Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thay đổi kiến thức về chế độ ăn và luyện tập của người bệnh đái tháo đường thai kỳ điều trị ngoại trú tại bệnh viện sản hà nội năm 2021 sau giáo dục sức khoẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

THAY §ỉI KIÕN THøC Về CHế Độ ĂN Và LUYệN TậP CủA
NGƯờI BệNH ĐáI THáO ĐƯỡNG THAI Kỳ ĐIềU TRị NGOạI TRú TạI
BệNH VIệN PHụ SảN Hà NộI NĂM 2021 SAU GIáO DụC SứC KHáE

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

THAY §ỉI KIÕN THøC Về CHế Độ ĂN Và LUYệN TậP CủA
NGƯờI BệNH ĐáI THáO ĐƯỡNG THAI Kỳ ĐIềU TRị NGOạI TRú TạI
BệNH VIệN PHụ SảN Hà NộI NĂM 2021 SAU GIáO DụC SứC KHáE

Ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301



LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TTND.PGS. Lê Thanh Tùng

NAM ĐỊNH – 2022


i

TĨM TẮT
Mục tiêu: Mơ tả thực trạng và đánh giá sự thay đổi kiến thức về chế độ ăn
và luyện tập của người bệnh đái tháo đường thai kỳ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Phụ Sản Hà Nội năm 2021 sau chương trình can thiệp giáo dục.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp giáo dục sức khỏe được
thực hiện trên 99 người bệnh ĐTĐTK đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phụ sản
Hà Nội từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2021. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ kiến thức
chế độ ăn và chế độ tập luyện với độ đặc hiệu CVI 0,97 và độ tin cậy cronback
alpha 0,89. Nghiên cứu viên xây dựng tài liệu chế độ ăn và chế độ tập luyện người
bệnh Đái tháo đường thai kỳ dựa vào tài liệu “Hướng dẫn quốc gia dự phịng và
kiểm sốt Đái tháo đường thai kỳ” của Bộ y tế.
Kết quả: Trước can thiệp, kiến thức về chế độ ăn và chế độ tập luyện: 9,1%
tốt; 39,4% khá; 30,3% trung bình; 21,2% kém.
Sau can thiệp, điểm trung bình kiến thức chế độ dinh dưỡng và chế độ tập
luyện của người bệnh sau can thiệp 1 tháng (T3) 26,44 ± 2,54 cao hơn trước can
thiệp (T1) 18,65 ± 3,89, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tại thời
điểm T1 có 48% người bệnh có kiến thức khá, tốt; Thời điểm T2 có 100% người
bệnh có kiến thức tốt; Thời điểm T3 có 100% người bệnh có kiến thức khá tốt.
Kết luận: Kiến thức chế độ ăn và chế độ tập luyện của người bệnh tham gia

nghiên cứu còn hạn chế nhưng đã được cải thiện rõ rệt sau chương trình giáo dục
sức khỏe.
Từ khóa: Đái tháo đường, thai kỳ, chế độ ăn, chế độ tập luyện, giáo dục
sức khỏe


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban Giám hiệu, cô giáo chủ
nhiệm cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã nhiệt tình,
trách nhiệm truyền thụ kiến thức và ln hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu tại Nhà trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TTND.PGS. Lê Thanh
Tùng, người thầy tâm huyết đã ln động viên, khích lệ, dành thời gian trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Ban giám đốc cùng tập thể cán bộ nhân viên Khoa Dinh
Dưỡng - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
việc thu thập số liệu cho luận văn của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Cao học Điều dưỡng khóa 6 đã ln
động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình tơi - những
người đã ln ở bên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, chia sẻ những khó khăn,
vướng mắc, động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hồn thành
luận văn.
Nam Định, ngày

tháng

năm 2022


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Tâm


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Thanh Tâm - Học viên lớp cao học khóa 6, Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TTND. PGS.
Lê Thanh Tùng.
2. Cơng trình nghiên cứu này của tôi không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã được công bố.
3. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!

Nam Định, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Tâm



MỤC LỤC
TÓM TẮT ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Đại cương về đái tháo đường ....................................................................4
1.1.1. Định nghĩa ..........................................................................................4
1.1.2. Phân loại.............................................................................................4
1.2. Đái tháo đường thai kỳ ..............................................................................5
1.2.1. Khái niệm ...........................................................................................5
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ .....................................5
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường thai kỳ .........................6
1.2.4. Hậu quả của đái tháo đường thai kỳ ....................................................7
1.3. Dinh dưỡng cho thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ .............................. 12
1.3.1. Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ .............................. 12
1.3.2. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường
thai kỳ......................................................................................................... 13
1.3.3. Hoạt động thể chất ........................................................................... 15
1.4. Những nghiên cứu về đái tháo đường thai kỳ .......................................... 16
1.4.1. Những nghiên cứu về tập tính dinh dưỡng của người bệnh đái tháo
đường ......................................................................................................... 16
1.4.2. Nghiên cứu can thiệp dinh dưỡng ..................................................... 18
1.4.3. Nghiên cứu can thiệp tập luyện ......................................................... 18
1.5. Khung lý thuyết ...................................................................................... 19
1.5.1 Giáo dục sức khỏe ............................................................................. 19



