ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ
1. Phẫu thuật ung thư vú
Hầu hết phụ nữ mắc ung thư vú cần phẫu thuật để cắt bỏ khối u vú. Các lựa chọn cho
phẫu thuật vú gồm phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu thuật cắt bỏ vú (phẫu thuật đoạn nhũ).
Vú có thể được tái tạo cùng lúc với phẫu thuật hoặc sau này. Phẫu thuật cũng được dùng
để kiểm tra các hạch bạch huyết dưới cánh tay để để xem ung thư có di căn tới đó chưa.
Các lựa chọn để kiểm tra hạch bạch huyết gồm sinh thiết hạch gác và giải phẫu hạch bạch
huyết trong nách.
1.1 Phẫu thuật bảo tồn vú
Trong phẫu thuật bảo tồn vú, chỉ một phần vú có chứa ung thư được cắt bỏ. Mục tiêu là
loại bỏ ung thư cũng như một số mơ bình thường xung quanh. Mơ vú được loại bỏ nhiều
hay ít phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u và nhiều yếu tố khác.
1
Nếu tìm thấy tế bào ung thư ở bất kỳ mép nào của mảnh mơ được lấy ra, thì gọi là biên
dương tính. Khi khơng tìm thấy tế bào ung thư tại mép của mơ, thì gọi là biên âm tính
hoặc biên sạch. Sự hiện diện của biên dương tính nghĩa là có thể cịn một số tế bào ung
thư sót lại sau phẫu thuật. Nếu bác sĩ giải phẫu bệnh tìm thấy biên dương tính trong mơ
được lấy ra bằng phẫu thuật, thì bác sĩ phẫu thuật cần loại bỏ thêm mô. Phẫu thuật này
được gọi là phẫu thuật cắt bỏ lại. Nếu bác sĩ phẫu thuật không thể loại bỏ đủ mơ vú để có
biên sạch thì có thể cần cắt bỏ cả vú.
Khoảng cách từ khối u tới biên cũng quan trọng. Thậm chí nếu biên “sạch”, thì biên vẫn
có thể là “gần” – nghĩa là khoảng cách giữa mép của khối u và mép của mô được loại bỏ
là quá nhỏ và có thể cần phẫu thuật thêm.
Hầu hết các phụ nữ cần xạ trị vào ngực sau phẫu thuật bảo tồn. Đôi khi để xạ trị dễ hơn,
có thể đặt một cái ghim nhỏ (sẽ hiện ra trên phim X quang) vào vú trong khi phẫu thuật để
đánh dấu khu vực.
Đối với những phụ nữ cần hóa trị sau phẫu thuật thì xạ trị thường được trì hỗn cho đến
khi hồn thành hóa trị.
Đối với hầu hết phụ nữ ung thư vú giai đoạn I và II, phẫu thuật bảo tồn cộng với xạ trị có
hiệu quả như là cắt bỏ vú. Tỷ lệ sống sót của phụ nữ được điều trị bằng hai phương thức
này là như nhau. Nhưng phẫu thuật bảo tồn vú không phải là lựa chọn cho tất cả các phụ
nữ mắc ung thư vú.
Các tác dụng phụ: Tác dụng phụ của các phẫu thuật này gồm đau, sưng tạm thời, sưng
phù và mơ sẹo cứng hình thành tại vị trí phẫu thuật. Như với tất cả các phẫu thuật, có thể
có chảy máu và nhiễm trùng tại ví trí mổ.
Phần vú bị cắt bỏ càng lớn thì càng nhiều khả năng hình dạng vú sẽ thay đổi sau đó. Nếu
vú nhìn rất khác sau phẫu thuật thì có thể cần phẫu thuật tái tạo vú, hoặc cần giảm kích
thước vú không bị bệnh để làm cho hai vú cân đối. Thậm chí có thể thực hiện điều này
trong phẫu thuật ban đầu. Bạn cần nói chuyện với bác sĩ (có thể với cả bác sĩ phẫu thuật
thẩm mỹ) trước khi phẫu thuật để có ý tưởng về việc vú của bạn trơng như thế nào sau đó,
và để biết bạn có thể có lựa chọn nào.
1.2 Phẫu thuật cắt bỏ vú
Phẫu thuật cắt bỏ vú nghĩa là tất cả mô vú được cắt bỏ, đôi khi cùng với cả các mơ gần
đó.
1.2.1 Phẫu thuật cắt bỏ vú đơn giản: trong quy trình được gọi là cắt bỏ vú tồn bộ này,
bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú, kể cả núm vú nhưng không lấy ra các hạch bạch huyết
dưới cánh tay hoặc mơ cơ từ phía dưới vú (đôi khi hạch bạch huyết được lấy ra trong một
2
quy trình khác trong cùng phẫu thuật). Đơi khi cả hai vú được cắt bỏ (phẫu thuật cắt bỏ vú
hai bên), thường như là phẫu thuật phòng ngừa ở những phụ nữ có rủi ro rất cao bị ung
thư ở vú kia. Hầu hết phụ nữ, nếu được nhập viện, có thể về nhà vào ngày hơm sau. Phẫu
thuật cắt bỏ vú đơn giản là loại phẫu thuật đơn giản nhất được dùng để điều trị ung thư
vú.
1.2.2 Phẫu thuật cắt bỏ vú giữ lại da: Đối với một số phụ nữ đang cân nhắc tái tạo vú tức
thì thì có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú giữ lại da. Trong quy trình này, hầu hết da
trên vú (trừ núm vú và quầng vú) được giữ lại nguyên. Phẫu thuật này giống như là phẫu
thuật cắt bỏ vú đơn giản. Lượng mô vú bị cắt bỏ là giống như trong phẫu thuật cắt bỏ vú
đơn giản.
Chỉ dùng phẫu thuật này khi đã lên kế hoạch tái tạo vú. Phẫu thuật này có thể khơng phù
hợp cho các khối u lớn hoặc các khối u gần với bề mặt của da. Sử dụng túi nâng ngực
hoặc mô từ các bộ phận khác của cơ thể để tái tạo vú.
Một biến thể khác của phẫu thuật giữ lại da là phẫu thuật giữ lại núm vú. Quy trình này
thường là lựa chọn cho những phụ nữ có ung thư nhỏ giai đoạn sớm gần với phần ngoài
của vú, với việc khơng có dấu hiệu của ung thư gần da hoặc gần núm vú. Trong quy trình
này, mơ vú được cắt bỏ, nhưng da vú và núm vú được giữ lại, tiếp theo sau là tái tạo vú.
Bác sĩ phẫu thuật thường cắt bỏ mơ vú phía dưới núm vú (và quầng vú) trong khi phẫu
thuật để kiểm tra xem có tế bào ung thư hay khơng. Nếu tìm thấy tế bào ung thư trong mơ
này thì phải bỏ núm vú. Thậm chí khơng tìm thấy tế bào ung thư dưới núm vú, một số bác
sĩ còn xạ trị núm vú trong hoặc sau phẫu thuật để có gắng giảm rủi ro ung thư quay trở lại.
Phẫu thuật giữ lại núm vú vẫn cịn một số vấn đề. Núm vú khơng có nguồn cung cấp máu
tốt, nên đơi khi núm vú bị quắt lại hoặc bị biến dạng. Do các dây thần kinh bị cắt đi, chỉ
có chút ít cảm giác hoặc khơng có cảm giác ở núm vú. Ở những phụ nữ có vú lớn, núm vú
có thể trơng khơng hợp sau khi vú được tái tạo. Kết quả là nhiều bác sĩ cảm thấy phẫu
thuật được thực hiện tốt nhất ở những phụ nữ có ngực nhỏ hoặc trung bình. Quy trình này
để lại ít vết sẹo có thể nhìn thấy được hơn, nhưng nếu khơng được phẫu thuật đúng thì nó
có thể để lại nhiều mơ vú hơn là các dạng phẫu thuật cắt bỏ vú khác. Điều đó có thể dẫn
đến rủi ro cao hơn phát triển ung thư hơn là phẫu thuật giữ lại da hoặc phẫu thuật cắt bỏ
vú đơn giản.
1.2.3 Phẫu thuật cắt bỏ vú triệt căn cải biên: quy trình này là quy trình cắt bỏ vú đơn giản
và loại bỏ các hạch bạch huyết trong nách. Phẫu thuật lấy các hạch bạch huyết ra được
thảo luận chi tiết hơn ở cuối phần này.
