xếp loại ký sinh
trùng.
3.4. Thời kỳ từ giữa thể kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20
Đây là thời kỳ phát triển nghiên cứu về sinh lý, sinh thái, chu kỳ, cấu trúc của ký
sinh trùng, nhất là nghiên cứu chu kỳ sinh học trên vật chủ và trong phịng thí

nghiệm như chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét.
3.5. Thời kỳ nửa sau thể kỷ 20
Ứng dụng những thành tựu khoa học vào chẩn đốn, bệnh học, điều trị, phịng
chống các bệnh ký sinh trùng.
Tiến tới khống chế và có thể thanh toán một số bệnh ký sinh trùng.
4. NGUỒN GỐC CỦA SỰ KÝ SINH
Khởi đàu các sinh vật sống tự do, dùng hệ thống men của mình tiêu thụ các thực
phẩm chung quanh để sinh sản và phát triển.
Các sinh vật đều có xu hướng thốt ly sự khắc nghiệt và kém ổn định ở điều kiện
mơi trường bên ngồi hướng đến các điều kiện sống thuận lợi hơn ở bên trong cơ
thể các động vật lớn.
Ngay khi vừa xâm nhập vào bên trong cơ thể động vật lớn hơn các sinh vật này bị
tiêu diệt và điều kiện sống nội môi khác xa ngoại môi.
Sự xâm nhập được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, qua hàng trăm nghìn năm. Đến một
lúc nào đó, trong số những cá thể xâm nhập có một số khơng chết.

3


Sau đó rời cơ thể động vật ra ngoại cảnh, tiếp tục sống tự do, sinh sản và khi điều
kiện sống không thuận lợi sẽ tái xâm nhập.
Các cá thể này phát triển các cấu trúc hình thái mới giúp chúng định vị luôn trong
cơ thể sinh vật mà chúng xâm nhập, lúc ấy chúng đã có sự thích ứng và trở thành
một ký sinh trùng.
Khi sự ký sinh trở nên thường xuyên, tính chất của sự thích ứng được di truyền
cho các thế hệ sau.
5. TÍNH ĐẶC HIỆU KÝ SINH
5.1. Đặc hiệu về ký chủ
Đặc hiệu về ký chủ hẹp: Ký sinh trùng chỉ có thể ký sinh ở một loại ký chủ duy
nhất.

Ex: Ascaris lumbricoides chỉ sống được trong ruột người.
Ký sinh trùng có tính đặc hiệu hẹp về ký chủ dễ phòng chống.
Đặc hiệu về ký chủ rộng: Ký sinh trùng có thể ký sinh nhiều loại ký chủ khác
nhau.
Ex: Toxoplasma gondii có thể gặp ở người, trâu bị, heo,...
Ký sinh trùng có tính đặc hiệu rộng về ký chủ thì khó diệt trừ.
5.2. Đặc hiệu về nơi ký sinh
Đặc hiệu về nơi ký sinh hẹp: Ký sinh trùng chỉ có thể sống ở một cơ quan nhất
định nào đó.
Ex: Ascaris lumbricoides ở ruột non
Ký sinh trùng có tính đặc hiệu hẹp về cơ quan thường có tác hại và triệu chứng
lâm sàng khu trú nên tương đối dễ chẩn đoán bệnh và điều trị.
Đặc hiệu về nơi ký sinh rộng: Ký sinh trùng có thể sống ở nhiều cơ quan khác
nhau trong cơ thể ký chủ.
Ex: Toxoplasma gondii có thể sống ở não, mắt, cơ tim, phổi...của người.
Ký sinh trùng có tính đặc hiệu rộng về cơ quan thì tác hại cũng như triệu chứng
rất đa dạng, việc chẩn đốn và điều trị khó khăn hơn.
6. CÁC LOẠI KÝ SINH TRÙNG
6.1. Ký sinh trùng bắt buộc

4


Muốn tồn tại, KST bắt buộc phải bám vào cơ thể của sinh vật khác.
Ex: giun đũa, giun kim,...
6.2. Ký sinh trùng tùy nghi
Ký sinh trùng có thể sống tự do ở mơi trường bên ngồi, hoặc có thể sống ký sinh
vào sinh vật khác.
Ex: Giun lươn,…
6.3. Nội ký sinh trùng

Ký sinh trùng sống bên trong cơ thể sinh vật khác.
Ex: giun đũa, sán lá gan, amip…
6.4. Ngoại ký sinh trùng
Ký sinh trùng sống ở bề mặt cơ thể (chí rận...) hoặc ở trong da của ký chủ (con
ghẻ).
6.5. Ký sinh trùng lạc chỗ
Ký sinh trùng đi lạc sang một cơ quan khác với cơ quan nó thường ký sinh.
Ex: giun đũa chui vào ống tụy hay ống mật.
6.6. Ký sinh trùng lạc chủ
Ký sinh trùng thường sống ở một ký chủ nhất định, nhưng do tiếp xúc giữa ký
chủ này với một động vật khác, có thể nhiễm qua ký chủ mới này.
Ex: giun đũa chó có thể đi lạc qua người.
6.7. Ký sinh trùng ngẫu nhiên
Ký sinh trùng gặp ở một ký chủ khác với loại ký chủ mà nó thường ký sinh.
6.8. Ký sinh trùng giả hiệu
Các chất cặn bã trong bệnh phẩm có hình dạng rất giống ký sinh trùng.
6.9. Bội ký sinh trùng
Là ký sinh trùng của một ký sinh trùng.
7. CÁC LOẠI KÝ CHỦ
Ký chủ là sinh vật có ký sinh trùng sống bám
7.1. Ký chủ vĩnh viễn
Ký chủ vĩnh viễn là ký chủ chứa KST ở giai đoạn trưởng thành hoặc giai đoạn
phát triển hữu tính.

