Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

PHÁP LUẬT về HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của DOANH NGHIỆP bảo HIỂM NHÂN THỌ QUA THỰC TIỄN tại CÔNG TY TNHH GIA VƯƠNG tín PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.11 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LUẬT
-------------

--------------

VY THỊ MINH THƯƠNG
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ QUA
THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY TNHH GIA VƯƠNG TÍN
PHÁT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÀ NẴNG - 2022


NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
ĐẠI HỌC DUY TÂN
NIÊN KHÓA: 2018-2022
KHOA LUẬT

-------------

--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ QUA THỰC TIỄN TẠI CƠNG TY
TNHH MTV GIA VƯƠNG TÍN PHÁT



SINH VIÊN THỰC HIỆN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

:VY THỊ MINH THƯƠNG
: THS. MAI THỊ MAI HƯƠNG


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của cô Mai Thị Mai Hương. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo.
Ngồi ra, trong Khóa luận tốt nghiệp còn sử dụng một số nhận xét, đánh
giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn
và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về nội dung Khóa luận tốt nghiệp của mình. Trường Đại học Duy Tân không
liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tơi gây ra trong q trình
thực hiện (nếu có).
Tác giả

Vy Thị Minh Thương

ĐÀ NẴNG, NĂM 2022
1



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Khóa luận tốt nghiệp, kết thúc chương trình trên giảng đường
đại học của mình, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Luật đã tận tình
giúp đỡ em. Những kiến thức mà em góp nhặt được trong suốt q trình học vừa
qua sẽ là nền tảng, là hành trang để tiếp bước trên con đường sự nghiệp của mình
sau này.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn cơ Mai Thị
Mai Hương đã tận tình chia sẻ, chỉ dẫn và đưa những lời khuyên trong suốt quá
trình chúng em làm bài khóa luận tốt nghiệp.
Chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm và có thiếu sót trong q trình làm
khóa luận, kính mong sẽ nhận được sự góp ý và chỉ dạy từ quý thầy cô.
Sau cùng em xin kính chúc q Thầy Cơ dồi dào sức khỏe, thành cơng trong
sự nghiệp trồng người của mình. Em xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...........................................................................vi
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................vii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................viii
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ VỀ PHÁP LUẬT
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ...................................1
1.1. Khái quát về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.............................................1
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ.............................................................1

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ...............3
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ......................................................................................................8
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ...................................................................................................................... 8
1.2.2. Nội dung pháp luật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ...........................................................................................................10
Tiểu kết chương 1..............................................................................................14
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ THỰC TIỄN TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN GIA VƯƠNG
TÍN PHÁT.............................................................................................................. 15
2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ....................................................................................................15
2.1.1. Thực trạng quy định về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ...15
2.1.2. Thực trạng quy định về các hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.......19
3


2.1.3. Thực trạng quy định về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ............................23
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ tại công ty TNHH MTV Gia Vương Tín Phát...........................................27
2.2.1. Thực tiễn quy định về hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ tại công ty
TNHH MTV Gia Vương Tín Phát...................................................................27
2.2.2. Thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Công ty TNHH
MTV Gia Vương Tín Phát...............................................................................28
2.2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại công ty
TNHH MTV Gia Vương Tín Phát...................................................................34
Tiểu kết chương 2..............................................................................................40
Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY
TNHH MTV GIA VƯƠNG TÍN PHÁT...............................................................41
3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ...................................................41
3.1.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
nhân thọ...........................................................................................................41
3.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ......42
3.1.3. Hoàn thiện về các kênh phân phối, cung ứng sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ.................................................................................................................... 45
3.2. Một số giải pháp tăng cường thực thi pháp luật và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Cơng ty TNHH MTV Gia
Vương Tín Phát.................................................................................................47
3.2.1. Một số giải pháp tăng cường thực thi pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
nhân thọ tại Công ty TNHH MTV Gia Vương Tín Phát..................................47
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại
Cơng ty TNHH MTV Gia Vương Tín Phát......................................................48
Tiểu kết chương 3..............................................................................................50

4


KẾT LUẬN.............................................................................................................xi
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................xii

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT


CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

1

BHNT

Bảo hiểm nhân thọ

2

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

3

KDBH

Kinh doanh bảo hiểm

4

HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm

5


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

6

MTV

Một thành viên

6


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG BIỂU
TỰA BẢNG
2.1
Phí ban đầu mà BMBH phải đóng
2.2
Phí chấm dứt hợp đồng trước hạn mà BMBH phải
đóng

7

TRANG
36
37



DANH MỤC HÌNH
HÌNH

TỰA HÌNH

TRANG

2.1

Cơ cấu tổ chức của Cơng ty TNHH MTV Gia

29

Vương Tín Phát
2.2

Quyền lợi bảo hiểm của BMBH nhận được khi

31

2.3

tử vong
Quyền lợi bảo hiểm của BMBH nhận được khi

32

2.4

thương tật toàn bộ và vĩnh viễn.