1.5.2. Học thuyết áp dụng trong nghiên cứu ............................................... 19
1.6. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ................................................. 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 23
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 23
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 23
2.2.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................... 24
2.4. Bộ công cụ .............................................................................................. 24
2.4.1. Xây dựng bộ công cụ ........................................................................ 24
2.4.2. Thử nghiệm và hoàn thiện ................................................................ 25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 26
2.5.1. Trước khi tiến hành thu thập số liệu .................................................. 26
2.5.2. Phương pháp và các bước thu thập số liệu ........................................ 26
2.6. Các biến số nghiên cứu ........................................................................... 28
2.7. Một số tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá liên quan đến nghiên cứu............. 31
2.8. Phương pháp phân tích số liệu................................................................. 32
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................... 32
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số............... 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 33
3.1.Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu............................................... 33
3.2. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn và chế độ tập luyện của người bệnh đái
tháo đường thai kỳ trước can thiệp ................................................................. 36
3.2.1. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường thai
kỳ trước can thiệp ....................................................................................... 36
3.2.2. Thực trạng kiến thức về chế độ tập luyện của người bệnh đái tháo
đường thai kỳ trước can thiệp ..................................................................... 38
3.3.Sự thay đổi kiến thức chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện của người

bệnh đái tháo đường thai kỳ trước và sau can thiệp ........................................ 40
3.3.1. Sự thay đổi kiến thức chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo
đường thai kỳ trước và sau can thiệp .......................................................... 40


3.3.2. Sự thay đổi kiến thức chế độ tập luyện của người bệnh đái tháo đường
thai kỳ trước và sau can thiệp ..................................................................... 42
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................... 44
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 44
4.2. Kiến thức về chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện của ĐTNC ............. 46
4.2.1. Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của ĐTNC ..................................... 46
4.2.2. Kiến thức về chế độ tập luyện của ĐTNC ......................................... 49
4.2.3. Phân loại kiến thức về chế độ ăn và chế độ tập luyện của ĐTNC ...... 49
4.3. Thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện của ĐTNC
sau can thiệp .................................................................................................. 50
4.3.1. Thay đổi kiến thức về chế độ dinh dưỡng và tập luyện của ĐTNC.... 50
4.3.2. Thay đổi điểm trung bình kiến thức về chế độ ăn và chế độ tập luyện
của ĐTNC .................................................................................................. 51
4.4. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................... 53
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 54
5.1. Kiến thức về chế độ ăn, chế độ tập luyện của người bệnh ĐTĐTK.......... 54
5.2. Sự thay đổi kiến thức về chế độ ăn, chế độ tập luyện của người bệnh đái
tháo đường thai kỳ sau can thiệp .................................................................... 54
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 01: TÀI LIỆU TƯ VẤN DINH DƯỠNG PHỤ NỮ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
THAI KỲ
Phụ lục 02: BẢNG THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 03: PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ ĂN VÀ LUYỆN

TẬP CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
Phụ lục 04: CÁCH TÍNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC
Phụ lục 05: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACOG

American College of Obstetricians and Gynecologists
(Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ).

ADA

The American Diabetes Association
(Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ)

BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTĐTK

Đái tháo đườngng thai kỳ


HbA1C

Glycated hemoglobin

IADPSG

The International Association of the Diabetes and
Pregnancy Study Group
(Hiệp hội đái tháo đường và thai sản quốc tế)

IDF

International Diabetes Federation

JNC

Joint National Committee of United Stated
(Ủy ban Liên hợp quốc Hoa Kỳ)

NDDG

The National Diabetes Data Group
(Ủy ban Liên hợp quốc Hoa Kỳ)