5


Ex: Người là KCVV của giun đũa, giun kim..., muỗi Anopheles là KCVV của ký
sinh trùng sốt rét...
7.2. Ký chủ chính

Ký chủ chính là ký chủ thường mang ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hoặc
giai đoạn phát triển hữu tính với tần suất cao nhất.
7.3. Ký chủ phụ
Ký chủ phụ là ký chủ thường mang KST ở giai đoạn trưởng thành với tần suất
thấp.
Ex: heo là ký chủ chính của Balantidium coli (tỉ lệ nhiễm 80 - 90%), trong khi
người là ký chủ phụ (rất hiếm khi gặp).
7.4. Ký chủ trung gian
Ký chủ trung gian là ký chủ chứa KST ở giai đoạn ấu trùng hoặc giai đoạn chưa
phân giống.
Khi KST sống ở giai đoạn ấu trùng, nếu KST có 2 giai đoạn ấu trùng có thể chia
ra ký chủ trung gian I và ký chủ trung II.
7.5. Ký chủ chờ thời
Là ký chủ nuốt ký chủ trung gian thứ II nhưng trong cơ thể thì KST vẫn ở giai
đoạn ấu trùng II.
Ex: cá lớn nuốt cá bé có ấu trùng II của sán dải cá (Diphyllobothrium latum).
7.6. Trung gian truyền bệnh
Loại côn trùng hoặc thân mềm mang KST và truyền KST từ người này sang
người khác.
Trung gian truyền bệnh sinh học:
- Khi KST phát triển, tăng số lượng trong cơ thể.
Ex: KST sốt rét trong muỗi Anopheles
- Hoặc khi KST phát triển qua giai đoạn tiến hóa hóa hơn, có tính lây nhiễm.
Ex: giun chỉ trong muỗi Mansonia, Culex...
Trung gian truyền bệnh cơ học
KST chỉ được chuyên chở một cách thụ động, không tăng số lượng cũng như
không phát triển xa hơn.

6



Ex: bào nang Entamoeba histolylytica dính trên cơ thể ruồi...
7.7. Tàng chủ
Động vật có mang KST của người.
Ex: Mèo hoang là tàng chủ của sán lá nhỏ ở gan Clonorchis sinensis.
7.8. Người mang mầm bệnh
Người có KST trong cơ thể nhưng khơng có biểu hiện bệnh lý.
Ex: người mang bào nang amip, trùng lơng...
8. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
Bao gồm tồn bộ quá trình từ khi mầm KST đầu tiên vào cơ thể một ký chủ này,
sau đó sản sinh và tạo ra những thế hệ mới, rời ký chủ này để sang một ký chủ
khác phải được hình dung như một đường trịn khép kín, diễn ra một cách liên
tục theo thời gian và khơng gian.
8.1. Vị trí của con người trong chu trình phát triển của ký sinh trùng
8.1.1. Người là ký chủ duy nhất
KST truyền tự nhiên từ người này sang người khác.
Ex: Ascaria lumbricoides,…
8.1.2. Giai đoạn ở người xen kẽ giai đoạn ở động vật
KST ở người lan truyền sang động vật, rồi từ đó mới trở về ký sinh người.
8.1.3. Giai đoạn chính ở động vật ký sinh ở người là một giai đoạn phụ
Bình thường KST truyền qua lại phổ biến giữa các động vật, đôi khi người tiếp
xúc với động vật và nhiễm KST.
Ex:Balantidium coli...
8.1.4. Người là ngõ cụt ký sinh
KST truyền qua lại giữa các động vật, người tiếp xúc với động vật và nhiễm KST
ở giai đoạn ấu trùng.
8.1.4.1. Ngõ cụt thực sự
Ở người, sự phát triển của KST bị ngưng trệ, ấu trùng sẽ bị hủy diệt sau một thời
gian.
8.8.4.2. Ngõ cụt cảnh ngộ


7


Ở người, ấu trùng không phát triển nhưng tồn tại lâu dài, và nếu trong một cảnh
ngộ nào đó bị thú ăn thịt thì chu trình phát triển mới hồn tất.
Vd: ấu trùng giun xoắn Trichinella spiralis ở người...
8.2. Chu trình phát triển của ký sinh trùng đường ruột
KSTĐR đóng vai trò rất lớn trong các bệnh nhiễm từ phân của cộng đồng.
Có 3 loại CTPT :
8.2.1. Chu trình trực tiếp và ngắn
KST khi rời khỏi cơ thể ký chủ đã có tính lây nhiễm ngay và thường xâm nhập ký
chủ mới ngay.
Ex: trùng roi, amip, giun kim, giun xoắn...
8.2.2. Chu trình trực tiếp và dài
KST khi rời khỏi cơ thể ký chủ, cần một thời gian phát triển ở ngoại cảnh để đạt
đến giai đoạn lây nhiễm, sau đó xâm nhập vào ký chủ mới.
Ex: Giun móc, Toxoplasma gondii...
8.2.3. Chu trình gián tiếp
KST phải qua ký chủ trung gian trước khi xâm nhập vào ký chủ vĩnh viễn khác.
- Qua 1 ký chủ trung gian: Sán dải heo...
- Qua 2 ký chủ trung gian: Sán lá lưỡng tính…
Những KST có CTPT càng đơn giản thì càng phát tán trong cộng đồng.
Những KST có CTPT phức tạp, qua những ký chủ trung gian, ký chủ phụ nên
việc phịng chống khó khăn hơn.
9. NHỮNG YẾU TỐ CỦA DÂY TRUYỀN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
9.1. Đường ra
KST có thể rời cơ thể ký chủ theo nhiều đường để tiếp tục lây nhiễm cho ký chủ
khác.
9.1.1.Chất ngoại tiết

- Phân: trứng, ấu trùng giun sán, các đơn bào đường ruột.
- Nước tiểu: trứng Schistosoma haematobium.
9.1.2. Chất phân tiết: Trứng sán lá phổi
9.1.3. Qua da: Ấu trùng ruồi.

