Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh
tế xã hội, nó khơng chỉ là đối tượng lao động mà cịn là tư liệu sản xuất khơng thể
thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nơng nghiệp, đất là yếu tố đầu
vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp, đồng thời cũng
là môi trường duy nhất sản xuất ra những lương thực thực phẩm nuôi sống con
người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết
với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương
lai.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người.
Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát
triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát
triển các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý,
có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu.
Trong những năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nông
nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hố, phát triển tương đối tồn
diện. Sản xuất nơng nghiệp khơng những đảm bảo an tồn lương thực quốc gia
mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nơng sản
xuất khẩu.
Huyện Trà Cú nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Trà Vinh, cách trung tâm
Thành phố Trà Vinh 34 km. Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp huyện Tiểu Cần, phía Nam
giáp huyện Dun Hải, phía Đơng giáp huyện Châu Thành và Cầu Ngang, phía tây
tiếp giáp sơng Hâu và huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Tổng diện tích tự
nhiên của huyện Trà Cú là 36.992,45 ha, dân số 175.608 người. Là huyện thuần
nơng, sản xuất nơng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
hội của huyện. Tuy nhiên, cũng như các huyện thuần nông khác hiện nông nghiệp
huyện Trà Cú đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún,
công nghệ lạc hậu, năng suất và chất lượng nơng sản hàng hóa thấp, khả năng hợp
tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong điều kiện diện tích
đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của q trình đơ thị hóa, cơng
nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát
triển nông nghiệp bền vững. Đó cũng là mục tiêu nghiên cứu của đề tài: “Nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Cú”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và đề xuất
hướng sử dụng đất có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của
huyện Trà Cú.
- Thu thập chính xác số liệu về các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện.
1
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện.
- Đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả.
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
- Các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Trà Cú tỉnh Trà
Vinh.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại hình sử dụng đất
thông qua: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả mơi trường.
- Phương pháp đánh giá tính bền vững:
+ Bền vững về kinh tế, cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị
trường chấp nhận.
+ Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân, phù hợp với tập quán
canh tác của người dân.
+ Bền vững về mặt mơi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu
mỡ của đất, ngăn chặn sự thối hóa đất và bảo vệ mơi trường sinh thái.
- Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn huyện, các quy
hoạch của các ngành đã xây dựng hoặc có liên quan đến việc sử dụng đất đai để tổng
hợp làm cơ sở nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Phân tích các thơng số kinh tế, tình trạng sử dụng đất
và các yếu tố khác có liên quan đến việc sử dụng đất qua các giai đoạn quản lý sử
dụng.
4. Ý nghĩa của đề tài:
- Góp phần hồn thiện lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và là cơ
sở định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trong tương lai cho huyện Trà Cú.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy sự phát
triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
5. Kết cấu của đề tài:
- Nội dung đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Những qui định chung về đất nông nghiệp và sử dụng đất nông
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về sử dụng đất và phát huy hiệu quả của đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Trà Cú trong giai đoạn 2005 - 2010.
Chương 3: Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
bền vững giai đoạn 2011 - 2015.
2
Chương 1
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Những khái niệm liên quan về đất và đất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về đất
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá
và khống sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tươi
xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ
nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là
do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy
quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính
thường xun và cơ bản (Giáo trình đất, của Nguyễn Thế Đặng – Nguyễn Thế
Hùng, Nhà xuất bản Nông nghiệp năm1999).
Theo C.Mac: “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của
sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh
của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”
Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng:
“ Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”
Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng
khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng khơng gian có giới hạn, theo
chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm
thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khống sản trong
lịng đất; Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình,
thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trị quan
trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội
của lồi người.
1.1.2. Khái niệm về đất nơng nghiệp
Đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác. (Bộ Tài
nguyên và Mơi trường, 2004).
1.1.3. Vai trị và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp
Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất
trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói về tâm quan
trọng của đất C.Mac viết: “Đất là một phịng thí nghiệm vĩ đại, kho tàng cung cấp
các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” (C.Mac,
1949). Đối với nơng nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất là
điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá
3
trình sản xuất như: cày, bừa, xới, xáo…) và cơng cụ lao động hay phương tiện lao
động (Sử dụng để trồng trọt, chăn ni…). Q trình sản xuất ln có mối quan hệ
chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy, trong q trình phát triển xã hội lồi người, sự hình thành
và phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu khoa học công nghệ đều được
xây dựng trên nền tảng cơ bản – Sử dụng đất. Trong nông nghiệp ngồi vai trị là
cơ sở khơng gian đất cịn có hai chức năng đặc biệt quan trọng:
- Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong q trình sản
xuất.
- Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước,
muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất và chất
lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các loại tư liệu
sản xuất dùng trong nơng nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này .
Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
trong nông nghiệp.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đất nông nghiệp và Sử
dụng đất nông nghiệp.
1.2.1. Khái niệm sử dụng đất
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn
cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn đinh và
bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng
đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa cơng dụng của đất nhằm đạt
tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù
hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc
sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự
nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội
dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về khơng gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian
sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mơ sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mơ kinh
tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một
cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
1.2.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đât nông nghiệp
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
4
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử
dụng đất.
“Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đai vừa
đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất” (Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn).
- Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tiến
tới sự ổn định bền vững lâu dài.
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm
năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chun mơn hóa và đa dạng hóa sản
phẩm và sản xuất hàng hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm
bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nơng hộ, nơng trại
phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa
và nội lực của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc
phòng.
5
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ GIAI ĐOẠN 2005 -2015
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Trà Cú
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Theo địa giới hành chính 364/CT huyện Trà Cú có vị trí hành chính được mơ
tả khái qt như sau:
- Phía Đơng huyện Trà Cú: giáp với huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
- Phía Tây huyện Trà Cú: giáp với huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Nam huyện Trà Cú: giáp với huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
- Phía Bắc huyện Trà Cú: giáp với huyện Châu Thành và huyện Tiểu Cần,
tỉnh Trà Vinh
Hiện nay trên địa bàn huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao
gồm các xã, thị trấn: Phước Hưng, Tập Sơn, Tân Sơn, Tân Hiệp, An Quảng Hữu,
Long Hiệp, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên, Lưu Nghiệp Anh, Thanh Sơn, Kim Sơn, Đôn
Châu, Hàm Giang, Hàm Tân, Đôn Xuân, Đại An, Định An, thị trấn Định An và thị
trấn Trà Cú.