3
1.2.4 Phẫu thuật cắt vú triệt căn: trong phẫu thuật tàn phá này, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ
toàn bộ vú, các hạch bạch huyết trong nách và các cơ thành ngực phía dưới vú. Phẫu thuật
này trước kia rất phổ biến, nhưng người ta thấy phẫu thuật ít tàn phá hơn (như là phẫu
thuật cắt bỏ vú triệt căn cải biên) cũng có hiệu quả. Điều đó có nghĩa rằng không cần đến
sự biến dạng và các tác dụng phụ của phẫu thuật cắt bỏ vú triệt căn nữa, nên phẫu thuật
này hiện hiếm khi được thực hiện. Phẫu thuật này vẫn có thể được thực hiện cho các khối
u to đang phát triển vào các cơ thành ngực phía dưới vú.
Các tác dụng phụ có thể: Ngồi đau đớn sau phẫu thuật và thay đổi thấy rõ về hình dạng
vú, các tác dụng phụ có thể của phẫu thuật cắt vú gồm nhiễm trùng vết thương, tụ máu và
tụ dịch ở vết mổ. Nếu cũng lấy ra các hạch bạch huyết thì có thể xuất hiện các tác dụng
phụ khác (xem “Phẫu thuật lấy hạch bạch huyết” ở dưới).
1.3 Chọn giữa phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu thuật cắt bỏ vú
Nhiều phụ nữ mắc ung thư giai đoạn sớm có thể chọn giữa phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu
thuật cắt bỏ vú.
Ưu điểm chính của phẫu thuật bảo tồn vú là phụ nữ giữ lại được hầu hết vú. Nhược điểm
là cần xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn - thường mất 5 tới 6 tuần. Một số ít phụ nữ được phẫu
4
thuật bảo tồn vú có thể khơng cần xạ trị trong khi một số khác được phẫu thuật cắt bỏ vú
vẫn cần xạ trị vào khu vực vú.
Khi quyết định giữa phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu thuất cắt bỏ vú, chắc chắn cần biết
được tất cả sự thật. Bạn ban đầu có thể thích phẫu thuật cắt bỏ vú như là cách thức để “Bỏ
vú đi càng nhanh càng tốt”. Cảm giác này có thể dẫn tới việc nhiều phụ nữ ưa thích phẫu
thuật cắt bỏ vú hơn thậm chí khi bác sĩ phẫu thuật khơng muốn thế. Nhưng sự thực là
trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ vú không mang lại cho bạn cơ hội tốt hơn
để sống lâu hơn hoặc tiên lượng tốt hơn. Các nghiên cứu theo dõi hàng ngàn phụ nữ trong
hơn 20 năm cho thấy khi có thể thực hiện phẫu thuật bảo tồn vú mà lại phẫu thuật cắt bỏ
vú thì khơng có bất kỳ cơ hội sống sót tốt hơn nào.
Hầu hết các bệnh nhân và các bác sĩ thích phẫu thuật bảo tồn vú và xạ trị hơn khi nó là lựa
chọn hợp lý, nhưng sự lựa chọn của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là:
Việc mất vú làm bạn cảm thấy thế nào
Xạ trị làm bạn cảm thấy thế nào
Bạn phải đi bao lâu để đến nơi xạ trị và xạ trị trong bao lâu
Liệu bạn có nghĩ bạn sẽ muốn phẫu thuật thêm để tái tạo vú sau phẫu thuật cắt bỏ
vú
Bạn ưa thích phẫu thuật cắt bỏ vú như là cách để rũ bỏ ung thư càng nhanh càng
tốt
Bạn sợ ung thư quay lại.
Đối với một số phụ nữ, phẫu thuật cắt vú có thể rõ ràng là lựa chọn tốt. Ví dụ, phẫu thuật
bảo tồn thường khơng được khuyến nghị cho:
Những phụ nữ đã được xạ trị vào bên vú bị ung thư
Những phụ nữ có hai hoặc nhiều khu vực bị ung thư trong cùng vú, các khu vực
q xa nhau để có thể loại bỏ thơng qua một đường rạch phẫu thuật trong khi giữ
ngoại hình của vú thấy hài lòng.
Women whose initial BCS along with re-excision(s) has not completely removed
the cancer
Những phụ nữ có các bệnh nặng ở mơ liên kết nào đó như là bệnh xơ cứng bì hoặc
lupus, làm cho họ cực kỳ nhạy cảm với các tác dụng phụ của xạ trị
Những phụ nữ đang mang thai yêu cầu xạ trị trong khi vẫn mang thai (rủi ro tới
bào thai)
Những phụ nữ có khối u to (lớn hơn 5 cm) không co lại nhiều với hóa trị tân bổ trợ
(mặc dầu điều này cũng phụ thuộc vào kích cỡ ngực).
5
Phụ nữ bị ung thư vú thể viêm
Phụ nữ bị ung thư vú tương đối to so với kích cỡ vú
Các yếu tố khác cũng cần được lưu ý tới. Ví dụ, phụ nữ trẻ mắc ung thư vú và bị đột biến
gen BRCA là có rủi ro rất cao mắc ung thư lần thứ hai. Những phụ nữ này thường cân
nhắc cắt bỏ cả vú bên kia để giảm rủi ro này, và do vậy có thể chọn phẫu thuật cắt bỏ vú
có ung thư. Có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú hai bên để điều trị ung thư và giảm rủi
ro mắc ung thư lần hai.
Điều quan trọng cần hiểu là phẫu thuật cắt bỏ vú thay cho phẫu thuật bảo tồn vú cộng với
xạ trị chỉ làm giảm rủi ro phát triển ung thư vú lần thứ hai trong cùng vú chứ không làm
giảm khả năng ung thư tái phát ở bộ phận khác của cơ thể. Điều quan trọng là bạn đừng
vội ra quyết định, mà thay vào đó là cần có thời gian quyết định liệu phẫu thuật cắt bỏ vú
hay phẫu thuật bảo tồn vú cộng với xạ trị là đúng đắn cho bạn.
1.4 Phẫu thuật lấy hạch bạch huyết
Để xác định liệu ung thư vú đã lan tới các hạch bạch huyết trong nách hay chưa, có thể
lấy ra một hoặc vài hạch bạch huyết và xem xét dưới kính hiển vi. Điều này là quan trọng
để phân độ cho ung thư vú. Khi các hạch bạch huyết có tế bào ung thư, có khả năng cao là
tế bào ung thư cũng đã lan qua dòng máu tới các cơ quan khác của cơ thể. Các tế bào này
có thể phát triển và gây ra các khối u mới. Các tế bào ung thư trong hạch bạch huyết dưới
cánh tay thường là yếu tố quan trọng trong quyết điều điều trị bên cạnh phẫu thuật.
1.4.1 Phẫu thuật lấy hạch bạch huyết trong nách (ALND): trong quy trình này, từ 10 tới
40 (thường là chưa tới 20 hạch bạch huyết được lấy ra từ khu vực dưới cánh tay (nách) và
kiểm tra xem ung thư đã lan tới hay chưa. Phẫu thuật lấy hạch bạch huyết trong nách
thường được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật cắt bỏ vú hoặc phẫu thuật bảo tồn vú,
nhưng có thể được thực hiện trong cuộc phẫu thuật thứ hai. Trước kia đây là cách thức
phổ biến nhất để kiểm tra xem liệu ung thư đã lan tới các hạch bạch huyết gần đấy chưa
và hiện nay vẫn được thực hiện trên một số bệnh nhân. Ví dụ có thể thực hiện phẫu thuật
lấy hạch bạch huyết trong nách nếu sinh thiết trước đó đã cho thấy một hoặc vài hạch
bạch huyết trong nách có tế bào ung thư.
6
1.4.2 Sinh thiết hạch gác (SLNB): mặc dầu phẫu thuật hạch lấy bạch huyết trong nách là
phẫu thuật an toàn và có tỷ lệ tác dụng phụ thấp, loại bỏ nhiều hạch bạch huyết làm tăng
rủi ro phù tay do tắc bạch mạch. Để giảm rủi ro này, các bác sĩ có thể dùng quy trình sinh
thiết hạch gác (SLNB) để kiểm tra hạch bạch huyết trong nách có tế bào ung thư hay
không mà không cần lấy nhiều hạch ra.
Trong quy trình này bác sĩ phẫu thuật tìm và lấy ra (các) hạch bạch huyết đầu tiên mà
khối u có nhiều khả năng lan tới (các hạch này được gọi là các hạch gác). Để làm việc
này, bác sĩ phẫu thuật tiêm một chất có hoạt tính phóng xạ và/hoặc thuốc nhuộm màu
xanh lơ vào khối u, khu vực xung quanh khối u hoặc khu vực xung quang núm vú. Các
mạch bạch huyết sẽ mang những chất này vào (các) hạch gác.