8


9.1.4. Nhờ một trung gian truyền bệnh
- Máu: Plasmodium sp
- Dịch tiết từ vết loét da: Giun chỉ Onchocerca volvulus
9.1.5. Khi ký chủ chết
Cừu có ấu trùng sán kim Echinococcus granulosus khi chết, chó sói sẽ ăn thịt cừu
sẽ nhiễm sán.
9.2. Phương thức lây truyền
9.2.1. Nuốt qua miệng
Do vệ sinh kém hoặc thói quen ăn rau sống, người có thể nuốt vào cơ thể rất
nhiều loại KST đường ruột khác nhau (giun đũa, giun tóc, amip, trùng roi đường
ruột...).
9.2.2. Đi chân đất
Giun móc, giun lươn, bướu nấm...
9.2.3. Tiếp xúc với nước: Sán lá đơn tính.
9.2.4. Hít qua đường hơ hấp: Các vi nấm nội tạng...
9.2.5. Đường sinh dục: Trichomonas vaginalis
9.2.6. Côn trùng đốt: KST sốt rét, giun chỉ...
9.3. Nguồn nhiễm
9.3.1. Đất ơ nhiễm phân: Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn...
9.3.2. Nước: Bào nang amip, trùng roi, sán máng...
9.3.3. Thực phẩm
- Cá: sán lá nhỏ ở gan (Clonorchis sinensis)

- Tôm, cua: sán lá phổi (Paragonimus westermani)
- Thịt heo: sán dải heo (Teania solium), giun xoắn (Trichinella spiralis)
- Thịt bò: sán dải bò (Teania saginata)
- Củ ấu: sán lá lớn ở ruột (Fasciolopsis buski)
- Rau sống (có bón phân người): giun đũa (Ascaris lumbricoides).
9.3.4. Côn trùng hút máu: Muỗi Anopheles truyền KST sốt rét.
9.3.5. Chó: Toxocara canis
9.3.6. Thú ăn cỏ

9


- Bò con: Trichostrongylus spp.
- Cừu: Echinococcus granulosus.
9.3.7. Người khác
Trichomonas vaginalis, Enterobius vermicularis…
9.3.8. Tự nhiễm
Enterobius vermicularis, Strongyloides stercoralis
9.4. Đường vào
9.4.1. Miệng
Bào nang các đơn bào đường ruột, Ascaris lumbricoides,… Các loại sán lá ruột,
gan, phổi.
9.4.2. Da
- Giun móc
- Cơn trùng hút máu: Plasmodium, giun chỉ...
9.4.3. Nhau thai
- Toxoplasma gondii
- Plasmodiumsp.
9.4.4. Sinh dục: Trichomonas vaginalis
9.5. Cơ thể cảm thụ

9.5.1. Phái
Trichomonas vaginalis rất hiếm gặp ở đàn ông, phổ biến ở phụ nữ.
9.5.2. Tuổi
Bệnh chốc đầu ở trẻ em sẽ tự khỏi ở tuổi dậy thì.
9.5.3. Nghề nghiệp
Bệnh giun móc gặp ở người làm rẫy hoặc công nhân các hầm mỏ.
9.5.4. Nhân chủng
Người da vàng nhạy cảm với sốt rét, người da trắng vừa phải, cịn người da đen
lại rất ít nhạy cảm.
9.5.5. Bệnh tật bồi thêm
Lỵ amip bộc phát trong trường hợp niêm mạc ruột bị kích thích bởi các yếu tố
hóa học, cơ học hay vi trùng

10


9.5.6. Cơ địa mỗi người
Nhiều người có cùng một điều kiện tiếp xúc với giun kim, nhưng một số bị nhiễm
giun, số khác lại không nhiễm
9.5.7. Dinh dưỡng
Trẻ suy sinh dưỡng thường hay mắc bệnh KST cơ hội do Candida sp.
9.5.8. Hệ thớng miễn dịch
Những người có HIV bước qua giai đoạn AIDS rất dễ nhiễm KST và vi nấm.
10. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ KÝ SINH TRÙNG
10.1. Yếu tố tổng quát
10.1.1. Sinh địa lý
Ký sinh trùng có sự phân phối địa lý nhất định trên mặt địa cầu.
10.1.2. Khí hậu
Sự phân phối KST có khác nhau ở các vùng khí hậu; và ngay trong một vùng,
phân phối cũng thay đổi theo mùa.

10.1.3. Thổ nhưỡng
Độ mịn, pH, thành phần và độ ẩm của đất có thể giải thích sự có mặt hoặc vắng
mặt của một loại KST ở một nơi nào đó.
10.1.4. Nhân chủng
- Lối sống du mục, định canh định cư ở nông thôn hay ở thành thị có ảnh hưởng
đến khả năng nhiễm một số giun sán, đơn bào và vi nấm.
- Cách ăn uống: ăn thịt sống, cá sống.., có thể dẫn đến việc nhiễm Toenia
saginata, Clonorchis sinensis,…
- Số lượng và chất lượng thức ăn: thiếu nhiều chất trong khẩu phần ăn có thể làm
bệnh KST trở nên trầm trọng.
- Tôn giáo: người theo tơn giáo cấm ăn thịt bị thì khơng nhiễm Toenia saginata.
10.1.5. Những thảm họa lớn do thiên nhiên hay do con người: sốt phát ban do
chí rận hay xảy ra thành dịch trong thời kỳ chiến tranh.
10.2. Yếu tố cá nhân
Sự phân bố của ký sinh trùng cũng tùy thuộc vào nghề nghiệp và phương thức lao
động của người.

