Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TIỂU LUẬN KTHP TRIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.41 KB, 7 trang )

f

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
KHOA KINH TẾ

------

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Phân tích quan điểm của Triết học Mác-Lênin
về con người và bản chất con người. Ý nghĩa lý luận và
thực tiễn của quan điểm trên.
Mã học phần: PHI510023
Giảng viên: TS Trần Nguyên Ký
Sinh viên: Trần Minh Trang
Lớp: ĐT002
MSSV:31211020306

Thành phố Hồ Chí Minh, 12/2021


1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và bản chất con người.
 Quan điểm về con người
Trên cơ sở quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác đã đưa ra một khái niệm hoàn
chỉnh về con người cụ thể là con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng
giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự
nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
xã hội. Thông qua khái niệm này, C.Mác đã làm sáng tỏ mối quan hệ con người – tự
nhiên – xã hội.
Trước hết con người là một thực thể tự nhiên: Giới tự nhiên là tiền đề vật chất đầu
tiên quy định sự hình thành và phát triển của con người. Con người tự nhiên là con


người mang tất cả bản tính sinh học, tính lồi. Yếu tố sinh học trong con người là điều
kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Việc nghiên cứu và khám phá khoa học
về cấu tạo và nguồn gốc tự nhiên chính là cơ sở quan trọng giúp cho con người có cái
nhìn cụ thể hơn về chính bản thân mình để có thể tự tin làm chủ mọi hành vi và hoạt
động của mình.
Bản tính tự nhiên của con người được phân tích tự hai giác độ sau đây:
Thứ nhất: con người là động vật cao cấp và tinh hoa nhất của mn lồi, là sản
phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của giới tự nhiên. Con người vận dụng hết
mọi yếu tố và điều kiện cần thiết để có thể tồn tại trong đời sống tự nhiên như thức ăn,
đồ uống, nơi ở. Và đó là q trình đấu tranh với tự nhiên để sinh tồn. Học thuyết của
Đácuyn về sự tiến hóa của các loài đã cho chúng ta thấy rõ về sự tiến hóa ngoạn mục
của con người. Tất cả những thuộc tính, đặc điểm sinh học cùng với q trình tâm sinh lý và các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con
người.
Thứ hai: con người là một bộ phận của giới tự nhiên. Chính vì vậy giới tự nhiên là
“thân thể vơ cơ của con người”. Điều đó cũng có nghĩa như là khi con người sống
trong giới tự nhiên sẽ được tư nhiên nuôi dưỡng nhưng sự nuôi dưỡng này chỉ có thể
tạo dựng trên cơ sở con người có nhận thức, có cách ứng xử khoa học phù hợp với các
quy luật của tự nhiên. Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và mọi tác động của quy


luật tự nhiên sẽ quy định sự tồn tại của loài người và xã hội loài người nhưng ngược lại
mọi hoạt động và sự biến đổi của con người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự
nhiên làm biến đổi mơi trường. Vì vậy đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự
tồn tại của con người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.
Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con
người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là mặt xã
hội. Mặc dù con người sinh ra từ sự tiến hóa tự nhiên nhưng con người khác với động
vật vì con người là một thực thể xã hội. Để xét tư cách là “người” trong mỗi con người
chính là xét trong các mối quan hệ cộng đồng xã hội như gia đình, dân tộc, quốc gia,
nhân loại.

Bản tính xã hội của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:
Thứ nhất: từ giác độ nguồn gốc hình thành lồi người, là thực thể xã hội vì các hoạt
động xã hội trước hết và quan trọng nhất là hoạt động lao động sản xuất đã làm cho con
người trở thành con người với đúng nghĩa của nó. Người là giống vật duy nhất có thể
bằng lao động mà thốt khỏi trạng thái thuần túy của lồi vật. Thơng qua hoạt động lao
động con người đã làm thay đổi và cải tiến toàn bộ giới tự nhiên: “Con vật chỉ tái sản
xuất ra bản thân nó, cịn con người thì tái sản xuất ra tồn bộ giới tự nhiên”. Bởi vậy,
lao động là yếu tố quyết định sự hình thành bản chất xã hội của con người đồng thời
hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Thứ hai: xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, sự tồn tại của lồi người
thì ln luôn bị chi phối bởi các nhân tố và qui luật xã hội. Xã hội biến đổi kéo theo
mỗi người cũng biến đổi tương ứng và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân cũng là
tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi người chỉ tổn tại
với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là “con người” với đầy đủ
ý nghĩa của nó.
Từ hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất
của nó, quy định và tác động lẫn nhau dẫn đến sự biến đổi lẫn nhau nhờ đó tạo nên khả


năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình hình thành nên lịch sử của chính
nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.
 Về bản chất của con người
Từ các quan niệm đã được trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng con người vượt lên
trên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên với xã hội
và với chính bản thân con người. Suy cho cùng thì cả ba mối quan hệ đó đều mang tính
xã hội trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao quát tất
cả các mối quan hệ và hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. Do đó để
nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên khẳng định: “Bản chất
con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hịa những quan hệ xã hội”.