7
Sau đó có thể tìm hạch gác bằng một dụng cụ đặc biệt để phát hiện hoạt tính phóng xạ
trong các hạch có phóng xạ đi vào, hoặc bằng cách tìm các hạch đã chuyển sang màu
xanh lơ. Để kiểm tra kép, thường dùng cả hai phương pháp. Bác sĩ phẫu thuật sau đó cắt
da trên khu vực và lấy các hạch có chứa thuốc nhuộm hoặc phóng xạ ra. Bác sĩ giải phẫu
bệnh xem xét kỹ các hạch này (thường 2 hoặc 3 hạch). Do lấy ra ít hạch hơn trong phẫu
thuật lấy hạch bạch huyết, mỗi hạch được xem xét cẩn thận hơn để phát hiện ung thư.
Đôi khi hạch bạch huyết được kiểm tra xem có tế bào ung thư hay khơng trong khi phẫu
thuật. Nếu tìm thấy ung thư trong hạch gác, bác sĩ phẫu thuật có thể tiếp tục phẫu thuật
lấy ra tồn bộ hạch nách. Nếu khơng nhìn thấy tế bào ung thư trong hạch bạch huyết vào
lúc phẫu thuật hoặc nếu hạch gác khơng được kiểm tra vào lúc phẫu thuật thì (các) hạch
bạch huyết sẽ được xem xét cẩn thận hơn trong một vài ngày sau. Nếu tìm thấy ung thư
trong hạch bạch huyết thì bác sĩ phẫu thuật có thể khuyến nghị thực hiện phẫu thuật lấy
hết hạch bạch huyết sau đó.
Nếu khơng có tế bào ung thư trong hạch gác, rất nhiều khả năng rằng ung thư chưa lan tới
các hạch bạch huyết, nên không cần phẫu thuật lấy hạch bạch huyết ra. Bệnh nhân có thể
tránh tác dụng phụ tiềm tàng của phẫu thuật lấy hết hạch bạch huyết.
Cho đến gần đây, nếu (các) hạch bạch huyết có tế bào ung thư thì bác sĩ phẫu thuật sẽ
thực hiện phẫu thuật lấy hết hạch bạch huyết để xem có bao nhiêu hạch bạch huyết khác
có tế bào ung thư. Nhưng gần đây, các nghiên cứu đã cho thấy rằng không phải luôn cần
làm việc này. Trong một số trường hợp, có thể để lại các hạch bạch huyết cịn lại là vẫn an
toàn. Điều này được dựa trên một vài yếu tố như là loại phẫu thuật được sử dụng để lấy
khối u ra, kích thước khối u, và điều trị nào được thực hiện sau phẫu thuật. Dựa trên các
nghiên cứu, có thể khơng cần thực hiện phẫu thuật lấy hạch bạch huyết là lựa chọn cho
phụ nữ có khối u có kích thước 5 cm hoặc nhỏ hơn, được phẫu thuật bảo tồn tiếp theo là
xạ trị. Do việc này chưa được nghiên cứu đầy đủ ở những phụ nữ đã được phẫu thuật cắt
bỏ vú, chưa rõ liệu không thực hiện phẫu thuật lấy hạch bạch huyết sẽ an tồn cho họ hay
khơng.
Sinh thiết hạch gác được thực hiện để xem liệu ung thư đã lan tới các hạch bạch huyết gần
đó chưa. Khơng thực hiện quy trình này nếu đã biết bất kỳ hạch bạch huyết nào có chứa
ung thư. Nếu bất kỳ hạch bạch huyết dưới tay hoặc xung quanh xương đòn bị to lên, thì
có thể kiểm tra các hạch này để xem ung thư đã lan tới chưa một cách trực tiếp. Thường
nhất là thực hiện sinh thiết kim (sinh thiết kim nhỏ hoặc sinh thiết lõi). Trong các quy
trình này, bác sĩ phẫu thuật luồn một kim vào hạch bạch huyết để lấy ra lượng nhỏ mô,
8
sau đó mơ được xem xét dưới kính hiển vi. Nếu thấy ung thư thì khuyến nghị phẫu thuật
lấy hết hạch bạch huyết.
Các tác dụng phụ có thể: Như với bất kỳ phẫu thuật nào, có thể có các tác dụng phụ như
đau, sưng, chảy máu và nhiễm trùng.
Ảnh hưởng dài hạn chính có thể của việc lấy hạch bạch huyết trong nách ra là phù tay do
tắc mạch bạch huyết. Do bất kỳ chất dịch thừa nào trong tay thơng thường đổ vào dịng
máu thơng qua hệ thống bạch huyết, việc lấy đi các hạch bạch huyết đôi khi chặn đường
đổ chất dịch ra khỏi cánh tay, làm cho dịch tích tụ lại dẫn đến làm tay to lên.
Tới 30% phụ nữ được phẫu thuật lấy toàn bộ hạch nách phát triển chứng phù tay do tắc
mạch bạch huyết. 3% phụ nữ được sinh thiết hạch gác cũng bị phù tay. Nếu xạ trị được
thực hiện sau phẫu thuật thì chứng phù tay càng xảy ra phổ biến hơn. Đôi khi việc to tay
kéo dài chỉ vài tuần và sau đó hết đi. Đơi khi, việc to tay kéo dài lâu. Nếu tay bạn bị sưng,
cảm thấy căng tức hoặc đau sau phẫu thuật lấy hạch bạch huyết, cần nói với bác sĩ ngay.
Bạn cũng có thể thấy hạn chế cử động ở tay và vai sau phẫu thuật. Điều này phổ biến sau
phẫu thuật lấy hạch nách hơn là sinh thiết hạch gác. Bác sĩ có thể cho bạn bài tập để đảm
bảo rằng bạn không vĩnh viễn cử động khó khăn. Tê da ở cánh tay trên, mặt trong cánh
tay là tác dụng phụ phổ biến khác do dây thần kinh kiểm soát cảm giác ở đây đi qua khu
vực hạch bạch huyết.
9
Một số phụ nữ nhận thấy cơ tay nổi lên dưới tay và có thể kéo dài tới khuỷu tay, đôi khi
được gọi là hội chứng vặn cơ, và phổ biến hơn sau phẫu thuật lấy hạch nách hơn là sinh
thiết hạch gác. Các triệu chứng có thể khơng xuất hiện trong hàng tuần hoăc thậm chí vài
tháng sau phẫu thuật. Nó có thể gây đau và hạn chế cử động của tay và vai. Chứng này
thường mất đi nếu được điều trị mặc dầu một số phụ nữ có thể thấy tập vật lý trị liệu là
hữu ích.
2. Xạ trị cho ung thư vú
Xạ trị là điều trị bằng tia hoặc hạt năng lượng cao phá hủy các tế bào ung thư. Xạ trị vào
vú thường được thực hiện sau khi phẫu thuật bảo tồn vú để giảm khả năng ung thư quay
trở lại vú hoặc các hach bạch huyết gần đấy. Xạ trị cũng có thể được khuyến nghị sau
phẫu thuật cắt bỏ vú ở những bệnh nhân có ung thư lớn hơn 5 cm hoặc khi tìm thấy ung
thư ở hạch bạch huyết.
Xạ trị cũng được dùng để điều trị ung thư đã lan tới các khu vực khác, ví dụ tới xương
hoặc não.
Xạ trị cũng có thể được thực hiện bên ngoài (xạ ngoài) hoặc xạ trong (điều biến liều).
2.1 Xạ ngoài
Đây là xạ trị phổ biến nhất cho phụ nữ ung thư vú. Tia xạ được tập trung từ máy đặt bên
ngoài cơ thể lên khu vực bị ảnh hưởng bởi ung thư vú.
Mức độ xạ phụ thuộc vào liệu thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú hoặc phẫu thuật bảo tồn vú
và liệu có hạch bạch huyết dương tính hay khơng.
Nếu thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú và khơng có hạch bạch huyết nào có ung thư thì xạ trị
hướng vào thành ngực và những nơi tại đó dịch đi ra khỏi cơ thể.
Nếu thực hiện phẫu thuật bảo tồn vú thì gần như thường xuyên toàn bộ vú được xạ, và xạ
thêm vào khu vực ở vú tại đó ung thư được lấy đi để ngăn ngừa ung thư quay trở lại khu
vực đó. Xạ thêm thường được thực hiện sau khi kết thúc xạ trị toàn vú. Nếu sử dụng cùng
máy thì các chùm tia nhắm vào vị trí tại đó ung thư được lấy đi. Hầu hết các phụ nữ
không nhận thấy các tác dụng phụ khác nhau giữa xạ trị bổ sung và xạ trị tồn vú.