Trung tâm hành chính của huyện Trà Cú đặt tại thị trấn Trà Cú, nằm cách
trung tâm hành chính tỉnh khoảng 33 km về phía Đơng Bắc theo Quốc lộ 53 và
Quốc lộ 54.
* Địa hình, địa mạo:
Huyện Trà Cú mang đặc điểm địa hình của vùng đồng bằng Nam bộ. Tổng
quát, địa hình chung của huyện tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình của huyện
là 0,4 - 1,2 m so với mực nước biển, nơi có cao trình cao nhất là trên 5 m ở giồng
Ngọc Biên, cao trình thấp phân bố rãi rác ở các vùng trũng xã Đại An, Đơn Châu,
Ngãi Xun, Ngọc Biên.
* Khí hậu:
Huyện Trà Cú nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển, có hai
mùa mưa nắng rõ rệt trong năm. Lượng mưa trong năm tương đối lớn, mùa mưa
bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến
tháng 4 dương lịch năm sau, độ ẩm khơng khí cao, số giờ nắng lớn, nhiệt độ trung
bình trong năm cao và ít biến động tạo điều kiện thuận lợi cho các cây trồng nhiệt
đới phát triển quanh năm.
6
* Tài nguyên đất:
Theo kết quả khảo sát phân loại đất của chương trình đất Cửu Long (năm
1992 phân loại theo USDA), huyện Trà Cú có 4 nhóm đất chính: Đất cát giồng, đất
cát triền giồng, đất phù sa và đất phèn.
- Đất cát giồng: Có 4.508,97 ha, chiếm 12,19% diện tích đất. Đất có địa hình
cao đặc trưng, hình cánh cung gần như song song với bờ biển. Sa cấu chủ yếu là
cát, pha ít thịt, sét, khả năng giữ nước kém, thoát nước nhanh, mực thuỷ cấp sâu,
nghèo dinh dưỡng.
- Đất cát triền giồng: Có 2.652,20 ha, chiếm 7,80% diện tích đất. Đây là đất
phù sa phát triển trên chân giồng cát với tầng cát xuất hiện ở độ sâu trong vòng 50
cm tầng mặt, phân bố dọc theo những giồng cát, tầng canh tác mỏng (10 - 20 cm),
sa cấu là cát pha sét, tỷ lệ cát tăng dần theo chiều sâu, hàm lượng dinh dưỡng trung
bình đến thấp, giữ nước kém, thoát nước nhanh.
- Đất phù sa: Có 24.584 ha, chiếm 64,81% diện tích đất, bao gồm:
+ Đất phù sa nhiễm mặn trung bình: 9.679 ha, chiếm 26,18% diện tích đất.
+ Đất phù sa đã phát triển: Diện tích 173,80 ha, chiếm 0,47% diện tích đất.
+ Đất phù sa nhiễm mặn nhẹ: Diện tích 14.732 ha, chiếm tỷ lệ 39,85% diện
tích đất.
- Đất phèn: Có 5.619,80 ha, chiếm 15,20% diện tích đất. Có 4 loại đất phèn:
+ Đất phèn tiềm tàng rất nhẹ, mặn mùa khô: Diện tích 614,90 ha, chiếm tỷ lệ
1,66% diện tích đất.
+ Đất phèn tiềm tàng nhẹ, mặn mùa khơ: Diện tích 1.024,90 ha, chiếm tỷ lệ
2,77% diện tích đất.
+ Đất phèn hoạt động trung bình, mặn mùa khơ: Diện tích 3.753,50 ha,
chiếm tỷ lệ 10,15% diện tích đất.
+ Đất phèn hoạt động mạnh, mặn mùa khơ: Có 226,50 ha, tập trung ở xã
Phước Hưng, một ít ở xã Tân Hiệp, An Quãng Hữu. Đất có tầng sinh phèn hiện
diện ở độ sâu từ 0 - 80 cm, sa cấu là sét đến sét pha thịt, đất có tầng mặt tích tụ
mùn, hàm lượng dinh dưỡng khá cao, đất bị nhiễm mặn nhẹ.
* Thuỷ văn:
Huyện chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông, trong ngày nước lên
xuống 2 lần, mỗi tháng có 2 lần triều cường sau ngày 1 và 15 âm lịch và 2 lần triều
kém sau ngày 7 và 23 âm lịch (từ 2 đến 3 ngày), biên độ triều hàng ngày rất lớn,
nhất là các khu vực gần cửa sông. Hệ thống kênh rạch tự nhiên và kênh đào khá
chằng chịt, tạo nên mạng lưới tiêu úng, rửa phèn, rửa mặn tốt. Vùng đất phía Tây
Quốc lộ 53 của huyện bị xâm nhập mặn vào mùa khô, chủ yếu từ các sông rạch bắt
nguồn từ sông Hậu như rạch Trà Cú, Tổng Long, Vàm Ray, … các khu vực càng
gần biển thì có độ mặn cao và thời gian mặn kéo dài.
7
* Mạng lưới sông rạch:
Mạng lưới sông rạch trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng, với
nhiều tuyến sơng rạch có ảnh hưởng lớn cho sản xuất nơng nghiệp và vận chuyển,
lưu thơng hàng hóa như: Sơng Hậu, Sông Nguyễn Văn Pho, sông Rạch Trà Cú Vàm Buôn, Rạch Tổng Long, Kênh 3/2: Dẫn nước tưới từ sông Cần Chơng, có tầm
ảnh hưởng về nguồn nước tới gần 50% diện tích đất canh tác của huyện. Ngồi ra
cịn nhiều kênh rạch khác như Vàm Ray, Bắc Trang, Trà Mềm, An Quãng Hữu, …
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tình hình dân số:
Theo số liệu thống kê dân số đến tháng 12/2009, dân số huyện Trà Cú có
175.608 người (Nguồn: Niên giám thống kê Trà Vinh năm 2009). Trong đó:
* Theo giới tính:
+ Nam: 86.724 người, chiếm 49,38% dân số.