Hoạt động đầu tư của cơng ty TNHH Gia Vương

33

Tín Phát

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là một lĩnh vực kinh doanh khá phát
triển trên thế giới, tuy nhiên đối với Việt Nam, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là lĩnh
vực kinh doanh mới, có xu hướng phát triển chỉ trong thời gian gần đây. Có thể thấy
rằng từ năm 2019 đến nay tình hình dịch bệnh căng thẳng nhưng lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm vẫn trên đà phát triển. Trải qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn,
người dân có sự nhìn nhận rõ ràng hơn về việc bảo vệ sức khỏe của mình nên số
lượng người dân tham gia BHNT ngày càng tăng. Theo đó, hoạt động kinh doanh
bảo hiểm (KDBH) tại Việt Nam được đánh giá phát triển mạnh mẽ trong thời gian
qua, không những gia tăng về số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) mà còn
biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng doanh thu của toàn thị trường. Các chi nhánh, đại lý
bảo hiểm cũng từ đó mà mở rộng nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc
mở rộng số lượng chi nhánh, đại lý BHNT sẽ giúp các DNBH khai thác được tối đa
tiềm năng của thị trường KDBH. [1]
DNBH nắm bắt được mối quan tâm sức khỏe của người dân, từ đó đưa ra các
chiến lược kinh doanh tập trung vào các khu vực tiềm năng - khu vực miền Trung
và Tây Nguyên. Việc mở rộng thị trường đến khu vực này sẽ giúp các DNBH đẩy
mạnh được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cho đến nay, người dân cũng hiểu rõ được vai trị của BHNT, nhiều tầng lớp
tham gia hơn khơng chỉ có tầng lớp thượng lưu mà cịn có tầng lớp trung lưu đã

tham gia với số lượng lớn. Từ đó thị trường kinh doanh BHNT cũng đã và đang
được mở rộng. Đặc trưng cơ bản nhất của BHNT đó chính là hình thức vừa tiết
kiệm vừa mang tính chất bảo vệ khách hàng khỏi những rủi ro, đây cũng chính là
hoạt động huy động vốn của các DNBH. Việc DNBH huy động được nguồn vốn lớn
cũng đồng nghĩa được việc chi trả cho khách hàng khi có rủi ro cũng được đảm bảo
và cũng giúp doanh nghiệp thiết kế các gói sản phẩm bảo hiểm phù hợp với khách
hàng hơn. Cũng như các DNBH khác, Công ty TNHH MTV Gia Vương Tín Phát
1 Tham khảo bài viết của Duy Thái (2022) Thị trường bảo hiểm Việt Nam vượt thách thức covid.

9


cũng hướng đến mục tiêu này, tạo được niềm tin cho khách hàng khi tham gia sản
phẩm, đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm phát triển được doanh thu cũng như
khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Phát triển thị trường kinh doanh BHNT theo hướng lâu dài cần đáp ứng được
nhu cầu của nền kinh tế thị trường Việt Nam và hội nhập quốc tế. Để đáp ứng được
điều đó, pháp luật về KDBH cần được hồn thiện, tạo nền tảng pháp lý vững chắc
cho hoạt động của các DNBH tại Việt Nam, chẳng hạn như: Các quy định của pháp
luật về KDBH còn nhiều hạn chế trong quá trình các DNBH thực thi pháp luật; Các
quy định về KDBH còn gặp nhiều hạn chế như về hợp đồng BHNT, hoạt động đầu
tư, phân phối sản phẩm BHNT… cũng như về hoạt động giám sát của cơ quan có
thẩm quyền đối vưới DNBH cịn chưa hiệu quả. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về lý
luận và thực tiễn của pháp luật về KDBH là việc làm cần thiết đối với thị trường
kinh doanh BHNT hiện nay, và đưa ra được những giải pháp nâng cao hệ thống
pháp luật về KDBH. Do đó em đã chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ qua thực tiễn tại Cơng ty TNHH Gia
Vương Tín Phát” để nghiên cứu trong Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh BHNT chỉ mới phát triển mạnh trong thời gian gần

