Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

vượt rào cản kỹ thuật của nhật bản để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.6 KB, 148 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
* * *
NGUYỄN KHÁNH HÀ
VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA NHẬT BẢN
ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG
SẢN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Đỗ Đức Bình
Hà Nội, năm 2009
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu và sơ đồ
Tóm tắt luận văn
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT VÀ
RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG
SẢN NHẬP KHẨU
1.1 Khái niệm và phân loại hàng rào kỹ thuật
4
1.1.1 Khái niệm
4
1.1.2 Phân loại hàng rào kỹ thuật
6
1.1.2.1 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
6
1.1.2.2 Các biện pháp vệ sinh dịch tễ
2
11
1.2 Quy định của Quốc tế và của Nhật Bản đối với hàng nông sản


nhập khẩu
15
1.2.1 Các quy định Quốc tế (WTO) đối với hàng nông sản nhập
khẩu
15
1.2.2 Quy định của Nhật Bản đối với hàng nông sản nhập khẩu
17
1.3 Thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu nông sản của Việt
Nam khi vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản
29
1.3.1 Thuận lợi
30
1.3.2 Khó khăn
34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA
NHẬT BẢN ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT
NAM
3
2.1 Khái quát thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang
Nhật Bản trong thời gian qua
38
2.2 Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản để xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam
44
2.2.1 Văn hóa kinh doanh Nhật Bản
44
2.2.1.1 Những nguyên nhân chính làm nên sự đặc thù của văn hóa
doanh nghiệp Nhật Bản
44
2.2.1.2 Nét độc đáo của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

45
2.2.1.3 Một điển hình về văn hoá kinh doanh: Ông Konosuke
Matsushita
50
2.2.1.4 Các qui tắc kinh doanh của Matsushita: Văn hóa kinh doanh
Nhật Bản
52
4
2.2.2 Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản
53
2.2.2.1 Quy định về dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm
53
2.2.2.2 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với hàng nông sản
nhập khẩu 58
2.2.2.3 Các quy định về nhãn sinh thái 63
2.3 Đánh giá chung về khả năng thích ứng rào cản kỹ thuật để đẩy
mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt nam sang Nhật Bản
64
2.3.1 Những kết quả đạt được
65
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỂ
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG
NHẬT BẢN
3.1 Dự báo những rào cản kỹ thuật mới của Nhật Bản đối với Việt
Nam
5
70
3.2 Triển vọng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật

73
3.3 Các giải pháp chủ yếu để vượt rào cản kỹ thuật của Nhật để
xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
75
3.4.1 Giải pháp từ phía Nhà nước
75
3.3.1.1 Phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam- Nhật Bản, Việt Nam cần
chủ động, tích cực tham gia vào quá trình hình thành các tiêu
chuẩn quốc tế và nhanh chóng thống nhất hệ thống tiêu chuẩn hàng
hoá sản xuất tại Việt Nam với hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá của
Nhật Bản
75
3.3.1.2 Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp
77
3.4.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp
80
6
3.3.2.1 Đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng nông
sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản
80
3.3.2.2 Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế và Nhật Bản nhằm đáp ứng yêu cầu về vệ
sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ và môi trường
81
3.3.2.3 Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của doanh nghiệp
hướng về khách hàng nhằm đáp ứng được yêu cầu từ phía khách
hàng, nhờ vậy có thể tiên đoán trước được những hàng rào kỹ thuật
thương mại mới có thể phát sinh
82
3.3.2.4 Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với phía đối tác

Nhật Bản và mở rộng hệ thống phân phối hàng nông sản của doanh
nghiệp trên thị trường Nhật Bản nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng nông sản
83
3.3.2.5 Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản trị doanh
nghiệp để có thể hiểu biết, nắm rõ rào cản thương mại, từ đó đưa
ra các biện pháp giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản đó
84
7
8
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO World Trade Orgazination Tổ chức thương mại thế giới
TBT
Technical Barriers to
Trade
Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại
SPS
Saniatary and Phytosanitary
Standards
Tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và
kiểm dịch động thực vật
HACCP
Hazard Analysis and Critical
Control Points
Hệ thống phân tích mối nguy
và điểm kiểm soát tới hạn
JAS Japan Agricultural Standards
Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật
Bản