Nếu tìm thấy ung thư ở các hạch bạch huyết dưới cánh tay, có thể xạ trị cả khu vực này.
Trong một số trường hợp, khu vực được điều trị cũng có thể gồm các hạch bạch huyết
thượng đòn và các hạch bạch huyết trong tuyến vú (các hạch bạch huyết phía dưới xương
ức ở giữa ngực).
Khi được thực hiện sau phẫu thuật thì thường khơng bắt đầu xạ trị bên ngồi cho đến khi
các mơ có thể lành hẳn, thường là một tháng hoặc lâu hơn. Nếu thực hiện hóa trị thì xạ trị
thường được trì hỗn cho đến khi hồn thành hóa trị.
10
Trước khi bắt đầu xạ trị, bác sĩ xạ trị sẽ đo cẩn thận để xác định các góc đúng để nhắm
chùm tia xạ tới và để tính liều đúng. Họ sẽ thực hiện đánh dấu mực hoặc các hình xăm
nhỏ lên da bạn để hướng dẫn tập trung tia xạ vào đúng khu vực.
Dầu dưỡng da, phấn bột, chất khử mùi và chất chống ra mồ hơi có thể can thiệp vào liệu
pháp xạ trị ngoài, nên bác sĩ có thể yêu cầu bạn đừng dùng các chất này cho đến khi hoàn
thành điều trị.
Xạ trị ngoài rất giống được chiếu tia X, nhưng bức xạ mạnh hơn. Quy trình khơng gây
đau. Mỗi lần điều trị chỉ kéo dài vài phút, nhưng thời gian chuẩn bị - đưa bạn vào vị trí để
điều trị - thường lâu hơn.
Xạ trị vào vú hầu như phổ biến thực hiện 5 ngày trong tuần (thứ 2 tới thứ 6) trong khoảng
5 tới 6 tuần.
Một số phụ nữ có tuổi được phẫu thuật bảo tồn vú đối với ung thư vú giai đoạn sớm
không cần xạ trị.
2.2 Xạ trị trong mổ: Xạ trị trong khi mổ (IORT) là một phương thức khác chiếu một liều
bức xạ lớn trong phòng mổ ngay sau phẫu thuật bảo tồn vú (trước khi đường rạch khi mổ
được đóng lại). IORT yêu cầu thiết bị đặc biệt và hiện chưa có rộng rãi.
Các tác dụng phụ có thể của xạ ngoài
Tác dụng phụ ngắn hạn chỉnh của liệp pháp xạ ngoài là vú bị sưng và cứng lại, da bị thay
đổi ở vùng được xạ và mệt rũ. Thay đổi da có thể từ hơi đỏ cho tới cõ chỗ mọng nước và
trợt da. Bạn cần tránh phơi nắng vùng da được xạ do phơi nắng làm tình trạng xấu đi. Hầu
hết sự thay đổi ở da sẽ có chiều hướng tốt lên trong vịng vài tháng. Những thay đổi ở mơ
vú thường mất đi trong vịng 6 tới 12 tháng nhưng có thể cần tới 2 năm.
3. Hóa trị cho ung thư vú
Hóa trị là điều trị bằng các loại thuốc diệt ung thư, có thể theo đường truyền (đưa thuốc
vào ven) hoặc theo đường uống. Thuốc đi theo dòng máu tới các tế bào ung thư trong hầu
hết các cơ quan của cơ thể. Hóa trị được thực hiện theo chu kỳ, với mỗi chu kỳ điều trị
tiếp theo sau là chu kỳ phục hồi. Điều trị thường kéo dài vài tháng.
3.1 Khi nào dùng hóa trị
Hóa trị có thể được khuyến nghị cho một vài tình huống.
3.1.1 Sau phẫu thuật (hóa trị bổ trợ): khi liệu pháp được thực hiện cho các bệnh nhân
khơng có bằng chứng ung thư sau phẫu thuật thì được goi là hóa trị bổ trợ. Phẫu thuật
dược dùng để loại bỏ tất cả ung thư có thể nhìn thấy, nhưng liệu pháp bổ trợ được sử dụng
để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể cịn lại hoặc đã lan tỏa nhưng khơng thể nhìn
thấy thậm chí trên các hình ảnh chụp chiếu. Nếu các tế bào ung thư này được để phát
11
triển, chúng có thể hình thành các khối u mới tại các chỗ khác trong cơ thể. Liệu pháp bổ
trợ sau phẫu thuật bảo tồn vú hoặc cắt bỏ vú làm giảm rủi ro ung thư vú quay lại. Xạ trị,
hóa trị, điều trị đích và liệu pháp nội tiết tất cả có thể được dùng như là các điều trị bổ trợ.
3.1.2 Trước phẫu thuật (hóa trị tân bổ trợ): liệu pháp tân bổ trợ giống như liệu pháp bổ
trợ trừ điều rằng bạn được điều trị (hoặc ít nhất bắt đầu điều trị) trước phẫu thuật thay cho
sau phẫu thuật. Về khả năng sống sót và ung thư quay trở lại, khơng có gì khác nhau giữa
hóa trị trước và sau phẫu thuật. Nhưng hóa trị tân bổ trợ có hai lợi ích. Trước tiên hóa trị
có thể làm co khối u để có thể loại bỏ khối u với phẫu thuật ít tàn phá hơn. Đó là lý do tại
sao hóa trị tân bổ trợ thường được sử dụng để điều trị ung thư quá to không thể phẫu thuật
loại bỏ vào lúc chuẩn đoán (được gọi là tiến triển tại chỗ). Và điều nữa là bằng cách hóa
trị trước khi loại bỏ khối u, bác sĩ có thể thấy ung thư đáp ứng như thế nào. Nếu loạt thuốc
đầu tiên khơng làm co khối u thì bác sĩ sẽ biết rằng các thuốc khác là cần thiết.
3.1.3 Đối với ung thư vú tiến triển: Hóa trị cũng có thể được sử dụng làm điều trị chính
cho những phụ nữ mà ung thư đã lan ra ngoài vú và khu vực dưới cánh tay khi được
chuẩn đoán hoặc sau điều trị ban đầu. Khoảng dài thời gian điều trị phụ thuộc vào liệu
ung thư co lại hay không, co lại bao nhiêu và bạn dung nạp điều trị tốt như thế nào.
3.2 Hóa trị được thực hiện như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp (đặc biệt là điều trị bổ trợ và tân bổ trợ), hóa trị có hiệu quả
nhất khi kết hợp từ hai loại thuốc trở lên. Nhiều kết hợp thuốc đang được sử dụng, và vẫn
chưa rõ rằng sự kết hợp nào rõ ràng là tốt nhất. Các nghiên cứu lâm sàng tiếp tục so sánh
các điều trị có hiệu quả nhất ngày nay so với điều trị nào đó có thể tốt hơn.
Các thuốc hóa chất phổ biến nhất được dùng cho ung thư vú giai đoạn sớm gồm các
anthracyline (như là doxorubicin/ Adriamycin® and epirubicin/Ellence®) và các taxane
(như là paclitaxel/Taxol® và docetaxel/Taxotere®). Các thuốc này có thể được sử dụng kết
hợp với các thuốc khác nào đó như là fluorouracil (5-FU), cyclophosphamide (Cytoxan ®),
và carboplatin.
Đối với ung thư có Her2 dương tính, thường được điều trị bằng thuốc đích trastuzumab
(Herceptin®) với một trong các thuốc taxane. Cũng có thể kết hợp Pertuzumab (Perjeta ®)
với trastuzumab và docetaxel cho ung thư dương tính với Her2. (Xem phần liệu pháp
trúng đích cho ung thư vú để có thêm thơng tin về thuốc này).
Nhiều thuốc hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư vú tiến triển như là:
Docetaxel
Paclitaxel
Các tác nhân Platinum (cisplatin, carboplatin)
12
Vinorelbine (Navelbine®)
Capecitabine (Xeloda®)
Liposomal doxorubicin (Doxil®)
Gemcitabine (Gemzar®)
Mitoxantrone
Ixabepilone (Ixempra®)
Albumin-bound paclitaxel (nab-paclitaxel or Abraxane®)
Eribulin (Halaven®)
Mặc dầu kết hợp thuốc thường được dùng để điều trị ung thư vú giai đoạn sớm, ung thư
vú tiến triển lại thường xuyên được điều trị bằng loại hóa chất đơn lẻ hơn. Vẫn có một số
kết hợp, như là carboplatin hoặc cisplatin cộng với gemcitabine được sử dụng phổ biến đề
điều trị ung thư vú tiến triển.