11


Ex: bệnh do giun móc hay gặp ở người cơng nhân hầm mỏ…
11. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KÝ SINH TRÙNG - KÝ CHỦ
11.1. Ảnh hưởng của đời sống ký sinh trùng trên ký sinh trùng
11.1.1. Điều kiện sống tương đối ổn định và thuận lợi khiến ký sinh trùng mất
hẳn một số cơ quan hay chức năng nào đó:
- Sán dải: mất ống tiêu hóa;
- Sán lá: mất cơ quan thị giác;
- Đơn bào: mất không bào co thắt.
Ảnh hưởng của đời sống ký sinh trùng trên ký sinh trùng.
11.1.2. Ký sinh trùng phát triển một số cơ quan phục vụ cho việc lấy thức ăn, dự

trự thức ăn.
- Các loại côn trùng: bộ phận miệng trở thành cơ quan hút máu hoặc có tuyến tiết
men làm hóa lỏng mơ ký chủ.
- Các cơ quan dự trử thức ăn phình to
11.1.3. Cơ quan sinh dục ký sinh trùng thường phát triển nên số trứng đẻ ra hàng
ngày rất nhiều (giun sán), hoặc khả năng sinh sản rất cao (đơn bào).
11.2. Tác hại của ký sinh trùng lên ký chủ
Ký sinh trùng có thể gây tác hại tại chỗ cũng như toàn thân cho ký chủ.
11.2.1. Tác hại tại chỗ
- Các loại muỗi hút máu người, giun móc vừa hút máu vừa làm chảy máu trong
ruột
- Fasciola hepatica non ăn gan ký chủ.
- Các loại ve tiết chất hóa lỏng mơ ký chủ và hút máu cơ thể.
- KST sốt rét phát triển trong hồng cầu và phá vỡ hồng cầu trong quá trình nhân
lên của chúng.
- Gây tắc nghẽn cơ học: Giun chỉ có thể gây tắc mạch bạch huyết dẫn đến phù
voi.
Tác hại tại chỗ
- Gây phản ứng mô: nơi KST bám vào, các mạch máu nhỏ dãn nở, huyết thanh,
hồng cầu, bạch cầu tràn ra gây viêm.

12


- Thay đổi tế bào của mơ:
+ Tế bào phình to (Plasmodium vivax)
+ Số lượng tế bào tăng lên (Clonorchis sinensis ở ống mật)
+ Biến đổi tế bào thành một tế bào khác
+ Tế bào tăng trưởng hỗn loạn dẫn đến sự thành lập khối u ác tính.
11.2.2. Tác hại toàn thân

- KST tước đoạt thức ăn của ký chủ dẫn đến suy dinh dưỡng trong trường hợp
nhiễm nặng.
- Phóng thích chất độc: Plasmodium sp. tiết hemolysin gây vỡ hồng cầu.
- KST làm giảm sức đề kháng của ký chủ với tác nhân gây bệnh.
- KST chuyên chở một bệnh khác đến ký chủ
- KST gây các phản ứng dị ứng
- KST gây các biến đổi huyết học:
+ Giun móc làm ký chủ mất máu, dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.
+ Plasmodium sp: phá vỡ hồng cầu gây chứng thiếu máu.
- KST gây đáp ứng miễn dịch.
12. MIỄN DỊCH KÝ SINH TRÙNG
12.1. Miễn dịch tự nhiên
Do cấu tạo đặc thù của cơ thể với những kháng thể tự nhiên, hàng rào cơ học (da,
niêm mạc tiêu hóa, niêm mạc hơ hấp), pH, nhiệt độ cơ thể…
12.2. Miễn dịch thu được
Miễn dịch thu được là kết quả tổng thể của miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch
thể.
Miễn dịch thu được phát triển nhằm chống những ký sinh trùng sống trong mơ,
những ký sinh trùng có giai đoạn qua mơ, hoặc những ký sinh trùng sống ở niêm
mạc nhưng phá vỡ niêm mạc đủ để phóng thích kháng ngun vào máu.
Miễn dịch thu được đối với giun sán thể hiện bằng nhiều mức độ:
- Làm chậm giai đoạn trưởng thành
- Làm KST phát triển còi cọc
- Ngăn khả năng sinh sản của ký sinh trùng

13


- Tống KST ra khỏi cơ thể
- Ngăn sự tái nhiễm

Miễn dịch thu được đối với những KST đơn bào thể hiện qua:
- Làm chậm sự phát triển và sinh sản
- Ngăn tái nhiễm
- Hủy KST bằng kháng thể ly giải..
Tiền miễn nhiễm là dạng miên dịch thu được khá phổ biến trong các bệnh KST:
khi còn KST trong cơ thể ký chủ thì sự bội nhiễm KST đó cũng không làm thay
đổi tương quan KST ký chủ (không nặng thêm cũng như khơng nhẹ đi), tình trạng
này sẽ biến mất nhanh chóng khi KST bị loại trừ (bằng thuốc) hoặc bằng sự gia
tăng đề kháng của ký chủ. Đấy là trường hợp sốt rét, …
MD dung nạp: MD trung hịa tác dụng độc tố của KST nhưng khơng ngăn sự phát
triển số lượng KST, trong máu ký chủ có lưu thơng KT trung hịa. Trong bệnh SR
MDDN đưa đến sự bảo vệ chung cho các giông plasmodium sp.
12.3. Thảm KN và hiện tượng cộng đồng KN
Do kích thước cơ thể lớn, KST có rất nhiều thành phần KN nằm ở vách cơ thể,
các enzime, các chất giống hormone, các độc tố và các chất thải trong q trình
chuyển hóa bằng PP miễn dịch điện di, người ta có thể đếm được số lượng KN
của KST, từ thảm kháng nguyên để chỉ tồn bộ KN phong phú của KST.
Cũng vì có nhiều KN nên giữa các KST có họ hàng gần nhau hoặc xa nhau vẫn có
những thành phần KN giống nhau: Hiện tượng cộng đồng KN
Cộng đồng KN có thể xảy ra giữa KST và vi khuẩn; ví dụ: giữa Trichinella
spiralis và Salmonella typhi; giữa Leishmania donovani và Mycobacteria.
Do đó, có rất nhiều phản ứng huyết thanh học chéo giữa các bệnh do KST và sự
chết tách thành phần KN đặc hiệu cho từng KST hết sức khó khăn.
Hiện nay nhờ kỹ thuật bướu lai và KT đơn dòng, người ta có thể chiết tách và sản
xuất các thành phần KN với số lượng lớn.
Viễn cảnh vaccine cho các bệnh KST (SR, sán máng..) đã hé mở và thời đại của
chẩn đốn huyết thanh học chính xác bệnh KST đã bắt đầu.
12.4. Các cơ chế tồn tại của ký sinh trùng trước đáp ứng miễn dịch

