Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và khả năng thích ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.03 KB, 13 trang )

Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản và khả năng thích ứng
2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản
2.1..1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu hàng nông sản lớn của thế giới,
mức nhập khẩu các sản phẩm này lên tới gần 40 tỷ USD ( năm 2001). Trong khi đó xuất
khẩu hàng nông sản Việt Nam sang Nhật Bản năm đó chỉ đạt 45,1 triệu USD, hơn 1%
nhập khẩu nông sản của Nhật Bản, một tỷ lệ rất là khiếm tốn. Đến năm 2002 thì kim
ngạch xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản giảm xuống còn 40,2 triệu USD, có thể lý giải
là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế do khủng bố năm 2001 tại Mỹ, khiến cho sức
tiêu thụ của thị trường Nhật bị suy giảm. Tuy nhiên đến năm 2003 thì xuất khẩu nông
sản sang thị trường này đã có dấu hiệu phục hồi, tăng 57,4% đạt mức kim ngạch 63,4
triệu USD. Năm 2005 xuất khẩu tăng mạnh đạt 131,634 triệu USD tăng gấp đôi năm
2003 và đạt mức cao nhất trong vòng năm năm đầu của thế kỷ mới. Nhưng sang năm
2006 thì xuất khẩu đã chứng lại, chỉ tăng 10,8% so với năm 2005, đạt giá trị 145,874
triệu USD.
Về trị giá, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản thời kỳ 1996 – 2006,
tăng trung bình hàng năm là 16,3%. Các mặt hàng nông sản chính mà Việt Nam xuất
khẩu sang Nhật Bản đó là : cà phê, cao su, chè, điều nhân, hạt tiêu, hoa quả, lạc. Thông
qua số liệu kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản hằng năm có thể thấy rằng
xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản biến động rất bất thường từ năm 1996
đến nay và biên độ biến động qua các năm là khá lớn. Trong hai năm 1996, 1997 xuất
khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản giảm tương ứng là 14,5 % và 5,3%. Sang năm
1998 thì xuất khẩu tăng đột biến, tăng 35,5% so với năm trước. năm 1999 giảm 13,9%,
đến năm 2000 lại tăng 7%. Năm 2001 và 2002 xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang
Nhật giảm tương ứng 7,9% và 10,7% , và đạt mức tăng cao nhất vào năm 2005 là
86,7%. Sang năm 2006 thì mức tăng chậm lại, chỉ tăng 10,8% so với 2005. Như vậy,
chỉ trong vòng có 11 năm, trị giá hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
đã không ngừng biến đổi, tăng giảm theo từng năm một.
Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn từ 2000 đến


2006 được phản ánh như sau:
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính sang Nhật Bản
Đơn vị : Giá trị 1.000USD, Khối lượng : tấn
Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cà phê
KL 26.345 40.173 34.844 24.687
GT 20.947 17.858 15.594 18.564 22.251 25.939 44.923
Gạo
KL 12.085 25.952 5.084 46.722
GT 2.541 4.124 951 8.100 28.762 53.424 43.096
Cao su
KL 8.149 8.499 15.440 11.536
GT 5.669 5.229 10.447 11.986 12.231 16.435 23.823
Chè
KL 1.859 1.223 2.967 3.547
GT 2.946 1.655 2.988 3.850 2.445 1.235 1.084
Hạt điều
KL 824 1.183 1.340 747
GT 4.283 4.847 5.138 2.854 3.291 4.128 3.258
Tiêu
KL 173 380 559 259
GT 601 519 635 359 675 793 1.658
Hoa quả GT 11.729 14.527 14.527 16.710 20.863 28.991 27.573
Lạc
KL 444 906 858 1.477
GT 241 450 399 944 825 689 459
TổngGT 48.958 45.089 40.242 63.367 91.343 131.634 145.874
% hàng năm 7,01 7,90 10,75 57,46 44,1 86,7 10,8