Một hoặc nhiều loại thuốc nhắm trúng đích HER2 có thể được dùng với hóa trị cho các
khối u có HER2 dương tính (các thuốc này được bàn luận chi tiết hơn trong mục Liệu
pháp trúng đích cho ung thư vú).
Các bác sĩ thực hiện điều trị hóa chất theo chu kỳ, với mỗi chu kỳ điều trị tiếp theo là chu
kỳ nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian hồi phục khỏi ảnh hưởng của thuốc. Hóa chất bắt đầu
vào ngày đầu tiên của mỗi chu kỳ, nhưng lịch có thể thay đổi phụ thuộc vào loại thuốc
được sử dụng. Ví dụ, với một số loại thuốc, hóa chất được truyền chỉ trong ngày đầu tiên
của chu kỳ. Với các loại khác, hóa chất được truyền hàng ngày trong 14 ngày, hoặc truyền
hàng tuần trong 2 tuần. Sau đó vào lúc kết thúc chu kỳ, lịch truyền hóa chất lặp lại để bắt
đầu chu kỳ tiếp theo. Các chu kỳ hầu hết kéo dài 2-3 tuần, nhưng thay đổi theo loại thuốc
cụ thể hoặc các kết hợp các loại thuốc. Một số loại thuốc được truyền thường xuyên hơn.
Hóa trị bổ trợ và tân bổ trợ thường được truyền trong 3 tới 6 tháng, phụ thuộc vào loại
thuốc sử dụng. Q trình điều trị có thể dài hơn đối với ung thư vú tiến triển và được dựa
trên thuốc có tác dụng tốt như thế nào và bạn chịu tác dụng phụ gì.
3.3 Các tác dụng phụ có thể
Thuốc hóa chất làm việc bằng cách tấn công các tế bào đang phân chia nhanh, đó là lý do
tại sao thuốc có hiệu quả chống lại tế bào ung thư. Nhưng các tế bào khác trong cơ thể,
như là các tế bào trong tủy xương, niêm mạc miệng và ruột non, và các nang tóc cũng
phân chia nhanh chóng. Các tế bào này nhiều khả năng cũng bị ảnh hưởng bởi hóa chất,
có thể dẫn tới tác dụng phụ. Một số phụ nữ chịu nhiều tác dụng phụ, những người khác có
thể chỉ chịu vài tác dụng phụ.
13
Các tác dụng phụ của hóa chất phụ thuộc vào loại thuốc, lượng dùng và khoảng thời gian
dài điều trị. Một số trong các tác dụng phụ phổ biến nhất gồm:
Rụng tóc và thay đổi móng tay/chân
Đau mồm
Mất cả giác ngon miệng hoặc tăng cảm giác ngon miệng
Buồn nôn và nơn
Hạ bạch cầu và hồng cầu
Hóa chất có thể ảnh hưởng đến các tế bào hình thành máu của tủy xương, có thể dẫn tới:
Tăng khả năng nhiễm trùng (do giảm số lượng bạch cầu)
Dễ dàng bị thâm tím hoặc chảy máu (do hạ tiểu cầu)
Mệt rũ (do hạ hồng cầu và các lý do khác).
Các tác dụng phụ này thường kéo dài trong thời gian ngắn và hết sau khi kết thúc điều trị.
Điều quan trọng là nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào do có một vài cách
để làm giảm bớt tác dụng phụ. Ví dụ, có thể cho thuốc để giúp ngăn ngừa hoặc giảm buồn
nơn và nơn.
Cũng có thể có các tác dụng phụ khác. Một số tác dụng phụ này phổ biến hơn với các
thuốc hóa chất nào đó. Bác sĩ sẽ nói cho bạn về các tác dụng phụ của các thuốc cụ thể mà
bạn được cho.
3.3.1 Thay đổi kinh nguyệt: Đối những phụ nữ trẻ, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt là tác
dụng phụ phổ biến của hóa chất. Mãn kinh sớm (khơng có bất kỳ chu kỳ kinh nguyệt nào
nữa) và vô sinh (không thể mang thai) có thể xảy ra và có thể là vĩnh viễn. Một số thuốc
hóa chất nhiều khả năng gây ra hiện tượng này hơn các thuốc khác. Phụ nữ càng lớn tuổi
khi được điều trị hóa chất và thì rất nhiều khả năng họ sẽ trở nên vơ sinh và trải qua mãn
kinh. Khi việc này xảy ra, có rủi ro tăng lên mất xương và lỗng xương. Có nhiều thuốc
có thể điều trị hoặc giúp ngăn ngừa các vấn đề về mất xương.
Thậm chí nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn dừng lại khi bạn điều trị hóa chất, bạn vẫn có
thể mang thai. Mang thai khi hóa trị có thể dẫn tới khuyết tật khi sinh và ảnh hưởng tới
điều trị. Nếu bạn ở tuổi tiền mãn kinh trước khi điều trị và vẫn có quan hệ tình dục, điều
quan trọng là thảo luận dùng biện pháp tránh thai với bác sĩ của bạn. Đối với những phụ
nữ có ung thư vú dương tính với nội tiết, một số phương thức tránh thai bằng nội tiết (như
là viên thuốc tránh thai) không phải là ý kiến tốt, nên quan trọng là nói chuyện với bác sĩ
nội ung thư và bác sĩ phụ khoa (hoặc bác sĩ gia đình) về lựa chọn nào là tốt nhất cho bạn.
Phụ nữ đã hồn thành điều trị (như là hóa trị) có thể an tồn để chuẩn bị có em bé, nhưng
mang thai khi đang điều trị lại không an toàn.
14
Nếu bạn mang thai khi bạn bị ung thư vú, bạn vẫn có thể được điều trị. Các thuốc hóa
chất nào đó có thể được dùng điều trị cho bạn an toàn trong hai thai kỳ cuối cùng.
Nếu bạn nghĩ bạn có thể muốn có con sau khi điều trị ung thư vú, hãy nói chuyện với bác
sĩ trước khi bắt đầu điều trị.
3.3.2 Bệnh lý thần kinh: nhiều loại thuốc được sử dụng điều trị ung thư vú, gồm các thuốc
taxane (docetaxel và paclitaxel), các tác nhân platinum (carboplatin, cisplatin), erubulin
và ixabepilone có thể làm tổn thương dây thần kinh bên ngồi não và tủy sống, đơi khi
dẫn tới các triệu chứng (chủ yếu là ở tay và chân) như là tê, đau, bỏng rát hoặc cảm giác
đau nhói dây thần kinh, nhạy với lạnh hoặc nóng, hoặc yếu mệt. Trong hầu hết các trường
hợp, những khó chịu này hết đi khi dừng điều trị, nhưng có thể kéo dài ở một số phụ nữ.
3.3.3 Tổn thương tim: Doxorubicin, epirubicin và một số thuốc khác có thể gây tổn
thương tim vĩnh viễn (được gọi là bệnh cơ tim). Rủi ro xảy ra phụ thuộc vào lượng thuốc
được dùng điều trị, và rủi ro cao nhất nếu thuốc được dùng trong thời gian dài hoặc ở liều
cao. Các bác sĩ theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ này. Hầu hết bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng
tim của bạn bằng một xét nghiệp như là MUGA hoặc điện tim đồ trước khi bắt đầu điều
trị bằng các thuốc này. Bác sĩ cũng cẩn thận kiểm tra liều, theo dõi các triệu chứng các
vấn đề của tim, và có thể làm lại các xét nghiệm tim để quan trắc chức năng tim. Nếu
chức năng tim bắt đầu suy giảm, sẽ dừng việc điều trị bằng các thuốc này lại. Ở một số
người, tổn thương tim vẫn phát triển trong thời gian dài. Các dấu hiệu có thể khơng xuất
hiện trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi dừng điều trị. Tổn thương tim do các
thuốc này xảy ra thường xuyên hơn nếu các thuốc khác có thể gây tổn thương tim, như là
trastuzumab và các thuốc khác nhắm tới HER 2 cũng được sử dụng, nên các bác sĩ thường
lo ngại khi dùng các thuốc này cùng nhau.