đây, nên những cơng trình nghiên cứu về đề tài pháp luật về kinh doanh BHNT còn
hạn chế. Một trong những vấn đề cơ bản nhất trong việc kinh doanh nói chung cũng
như trong kinh doanh BHNT nói riêng thì hợp đồng là yếu tố tạo nên giá trị trong
việc kinh doanh. Cuốn sách “Pháp Luật Về Hợp Đồng – Các Vấn Đề Pháp Lý Cơ
Bản” của Luật sư Trương Nhật Quang là một trong những cuốn sách nói về vấn đề
pháp lý cho tất cả các loại hợp đồng.
Ngồi ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này như là
Luận án Tiến sĩ học Trần Vũ Hải với đề tài “Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
nhân thọ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn” (năm 2014), luận văn Thạc
sĩ Luật học Nguyễn Thu Hiền với đề tài “Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ theo pháp luật Việt Nam” (năm 2006), bài nghiên cứu của Phó giáo sư - Tiến sĩ

10


Đỗ Văn Đại về vấn đề “Một số vấn đề pháp lí phát sinh trong thực tiễn về bảo hiểm
nhân thọ” số 07 tại Tạp chí khoa học pháp lí Việt Nam (năm 2018). Mặc dù lĩnh
vực kinh doanh BHNT là ngành nghề đang có xu hướng phát triển trong tương lai
nhưng nhìn chung việc nghiên cứu về vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh bảo
hiểm chưa thực sự được quan tâm và nghiên cứu sâu và còn nhiều hạn chế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của bài khóa luận này là nghiên cứu những vấn đề
pháp lý về kinh doanh BHNT qua thực tiễn tại Cơng ty TNHH MTV Gia Vương
Tín Phát. Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bảo hiểm
nhân thọ, bên cạnh đó đánh giá thực trạng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ và thực tiễn áp dụng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty
TNHH MTV Gia Vương Tín Phát.
Từ mục đích nghiên cứu về nội dung pháp luật về KDBH, nắm được tình
trạng kinh doanh BHNT và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Công ty, bài nghiên cứu
đưa ra được những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo

hiểm nhân thọ, đồng thời đưa ra một số giải pháp tăng cường thực thi pháp luật kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ tại Công ty TNHH MTV Gia Vương Tín Phát.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Các quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh BHNT quy định về việc

cấp giấy phép hoạt động, hợp đồng bảo hiểm, hoạt động đầu tư, cung ứng sản phẩm
và thực tiễn hoạt động kinh doanh BHNT tại công ty TNHH MTV Gia Vương Tín
Phát.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp bao gồm những

vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động kinh doanh BHNT, pháp luật về hoạt động
kinh doanh BHNT được quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2019 và các
văn bản pháp luật khác có liên quan.

11


Về không gian, thực tiễn hoạt động kinh doanh BHNT và thực thi pháp luật
BHNT tại công ty TNHH MTV Gia Vương Tín Phát.
Về thời gian, bài luận nghiên cứu về Luật Kinh doanh bảo hiểm từ năm 2000
cho đến nay, trong đó bài luận sẽ tập trung về những quy định của pháp luật hiên
hành. Giai đoạn trước đó sẽ được so sánh và nghiên cứu để đánh giá các quy định
hiện hành. Trong thực tiễn sẽ nghiên cứu tại cơng ty TNHH MTV Gia Vương Tín
Phát từ lức thành lập đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, Khoá luận tốt nghiệp đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương này sử dụng hầu hết ở tất cả
các chương, phương pháp này giúp ta làm rõ được khái niệm đặc điểm và các quy
định của pháp luật, các số liệu cụ thể. Từ những phân tích này ta có thể tổng hợp lại
giúp người đọc có cái nhìn tổng quan được nội dung của bài khóa luận.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong bài để so sánh một số quy định
của pháp luật về kinh doanh BHNT đối với các văn bản khác, phương pháp này
được tập trung chủ yếu ở chương 2 của khóa luận.
Ngồi ra bài luận còn sử dụng phương pháp thống kê để có thể làm rõ được
nội dung bài luận.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được phân thành 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ về pháp luật hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Chương 2. Thực trạng pháp luật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ và thực tiễn tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Gia
Vương Tín Phát