+ Nữ: 88.884 người, chiếm 50,62% dân số.
* Theo dân tộc:
+ Dân tộc Kinh: 70.824 người, chiếm 40,33%.
+ Dân tộc Khmer: 104.153 người, chiếm 59,31%.
+ Khác: 631 người, chiếm 0,36%.
Sự phân bố dân cư trên địa bàn không đồng đều, mật độ bình quân là 475
người/ km2, chủ yếu tập trung tại trung tâm huyện lỵ, trung tâm hành chính của các
xã và dọc các tuyến giao thơng thủy, bộ.
* Lao động việc làm và thu nhập:
Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động của huyện
Trà Cú có 99.522 người, chiếm 56,52% dân số, trong đó: lao động sống bằng nghề
nơng chiếm tới 78,3%. Nhìn chung, nguồn lao động của huyện dồi dào và đây cũng
là nguồn lực lao động thiết yếu. Tuy nhiên, nguồn lao động chủ yếu tập trung vào
nông nghiệp, chất lượng chưa cao.
Do sản xuất phát triển nên trong những năm qua đời sống dân cư có cải thiện
đáng kể, thu nhập bình qn đầu người có chuyển biến tích cực: Năm 2005 đạt 5,80
triệu đồng/người và năm 2010 đạt 9 triệu đồng/người/năm.
* Thực trạng cơ sở hạ tầng:
- Hệ thống giao thơng của huyện:
Đến nay tồn huyện có trên 156 km đường nhựa, trong đó có 16,6 km đường
Quốc lộ 54 (đi qua các xã Phước Hưng, Tập Sơn, Tân Sơn) và có 13,1 km đường
Quốc lộ 53 (đi qua các xã Định An, Đại An, Kim Sơn, Hàm Giang, thị trấn Trà Cú,
Ngãi Xuyên, Tập Sơn). Tuyến tỉnh lộ có Tỉnh lộ 914 (đi qua các xã Đại An, Đôn
Xuân, Đôn Châu) dài 11,7 km, Tỉnh lộ 915 dài 22,4 km (đi qua các xã An Quãng
Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Kim Sơn, Hàm Tân, Định An, Đại An). Tuyến hương lộ có
Hương lộ 25 (Phước Hưng, Tân Hiệp, Long Hiệp, Ngọc Biên, Đôn Xuân), Hương
8
lộ 17 (Phước Hưng), Hương lộ 27, 28 (Ngãi Xuyên, Lưu Nghiệp Anh, An Quảng
Hữu) với tổng chiều dài khoảng 32,70 km.
Ngồi các đường giao thơng các cấp hạng trên, địa bàn huyện cịn có hệ
thống đường bê tơng, đường đất liên xã, liên ấp kết nối các khu dân cư trong
huyện tạo thành một mạng lưới giao thông tương đối phát triển, xe ơ tơ có thể lưu
thơng vận chuyển thông suốt cả hai mùa mưa nắng.
- Hệ thống thuỷ lợi:
Công tác thủy lợi được thực hiện thường xuyên và kịp thời, phục tốt cho sản
xuất và tiêu úng. Hiện trạng các cơng trình thủy lợi hiện có trên địa bàn chủ yếu là
tuyến kênh mương và đê bao. Diện tích đất thủy lợi của huyện theo kiểm kê đất đai
năm 2010 là 1.607,38 ha chiếm 4,35% diện tích tự nhiên của huyện. Tồn huyện
hiện có 629,33 km kênh mương thuỷ lợi, bao gồm kênh cấp I, II, III và các sông
rạch, đảm bảo chủ động phục vụ tưới tiêu cho 25.600 ha diện tích đất nơng nghiệp
trong vùng.
- Bưu chính viễn thơng:
Mạng lưới bưu chính viễn thơng phát triển rất nhanh, tồn huyện hiện có
14.858 máy th bao cố định, bình quân 8,8 máy/100 dân. Hiện nay mạng điện thoại
di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel, Sphone, Evn telecom đã phủ sóng trong
tồn huyện; Internet có bước phát triển mới trong cộng đồng, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế và giải trí của nhân dân (hiện có 511 th bao internet).
- Giáo dục và đào tạo:
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo tiếp tục phát triển, mặt bằng dân trí được nâng
lên, chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Hiện có 72
trường học, trong đó có 7 trường trung học phổ thơng, có 09 trường đạt chuẩn quốc
gia. Số lượng giáo viên, học sinh ngày càng tăng, bình qn 05 người có 1 người đi
học. Phong trào xã hội hóa giáo dục được quan tâm, các hội khuyến học và trung
tâm học tập cộng đồng hoạt động đạt hiệu quả. Cơ sở vật chất trang thiết bị trường
học được tăng cường, huy động các nguồn đầu tư xây mới được 362 phòng học,
nâng lên 788 phòng học cơ bản. Nhìn chung cơng tác giáo dục - đào tạo của huyện
thời gian qua luôn phát triển, nhưng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị cần được
quan tâm và đầu tư thêm trong thời gian tới.
- Cơ sở y tế:
Tồn huyện có 20 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 1 bệnh viện, 4 phịng
khám khu vực và 15 trạm y tế xã. Về trình độ y tế có 38 bác sĩ, 85 y sĩ, 25 dược sĩ,
43 y tá, 25 nữ hộ sinh và 06 xét nghiệm viên. Mạng lưới y tế ở cở sở được cũng cố
phát triển, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao. Huyện đã đầu tư nâng
cấp bệnh viện Đa Khoa huyện, triển khai xây dựng trung tâm y tế dự phòng ; xây
dựng nâng cấp các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực với trên 175 giường
bệnh, tăng 1,25 lần năm 2005. Các xã thị trấn đều có bác sĩ, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu khám và chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân.
