Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích ảnh hưởng của yếu tố giá cả, yếu tố chất lượng hàng hóa, bao gói tới tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.98 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022
(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: Kinh tế doanh nghiệp

Số báo danh: 49

………………………….………………………...
Mã số đề thi: 05
Ngày thi: 20/5/2022
Tổng số trang: 07

Lớp: 2211BMGM1021
Họ và tên: Nguyễn Thùy Linh
………………………….………………………

Điểm kết luận:
GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Câu 1:
Phân tích ảnh hưởng của yếu tố giá cả, yếu tố chất lượng hàng hóa, bao gói tới tiêu
thụ hàng hóa của doanh nghiệp
1. Sự ảnh của nhân tố giá cả đến tiêu thụ hàng hóa
Giá cả được biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, giá cả xoay quanh trục giá trị của
hàng hóa. Giá cả hàng hóa là nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Nó có thể tác động kích thích hay hạn chế cung cầu và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ.
Xác định đúng giá sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ và thu nợ tránh được ứ đọng, hạn chế
thua lỗ. Tùy theo từng môi trường, từng đoạn thị trường mà các doanh nghiệp nên đặt giá
cao hay thấp để có thể thu hút được nhiều khách hàng, và do đó sẽ bán được nhiều hàng


hóa, tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa giá cả phải được điều
chỉnh linh hoạt trong từng giai đoạn kinh doanh, từng thời kỳ phát triển hay chu kỳ kinh
doanh để nhằm thu hút khách hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm tăng tốc độ
tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.
Giá cả cũng được sử dụng như một chính sách trong cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là
trong điều kiện thu nhập của người dân còn thấp. Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu lạm
dụng vũ khí giá cả khơng hợp lí sẽ xảy ra nhiều trường hợp “gậy ông lại đập lưng ông”
không những khơng thúc đẩy được tiêu thụ mà cịn bị thiệt hại. Vì khi DN hạ giá bán thì
đối thủ cạnh tranh cũng có thể hạ thấp hoặc thấp hơn giá cả hàng hóa cùng loại hoặc thay
thế dẫn tới khơng thúc đẩy được tiêu thụ mà lợi nhuận cịn bị giảm xuống.
Họ tên SV/HV: Nguyễn Thùy Linh

- Mã LHP: 2211BMGM1021

Trang 1/7


Ví dụ: Dịch vụ cho thuê buồng kinh doanh hiện nay, nhằm thu hút khách hàng các khách
sạn nhà nghỉ đã hạ giá thấp xuống để tăng doanh thu, kết quả là người tiêu dùng được lợi
còn các DN bị thua lỗ. Hay một số cửa hàng kinh doanh thuốc vì muốn thu hút khách
hàng đã bán thuốc với giá quá rẻ trong thời gian dài khiến người tiêu dùng nghi ngờ về
chất lượng sản phẩm kết quả là sau 6 tháng kinh doanh phải đóng cửa vì số lượng sản
phẩm tiêu thụ được quá ít, doanh thu thu được khơng bù đắp nổi chi phí đã bỏ ra. Đó là
một bài học cho các DN trong việc thực hiện chính sách giá khơng đúng. Vì giá cả một
phần cũng phản ánh chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm
thơng qua giá của hàng hóa cùng lọai hoặc hàng hóa thay thế. Do đó định giá thấp không
phải lúc nào cũng thúc đẩy được tiêu thụ, vì vậy DN phải thận trọng trong việc cạnh
tranh thông qua giá cả, tùy vào từng loại mặt hàng mà có chính sách về giá cả hợp lý.
Người tiêu dùng sẽ chấp nhận và sẵn sàng mua nếu doanh nghiệp đưa ra mức giá phù
hợp với chất lượng sản phẩm.

