Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.88 KB, 42 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
TỀN ĐỀ TÀI: TÌM GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HIỆN
NAY
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN BÁ QUYỀN
LỚP: QH-2010-KTCT
Hà Nội, 2013
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
TỀN ĐỀ TÀI: TÌM GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HIỆN
NAY
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN BÁ QUYỀN
LỚP: QH-2010-KTCT
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG
Hà Nội, 2013
3
MỤC LỤC
Chương 1. MỞ ĐẦU 6
1.1 Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài) 6
1.2 Mục đích nghiên cứu 7
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 7
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7
1.5 Kết cấu nội dung đề tài nghiên cứu 7
Chương 2. Cơ sở lý luận về TTCK 9
Sơ lược về TTCK Việt Nam 9
2.1 Khái niệm 9
2.2 Chức năng cơ bản của TTCK 10


2.3 Các chủ thể tham gia TTCK 10
2.3.1 Tổ chức phát hành 11
2.3.2 Nhà đầu tư 11
2.3.3 Các tổ chức kinh doanh trên TTCK 12
2.3.4 Các tổ chức có liên quan đến TTCK 12
2.4 Cấu trúc và phân loại cơ bản của TTCK 13
2.5 Giá chứng khoán và các nhân tố hình thành, ảnh hưởng đến giá chứng khoán 13
2.5.1 Các nhân tố nội sinh: 14
2.5.2 Các nhân tố ngoại sinh: 15
2.5.3 Các nhân tố can thiệp: 15
2.6 Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam 16
Chương 3. Thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam từ năm 2008 đến nay 17
3.1 Những thành tựu đạt được từ khi thành lập đến nay 17
4
3.2 Khái quát những biến động của thị trường chứng khoán qua chỉ số VN-Index từ năm 2008
đến năm 2011 19
3.2.1 Năm 2008 19
3.2.2 Năm 2009: 21
3.2.3 Năm 2010 23
3.2.4 Năm 2011 25
3.3 Toàn cảnh thị trường chứng khoán năm 2012 26
3.4 Phân tích những nguyên nhân gây biến động TTCK năm 2012 32
3.4.1 Hàng hóa trên TTCK 32
3.4.2 Quá nhiều công ty chứng khoán so với quy mô thị trường 33
3.4.3 Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 33
3.4.4 Chính sách của cơ quan quản lý còn nhiều điểm bất cập 34
Chương 4. Một số giải pháp cho sự phát triển bền vững của Thị trường chứng khoán Việt Nam.
35
4.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách 37
4.2 Tạo hàng hóa có chất lượng tốt cho TTCK 38

4.3 Tái cấu trúc các công ty chứng khoán 39
4.4 Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư 40
4.5 Tăng cường giám sát, quản lý thông tin 40
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVH: Tập đoàn Bảo Việt
5
CSTK: Chính sách tài khóa
CSTT: Chính sách tiền tệ
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
CTCK: Công ty chứng khoán
DN: Doanh nghiệp
DNNY: Doanh nghiệp niêm yết
GDCK: Giao dịch chứng khoán.
KLGD: Khối lượng giao dịch.
MSN: Công ty Masan Consumer
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
TTCK: Thị trường chứng khoán
TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCK: Ủy ban chứng khoán
VCSC: Công ty chứng khoán Bản Việt
VN-Index: Chỉ số chứng khoán Việt Nam.
6
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài).
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh cung cấp vốn trung và dài hạn quan trọng
cho nền kinh tế. Nó cùng với hệ thống ngân hàng tạo nên một hệ thống tài chính cung cấp
vốn đầu tư, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam, trong giai đoạn phát triển tiến tới CNH-HĐH thì việc duy trì mức tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sang hướng phát triển hiệu quả, ổn định thì sẽ cần