- Văn hoá - Thể thao:
9
Tồn huyện có 01 trung tâm văn hóa huyện, 01 khu vui chơi giải trí và 04 sân
vận động (trong đó có 1 sân vận động huyện). Ngồi ra cịn có 58 thư viện phịng
đọc sách. Hoạt động văn hóa - thông tin - thể dục thể thao tiếp tục phát triển, đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhu cầu về thông tin và mức hưởng
thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế – xã hội của huyện Trà Cú.
* Thuận lợi
- Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai trên địa bàn chủ yếu là đất phù sa,
khí hậu, nhiệt độ khá ổn định, có mạng lưới kênh rạch phong phú, nguồn nước
mặt khá dồi dào rất thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp và ni trồng thủy
sản; đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ; chuyển đổi cơ cấu sản
xuất theo hướng tăng năng suất, chất lượng gắn với thị trường tiêu thụ và xuất
khẩu, phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững.
- Có vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển giao thông thủy, là nơi hội tụ của
nhiều tuyến giao thông thủy trọng điểm của tỉnh và của vùng thông qua cửa Định
An và Luồng cho tàu biển vào sông Hậu, là điểm nối giữa tỉnh Trà Vinh với trung
tâm kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng đường giao thông
thủy (cảng Trà Cú - cảng Cái Cui thành phố Cần Thơ).
- Có nguồn lao động dồi dào là yếu tố quan trọng để thúc đây kinh tế phát
triển của huyện.
- Địa hình, đất đai thuận lợi cho sự phát triển sản xuất theo hướng sản xuất
hàng hóa.
- Có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa với
các tỉnh lân cận
- Hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động cho việc chủ động tưới tiêu cho diện
tích đất nơng nghiệp trong tồn huyện
- Chính sách xã hội của tỉnh, huyện, Nhà nước đều ưu tiên đầu tư phát triển
vùng kinh tế mới cũng như thu hút nhiều thành phần xã hội vào đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, các dự án làm kinh tế trong vùng cho nên tạo điều kiện tốt cho việc
phát triển toàn diện đời sống kinh tế xã hội trong huyện.
* Khó khăn
- Do nằm tiếp giáp với cửa sông lớn thông ra biển nên đất đai trên địa bàn
huyện có độ cao trung bình thấp, có nơi 0,4 m so với mực nước biển, với hệ thống
kênh rạch nhiều nên đất đai chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều khá mạnh mẽ,
thường xuyên bị ngập úng và mặn hóa làm giảm diện tích đất sản xuất suất nơng
nghiệp.
- Diện tích đất phèn tương đối lớn chiếm 15,20% diện tích đất gây khó khăn
cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng vật
nuôi trong phát triển nông nghiệp.
10
- Tài ngun khống sản hạn chế, có mỏ đất sét ở xã Phước Hưng nhưng
chất lượng không cao, nên việc khai thác đưa vào sản xuất vật liệu dùng cho xây
dựng địi hỏi tốn nhiều chi phí và thời gian.
- Việc tuyên truyền các chính sách pháp luật của nhà nước chưa thật sự sâu
rộng, quản lý còn lỏng lẻo, sự hiểu biết và ý thức của người dân về chính sách
pháp luật của nhà nước cịn yếu kém nên trong vùng việc tự ý chuyển đổi mục
đích sử dụng đất vẫn thường xuyên xảy ra.
- Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, xây dựng đồng
ruộng còn tiến hành chậm, chưa đồng bộ cho nên việc sản xuất của vùng còn phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, phương thức cho thuê đất, thời hạn cho
thuê đất sản xuất quá ngắn nên sự đầu tư cho sản xuất của nhân dân thiếu yên tâm.
- Khả năng tiếp cận các công nghệ sản xuất mới của nhân dân còn nhiều hạn
chế, trong khi đó đội ngũ cán bộ kỹ thuật cịn mỏng và hạn chế về trình độ, dẫn
đến hiệu quả và năng suất lao động thấp.
-Công tác dịch vụ sản xuất trong vùng vẫn chưa tổ chức tốt, thiếu nguồn
giống, nhiều khi nguồn giống đưa từ nơi khác về lại không phù hợp với điều kiện
tự nhiên trong vùng
- Tron sản xuất nhân dân chưa quan tâm đến những ảnh hưởng về xã hội và môi
trường do sử dụng đất mang lại mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế.
- Giá thành sản phẩm nơng nghiệp cịn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn
định.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Trà Cú
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện
Trà Cú là 36.992,45 ha. Diện tích tự nhiên của huyện được phân bố cho các đơn vị
hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc huyện như sau:
Bảng 1.1
Đơn vị tính: ha
Diện tích theo từng nhóm đất chính
Tên xã, thị trấn
STT
Tổng diện
tích tự
nhiên
Đất nơng
nghiệp
Đất phi
nông
nghiệp
Đất chưa
sử dụng
1
Thị Trấn Trà Cú
295,86
211,76
84,10
2
Thị Trấn Định An
591,60
236,66
348,08
6,86
3
Xã Phước Hưng
3.197,36
2.937,87
257,76
1,73
4
Xã Tập Sơn
1.918,64
1.795,27
123,37
-
5
Xã Tân Sơn
1.522,38
1.394,64
127,74
-
6
Xã An Quảng Hữu
2.508,81
2.016,20
492,61
-
11
7
Xã Lưu Nghiệp Anh
2.868,54
2.170,72
697,82
-
8
Xã Ngãi Xuyên
1.930,69
1.717,79
211,93
0,97
9
Xã Kim Sơn
2.227,88
1.748,51
479,37
-
10 Xã Thanh Sơn
1.415,19
1.276,57
138,62
-
11 Xã Hàm Giang
1.590,70
1.014,09
576,28
0,33
12 Xã Hàm Tân
2.161,15
1.898,47
262,68
-
13 Xã Đại An
1.252,77
1.106,40
146,37
-
14 Xã Định An
1.401,26
853,86
537,73
9,67
15 Xã Đôn Xuân
2.621,00
2.214,22
366,83
39,95
16 Xã Đôn Châu
3.128,81
2.670,72
458,09
17 Xã Ngọc Biên
2.425,40
2.158,60
266,71
0,09
18 Xã Long Hiệp
1.597,51
1.442,98
154,06
0,47
19 Xã Tân Hiệp
2.336,90
2.171,77
164,39
0,74
36.992,45
31.037,10
5.894,54
60,81
TOÀN HUYỆN
Qua bảng 1.1 ta thấy: Diện tích đất nơng nghiệp là 31.037,10 ha (Chiếm
83,90% tổng diện tích tự nhiên) trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 23.644,20 ha;
đất nuôi trồng thủy sản là 2.327,55 ha; đất nông nghiệp khác là 5.065,35 ha. Trong
23.644,20 ha đất sản xuất nông nghiệp đất trồng cây hàng năm có diện tích là
18.338,64 ha chủ yếu là trồng lúa, còn lại là đất trồng cây hàng năm khác với diện
tích 2.122.32 ha; đất trồng cây hàng lâu năm khác với diện tích 3.203.24 ha.