2. Chất lượng hàng hóa ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm
Khi nói tới chất lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến những đặc tính nội tại của doanh
nghiệp được xác định bằng những thơng số có thể đo được hoặc so sánh được hoặc phù
hợp với điều kiện hiện tại và thỏa mãn được những nhu cầu hiện tại nhất định của xã hội.
Bất kỳ một DN nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều vì mục đích lợi nhuận.
Nhưng đối với người tiêu dùng mục đích khi mua hàng trước hết là họ nghĩ tới khả năng
hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của họ và hướng tới sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Ngày
nay khi xã hội càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng của hàng hóa càng cao, đó là yếu
tố quan trọng mà các DN cần phải đạt được. Vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững
chắc"cho DN, giá có thể thay đổi nhưng chất lượng muốn thay đổi thì cần phải có thời
gian. Vì vậy xây dựng sản phẩm có chất lượng tốt cũng là cách DN tạo dựng và thu hút
khách hàng, giữ chữ tín tốt nhất.
Sản phẩm có chất lượng tốt giá cả phù hợp chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng.
Vì vậy DN cũng cần thường xuyên nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng để
đổi mới nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đó cũng là yếu tố quan trọng giúp DN giữ
được khách hàng của mình trong điều kiện xã hội ngày nay hàng giả hàng kém chất
lượng khiến nhiều người tiêu dùng khó có thể phân biệt được.
Chất lượng sản phẩm không những được thể hiện ở chất lượng bên trong của sản phẩm
mà nó cịn được thể hiện ở chất lượng mẫu mã bao bì của sản phẩm, khi khách hàng tiếp
cận với hàng hóa, ấn tượng ban đầu chính là mẫu mã của sản phẩm tạo thiện cảm đối với
sản phẩm, có thể sản phẩm có hình ảnh ấn tượng, đẹp nhưng chất lượng in ấn, màu sắc

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thùy Linh

- Mã LHP: 2211BMGM1021

Trang 2/7


bao bì khơng tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn hình ảnh và thiện cảm của người tiêu dùng. Cùng

với đó là chất lượng bao bì tốt sẽ bảo vệ được chất lượng bên trong của sản phẩm. Ngoài
ra chất lượng bao bì cũng là một trong những yếu tố giúp khách hàng phân biệt hàng thật
hàng giả. Vì vậy DN cần chú ý tới chất lượng bao bì của sản phẩm.
3. Bình luận về ý kiến “Nếu doanh nghiệp lựa chọn đúng mặt hàng kinh doanh, địa
điểm kinh doanh thì đã đảm bảo thành công một nửa”
Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, khi DN đã xác định đúng mặt hàng chủ lực kinh
doanh, đúng với nhu cầu người tiêu dùng, lại có vị trí bn bán phù hợp, thiên thời địa
lợi nhân hòa, tức khắc số lượng khách hàng sẽ đến, như vậy DN đã đảm bảo thành cơng
một nửa, một nửa cịn lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: giá cả thị trường, thái độ
phục vụ của nhân viên, …
Ví dụ: Các sạp bán hàng của công ty bánh kẹo Trung Thu Kinh Đô mỗi dịp ngày rằm
tháng năm rải khắp ở ven đường những nơi đông người qua lại rất thu hút khách, khiến
cho lượng khách thu mua hàng dồi dào. Thêm nữa với mặt hàng chủ lực là bánh trung
thu với đa dạng chủng loại mẫu mã thiết kế từ trong ra ngoài nổi tiếng xưa đến nay cũng
là thế mạnh giúp bánh Trung thu Kinh Đô vượt xa với các hãng cùng sản phẩm.
4. Liên hệ thực tiễn về yếu tố chất lượng hàng hóa trong một doanh nghiệp tại địa
bàn anh (chị) học tập hoặc cư trú hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng hàng hóa trong doanh nghiệp trong thời gian tới?
Thương hiệu NESTLÉ
Nestlé là tập đoàn thực phẩm, dinh dưỡng và thức uống lớn trên thế giới với bề dày lịch
sử hơn 150 năm kinh nghiệm không ngừng cải tiến và phát triển. Với hơn 2000 nhãn
hiệu khác nhau, từ các thương hiệu biểu tượng toàn cầu cho đến các thương hiệu địa
phương được yêu thích, mục đích của Nestlé là nâng cao chất lượng cuộc sống và góp
phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn.
Lấy chất lượng làm nền tảng và quan tâm đến con người là những nguyên tắc nhất quán
xuyên suốt giúp Nestlé phát triển bền vững trong suốt quá trình phát triển hơn 150 năm
của mình. Nestlé ln xây dựng niềm tin từ cam kết chất lượng:
Đối với ngành hàng thực phẩm, yếu tố an tồn, chất lượng có ý nghĩa quyết định để một
doanh nghiệp nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Là một tập đoàn sản xuất hàng
đầu thế giới về dinh dưỡng, Nestlé rất thấu hiểu điều này nên ln đặt khách hàng ở vị trí

trung tâm với những cam kết qua “Chính sách chất lượng của tập đoàn Nestlé” bao gồm:
Họ tên SV/HV: Nguyễn Thùy Linh