12


Chương 3. Một số kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
tại công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Gia Vương Tín Phát

13



Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ VỀ PHÁP LUẬT
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ
1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ
1.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm nhân thọ
Nhu cầu bảo vệ sức khỏe thân thể ngày càng được chú trọng, có nhiều biện
pháp để có thể giúp con người phịng tránh những rủi ro mà con người không lườn
trước được, nhưng biện pháp hiệu quả và phù hợp với đại đa số đó chính là sử dụng
những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của các DNBH.
Bảo hiểm nhân thọ (life insurance) là sản phẩm của công ty bảo hiểm, được
thiết kế với các quyền lợi, điều khoản rõ ràng nhằm bảo vệ con người trước những
biến cố sức khỏe hoặc các rủi ro về thân thể, tính mạng. Ngồi ra, đây cịn là một
hình thức tiết kiệm, đầu tư sinh lợi hiệu quả. Bảo hiểm nhân thọ mang lại cho người
sử dụng rất nhiều lợi ích, đặc biệt, bảo hiểm nhân thọ có thể xem là một trong các
giải pháp để khách hàng có thể duy trì nguồn tài chính trước rủi ro bất ngờ. Số tiền
chi trả từ bảo hiểm có thể bù đắp, thay thế nguồn thu nhập bị tổn thất của gia đình
và trở thành một sự cam kết vững chắc cho tương lai.
Theo Wikipedia, từ điển đã định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ “Bảo
hiểm nhân thọ là hợp đồng giữa chủ hợp đồng bảo hiểm và cơng ty bảo hiểm, trong
đó cơng ty bảo hiểm cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng (được chỉ định trước) một
khoản tiền (lợi ích), khi cái chết của một người được bảo hiểm xảy ra (thường là
người giữ hợp đồng bảo hiểm)”. [2]

2 Tham khảo từ điển bách khoa toàn thư mở Wekipedia.

1



Thêm vào đó, Tập đồn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa “Bảo hiểm là một
cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển
nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo
hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả
những người được bảo hiểm”. [3]
Ngồi ra thì Luật KDBH năm 2019 cũng định nghĩa về BNHT “Bảo hiểm
nhân thọ là là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống
hoặc chết” (Khoản 12 Điều 3 Luật KDBH năm 2019).
Từ những phân tích trên, bảo hiểm nhân thọ có thể được hiểu như sau: “Bảo
hiểm nhân thọ là một loại hình sản phẩm giúp khách hàng chuyển giao rủi ro của
mình giúp khách hàng có nguồn tài chính tạm thời lúc rủi ro xảy ra, đồng thời cũng
là một hình thức tiết kiệm lâu dài cho người hưởng bảo hiểm”.
1.1.1.2. Các loại hình sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay
Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng có bảy (07)
sản phẩm BHNT cơ bản: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kì, bảo hiểm tử kì, bảo
hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kì, bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí.
Trong đó:
Bảo hiểm trọn đời: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo
hiểm chết vào bất kì thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó. Hợp đồng bảo
hiểm (HĐBH) nhân thọ trọn đời có mục đích đó chính là đảm bảo thu nhập cho gia
đình khi người được bảo hiểm bị chết.
Bảo hiểm sinh kì: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo
hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho
3 Tham khảo bài viết của Lê Khanh (2015), Nguồn gốc của bảo hiểm.

2


người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận
trong HĐBH. Nếu như người được bảo hiểm chết trước chết trước thời hạn thanh

toán thì DNBH khơng phải trả bất cứ khoản tiền nào.
Bảo hiểm tử kì: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm
chết trong thời hạn nhất định, theo đó DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong HĐBH.
Và đây cũng là loại hình cơ bản nhất của bảo hiểm nhân thọ.
Bảo hiểm hỗn hợp: Là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm sinh kì và
bảo hiểm tử kì. Đây là một trong những sản phẩm bảo hiểm chủ lực của các công ty
bảo hiểm tại Việt Nam.
Bảo hiểm trả tiền định kì: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người
được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, sau thời hạn đó DNBH phải trả
tiền bao hiểm định kì cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong HĐBH
Bảo hiểm liên kết đầu tư: Đây là một lợi hình đặc biệt của BHNT, trong đó
sau khi trừ đi chi phí quản lí và phí chi trả cho BHNT, phí bảo hiểm được dùng để
mua các đơn vị đầu tư trong các quỹ liên kết. Hai sản phẩm tiêu biểu nhất của dòng
sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư là bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết
đơn vị. Có thể nói bảo hiểm liên kết đầu tư là loại hình BHNT có khả năng đáp ứng
đồng thời nhu cầu chuyển giao hậu qua tài chính của rủi ro và nhu cầu đầu tư của
người mua bảo hiểm.
Bảo hiểm hưu trí: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo
hiểm đạt đến độ tuổi xác định được DNBH trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong
HĐBH.