một nguồn vốn rất lớn. Và TTCK càng đóng một vai trò quan trọng để thu hút nguồn vốn từ
dân cư hay các nhà đầu tư nước ngoài để phục vụ quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Hơn thế nữa, trên phương diện chính trị và ngoại giao thì TTCK còn có tác động rất tích
cực tới quá trình hội nhập của nước ta vào kinh tế khu vực và thế giới.
Từ khi thành lập đến nay, TTCK VN đã góp phần nhiều vào quá trình phát triển kinh tế
thị trường của nước ta, trong đó có quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tăng
hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp này. Trong vai trò là một kênh huy động vốn thì
TTCK cũng là một kênh huy động vốn lớn của các doanh nghiệp và chính phủ trong nền
kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đỉnh cao của thị trường năm 2006-2007. Theo thống kê của
ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) huy động vốn của TTCK sau 12 năm hoạt động
là 700.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong thời gian từ năm 2008 đến nay thì TTCK đã chứng kiến sự giảm tốc
đáng sợ nhất trong lịch sử hoạt động của mình và nó chưa cho thấy có dấu hiệu dừng lại khi
không chỉ các nhà đầu tư rút khỏi sàn mà còn cả các công ty niêm yết cũng không còn mặn
mà với chứng khoán nữa, một số công ty đã chủ động hủy niêm yết như: C.ty cổ phần Hóa –
Dược phẩm MEKOPHAR (MKP), C.ty cổ phần Gò Đàng – Godaco Seafood (AGD)…Vậy
đâu là nguyên nhân của sự khủng hoảng này và giải pháp nào trong thời gian tới để cải thiện
tình hình đầu tư trong thị trường chứng khoán giúp thị trường phát triển ổn định và phát huy
vai trò là một kênh huy động vốn lớn của nền kinh tế.
Trong bài viết này tác giả muốn tìm hiểu đâu là nguyên nhân thực sự gây nên sự khủng
hoảng của thị trường và từ các nghiên cứu lý luận trước đó để TTCK có thể thoát khỏi đợt
suy thoái này và phát triển bền vững trong tương lai.
7
1.2 Mục đích nghiên cứu.
• Tìm hiểu chung về TTCK VN và một số thị trường chứng khoán trong khu vực
để có thể mở rộng hiểu biết của mình về TTCK.
• Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng TTCK VN giảm tốc mạnh trong mấy năm
gần đây (từ năm 2008 đến nay) trên các khía cạnh:
 Khả năng thu hút vốn của TT
 Mức độ hấp dẫn của thị trường với nhà đầu tư (thanh khoản)

 Chính sách, quản lý của nhà nước đối với TTCK VN.
• Đề xuất một số kiến nghị giúp thị trường phát triển hơn trong thời gian tới.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, cần phải hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu sau:
• Nghiên cứu cơ sở lý luận về TTCK thế giới nói chung và TTCK VN nói riêng.
• Tìm hiểu thực trạng của TTCK VN trong những năm gần đây cụ thể là từ 2008
đến nay.
 Tìm hiểu chính sách quản lý của nhà nước đối với TTCK VN
 Phân tích tình hình hoạt động của công ty chứng khoán Kim Long (KLS)
 Phân tích tình hình hoạt động của một số công ty niêm yết và nhà đầu tư
trong, ngoài nước (quỹ đầu tư và nhà đầu tư cá nhân, tổ chức).
 Đưa ra nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy thoái của thị
trường.
 Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khôi phục và phát triển TTCK VN
trong tương lai.
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Các chủ thể tham gia TTCK VN: ủy ban chứng khoán nhà nước, công ty chứng khoán,
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư.
• Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 đến nay.
• Phạm vi không gian nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu cổ phiếu trên sàn HOSE và
không nghiên cứu các loại trái phiếu, cổ phiếu giao dịch trên thị trường phi tập
trung (OTC).
1.5 Kết cấu nội dung đề tài nghiên cứu.
• Phần mở đầu.
8
• Phần 1: Cơ sở lý luận về TTCK.
• Phần 2: Thực trạng hoạt động của TTCK VN từ năm 2008 đến nay.
• Phần 3: Giải pháp cho TTCK VN phát triển bền vững trong tương lai.
• Kết luận và khuyến nghị.
9

Chương 2. Cơ sở lý luận về TTCK
Sơ lược về TTCK Việt Nam
2.1 Khái niệm
Thị trường chứng khoán (TTCK) trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan
niệm là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này
được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những
người phát hành và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã
được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy xét về mặt hình thức TTCK chỉ là nơi diễn ra
các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ
thể nắm giữ chứng khoán.
Theo khái niệm của Trường đại học Kinh tế quốc dân thì thị trường chứng khoán là nơi
diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán được tiến hành bởi những đối
tượng khác nhau theo quy định của pháp luật.
Đây là nơi chấp nối quan hệ cung-cầu vốn đầu tư trung, dài hạn của nền kinh tế quốc dân
và quốc tế; là nơi gặp gỡ, giao dịch giữa những người cần huy động vốn đầu tư (người phát
hành chứng khoán) với người có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư (người mua chứng khoán) cũng
như các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau.
Thị trường chứng khoán là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện cùng với sự phát triển bền
vững của thị trường. Cũng như các thị trường khác, thị trường chứng khoán cũng qua những
bước phát triển sơ khai ban đầu, sau đó ngày càng đa dạng, phức tạp dần theo sự phát triển
của các quan hệ kinh tế-xã hội. Đây là thị trường đặc biệt, lưu hành các loại các loại hàng
hóa đặc biệt là chứng khoán. Sự khác biệt cơ bản đó làm cho nguyên tắc, tổ chức, quản lý
thị trường chứng khoán cũng khác biệt so với các thị trường thông thường.
Như vậy, ta có thể thấy TTCK cũng là một thị trường hàng hóa chịu ảnh hưởng của quan
hệ cung-cầu như trong nền kinh tế thị trường, chỉ khác là hàng hóa trong TTCK là những
10
giấy tờ có giá như: cổ phiếu, trái phiếu,…Sự trao đổi hàng hóa ở đây được thực hiện tập
trung tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và nhằm tạo ra nguồn vốn trung và dài hạn
cho nền kinh tế.
2.2 Chức năng cơ bản của TTCK