ISO 9000
International Organization
for Standardization 9000
Quy định về tiêu chuẩn chất
lượng
ISO 14000
International Organization
for Standardization 14000
Quy định về bảo vệ môi
trường
SA 8000 Social Accountability 8000
Quy định về trách nhiệm xã
hội
USD United States Dollars Đồng Đô la Mỹ
AJCEP
Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện ASEAN- Nhật Bản
VJEPA
Hiệp định Đối tác kinh tế
Việt Nam- Nhật Bản
Luật VSTP Luật Vệ sinh thực phẩm
9
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Khái quát quá trình kiểm dịch thực vật của Nhật Bản
20
Sơ đồ 1.2: Các thủ tục của quy định vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản
22
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
38
Bảng 2.2: Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật

Bản
40
Bảng 2.3: Tỷ trọng một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
trong tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản của Nhật Bản
41
Bảng 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Nhật trong tổng kim
ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
55
10
Bảng 2.5: Tỷ trọng xuất khẩu điều Việt Nam sang Nhật trong tổng kim
ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam
56
Bảng 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nhật trong tổng kim
ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
60
11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
* * *
NGUYỄN KHÁNH HÀ
VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA NHẬT BẢN
ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG
SẢN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Đỗ Đức Bình
Hà Nội, năm 2009
i
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, khối lượng xuất khẩu một số sản phẩm nông sản của Việt

Nam đã kịch trần, khả năng tăng khối lượng xuất khẩu sẽ rất khó, điển hình
như lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, Hơn nữa, chúng ta còn chưa tạo được nguồn
hàng cung cấp ổn định với số lượng lớn do vậy chưa đáp ứng được các đơn
hàng nông sản nhập khẩu với số lượng lớn cho từng thị trường.
Một vấn đề nữa là tuy Việt Nam đã từng bước đáp ứng được yêu cầu từ
phía thị trường nhập khẩu, song, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tình
trạng các lô hàng bị trả lại do không thể đáp ứng được yêu cầu của các cơ
quan kiểm dịch các nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đó chính là các biện pháp kỹ thuật được sử dụng trong thương mại
quốc tế. Về nguyên tắc thì các hàng rào kỹ thuật này là cần thiết và hợp lý
nhằm bảo vệ các lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an
ninh, Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản
tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi vì chúng có thể được sử dụng vì mục
tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của
hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Trong các hàng rào phi
thuế quan, hệ thống hàng rào kỹ thuật được xem là một trong những nhóm
biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng xuất
khẩu của các nước đang phát triển.
Nước ta với lợi thế xuất khẩu hàng nông sản sang các nước phát triển
trên thế giới ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại. Nhật Bản
là thị trường đầy tiềm năng về hàng nông sản tươi và qua chế biến. Tuy hàng
i
ii
nông sản của nước ta đã từng bước đáp ứng được yêu cầu từ phía thị trường
Nhật Bản, song, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản
phẩm nông sản xuất khẩu, chúng ta vẫn chưa đáp ứng được.
Do vậy để tạo được nguồn hàng cung cấp ổn định với số lượng lớn vào
các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Nhật Bản, cần phải vượt qua được
hàng rào kỹ thuật như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động
thực vật,… Trong đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu về “Vượt rào cản kỹ thuật

của Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về hàng rào kỹ thuật của quốc tế nói chung và Nhật Bản
nói riêng đối với hàng nông sản xuất khẩu và tác động của nó đối với xuất
khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản.
Phân tích thực trạng thích nghi những rào cản kỹ thuật của Nhật Bản để
đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian qua.
Từ đó rút ra đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong việc thích
nghi đối với những rào cản Nhật Bản đưa ra đối với hàng nông sản.
Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm vượt rào cản kỹ thuật của Nhật
Bản để xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với
các mặt hàng nông sản nhập khẩu
Nghiên cứu rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông sản xuất
khẩu của Việt Nam. Trong bài viết này chỉ tập trung nghiên cứu rào cản kỹ
ii
iii
thuật đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản như
gạo, cà phê, hạt điều, thịt, rau quả. Nghiên cứu xuất khẩu hàng nông sản của
Việt Nam và thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản trong một số năm
gần đây và kiến nghị các biện pháp vượt rào nhằm xuất khẩu hàng nông sản
đến năm 2015 đối với một số mặt hàng chủ lực là gạo, cà phê, hạt điều, thịt,
hoa quả dưới giác độ doanh nghiệp, Nhà nước với tư cách là tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp vượt rào cản.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp
phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, để luận giải, phân tích, đánh giá và
rút ra kết luận cho những vấn đề đặt ra trong đề tài.
* Kết cấu của đề tài

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT VÀ
RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN
NHẬP KHẨU
Trước tiên, đề tài đưa ra khái niệm về Hàng rào kỹ thuật là các quy
định và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống hay sức
khỏe con người, động thưc vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động
man trá và ở mức độ phù hợp. Và phân loại hàng rào kỹ thuật: Hàng rào kỹ
thuật trong thương mại và Các biện pháp vệ sinh dịch tễ quy định trong Hiệp
định WTO.
iii
iv
Tiếp theo, đề tài nghiên cứu quy định của Nhật Bản đối với hàng nông
sản nhập khẩu, từ đó phân tích thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu nông
sản của Việt Nam khi vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản.
Thuận lợi
Một là, Việt Nam được kết nạp vào WTO ngày 07/11/2006 và chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 11/01/2007. Đối với Hiệp
định TBT, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ và toàn diện hiệp định kể từ
thời điểm gia nhập. Trên cơ sở thực thi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật, các văn bản pháp quy kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật cũng như các quy
trình đánh giá sự phù hợp sẽ được xây dựng đảm bảo tính minh bạch, công
khai như yêu cầu của Hiệp định TBT. Thi hành Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật, hiện nay Việt Nam có hơn 5000 tiêu chuẩn quốc gia, trong đó
có gần 300 tiêu chuẩn an toàn lao động. Các tiêu chuẩn này đã và đang được
rà soát nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng và
sản xuất kinh doanh, đồng thời hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế.
Qua đó, các doanh nghiệp và các nhà xuất khẩu có thể nắm được các
quy định về bảo vệ môi trường, về nhãn mác và các quy định về vệ sinh an
toàn được quy định một cách cụ thể, rõ ràng đối với các mặt hàng xuất khẩu
sang Nhật Bản. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và các nhà xuất

khẩu có các biện pháp chủ động phòng ngừa và đối phó nhằm tăng khả năng
xuất khẩu trong dài hạn và vì thế nó sẽ có ảnh hưởng tích cực tới khả năng
tăng trưởng xuất khẩu quốc gia đó.
Khi doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản sẽ tạo
sự thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Khi đó các chi phí về nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm bớt, các thủ tục thông quan
iv
v
tiến hành sẽ nhanh chóng, thuận lợi hơn và dễ dàng trong việc phân phối, bán
hàng trên thị trường.
Hai là, Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán chính thức Hiệp
định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) từ tháng 1/2007 ngay sau
khi Việt Nam gia nhập WTO. Hiệp định này thể hiện mối quan hệ hợp tác
toàn diện trên nhiều lĩnh vực gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ,
thủ tục hải quan, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, cải
thiện môi trường kinh doanh, hợp tác kiểm dịch động thực vật và các nội
dung hợp tác kinh tế khác. Một loạt các chương trình hợp tác kinh tế nhằm cải
thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh và các cơ sở hạ tầng phần
mềm cho phát triển thương mại được thực hiện sẽ là nền tảng cho phát triển
thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. Nhật Bản dành ưu đãi GSP (Chế độ
thuế quan ưu đãi phổ cập) cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển
và kém phát triển, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước
này.
Khó khăn
Một là, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nội địa sẽ khiến hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng gặp phải nhiều "rào cản trá hình" hơn
khi xâm nhập. Việc đưa ra các hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đặt ra thách
thức đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các doanh
nghiệp của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụng các hệ thống và tiêu
chuẩn quốc tế về chất lượng hàng hóa, khả năng cạnh tranh tổng thể các sản

