Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Đóng góp một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì carton tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

DƯƠNG QUANG MỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 1999


MỤC LỤC

Trang
1

LỜI MỞ ĐẦU
……………………………………………………………………………………………
CHƯƠNG 1 :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
…………………………………………
1.1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
……………………………………
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
……………………………………….
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh……………….
…………………………….
1.2.1.1. Ở cấp độ nền kinh tế quốc dân
…………………………………
1.2.1.2. Ở cấp độ ngành/công ty
……………………………….…………………


1.2.2 Chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh
………………………………………
CHƯƠNG 2 :

4
4
5
5
6
7
12

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ……………………………....
2.1 Khái niệm chung về ngành bao bì carton
………………………………….
13
2.1.1 Vai trò sản phẩm bao bì carton trong nền kinh tế
………..
13
2.1.2 Tiềm năng ……….
………………………………………………………………………………………
2.2 Thực trạng sản xuất bao bì carton trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại
thành phố
Hồ Chí Minh.
…………………………………………………………………………………………………………
2.2.1 Tình hình chung

….
15
………………………………………………………………………………………
2.2.2 Tình hình sản xuất bao bì carton trong các doanh
nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.
2.3 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài sản xuất bao bì carton………………………

21

2.3.1 Phân tích 5 nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh
tranh……………………
2.3.2 Ma
trận hình ảnh cạnh tranh của các doanh nghiệp có vốn21
đầu tư nước ngoài
sản xuất bao bì
1


2.3.3 Ưu điểm và tồn tại về năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì carton ……………
30
CHƯƠNG 3 :
ĐÓNG GÓP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI SẢN XUẤT BAO
BÌ CARTON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Quan điểm thực hiện giải pháp
……………………………………………………………………………

36
36

3.1.1Hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới ….
…………………………..…………

36

3.1.2Khuyến khích đầu tư nước ngoài.
…………………………………………………………….…

36

3.1.3 Sử dụng nguyên liệu trong nước.
……………………………………………………………..….

37

3.1.4 Phục vụ xuất khẩu và thay thế hàng nhập
khẩu…………………………...

37

3.2 Mục tiêu thực hiện giải pháp.
……………………………………………………………………………

38


3.2.1 Xu hướng phát triển bao bì carton ở Việt Nam và thế
giới.
38
3.2.2 Mục tiêu chung
……………………………………………………………………………………………
…………..
39
3.2.3 Mục tiêu về sản phẩm,
…………………………………………………………………………………..……40
3.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
…………………………………………………

41

3.3.1 Giải pháp 1 : Lựa chọn thị trường tiêu thụ sản phẩm
bao
bì carton.
……………………………………………………………………………………
………………………………….
41
3.3.2 Giải pháp 2 : Tạo nguồn nguyên liệu giấy làm bao bì
carton….……..
……………………………………………………………………………………
……………………………..

45


3.3.3Giải pháp 3 : Đầu tư đổi mới công nghệ bao bì

carton…………….…

47

3.3.4 Giải pháp 4: Thực hiện hệ thống quản trị chất lượng
trong sản xuất bao
bì carton theo tiêu chẩn ISO 9000 …………………………….
3.3.5 Giải pháp 5 :
lý ngành bao bì

50

Hoàn thiện tổ chức - quản

carton……………………………………………………………………………
………………………………………………..
53

3.3.6 Giải pháp 6 : Đào tạo tay nghề cho công nhân bao bì
carton
56

3.4 Kiến nghị
…………………………………………………………………………………………………
………………………………..
58
3.4.1 Đối với Nhà nước
……………………………………………………………………………………………
………
58

3.4.2 Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài sản xuất bao bì carton.
……………………………………………………………………………………
…………………………

61

KẾT LUẬN
…………………………………………………………………………………………………
63
………………………………………..
PHỤ LỤC.
Phụ lục 1 : Quy trình sản xuất bao bì carton.
Phụ lục 2 : Phân bố sản xuất bao bì carton tại Việt Nam.
Phụ lục 3 : Các loại nguyên liệu – phụ liệu
nhập khẩu dùng cho sản xuất bao bì
carton.
Phụ lục 4 : Các loại máy móc thiết bị dùng
cho sản xuất bao bì Carton.
Phụ lục 5 : Danh sách các đơn vị là khách
hàng sử dụng sản phẩm bao bì carton
được cấp Giấy chứng nhận ISO.