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, TTCK ngày càng đóng góp nhiều cho sự phát
triển của nền kinh tế. Dưới đây là một vài chức năng cơ bản nhất của TTCK đóng góp cho
nền kinh tế.
− Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
− Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
− Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán
− Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
− Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, TTCK đã phần nào cho thấy các chức năng cơ bản
của nó đối với nền kinh tế, nhưng những chức năng này vẫn chưa phát huy hết được khả
năng của nó. Có nhiều nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển của TTCK, và trong bài
nghiên cứu này tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu kỹ những nguyên nhân đó.
2.3 Các chủ thể tham gia TTCK
Cũng giống như các thị trường truyền thống, để hoạt động được thì TTCK cũng phải có
các chủ thể tham gia hoạt động mua bán của thị trường, điển hình nhất đó là người mua (nhà
đầu tư) và người bán (công ty phát hành). Ngoài ra trên TTCK còn một số chủ thể tham gia
khác tham gia góp phần làm thị trường hoạt động dễ dàng và ổn định hơn như: các tổ chức
trung gian, các công ty kinh doanh trên TTCK, những người điều hành, quản lý TTCK,
Sau đây là một số chủ thể tham gia chủ yếu trên TTCK Việt Nam.
11
2.3.1 Tổ chức phát hành.
Tổ chức phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Tổ chức phát
hành là nhà tổ chức phát hành chứng khoán – cung cấp hàng hóa cho TTCK.
− Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù đắp thâm
hụt ngân sách hoặc thực hiện những chương trình quốc gia lớn.
− Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương, để huy động tiền đầu tư
cho các công trình hay các chương trình kinh tế, xã hội của địa phương.
− Các công ty cổ phần muốn huy động vốn để phát triển sản xuất thường phát hành cổ
phiếu hoặc trái phiếu công ty.
2.3.2 Nhà đầu tư

Chứng khoán cũng là một ngành nghề kinh doanh, nó là một ngành kinh doanh đặc biệt,
đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức kinh doanh toàn diện. Trong ngành kinh doanh này, lợi
nhuận là rất lớn và rủi ro cũng rất nhiều. Do vậy để tham gia thị trường này các nhà đầu tư
phải là những người thực sự có kiến thức về chứng khoán, để có thể đầu tư hiệu quả trên thị
trường chứng khoán.
Nhà đầu tư là những người thực sự mua bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể
chia thành hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư là tổ chức.
− Nhà đầu tư cá nhân: là các cá nhân trong xã hội có nhu cầu đầu tư vào TTCK và có
tiền để đầu tư.
− Nhà đầu tư có tổ chức: là một nhóm gồm nhiều các nhà đầu tư góp vốn, các tổ chức
này thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn và họ đầu tư dựa vào
nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu, phân tích thị trường và đưa ra các
quyết định đầu tư. Các tổ chức đầu tư này có ưu điểm là danh mục đầu tư đa dạng và
đầu tư dựa trên những nghiên cứu thị trường của các chuyên gia. Như vậy sẽ giảm
thiểu rủi ro so với các nhà đầu tư cá nhân.
12
2.3.3 Các tổ chức kinh doanh trên TTCK
Để thị trường có thể hoạt động ổn định và dễ dàng, rất cần thiết có các tổ chức trung gian
đứng ra để việc trao đổi các cổ phiếu, trái phiếu dễ dàng hơn. Nhiệm vụ chính của các tổ
chức kinh doanh chứng khoán là bảo lãnh phát hành, môi giới, quản lý danh mục đầu tư và
tư vấn đầu tư chứng khoán. Tại Việt Nam có thể kể đến hai tổ chức kinh doanh điển hình đó
là: công ty chứng khoán và các trung gian tài chính.
− Công ty chứng khoán: công ty này hoạt động với nhiệm vụ: môi giới, tư vấn đầu tư
cho nhà đầu tư, tự doanh chứng khoán,…
− Các trung gian tài chính: tham gia đầu tư chứng khoán trong khả năng cho phép của
nhà nước, chủ yếu là các NHTM, các quỹ đầu tư,
Hiện nay các tổ chức kinh doanh chứng khoán đang dư thừa so với thị trường, dẫn đến
những cạnh tranh không lành mạnh từ các tổ chức hoạt động không lành mạnh. Thực trạng
này sẽ được diễn tả trong phần sau của đề tài.
2.3.4 Các tổ chức có liên quan đến TTCK