- Mã LHP: 2211BMGM1021

Trang 3/7


An toàn thực phẩm và tuân thủ luật pháp; Sự ưa thích của người tiêu dùng và tính ổn
định của sản phẩm; Khơng sai sót và khơng lãng phí; Sự cam kết của tất cả nhân viên.
Nhiều sản phẩm của Nestlé đã rất quen thuộc với người tiêu dùng như: Nescafé, Milo,
Maggi, Nestea… Mỗi dịng sản phẩm hình thành đều dựa trên sự nghiên cứu, thấu hiểu
nhu cầu của người tiêu dùng và trải qua một quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Ví dụ, dịng
sản phẩm Nescafé được sản xuất từ 100% hạt cà phê Việt Nam chất lượng cao; được
quản lý một cách toàn diện từ nguồn nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối
và bán lẻ theo tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và quy trình quản lý chất lượng của
Nestlé Thụy Sỹ.
Dù hiện tại, Nestlé có 440 nhà máy trên tồn thế giới nhưng tất cả đều được áp dụng một
tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất.
* Thực trạng sản phẩm hiện nay
Thời gian vừa qua, vụ việc Nestle bỏ nhãn đánh giá 4,5 sao tốt cho sức khỏe trên sản
phẩm Milo bột hộp thiếc đang thu hút sự quan tâm, chú ý của người tiêu dùng tại Việt
Nam và trên thế giới.
Cục CT&BVNTD cho biết, hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm tốt cho sức khỏe
(Health Star Rating - HSR) được chính phủ Úc và New Zealand xây dựng với sự phối
hợp của một số đối tác, là một hệ thống đơn giản về thơng tin trên nhãn hàng hóa giúp
người mua hàng so sánh các sản phẩm cùng loại trong cửa hàng.
Theo các tiêu chí đánh giá của hệ thống này, sản phẩm Milo được 4,5 sao nếu một người
Australia pha 03 thìa sản phẩm với 200ml sữa tách béo theo khuyến cáo của nhà sản
xuất. Đầu năm 2018, tổ chức người tiêu dùng CHOICE của Australia đã đưa ra kết quả

khảo sát về việc người tiêu dùng có pha Milo bột với sữa tách béo như khuyến cáo hay
không và báo cáo của họ thể hiện chỉ có 13% người tiêu dùng pha bột Milo với sữa tách
béo, một số khác thậm chí sử dụng sản phẩm này với sữa tươi nguyên kem, kem và uống
trực tiếp. Như vậy, là lượng đường nạp vào cơ thể sẽ vượt ngưỡng khuyến nghị khuyên
dùng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
* Giải pháp
Nestle Việt Nam cho biết, quyết định bỏ nhãn 4,5 sao chỉ ảnh hưởng đến sản phẩm Milo
bột tại thị trường Australia và New Zealand, các sản phẩm khác của thương hiệu Milo
như Milo uống liền không bị ảnh hưởng và vẫn giữ nguyên mức đánh giá sao trên hệ
thống tiêu chuẩn đánh giá về sản phẩm tốt cho sức khỏe. Ngồi ra, cơng ty Nestle Việt
Họ tên SV/HV: Nguyễn Thùy Linh

- Mã LHP: 2211BMGM1021

Trang 4/7


Nam không nhập khẩu và phân phối sản phẩm Milo bột của Australia và New Zealand tại
thị trường Việt Nam. Mặc dù thị trường Việt Nam không bị ảnh hưởng, tuy nhiên, do
phản ánh của một số người tiêu dùng về sản phẩm này trên thị trường Việt Nam (có thể
từ nguồn hàng xách tay), nên công ty đã phối hợp cùng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người
tiêu dùng (Cục CT&BVNTD), Bộ Công Thương ra khuyến cáo người tiêu dùng đang sử
dụng sản phẩm Milo bột hộp thiếc xuất xứ từ Australia và New Zealand, nên pha chế
theo hướng dẫn của Cơng ty để đạt được lợi ích sức khỏe tốt nhất.
Hiện Netsle đang cập nhật lại chiến lược dinh dưỡng và sức khỏe của mình, đồng thời
xem xét toàn bộ danh mục đầu tư để đảm bảo rằng các sản phẩm của công ty đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng. Giám đốc điều hành Nestlé, ông Mark Schneider khẳng định với
Bloomberg rằng công ty đang nỗ lực đầu tư để sản xuất sản phẩm theo hướng lành mạnh
hơn. Công ty Nestlé cho biết đã giảm lượng đường và natri trong sản phẩm khoảng 14 –
15% trong bảy năm qua.