Đất phi nơng nghiệp với diện tích là 5.894,54 ha chỉ chiếm 15,93 % tổng
diện tích đất tự nhiên của huyện trong đó đất ở có diện tích là 672.60 ha; đất
chun dùng có diện tích là 3.043,24 ha; đất tơn giáo, tín ngưỡng có diện tích
71,98 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 105,46 ha; đất sơng và mặt nước
chun dùng có diện tích 1.002,37 ha; đất phi nơng nghiệp khác có diện tích
170,36 ha.
Đất chưa sử dụng có diện tích 60,81 ha chiếm 0,17% diện tích tự nhiên của
huyện. Đất chưa sử dụng có diện tích khơng lớn chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng.
Vì vậy, huyện cần có những biện pháp khai thác triệt để quỹ đất hiện có, đặc biệt
là phần diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn nhất.
2.3. Thực trạng về sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Trà Cú
Trà Cú là một huyện có nền kinh tế nơng ngiệp vì vậy sử dụng đất nơng
nghiệp hợp lý, hiệu quả kết hợp với các biện pháp bảo vệ đất là rất quan trọng
nhằm duy trì sức sản xuất của đất cho tương lai. Thực trạng sử dụng đất nông
nghiệp của huyện Trà Cú được thể hiện qua bảng 1.2
12
Bảng 1.2: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Trà Cú năm 2010
TT
1
1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.2
1.3
Diện tích
(ha)
31.037,10
23.644,20
2.122.32
3.203.24
18.338,64
2.327,55
5.065,35
Mục đích sử dụng đất
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng lúa
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nơng nghiệp khác
Cơ cấu
(%)
100,00
76,24
7,49
16.32
(Nguồn phịng Tài ngun và Mơi trường)
Qua bảng 1.2 ta thấy trong 31.037,10 ha đất nông nghiệp thì có 23.644,20
ha diện tích đất sản xuất nơng nghiệp chiếm 76,24% diện tích đất nơng nghiệp;
Đất ni trồng thủy sản có diện tích diện tích 2.327,55 ha chiếm 7,49% diện tích
đất nơng nghiệp, diện tích cịn lại là diện tích đất nơng nghiệp khác 5.065,35 ha
chiếm 16.32% diện tích đất nơng nghiệp. Hiện nay đất trồng cây hàng năm khác
đang được nhân dân sử dụng để trồng màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày,
hiệu quả kinh tế của các loại cây này đã được nâng lên do nhân dân trong huyện đã
áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đặc biệt là sử dụng các loại giống
cây trồng cho năng suất cao, ổn định, chống chịu được sâu bệnh. Đất trồng cây lâu
năm có diện tích 3.203.24 ha, diện tích này chủ yếu là trồng các loại cây như Dừa,
xoài, đu đủ...
2.3.1. Thành tựu đạt được
* Về kinh tế:
Trong những năm qua, nhờ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và
ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp, người dân từng bước thay
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã làm tăng năng suất và sản lượng trong nơng
nghiệp. Riêng diện tích đất trồng lúa giảm nhưng năng suất, sản lượng và hiệu quả
sản xuất lại tăng.
Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng lúa, năng suất và sản lượng lúa 2001-2010
Hạng mục
Đơn vị
Diện tích
Năm
2001
2005
2008
2010
ha
38.640,00
40.293,00
41.105,50
18.349,43
Năng suất
Tấn/ha
3.74
4.09
4.58
10.60
Sản lượng
Tấn
143.867
152.153
188.130
194.850
13
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Cú 2005 - 2009 và kiểm kê đất đai
2010)
Năm 2010 năng suất tăng 2,83 lần và sản lượng tăng 50.983 tấn so với năm
2001). Mơ hình trồng lúa kết hợp ni trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao, thu
nhập bình quân đầu người tăng đáng kể.
* Về xã hội:
Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các
chỉ tiêu: Mức độ giải quyết việc làm, khả năng thu hút lao động, yêu cầu về vốn
đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, đảm bảo đời sống của nhân dân, phù hợp
với tập quán canh tác, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo …Một số chỉ tiêu đánh giá về mặt
xã hội thể hiện ở bảng 1.4
Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu xã hội
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
2010
1
Tỷ lệ hộ khá
13,42%
26,55%
2
Tỷ lệ hộ đói nghèo
17.5%
11,3%
3
Tỷ lệ máy điện thoại/100 hộ
25 Máy
90 Máy
4
Tỷ lệ bác sĩ/100 dân
5 BS/100
9 BS/100
5
Tỷ lệ trẻ em tới trường
98%
100%
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Trà Cú)
Loại hình sản xuất 2 lúa – 1 màu, kiểu sử dụng đất này đã có từ lâu nên đã
đi sâu vào tập quán canh tác của người dân địa phương và có thị trường tiêu thụ tại
chỗ và một phần được tiêu thụ tại các địa bàn lân cận, giải quyết việc làm, thu hút
nhiều lao động, giải quyết việc làm. Loại hình sử dụng đất ni trồng thuỷ sản với
các kiểu sử dụng đất nuôi tôm sú, ni cá lóc đã thu hút nhiều lao động trên địa
bàn huyện góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn
huyện nâng câo đời sống nhân dân.