14



Trước sự tấn công của đáp ứng miễn dịch, các ký sinh trùng có thể tồn tại nhờ:
12.4.1. Ẩn vào tế bào ký chủ
Toxoplasma gondii có thể tồn tại, nhân lên trong tế bào chất của đại thực bào,
thoát khỏi tác động của kháng thể và các đại thực bào khác.
12.4.2. Tác dụng ức chế miễn dịch
Ký sinh trùng có thể tổng hợp một số chất ức chế miễn dịch.
12.4.3. Thay đổi kháng nguyên
Ký sinh trùng có thể né tránh đáp ứng miễn dịch bằng cách thay đổi kháng
nguyên bề mặt.
Sự thay đổi kháng nguyên liên tục của ký sinh trùng làm cho việc sản xuất
vaccine ký sinh trùng gặp nhiều khó khăn.
12.4.4. Sự ngụy trang và bắt chước kháng nguyên của ký chủ
Ký sinh trùng có thể né tránh các cuộc tấn công của đáp ứng miễn dịch bằng cách
thâu nhập các KN của các ký chủ lên bề mặt của nó (ví dụ: KN nhóm máu ABO).
13. DANH PHÁP KÝ SINH TRÙNG
Theo danh pháp quốc tế, mỗi KST được mang 1 tên bằng chữ La tinh, tên được
dùng là tên đầu tiên mà KST được mơ tả chính xác; khi có phát hiện những đặc
điểm mới, người ta có thể đổi tên KST.
Một tên KST đầy đủ gồm 2 chữ La tinh, theo sau là tên tác giả và năm mà KST
được mô tả đúng: chữ La tinh đầu chỉ giống, viết hoa; chữ thứ hai chỉ loài, không
viết hoa; khi in phải dùng lối chữ nghiêng hoặc gạch dưới cho khác với những
chữ thông thường.
Ex: Taenia solium (Linneous, 1758)
Trong y văn thông dụng, người ta chỉ in 2 chữ La tinh để chỉ tên KST.
Ex: Clonorchis sinensis, Aspergillus fumigates…
Khi muốn biểu diễn loài phụ, phải dùng 3 chữ La tinh.
Ex: Culex pipiens pipeens, Culex pipiens pallens,…
14. PHÂN LOẠI NHỮNG KÝ SINH TRÙNG CHÍNH CỦA NGƯỜI

14.1. Ký sinh trùng thuộc giới động vật
14.1.1. Đơn bào (Protozoa): một tế bào, cử động được.

15


Trùng chân giả (Rhizopodes): chuyển động bằng chân giả.
Các amip đường ruột: Entamoeba, Iodamoeba,…
Các amip nhóm Limax: Naegleria, Acanthamoeda
Trùng roi: chuyển động bằng roi.
- Trùng roi đường máu
- Trùng roi đường ruột
- Trùng roi đường niệu- sinh dục
Trùng lông: chuyển động bằng lông
Trùng lông đường ruột: Balatidium coli
Trùng bào tử: ít chuyển động, chu trình phát triển phức tạp, có sinh sản vơ tính
(chu trình liệt sinh) và sinh sản hữu tính (chu trình bào tử sinh).
14.1.2. Đa bào: cấu trúc bởi nhiều loại tế bào, sắp xếp thành mô, cơ quan…
- Giun sán
Lớp giun trịn: cơ thể hình ống, bao bọc bằng chitin, phân giống rõ rệt.
Đẻ trứng:
Ascaris lumbricodes
Trichuris trichiura
Strongyloides stercoralis
Enterobius vermicularis
Đẻ phôi:
Trichinella spiralis
Wuchereria bancrofti
Brugia malayi
- Lớp sán dẹp: thân dẹp, khơng có chitin

Sán dải: Thân dẹp, dài, phân đốt, ký sinh người ở giai đoạn trưởng thành và ấu
trùng:
Toenia solium
Toenia saginata
Sán lá: thân như chiếc lá
Lưỡng tính (có cơ quan sinh dục đực và cái):

16


+ Ký sinh ở ruột: Fasciolopsis buski
+ Ký sinh ở gan: Clonorchis sinensis
+ Ký sinh ở phổi: Paragonimus westermani
Đơn tính: phân con đực, con cái riêng ra.
Ký sinh mạch máu: Schistosoma sp.
- Chân khớp: thân mình, chân, các xúc biện…được cấu tạo bởi nhiều đốt, nối
nhau bằng các khớp.
Lớp côn trùng: có đầu, ngực, bụng và 3 đơi chân.
Lớp nhện: thân gồm 2 phần: đầu ngực và bụng, 4 đôi chân.
- Ký sinh trùng thuộc giới nấm: đơn bào hoặc đa bào, khơng có diệp lục tố, dị
dưỡng
Nấm Tảo: Sợi tơ nấm khơng có vách ngăn, sinh sản vơ tính hoặc/và hữu tính,
sinh bào tử tiếp hợp.
Nấm Đảm: sợi tơ nấm có vách ngăn, sinh sản vơ tính hoặc/và hữu tính, sinh bào
tử đảm.
Nấm ăn được:
Volvaria, Auricularia,
Pleurotus,Agaricus…
Nấm độc:
Amanita phalloides,

