Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Luận văn : NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHỔ YÊN part 8 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.16 KB, 16 trang )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

104

trồng cây nhãn chủ yếu ở nhóm hộ khá, còn nhóm hộ trung bình và hộ nghèo
chiếm tỷ lệ không đáng kể. Cụ thể nhóm hộ khá chiếm 2,63 ha, nhóm hộ
trung bình chiếm 0,25 ha, nhóm hộ nghèo chỉ chiếm 0,18 ha.
Bảng 2.25. Diện tích, năng suất, giá trị sản lượng nhãn
của các hộ năm 2006
Chỉ tiêu ĐVT
Nhóm hộ
Khá
Trung bình
Nghèo
1. Diện tích
Ha
2,63
0,25
0,18
2. Năng suất bình quân
Tạ/ha
64,81
69,23
42,57
3. Sản lượng
Tấn
170,32
17,45
7,66


4. Giá trị sản lượng
1000đ
68.128,27
6.978,38
3.065,04
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Tuy có diện tích kh ông đáng kể nhưng nhóm hộ trung bình lại chú ý
đầu tư vốn, lao động và kỹ thuật cao hơn cả nên năng suất vượt trội hơn so
với nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo. Nhóm hộ trung bình đạt 69.230 kg quả
tươi trên ha, nhóm hộ khá đạt 64.810 kg quả tươi trên ha, nhóm hộ nghèo chỉ
đạt 42.570 kg quả tươi trên ha. Để thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình
này đối với từng nhóm hộ ta xét bảng 2.26.
Bảng 2.26. Hiệu quả kinh tế của cây nhãn
Chỉ tiêu ĐVT
Nhóm hộ
Khá Trung bình

Nghèo
1. Giá trị sản xuất 1000đ/ha 25.924,00 27.692,00 17.028,00
2. Chi phí trung gian 1000đ/ha 4.825,61 5.027,48 3.425,37
3. Giá trị gia tăng 1000đ/ha 21.098,39 22.664,52 13.602,37
4. VA/ic Lần 4,37 4,51 3,97
5. VA/công lao động 1000đ/công 139,72 152,11 96,47
6. Thu nhập hỗn hợp 1000đ/ha 19.561,23 21.516,86 12.564,47
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

105


Qua bảng 2.26 ta thấy: Giữa các nhóm hộ trung bình và nhóm hộ
nghèo có sự chênh lệch lớn về giá trị sản xuất, nhóm hộ trung bình có GO đạt
cao nhất 27.692.000 đ/ha trong khi đó nhóm hộ nghèo chỉ đạt 17.028.000
d/ha, còn nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình không có sự chênh lệch nhiều
lắm, nhóm hộ khá có GO đạt 25.924.000 đ/ha. Do giá trị sản xuất tạo ra cao
nhưng lượng đầu tư không lớn nên hiệu quả sử dụng vốn của mô hình này rất
cao, nhóm hộ t rung bình đạt cao nhất 4,51 lần; nhóm hộ khá đạt 34,37 lần;
nhóm hộ nghèo đạt 3,97 lần.
Xét về lượng giá trị tăng thêm và thu nhập hỗn hợp thì nhóm hộ trung
bnìh vẫn đạt cao nhất (VA = 21.098.390 đ/ha và MI = 19.561.230 đ/ha), còn
đạt thấp nhất là nhóm hộ nghèo (VA = 13.603.370 đ/ha và MI = 12.564.470
đ/ha). Điều này chứng tỏ nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá thu nhập trên
đơn vị diện tích (VA) và thu nhập của ngày công lao động trực tiếp (MI) cao
hơn nhóm hộ nghèo do họ có lượng đầu tư vốn lưon và kỹ thuật tốt hơn.
Hiệu quả sử dụng lao động, tuy phải bỏ ra một lượng lao động lớn
nhất nhưng nhóm hộ trung bình vẫn đạt hiệu quả cao nhất 152.110 đ/công,
sau đó đến nhóm hộ khá đạt 139.720 đ/công, cuối cùng là nhóm hộ nghèo
đạt 96.470 đ/công.
Nhìn chung mọi chỉ t iêu ở mô hình này có sự chênh lệch lớn giữa
nhóm hộ nghèo với nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình. Điều này thể hiện
mức độ đầu tư về vốn và kỹ thuật có sự khác biệt giữa các nhóm hộ, đặc biệt
là giữa nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo.
2.3.3.2. Hiệu quả xã hội và môi trường
* Hiệu quả xã hội:
Ở Phổ Yên diện tích đất nông nghiệp trồng cây lâu năm phân bố chủ
yếu ở các xã phía Bắc. Ở đó diện tích đất vườn đồi là chủ yếu, với độ dốc lớn
không thích hợp cho việc trồng cây hàng năm. Các loại cây trồng chủ yếu của
các hộ nông dân là chè, vải, hồng Trong đó cây chè đang được mở rộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