Phụ lục 6 : Khả năng cạnh tranh của các
ngành công nghiệp có sử dụng bao bì
carton đóng gói.
Phụ lục 7 : Lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu
của Việt Nam khi gia nhập AFTA (đối
với các ngành hàng có sư ûdụng bao

bì carton).
Phụ lục 8 : Đánh giá tổng hợp nguồn nhân
lực Việt nam theo BERI.
Phụ lục 9 : Sản xuất và tiêu thụ bao bì carton tại Châu Á.
Phụ lục 10 : Sản lượng xuất nhập khẩu bao bì
carton của Khu vực Châu Á và vành đai
Thái Bình Dương.
* BẢNG CÂU HỎI
PHỎNG VẤN TÀI LIỆU
THAM KHẢO.


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ASEAN – The Association of Southeast Asian Nations.
Hiệp hội các quốc gia Đông-Nam-Á
AFTA



Asian Free Trade Area.
Khu vực mậu dịch tự do của các nước Asean.

APF



Asian Packaging Federation.
Liên Đoàn bao bì Châu Á.


APEC



Asian Pacific Economics Conference.
Diễn đàn kinh tế các nước Châu Á-Thái Bình
Dương.

BERI



Business Environment Risks Intelligence.
Văn phòng điều tra các rủi ro trong kinh doanh.

EU



European Union.
Cộng đồng Châu u.

FDI



Foreign Directed Investment.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

GDP




Gross Domestic Products.

Tổng sản phẩm quốc nội.
ODA



Official Development Assistance.
Vốn viện trợ phát triển chính thức.

UNIDO



United Nation Industrial Development Organization.
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc.

WTO



World Trade Organization.

Tổ chức thương mại thế giới.
WPO




World Packaging Organization.

Tổ chức bao bì thế giới.


LỜI MỞ ĐẦU
Thời gian gần đây, Chính Phủ, các nhà nghiên cứu khoa
học và các chuyên gia kinh tế đều hết sức quan tâm đến
sức cạnh tranh yếu kém của hàng hóa Việt Nam trên thị
trường trong nước và thế giới, do bị hạn chế về chất lượng
và giá cả.
Các sản phẩm-hàng hóa lưu thông trên thị trường đều
cần bao bì để chứa đựng (trừ dầu khí, than đá…), nhằm bảo
quản, làm tăng giá trị thẩm mỹ và giá trị của hàng hóa
được đóng gói. Người tiêu dùng không ai đi mua một cái
đóa đã bị nứt bể, một bộ ấm trà đã sứt quai chỉ vì bao bì
xấu, không làm được chức năng bảo vệ hàng hóa. Thời
đại công nghiệp, người ta mua hàng bằng mắt bởi vì những
cái hướng dẫn, trang trí trên bao bì đã nói lên chất lượng
sản phẩm bên trong. Thật vậy bao bì là phương tiện quảng
cáo tốt nhất, một công cụ cạnh tranh lợi hại.
Vì vậy, có thể nói, bao bì nói chung và bao bì carton nói
riêng, là vật phẩm không thể thiếu được, góp phần quan
trọng vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm-hàng hóa.
Nếu như cho rằng ngành công nghiệp Việt Nam đang chịu
đựng ba gánh nặng khiến cho sản phẩm của ngành này
không thể cạnh tranh trên thị trường thế giới và ngay tiêu
thụ nội địa cũng hết sức khó khăn, đó là : công nghệ lạc
hậu, quản lý kém và sự bảo hộ quá mức, thì sản phẩm

bao bì carton cũng sẽ không có sức cạnh tranh nếu được
sản xuất ra với chất lượng kém từ công nghệ lạc hậu,
năng suất thấp.
Bao bì carton có thể xem là hình thức bên ngoài, còn sản
phẩm mà nó chứa đựng là nội dung bên trong của sự vật.
Hình thức tuy không quyết định nội dung, nhưng nó làm cho
nội dung phong phú hơn. Nói cách khác, một hàng hóa có
sức cạnh tranh trên thị trường thì không thể không nói
đến sự đóng góp đắc lực của bao bì carton đóng goùi.


Theo hướng suy nghó từ thực tế trên, chúng tôi nghiên
cứu một bộ phận góp phần làm tăng giá trị cho hàng
hóa : Sản phẩm Bao bì carton, nhằm mục tiêu đóng góp
một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao
bì carton tại thành phố Hồ Chí Minh.


Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu là cạnh tranh – quy
luật hoạt động của kinh tế thị trường – đồng thời xuất
phát từ hiện trạng của sản xuất bao bì carton khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài, kết hợp so sánh, đánh giá thực
trạng của sản xuất bao bì carton trong nước.
Ý nghóa thực tiễn của đề tài nhằm góp phần phục vụ
cho đường lối kinh tế đối ngoại của Đảng; cụ thể là quá
trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi
hàng hóa Việt Nam, trong đó có vai trò quan trọng của bao
bì carton, phải có sức cạnh tranh.
* Phương pháp nghiên cứu :

Trên cơ sở vận dụng đường lối, chính sách kinh tế của
Đảng và Nhà nước, các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp duy vật
biện chứng, phân tích thông kê và nghiên cứu mô tả .
* Đối tượng nghiên cứu :
- Chủ yếu là 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
sản xuất bao bì carton.
- Khu vực sản xuất bao bì carton trong nước bao gồm Nhà
máy bao bì carton SOVI – Biên Hòa và các doanh nghiệp
vừa và nhỏ khác.
* Giới hạn nghiên cứu :
Từ thực tiển hoạt động trong ngành, việc nghiên cứu được
giới hạn ở lónh vực đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì
carton, trong phạm vi tam giác phát triển năng động là
thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương (chủ yếu là
thành phố Hồ Chí Minh).

* Kết cấu luận văn :
Gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.


Chương 2 : Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì
carton tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3 : Đóng góp một số giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
sản xuất bao bì carton tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Phương pháp tiến hành :



-

Thu thập thông tin : Có được từ đội ngũ nhân viên
Marketing, tìm hiểu qua phỏng vấn trực tiếp, gửi bảng
câu hỏi đến 5 doanh nghiệp FDI sản xuất bao bì carton.

-

Xử lý, phân tích thông tin : Kết hợp khảo sát và phân
tích số liệu, các biến số thu được qua đám đông
nghiên cứu.

-

Kết quả nghiên cứu : Kết hợp các số liệu thống kê
về sản lượng doanh thu, tốc độ tăng trưởng… được
biểu thị trên các bảng, sơ đồ hình trụ và các ma trận.


CHƯƠNG 1

:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP.
1.1 CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG :
Kinh tế thị trường là một hình thái trong phát triển kinh

tế-xã hội. Trong đó, các quan hệ kinh tế của các cá
nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua-bán hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng
chủ thể kinh tế là nhằm hướng vào việc tìm kiếm lợi ích
cho chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
Nói kinh tế thị trường là nói nền kinh tế vận động chủ
yếu theo cơ chế thị trường. Đó là hình thức tổ chức kinh
tế mà trong đó cá nhân người tiêu dùng và nhà kinh
doanh tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường để xác định
ba vấn đề trọng tâm của tổ chức kinh tế : Sản xuất cái
gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai?
Giá cả thị trường, Cung-Cầu hàng hóa và Cạnh tranh là
bốn bộ phận hợp thành cơ chế thị trường. Các bộ phận
này có quan hệ mật thiết với nhau; trong đó, giá cả là
cái nhân của thị trường, cung-cầu là trung tâm và cạnh
tranh là linh hồn, là sức sống của thị trường.
Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tất yếu
dẫn đến cạnh tranh. Cạnh tranh là một trong những đặc
trưng của kinh tế thị trường. Cạnh tranh là giành giật những
điều kiện thuận lợi để chiếm ưu thế trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, là sự đua tranh giữa các thành viên tham gia
kinh tế thị trường.
Kiểu đua tranh này khác với cuộc đua tranh để đoạt một
giải thưởng. Nếu đua tranh để đoạt một giải thưởng là
cuộc đua tranh một lần thì cuộc đua tranh trong kinh tế thị
trường diễn ra liên tục. Ở đây, người tham gia trong cuộc
tranh đua này không được phép dừng lại. Họ luôn phải tiến
về phía trước để chiến thắng người đứng sau.