Amanita muscaria,…
Nấm túi: sợi tơ nấm có vách ngăn sinh sản vơ tính và hữu tính sinh bào tử túi.
Aspergillus
Penicilium,…
Nấm bất tồn: sợi tơ nấm có vách ngăn, sinh sản vơ tính, khơng thấy hình thức
sinh sản hữu tính
Vi nấm hạt men:
Candida,
Crytococcus,…
Vi nấm sợi tơ:

17


Geotrichum
Trichosporon,…
Vi nấm nhị độ (lưỡng hình):
Histoplasma,Blastomyces
Sporothrix schenchii,…
15. BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG
15.1. Đặc điểm của bệnh do KST
15.1.1. Bệnh KST có tính phổ biến theo vùng: Nơi nào có yếu tố địa lý, khí hậu,
nhân sự thuận lợi cho KST phát triển thì nơi đó sẽ phổ biến bệnh này
15.1.2. Vì đời sớng của KST có thời hạn (giun đũa sống được 1 năm, giun kim 2
tháng…) nên bệnh KST cũng phải có thời hạn.
15.1.3. Trên thực tế, bệnh KST có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm… Lý do: có
thể do những ký sinh trùng có tuổi thọ cao, nhưng lý do chính là trong vùng nội
dịch, người bệnh bị liên tục tái nhiễm ký sinh trùng.
15.1.4. Tuy một sớ có giai đoạn cấp tính, phần lớn bệnh ký sinh trùng biểu hiện
rất thầm lặng.

15.2. Hội chứng bệnh do KST
Có 4 nhóm triệu chứng lớn:
15.2.1. Hiện tượng viêm
Nơi KST xâm nhập hoặc định vị thường bị viêm do tác động của KST và phản
ứng của cơ thể ký chủ
15.2.2. Hiện tượng nhiễm độc
Do KST tiết ra độc tố, thường kéo dài và mãn tính
15.2.3. Hiện tượng hao tổn
Sự tước đoạt chất bổ dưỡng trong thức ăn ký chủ dẫn đến suy dinh dưỡng và
thiếu máu. Số máu mất do xuất huyết tiêu hóa nhiều hơn số máu do giun móc
uống vào cơ thể nó. Khi nhiễm giun nặng, ký chủ sẽ bị thiếu máu trầm trọng.
15.2.4. Hiện tượng dị ứng
Xảy ra rất thường xuyên trong bệnh KST với những mức độ biểu hiện khác nhau
như hen suyễn, mề đay, tăng bạch cầu toan tính…

18


15.3. Diễn biến của bệnh do KST
Trong vài trường hợp, sau giai đoạn xâm nhập, KST có thể tạo ra một bệnh cảnh
cấp tính khiến bệnh nhân tử vong (sốt rét ác tính,…); nếu bệnh nhân đề kháng tốt
thì các triệu chứng thưa dần và đi vào thời kỳ lặng yên có thể ngắn hay dài. Một
thời gian sau, KST sẽ trỗi dậy gây tái phát. Có trường hợp tái phát rồi lại yên, để
sau đó khá lâu có tái phát muộn (Plasmodium malaria, P.vivax,…). Cuối cùng,
nếu ký chủ thực sự mạnh thì KST sẽ bị tiêu diệt.
Trong quá trình nhiễm KST, nếu ta can thiệp bằng thuốc, bệnh có thể diễn tiến
xấu khi điều trị không kết quả; bênh có thể chấm dứt nếu điều trị hiệu quả.
Sau khi khỏi bệnh, miễn dịch thu được thường biến mất nhanh chóng.
15.4. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh KST
Vì là một tác nhân nhiễm có khả năng lây lan nên bệnh KST có thể phát thành

dịch. Trong khi dịch do vi khuẩn, virus bộc phát, lan nhanh nhưng mau tàn, dịch
do KST diễn ra từ từ và kéo dài.
Ở những vùng nội dịch, do yếu tố KST, thời tiết, khí hậu, mơi trường và con
người cho phép khép kín chu trình phát triển nên KST tồn tại hầu như vơ tận và
song song bên cạnh con người.
15.5. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng
15.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng: do tính chất mạn tính, chỉ cho định hướng về KST,
nhất là khi có thêm các yếu tố dịch tễ. Việc xác định bệnh cần thiết phải dựa vào
cận lâm sàng.
15.5.2. Chẩn đoán ký sinh học
15.5.2.1. Xét nghiệm trực tiếp
Tìm KST trong bệnh phẩm (Quyết định loại bệnh phẩm, thời điểm lấy bệnh
phẩm):
Tìm KST bằng soi tươi hoặc soi sau khi nhuộm
Tìm kháng ngun hịa tan trong các dịch sinh học (Các KIT chẩn đoán nhanh)
Kỹ thuật PCR cho phép phát hiện những trường hợp nhiễm rất ít KST
15.5.2.2. Xét nghiệm gián tiếp: Miễn dịch chẩn đoán