Thị trường chứng khoán là một thị trường chịu sự quản lý của nhà nước, nên nó sẽ có
những cơ quan quản lý của nhà tham gia vào việc điều hành thị trường, dưới đây là một số
các tổ chức, cơ quan trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành cũng như tác động tới sự phát triển
của thị trường.
− Cơ quan quản lý nhà nước
− Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán
− Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
− Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
− Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
− Các tổ chức tài trợ chứng khoán
− Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
Thị trường chứng khoán Việt Nam mới thành lập, thị trường còn non trẻ nên những quy
định của thị trường đang dần được xây dựng. Để thị trường có thể phát triển hơn nữa thì rất
13
cần có các quy định phù hợp, khuyến khích thị trường phát triển trong thời gian tới nhiều
hơn nữa.
2.4 Cấu trúc và phân loại cơ bản của TTCK
TTCK là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái
phiếu, các khoản vay ngân hàng…có kỳ hạn trên 1 năm). Cấu trúc của thị trường chứng
khoán có thể chia thành nhiều loại như: căn cứ vào phương thức hoạt động, căn cứ vào hàng
hóa trên thị trường và căn cứ vào sự luân chuyển dòng vốn. Trong phạm vi bài nghiên cứu
này, tác giả chỉ đưa ra cách phân loại TTCK dựa vào sự luân chuyển dòng vốn.
Theo cách này TTCK sẽ được phân chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
− Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị
trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang tổ chức phát hành thông qua việc
nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
− Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị
trường sơ cấp và là nơi đảm bảo thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
Hai thị trường này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển của thị trường này
cũng trực tiếp tác động đến sự phát triển của thị trường kia và ngược lại. Nếu không có thị

trường sơ cấp thì cũng không có thị trường thứ cấp và nếu không có thị trường thứ cấp thì
chứng khoán sẽ khó chuyển thành tiền, như vậy phạm vi nhà đầu tư sẽ bị thu nhỏ lại. Trên
thực tế thì không có sự phân biệt giữa chứng khoán sơ cấp và chứng khoán thứ cấp, sự giao
dịch giữa hai trường này hầu như là giống nhau. Trong một thị trường chứng khoán vừa có
thể giao dịch chứng khoán sơ cấp và chứng khoán thứ cấp.
2.5 Giá chứng khoán và các nhân tố hình thành, ảnh hưởng đến giá chứng
khoán
Các nhân tố hình thành giá cả chứng khoán dưới góc độ lý thuyết.
14
Giá cả chứng khoán (không kể trái phiếu) là cái được phản ánh từ hàng hóa thực, từ xu
thế hoạt động của công ty và tình hình kinh tế cơ bản của công ty, dưới sự tác động của các
nhân tố nội tại, nhân tố vi mô, vĩ mô liên quan đến hàng hóa chứng khoán.
Sự vận động của giá cả chứng khoán rất phức tạp, đầy biến động và rất khó nắm bắt. Giá
cả chứng khoán là một chỉ tiêu rất nhạy cảm trong môi trường tổng thể của hệ thống kinh tế
xã hội, trước hết là độ an toàn của nền tài chính quốc gia có quan hệ mật thiết với giá cả
chứng khoán lành mạnh. Có rất nhiều nhân tố can dự vào sự hình thành giá cả chứng khoán:
những nhân tố nội sinh, nhân tố ngoại sinh, các yếu tố can thiệp… (Theo tác giả GS. TS. Lê
Văn Tư – Thị trường chứng khoán – NXB Thống kê[T118- 119]).
2.5.1 Các nhân tố nội sinh:
Là các nhân tố làm tăng, giảm giá trị của cổ phiếu gắn với công ty cổ phần. Các nhân tố
quyết định sự tồn tại cảu hàng hóa chứng khoán là khả năng khai thác và sử dụng các nguồn
lực của công ty, lợi thế kinh doanh và các nhân tố lợi thế vô hình khác mà công ty đã tạo
dựng được cho hàng hóa thực, kể cả phần tích tụ lợi nhuận không chia của công ty cổ phần
để tái đầu tư, tạo lợi thế so sánh cho hàng hóa như giá cả, chất lượng, hợp thị hiếu của người
tiêu dùng,…
Vậy giá trị của hàng hóa chứng khoán phản ánh những giá trị hữu hình, vô hình của hàng
hóa thực và là những vấn đề cơ bản của công ty. Giá cả chứng khoán luôn luôn thay đổi và
cổ phiếu sẽ luôn có giá trị mới do thị TTCK quy định. Giá trị ban đầu thu được từ việc bán
các cổ phần được các công ty dùng vào việc đầu tư dài hạn, tạo ra hàng hóa dịch vụ mới.
Nếu công ty phát triển bình thường và nền kinh tế cũng phát triển ổn định thì giá cổ phiếu