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

WHO


World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo Bộ Y tế năm 2018 ............................ 6
Bảng 1.2. Tỷ lệ bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có mẹ ĐTĐ khơng được kiểm soát tốt lượng
glucose huyết tương .............................................................................. 11
Bảng 1.3. Phân bố bữa ăn trong ngày cho các bữa ăn ........................................... 13
Bảng 1. 4 Phân bổ thành phần các chất dinh dưỡng ............................................... 14
Bảng 1. 5. Nhu cầu sữa của thai phụ ...................................................................... 15
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên cứu .................................... 33
Bảng 3.2. Đặc điểm tiền sử thai kỳ hiện tại của ĐTNC .......................................... 34
Bảng 3.3. Kiến thức về bệnh ĐTĐTK của ĐTNC .................................................. 35
Bảng 3.4. Kiến thức chung trong chế độ ăn của ĐTNC.......................................... 36
Bảng 3.5. Kiến thức về chất bột đường trong chế độ ăn của ĐTNC ....................... 37
Bảng 3.6. Kiến thức về chất xơ trong chế độ ăn của ĐTNC .................................. 37
Bảng 3.7. Kiến thức về cách chế biến món ăn của ĐTNC ..................................... 38
Bảng 3.8. Kiến thức về chế độ tập luyện của ĐTNC ............................................. 38
Bảng 3.9. Phân loại kiến thức về chế độ ăn và chế độ tập luyện của ĐTNC ........... 39
Bảng 3.10. Sự thay đổi kiến thức chung chế độ ăn của ĐTNC trước và sau can thiệp .... 40
Bảng 3.11. Sự thay đổi kiến thức về chất bột đường của ĐTNC trước và sau can thiệp.... 41
Bảng 3.12. Sự thay đổi kiến thức về chất xơ của ĐTNC trước và sau can thiệp ..... 41
Bảng 3.13. Sự thay đổi kiến thức về chế biến món ăn của ĐTNC trước và sau can thiệp 42
Bảng 3.14. Sự thay đổi kiến thức về chế độ tập luyện của ĐTNC trước và sau can thiệp . 42
Bảng 3.15. Sự thay đổi phân loại kiến thức về chế độ tập luyện của ĐTNC trước và
sau can thiệp ......................................................................................... 43
Bảng 3.16. Sự thay đổi điểm trung bình kiến thức chế độ ăn và chế độ tập luyện của
ĐTNC trước và sau can thiệp ............................................................... 43



vi

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................... 21
HÌnh 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu .................................................................... 24
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm nơi ở của ĐTNC ............................................................... 33
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm trình độ văn hoá của đối tượng nghiên cứu ....................... 34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất
kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai [28].
Cùng với bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì bệnh ĐTĐTK đang gia tăng nhanh chóng
trên tồn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển do hậu quả của q trình đơ
thị hóa, tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng và lối sống ít vận động.
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐTK đang tăng nhanh trên toàn thế giới. Tỷ lệ này dao
động từ 5,8% đến 11,7% [52]. Tỷ lệ mắc ĐTĐTK có sự khác nhau giữa các dân tộc,
khu vực [52]. Nghiên cứu Kei (2018) cho thấy phụ nữ châu Á có các yếu tố nguy cơ
mắc bệnh ĐTĐTK phổ biến, đặc biệt phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK trước đó, dị tật bẩm
sinh hoặc bệnh macrosomia có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐTK cao hơn và cần được bác
sĩ quan tâm [43]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh từ 3,6% – 39% tuỳ theo tiêu chuẩn
chẩn đoán và đặc điểm dân cư. Tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 là 3,9%,
năm 2012 là 20,3%; tại Hà Nội năm 2000 theo tác giả Nguyễn Thị Kim Chi là 3,6%
năm 2004 là 5,7%, năm 2012 theo Thái Thị Thanh Thúy nghiên cứu tại bệnh viện
Bạch Mai theo tiêu chuẩn chẩn đoán 2010 tỷ lệ ĐTĐTK là 39.3%.
ĐTĐTK nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy cơ đối với

mẹ và con như: tiền sản giật, mổ đẻ do thai nhi to, sẩy thai, thai lưu, ngạt sơ sinh, tử
vong chu sinh...
Điều trị ĐTĐTK bao gồm sự kết hợp các phương pháp: Dinh dưỡng, hoạt
động thể lực và thuốc, trong đó dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trị cơ bản. Nhiều
nghiên cứu cho thấy, 70-85% người bệnh ĐTĐTK có thể điều trị được bằng chế độ
dinh dưỡng và tập luyện [20],[22],[45]. Giáo dục sức khỏe giúp người dân nâng cao
kiến thức từ đó thực hiện chế độ ăn hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực góp
phần quan trọng giảm các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK. Truyền thông giáo dục sức
khỏe là một giải pháp ít tốn kém hơn so với các giải pháp kỹ thuật, dịch vụ chăm
sóc sức khỏe khác nhưng nó đem lại hiệu quả cao và bền lâu [6]. Tuy nhiên, ở Việt
Nam các nghiên cứu về ĐTĐTK chủ yếu tập trung vào tỷ lệ mắc ĐTĐTK. Nghiên


2

cứu về sự thay đổi kiến thức về chế độ ăn và luyện tập của người bệnh sau giáo dục
sức khỏe chưa được chú trọng. Hoạt động giáo dục sức khỏe và tài liệu truyền thông
về kiến thức dinh dưỡng còn chưa được quan tâm đúng mức. Theo tài liệu “Hướng
dẫn quốc gia về dự phịng và kiểm sốt Đái tháo đường” của Bộ Y tế (2018), đã
khẳng định việc tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh ĐTĐTK là điều quan
trọng, nhất là thai phụ bị ĐTĐ nên tiếp tục duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
ngay cả sau khi sinh để giảm nguy mắc ĐTĐ týp 2 và hội chứng chuyển hóa sau khi
sinh [5]. Vì vậy để góp phần cải thiện kiến thức cho người bệnh mắc ĐTĐTK và
làm tiền đề cho các bệnh viện khác tham khảo, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên
cứu đề tài “Thay đổi kiến thức về chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường thai
kỳ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021 sau giáo dục
sức khỏe”.