106

diện tích. Đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây ăn
quả, thu nhập thường xuyên ổn định. Số liệu trong bảng 2.27 đã chỉ ra vai trò
của hoạt động trồng trọt trên đất lâu năm. Mặc dù thu nhập về trồng cây lâu
năm trên tổng thu nhập của hộ so với cây hàng năm không cao bằng, do diện
tích trồng cây lâu năm thấp nên giá trị sản xuất không cao. Nhưng thu nhập
trên đất trồng cây lâu năm cũng đã đóng góp vào các chi phí cho hộ gia đình:
chi sinh hoạt, y tế, giáo dục, chi hoạt động xã hội khác.
* Hiệu quả môi trường:
Xét về hiệu quả môi trường của các hoạt động sản xuất trên đất lâu
năm đem lại, chúng ta xem xét số liệu trong bảng 2.28. Qua bảng này, hệ số
đa dạng cho biết, tính đơn canh là chủ yếu (trên 75% các hộ trồng từ 3 - 5 loại
cây lâu năm), tỷ lệ đơn canh ở các xã thuộc vùng 2 cao hơn vùng 1. Ở các xã
vùng 1 diện tích có thể trồng được cây ăn quả là diện tích vườn nhà, họ trồng
cây chủ yếu để lấp kín diện tích, không vì lợi ích kinh tế, số lượng các cây
trồng không đáng kể, thu nhập thấp. Trong khi đó các xã thuộc vùng 1 thì số
các gia đình có vườn chè và vườn cây ăn quả có diện tích trên 0,4ha nhiều.
Sản phẩm ở đây mang tính hàng hoá cao, chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập
của hộ. Đất trồng cây lâu năm phần lớn là đất dốc, có nguy cơ bị rửa trôi nên
tỷ lệ che phủ đất rất quan trọng trong việc giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng đồng
thời chống xói mòn cho đất. Tỷ lệ che phủ đất của cây trồng trong các hộ khá
cao hơn các hộ nghèo. Cây trồng của các hộ khá do được đầu tư về phân bón
nên khả năng khép tán lớn. Có sự khác nhau giữa các vùng về tỷ lệ che phủ
đất của hệ thống cây trồng trên đất trồng cây lâu năm, ở vùng 1 tỷ lệ che phủ
đất cao hơn vùng 2. Nhưng tốc độ mất đất và rửa trôi đất ở các xã thuộc vùng
1 cao hơn so với các xã thuộc vùng 2.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

107

Bảng 2.27. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội từ hoạt động sản xuất trên đất lâu năm
qua nghiên cứu các hộ nông dân huyện Phổ Yên năm 2006
TT Chỉ tiêu hiệu quả xã hội ĐVT
Vùng 1
Vùng 2
Hộ khá Hộ TB
Hộ
nghèo
Hộ khá Hộ TB
Hộ
nghèo
1 Tỷ lệ thu nhập từ sản xuất trên đất lâu năm/tổng thu nhập % 13,56 12,26 9,65 9,77 8,32 5,29
2
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động gia đình cho trồng trọt/quỹ thời
gian của lao động gia đình
% 25,35 22,54 15,38 17,42 14,28 11,21
3 Lượng vốn nhàn rỗi dành cho sản xuất trên đất lâu năm/năm Tr.đ 0,67 0,54 0,23 0,47 0,31 0,20
4
Tỷ lệ vốn đầu tư cho sản xuất trên đất lâu năm/tổng vốn SX của gia
đình
% 22,72 20,31 17,55 13,32 11,56
8,73
5 Chi phí cho học tập lấy từ việc bán SP cây lâu năm/tổng chi học % 14,32 13,34 11,21 10,29 8,51 5,67
6 Chi phí cho y tế từ việc bán SP cây lâu năm/tổng chi cho y tế % 9,18 7,83 6,35 6,34 4,21 3,87