phẩm của Việt Nam còn yếu so với các nước trong khu vực do: Thiếu vốn đầu
tư cho phát triển; Quy mô doanh nghiệp nhỏ bé, chủng loại sản phẩm chưa
phong phú, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp; Cơ cấu ngành chưa
hợp lý, tỷ trọng công nghiệp chế biến chưa cao; các ngành công nghiệp hỗ trợ
v
vi
chưa phát triển tương xứng với nhu cầu; Thiếu sản phẩm mang tính độc đáo
hoặc tính duy nhất trên thị trường; Tỷ lệ lao động lành nghề còn thấp; Một số
chi phí đầu vào còn cao so với khu vực và thế giới (cước vận tải, viễn thông,
điện lực và một số loại phí dịch vụ…).
Hai là, những vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
Người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin
cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho
những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm dịch vụ hậu mãi
như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả
năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi
vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là
làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất lâu dài.
Ba là, vệ sinh an toàn thực phẩm. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề
quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng nông sản, nhất là đối với thị trường
Nhật Bản. Kể từ ngày 29/5/2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật VSTP sửa đổi
đối với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, thắt chặt quy
định và bổ sung một số loại dư lượng hóa chất không được phép có trong thực
phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hóa chất cho phép.
Bốn là, vấn đề nắm bắt thông tin và hiểu biết về tập quán kinh doanh
của người Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng chữ “tín” trong
quan hệ với bạn hàng và thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong hợp đồng khi
đã ký hợp đồng. Họ thường có quá trình tìm hiểu rất kỹ càng về đối tác tiềm
năng trước khi có quyết định làm ăn lâu dài, đôi khi đơn hàng có khối lượng
không lớn. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh

nghiệp vừa và nhỏ thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản và kinh nghiệm làm
ăn với các doanh nghiệp Nhật Bản. Một số doanh nghiệp chưa thật sự hiểu
vi
vii
biết thấu đáo về văn hóa, tập quán kinh doanh của Nhật Bản. Bởi vậy, một số
doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù đã có kết quả kinh doanh tốt ở thị trường
Mỹ, các nước EU nhưng lại chưa có kết quả tương tự ở thị trường Nhật Bản.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA
NHẬT BẢN ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT
NAM
Từ việc tìm hiểu văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản, ta có thể
thấy các nét chính trong văn hoá kinh doanh của Nhật Bản như sau:
- Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ xã hội đó là niềm tự hào
- Cần nuôi dưỡng niềm tin: Nhờ có công ty của mình thì nền kinh tế xã
hội mới vận hành bình thường được
- Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: họ là người thân, là người
thày của doanh nhân. Phải luôn thấu hiểu cái lí của họ. Phải đáp ứng kì
vọng của họ. Họ là trung tâm trong các hoạt động của doanh nhân
- Không vì lấy lòng khách hàng mà hạ thấp nhân viên
- Vấn đề không phải là vốn mà là sự tín nhiệm
- Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ xã hội đó là niềm tự hào
- Cần nuôi dưỡng niềm tin: Nhờ có công ty của mình thì nền kinh tế xã
hội mới vận hành bình thường được
- Phấn đấu làm sản phẩm chất lượng, nhưng phổ biến sản phẩm đến
mọi đối tượng mới quan trọng nhất
vii
viii
Từ đó đã giúp chúng ta hiểu được phần nào lý do mà Nhật Bản đưa ra
các quy định khắt khe đối với nông sản nhập khẩu. Đó cũng chính là các rào
cản thương mại của Nhật Bản đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Việt Nam, có thể được chia làm 3 nhóm sau:
Một là, quy định về dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu
hàng nông sản, nhất là đối với thị trường Nhật Bản. Kể từ ngày 29/5/2006,
Nhật Bản đã thực hiện Luật Vệ sinh thực phẩm sửa đổi đối với tất cả các lô
hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, thắt chặt quy định và bổ sung một
số loại dư lượng hóa chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục
nâng mức hạn chế dư lượng hóa chất cho phép.
Hai là, Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với hàng nông sản
nhập khẩu
Hàng hóa nông sản Việt Nam có nhiều loại chất lượng rất tốt, nổi tiếng
như cà phê, hạt tiêu, chè, điều song thực tế người tiêu dùng nước ngoài
không mấy biết đến vì chưa có thương hiệu riêng, bao bì, nhãn mác chưa đẹp,
chưa hấp dẫn. Các sản phẩm nông sản này vẫn bộc lộ nhiều nhược điểm như:
chất lượng chưa ổn định, công nghệ thu hoạch và bảo quản còn lạc hậu, đầu
tư chế biến để tăng giá trị thặng dư chưa nhiều, đặc biệt chưa xây dựng được
thương hiệu gắn liền với sản phẩm trên thị trường quốc tế. Trong đó, một hạn
chế lớn nhất hiện nay là chỉ có 10% hàng nông sản của Việt Nam có thương
hiệu, còn lại 90% là “mượn” thương hiệu nước ngoài, khi thông qua trung
gian để bán.
Ba là, các quy định về nhãn sinh thái
viii
ix
Hiện Việt Nam cũng chưa có tiêu chuẩn nhãn sinh thái chung nên nhiều
khi sản phẩm của nước ta vào thị trường một nước nào đó cũng bị rào cản này
gây khó khăn. Để sản phẩm của mình đủ tiêu chuẩn được dán nhãn sinh thái,
phải đổi mới công nghệ, đầu tư vốn duy trì quy trình sản xuất cũng như sản
phẩm đầu ra đáp ứng đủ các tiêu chuẩn môi trường. Mặc dù khó khăn nhưng
chắc chắn việc thực hiện dán nhãn sinh thái sẽ tăng khả năng cạnh tranh, đặc
biệt khi sản phẩm có nhãn sinh thái thì người tiêu dùng sẽ yên tâm mua hàng