3


1.1.2. Khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
1.1.2.1. Khái niệm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Hoạt động KDBH là hoạt động kinh doanh của DNBH trong lĩnh vực ngành
nghề bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời. Luật KDBH năm 2019 định nghĩa về
KDBH “Là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó

doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên
mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm”, quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật KDBH năm 2019.
Theo định nghĩa về kinh doanh bảo hiểm trong luận văn ơng Trần Vũ Hải thì
“Kinh doanh BHNT là hoạt động kinh doanh có điều kiện của DNBH được phép,
theo đó DNBH cung cấp dịch vụ BHNT thơng qua các sản phẩm bảo hiểm và tiến
hành đầu tư từ nguồn phí bảo hiểm và nguồn vốn khác để đảm bảo quyền lợi đã
cam kết với người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật”.[4]
Từ những phân tích chung về KDBH có thể đưa ra khái niệm về kinh doanh
BHNT: “Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
với sản phẩm kinh doanh đó là bảo hiểm nhân thọ, đảm bảo được việc bồi thưởng
cho người được bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra”.
1.1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Bởi vì hoạt động KDBH bảo hiểm là một ngành nghề mang tính đặc thù cao
và cũng mang sự nhạy cảm vì nó liên quan đến tính mạng sức khỏe và tài chính của
khách hàng và DNBH phải đảm nhận cũng như đảm bảo xử lí được những rủi ro
xảy ra với người tham gia bảo hiểm. Khi xảy ra sự kiện bảo hểm thì DNBH khơng
dược báo trước thời hạn cũng như mức đọ xảy ra rủi ro đối với khách hàng nên
4 Tham khảo trang 37 Luận văn của ông Trần Vũ Hải (2014) pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở
Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội.

4


trách nhiệm đối với DNBH rất lớn. Chính vì vậy mà hoạt động KDBH nhân thọ sẽ
có những đặc điểm sau đây:
Một là, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là ngành nghề địi hỏi cần phải có
nguồn vốn lớn.
Trong q trình hoạt động, DNBH cũng như doanh nghiệp mơi giới bảo

hiểm phải ln duy trì vốn điều lệ khơng thấp hơn mức vốn pháp định và các mức
vốn đòi hỏi khi mở rộng nội dung, phạm vi, và địa bàn hoạt động theo quy định tại
Thông tư 125/2012/TT-BTC ngày 20 tháng 7 năm 2012. Căn cứ tại Khoản 2 Điều
10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 80/2019/NĐ-CP,
vốn pháp định đối với DNBH kinh doanh BHNT (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo
hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe được quy định không thấp hơn 600 tỷ đồng Việt
Nam; DNBH kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo
hiểm hưu trí vốn pháp định là 800 tỷ đồng Việt Nam; DNBH kinh doanh bảo hiểm
nhân thọ, và cả bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí thì vốn pháp định là
1.000 tỷ đồng Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm (doanh nghiệp tái bảo hiểm là hoạt động
của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm
nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi
thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm), vốn pháp định đối với DNBH kinh
doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và
tái bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng Việt Nam; DNBH kinh doanh tái bảo hiểm
nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe thì
vốn pháp định là 700 tỷ đồng Việt Nam; Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm
nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe thì vốn pháp định
1.100 tỷ đồng Việt Nam. [5]
5 Căn cứ theo Khoản 5 Điều 10 Chính phủ, Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định chi tiết thi
hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm.