7
Chi phí cho đóng góp làm đường giao thông, xây dựng công trình
công cộng của địa phương từ việc bán sản phẩm cây lâu năm/tổng
chi cho đóng góp
% 22,92 19,73 13,18 12,42 9,55 3,19
8
Tỷ lệ lao động nữ tham gia vào các quyết định sản xuất trên đất lâu
năm
% 44,24 39,65 33,92 40,43 34,05 24,52
9 Kiểm định phi tham số cho các chỉ tiêu và mức sống của các hộ trong 2 vùng nghiên cứu (dùng kiểm định X
2
)
+ Kiểm định sự tin cậy cho các chỉ tiêu hiệu quả MTR (rows) Significance (X
2
)=0.0032 (có ý nghĩa 99%)

+ Kiểm định cho sự khác nhau về mức sống, vùng đồi với các chỉ
tiêu hiệu quả xã hội (columns)
Significance (X
2
)=0.021 (có ý nghĩa 98%)
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu phỏng vấn hộ năm 2007)
101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

108

Bảng 2.28. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường từ hoạt động sản xuất trên đất lâu năm
qua nghiên cứu các hộ nông dân huyện Phổ Yên năm 2006

TT
Chỉ tiêu hiệu quả xã hội ĐVT
Vùng 1
Vùng 2
Hộ khá Hộ TB
Hộ
nghèo
Hộ khá Hộ TB
Hộ
nghèo
1 Hệ số đa dạng cây trồng

(0,0 - 0,3)
% số hộ
75,24
78,49
81,32
82,23
83,72
84,33

(0,3 - 0,6)
% số hộ
12,34
13,54
15,37
14,35
15,41
15,53


(0,6 - 0,9)
% số hộ
7,43
6,43
2,89
1,32
0,83
0,13

≥ 0,9
% số hộ
4,99
1,54
0,42
2,1
0,04
0,01
2
Tỷ lệ che phủ diện tích đất
%
88,35
84,32
80,19
86,24
83,05
78,21
3
Tỷ lệ thời gian che phủ đất vào mùa mưa
%
87,24

82,14
79,04
84,21
83,24
75,20
4
Chi phí phân bón vô cơ giảm đi trong mỗi vụ/1 ha
1000đ
106,43
100,00
67,42
89,42
65,25
55,32
5
Chi phí thuốc BVTV, trừ cỏ giảm đi trong mỗi vụ/1 ha
%
4,32
5,32
6,32
2,15
2,06
2,54
6
Số diện tích bị suy thoái hàng năm
%
17,42
14,32
12,39
16,42

14,62
11,76
7 Kiểm định phi tham số cho các chỉ tiêu và mức sống của các hộ trong 2 vùng nghiên cứu (dùng kiểm định X
2
)
+ Kiểm định sự tin cậy cho các chỉ tiêu hiệu quả MTR (rows) Significance (X
2
)=0.0032 (có ý nghĩa 99%)

+ Kiểm định cho sự khác nhau về mức sống, vùng đồi với các
chỉ tiêu hiệu quả xã hội (columns)
Significance (X
2
)=0.021 (có ý nghĩa 98%)x
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2007)
102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

109

Chương III
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN

3.1. VẤN ĐỀ QUY HOẠCH CHO ĐÔ THỊ HOÁ
3.1.1. Quan điểm sử dụng đất đến năm 2010 và tầm nhìn 2015
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế, không tái tạo và là nơi
diễn ra tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội. Vì vậy, quan điểm bao trùm trong

sử dụng đất là ứng dụng các khoa học công nghệ - nhằm khai thác sử dụng đất
đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững phục vụ cho chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội. Qua đó, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Ngoài ra, ở mỗi loại hình sử dụng đất có những quan điểm riêng sau đây:
- Quy hoạch sử dụng đất nhất thiết phải đón được sự phát triển kinh tế
- xã hội. Đồng thời phải đảm bảo được các yêu cầu về môi trường, cảnh
quan, sinh thái.
- Dành đủ quỹ đất cho phát triển các khu công nghiệp tập trung, các điểm
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương để phát huy thế mạnh của huyện.
Gắn phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá nông thôn.
- Quy hoạch sử dụng đất phải nhất thiết bảo đảm tạo việc làm cho lao
động địa phương, đặc biệt là tại các địa bàn bị trưng dụng đất sản xuất và đất
ở. Dành đủ quỹ đất cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội như
giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, thể thao - văn hoá … đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao trong sản xuất và sinh hoạt.
- Chú trọng đến đất ở trên cơ sở đảm bảo tốt môi trường sống của
người dân và phát triển ở trên các khu dân cư sẵn có, các khu dân cư tập
trung, nhằm tiết kiệm đất xây dựng cơ sở hạ tầng và và tạo điều kiện cho tiến
trình đô thị hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