Khi việc sử dụng đất nông nghiệp được sử dụng hiệu quả hơn đời sống nhân
dân đã được cải thiện hơn, các nhu cầu cơ bản của con người đã được đáp ứng,
khoảng trên 50% số hộ đã thay thế chất đốt truyền thống sang sử dụng ga, đường
xá giao thông đi lại thuận tiện hơn; Hệ thống trạm trường cũng được nâng cấp và
xây mới. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao cụ thể qua bảng 1.4 ta
thấy : Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong huyện từ 17,5% năm 2005 xuống 11,3% năm
2010, huyện khơng cịn hộ đói; nâng tỷ lệ bác sĩ từ 5 bác sĩ trên 100 dân năm 2005
lên 9 bác sĩ năm 2010; ngần như mỗi gia đình đều có 1 máy điện thoại và 100% trẻ
em trong độ tuổi đến trường được đến trường.
- Nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu kỹ thuật
của người dân trong địa bàn huyện
* Về môi trường:
14
Bền vững về mặt môi trường cũng là một trong những yêu cầu sử dụng đất
bền vững. Các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt mơi trường địi hỏi phải bảo
vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thối hóa đất và bảo vệ mơi trường sinh
thái đất.
Trong quá trình sử dụng đất đã tác động đến mơi trường ở một số mặt sau:
Ơ nhiễm đất do việc sử dụng đất do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại
phân bón hóa học, giảm độ màu mỡ, xói mịn đất. Hiệu quả mơi trường được thể
hiện qua bảng 4.13.
Bảng 1.5: Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất
STT
Loại hình
Tỷ lệ
sử dụng đất
che phủ
Khả năng
Ý thức của
bảo vệ,
người dân
cải tạo
trong sử dụng
đất
thuốc BVTV
1
2 Lúa
**
**
***
2
2 Lúa – màu
***
***
*
3
Cây hàng năm
**
**
**
4
cây ăn quả
***
**
**
**
*
***
5
***: Cao
Nuôi trồng thủy sản
**: Trung bình
*: Thấp
Đối với loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu. Đây là loại hình sử dụng có tác
dụng cải tạo đất, có tác dụng cải tạo môi trường đất, tránh được sâu bệnh do sử
dụng đất liên tục trong năm. Ngồi ra loại hình sử dụng đất này còn cho hiệu quả
kinh tế cao. Tuy nhiên cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, đặc
biệt là cần phải sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn góp phần làm tăng độ phì nhiêu
cho đất.
Đất trồng cây ăn quả có tán rộng, tỷ lệ che phủ đất cao hạn chế xói mịn bảo
vệ đất, giảm lực nước mưa rơi xuống đất. Tuy nhiên kiểu sử dụng đất này có khả
năng cải tạo đất khơng cao.
Loại hình sử dụng đất ni trồng thủy sản do hình thức ni quảng canh cải
tiển nên tỷ lệ che phủ ở mức trung bình, hình thức này có khả năng cải tạo ở mức
thấp. Tuy nhiên ở loại hình sử dụng đất này khơng sử dụng phân bón hoá học hay
các loại thuốc bảo vệ thực vật khác làm tổn hại đến mơi trường nói chung và mơi
trường đất nói riêng.
15
Để sử dụng đất có hiệu quả về kinh tế – xã hội và mơi trường thì Đảng và
Nhà nước cần có những chính sách thích hợp nhằm phổ biến và hướng dẫn người
dân sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm theo quan điểm sinh thái môi trường. Nâng
cao trình độ người dân từ đó người dân có thể lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt
hiệu quả cao, ngăn chặn sự thối hóa đất và bảo vệ mơi trường đất cho tương lai.
2.3.2. Những hạn chế trong sử dụng đất nơng nghiệp hiện nay
Hiện nay, tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tương đối ổn
định và ngày càng phát triển. Tuy nhiên trong sử dụng đất nơng nghiệp vẫn cịn một
số tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới
* Công tác quản lý nhà nước:
- Trong điều kiện hiện nay công tác quản lý Nhà nước về đất đai chưa được
triển khai đồng bộ và tương xứng theo yêu cầu thực tiễn như: quy hoạch sử dụng
đất, quản lý về môi trường. Từ việc triển khai không đồng bộ các nội dung quản lý
Nhà nước đối với đất đai đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, tạo khơng ít khó khăn
trong công tác quản lý đất đai; cụ thể là giao đất, lập kế hoạch sử dụng đất hàng
năm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
- Sử dụng đất sai mục đích: Nhất là các trường hợp tự ý chuyển từ đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc tự chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp
không theo quy hoạch sử dụng đất gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý đất
đai. Đồng thời, làm giảm diện tích đất sản xuất nơng nghiệp.
* Về Kinh tế:
Tập quán canh tác theo hộ gia đình cá nhân, nhỏ lẻ, thửa đất manh mún tuy
giải phóng được sức lao động trong thời gian qua. Nhưng trước yêu cầu sản xuất quy
mô lớn, theo hướng chuyên canh hàng hoá đang tạo ra nhiều sự hạn chế trong đầu tư,
ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, trong thời gian tới cần có những
giải pháp thật cụ thể, lâu dài đáp ứng được u cầu sản xuất trong tình hình mới.