3.3.4 Hội chứng tay-chân: các thuốc hóa chất nào đó, như là capecitabine và liposomal,
doxorubicin có thể gây kích thích lịng bàn tay và gan bàn chân, hiện tượng này được gọi
là hội chứng tay-chân. Các triệu chứng sớm gồm tê tay chân và đỏ da. Nếu tình trạng xấu
đi, tay và chân có thể bị sưng lên và làm cho khó chịu hoặc thậm chí đau đơn. Da có thể
nổi mụn nước, dẫn tới bong da hoặc thậm chí trướt da và đau. Khơng có điều trị cụ thể,
mặc dầu có thể dùng một vài loại kem. Các triệu chứng này dần dần được cải thiện khi
ngừng thuốc hoặc giảm liều. Cách tốt nhất để phịng ngừa hội chứng tay-chân nghiêm
trọng là nói với bác sĩ khi có các triệu chứng sớm để có thể thay đổi liều thuốc. Hội chứng
này cũng có thể xảy ra khi thuốc 5-FU được truyền trong một vài ngày (không phổ biến
khi được dùng để điều trị ung thư vú).
15
3.3.5 Hóa chất tác dụng lên não (Chemo Brain): một tác dụng phụ có thể của hóa trị là
“tác dụng lên não”. Nhiều phụ nữ được điều trị ung thư vú báo cáo có sự suy giảm chức
năng trí óc. Họ cũng có thể có một số vấn đề về tập trung và trí nhớ, có thể trong thời gian
dài. Mặc dầu nhiều phụ nữ đã liên kết điều này tới tới hóa trị, vấn đề này cũng được thấy
ở những phụ nữ khơng được hóa trị trong khi điều trị. Một số phụ nữ vẫn có chức năng trí
óc tốt sau điều trị. Trong nhiều nghiên cứu đã thấy hóa chất tác dụng lên não là tác dụng
phụ của điều trị, các triệu chứng gần như mất đi sau một vài năm.
3.3.6 Rủi ro mắc bệnh leukimia (máu trắng): các thuốc hóa chất nào đó có thể làm tổn
thương tủy xương vĩnh viễn dẫn tới bệnh gọi là hội chứng loạn sản tủy hoặc thậm chí
bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính, bệnh ung thư bạch cầu đe doạ tính mạng. Bệnh
này thường xảy ra trong vịng 10 năm sau điều trị. Ở hầu hết phụ nữ, lợi ích của hóa trị
trong ngăn ngừa ung thư vú quay trở lại hoặc kéo dài cuộc sống nhiều khả năng vượt xa
rủi ro của biến chứng hiếm nhưng nghiêm trọng.
3.3.7 Cảm thấy không khỏe: Nhiều phụ nữ không cảm thấy khỏe sau khi điều trị hóa chất
như khi trước điều trị. Thường có cảm giác đau cơ thể hoặc đau nhức và giảm nhẹ chức
năng của cơ thể. Những điều này có thể là những thay đổi khơng dễ phát hiện, chỉ được
nói ra khi hỏi cặn kẽ những phụ nữ đã qua hóa trị.
Mệt rũ là một vấn đề phổ biến khác (nhưng thường bị coi nhẹ) đối với những phụ nữ được
hóa trị. Cảm giác khơng khỏe có thể kéo dài tới vài năm. Có thể giúp giảm cảm giác này,
nhưng điều quan trọng là báo cho bác sĩ biết. Luyện tập, ngủ trưa và bảo toàn năng lượng
có thể được khuyến nghị. Nếu có vấn đề về giấc ngủ thì cần được điều trị. Đơi khi bị trầm
cảm có thể được giảm nhẹ bằng tư vấn hoặc thuốc.
4. Liệu pháp nội tiết cho ung thư vú
Liệu pháp nội tiết là một dạng khác của liệu pháp điều trị toàn thân. Liệu pháp này thường
được dùng làm liệu pháp bổ trợ để giúp giảm rủi ro ung thư quay lại sau phẫu thuật,
nhưng có thể được dùng như là liệu pháp tân bổ trợ. Nó cũng được dùng để điều trị ung
thư tái phát sau điều trị hoặc lan tỏa.
Buồng trứng của phụ nữ là nguồn chính tiết ra chất nội tiết estrogen cho đến khi mãn
kinh. Sau khi mãn kinh, lượng nhỏ estrogen vẫn được sinh ra từ mơ mỡ của cơ thể, tại đó
chất nội tiết được tuyến thượng thận tiết ra được biến đổi thành estrogen.
Estrogen thúc đẩy sự tăng trưởng của ung thư có thụ thể dương tính với nội tiết. Khoảng
2/3 có ca ung thư vú là dương tính với thụ thể nội tiết – chúng có chứa các thụ thể nội tiết
estrogen (ung thư dương tính ER +) và/hoặc progesteron (RP+). Hầu hết các loại liệu
pháp nội tiết cho ung thư vú hoặc hạ thấp mức estrogen hoặc dừng việc estrogen tác động
16
lên tế bào ung thư vú. Kiểu điều trị này là hữu ích đối với ung thư vú dương tính với thụ
thể nội tiết, nhưng khơng giúp bệnh nhân có khối u âm tính với thụ thể nội tiết (cả ER và
PR đều âm tính).
4.1 Thuốc chặn estrogen
4.1.1 Tamoxifen: tamoxifen chặn các thụ thể estrogen trong tế bào ung thư vú. Nó khơng
cho estrogen đính vào các thụ thể và ra lệnh cho tế bào tăng trưởng và phân chia. Trong
khi tamoxifen hoạt động như là một chất kháng estrogen trong tế bào vú thì nó hoạt động
như là estrogen trong các mô khác như là tử cung và xương. Do nó hoạt động như là
estrogen trong một số mơ nhưng giống như kháng estrogen trong các mơ khác, nó được
gọi là chất điều biến thụ thể estrogen có chọn lọc hay là SERM.
Đối với những phụ nữ mắc ung thư vú xâm lấn dương tính với thụ thể nội tiết, tamoxifen
có thể được uống trong 5 tới 10 năm sau phẫu thuật để giảm rủi ro tái phát và giúp bệnh
nhân sống lâu hơn. Nó cũng giảm rủi ro ung thư vú mới ở vú kia. Đối với ung thư vú giai
đoạn sớm, thuốc này được chủ yếu dùng cho những phụ nữ chưa qua mãn kinh. Các chất
ức chế Aromatase là điều trị được ưa thích cho các phụ nữ đã trải qua mãn kinh.
Đối với những phụ nữ đã được điều trị carcinoma ống tại chỗ (DCIS) dương tính với thụ
thể nội tiết, uống tamoxifen trong 5 năm làm giảm nguy cơ DCIS quay trở lại. Thuốc
cũng hạ thấp khả năng mắc ung thư vú xâm lấn.
Tamoxifen cũng có thể dừng sự tăng trưởng và thậm chí làm co khối u ở những phụ nữ
ung thư vú đã di căn. Thuốc cũng được dùng để làm giảm rủi ro phát triển ung thư vú ở
những phụ nữ có rủi ro cao.
Thuốc được uống hầu hết ở dạng viên.
Tác dụng phụ phổ biến nhất của các thuốc này là cảm giác mệt mỏi, bốc hỏa, khô âm đạo
hoặc chảy dịch âm đạo, và trạng thái tình cảm thay đổi.
Một số phụ nữ bị di căn xương có thể có “bộc phát khối u” với đau và sưng ở cơ và
xương. Thuốc thường làm giảm nhanh, nhưng ở một số trường hợp hiếm gặp phụ nữ có
thể có nồng độ canxi máu cao mà khơng thể kiểm sốt được. Nếu điều này xảy ra, cần
dừng điều trị một thời gian.
Hiếm gặp nhưng cũng có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Tamoxifen có thể làm
tăng rủi ro phát triển ung thư ở tử cung (ung thư nội mạc tử cung và sarcoma tử cung) ở
những phụ nữ đã trải qua mãn kinh. Hãy nói với bác sĩ ngay lập tức về bất kỳ chảy máu
âm đạo bất thường nào (một triệu chứng phổ biến của cả hai loại ung thư này). Hầu hết
chảy máu âm đạo không từ ung thư, nhưng triệu chứng này luôn luôn cần được chú ý kịp
thời.
17
Huyết khối là một tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Chúng ln hình thành ở chân (được
gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu hay là DVT) nhưng đôi khi một mảnh huyết khối có thể
vỡ ra và chặn một mạch máu trong phổi (thuyên tắc phổi hay là PE). Hãy gọi bác sĩ hoặc
điều dưỡng ngay lập tức nếu bạn thấy đau hoặc sưng cẳng chân, hơi thở ngắn, hoặc đau
ngực do các triệu chứng này (DVT hoặc PE).