19


Có rất nhiều trường hợp khó tìm thấy KST trong bệnh phẩm: KST đang ở giai
đoạn di chuyển trong mô (chưa trưởng thành), KST ký sinh trong giai đoạn ấu
trùng, KST ở những mô không thể lấy bệnh phẩm được (não, mắt,…) hoặc ở sâu
trong gan, phổi…, KST loài thú đi lạc qua người… Khi ấy, cần làm miễn dịch
chẩn đốn.
Có nhiều phương pháp:
- Thử ngiệm bì: tiêm kháng ngun vào trong da để tìm hiện tượng quá mẫm
muộn. Thử nghiệm này có giá trị điều tra dịch tể học trong cộng đồng và theo dõi

diễn biến của bệnh nhân.
- Các phản ứng huyết thanh học: nguồn kháng nguyên ký sinh trùng có thể lấy từ
trâu bị (sán lá gan), cừu (ấu trùng Echinococcus), chó mèo (Toxocara), hay từ thú
ni trong phịng thí nghiệm (sán máng, giun chỉ, giun xoắn, ký sinh trùng sốt
rét…), từ môi trường nuôi cấy (vi nấm, thể hoạt đọng của các amip…)
+ Phản ứng với kháng nguyên sống:
• Thử nghiệm màu Sabin Felman:
Toxoplasm gonddi + huyết thanh: phá hủy KST và không bắt màu xanh methylen
(nhuộm sống)
• Phản ứng Vogel Minning:
Ấu trùng đi chẽ + huyết thanh = màng ấu trùng dầy lên.
• Phản ứng kết tủa quanh trứng:
Trứng sán máng + huyết thanh = huyết thanh kết tủa hình ngón tay
• Vi thử nghiệm Roth
Ấu trùng Trichinella + huyết thanh = kết tủa ở miệng ấu trùng.
+ Phản ứng với kháng nguyên thân:
• Miễn dịch huỳnh quang:
KN KST + huyết thanh + huyết thanh kết hợp có gắn huỳnh quang, quan sát dưới
ánh sáng cực tím.
Dương tính = huỳnh quang xanh lá cây.
Âm tính = màu đỏ.

20


• Ngưng kết hồng cầu:
KN KST gắn trên hồng cầu + huyết thanh  thảm màu đỏ đều ở đáy giếng.
• Ngưng kết trực tiếp:
Ký sinh trùng (đơn bào) + huyết thanh  thảm màu trắng đáy giếng.
+ Phản ứng với kháng ngun hịa tan:

• Phương pháp Ouchterlony: kháng ngun và kháng thể khuyếch tán trong thạch
gặp nhau thành một hay nhiều đường kết tủa.
• Miễn dịch điện di: kháng nguyên được điện di trước, sau đó cho huyết thanh vào.
Sự gặp nhau giữa các kháng nguyên và kháng thể đưa đến việc thành lập những
cung kết tủa.
• ELISA (Enzyme linked immuno sorbent assay): kháng nguyên hòa tan được gắn
vào giếng. Huyết thanh pha loãng được cho vào, phản ứng kháng nguyên kháng
thể được biểu hiện bằng huyết thanh kết hợp có gắn men và dung dịch nhuộm
màu…
15.6. Điều trị bệnh do ký sinh trùng
Điều trị đặc hiệu bằng thuốc hoặc phẫu thuật nhằm diệt ký sinh trùng ở ký chủ và
nên phối hợp với điều trị toàn diện, nâng cao thể trạng bệnh nhân, để đạt hiệu quả
tốt.
Khi có những vùng dân cư rộng lớn mắc bệnh, cần phải tiến hành điều trị hàng
loạt.
15.7. Phòng chống ký sinh trùng
15.7.1. Ngun tắc:
Kiểm sốt bệnh KST nhằm làm giảm tính lan truyền của bệnh và giảm tỉ lệ bệnh
trong cộng đồng.
Các biện pháp dự phòng nhằm làm giảm các điều kiện lan tràn của bệnh, phá vỡ
chu trình phát triển của KST ở một hoặc nhiều mắt xích. Muốn có kết quả, việc
dự phịng phải được tiến hành trên qui mơ lớn, có kế hoạch, có trọng tâm, tiến
hành kiên trì và dựa vào quần chúng nhân dân.
15.7.1. Biện pháp thực hiện

21


- Diệt ký sinh trùng:
+ Diệt ký sinh trùng ở người bằng cách điều trị cho bệnh nhân hoặc người lành

mang ký sinh trùng.
+ Diệt ký sinh trùng ở vật chủ trung gian hoặc sinh vật trung gian.
+ Diệt ký sinh trùng ở ngoại cảnh bằng các biện pháp lý học, hoá học, cơ học,
sinh vật học.
- Cắt đứt chu kỳ của ký sinh trùng: Nên chọn khâu dễ thực hiện để chu kỳ ký sinh
trùng khơng hồn thành được.
Ví dụ cắt đứt chu kỳ của sán lá phổi bằng biện pháp khơng được ăn tơm, cua chưa
nấu chín.
- Làm tốt cơng tác vệ sinh:
+ Bệnh ký sinh trùng có liên quan đến vệ sinh môi trường, quản lý và xử lý phân,
vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống...
+ Đảm bảo vệ sinh sẽ hạn chế được bệnh ký sinh trùng.
Chương 2. ĐƠN BÀO
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƠN BÀO
1. KHÁI NIỆM VỀ ĐƠN BÀO
Đơn bào là những động vật hình thành sớm nhất (Protozoa), do đó cịn được gọi
là ngun sinh động vật để phân biệt với hậu sinh động vật (Metazoa) còn là đa
bào.
Thân của đơn bào chỉ gồm một tế bào chứa đựng một nhân duy nhất và bao bọc
bởi một màng rỏ rệt. Chỉ là một tế bào nhưng đơn bào là một đơn vị hồn chỉnh,
có khả năng thực hiện được mọi chức năng sinh lý như dinh dưỡng, sinh sản, bài
tiết…
Đa số đơn bào có đời sống tự do trên mặt đất hoặc dưới nước, một số sống ký
sinh.

22


Có kích thước nhỏ nhất trong giới động vật, nên phải dùng kính hiển vi mới trơng
thấy được.