5


Hai là, đối tượng kinh doanh BHNT đa dạng.
Đối tượng kinh doanh của BNNT có nhiều đối tượng đó là sức khỏe, tuổi
đời, tính mạng, những vấn đề liên quan đến bản thân. Đối với mỗi đối tượng thì sẽ
có từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau đáp ứng được nhu cầu được bảo hiểm của

khách hàng.
Ba là, DNBH phải có dự phịng nghiệp vụ.
Dự phịng nghiệp vụ là khoản tiền mà DNBH phải trích lập nhằm muc đích
thanh tốn cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ
các HĐBH đã giao kết. Mục đích của dự phịng nghiệp vụ đó là đảm bảo được khả
năng thanh toán từ những cam kết đã thỏa thuận với khách hàng.
Bốn là, hoạt động KDBH phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về
KDBH.
Đặc điểm này giúp đảm bảo được sự phát triển đúng hướng của lĩnh vực
KDBH nói chung và kinh doanh BHNT nói riêng. Nhằm đáp ứng được nhu cầu của
người tham gia bảo hiểm cũng như DNBH được phát triển một cách trọn vẹn.
1.1.2.3. Các hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
DNBH có thể tiến hành qua các kênh phân phối sau: trực tiếp; thơng qua đại
lí bảo hiểm, mơi giới bảo hiểm; thơng qua đấu thầu, các hình thức khác phù hợp với
với quy định của pháp luật.
Thứ nhất, đối với kênh phân phối sản phẩm BHNT trực tiếp:

6


DNBH có thể sử dụng đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp tiếp cận giới
thiệu và bán sản phẩm cho các khách hàng tiềm năng. Kênh này có thể bao gồm
việc bán hàng qua điện thoại (telemarketing), gửi thư bán hàng trực tiếp (direct
mail), hoặc gửi thư điện tử tin nhắn trực tiếp tới khách hàng (direct e-mail/SMS).
Việc bán hàng trực tuyến (online) cũng có thể xem là kênh phân phối trực tiếp. Bởi
vì DNBH giao tiếp trực tiếp với khách hàng trên giao diện trực tuyến thay vì thông
qua giao tiếp trực tiếp một cách truyền thống. Tuy nhiên kênh phân phối trực tiếp
phi truyền thống như telemarketing, direct mail, direct SMS hiện nay chưa có quy
định cụ thể trong hệ thống pháp luật về KDBH.
Thứ hai, đối với kênh phân phối sản phẩm qua đại lí, mơi giới bảo hiểm:

Đây là kênh bán hàng truyền thống hiện nay. Tỷ lệ doanh thu của kênh phân
phối này chiếm đến 95% tổng doanh thu phí bảo hiểm hàng năm. Kênh phân phối
này phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của mình. Giải thích trung thực các thơng
tin về sản phẩm bảo hiểm để bên mua bảo hiểm hiểu rõ sản phẩm bảo hiểm dự định
mua. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm
không được tác động để bên mua bảo hiểm cung cấp sai lệch hoặc không cung cấp
các thông tin cần thiết cho DNBH. (Căn cứ theo NĐ số 45/2007/NĐ-CP sửa đổi bổ
sung
Thứ ba, đối với kênh phân phối sản phẩm thông qua đấu thầu
Kênh phân phối sản phẩm thông qua đấu thầu chưa được pháp luật quy định
tuy nhiên trong hoạt động KDBH đang ngày càng được phát triển thì mức độ ạnh
tranh ngày càng lớn. Từ đó đã xuất hiện hoạt động phân phối sản phẩm thơng qua
hình thức đầu thầu. Hình thức đấu thầu trong KDBH cũng sẽ được thực hiện như
các hoạt động hợp tác, cạnh tranh, đấu thầu khác trong nền kinh tế thị trường hiện
7


nay. Những hoạt động này mang những tính chất và đặc điểm cơ bản để các chủ thể
tham gia vào có thể dựa theo đó để thu về nguồn lợi nhiều nhất cho bản thân mình
theo như quy định của pháp luật hiện hành đã quy định.
Thứ tư, các hình thức phân phối khác với quy định của pháp luật
Hiện nay lĩnh vực kinh doanh BHNT và KDBH phi nhân thọ có hình thức
phân phối sản phẩm qua ngân hàng được gọi là “bancassurance”. Ngồi hình thức
này DNBH cịn có các hình thức kinh doanh BHNT khác như qua hệ thống bưu
điện hệ thống siêu thị, máy ATM, điện thoại di động... Cũng giống như kênh phân
phối trực tiếp phi truyền thống thì các hình thức phân phối sản phẩm kể trên vẫn
chưa có quy định cụ thể điều chỉnh hành vi trên.
1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Hoạt động kinh doanh BHNT bị tác động bởi nhiều nhân tố nhưng có thể

phân chia thành 4 nhóm yếu tố chính gây ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm đó là:
Một là, số lượng DNBH tham gia vào thị trường KDBH.
Số lượng DNBH qua các năm ngày càng tăng từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của DNBH, nếu số lượng DNBH ngà càng tăng thì thị trường bảo
hiểm dành cho các DNBH ngày càng giảm doanh thu của DNBH từ đó cũng giảm
đi. Vì vậy để đảm bảo được doanh thu cho DNBH thì DNBH phải xây dựng được
cho mình một chiến lược kinh doanh tốt để DNBH của mình không bị lùi lại so với
các DNBH mới thành lập.
Hai là, quy định của pháp luật đối với lĩnh vực KDBH.