Hiếm gặp nữa là tamoxifen gắn liền với đột quỵ ở phụ nữ sau mãn kinh nên hãy nói với
bác sĩ nếu bạn bị đau đầu nghiêm trọng, lo lắng, hoặc gặp khó khăn khi nói hoặc đi lại.
Tamoxifen cũng có thể làm tăng rủi ro đau tim.
Phụ thuộc vào tình trạng mãn kinh, tamoxifen có thể có các tác dụng khác nhau lên
xương. Ở những phụ nữ tiền mãn kinh, tamoxifen có thể gây lỗng xương, nhưng ở phụ
nữ mãn kinh nó thường làm xương chắc khỏe.
Những lợi ích của thuốc này lớn hơn rủi ro cho hầu hết phụ nữ mắc ung thư vú xâm lấn
dương tính với thụ thể nội tiết.
4.1.2 Toremifene (Fareston®): Toremifene là thuốc tương tự tamoxifen. Nó cũng là thuốc
SERM và có tác dụng phụ tương tự. Nó chỉ được phê chuẩn để điều trị ung thư vú di căn.
Thuốc này nhiều khả năng khơng có tác dụng nếu tamoxifen đã được dùng và khơng có
tác dụng nữa.
4.1.3 Fulvestrant (Faslodex®): Fulvestran là thuốc trước tiên chặn thụ thể estrogen và sau
đó loại bỏ thụ thể estrogen tạm thời. Nó cũng là SERM – nó hoạt động như là chất kháng
estrogen trong toàn cơ thể.
Fulvestrant được dùng để điều trị ung thư vú tiến triển (ung thư vú di căn), thường nhất là
sau khi các thuốc nội tiết khác (như là tamoxifen và các thuốc ức chế aromatase khác) đã
khơng cịn tác dụng.
Thuốc được tiêm vào mơng. Đối với tháng đầu tiên, các mũi tiêm cách nhau 2 tuần, sau
đó mỗi tháng tiêm một lần. Các tác dụng phụ ngắn hạn phổ biến có thể gồm bốc hỏa, đổ
mồ hôi ban đêm, buồn nôn nhẹ, và mệt mỏi. Do thuốc chặn estrogen, về lý thuyết nó có
thể làm yếu xương (loãng xương) nếu được dùng trong thời gian dài.
Thuốc này chỉ được FDA phê chuẩn để dùng cho phụ nữ sau mãn kinh mắc ung thư vú
tiến triển khơng cịn đáp ứng với tamoxifen hoặc toreifene. Đơi khi nó được dùng khơng
chính thống cho những phụ nữ tiền mãn kinh, thường kết hợp với chất đồng vận nội tiết
hướng sinh dục để làm buồng trứng không hoạt động.
4.1 Điều trị để giảm mức estrogen
4.1.1 Các chất ức chế Aromatase (AI): các thuốc dừng việc sản xuất estrogen ở những
phụ nữ mãn kinh đã được phê chuẩn để điều trị ở ung thư vú giai đoạn sớm và tiến triển:
18
letrozole (Femarra), anastrozole (Arimidex) và exemestane (Aromasin). Các thuốc này
làm việc bằng cách chặn một enzym (aromatase) trong mô mỡ chịu trách nhiệm tạo ra
lượng nhỏ estrogen ở những phụ nữ mãn kinh. Chúng không thể dừng buồng trứng tạo ra
estrogen được nên chúng chỉ có tác dụng ở những phụ nữ mà buồng trứng không làm việc
nữa, hoặc do mãn kinh hoặc do điều trị bằng thuốc tương tự chất đồng vận nội tiết hướng
sinh dục (sẽ được thảo luận tiếp theo). Thuốc này dạng viên uống hàng ngày. Từ trước tới
nay thuốc ở nhóm này dường như có tác dụng ngang nhau trong điều trị ung thư vú.
Một vài nghiên cứu đã so sánh các thuốc này với tamoxifen như là liệu pháp nội tiết bổ
trợ (sau phẫu thuật) ở những phụ nữ sau mãn kinh. Dùng thuốc này, hoặc chỉ một mình
hoặc sau tamoxifen đã cho thấy giảm rủi ro ung thư quay lại sau này hơn là chỉ dùng
tamoxifen trong 5 năm. Lịch trình được biết là hữu ích gồm:
Tamoxifen trong 2 tới 3 năm, tiếp theo là thuốc ức chế aromatse (AI) để hoàn
thành 5 năm điều trị;
Tamoxifen trong 5 năm, tiếp theo là một thuốc ức chế aromatse trong 5 năm;
Một thuốc ức chế Aromatase trong 5 năm.
Hiện nay hầu hết các bác sĩ khuyến nghị phụ nữ mãn kinh có ung thư dương tính với thụ
thể nội tiết sử dụng một thuốc ức chế aromatse tại thời điểm trong điều trị bổ trợ. Ngay
bây giờ điều trị chuẩn là sử dụng các thuốc này trong khoảng 5 năm (hoặc thay bằng
tamoxifen trong tổng thời gian ít nhất là 5 năm). Các nghiên cứu đang được thực hiện để
xem nếu dùng một thuốc ức chế Aromatase quá 5 năm sẽ hữu ích hơn không.
Đối với những phụ nữ ung thư vú giai đoạn sớm chưa trải qua mãn kinh khi được chuẩn
đoán, thì tamoxifen thường được dùng trước, sau đó có thể dùng một thuốc ức chế
aromatse sau nếu họ trải qua mãn kinh trong khi điều trị. Một lựa chọn khác nữa là dùng
thuốc làm buồng trứng ngừng hoạt động (một chất đồng vận nội tiết hướng sinh dục) cùng
với một thuốc ức chế aromatase.
Các thuốc ức chế aromatase có ít tác dụng phụ nghiêm trọng hơn tamoxifen – chúng
không gây ung thư tử cung và rất hiếm khi gây ra huyết khối. Tuy nhiên chúng có thể gây
đau cơ và làm cứng và/hoặc đau khớp. Đau khớp có thể tương tự một cảm giác mới mắc
viêm khớp ở nhiều khớp khác nhau một lúc. Tác dụng phụ này có thể được cải thiện bằng
cách chuyển sang một thuốc ức chế aromatase khác, nhưng lại làm một số phụ nữ dừng
điều trị thuốc. Nếu điều này xảy ra, hầu hết các bác sĩ khuyến nghị dùng tamoxifen để
hoàn thành 5 năm điều trị nội tiết.
Do các thuốc ức chế aromatse loại bỏ tất cả estrogen ra khỏi phụ nữ sau mãn kinh, chúng
cũng gây ra làm mỏng xương, đôi khi dẫn tới loãng xương sau mãn kinh. Nhiều phụ nữ
19
được điều trị bằng một thuốc ức chế aromatase cũng được điều trị bằng thuốc để làm
xương chắc khỏe, như là các bisphosphnates hoặc denosumab.
4.2 Cắt buồng trứng: Ở những phụ nữ tiền mãn kinh, loại bỏ hay làm buồng trứng ngừng
hoạt động (cắt buồng trứng), nguồn chính sản sinh ra estrogen, gây ra hiện tượng mãn
kinh có hiệu quả. Điều này có thể cho phép một số liệu pháp nội tiết làm việc tốt hơn và
thường được dùng nhiều nhất để điều trị ung thư vú di căn, nhưng cũng đã được nghiên
cứu trên những bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn sớm.
Cắt buồng trứng vĩnh viễn có thể được thực hiện bằng phẫu thuật cắt buồng trứng.
Thường hơn là cắt buồng trứng được thực hiện bằng các thuốc được gọi là chất đồng vận
nội tiết hướng sinh dục như là goreselin ((Zoladex®) hoặc leuprolide (Lupron®). Các thuốc
này dừng tín hiệu mà cơ thể gửi tới buồng trứng để tạo ra estrogen. Các thuốc này có thể
được dùng một mình hoặc với các thuốc nội tiết khác (tamoxifen, các chất ức chế
aromatase, fulvestrant) như là liệu pháp nội tiết ở những phụ nữ tiền mãn kinh.
Các thuốc hóa chất cũng có thể làm tổn thương buồng trứng của phụ nữ tiền mãn kinh
nên buồng trứng khơng cịn sản xuất ra estrogen được nữa. Ở một số phụ nữ chức năng
buồng trứng quay trở lại sau vài tháng hoặc vài năm, nhưng ở những người khác thì tổn
thương buồng trứng là vĩnh viễn và dẫn tới mãn kinh. Đôi khi việc này là hậu quả hữu ích
(nếu khơng có chủ ý) của hóa trị về khía cạnh điều trị ung thư vú, mặc dầu nó làm cho
phụ nữ vơ sinh.