Trong cạnh tranh, mọi người đều chịu sự chi phối kiểm soát
của xã hội. Người nào đưa ra kết luận sai lầm sẽ bị thua
lỗ và người khác hưởng lợi. Vì thế, mỗi người phải cân
nhắc, tính toán thận trọng.
Lịch sử kinh doanh trên thế giới đã từng chứng kiến
không ít người gia nhập làng kinh doanh từ một số vốn ít
ỏi, nhưng đã nhanh chóng thành đạt, đi từ thắng lợi này


đến thắng lợi khác nhờ có chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
Tuy nhiên, sự nghiệt ngã của thị trường cũng đã từng
ngốn mất tài sản, vốn liếng của nhiều người nhảy vào
kinh doanh mà không lường hết sự khốc liệt của cạnh tranh
trong kinh tế thị trường, trong đó có cả những người đã
từng vang bóng một thời.
Ở nước ta, từ khi chuyển sang kinh tế hàng hóa theo cơ
chế thị trường, các doanh nghiệp đã bắt đầu phân cực.
Một số thích ứng với cơ chế mới, xây dựng chiến lược cạnh
tranh đúng đắn đã nhanh chóng phất lên. Ngược lại nhiều
người đã trở nên lúng túng, không tìm được lối ra, dẫn
đến làm ăn ngày càng thua lỗ.
Kinh tế thị trường là tính tới lợi ích, lợi ích đó đạt được qua
cạnh tranh. Không có cạnh tranh, động lực hoạt động của kinh
tế thị trường bị triệt tiêu. Chính vì vậy, kinh tế thị trường
với đặc trưng cạnh tranh, có thể nói là một công nghệ
hiện đại để phát triển kinh tế trong thời đại hiện nay.
1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.2.1

KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH :


Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rất rộng
rãi trong giao tiếp hàng ngày, trong sách báo chuyên môn,
cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng của các
nhà kinh doanh, các chuyên gia kinh tế, các chính khách...
Đặc biệt là thời gian gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam
có dấu hiệu khác thường (tăng trưởng chậm, thiểu phát,
đầu tư giảm sút...) mà một trong những nguyên nhân đó
là do hàng hóa nước ta kém sức cạnh tranh trên thị trường
trong và ngoài nước.
Năm 1999, Việt Nam đứng thứ 48 trong số 59 quốc gia trên
thế giới được xếp hạng về sức cạnh tranh của thị trường.
Bảng 1 : VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG
CÁC QUỐC GIA ĐÔNG-NAM-Á NĂM 1999.
STT
1
2

Quốc gia
Singapore
Malaysia

Xếp
hạng
1
16

Ghi chú

quốc


59
gia


3
4
5
6

được xếp
hạng
về
sức cạnh
tranh trên
thị trường
(Nguồn : Tạp chí Diễn đàn kinh tế thế giới 1999).
Thái Lan
Philipine
Indonesia
Việt Nam

30
33
37
48


Có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh.
Theo nghóa hẹp, thì năng lực cạnh tranh thể hiện qua các

chỉ số về tỷ giá thực và trong mối quan hệ thương mại.
Theo nghóa rộng hơn, thì năng lực cạnh tranh là khả năng sản
xuất hàng hóa và dịch vụ đủ sức đáp ứng đòi hỏi của
cạnh tranh và đảm bảo mức sống cao cho công dân.
Có thể xem xét năng lực cạnh tranh ở hai cấp độ :
1.2.1.1

Ở cấp độ toàn nền kinh tế quốc dân :

Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt
và duy trì được mức tăng trưởng cao, được xác định qua các
yếu tố như : chính sách mở cửa nền kinh tế, vai trò hoạt
động của Chính Phủ, các yếu tố luật pháp, thể chế, các
yếu tố tài chính và công nghệ, các yếu tố quản lý
nguồn nhân lực và lao động…
Việt Nam với chính sách đổi mới, động viên nguồn lực
trong nước và nước ngoài, đã làm nền kinh tế quốc dân
liên tục tăng trưởng cao : GDP bình quân đạt 8,3% suốt 7
năm gần đây (trừ năm 1998 là 5,8% do ảnh hưởng của
khủng hoảng); Lạm phát dưới 10%, mức sống nhân dân
được nâng cao (tăng 2,45 lần so với năm 1993); Xuất khẩu
10 năm (1991- 1999) đạt 54,3 tỷ USD, đáp ứng 3/4 nhu cầu
nhập khẩu.
Điều đó chứng tỏ trong thời gian qua nền kinh tế Việt Nam
có sức cạnh tranh trong khu vực.
Tuy nhiên, xét trong dài hạn, yếu tố cơ bản để nâng cao
sức sống của
một đất nước - theo M.E. Porter, giáo sư nổi tiếng về chiến
lược cạnh tranh ở Đại học Harvard (Hoa Kỳ) - thì chỉ số năng
suất mới là chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của một

quốc gia và các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh thể hiện
ở mô hình “Khối kim cương các lợi thế cạnh tranh” cuûa M.
Porter.