2. CÁCH PHÂN LOẠI ĐƠN BÀO KÝ SINH
2.1. Phân loại theo vị trí ký sinh
- Đơn bào đường ruột: amip, trùng lông, trùng roi đường ruột.
- Đơn bào đường sinh dục: trùng roi đường niệu sinh dục.
- Đơn bào đường máu: ký sinh trùng sốt rét, trùng roi đường máu.
2.2. Phân loại đơn bào theo hình thể
Đơn bào thường được chia làm bốn lớp:
- Lớp trùng chân giã (Rhizopoda)
- Lớp trùng roi (Mastigophora)
- Lớp trùng lông (Ciliata)
- Lớp trùng bào tử (Sporozoa)
2.2.1. Trùng chân giả (Rhizopoda)
Trùng chân giả là nguyên sinh động vật di chuyển bằng chân giả.
Chân giả còn dùng để bắt mồi.
Trong lớp chân giả, có bộ Amip liên quan đến y học.
Các amip sống trong người thường là các sinh vật sống hoại sinh, chỉ có
Entamoeba histolytica là amip gây bệnh quan trọng nhất.
2.2.2. Trùng roi (Mastigophora)
Trùng roi là các đơn bào có màng tế bào tương đối ít thay đổi.
Có một hoặc nhiều roi.
Roi dùng để di động và bắt mồi.
2.2.3. Trùng lông (Ciliata)
Trùng lông là nguyên sinh động vật có lơng khắp cơ thể.
Có hai nhân: một nhân lớn và một nhân nhỏ.
Trùng lơng thường có đời sống tự do và rất phổ biến.
Phần lớn là sống hoại sinh và sống trong phân.
2.2.4. Trùng bào tử (Sporozoa)

23



Trùng bào tử là những đơn bào luôn sống ký sinh trong tế bào hoặc trong mô của
ký chủ suốt vòng đời hoặc trong phần đầu cuộc sống của chúng.
Trùng bào tử khơng có cơ quan chuyển động.
Chúng có apicomplex (bộ phận đặc biệt ở đầu) giúp xâm nhập vào trong tế bào
ký chủ nên cịn được gọi là nhóm Apicomplex.
Trùng bào tử có chu trình phát triển vơ tính (chu trình liệt phân) và hữu tính (chu
trình bào tử sinh).
Chúng phát tán dưới dạng bào tử, bên trong có thoa trùng.
Dinh dưỡng bằng hiện tượng thẩm thấu.
Gây bệnh bằng cách phá hủy tế bào bị ký sinh hoặc bằng những cơ chế cơ học
hoặc độc tố khác nhau.
Có thể gây tử vong cho ký chủ nếu nhiễm nặng.
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƠN BÀO KÝ SINH
3.1. Đặc điểm về cấu tạo tế bào
Đơn bào có 2 thể:
+ Thể tư dưỡng, hoạt động.
+ Thể bào nang, không hoạt động.
3.1.1. Thể tư dưỡng, hoạt động
Chức năng sống của đơn bào được thực hiện bởi nguyên sinh chất.
Nguyên sinh chất gồm:
Ngoại nguyên sinh chất là một lớp mỏng ở phía ngồi.
Nội ngun sinh chất ở phía trong.
Ngoại nguyên sinh chất đảm nhiệm chức năng chuyển động, tiêu hóa thực phẩm,
bài tiết, hơ hấp và bảo vệ.
Chuyển động của đơn bào là do ngoại nguyên sinh chất kéo dài ra tạo thành chân
giả, thành lơng, thành roi hay thành màng gợn sóng.
Nội ngun sinh chất liên quan đến việc dinh dưỡng, chứa nhân, chịu trách
nhiệm về vấn đề tăng sinh.
Nội nguyên sinh chất có thể chứa khơng bào tiêu hóa, khơng bào co rút, chất dự

trữ, vật lạ, thể vùi.

24


Nhân
+ Ở ngoài là một màng mỏng, rõ.
+ Ở trong là dịch nhân chứa một hay nhiều hạt acid, hạt nhiễm sắc.
Khơng bào
Có 2 loại:
Khơng bào tiêu hóa được thành lập chung quanh con mồi khi con mồi vào trong
thân của đơn bào. Những không bào này thường chứa dung dịch lúc đầu có tính
acid nhưng sau đó có tính kiềm. Trong pha đầu, acid giết chết mồi, trong pha
kiềm, các protein trong con mồi bị tiêu hóa.
Khơng bào co rút là những khoang chứa đầy nước, nằm trong tế bào và tan vỡ
từng hồi.
Khơng bào này có vai trị:
Bài tiết các chất cặn bã ở thể lỏng hay thể khí như các hợp chất của NH 3,
(NH2)2CO hay CO2.
Điều hịa áp suất thẩm thấu bằng cách thải ra ngồi số lượng nước thừa ra khỏi
cơ thể đơn bào.
3.1.2.Thể bào nang, khơng hoạt động
Khi điều kiện sinh sống bên ngồi không thuận lợi như nhiệt độ, pH thay đổi hay
thiếu thức ăn hoặc mơi trường khơ thì đơn bào trở nên bất động, hóa trịn, thải ra
ngồi các khơng bào tiêu hóa gọi là thể bào nang. Bào nang tích tụ nhiều chất dự
trữ, mất nước và tạo một vỏ bọc ở bên ngồi.
Bào nang có thể chống lại sự nóng lạnh, sự khơ của mơi trường chung quanh hoặc
chống lại các dịch tiêu hóa nên có thể sinh tồn khi ra ngoài cơ thể hoặc đi ngang
qua dạ dày để đến các cơ quan khác.
Khi điều kiện thuận lợi hơn, vỏ bào nang tan rã, đơn bào được phóng thích và

hoạt động trở lại.
Đơn bào khi chuyển sang giai đoạn bào nang, sẽ tạo một vách bao nang dày, có
tính đề kháng với những biến đổi của mơi trường bên ngồi. Bào nang chính là
dạng lây truyền từ ký chủ này sang ký chủ khác.
3.2. Đặc điểm về vận động

25


×