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức về chế độ ăn và luyện tập của người bệnh đái tháo đường
thai kỳ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021.
2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức về chế độ ăn và luyện tập của người bệnh đái
tháo đường thai kỳ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021 sau
giáo dục sức khỏe.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của Liên hiệp đái tháo đường quốc tế (IDF), Hiệp Hội Đái
tháo đường Hoa Kỳ (ADA). ĐTĐTK là tình trạng liên quan đến tăng glucose máu
của mẹ với mức độ thấp hơn so vớí đái tháo đường (ĐTĐ) mang thai (đái tháo
đường rõ rệt) và làm tăng nguy cơ các kết thúc sản khoa bất lợi" [29].
Theo Bộ Y tế: Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng đồng nhất,
có đặc điểm tăng glucose huyết tương do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động
của insulin hoặc cả hai [5].
1.1.2. Phân loại
• Đái tháo đường týp 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin)
Phần lớn xảy ra ở trẻ em, người trẻ tuổi và thường có yếu tố tự miễn. Ở Việt
Nam chưa có số liệu điều tra quốc gia, nhưng theo thống kê từ các bệnh viện thì tỷ
lệ mắc ĐTĐ týp 1 vào khoảng 7 – 8 % tổng số bệnh nhân ĐTĐ.
• Đái tháo đường týp 2 (đái tháo đường khơng phụ thuộc insulin)
ĐTĐ thường xảy ra ở người lớn, đặc trưng của ĐTĐ týp 2 là kháng insulin đi
kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối (hơn là thiếu tuyệt đối). Ở giai đoạn đầu,

những người bệnh ĐTĐ týp 2 không cần insulin cho điều trị nhưng sau nhiều năm
mắc bệnh, nhìn chung insulin máu giảm dần và bệnh nhân dần dần lệ thuộc vào
insulin để cân bằng đường máu.
• Đái tháo đường thai kỳ
Là dạng ĐTĐ khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ phụ nữ
đang mang thai. Đa số trường hợp thai phụ trở về bình thường sau sinh, một số trường
hợp thực sự trở thành ĐTĐ týp 1 hoặc týp 2, một số có thể bị lại ở lần sinh sau.
• Đái tháo đường khác
Khiếm khuyết chức năng tế bào do gen, giảm hoạt tính của insulin do khiếm


5

khuyết gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết, do các bệnh nội tiết khác.
1.2. Đái tháo đường thai kỳ
1.2.1. Khái niệm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF), Hiệp
hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội nghiên cứu đái tháo đường châu Âu
định nghĩa ĐTĐTK như sau “Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp
glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc
mang thai”. Định nghĩa này được áp dụng cho cả những thai phụ chỉ cần điều chỉnh
chế độ ăn mà không cần dùng insulin và cho dù sau đẻ có cịn tồn tại ĐTĐ hay
khơng. Nhưng đa số trường hợp ĐTĐTK sẽ hết sau khi sinh. Định nghĩa này không
loại trừ trường hợp bệnh nhân đã có rối loạn dung nạp glucose từ trước (nhưng chưa
được phát hiện) hay là xảy ra đồng thời với quá trình mang thai [30].
Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2017 “Đái tháo đường thai kỳ là tình
trạng đái tháo đường được chẩn đoán vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai
kỳ và khơng có bằng chứng của ĐTĐ týp 1, týp 2 trước đó”. Nếu phụ nữ có thai 3
tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết: Chẩn đoán là ĐTĐ chưa được chẩn
đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ như ở người

khơng có thai [31].
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đốn đái tháo đường thai kỳ
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK
a/ Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO)
Chẩn đốn ĐTĐTK khi glucose máu lúc đói ≥ 7,8 mmol/l (140mg%)
và/hoặc glucose máu sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết sau 2 giờ ≥
11,1mmol/l (200mg%).
Chẩn đoán rối loạn dung nạp (RLDN) glucose máu nếu glucose máu lúc đói
< 7,8 mmol/l (140mg%) và/hoặc glucose máu sau làm nghiệm pháp tăng đường
huyết sau 2 giờ ≤ 11,1mmol/l (200mg%).
b/ Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK của ADA năm 2017 [4]: Năm 2017, ADA
đưa ra tiêu chuẩn mới thống nhất các tiêu chuẩn về chẩn đoán ĐTĐTK, hiệp hội đái