hơn.
Tuy đã có những kết quả đạt được nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần
phải khắc phục về khả năng thích ứng rào cản kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu
hàng nông sản Việt Nam sang Nhật Bản như sau:
Một là, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng nông sản của
Việt Nam còn hạn chế trong khi Nhật Bản nổi tiếng là một trong những thị
trường bảo hộ cao đối với hàng nông sản thông qua các hàng rào kỹ thuật
khắt khe. Do chưa thực hiện tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật nên hàng hoá xuất
khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản đã và đang gặp rất nhiều khó
khăn. Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong các yếu tố quyết
định trong việc đưa hàng nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới. Tuy nhiên
các tiêu chuẩn kỹ thuật mà các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng chỉ đáp ứng
được khoảng 30% tiêu chuẩn quốc tế, còn lại trên 70% là chưa phù hợp.
Hai là, tính chủ động trong đáp ứng các hàng rào kỹ thuật thương mại
Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Ngay sau khi Việt Nam
gia nhập WTO, Bộ Công Thương đã tổ chức một bộ phận chuyên trách gửi e-
mail đến hầu hết doanh nghiệp để đăng ký liên lạc, nếu các mặt hàng xuất
khẩu gặp khó khăn thì báo cáo Bộ để cùng phối hợp xử lý nhưng mới chỉ rất
ít doanh nghiệp có phản hồi. Điều đáng nói là trước khi phía Nhật Bản áp
ix
x
dụng các quy định mới về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan thương vụ Việt
Nam tại Nhật Bản cũng như Bộ Công Thương đã tích cực thông tin về cho cơ
quan quản lý nhà nước, Hiệp hội cũng như các doanh nghiệp Việt Nam,
nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu đã không chú trọng tới việc cải thiện thực
trạng của mình cũng như chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhật Bản.
Điều này sẽ không thể duy trì lâu dài nếu như doanh nghiệp muốn hội nhập
và vượt qua các hàng rào kỹ thuật trong thương mại nói chung và các rào cản
kỹ thuật của Nhật Bản nói riêng đối với hàng nông sản.
Ba là, sự không tương thích trong tiêu chuẩn của Việt Nam với hệ thống