Luận đề trên đã khẳng định rằng, không có con người trừu tượng thốt ly mọi điều
kiện, hồn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định sống trong một
điều kiện lịch sử nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng
mọi hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị lẫn vật chất và tinh
thần để tồn tại và phát triển cả về mặt thể lực và tư duy trí tuệ. Và tồn bộ bản chất xã
hội của con người được bộc lộ thông qua những mối quan hệ xã hội cụ thể là quan hệ
giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa…
Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình
thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần
phải được tiếp cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của những
quan hệ xã hội cảu nó trong lịch sử. Cũng chính vì thế, sự giải phóng bản chất con
người cần phải là hướng vào sự giải phóng những mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn
hóa xã hội của nó, thơng qua đó mà có thể phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con
người.
Như vậy với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn, thông
qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo nhu


cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của
chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
 Về lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và bản chất con
người là cơ sở phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người, biểu hiện:
+ Trong nhận thức, đánh giá con người thì cần phải xem xét cả phương diện bản tính tự
nhiên lẫn phương diện bản tính xã hội, song trong đó, phải coi trọng hơn việc xem xét
con người từ phương diện bản tính xã hội nhiều hơn. Mặt khác, trong việc xây dựng
thái độ sống vừa phải biết tính đến nhu cầu sinh học song cần coi trọng rèn luyện phẩm
chất xã hội, tránh rơi vào thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường.
+ Vì bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội nên cần phải chú trọng trong
việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp, với những quan hệ xã hội tốt đẹp để có thể

xây dựng, phát triển được những con người tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Đồng thời,
trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối
quan hệ xã hội – cá nhân, tránh khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội con
người là tổng thể các quan hệ xã hội.
 Về thực tiễn
Đảng ta đã quán triệt và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con
người và bản chất con người cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong
lãnh đạo đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đất nước:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về con người
phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam hiện đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người bao hàm nhiều nội dung khác nhau, trong đó có các nội dung cơ bản là:
tin tưởng về giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp, dân tộc, tư tưởng
về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, tư tưởng về phát
triển con người tồn diện. Giải phóng nhân dân lao động gắn liền với giải phóng
giai cấp, giải phóng dân tộc, bởi ở Việt Nam quyền lợi của nhân dân lao động thống
nhất với quyền lợi của giai cấp và dân tộc. Đấu tranh giải phóng nhân dân lao động,


giải phóng giai cấp vơ sản và giai cấp nơng dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô
sản không phải chỉ để giải phóng bản thân giai cấp vơ sản, mà là cịn để giải cấp
giai cấp nơng dân và tồn thể dân tộc khỏi ách áp bức, bóc lột. Chỉ và duy nhất
bằng cách đó thì việc giải phóng giai cấp vơ sản mới có thể thực hiện được triệt để
và đảm bảo thắng lợi hồn tồn. Cơng cuộc giải phóng nhân dân lao động, giải
phóng giai cấp và giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi và thắng lợi hoàn toàn,
triệt để bằng việc thực hiện cách mạng vô sản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản. Sự nghiệp giải phóng đó chỉ được hồn thành khi các
giai cấp bị bóc lột, các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên phạm vi
tồn thế giới thốt khỏi ách áp bức, nô lệ. Do bối cảnh lịch sử của quốc gia dân tộc,
Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh tư tưởng giành độc lập, tự do cho quốc gia dân tộc.
Đối với Người, độc lập dân tộc chỉ là bước khởi đầu để đưa nhân dân tới cuộc sống

tự do và hạnh phúc. Bởi theo Người, nếu nước độc lập mà nhân dân không tự do,
không ấm no hạnh phúc thì độc lập tự do chẳng cịn ý nghĩa gì nữa.
+ Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất
nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nhằm vào
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng văn minh. Nhân dân ta qua đó
sẽ có một chất lượng cuộc sống tốt hơn. Trong chủ trương này, Đảng ta cũng khẳng
định phát huy nhân tố con người Việt Nam, coi con người Việt Nam vừa là mục
tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Lời cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS Trần Nguyên
Ký, tuy thời gian được học thầy không quá dài nhưng cũng đủ để em cảm nhận
được sự tâm huyết trong việc giảng dạy của thầy để truyền đạt những kiến thức bổ
ích nhất cho tụi em giúp tụi em nắm vững kiến thức khơng chỉ riêng mơn này mà
cịn là kiến thức vận dụng ngoài xã hội. Chúc thầy có thật nhiều sức khỏe và ln
thành cơng trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy!


Tài liệu tham khảo: Sách “Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học MácLênin”



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×