Nguồn : Tổng cục hải quan

Sự biến đổi của kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản cho thấy rằng hàng nông sản của chúng ta vẫn chưa thể tạo dựng được một vị thế
vững chắc tại Nhật Bản. Việc sụt giảm của giá trị xuất khẩu trong một vài năm có thể lý
giải là do nền kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái những năm 1997, 2001, dẫn đến việc
giảm nhu cầu tiêu dùng; do chính sách bảo hộ nông sản của Nhật Bản; do tâm lý
chuộng hàng nội của Nhật Bản và đặc biệt là do tâm lý lo ngại về vệ sinh an toàn thực
phẩm. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân xuất phát từ phía Việt Nam như chất
lượng hàng hoá còn kém và bất cập trong chính sách, trong quá trình thực hiện xuất
khẩu của Việt Nam. Một số năm gần đây, đặc biệt như năm 2005, xuất khẩu nông sản
của Việt Nam tăng mạnh là do các doanh nghiệp gặp khó khăn ở thị trường khác nên
chuyển hướng xuất khẩu sang Nhật Bản, nhưng cũng có thể thấy rằng, sản phẩm của
Việt Nam cũng đã dần khẳng định được vị trí của mình tại thị trường Nhật Bản.
2.1.2 Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
Năm 2004, trong tổng kim ngạch nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
thì ba mặt hàng cà phê, cao su, rau quả chiếm 60,6% ; năm 2005 là 54,2% và năm 2006
là 66%. Có thể nói đây chính là ba mặt hàng chủ lực của hàng nông sản Việt Nam khi
xuất khẩu sang Nhật Bản. Riêng mặt hàng cà phê năm 2004 đã chiếm đến 24,4% trong
tổng giá trị nông sản xuất khẩu, năm 2005 có giảm xuống 19,7%, tuy nhiên đến năm
2006 đã vươn lên chiếm 30,8%. Tiếp đến là mặt hàng cao su năm 2004, 2005, 2006
chiếm tỷ lệ tương ứng là 13,4%, 12,5%, và 16,3%. Đối với mặt hàng rau quả thì tỷ lệ
này lần lượt là 22,8%, 22% và 18,9%.
2.1.2.1 Cà phê
Cà phê chiếm một vị trí rất quan trọng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, là
một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực và là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ hai
sau gạo. Khoảng 95% sản lượng cà phê của Việt Nam được dùng cho xuất khẩu. Trong
giai đoạn 1991 – 1995, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng cả về khối lượng và kim
ngạch nhưng trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến nay thì khối lượng xuất khẩu tăng
liên tục nhưng kim ngạch xuất khẩu lại biến động rất thất thường. Nguyên nhân là do sự
biến đổi của giá cà phê trên thị trường thế giới, làm giảm tỷ trọng của xuất khẩu cà phê
trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu cà phê quan trọng của Việt
Nam. Nhưng trong giai đoạn 1997 - 2002, sản lượng xuất khẩu cà phê sang thị trường
Nhật Bản giảm liên tục. Nếu như năm 1997, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản đạt 19,72 triệu USD, chiếm 3,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê
của Việt Nam; năm 1998 là 37,92 triệu USD và 6,4% thì giai đoạn sau đó lại là sự suy
giảm về giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang Nhật Bản. Trong năm 2002, giá trị
xuất khẩu cà phê chỉ đạt 15,59 triệu USD tương ứng với 4,8% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu. Bước sang năm 2003, xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản phục hồi
trở lại và tăng liên tục đến năm 2006, năm 2003 tăng 19,1% so với năm 2002 đạt giá trị
18,564 triệu USD, chiếm 5,4% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Năm 2006, xuất khẩu đạt mức cao nhất tính từ năm 1997, đạt mức kim ngạch 44,9 triệu
USD, chiếm 4% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Sang năm
2007, do sự biến đổi của nhu cầu của thị truờng và do một ảnh hưởng rất lớn là do Việt
Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO nên kim ngạch
xuất khẩu cà phể của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng đột biến. Đạt mức giá trị
76,42 triệu USD. Tăng 70,2% so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2006. Triển vọng
năm 2008 sẽ đạt mức hơn 140 triệu USD, tức là gần gấp đôi kim ngạch năm 2007 (dựa
trên thực tế xuất khẩu cà phê sang Nhật trong 9 tháng đầu năm 2008). Kim ngạch xuất
khẩu của giai đoạn 1997 - 2008 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị truờng Nhật Bản
Đơn vị : triệu USD
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
(9tháng)
Kim ngạch xuất khẩu
cà phê Việt Nam
501,5 391,3 322,3 504,8 612,1 956,9 1.121 1.854 1.610,4
Xuất khẩu sang Nhật
Bản
20,95 17,86 15,59 18,564 22,3 25,9 44,9 76,42 106,56
Thị phần (%) 4,2 4,6 4,8 5,4 3,6 2,7 4,0 4,1 6,6