110

- Khi xây dựng các khu đô thị hoá, các khu công nghiệp, khu dân cư
mới, phải tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng trước một bước.
- Sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, chuyển dần từ nền nông
nghiệp dựa vào sinh học sang nền nông nghiệp sinh thái, tạo ra những sản
phẩm nông nghiệp sạch, cao cấp cho các đô thị và công nghiệp. Ở vùng đất
dốc, phải áp dụng các khoa học công nghệ, các giải pháp nông - lâm kết hợp

để hạn chế xói mòn, rửa trôi.
3.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong thời kỳ 2006 đến 2010
* Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
Phát huy mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, đi đôi với phát
triển kinh tế - văn hoá, xã hội; đảm bảo Quốc phòng An ninh, thực hiện tiến
bộ công bằng xã hội.
Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đầy lùi các tệ nạn
và tiêu cực xã hội. Thực hiện hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo.
Xây dựng hệ thống chính trị vững chắc thực hiện kỷ cương, dân chủ,
phát huy sức mạnh của quần chúng - tạo sức mạnh tổng hợp.
* Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là
13 - 15% và duy trì ở những năm tiếp theo.
Cơ cấu kinh tế năm 2010 sẽ là: công nghiệp 38%, nông nghiệp 32% và
dịch vụ 30%.
Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2010 sẽ là 700 USD (của tỉnh
640USD), tăng gấp 8 lần so với năm 2005.
Phát triển xã hội lành mạnh, ổn định, trong đó con người là đối tượng
quan tâm hàng đầu, đồng thời cũng là động lực đảm bảo cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2010 và xa hơn.
Chú trọng sự nghiệp giáo dục, phấn đấu đạt 50% số trường đạt chuẩn
Quốc gia, hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

111

Đầu tư nâng cấp mạng lưới y tế. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
và bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác văn hoá, thể thao. Hình thành các trung tâm vui

chơi, giải trí ở các khu dân cư để thu hút mọi tầng lớp nhân dân vào các hoạt
động văn hoá - thể thao lành mạnh.
Đảm bảo và giữ vững an toàn xã hội, quốc phòng an ninh trong chiến
lược quốc phòng của tỉnh và cả nước.
* Định hướng sử dụng đất đai theo mục đích sử dụng
Từ nay đến năm 2010 và sau 2010, đất sản xuất nông nghiệp sẽ giảm
do chuyển sang mục đích sử dụng khác, như phát triển đô thị, khu dân cư
nông thôn, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch và
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội… Vì vậy, nông nghiệp huyện Phổ
Yên phải chuyển theo hướng nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Dự
báo đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 còn khoảng 8.800 ha, năm 2015 còn
khoảng 8.700 ha. Cụ thể như sau:
- Đất trồng hàng năm: Mỗi năm bình quân giảm 160 - 170 ha, năm 2010
còn khoảng 7.200 - 7.300 ha. Để bù lại diện tích đã mất, cần tăng vụ, sử dụng
giống mới và thâm canh. Xây dựng vùng chuyên canh như vùng lúa chất lượng
cao, vùng chuyên canh, vùng cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương).
- Đất trồng cây lâu năm: Phát triển ổn định ở mức 1.50 - 1.600 ha
(không tính trên đất lâm nghiệp và đất vườn) chủ yếu trồng chè và cây ăn quả.
3.2. M ỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
3.2.1. Giải pháp chung
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng
Đây là giải pháp có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Để sản xuất có hiệu quả và thành công trên
các loại đất ta phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, nhiệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