6

tháo đường Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose:
Người bệnh được nhịn đói ít nhất 8h và lấy máu xét nghiệm sau đó cho uống 75g
glucose lấy máu xét nghiệm sau 1 giờ và 2 giờ. Chẩn đốn ĐTĐTK được thiết lập
khi có một trong các giá trị glucose máu sau:
Glucose máu lúc đói ≥ 5,1 mmol/lít
Glucose sau 1 giờ uống 75g glucose ≥ 10,0 mmol/lít
Glucose sau 2 giờ uống 75g glucose ≥ 8,5mmol/lít
c/ Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo Bộ Y tế năm 2018 [7]
Là khi xét nghiệm glucose máu của thai phụ có một trong các giá trị như trong
Bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1.Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo Bộ Y tế năm 2018
Thời điểm lấy máu

Ngưỡng giá trị glucose máu chẩn đốn


Lúc đói

5,1 mmol/l - 6,9 mmol/l

Sau ăn 1 giờ

≥ 10,0 mmo/l

Sau ăn 2 giờ

≥ 8,5 mmol/l – 11,0 mmol/l

1.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường thai kỳ [13], [7]
Các nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện, có sự liên quan giữa các yếu tố nguy
cơ ở thai phụ với ĐTĐTK. Các yếu tố nguy cơ này có nhiều điểm chung, tương đối
giống với các yếu tố nguy cơ ĐTĐ týp 2 .
ĐTĐTK có xu hướng hay gặp ở những thai phụ sinh con khi lớn tuổi, sinh
nhiều con, thừa cân, tiền căn gia đình có ĐTĐ, tiền căn sản khoa: thai lưu, sinh con
to [16].
Theo khuyến cáo của Hội nghị quốc tế về ĐTĐTK lần V tại Hoa Kỳ năm
1998, các thai phụ có yếu tố nguy cơ sau đây dễ mắc ĐTĐTK:
Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người ĐTĐ thế hệ thứ nhất là một trong những
yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK, chiếm 50 – 60% so với nhóm tiền sử gia đình
khơng có người đái tháo đường [34], ở nhóm có tiền sử gia đình đái tháo đường thế hệ


7

thứ nhất thì ĐTĐTK cao hơn 40%. Theo Moore (2018), tỷ lệ mắc ĐTĐTK ở thai phụ

có tiền sử gia đình là 5,2%, trong khi nhóm khơng có tiền sử gia đình là 3,9% [44].
Tiền sử sinh con to ≥ 4000 gam: Cân nặng trẻ sơ sinh to ≥ 4000 gam vừa là hậu
quả của ĐTĐTK, vừa là yếu tố nguy cơ cho mẹ trong những lần mang thai sau [7].
Tiền sử bất thường về dung nạp glucose: Đây là yếu tố nguy cơ cao đối với ĐTĐTK.
Đa số người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose thì khi có thai đều bị ĐTĐTK. Tiền sử
này bao gồm cả tiền sử phát hiện ĐTĐTK từ những lần sinh trước [41].
Glucose niệu dương tính: Cũng là yếu tố nguy cơ cao đối với ĐTĐTK. Tuy
nhiên, có khoảng 10 – 15% thai phụ có glucose niệu dương tính mà khơng phải do
mắc ĐTĐTK. Đây có thể là do ngưỡng glucose của thận ở một số thai phụ thấp.
Tuy nhiên, khi glucose niệu dương tính thì tỷ lệ có rối loạn dung nạp glucose tăng
cao [41].
Tuổi mang thai: Theo Tracy L. Setji thì thai phụ có tuổi nhỏ hơn 25 tuổi được
coi là ít nguy cơ ĐTĐTK, khi phụ nữ lớn hơn 35 tuổi mang thai thì nguy cơ
ĐTĐTK tăng cao hơn [50]. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ cao ở thai phụ Châu Á,
thấy tỷ lệ ĐTĐTK ở các thai phụ có tuổi ≥ 35 là 7,8% cao gấp 2,5 lần so với nhóm
thai phụ có tuổi < 35 là 3,1% [51].
Tiền sử sản khoa bất thường: Thai chết lưu không rõ nguyên nhân, con bị dị
tật bẩm sinh, tiền sản giật, sinh non. Các yếu tố này vừa được coi là hậu quả của
ĐTĐTK, vừa là yếu tố nguy cơ trung bình [37].
Chủng tộc: Tần suất ĐTĐTK có sự thay đổi lớn từ 3,1% đến 12,2% giữa các
chủng tộc khác nhau [37].
1.2.4. Hậu quả của đái tháo đường thai kỳ
• Đối với thai phụ
Thai phụ mắc ĐTĐTK có thể làm gia tăng tỷ lệ sảy thai, thai lưu, sinh non,
tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy
thai. Về lâu dài, các thai phụ mắc ĐTĐTK tăng nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ týp 2
và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch [44]. Thai phụ mắc