Tất cả các phương pháp này có thể gây ra nhiều triệu chứng mãn kinh gồm bốc hỏa, đổ
mồ hôi ban đêm, khơ âm đạo và thay đổi tâm tính.
5. Liệu pháp trúng đích cho ung thư vú
Khi các nhà nhà nghiên cứu đã biết thêm nhiều về những thay đổi gen trong các tế bào
gây ra ung thư, họ đã có thể phát triển các thuốc mới hơn chỉ nhắm trúng các thay đổi này.
Các thuốc trúng đích này làm việc khác với các thuốc hóa chất tiêu chuẩn. Chúng thường
có các tác dụng phụ khác và ít nghiêm trong hợn.
5.1 Các thuốc nhắm trúng protein HER2/neu
Chừng một trong năm bệnh nhân ung thư vú có tế bào ung thư có quá nhiều protein thúc
đẩy tăng trưởng được biết đến là HER2/neu (hoặc chỉ là HER2) trên bề mặt. Ung thư vú
có quá nhiều protein này có xu hướng tăng trưởng và lan tỏa ác liệt hơn mà khơng có điều
trị đặc biệt. Nhiều loại thuốc đã được phát triển nhắm trúng protein này:
Trastuzumab (Herceptin)
Pertuzumab (Perjeta®)
Ado-trastuzumab emtansine (Kadcyla™)
20
Lapatinib (Tykerb)
Trastuzumab and pertuzumab là các kháng thể đơn bào – các phiên bản nhân tạo của
protein của hệ miễn dịch rất đặc hiệu. Các thuốc này được truyền qua đường tĩnh mạch
(IV).
Ado-trastuzumab emtansine là một kháng thể đơn dòng được đính vào một thuốc hóa trị.
Nó cũng được truyền qua tĩnh mạch.
Lapatinib là một thuốc trúng đích khơng phải là kháng thể. Thuốc này được dùng ở dạng
viên.
5.2 Các thuốc này được dùng khi nào
Trastuzumab có thể được dùng điều trị cho cả ung thư vú giai đoạn sớm và giai đoạn
muộn. Khi được dùng để điều trị ung thư vú giai đoạn sớm, thuốc này thường được dùng
trong một năm. Đối với ung thư vú tiến triển, không dừng điều trị sau một năm và có thể
kéo dài.
Pertuzumab có thể được cho cùng với trastuzumab và hóa trị để điều trị ung thư vú tiến
triển. Kết hợp này cũng được dùng để điều trị ung thư vú giai đoạn sớm trước khi phẫu
thuật.
Ado-trastuzumab emtansine được dùng để điều trị ung thư vú tiến triển ở những phụ nữ
đã được điều trị bằng trastuzumab.
Lapatinib được dùng để điều trị ung thư vú tiến triển. Thuốc này hầu như được dùng khi
bác sĩ nghĩ rằng trastuzumab khơng cịn hiệu quả nữa.
5.3 Các tác dụng phụ
Tác dụng phụ của các thuốc này thường là nhẹ. Hãy thảo luận với bác sĩ bạn tác dụng phụ
nào có thể có.
Một số phụ nữ phát triển tổn thương tim trong hoặc sau khi điều trị bằng các thuốc kháng
thể (trastuzumab, pertuzumab và ado-trastuzumab emtansine). Điều này có thể dẫn đến
vấn đề gọi là nhão cơ tim. Đối với hầu hết (nhưng không phải tất cả), tác dụng này kéo
dài trong thời gian ngắn và được cải thiện khi ngừng dùng thuốc. Rủi ro về tim là cao hơn
nếu các thuốc này được dùng chung với các thuốc hóa trị nào đó cũng có thể gây tổn
thương tim, như là doxorubicin (Adriamycin) và epirubicin (Ellence). Do các thuốc này
có thể làm tổn thương tim nên các bác sĩ thường kiểm tra chức năng tim (bằng điện tâm
đồ hoặc chụp chiếu MUGA) trước khi điều trị, và kiểm tra lại mỗi vài tháng trong khi bạn
đang được điều trị bằng thuốc. Các triệu chứng chính của suy tim sung huyết phù phổi
cấp là hơi thở ngắn, sưng chân, và rất mệt. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn có những triệu
chứng này.
21
Lapatinib có thể gây ra đi ngồi nghiêm trọng, nên điều rất quan trọng là nói ngay cho bác
sĩ biết bất kỳ sự thay đổi nào về thói quen đi ngồi ngay khi có hiện tượng xảy ra. Nó
cũng có thể gây ra hội chứng tay-chân, trong đó tay và chân bị đau và trở nên đỏ, có thể
có phồng rộp và tróc da.
Khơng một thuốc nào trong các thuốc này được dùng cho phụ nữ mang thai do có thể gây
hại thậm chí làm thi nhi tử vong. Phụ nữ có thể có thai cần sử dụng biện pháp tránh thai
hữu hiệu trong khi điều trị.
5.4 Các thuốc giúp thuốc liệu pháp nội tiết làm việc tốt hơn
5.4.1 Palbociclib (Ibrance®) là thuốc có thể được dùng cùng với một thuốc ức chế
aromatase để điều trị cho phụ nữ mắc ung thư vú đang tiến triển dương tính với thụ thể
nội tiết. Thuốc này chặn các protein ở tế bào được gọi là cyclin-dependent kinase (CDK)
4 và CDK6.
Palbociclib là viên thuốc được uống một lần trong ngày trong 3 tuần, sau đó có một tuần
nghỉ trước khi bắt đầu lại. Thuốc được phê chuẩn để điều trị ung thư vú tiến triển dương
tính với thụ thể nội tiết, HER2 âm tính ở những phụ nữ đã trải qua mãn kinh.
Các tác dụng phụ có vẻ nhẹ nhàng và gồm hạ hồng cầu (thiếu máu), mệt mỏi, buồn nôn,
đau mồm, rụng tóc và đi ngồi. Cũng có thể xảy ra hạ bạch cầu nghiêm trọng với việc
tăng rủi ro nhiễm khuẩn.
5.4.2 Everolimus (Afinitor®) là thuốc có thể được dùng với liệu pháp nội tiết để điều trị
phụ nữ mắc ung thư vú tiến triển dương tính với thụ thể nội tiết. Liệu pháp trúng đích này
chặn mTOR, một protein trong tế bào thông thường thúc đẩy tế bào tăng trưởng và phân
chia. Bằng cách chặn protein này, everolimus có thể giúp chặn các tế bào ung thư không
tăng trưởng. Everomulis cũng có thể dừng khối u khơng phát triển các mạch máu mới,
điều này có thể giúp hạn chế sự tăng trưởng của khối u. Trong điều trị ung thư vú, thuốc
này có vẻ giúp các thuốc liệu pháp nội tiết làm việc tốt hơn.
Everolimus là viên thuốc uống một viên trong ngày.
Thuốc này được phê chuẩn để điều trị phụ nữ ung thư vú tiến triển dương tính với thụ thể
nội tiết, HER2 âm tính, đã trải qua mãn kinh. Nó có nghĩa rằng sẽ được dùng với
exemestane (Aromasin) ở những phụ nữ nếu ung thư đã phát triển trong khi họ đang được
điều trị bằng letrozole hoặc anastrozole (hoặc ung thư bắt đầu phát triển ngay sau khi
dừng điều trị bằng các thuốc này). Phê chuẩn này được dựa trên một nghiên cứu cho thấy
rằng dùng everolimus với exemestane tốt hơn là chỉ dùng duy nhất exemestane trong việc
làm co khối u và làm khối u dừng phát triển ở những phụ nữ sau mãn kinh mắc ung thư
22
vú dương tính với thụ thể nội tiết, HER2 âm tính đã khơng cịn đáp ứng với letrozole hoặc
anastrozole.
Các tác dụng phụ của thuốc này gồm đau mồm, đi ngoài, buồn nôn, mệt mỏi, cảm thấy
ốm yếu, hạ hồng cầu, hơi thở ngắn và ho. Everolimus cũng có thể làm tăng lipid máu
(cholesterol và triglyceride) và đường huyết, nên bác sĩ sẽ kiểm tra máu định kỳ trong khi
bạn đang dùng thuốc này. Nó cũng có thể làm tăng rủi ro nhiễm trùng nghiêm trọng nên
bác sĩ sẽ theo dõi bạn kỹ trong khi bạn đang điều trị.
Everomulis cũng đang được nghiên cứu để dùng cho ung thư vú giai đoạn sớm với các
thuốc nội tiết khác, và kết hợp với các điều trị khác.
23