112

độ, chất đất, tiến hành phân tích vùng sinh thái và còn phải căn cứ vào điều

kiện cụ thể của từng hộ gia đình.
Huyện cần tuyên truyền vận động, khuyến khích các hộ nông dân thực
hiện tốt các chủ trương chính sách đồn điền, đổi thửa tại địa phương nhằm
hướng tới chuyên môn hoá và hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn. Để
ngày càng nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh, từng bước đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, tăng tổng sản phẩm và
thu nhập, tạo nguồn tích luỹ và mở rộng thị trường để đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
* Đẩy mạnh công tác khuyến nông
Công tác khuyến nông là rất cần thiết đòi hỏi phải kiên trì, liên tục nó
là công việc cần thiết cho cả trước mắt và lâu dài. Cần truyền bá và thông tin
kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được xác định là khâu
then chốt trong sản xuất nông nghiệp, cần phải sử dụng các chuyên gia, các
cán bộ khoa học kỹ thuật của địa phương thực hiện công tác khuyến nông
nhằm xác định được các thành tựu khoa học kỹ thuật về trồng trọt mới nhất
vào đồng ruộng. Đồng thời thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng
ngắn ngày về kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế, tổ chức hội nghị, hội thảo
cho các cán bộ kỹ thuật, cán bộ phụ trác h sản xuất và các hộ nông dân đặc
biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở.
* Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về các chính sách, pháp
luật về đất đai
Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, quản lý chặt chẽ trong việc chuyển mục đích sử
dụng đất, đảm bảo ổn định quỹ đất trồng cây hàng năm đặc biệt là cây lúa.
Đồng thời có chính sách khuyến khích khai thác đất mặt nước chưa sử dụng
vào thành đất canh tác sản xuất một vụ trong nông nghiệp.
Đất đai là tài nguyên có hạn nhưng khả năng sinh lời của nó thì rất cao
và là yếu tố không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Do vậy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


113

sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này, có vai trò rất lớn
tới nền kinh tế đất nước trong tương lai và đảm bảo cho mục tiêu ổn định
chính trị và phát triển kinh tế xã hội.
* Đẩy mạnh tín dụng vay vốn và hướng dẫn cách sử dụng vốn
Qua điều tra chúng tôi thấy các hộ nông dân rất thiếu vốn sản xuất, chỉ
đủ ăn hoặc có hộ dư nhưng không đáng kể. Vì vậy, để tạo vốn các hộ cần phải
phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế hiện có của gia đình
của vùng nhằmg tạo điều liện vay thêmvốn phát triển sản xuất. Đảng và Nhà
nước cũng như lãnh đạo địa phương cần có những chính sách ưu đãi, tạo điều
kiện cho các hộ nông dân vay vốn dưới nhiều hình thức không lãi hoặc lãi
suất thấp, dài hạn theo hướng tín chấp. Đặc biệt là các hộ nghèo cần được hỗ
trợ, cấp vốn để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Hiện nay các nông hộ làm kinh tế vườn của huyện thiếu vốn và rất cần
vốn vay để quy hoạch lại vườn quả, trông mới, thâm canh và mở rộng quy mô
vườn. Thực tế nông hộ được vay vốn so với nhu cầu cần vay vốn của các hộ
chiếm tỷ lệ thấp (trên 35%) lại tập trung vào các hộ có điều kiện kinh tế hơn là
các hộ kinh tế còn thiếu, ở vùng sâu vùng xa và khả năng tiếp cận mức vốn được
vay hạn chế. Do vậy, cần có chính sách và giải pháp về vốn cho nông hộ như:
Thu hút vốn đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình khuyến
nông, khuyến lâm, chương trình 135, chương trình 661. Khuyến khích mở
rộng các hình thức tương trợ, tự nguyện giúp nhau trong sản xuất ở trong dân:
Hội Cựu chiến binh, Hội làm vườn, Nhóm phụ nữ tiết kiệm.
Tăng cường cho các nông hộ vay vốn trung và dài hạn, lượng vốn vay
phải đáp ứng được yêu cầu đầu tư của hộ tuỳ thuộc vào từng mô hình vườn.
Ngoài ra để sử dụng đồng vốn đúng mục đích có hiệu quả cao thì cần
phải hướng dẫn cho người nông dân quản lý và sử dụng vốn trong phát triển
kinh tế một cách tối ưu.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