8


ĐTĐTK có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai cao hơn các
thai phụ bình thường. Các tai biến thường gặp là:
Tăng huyết áp
Thai phụ ĐTĐTK dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường [36].
Nghiên cứu của H. Long tại 15 trung tâm ở miền Bắc nước Pháp cho thấy, thai phụ
mắc ĐTĐTK có tỷ lệ bị tăng huyết áp là 17% cao hơn so với nhóm chứng (4,6 %)
với p < 0,05 [39].
Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi
như: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm
phát triển trong tử cung, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh.
Tỷ lệ các thai phụ mắc ĐTĐTK bị tiền sản giật khoảng 12% cao hơn so với
các thai phụ khơng bị ĐTĐTK (có khoảng 8%) [49]. Vì vậy, đo huyết áp, theo dõi
cân nặng, tìm protein niệu thường xuyên cho các thai phụ ĐTĐTK là việc làm rất
cần thiết trong mỗi lần khám thai định kỳ.
Sinh non
Thai phụ bị ĐTĐTK làm tăng nguy cơ sinh non so với các thai phụ không bị
ĐTĐTK. Tỷ lệ sinh non ở phụ nữ ĐTĐTK là 26%, trong khi ở nhóm thai phụ bình
thường là 9,7%. Các nguyên nhân dẫn đến sinh non là do kiểm soát glucose máu
muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp [35], [32].
Đa ối
Tình trạng đa ối hay gặp ở thai phụ có ĐTĐTK, tỷ lệ cao gấp 4 lần so với các
thai phụ bình thường. Trong tổng kết của X.Xiong năm 2001, tại Hoa Kỳ cho thấy,
tỷ lệ đa ối ở các thai phụ ĐTĐTK là 18%, cao hơn so với các thai phụ không
ĐTĐTK [51].Cơ chế đa ối do đái tháo đường còn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các
tác giả đều thừa nhận tăng glucose huyết tương ở mẹ gây ảnh hưởng tới tạo nước
tiểu ở thai nhi, có thể do kích thích mạn tính kết hợp với thay đổi chuyển hóa ở thận
và điều này cần các nghiên cứu thực nghiệm hiện đại hơn để giải thích. Dịch ối
nhiều thường bắt đầu thấy từ tuần thứ 26 - 32 của thai kỳ. Dịch ối nhiều cũng làm
tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.



9

Sảy thai và thai lưu
Thai phụ mắc ĐTĐTK tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, các thai phụ hay bị sảy
thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết một cách thường quy [21].
Nhiều nghiên cứu cho thấy tần suất thai chết lưu ở thai phụ bị ĐTĐTK cao
hơn so với nhóm chứng. Phần lớn các trường hợp thai chết lưu ở thai phụ mắc
ĐTĐTK xảy ra đột ngột, do nồng độ glucose huyết tương của người mẹ được kiểm
soát kém, hoặc khi thai nhi phát triển to hơn nhiều so với tuổi thai, hay khi bị đa ối,
và thường xảy ra vào những tuần cuối của thai kỳ. Người ta nhận thấy rằng, mặc dù
tỷ lệ tử vong chu sinh giảm đi một cách có ý nghĩa so với trước đây, nhưng tỷ lệ
thai chết lưu vẫn còn, và tỷ lệ thai lưu: tử vong chu sinh là 2:1 [42].
Nhiễm khuẩn niệu
Thai phụ mắc ĐTĐTK nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt càng tăng
nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Nhiễm khuẩn niệu có thể khơng có triệu chứng lâm sàng,
nhưng làm cho glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng và cần phải được điều
trị. Nếu không được điều trị sẽ dễ dàng dẫn tới viêm đài bể thận cấp, từ đó gây ra rất
nhiều các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối [42].
Ảnh hưởng về lâu dài
Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng, những phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK có nguy
cơ cao diễn tiến thành ĐTĐ týp 2 trong tương lai. Có khoảng 17% đến 63% các phụ
nữ ĐTĐTK sẽ bị ĐTĐ týp 2 trong thời gian 5 năm đến 16 năm sau sinh. Các nghiên
cứu khác nhau với thời gian theo dõi khác nhau trên các nhóm chủng tộc khác nhau
cho kết quả khác nhau [32], [35].
Thơng thường, có khoảng 20% đến 50% phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK sẽ bị ĐTĐ
týp 2 trong tương lai, tỷ lệ nguy cơ phát triển thành ĐTĐ týp 2 tăng 3% mỗi năm.
Ngoài ra, thai phụ mắc ĐTĐTK sẽ tăng nguy cơ bị ĐTĐTK trong những lần
mang thai tiếp theo. Họ cũng dễ bị béo phì, tăng cân q mức sau sinh nếu khơng có

chế độ ăn và luyện tập thích hợp.
• Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh
ĐTĐTK ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào giai đoạn ba