có xu hướng tăng. Vì vậy, xu thế tăng lên của các chỉ số giá cả chứng khoán là thước đo của
một nền kinh tế - tài chính phát triển lành mạnh. Ngược lại xu thế đi xuống của các chỉ số
này thể hiện sự yếu kém của nền kinh tế - tài chính (Theo tác giả GS. TS. Lê Văn Tư – Thị
trường chứng khoán – NXB Thống kê[T119-120]).
15
2.5.2 Các nhân tố ngoại sinh:
Thị trường chứng khoán là một bộ phận trong thị trường tài chính nên chịu sự chi phối
trực tiếp từ những biến cố phát triền lành mạnh hoặc những rủi ro có thể xảy ra trong thị
trường tài chính. Ngược lại, thị trường chứng khoán có làm lành mạnh hoặc làm ô nhiễm
thêm cho môi trường tài chính.
Ngoài ra còn có các nhân tố vĩ mô khác ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán như chu kì
phát triển kinh tế, lạm phát, giảm phát, những nhân tố phi kinh tế khác như thiên tai, chiến
tranh, hòa bình,… (Theo tác giả GS. TS. Lê Văn Tư – Thị trường chứng khoán – NXB
Thống kê[T121]).
2.5.3 Các nhân tố can thiệp:
Đó là sự lệ thuộc vào những yếu tố đầu vào, đầu ra hoặc sự lệ thuộc về tài chính, tiền tệ
bởi một công ty khác hay một nền kinh tế khác. Nếu các đối tác đó sụp đổ thì cũng kéo theo
công ty sụp đổ. Các nhân tố đầu cơ, móc ngoặc, lũng đoạn chứng khoán của cá nhân, các tổ
chức, các công ty trong hoặc ngoài nước tạo ra cung, cầu chứng khoán giả tạo, làm giá cả
hàng hóa chứng khoán bị méo mó, các chính sách can thiệp của chính phủ…
Giá cả chứng khoán là hình ảnh phản chiếu những vấn đề cơ bản của kinh tế doanh
nghiệp và nhữn ván đề cơ bản của nền kinh tế - xã hội vĩ mô. Lý thuyết thị trường hiệu quả
cho rằng giá cả thị trường chứng khoán nhạy cảm với các tin tức, những sự kiện kinh tế - xã
hội. Giá cổ phiếu biến động tương ứng với những sự kiện bất thường như những bước ngẫu
nhiên.
Tuy nhiên, giá cả của một loại hàng hóa chứng khoán không thoát li hẳn với những yếu
tố kết tinh thành giá trị hàng hóa thực. Khi công ty phá sản thì các tài sản sẽ được định giá
lại, phát mại rồi trả hết nợ kể cả những trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi. Phần còn lại được chia
đều cho các cổ phiếu thường. Như vậy, giá cả cổ phiếu vẫn còn gắn với một phần giá trị của
hàng hóa phát hành.

16
Giá cả hàng hóa chứng khoán là một đại lượng ngẫu nhiên, không thể nhận dạng được
một cách chắc chắn nên nó vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư bởi nó tiềm ẩn khả năng được hưởng
mức lãi suất cao (Theo tác giả GS. TS. Lê Văn Tư – Thị trường chứng khoán – NXB Thống
kê[T121-123]).
2.6 Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngày 11-8-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và
TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt nam ra đời.
Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
đặt tại TP. HCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCK Việt Nam thực ra đã do Ủy Ban
Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng nghị định 75/CP ngày 28-11-1996.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (TTGDCK TP. HCM) được thành lập theo
quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện
phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000.
Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời ngày 8-3-
2005. Khác với TTGDCK TP. HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch của các công ty lớn),
TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ
đồng).
Chỉ số VN-Index:
VN-Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN-Index xây dựng căn cứ vào
giá thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có
thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát.
Chỉ số VN-Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày
gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động.
Chỉ số VNIndex cho thấy sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch của các loại chứng
khoán được niêm yết tại sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
17
Chương 3. Thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam từ năm
2008 đến nay
3.1 Những thành tựu đạt được từ khi thành lập đến nay.

Sau 12 năm hoạt động, thị trường chứng khoán đã thực sự có sự trưởng thành sau khi nỗ
lực vượt qua nhiều gian khó, qua đó đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đáng kể nhất
là đảm bảo cho thị trường phát triển an toàn, ổn định kể cả trong điều kiện kinh tế gặp nhiều
khó khăn, điều mà không phải thị trường non trẻ nào cũng làm được.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN). So với cách đây 12
năm, quy mô thị trường hiện tăng trên 50 lần, vốn hóa năm đầu tiên dưới 1% GDP, nhưng
tính đến cuối năm 2011 đạt gần 27%. Khối lượng giao dịch cũng tăng 30-40 lần so với năm
đầu tiên giao dịch. Công ty niêm yết trong năm đầu tiên thị trường hoạt động chỉ hơn 10
doanh nghiệp, nay tăng lên gần 800 doanh nghiệp.
Huy động vốn thực sự là điểm đáng chú ý hơn cả, với gần 700.000 tỷ đồng được huy
động cho nền kinh tế qua 12 năm qua, đỉnh cao là năm 2007 đạt 127.000 tỷ đồng. Luồng
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có thời điểm cao nhất lên đến 12 tỷ USD, nay khoảng 6,7 tỷ
USD, góp phần cân bằng cán cân thanh toán, cũng như gia tăng sức hấp dẫn cảu môi trường
đầu tư Việt Nam trong con mắt nhà đầu tư quốc tế.
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã có những bước phát triển về quy mô, mạng lưới
công nghệ và trở thành một tổ chức trung gian phục vụ cho hoạt động tư vấn, cổ phần hóa
góp phần kết nối cung cầu trên thị trường chứng khoán. Cho đến nay TTCK đã có 105 công
ty chứng khoán với vốn chủ sở hữu đạt 38.000 tỷ đổng, có 47 công ty quản lý quỹ đang hoạt
động với vốn chủ sở hữu đạt trên 2.600 tỷ đồng. các công ty quản lý quỹ đã huy động và
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, các hợp đồng quản lý danh mục đầu tư với giá trị tài sản
lên tới 125.000 tỷ đồng. các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thực sự trở thành trung
gian tài chính giữa nhà đầu tư với thị trường.
Về số lượng tài khoản nhà đầu tư cũng ngày một gia tăng, khi mới có thị trường chứng
khoán chỉ có khoảng 3.000 tài khoản, nhưng đến nay đã có 1,2 triệu tài khoản. Qua đó cho
18
thấy TTCK đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong nước. Lượng
vốn huy động qua thị trường, đặc biệt là từ khối nhà đầu tư nước ngoài, đến nay danh mục
của khối này khoảng 8 tỷ USD.
Các tổ chức thị trường như Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán
cũng ngày càng phát triển, công nghệ thông tin được cải thiện, nhiều dịch vụ, nghiệp vụ, sản