114

* Tiếp tục tăng cường xây dựng và tu bổ các công trình thuỷ lợi
Các công trình thuỷ lợi của huyện Phổ Yên đa số đã cung cấp đủ nước
tưới tiêu toàn bộ diện tích đất canh tác, nhưng vẫn còn một phần không lớn
diện tích đất canh tác ở đây còn phụ thuộc vào nguồn nước mưa tự nhiên, đó
là diện tích đất 2 vụ. Do đó cần mở rộng hệ thống kênh mương dẫn tới từng
cánh đồng và thường xuyên tu bổ lòng ngòi giữ và thoát nước để đảm bảo
tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác, hướng tới làm giảm diện tích đất
canh tác 2 vụ và tăng diện tích đất canh tácc 3 vụ.
* Định hướng xây dựng mô hình sử dụng đất trong nông hộ
Qua thực trạng sử dụng đất tại địa phương và qua điều tra thực tế
nghiên cứu cho thấy các hộ nông dân trong huyện nên đưa các giống lúa Q5,
Khang dân 18, Lúa lai 2 dòng nên trồng trên đất vàn và các giống lúa DT10,
Q4, Tạp giao xuống trồng tại các ruộng đất trũng, trồng cây ngô đông trên đất
ruộng 3 vụ kết hợp với chăn nuôi lợn, gà tận dụng những sản phẩm phụ từ
nông nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay diện tích đất đai của huyện hạn chế và hệ số
sử dụng đất còn tương đối thấp. Để nâng cao hệ số sử dụng đất trong tương
lai và hiện tại cần phải thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng vụ đồng thời
duy trì diện tích trồng lúa hiện có. Tuy có khó khăn về điều kiện tự nhiên
song huyện có nhiều mặt thuận lợi có thể khắc phục được và gieo trồng từ 2 -
3 vụ trong năm.
* Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo cán bộ cho địa phương
Nâng cao trình độ dân trí để nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất - dây được coi là khâu then chốt trong sản xuất nông nghiệp.

Cần đào tạo đội ngũ cán bộ nông nghiệp là người địa phương, gắn bó
với địa phương, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất để
nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho các hộ nông dân góp phần
làm cho đời sống của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

115

* Mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển công nghệ sau thu hoạch, tăng
cường thông tin giá cả thị trường
Việc cung cấp hệ thống thông tin về giá cả thị trường cho các hộ nông
dân là cần thiết. Hệ thống thông tin này sẽ giúp cho người dân hiểu biết thêm
về một số vấn đề sau:
- Giúp cho người nông dân biết được sự thay đổi về giá cả sản phẩm ở
thị trường, nâng cao nhận thức và hiểu biết chung về thị trường từ đó có thể
đưa ra quyết định đúng đắn trong sản xuất.
- Tăng cường khả năng mua của người dân đối với người bán buôn,
tăng tỷ lệ lợi nhuận trực tiếp cho người nông dân, từ đó tăng thu nhập gia đình
và cải thiện đời sống. Những thông tin này sẽ thực sự bổ ích giúp cho các hộ
nông dân sản xuất có hiệu quả hơn.
* Biện pháp trồng rừng, nâng cao độ che phủ của đất
Trồng rừng và xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp đóng vai trò rất
lớn trong việc cải tạo, bảo vệ đất trồng, chống xói mòn, đồng thời cũng làm tăng
độ che phủ cho diện tích đất nông nghiệp vào mùa mưa. Hiện nay huyện Phổ
Yên có trên 32% là đ ất dốc trên 8.5
0
. Do đó việc trồng rừng trên diện tích đất có
độ dốc lớn có tác dụng che phủ cho bề mặt, điều tiết dòng chảy, giữ ẩm cho đất.
3.2.2. Giải pháp cụ thể

* Đối với vùng 1
- Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng trang trại:
Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện đã chỉ rõ: phát triển kinh tế hộ nông
dân theo mô hình kinh tế trang trại
Thực tế khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện cho
thấy, với mô hình nông lâm kết hợp và mô hình trang trại, các hộ nông dân
tiến hành sản xuất kinh doanh đa dạng trên đất lâm nghiệp có thể hạn chế
được rủi ro, bước đầu phát triển các sản phẩm hàng hoá để tăng thu nhập cho
các hộ nông dân vùng đồi núi. Nhưng các mô hình kinh tế trang trại ở Phổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