10

tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể khơng phát
triển, sẩy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, những thay đổi này thường xảy ra vào tuần
thứ 6 đến tuần thứ 7 của thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai
kỳ có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi, làm thai nhi tăng trưởng quá mức.
Tăng trưởng quá mức và thai to
Các nghiên cứu về thai to cũng cho thấy tỷ lệ này khác nhau theo chủng tộc.
Tỷ lệ sinh con to của những người mẹ bị mắc bệnh ĐTĐTK có nguồn gốc da trắng,
nguồn gốc da đen hoặc nguồn gốc Tây Ban Nha cũng khác nhau [51].
Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
Chiếm tỷ lệ khoảng từ 15% đến 25% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có ĐTĐ.
Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, gây giảm tân tạo
glucose từ gan[51].
Bệnh lý đường hô hấp: Hội chứng nguy kịch hô hấp.
Trước đây, hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu chiếm tỷ lệ 30% ở trẻ sơ sinh của các thai phụ có ĐTĐ. Hiện nay, tỷ
lệ này cịn khoảng 10% nhờ có các phương tiện đánh giá độ trưởng thành phổi của
thai nhi. Độ trưởng thành phổi thai nhi tùy thuộc vào lượng surfactant do tế bào
phổi thai nhi sản xuất, trong đó thành phần cơ bản là Lecithin. Trong hội chứng
nguy kịch hô hấp thường thấy thiếu Lecithin. Tổng hợp Lecithin lại tùy thuộc một
phần vào khả năng sản xuất corticoid của thai; insulin lại có tính chất đối kháng
tổng hợp cortisol của các tế bào phổi thai nhi. Như vậy, glucose huyết tương cao
của máu mẹ có khả năng làm tăng insulin trong máu thai, có thể ảnh hưởng đến
tổng hợp Surfactan. Kiểm sốt tốt glucose huyết tương có thể giúp ngăn ngừa hội

chứng nguy kịch hô hấp [14].
Dị tật bẩm sinh
Một nghiên cứu từ 1946 - 1988 cho thấy, ở thời điểm thụ thai của người mẹ bị
mắc bệnh ĐTĐ, nếu lượng glucose huyết tương khơng được kiểm sốt tốt, thì tỷ lệ
dị tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh sẽ rất cao, từ 8% đến 13%, cao gấp 2 đến 4 lần so với
nhóm khơng bị ĐTĐ [35].


11

Bảng 1. 2. Tỷ lệ bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có mẹ ĐTĐ khơng được kiểm sốt tốt
lượng glucose huyết tương [31]
Tác giả

Năm nghiên cứu

Tỷ lệ (%)

Pedersen

1946-1978

8

Karlsson

1961-1970

11


Gabbe

1971-1975

7

Miller

1977-1980

13

Fuhrman

1977- 1982

8

Simpson

1977- 1981

8

Mil

1980- 1985

9


Kitzmiller

1982- 1988

11

Tử vong ngay sau sinh
Tỷ lệ tử vong sau sinh chiếm khoảng 20% đến 30%. Thực tế trong trường hợp
này thai nhi đã chết trong vòng 3 - 6 tuần cuối của thai kỳ. Có nhiều bằng chứng
cho thấy tăng glucose huyết tương mạn tính ở cơ thể mẹ giai đoạn này dẫn đến tăng
sử dụng glucose ở thai nhi, xuất hiện tình trạng thiếu oxy ở thai nhi, tăng tình trạng
nhiễm toan máu của thai là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp gây chết thai [31].
Tăng hồng cầu
Là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh của các thai phụ có ĐTĐTK, nồng
độ hemoglobin trong máu tĩnh mạch trung tâm > 20g/dL hay dung tích hồng cầu >
65% [50].
Vàng da sơ sinh
Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh,
xảy ra khoảng 25% ở các thai phụ có ĐTĐTK [14] .
Các ảnh hưởng lâu dài
Gia tăng tần suất trẻ béo phì, khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh ĐTĐ týp 2, rối loạn
tâm thần - vận động. Trẻ sinh ra từ các thai phụ bị ĐTĐTK có nguy cơ ĐTĐ và tiền
ĐTĐ tăng gấp 8 lần khi đến 19 đến 27 tuổi so với trẻ em bình thường [2].


12

1.3. Dinh dưỡng cho thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ
1.3.1. Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ
Mục tiêu của dinh dưỡng điều trị đối với thai phụ ĐTĐTK là khuyến cáo sự

thay đổi hành vi, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai và kiểm sốt được
glucose máu [4] .
a/ Ngun tắc
Khơng có một cơng thức nào tính chế độ ăn chung cho tất cả người bệnh khi
xây dựng cần quan tâm đến yếu tố cá nhân hóa để đạt được hiệu quả tối đa của chế
độ dinh dưỡng:
Phù hợp với chế độ bệnh lý thai phụ.
Cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Không làm tăng đường máu nhiều sau bữa ăn.
Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận.
Phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương, dân tộc.
Đơn giản và khơng q đắt tiền.
Tăng cường thức ăn có nguồn gốc tự nhiên.
Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu, cũng như khối lượng của các
bữa ăn [1], [21].
b/ Mục tiêu của chế độ ăn đái tháo đường thai kỳ
Đưa mức glucose máu trở về giới hạn bình thường hoặc cố gắng ở mức an
tồn để ngăn ngừa và giảm nguy cơ hoặc biến chứng.
Đưa nồng độ lipid và lipoprotein ở giới hạn bình thường.
Duy trì tăng cân an tồn cho mẹ và bé.
Duy trì cân bằng chuyển hóa, tránh các triệu chứng tăng đường máu và đường niệu.
c/ Phân bố bữa ăn trong ngày của thai phụ đái tháo đường thai kỳ
Bữa ăn trong ngày được chia làm nhiều bữa nhỏ, dựa trên tổng số năng lượng
của cả ngày gồm 3 bữa chính: bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và thêm 2-3 bữa phụ, nên
ăn bữa phụ tối để tránh hạ đường huyết vào ban đêm.