“Chúng tôi tin rằng một chế độ ăn uống lành mạnh đồng nghĩa với sự cân bằng giữa sức
khỏe và sở thích. Nó cho phép việc tiêu thụ một số loại thức ăn để thỏa mãn bản thân
một cách có chừng mực. Hướng đi của chúng tôi không thay đổi và hết sức rõ ràng: tiếp
tục làm cho sản phẩm của Nestlé ngon hơn và lành mạnh hơn”, theo phát ngôn người đại
diện hãng.
Câu 2:
Năm báo cáo
Doanh thu tiệu thụ năm báo cáo là: DT = 28 000 triệu đồng
Tồng chi phí năm báo cáo là: TF = 24 800 triệu đồng
Tỷ lệ biến đổi bình quân là: f = 70%
Giá bán năm báo cáo là: P = 200 000 đồng/ sản phẩm = 0,2 triệu đồng
Chi phí biến đổi bình quân là: = f*P = 0,2*70% = 0,14 triệu đồng/sản phẩm
Lợi nhuận năm báo cáo là: LN = DT-TF = 28 000 – 24 800 = 3200 triệu đồng
Khối lượng tiêu thụ năm báo cáo là: Q = = = 140 000 sản phẩm
Chi phí biến đổi năm báo cáo là: = Q* = 140 000*0,14 = 19600 triệu đồng
Chi phí cố định năm báo cáo là: = TF - = 24 800 – 19 600 = 5200 triệu đồng

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thùy Linh

- Mã LHP: 2211BMGM1021

Trang 5/7


Năm kế hoạch
Do doanh nghiệp dự kiến tăng 40% lợi nhuận so với năm báo cáo nên: = +50%
Tăng chi phí quảng cáo 42 triệu đồng/ tháng: = 42*12 = 504 triệu đồng
Đầu tư thêm tài sản cố định trị giá 4 400 triệu đồng, dự khấu hao hết trong 10 năm:
’ = 4 400/10 = 440 triệu đồng
Giảm chi phí mua hàng 2 000 đồng/ sản phẩm nhưng lại tăng lương khoán cho lao động

bán hàng 2 000 đồng/ sản phẩm=> Chi phí doanh nghiệp là khơng đổi
Giảm giá 5% so với năm báo cáo: P’ = 0,2*95% = 0,19 triệu đồng/ sản phẩm
1/
Lợi nhuận năm kế hoạch là: LN’ = LN*140% = 3200*140% = 4480 triệu đồng
Chi phí cố định năm kế hoạch là: ’ = + +’ = 5200 + 504 + 440 = 6144 triệu đồng
Khối lượng tiêu thụ năm kế hoạch là: = 212 480 sản phẩm
Doanh thu tiêu thụ năm kế hoạch là: = P’* = 0,19*212 480 = 40371,2 triệu đồng
Sản lượng hòa vốn là = = = 122 880 sản phẩm
Doanh thu hòa vốn là *P’ = 122 880*0,19 = 23347,2 triệu đồng
Thời điểm hòa vốn là *12 = *12 tháng
2/
Sau khi tiêu thụ được 150 000 sản phẩm thì chi phí biến đổi bình quân tăng thêm 5 000
đồng/ sản phẩm
Chi phí biến đổi bình qn là: ’ = 0,14 + 0,005 = 0,145 triệu đồng/ sản phẩm
Như vậy ta có LN’ = DT – TF
 LN’ = [ (P’ – )*Q + (P’ - ’) * Q’] - ’
 4480 = (0,19 – 0,14) *150 000 + (0,19 – 0,145) *Q’ – 6144
 4480 = 0,05 * 150 000 + 0,045 * Q’ – 6144

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thùy Linh

- Mã LHP: 2211BMGM1021

Trang 6/7


 4480 = 7500 + 0,045 * Q’ – 6144
 4480 = 0,045 * Q’ + 1356
 Q’ = = 69422,2 sản phẩm
Vậy để lợi nhuận không thay đổi doanh nghiệp cần tiêu thụ thêm 69422,2 sản phẩm


---Hết---

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thùy Linh

- Mã LHP: 2211BMGM1021

Trang 7/7



×