Chiến lược, cơ cấu của công
ty và đối thủ cạnh tranh

Các điều kiện
về cầu

Các điều kiện về
nhân tố sản xuất

Các ngành hỗ trợ và các
ngành liên quan.

10


Hình 1 : KHỐI KIM CƯƠNG CÁC LI THẾ CẠNH

Vấn đề là yếu tố nào trong nền kinh tế quốc dân - với
tư cách là nền móng, chỗ dựa của các công ty - giữ vai
trò quyết định. Vì chỉ số năng suất, đến lượt nó, phụ
thuộc vào trình độ phát triển và tính năng động của các
công ty, cho phép các công ty sáng tạo và duy trì lợi thế
cạnh tranh trên một lónh vực cụ thể.
Chẳng hạn trong lónh vực sản xuất bao bì carton, nhóm
các yếu tố về cầu (điều kiện về cầu) phản ảnh nhu

cầu đóng gói bao bì carton đối với các sản phẩm hàng
hóa lưu thông trên thị trường.
Bản chất nhu cầu đóng gói là cần thiết, nhất là trong
điều kiện kinh tế tăng trưởng; sản xuất hàng hóa cho nhu
cầu nội địa và xuất khẩu ngày càng tăng làm cho nhu cầu
bao bì carton đóng gói càng lớn.
Vì vậy, yếu tố về cầu là một trong những yếu tố cơ bản
để duy trì tính cạnh tranh của ngành công nghiệp bao bì
carton.
1.2.1.2

Ở cấp độ ngành/công ty :

Theo quan điểm của lý thuyết thương mại truyền thống,
năng lực cạnh tranh của sản phẩm ở cấp độ ngành/công
ty được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và
năng suất. Vì chi phí các yếu tố sản xuất thấp vẫn được
coi là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh.
Nhiều sản phẩm ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay
được đánh giá là không có khả năng cạnh tranh do công
nghệ lạc hậu, quản lý kém, lại được bảo hộ quá mức
như : đường, xi măng, thép xây dựng ...
Tính cạnh tranh của ngành/công ty còn được xem xét theo
quan điểm tổng hợp. Đó là việc tạo ra và duy trì lợi nhuận
và thị phần trên thị trường. Các chỉ số đánh giá là
11


: năng suất, công nghệ, chất lượng, sự khác biệt sản
phẩm...

Và cuối cùng, theo quan điểm quản trị chiến lược, M. Porter
phân tích rằng : đối với mỗi ngành, dù là trong hay ngoài
nước, năng lực cạnh tranh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
thể hiện qua mô hình sau :

12


Số lượng các công
ty mới tham gia vào ngành.

Khả năng tranh
Vị thế đàm đua của các công ty đang cạnh tranh với nhau.
Vị thế đàm
phán của bên cung ứng.
phán của bên tiếp nhận.

Sự có mặt (hay
thiếu vắng) các sản phẩm thay thế

Hình 2 : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH

1/ Số lượng các công ty mới tham gia vào ngành :
Trong quá trình vận động của lực lượng thị trường, thường
có những công ty mới gia nhập thị trường và những công
ty yếu hơn rút ra khỏi thị trường. Chẳng hạn từ khi xuất
hiện các công ty liên doanh lớn như Coca-Cola, Pepsi… người
ta đã không thấy đậm nét nhãn hiệu Tribeco một thời
nổi tiếng trên thị trường nước giải khát Việt Nam.

Cạnh tranh sẽ loại bỏ những công ty yếu kém, không
thích nghi với môi trường; đồng thời làm tăng khả năng
của một số công ty khác.
Số lượng các công ty mới tham gia vào một ngành nhiều
hay ít phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành
và mức độ hấp dẫn của thị trường đó. Mức độ hấp dẫn
càng cao, số lượng các công ty mới tham gia càng nhiều,
tính cạnh tranh càng quyết liệt.


2/ Sự có mặt (hay thiếu vắng) các sản phẩm thay theá
:


Sản phẩm thay thế phần lớn là kết quả của cuộc
bùng nổ công nghệ để tạo ra những sản phẩm mới có
cùng công năng, thay thế sản phẩm hiện tại. Người ta sẽ
chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế khi giá cả của
sản phẩm hiện tại quá cao.
Để đối phó lại, các doanh nghiệp tìm cách tạo ra những
sản phẩm có chất lượng khác biệt sản phẩm thay thế,
hoặc làm tăng chi phí của khách hàng khi họ chuyển sang
sử dụng sản phẩm thay thế.
Sự sẵn có của sản phẩm thay thế trên thị trường là
mối đe doạ trực tiếp đến khả năng phát triển và năng
lực cạnh tranh của các công ty.
Trường hợp thiếu vắng các sản phẩm thay thế, các sản
phẩm hiện tại trở nên luôn cần thiết đối với người sử
dụng. Để duy trì sự cần thiết đó, các công ty cũng không
ngừng hoàn thiện chất lượng, hạ thấp chi phí để bảo đảm

khả năng cạnh tranh hơn nữa.
3/ Vị thế đàm phán của bên cung ứng :
Những người cung ứng cũng có sức mạnh đàm phán rất
lớn. Có nhiều cách khác nhau mà bên cung ứng có thể
tác động vào khả năng thu lợi nhuận của ngành. Họ có
thể nâng giá, hoặc giảm chất lượng những vật tư mà họ
cung ứng, hoặc thực hiện cả hai.
Ví dụ như bột khoai mì : vào mùa mưa, năng suất thu hoạch
thấp, chất lượng kém, nhưng bên cung ứng biết được nhu
cầu thường xuyên về bột khoai mì dùng làm keo kết dính
trong sản xuất bao bì carton nên áp giá rất cao. Trong khi
sản phẩm bao bì carton không thể dựa vào đó mà tăng giá
bán được.
Khi nhà cung ứng là các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay
đại đa số nguồn vật tư, thiết bị chủ yếu thì khả năng tác
động, đàm phán của họ lớn hơn rất nhiều. Năng lực cạnh
tranh trong ngành sẽ bị ảnh hưởng.
4/ Vị thế đàm phán của bên tiếp nhận :


Vị thế của bên tiếp nhận - tức khách hàng - thể hiện ở
chỗ họ có thể buộc các nhà sản xuất phải giảm giá
bán sản phẩm thông qua việc tiêu dùng ít hơn hoặc đòi
hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn.
Một trong những nhân tố làm tăng vị thế đàm phán của
khách hàng là mức độ tập trung. Ở một lónh vực nào đó,
càng có nhiều khách hàng thì sự cạnh tranh giữa các công
ty trong lónh vực này càng gay gắt.



Xe gắn máy ở Việt Nam có mức độ tập trung khách
hàng cao, làm cho các hãng Honda, Suzuki, Yamaha, VMEP liên
tục giảm giá trong thời gian gần đây để cạnh tranh.
5/ Khả năng tranh đua của các công ty đang cạnh tranh
Tranh đua giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là
một trong những yếu tố phản ánh bản chất của cạnh
tranh. Sự có mặt của các công ty cạnh tranh chính trên thị
trường và tình hình hoạt động của họ là lực lượng tác động
trực tiếp, mạnh mẽ và tức thì tới năng lực cạnh tranh của
các công ty.
Các công ty chính đóng vai trò chủ chốt, có khả năng
chi phối và khống chế thị trường. Các công ty trong ngành
cần phải nghiên cứu, đánh giá khả năng của các công
ty cạnh tranh chính, để xây dựng cho mình một chiến lược cạnh
tranh thích hợp với năng lực cạnh tranh chung của ngành.
Các yếu tố trên đồng thời tạo nên môi trường ngành
mà M. Porter gọi là 5 lực lượng hay 5 áp lực cạnh tranh trên
thị trường ngành. Các áp lực này ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh trong ngành.
Tóm lại ở cấp độ ngành/công ty, có 3 quan điểm về năng
lực cạnh tranh:
+ Quan điểm của lý thuyết thương mại truyền thống
: xem xét năng lực cạnh tranh qua lợi thế so sánh về chi phí
và năng suất.
+ Quan điểm tổng hợp : xem xét năng lực cạnh tranh qua
việc tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường.
+ Quan điểm của M. Porter : năng lực cạnh tranh chịu ảnh
hưởng bởi 5 yếu tố và trong môi trường cạnh tranh là 5 áp
lực cạnh tranh.
Những quan điểm trên, đặt biệt là của M. Porter, về năng

lực cạnh tranh cả ở hai cấp độ : quốc gia và ngành, sẽ
được vận dụng để phân tích, đánh giá, tìm ra giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty trong
ngành.


Ví dụ : ngành công nghiệp sản xuất bao bì carton. Vấn đề
năng lực cạnh tranh và việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của các công ty trong ngành sẽ được trình bày cụ thể ở
các chương sau trên cơ sở vận dụng các quan điểm trên.
1.2.2

CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG NĂNG

LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TRONG NGÀNH.


×