8


Nhà nước đảm bảo được những chính sách phát triển tồn diện, an tồn và
lành mạnh. Tạo mơi trường pháp lí kinh doanh bình đẳng sẽ giúp cho các DNBH có
sự cạnh tranh tạo điều kiện phát triển sản phẩm mới.
Ba là, đối với khách hàng tham gia sản phẩm.
Khi tham gia yếu tố văn hóa và trình độ nhận thức rất quan trọng đối với
DNBH và khách hàng. Vì yếu tố khi tham gia HĐBH là yếu tố lâu dài thì cần phải
đảm bảo được sự nhận thức của cả hai bên để có thể triển khai tốt nhất gói sản phẩm
đến với khách hàng cũng như sự tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
Bốn là, về vấn đề thực thi pháp luật về kinh doanh BHNT.
Việc Nhà nước đưa ra những chính sách tốt là yếu tố cần còn đối với DNBH
cần phải thực thi tốt quy định của pháp luật đó là yếu tố đủ để có thể phát triển được
hoạt động KDBH của doanh nghiệp được đứng vững trên thị trường kinh doanh.
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ
1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Pháp luật là công cụ hữu hiệu của tất cả các nhà nước thuộc mọi thể chế
chính trị, được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Ngành nghề kinh doanh
BHNT cũng thế, chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật đặc thù. Pháp luật
về kinh doanh BHNT phải đảm bảo người tham gia bảo hiểm được bảo vệ quyền lợi
của mình, bảo đảm sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh giữa các DNBH, bảo
đảm sự ổn định và phát triển cho cả ngành bảo hiểm nói riêng và tồn bộ nền kinh
tế nói chung.
9


Theo luận văn của ơng Dương Đức Thuận có định nghĩa về pháp luật về hoạt
động kinh doanh bảo hiểm “Là hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động
kinh doanh có điều kiện của DNBH được phép, theo đó DNBH cung cấp dịch vụ
BHNt thơng qua sản phẩm bảo hiểm và tiến hành đầu tư từ nguồn phí bảo hiểm và
nguồn vốn khác để đảm bảo được quyền lợi đã cam kết với người tham gia bảo
hiểm thọ quy định của pháp luật”. [6]
Vì vậy có thể khái quát khái niệm pháp luật về kinh doanh BHNT là “Pháp
luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là hệ thống các quy định của
pháp luật về ngành nghề kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Quy định về doanh nghiệp
bảo hiểm cung cấp sản phẩm cho bên mua bảo hiểm bằng những kênh phân phối
sản phẩm, từ nguồn phí bảo hiểm thu về và nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh
nghiệp bảo hiểm tiến hành đầu tư sinh lời. Từ đó đảm bảo được trách nhiệm của
doanh nghiệp bảo hiểm đã đảm bảo dành cho khách hàng”.
1.2.1.2. Đặc điểm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Hoạt động KDBH là một trong những ngành nghề đang được phát triển hiện
nay. Nó cũng là ngành nghề mang tính rủi ro cao cho DNBH chính vì thế các quy
định về việc thành lập DNBH và các chế tài xử lí vi phạm ln được cân nhắc hợp
lí để tránh những rủi ro xảy ra đối với DNBH. Để đảm bảo được sự phát triển của
DNBH trong quá trình kinh doanh thì pháp luật về KDBH là một trong những
phương tiện giúp cho DNBH được phát triển. Vậy pháp luật về KDBH mang những

đặc điểm sau:
Một là, pháp luật về hoạt động kinh doanh BHNT chịu sự chi phối của Luật
KDBH 2019 và các văn bản luật khác liên quan đến hoạt động KDBH như là như là
Luật Thương mại, Bộ Luật Dân sự, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bất động sản,

6

Tham khảo tại trang 8 Luận văn Thạc sĩ Luật học ông Dương Đức Thuận (2019) Pháp luật về kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị

10


×