Nguồn : Tổng cục thống kê
Sự suy giảm của cà phê xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 1997 -2002 là do giá
cà phê thế giới trong thời kỳ này giảm mạnh làm giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam
giảm và kim ngạch xuất khẩu cũng giảm. Theo tổng cục Hải quan, năm 1997 giá cà phê
xuất khẩu của Việt Nam là 1.270,4 USD/tấn và mức cao nhất là 1.554,9 USD/tấn thì
năm 2001 giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ còn 419,9 USD/tấn, năm 2002 là
448,2 USD/tấn. Năm 2007, xuất khẩu cà phê vào thị trường Nhật Bản đã tăng trở lại
mức cao nhất từ năm 1997 đến nay. Nguyên nhân là do giá cà phê trên thị trường thế
giới đã phục hồi trở lại, bên cạnh đó Việt Nam cũng đã có những chiến lược xúc tiến
phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê trong đó phát triển thị trường Nhật Bản
là một trong những thị trường chiến lược.
2.1.2.2 Cao su
Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ cao su lớn nhất trên thế giới gồm cả cao
su tự nhiên và cao su nhân tạo. Nhưng Nhật Bản không phải là nước sản xuất cao su tự
nhiên, nên phần lớn cao su của Nhật Bản là cao su nhập khẩu, chỉ có một phần nhỏ cao
su nhân tạo và cao su tái chế là được sản xuất trong nước. Hiện nay, hơn 50% cao su
thiên nhiên được sử dụng để sản xuất lốp xe. Các nhà sản xuất lốp xe, lốp máy bay của
Nhật Bản đều chuyển sang chế tạo lốp hướng tâm - loại lốp sử dụng nhiều cao su thiên
nhiên nhất. Vì vậy, trong những năm tới tiêu thụ các loại sản phẩm cao su như TSR 10,
TSR 20, cao su tấm, xông khói ( RSS ) đáp ứng nhu cầu sản xuất săm lốp các loại, các
đồ gia dụng sẽ gia tăng tại Nhật Bản.
Bảng 2.3: Tiêu thụ, nhập khẩu và nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Việt Nam của Nhật Bản
Đơn vị : 1000 tấn
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tiêu thụ 751,8 724,4 765,8 783,4 826 812,7
Nhập khẩu 802, 713 772 795 847 825,3
Từ Việt Nam 8,149 8,499 5,446 11,986 12,143 12,698
Nguồn : Nhóm nghiên cứu cao su thế giới IRSG
Quan sát số liệu ở bảng trên có thể thấy rất rõ là hiện nay Việt Nam cũng mới chỉ
xuất khẩu được một lượng nhỏ cao su sang Nhật Bản. Năm 2000, trong tổng số 802

nghìn tấn cao su nhập khẩu của Nhật Bản thì Việt Nam chỉ xuất khẩu được 8,149 nghìn
tấn, chiếm khoảng 1% tổng lượng tiêu thụ cao su của Nhật Bản, đây là một con số rất
thấp. Đến 2005, khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tuy có gia
tăng nhưng vẫn không đáng kể. Năm 2007, chúng ta xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản 12,1 ngàn tấn cao su, đạt mức giá trị 26,8 triệu USD. Chủ yếu là cao su SVR 3L và
cao su ly tâm, nhưng 2 loại cao su này lại là chủng loại tiêu thụ rất ít tại Nhật. Trong khi
đó, 2 chủng loại được tiêu thụ nhiều là RSS3 và TSR 20 thì lại được sản xuất rất ít ở
Việt Nam. Đến nay, chỉ có một số ít công ty của Việt Nam xuất khẩu được sang thị
trường Nhật Bản. Đó là các công ty có sản phẩm chất lượng cao và có uy tín như Công
ty cao su Dầu tiếng, Công ty cao su Bà Rịa, Công ty cao su Phước Hoà, Công ty cao su
Đồng Phú và Công ty cao su Đồng Nai. Sau đây là bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu
cao su của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và một số thị trường khác trong 9 tháng
đầu năm 2008.
Bảng 2.4 Xuất khẩu cà phê sang một số thị trường 9 tháng đầu năm 2008
Nguồn : Tổng cục thống kê Đơn vị : triệu USD
Tiêu thụ cao su của Nhật Bản có xu hướng giảm là do nhu cầu trong nước đang
đình trệ và do sự suy thoái của nền kinh tế. Điều này tác động trực tiếp tới các nước
xuất khẩu cao su, đặc biệt là Thái Lan vì Nhật Bản là nước nhập khẩu cao su lớn nhất
của Thái Lan. Tuy nhiên, khi các thị trường như vậy bị suy giảm thì những nước xuất
khẩu cao su lớn như Thái Lan, Indonesia và Malaysia sẽ chuyển hướng xuất khẩu cao

×