phẩm mới cũng đã được triển khai đảm bảo cho hoạt động thị trường được thông suốt,
không để xảy ra đổ vỡ. Khung pháp lý cho thị trường cũng ngày càng được hoàn thiện và
từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Sở GDCK Hà Nội, Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh
đã được thành lập trên cơ sở câu trúc lại các TTGDCK từ mô hình đơn vị sự nghiệp dang
hoạt dộng theo mô hình doanh nghiệp, hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ đã được tách ra
thành Trung tâm lưu kí chứng khoán độc lập theo thông lệ quốc tế.
Khung pháp luật về TTCK ngày càng được hoàn thiện góp phần hoàn chỉnh thể chế kinh
tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Luật chứng khoán đã được ban hành năm 2006 và
được bổ sung sửa đổi năm 2010, trên cơ sở đó Chính phủ, Bộ tài chính đã ban hành nhiều
văn bản hướng dẫn Nghị định, thông tư, tạo ra hành lang pháp lý khá đầy đủ cho thị trường
hoạt động. Cơ quan quản lý trực tiếp là UBCKNN đã được tăng cường để đảm nhiệm chức
năng quản lý giám sát, thanh tra sử phạt, cưỡng chế thực thi, góp phần quan trọng làm cho
thị trường phát triển an toàn trong suốt nhiều năm qua.
Như vậy hoạt động của thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã có những bước
phát triển quan trọng, khẳng định vị trí và vai trò trong nền kinh tế và từng bước trở thành
kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển.
19
3.2 Khái quát những biến động của thị trường chứng khoán qua chỉ số VN-
Index từ năm 2008 đến năm 2011.
3.2.1 Năm 2008.
Năm 2008 là năm mà nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể
từ cuộc khủng hoảng 1929-1933, và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Không tránh
khỏi tác động của cuộc khủng hoảng TTCK Việt Nam đã chứng kiến sự giảm điểm mạnh
nhất từ khi thành lập đến nay. VNIndex đóng cửa tại mức 315,62 điểm, mất 605,45 điểm,
tương đương 65,33% so với phiên giao dịch đầu năm, đây là năm được coi là thê thảm nhất
đối với chứng khoán Việt Nam. Từ thị trường có mức tăng trưởng ngoạn mục nhất trở thành
thị trường giảm điểm mạnh nhất chỉ sau một năm.
Biểu đồ khối lượng giao dịch và VNIndex năm 2008
(nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh)

Nhìn lại thị trường sau 1 năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị trường: VNIndex
giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh trong đó có nhiều mã đã rơi xuống dưới
20
mệnh giá, tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan
điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 31/12/2008, TTCK Việt Nam trải qua 3 giai đoạn chính.
Giai đoạnh 1, thị trường giảm mạnh do ảnh hưởng của kinh té vĩ mô, kéo dài từ tháng 1 tới
tháng 6. Giai đoạn 2, thị trường phục hồi diễn ra từ tháng 6 tới đầu tháng 9. Khoảng thời
gian còn lại trong năm là giai đoạn giảm sâu của cả 2 chỉ số chứng khoán trong bối cảnh
khủng hoảng kinh tế toàn cẩu.
Giai đoạn 1: Từ tháng 1 tới tháng 6 – thị trường giảm mạnh.
Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07 điểm VNIndex đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành
một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008.
Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có tới 71 phiên VNIndex giảm điểm. Đỉnh
điểm là chuỗi 34 phiên VNIndex giảm điểm liên tiếp từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 6/2008.
Sau 103 phiên giao dịch VNIndex giảm mất 550,52 điểm, tương đương 59,77%. Bình quân
trong mỗi phiên giao dịch, toàn thị trường có 8,02 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được
chuyển nhượng, tương đương khoảng 482 tỷ đồng.
Giai đoạn 2: Tháng 6 tới đầu tháng 9 – phục hồi trong ngắn hạn
Đây là giai đoạn thị trường hoạt động sôi nổi nhất trong năm. Với sức cầu mạnh, kéo
theo khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao. VNIndex tăng được
168,55 điểm, tương đương 45,52%. Khối lượng giao dịch bình quân dạt 16,9 triệu cổ phiếu
và chứng chỉ quỹ, tương đương, 599,18 tỷ đồng/phiên.
Giai đoạn 3: Từ tháng 9 đến tháng 12 – thị trường lại rơi vào xu thế giảm điểm do
tác động của khủng hoảng kinh tế.
Đây là thời kỳ VNIndex rơi trở lại xu hướng giảm điểm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập
được trong giai đoạn đầu của năm 2008. Tổng kết giai đoạn này, VNIndex mất 223,48 điểm,
tương đương 41,45%. Khối lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu cổ phiếu và chứng chỉ
quỹ, tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên.
21