* Ơ nhiễm môi trường đất:
Thực tế ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn huyện Trà Cú chưa có sự ảnh
hưởng rõ nét so với ô nhiễm nguồn nước và môi trường khơng khí. Tuy nhiên, nó
cũng đã có phần xấu đi do việc sử dụng các hóa chất trong nơng nghiệp, do các
hoạt động trong công nghiệp và trong sinh hoạt của con người đã thải ra các tố chất
độc hại di chuyển theo nguồn nước, khơng khí và cuối cùng sẽ lắng lại trên bề mặt
đất, xâm nhập sâu vào trong đất gây ô nhiễm. Vấn đề này sẽ gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe của con người thông qua các loại thực phẩm như rau, củ, quả; ngồi
ra ơ nhiễm mơi trường đất cịn làm giảm chất lượng đất; gây ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi; làm giảm chất lượng sản phẩm trong
nông nghiệp.
Chương 3
16
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011-2015
3.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững
* Mục tiêu:
Để định hướng các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng bền vững
đạt hiệu quả cao cả về 3 mặt kinh tế – xã hội và môi trường cần căn cứ vào một số
nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Phù hợp với đất đai, khí hậu và cơ sở vật chất của huyện
- Các loại hình sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Phù hợp với phong tục tập quán của địa phương đồng thời phát huy được
kinh nghiệm sản xuất của người dân.
- Bảo vệ được độ màu mỡ của đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đảm bảo đời sống của nhân dân.
- Phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của huyện.
- Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Tác động tốt đến môi trường.
* Quan điểm (của cấp nào) anh xem lại và ghi vào
Đất đai thuộc nhóm tài nguyên có giới hạn, nhưng lại là điều kiện khơng thể
thiếu được cho sự tồn tại và mọi quá trình phát triển của các quốc gia. Vì vậy, việc
khai thác sử dụng đất đai một cách hợp lý, khoa học, tiết kiệm là nhiệm vụ cấp
bách và lâu dài ở nước ta. Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững giai
đoạn 2011 - 2015 phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện,
đảm bảo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ X.
- Khai thác hợp lý tiềm năng đất đai, phát huy lợi thế so sánh của từng tiểu vùng
sản xuất trong Huyện (Điều kiện đất, địa hình, nguồn nước...) để bố trí cây trồng vật
ni và ni trồng thủy sản phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.
- Trong nghiên cứu và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng các loại đất phi
nông nghiệp, hạn chế thấp nhất việc chuyển diện tích đất trồng cây lúa nước sang đất
phi nơng nghiệp khi chưa thật cần thiết hoặc có thể sử dụng diện tích loại đất khác thay
thế.
- Đi đơi với việc khai thác sử dụng phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phải gắn kết chặt chẽ với công tác bảo vệ các loại tài nguyên thiên nhiên và
mơi trường, chống biến đổi khí hậu là một yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên và lâu
dài của mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội.
- Khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để
phát triển kinh tế xã hội của huyện.
17
- Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm chủ động tưới tiêu để có thể
đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ. Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất đặc biệt là sử dụng cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.
Sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm
tránh tình trạng dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ơ nhiễm mơi
trường. Trong q trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ mơi
trường nói chung và mơi trường đất nói riêng.
- Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất đang sử dụng khơng đạt hiệu quả
sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao hơn.
* Định hướng sử dụng đất nơng nghiêp
Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại
hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa
dạng, tăng nhanh giá trị sản xuất; nông nghiệp, nông thôn phát triển với trình độ
cao và bền vững. Ttrên cơ sở khai thác lợi thế về tiềm năng đất đai và các nguồn
lực phát triển, phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện. Đảm bảo an ninh lương
thực sản xuất nông nghiệp, Phát triển các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh,
thâm canh cao đối với các loại cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao, có thị
trường ổn định (Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ X).
Giai đoạn 2011-2015 về cơ bản, ổn định diện tích đất trồng lúa khoảng
16.500,00 ha, hạn chế lấy đất lúa nước chuyển sang các mục đích khác; tăng
nhanh diện tích đất trồng màu, đưa cây màu xuống chân ruộng. Mở rộng diện tích
trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây thực phẩm, … ứng dụng các
tiến bộ về công nghệ sinh học, từng bước thực hiện nền nông nghiệp sạch và bền
vững.
Chuyển từ đất lúa sang ln canh lúa màu tại các xã có địa hình cao như:
Ngọc Biên, Long Hiệp, Tân Hiệp, Tân Sơn, Tập Sơn, Phước Hưng và An Quãng
Hữu. Chuyển một phần đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu ở xã Hàm Giang.
Chuyển một phần đất trồng cây lâu năm và đất trồng lúa có năng suất thấp
sang trồng mía tập trung tại các xã An Quãng Hữu, Ngãi Xuyên, Tân Sơn và Tập
Sơn. Chuyển nhanh sang mơ hình trồng mía theo hướng dẫn của các ngành chức
năng nhằm tăng năng suất và chất lựong cây trồng.
Phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở các xã: Phước Hưng, Tập
Sơn và Tân Sơn. Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung ở các xã: Ngọc Biên, Tân
Hiệp và Phước Hưng.
Đất nuôi trồng thủy sản cần chuyển từ nuôi quảng canh cải tiến sang hình
thức ni chun canh ở các xã: Đôn Xuân, Đôn Châu, Đại An, Định An.
3.2. Giải pháp sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng bền vững
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
* Nhóm giải pháp về chính sách:
Cần sự quy hoạch và có kế hoạch trong việc sử dụng đất. Thực hiện tốt các
chính sách khuyến nơng, có những chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất.
18
Có những chính sách khuyến khích ưu tiên những người vay vốn để phát
triển nông nghiệp với lãi suất thấp
Thực hiện tốt luật đất đai, khuyến khích người dân đâu tư vào sản xuất. Đặc
biệt khuyến khích hình thức hình thức chuyển đổi ruộng đất thành những thửa đất
có diện tích lớn hơn, tránh tình trạng đất manh mún nhỏ lẻ, tạo điều kiện cơ giới
hoá đồng ruộng
Hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang các mục đích
khác.
* Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật:
Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo
hướng sản xuất hàng hố thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ
thuật tiến bộ vào sản xuất. Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng
vật ni có năng suất cao đang được sử dụng rộng rãi. Hướng dẫn người dân sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ,
chuyển giao khoa học cơng nghệ cho người dân.