13


Bảng 1.3. Phân bố bữa ăn trong ngày cho các bữa ăn [7]
Bữa ăn

Phân chia % năng lượng trong ngày

Số bữa/ ngày

5 bữa/ngày

6 bữa/ngày

Bữa sáng

25

20

Bữa phụ sáng

10

Bữa trưa

30

30

Bữa phụ chiều

10


10

Bữa tối

25

20

Bữa phụ tối

10

10

1.3.2. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường thai kỳ
a/ Nhu cầu năng lượng
Để tính nhu cầu năng lượng cho phụ nữ có thai, người ta tính nhu cầu năng
lượng giống như phụ nữ trưởng thành trong độ tuổi lao động bình thường sau đó
cộng thêm 50, 250 hoặc 350 kcal/ngày tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ [1], [11].
Người bệnh ĐTĐTK cũng có nhu cầu năng lượng giống như phụ nữ mang thai bình
thường, nhu cầu này được tính dựa trên cân nặng lý tưởng, khoảng 30-35 kcal/cân
nặng lý tưởng/ngày, nhu cầu tăng hay giảm, thay đổi khác nhau ở mỗi người. Tuy
nhiên phải đảm bảo nguyên tắc chung như:
Phù hợp mức đường huyết.
Thể trạng béo hay gầy (tính theo BMI trước khi mang thai).
Theo tuần mang thai.
Tình trạng lao động thể lực.
Kinh tế, thói quen ăn uống…
Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo sự tăng cân cần thiết trong thai kỳ. Trong 3

tháng đầu thai nghén, cân của mẹ chỉ nên tăng 1 - 2 kg, 3 tháng tiếp theo tăng 4 - 5


14

kg đặc biệt 3 tháng cuối có thể tăng bằng 2 giai đoạn trước gộp lại, tức là thêm 6 - 7
kg. Những phụ nữ có cân nặng mong muốn như vậy mới có thể sinh được những
đứa trẻ có cân nặng sơ sinh từ 3000 - 4000gr và mới có thể đủ lượng mỡ dự trữ giúp
cho việc tạo sữa đầy đủ trong thời kỳ nuôi con sau này [39].
b/ Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo
đường thai kỳ
Glucid: Sử dụng các glucid có chỉ số glucose huyết tương thấp trong các bữa
ăn sẽ giúp kiểm sốt chuyển hóa đường ở tất cả các người bệnh ĐTĐ. Trong đó
glucid phức hợp (đường đa phân tử) nên chiếm 70%. Đường đa phân tử làm tăng
thời gian hấp thu đường so với đường đơn và đường đơi. Chính vì thế khơng làm
tăng gánh nặng sản xuất insulin của tuyến tụy. Nên sử dụng tối thiểu 175g glucid
một ngày. Glucid nên được chia suốt cả ngày trong 3 bữa ăn chính và từ 2 đến 3
bữa ăn phụ.
Lipid: Chất béo cung cấp nhiều năng lượng và giúp hấp thu các vitamin tan
trong dầu. Nên sử dụng acid béo bão hịa có nguồn gốc thực vật vì hạn chế gây xơ
vữa động mạch hơn các chất béo động vật.
Chất xơ: Nhu cầu khuyến nghị chất xơ của phụ nữ có thai là 28g/ngày. Chất
xơ giúp giảm táo bón, làm nhẹ các dấu hiệu nghén và giúp ăn ngon miệng hơn. Chất xơ
còn hấp thụ một số chất có hại cho sức khoẻ, giảm lượng cholesterol trong máu, giảm
nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt chất xơ cịn có tác dụng chậm q trình phân giải và
hấp thu glucose làm lượng glucose huyết tương tăng lên từ từ, giúp điều hòa glucose
huyết tương. Do vậy, thai phụ ĐTĐTK nên ăn ít nhất 400g rau củ quả một ngày.
Bảng 1. 4 Phân bổ thành phần các chất dinh dưỡng [1]
Nguyên tắc


Cơ cấu khẩu phần

Glucid: 55% - 60% tổng năng lượng

- G(g): 210 - 270

Protein: 20% - 25% tổng năng lượng.

- P(g): 56 - 82

Lipid: 15% - 25% tổng năng lượng.

- L(g): 25 - 55


×