3.2.2 Năm 2009:
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh tới Việt
Nam, khiến nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy giảm với đáy của đợt suy giảm là quý 1/2009.
Và trong năm này thị trường cũng chứng kiến sự đi lên mạnh mẽ của thị trường với mức
tăng trưởng 170% từ đáy 235 điểm lên mức đỉnh của năm là 633 điểm. VNIndex đóng cửa
năm 2009 ở mức 494 điểm, so với đáy 235 điểm VNIndex đã tăng trưởng 110,21% kể từ
đáy. Như vậy có thể nói rằng thị trường chứng khoán đã tạo đáy đi lên trong năm 2009.
Biểu đồ khối lượng giao dịch và VNIndex năm 2009
(nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh)
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2009 có thể chia làm 6 giai đoạn cơ bản
như sau:
Giai đoạn 1 (01/01 – 24/02): giảm từ 313 điểm xuống 235 điểm.
22
Đây là giai đoạn chịu ảnh hưởng còn lại của bất ổn kinh tế trong nước trong năm 2008 và
suy giảm kinh tế do khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 đầu năm 2009. Giai
đoạn này tâm lý nhà đầu tư rất bi quan và thị trường liên tục đi xuống.
Giai đoạn 2 (24/02 – 12/06): Tăng từ 235 lên 525 điểm.
Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh và cũng trùng với thời điểm suy giảm kinh tế đã kết
thúc vào đáy của quý 1. VNIndex đã tăng 123,4 % từ 235 lên 525 điểm.
Giai đoạn 3 (12/06 – 21/07): Giảm từ 525 xuống 412 điểm
Thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh sau một giai đoạn dài tăng nóng. VNIndex đã
mất đi 21,5% giá trị. Sự điều chỉnh này góp phần làm thị trường mạnh hơn qua việc thị
trường phân phối và tích lũy.
Giai đoạn 4 (21/07 – 23/10): Tăng từ 412 lên 633 điểm.
Sau khi giảm đi 21,5% giá trị VNIndex đã bước vào một chu kỳ tăng điểm mạnh từ 412
lên 633 điểm. Đây là giai đoạn đòn bẩy tài chính được sử dụng một cách tối đa cùng với đó
là việc cho các nhà đầu tư bán chứng khoán trước ngày T+4 hoặc bán khống. Các công ty
chứng khoán lớn đều hỗ trợ cho vay đối với nhà đầu tư lớn có nơi mức hỗ trợ lên tới 300%
so với giá trị ký quỹ.
Giai đoạn 5 (23/10 – 17/12): Giảm từ 633 xuống 427 điểm.

Sau khi đạt đỉnh 633 điểm ngày 23/10, VNIndex đã đảo chiều và để mất 48,24% giá trị.
Sự giảm điểm càng được cộng hưởng mạnh mẽ hơn do mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính
rất lớn của các nhà đầu tư lớn có sức ảnh hưởng trên thị trường.
Giai đoạn này chứng kiến sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối và tăng trưởng tín dụng
đã vượt mức kiểm soát của NHNN. Trước bối cảnh đó, NHNN buộc phải điều chỉnh chính
sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng bằng quyết định nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên
8% để kiềm chế lạm phát và tháo gỡ khó khăn thanh khoản cho các ngân hàng.
Giai đoạn 6 (17/12 -31/12): Tăng 427 lên 494 điểm.
Sau khi chạm đáy 427 điểm VNIndex đã phục hồi mạnh. Tuy vậy, VNIndex cũng phải
thử thách vùng đáy 2 lần rồi mới chính thức đi lên từ 430 điểm. Đóng góp cho sự hồi phục
23
của TTCK phải kể đến số liệu của kinh tế vĩ mô khi Tổng cục thống kê chính thức công bố
GDP cả năm của cả nước ở mức 6,32%, cao hơn so với kê hoạch là 5%. Giai đoạn này cũng
đánh dấu một sự kiện quan trọng – sàn vàng bị cấm hoạt động. Sàn vàng chiếm nguồn lực
đầu tư rất lớn (theo ước tính giá trị giao dịch trên các sàn vàng cả nước một ngày khoảng
7.000 – 9.000 tỷ đồng và lớn hơn cả TTCK. Luồng vốn này đã và đang dần chuyển sang
TTCK với tư cách là một kênh đầu tư thay thế.
3.2.3 Năm 2010
Thị trường chứng khoán trong năm 2010 là không có biến động nhiều, chỉ số VNIndex
hầu như chỉ biến động trong khoảng 485+/- 65 điểm. Kết thúc năm tại mức 484,66 điểm,
VNIndex đã giảm 10,11 điểm, tương đương 2% so với mức 494,77 điểm tại ngày
31/12/2009.
Biểu đồ khối lượng giao dịch và VNIndex năm 2010
(nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh)
Biến động của thị trường chứng khoán có thể chia thành 3 giai đoạn như sau:
24
Giai đoạn 1 (từ tháng 01 đến tháng 04): thị trường giao động trong vùng 470-550 điểm.
Các chính sách nhằm giữ ổn định vĩ mô mà trọng tâm là kiềm chế lạm phát trong năm
2010 được thực thi từ cuối năm 2009 khiến thị trường điều chỉnh cho tới tháng 12/2009 và
tiếp tục tác động tới thị trương trong những tháng đầu năm 2010. Hiện tượng căng thẳng