Hướng dẫn người dân bảo quản nông sản sau khi thu hoạch. Nhiều loại
nông sản người dân chưa biết cách hoặc khơng có khái niệm bảo quản, vì vậy đi
đơi với đa dạng hóa cây trồng vật ni thì việc hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cần
được quan tâm.
* Nhóm giải pháp thị trường
Cần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân, phổ biến thông tin
giá cả cho người dân trên hệ thống loa phát thanh của huyện. Tạo thị trường ổn
định cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
3.2.2. Giải pháp cụ thể
* Đối với đất trồng cây hàng năm:
- Tiếp tục hồn thiện cơ chế quản lý hợp tác xã nơng nghiệp, hệ thống dịch
vụ vật tư nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống, phân bón phục vụ sản
xuất.
- Tạo điều kiện về vốn cho người dân thông qua các quỹ tín dụng: Ngân
hàng chính sách xã hội, hội phụ nữ, hội nông dân....
- Mở rộng thị trường nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm
- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, thuỷ lợi.
- Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hố, nhằm tăng
cường giá trị trên diện tích canh tác cần phải đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
trang thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện của huyện
- Phát triển sản xuất cần gắn liền với bảo vệ, cải tạo đất, mơi trường, tránh
tình trạng ơ nhiễm đất bằng việc tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi
sinh sử dụng phân vô cơ một cách hợp lý. Trồng các cây họ đậu xen canh hợp lý
để cải tạo đất.
19
- Khuyến khích luân canh tăng vụ, đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ và lựa
chọn các giống cây trồng phù hợp.
- Cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật người dân thông qua các
buổi hội thảo đầu bờ.
- Quan tâm hơn tới việc bảo quản nơng sản sau thu hoạch.
- Bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý để đạt được sản lượng cao và hạn chế ảnh
hưởng của thời tiết
* Đối với cây trồng lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản:
- Cải tạo vườn tạp trở thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, sử dụng các
giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với địa phương
- Cải tạo ao đầm chuyển hình thức ni quảng canh sang hình thức ni
chun canh, sản xuất hàng hố.
- Mở các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại thuốc
phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác... phù hợp với từng giai đoạn
của cây.
- Hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư giống đối với loại hình sử dụng đất ni
trồng thuỷ sản và có các biện pháp phịng ngừa rủi ro cho bà con nông dân yên tâm
canh tác.
20
KẾT LUẬN
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng
về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con
người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thảo mãn những nhu cầu ngày
càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nơng nghiệp có hạn về diện tích
nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức
của con người trong quá trình sản xuất. Đó cịn chưa kể đến sự suy giảm về diện
tích đất nơng nghiệp do q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả
năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả để sử
dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề
mang tính chất tồn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối
với một nước có nền kinh tế nơng nghiệp chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu,
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, từ số liệu thu thập được của địa phuơng
tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Huyện Trà Cú có vị trí địa lý, điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu thuận lợi
cho việc phát triển nơng nghiệp.
- Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Trà Cú là:
+ Đối với đất cây trồng hàng năm bao gồm các loại hình sử dụng đất chính:
2Lúa; 2Lúa – 1Màu và Cây cơng nghiệp hàng năm (Mía) với các loại hình sử dụng
đất khác nhau
+ Đối với đất trồng cây lâu năm chủ yếu là đất trồng cây ăn quả
Đối với đất nuôi trồng thủy sản loại hình sử dụng đất này thì khá đa dạng
nhưng kiểu sử dụng đất chủ yếu là nuôi tôm sú, tâm càng xanh và cá lóc.
2. Trong các loại hình sử dụng đất phổ biến của huyện thì mơ hình 2lúa – 1
màu, mơ hình Lúa – Cá; Lúa – Cá - Vịt mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ngồi
ra kiểu sử dụng đất ni tơm sú – tơm càng xanh và cá lóc cũng đem lại hiệu quả
kinh tế cao do điều kiện tự nhiên ở đây rất thích hợp.
3. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện, chúng tơi đưa ra hướng lựa chọn các mơ hình sử dụng đất thích hợp cho
huyện Trà Cú:
Đối với đất 3 vụ: 2 lúa – 1 màu lựa chọn các giống cây trồng cho năng suất
cao và ổn định. Đối với đất 2 vụ: lúa mùa – lúa đông xuân cần cải tạo hệ thống
thủy lợi chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để nâng diện tích này thành đất 3 vụ với các
cây trồng cho năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt.
Mơ hình sử dụng đất cây ăn quả cần cải tạo vườn tạp trở thành vườn cây ản
quả có giá trị kinh tế cao với các cây trồng: Na, vải, nhãn
21
Mơ hình sử dụng đất ni trồng thuỷ sản cần chuyển từ ni quảng canh cải
tiến sang hình thức ni chuyên canh với các giống như tôm sú, tôm càng xanh, cá
lóc và cần có những biện pháp phịng ngừa rủi ro cho bà con nhân dân yên tâm đầu
tư canh tác vì đây là loại hình cho lợi nhuận kinh tế rất lớn.
* Kiến nghị:
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp
chủ yếu như đưa các giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự
nhiên của huyện, luân canh, thâm canh tăng vụ. Đặc biệt phải nâng cấp và củng cố
hệ thống thuỷ lợi nội đồng, sử dụng phân bón hợp lý. Trong q trình sử dụng đất
cần kết hợp với các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường nhằm phát triển nông
nghiệp bền vững cho tương lai.
Khai thác tốt tiềm năng về đất đai và nguồn lao động phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt tổ
chức tốt các chương trình khuyến nơng và các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân
tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai. Tiếp tục tuyên
truyền và vận động người dân dồn điền đổi thửa, luân canh cây trồng hợp lý, chú ý
tới các biện pháp cải tạo đất, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường môi trường sinh thái.
- Các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra các giống cây
trồng vật ni mới thích hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Trà Cú.
22