116

Yên mới ở dạng sơ khai, chưa thật sự có đầu tư theo chiều sâu mà chủ yếu
dựa vào diện tích sẵn có, với các loại hình là trang trại lâm nghiệp, trang trại
chăn nuôi, cây ăn quả, giá trị sản lượng thấp, tỷ suất hàng hoá chưa cao. Tuy
nhiên đây cũng là cơ hội cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
cho huyện nếu thực hiện quy hoạch sử dụng đất, thay đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, đàu tư thâm canh, cải tạo cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Phát tri ển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn:
Hiện nay ở khu vực này, một số xã đã thực hiện cải tạo và cứng hoá hệ
thống kênh mương dẫn nước vào nội đồng. Cải tạo và nâng cấp hệ thông kênh
mương dẫn nước từ sông Công tới các chân núi trồng chè, trồng cây công nghiệp
ngắn ngày ở các xã khu Tây Bắc. Nâng cấp tuyến đường giao thông liên xã từ thị
trấn Ba Hàng tới các xã, nhằm nâng cao khả năng giao thông, vận chuyển vật tư
cũng như sản phẩm nông sản cho các xã phía xa trung tâm Huyện.
Khuyến khích thành lập các cơ sở chế biến nông sản là chè. Hiện nay ở
một số xã đã hình thành các hợp tác xã chuyên dịch vụ sản xuất chè như Đắc
Sơn, sẽ giúp cho việc chế biến chè theo phương pháp công nghiệp, đảm bảo

giữ gìn được phẩm chất của chè. Qua đó nâng cao giá trị của nông sản, kích
thích sản xuất phát triển.
- Phát triển mô hình kinh tế vườn đồi - Mô hình nông lâm kết hợp
nhằm nâng cao năng suất đất đai. Để có cơ sở lựa chọn và đề xuất nhân rộng
mô hình kinh tế vườn đồi, chúng tôi đã lựa chọn 3 mô hình vườn đồi điển
hình khác nhau và tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế dựa trên cơ sở số liệu
điều tra. Kết quả chi tiết như sau:
+ Mô hình vườn 1: Cây NNNN - CĂQ
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 2,1ha trong đó đất trồng hàng năm là
1ha, còn lại 1,1ha trồng cây lâu năm, khả năng tưới chủ động, tầng dày canh
tác < 100cm, độ dốc 12
0
- 21
0
gồm: rất phù hợp cho cây vải và nhãn phát
triển


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

117

Bảng 3.1. Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng
Loại cây
Diện tích (ha)
1. Sắn cao sản
0,4
2. Ngô
0,07
3. Lúa

0,53
4. Vải
0,7
5. Nhãn
0,4
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2007)
Bảng 3.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình 1
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Tổng cộng Cây NNNN Cây ăn quả
1. GO
17112,61
6263,35
10849,26
2. IC
8837,98
2898,49
5939,49
3. VA
8274,64
3364,87
4909,77
4. LĐ (công)
274,39
131,39
143,00
5. MI
7861,64
3196,87
4664,77
Hiệu quả kinh tế




- GO/IC
2,00
2,16
1,83
- GO/LD
61,77
47,67
75,87
- VA/IC
1,00
1,16
0,83
- VA/LĐ
31,80
22,06
41,53
- MI/LĐ
28,48
24,33
32,62
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2007)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

118


Bảng 3.3. Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng đất

Loại cây
Diện tích (ha)
1. Sắn cao sản
0,12
2. Lúa
0,25
3. Vải
3,40
4. Chè
0,90
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2007)

Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình
Chỉ tiêu Cộng
Cây
NNNN
Cây ăn quả Cây chè
1. GO
41221,18
2405,60
26461,25
12354,33
2. IC
31610,68
1214,35
23591,65
6804,68
3. VA

9610,5
1191,26
2869,60
5549,64
4. LĐ (công)
819,57
50,27
462,40
306,90
5. MI
8867,5
1023,26
2624,60
5219,64
Hiệu quả kinh tế




- GO/IC
1,64
1,98
1,12
1,82
- GO/LD
53,82
47,85
73,34
40,26
- VA/IC

0,64
0,98
0,12
0,82
- VA/LĐ
37,24
24,16
65,39
22,17
- MI/LĐ
14,88
20,36
7,27
17,01
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2007)

+ Mô hình vườn 3: Cây NNNN - Chè - CĂQ - LN

×