tiêu chuẩn của Nhật Bản. Số lượng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện
hành của Việt Nam chưa hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế còn khá lớn (chiếm
trên 70%). Tiến độ xây dựng một số đề án liên quan đến hoạt động đánh giá
hợp quy còn chậm do chưa có sự chỉ đạo sát sao và sự phối hợp tích cực giữa
các cơ quan liên quan.
Bốn là, vai trò xúc tiến xuất khẩu của chính phủ đối với hàng nông sản
xuất khẩu còn mờ nhạt.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỂ ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT
Từ dự báo về những rào cản kỹ thuật mới của Nhật Bản đối với Việt
Nam và triển vọng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản đến năm
2015. Đề tài đưa ra các giải pháp chủ yếu để vượt rào cản kỹ thuật của Nhật
Bản từ phía nhà nước và doanh nghiệp như sau:
Giải pháp từ phía nhà nước
x
xi
Nhà nước với vai trò tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt rào cản
cần thực hiện các biện pháp sau:
Một là, Phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam- Nhật Bản, Việt Nam cần
chủ động, tích cực tham gia vào quá trình hình thành các tiêu chuẩn quốc tế
và nhanh chóng thống nhất hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá sản xuất tại Việt
Nam với hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá của Nhật Bản
Hai là, thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp như: Đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; Đầu tư đổi mới công nghệ
nhằm đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản;
Nâng cao hiệu quả của đại diện thương mại tại Nhật Bản nhằm cung cấp
thông tin về tình hình biến động các hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản cho
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam; Nâng cao năng lực hoạt động của các
Điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp được xác định là chủ thể trong việc vượt các hàng rào kỹ
thuật Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản. Vì vậy, giải pháp đối
với doanh nghiệp là:
Một là, đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng nông sản
xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản;
Hai là, chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế và Nhật Bản nhằm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn
thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ và môi trường;
Ba là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của doanh nghiệp
hướng về khách hàng nhằm đáp ứng được yêu cầu từ phía khách hàng, nhờ
xi
xii
vậy có thể tiên đoán trước được những hàng rào kỹ thuật thương mại mới có
thể phát sinh;
Bốn là, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với phía đối tác Nhật
Bản và mở rộng hệ thống phân phối hàng nông sản của doanh nghiệp trên thị
trường Nhật Bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản;
Năm là, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp
để có thể hiểu biết, nắm rõ rào cản thương mại, từ đó đưa ra các biện pháp
giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản đó.
xii
xiii
Kết luận
Mặc dù Nhật Bản luôn thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại trên
toàn thế giới, nhưng Nhật Bản cũng luôn tạo ra những rào cản vô hình, bằng
nhiều hình thức khác nhau, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, đồng
thời bảo vệ các ngành sản xuất và chế biến trong nước và là điều kiện gây áp
lực đối với các quốc gia xuất khẩu. Nhật Bản áp dụng Luật VSTP, Luật
Chống gây nhiễm và kiểm soát các loại dịch bệnh, Luật Ngoại thương và
Ngoại hối, Luật Thương mại với những quy định chặt chẽ, chỉ cho phép nhập

vào Nhật Bản những loại thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
không gây hại cho sức khỏe của con người. Nhà xuất khẩu các sản phẩm này
cũng phải chứng minh được rằng chúng không gây hại tới toàn bộ thực vật và
động vật của Nhật Bản.
Đề tài đã làm rõ các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng
nông sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Và các tác động của nó đối với
xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản.
Đề tài đã khái quát tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang
Nhật Bản, phân tích thực trạng xuất khẩu để từ đó đưa ra đánh giá các kết quả
đạt được, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất giải
pháp phát triển hàng nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian
tới.
Trên cơ sở dự báo những xu hướng phát triển của hàng rào kỹ thuật của
Nhật Bản đối với hàng nông sản nhập khẩu, những triển vọng xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Tác giả mạnh dạn đưa ra các quan
xiii

×