thanh khoản của hệ thống NHTM, căng thẳng tỷ giá trên thị trường tiền tệ khiến doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh trong những tháng đầu
năm. Sự khó khăn của doanh nghiệp được phản ánh trong biến động giá chứng khoán không
có hiện tượng bứt phá. Chỉ tới khi NHNN thực hiện một loạt chính sách nhằm định hướng
dòng tiền cho sản xuất như quy định đóng cửa sản vàng, hạ lãi suất huy động USD, cho
phép NHTM vay trung, dài hạn với lãi suất thỏa thuận và sau đó là cho phép cho vay ngắn
hạn với lãi suất thỏa thuận thì thị trường mới có sự hồi phục. Thị trường đã hồi phục nhẹ từ
500 điểm lên mức 550 điểm vào cuối tháng 4/2010. Tuy nhiên, khó khăn của nền kinh tế đã
khiến phần lớn doanh nghiệp hàng đầu không có sự bứt phá nằm ngoài kỳ vọng của nhà đầu
tư.
Giai đoạn 2 (giảm điểm mạnh của VNIndex từ 551 xuống 419 điểm, từ 6/5 tới 22/11):
Những tin xấu liên tục xuất hiện khiến thị trường giảm tới 23,9% trong gần 7 tháng. Khởi
đầu cho quá trình sụt giảm của VNIndex đó là việc bùng phát cuộc khủng hoảng nợ công
Châu Âu. Trong khi đó, nhà đầu tư đã lạm dụng quá mức đòn bẩy tài chính khi chạy theo
các mã cổ phiếu nhỏ dẫn đến việc các công ty chứng khoán buộc phải bán chứng khoán khi
thị trường giảm điểm. Tác động này khiến mức giảm của thị trường càng trở nên nghiêm
trọng hơn.
Giai đoạn 3 (hồi phục mạnh cuối năm 2010): tính đến ngày 18/11, tại thời điểm thị
trường tạo đáy 420 có tới 63% cổ phiếu có giá dưới mức 20.000 VNĐ/CP, trong đó có tới
xấp xỉ hơn 100 cổ phiếu giảm xuống dưới mệnh giá, phần lớn cổ phiếu đã thoái lui về mức
giá hấp dẫn cho mục tiêu đầu tư trung, dài hạn. Cùng với đó, sự trở lại của dòng tiền đầu cơ
ngắn hạn đi cùng với hiện tượng mua lại của những người bán khống đã tạo nên sự bứt phá
25
mạnh mẽ của thị trường chứng khoán những tháng cuối năm. Kết thúc phiên giao dịch ngày
31/12/2010, VNIndex đã giảm 10,11 điểm so với cùng kỳ năm trước.
3.2.4 Năm 2011
Trong cả năm 2011 xu thế giảm điểm chiếm ưu thế mạnh, chỉ cố khoảng từ giữa tháng 5
đến đầu tháng 6 và giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 là thị trường tăng điểm, nhưng sự tăng này
là không đáng kể so với xu hướng giảm điểm của thị trường.
Năm 2011 là năm giảm điểm mạnh của hầu hết các cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu vốn

hóa nhỏ và trung bình. Bình quân mức giảm điểm là 40%-50% về giá ở thời điểm cuối năm
so với thời điểm đầu năm.
Biểu đồ khối lượng giao dịch và VNIndex năm 2011
(nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh)
Chỉ số VNIndex đã giảm từ mức 485,97 xuống 351,55 điểm, giảm 134,42 điểm tương
đương 27,66%. Trong năm 2011 chỉ số VNIndex bị chi phối mạnh bởi một nhóm các cổ
phiếu vốn hóa lớn điển hình là BVH và MSN, vận động của VNIndex không phản ánh

×